Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Một số kiến thức sơ lược về nhạc cụ và thuật ngữ trong classical

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.91 KB, 6 trang )

Một số kiến thức sơ lược về nhạc cụ và thuật ngữ trong classical
Đã lâu mình chưa nghe lại mấy tuyệt phẩm trong cái kho classical be bé
của mình.Hum qua tự dưng có hứng thưởng thức nên hum nay post bài
này...
Vài lời nói đầu:
Classical đã không còn là một thể loại âm nhạc xa lạ với mỗi người trong
chúng ta.Không ít lần chúng ta đã được nghe những giai điệu quen thuộc
của thể loại classical như Fur Elise(beethoven) đầy chất trữ tình như một
câu chuyện về tình yêu roài tới Ave Maria(Schubert) mang lại một cảm xúc
nhẹ nhàng,da diết nhưng đượm chất buồn,Carmen(Bizet) vui tươi,đầy hy
vọng,Nocturne(Chopin) êm dịu,một bản nhạc đem lại một khoảng không
của hạnh phúc,Danube waves(Tchaikovsky) ta lắng nghe tiếng sóng đều
đều lúc nhanh lúc chậm,lúc thì mạnh mẽ,lúc thì thật nhẹ nhàng....như
chính những con sóng trong lòng mỗi con người chúng ta,The Swan
Lake(Tchaikovsky)một bản nhạc thể hiện nỗi buồn...được làm nhạc nền
trong vở kịch "Cái chết của con thiên nga",Mente(Bach)một bản nhạc tràn
đầy sự tươi vui,niềm hạnh phúc và hy vọng vào cuộc sống,......giới trẻ có
chơi trò nhảy jump chắc quá quen với bài Beethoven virus,một bản nhạc
sôi động được một DJ(quên tên ông này rùi) mix lại từ bản sonata
No8(Beethoven),và cả bản Turkish March(Mozart),....còn nhiều bản hay
mà hồi baby đến giờ chúng ta hay nghe lắm,....kể ra hết chắc chít quớ
Thế đấy, thế loại classical dù ít dù nhiều các bạn đã từ nghe qua,....có lẽ
nhiều bạn trẻ hiện nay không thích nghe thể loại classical này lắm,...chỉ
nghe được vài bản "phổ thông" mà mình kể trên thôi.Nhưng dù sao đây
cũng là một thể loại nhạc rất hay và.....rất khó sưu tập đầy đủ tất cả các
sáng tác của tất cả các nghệ sĩ classical....và cả các album của các nghệ
sĩ về sau này chơi lại những tuyệt phẩm đó.Mình mới biết gần 30 nghệ sĩ
sáng tác Classical thôi,..còn các nghệ sĩ chơi lại mấy bản classic thì nhiều
quá không biết hết. nếu là người đam mê thể lạoi này thì....bạn phải chịu
khó "săn tìm" và "làm lụng cực khổ" mới đủ sức kiếm được một bộ sưu
classical tương đối gọi là "đầy".


Vào mục chính:
NHẠC CỤ
Các loại nhạc cụ trong dàn nhạc cổ điển được chia thành 4 nhóm chính: bộ
dây, bộ gỗ, bộ đồng và bộ gõ.
Sự phân loại này chỉ có tính quy ước tương đối. Với đàn piano, ta có thể
xếp nó vào bộ dây vì chính dây đàn tạo ra âm thanh, nhưng ta cũng có thể
xếp nó vào bộ gõ bởi vì ta phải gõ vào các phím đàn, đến nay người ta vẫn
còn chưa thống nhất về chuyện này và các loại nhạc cụ có bàn phím được
xếp vào một nhóm riêng, nhóm keyboard.
Nếu chọn tiêu chí phân chia khác, ta sẽ có các phân nhóm khác. Ví dụ, ta
có thể chia các nhạc cụ thành 3 nhóm theo cách thức tạo ra âm thanh: làm
dao động một sợi dây (guitar, violin), làm dao động cột khí trong 1 cái ống
rỗng (các loại kèn, sáo), làm dao động một vật thể cứng (đàn đá, trống).
Tuy nhiên, để đơn giản, ta sẽ sử dụng cách phân chia cổ điển quen thuộc:
bộ dây, bộ gỗ, bộ đồng và bộ gõ.
Bộ dây (Strings) gồm có: violin, viola, cello, double-bass. Đó là 4 nhạc cụ
dây chủ yếu của dàn nhạc cổ điển. Ngoài ra còn những nhạc cụ dây khác
như harp, guitar…
Bộ gỗ (Woodwinds) gồm có: flute, oboe, clarinet và bassoon. (Ngày nay
nhiều nhạc cụ trong bộ gỗ cũng được làm bằng kim loại nhưng vẫn thuộc
về phân nhóm cũ.)
Bộ đồng (Brass) gồm có: French horn (kèn săn), trumpet, trombone và
tuba.
Bộ gõ (Percussions) gồm tất cả những gì có thể gõ vào để tạo ra âm
thanh.
Keyboard: xếp vào nhóm này là các nhạc cụ được chơi bằng cách gõ/nhấn
vào bàn phím–clavichord, harpsichord, piano, organ.
Các thuật ngữ:
SONATA
Thuật ngữ sonata xuất hiện vào cuối thế kỷ 16 để chỉ các tác phẩm khí

nhạc – nhằm phân biệt với thanh nhạc: nếu một bản nhạc được trình diễn
bằng nhạc cụ, nó là sonata; nếu nó được hát lên, nó là cantata. Tuy nhiên
khi dàn nhạc ngày càng lớn hơn và các thể loại âm nhạc ngày càng nhiều
hơn thì cách phân biệt đơn giản trên không còn thích hợp nữa.
Ngày nay, sonata có nghĩa là một tác phẩm khí nhạc - có thể có một hoặc
nhiều chương - viết cho 1 hay 2 (đôi khi 3) nhạc khí. (Ngoại lệ: các bản
strings sonata của Rossini hay Mendelssohn, viết cho dàn đàn dây).
Thời kỳ Baroque, sonata thường có 4 chương. Sonata thời kỳ Cổ điển
thường có 3 chương. Tới thời kỳ Lãng mạn, khi các nhà soạn nhạc trở nên
cá nhân chủ nghĩa hơn, thì kết cấu một bản sonata cũng tự do hơn (điển
hình là bản “Sonata in B minor của Liszt”, chỉ có 1 chương dài 30 phút).
Lưu ý: Sonata form (thể sonata): cần phải phân biệt bản sonata với thể
sonata.
- Bản sonata là một nhạc phẩm trọn vẹn, gồm 1 hoặc nhiều chương.
- Thể sonata là quy tắc cấu trúc âm nhạc trong chương đầu tiên của bản
sonata hay symphony, gồm 3 phần: exposition, development và
recapitulation (tạm dịch: giới thiệu chủ đề – phát triển mở rộng xoay quanh
các chủ đề – tóm tắt, kết luận)
SYMPHONY
Thời Baroque, bất kỳ nhạc phẩm nào soạn cho dàn nhạc đều được gọi là
symphony. Bắt đầu từ thời kỳ Cổ điển (giữa thế kỷ XVIII) symphony là một
tác phẩm qui mô soạn cho dàn nhạc lớn, nhằm khai thác sự phong phú về
âm sắc và cường dộ âm thanh của dàn nhạc cổ điển. Một bản symphony
thường dài khoảng 20-45 phút, chia làm 4 chương.
Về sau, symphony được dùng cho mọi tác phẩm soạn cho dàn nhạc lớn
với cấu trúc tự do hơn, không nhất thiết phải gồm 4 chương.
CONCERTO (concerti)
Concerto là tác phẩm viết cho một hay một nhóm nhạc cụ diễn tấu với dàn
nhạc, kết hợp nghệ thuật biểu cảm và trình độ kỹ thuật điêu luyện của
nghệ sĩ solo với sự phong phú về âm sắc và cường độ âm thanh của dàn

nhạc. Giống như symphony, bản concerto dài khoảng 20 – 45 phút, có từ
1-5 chương nhưng phổ biến nhất là có 3 chương: chương đầu thường là
dài nhất và kịch tính nhất, chương giữa chậm nhất và tình cảm nhất,
chương cuối ngắn nhất và vui tươi nhất.
Concerto grosso: hình thức concerto thời kỳ Baroque, trong đó thành phần
solo gồm một nhóm nhạc cụ hợp tấu chứ không phải một người.
Solo concerto: chỉ có một nhạc khí giữ vai trò độc tấu (solo), được ghi rõ
trong tên nhạc phẩm. VD: Piano concerto, Concerto for Violin,...
Double concerto: có 2 nhạc khí thay phiên nhau độc tấu hoặc cùng song
tấu đối đáp với dàn nhạc. VD: Double concerto của Brahms cho violin và
cello.
Triple concerto: cũng như double concerto nhưng có 3 nhạc khí cùng chia
xẻ vị trí solo. Ví dụ: Triple concerto của Beethoven viết cho violin, cello và
piano.
SERENADE
Serenade có nguồn gốc từ tiếng Italia “sera” (buổi tối) và “serenata” (dạ
khúc). Ban đầu dùng để chỉ những bản tình ca mà các chàng trai trẻ
thường đứng hát, lúc chiều tà, dưới cửa sổ nhà cô gái mà mình theo đuổi.
Về sau, thuật ngữ này được dùng để chỉ các bản nhạc viết cho dàn nhạc
nhỏ, có tính chất giải trí và đặc biệt là để biểu diễn ngoài trời.
POLYPHONIC & HOMOPHONIC
Nghe bất kỳ đoạn nhạc nào, chúng ta cũng có thể gặp một trong các
trường hợp sau: chỉ có một giai điệu, không có phụ họa; có nhiều giai điệu
cùng lúc; có một giai điệu cùng hòa âm. Để mô tả các trường hợp đó
người ta dùng khái niệm cấu trúc âm nhạc, nó biểu thị bao nhiêu lớp âm
thanh bạn có thể nghe thấy cùng một lúc, bất kể đó là giai điệu hay hòa
âm, và các lớp đó quan hệ với nhau như thế nào. Cấu trúc âm nhạc có 3
loại tương ứng với 3 trường hợp nêu trên.
Monophonic (đơn điệu): là cấu trúc chỉ có một giai điệu được thể hiện, có
thể độc tấu hay hợp tấu.

Polyphonic (phức điệu): là cấu trúc trong đó 2 hay nhiều giai điệu độc lập
được trình tấu đồng thời, cạnh tranh nhau trong việc thu hút sự chú ý của
người nghe. Để có thể thưởng thức trọn vẹn một tác phẩm có cấu trúc
phức điệu, bạn có thể phải nghe nhiều lần, mỗi lần theo dõi một giai điệu.
Homophonic (chủ điệu): là cấu trúc trong đó có một giai điệu chính với
phần hòa âm tô điểm cho chủ đề chính. Phần hòa âm này có thể biến đổi
rất đa dạng, từ nhạc nền êm dịu đến những cơn sóng âm che lấp cả chủ
đề chính. Khi phần hòa âm trỗi dậy tranh giành sự chú ý với chủ đề chính,
cấu trúc âm nhạc trở thành vừa có tính chủ điệu vừa có tính phức điệu.
Các con số đi kèm trong tên của bản nhạc:
Có bao giờ bạn thắc mắc về ý nghĩa những ký tự chữ và số thường gặp ở
cuối tên của nhiều tác phẩm nhạc cổ điển? Ví dụ như bản Symphony số 40
K550 của Mozart, hay bản Concerto Brandenburg số 1 BWV 1046 của
Bach, hay bản Symphony số 6 Op.74 của Tchaikovsky? Nhìn có vẻ khó
hiểu nhưng thực ra ý nghĩa của chúng rất đơn giản.
Mọi tác phẩm của các nhạc sỹ đều được lập chỉ mục và đánh số để biểu
thị một cách tương đối thứ tự ra đời của chúng. Trong hầu hết trường hợp
bạn sẽ gặp số chỉ mục Opus – viết tắt là Op. Opus là một từ la-tinh cổ có
nghĩa là tác phẩm. Như vậy, bản Symphony số 6, Op.74 của Tchaikovsky
là tác phẩm thứ 74 mà ông hoàn thành. Hệ thống số chỉ mục Opus được
sử dụng cho các nhạc sỹ và tác phẩm từ thế kỷ 19 trở đi. Trước đó, không
có một quy tắc nhất định nào.
Ngày nay, hàng trăm tác phẩm của J.S.Bach được tham chiếu theo một
danh mục lập năm 1950 bởi Wolfgang Schmieder. Bản danh mục này có
cái tên đọc trẹo cả lưỡi là: Thematisch Systemmatisches Verzeichnis der
musikalischen Werke von Johann Sebastian Bach, may mắn sao nó được
viết tắt thành Bach-Werke-Verzeichnis, đó chính là số chỉ mục BWV.
Trong những trường hợp khác, chữ viết tắt là tên của người đã tổng hợp,
hệ thống hóa danh mục tác phẩm của một nhạc sỹ. Vài thập kỷ sau khi
Mozart qua đời năm 1791, Ludwig Koechel đã bỏ nhiều thời gian và công

sức để hệ thống hóa những tác phẩm của Mozart, do đó số chỉ mục K sau

×