Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

BÀI GIẢNG TRUYỀN THỐNG CHUYÊN đề TRUYỀN THỐNG vẻ VANG của ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.1 KB, 19 trang )

Chuyên đề
NHỮNG TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA ĐẢNG CSVN
I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO THẮNG LỢI SỰ NGHIỆP
CÁCH MẠNG CỦA DÂN TỘC
Cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng đã xác định: Mục tiêu đấu
tranh là giành độc lập cho dân tộc, ruộng đất cho dân cày, tự do dân chủ cho
nhân dân và phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Mục tiêu đó đã kết hợp chặt chẽ lợi ích dân tộc, lợi ích giai cấp và lợi
ích các tầng lớp nhân dân do đó hợp lòng dân, được toàn dân ủng hộ.
Ngay từ những ngày đầu và suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng
đã động viên sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, của tinh thần đoàn kết toàn
dân tộc, của sức người sức của trong các tầng lớp nhân dân và ý chí, nghị
lực, sức mạnh tinh thần văn hóa của toàn dân tộc.
Tất cả những yếu tố của giá trị truyền thống đó được khơi dậy, phát
huy mạnh mẽ tạo thành sức mạnh tổng hợp của cách mạng và có ý nghĩa
quyết định thắng lợi.
Yếu tố yêu nước và đoàn kết là nền tảng và nguồn gốc của sức mạnh
trong đấu tranh cách mạng.
Sự ra đời của Đảng cũng là kết quả của sự kết hợp chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc với phong trào công nhân
và phong trào yêu nước Việt Nam. Đảng nhanh chóng được thống nhất từ
các tổ chức cộng sản và trở thành đội tiền phong, đại biểu lợi ích của giai
cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc.
Truyền thống yêu nước và đoàn kết của dân tộc được Đảng khơi dậy
mạnh mẽ bằng cắc chủ trương, chính sách đúng đắn và các hình thức tổ chức


Mặt trận dân tộc thống nhất thích hợp đã quyết định thắng lợi của Cách
mạng Tháng Tám năm 1945. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “năm 1945
Đảng vẻn vẹn chỉ có độ 5.000 đảng viên (một số còn bị giam trong các nhà
tù đế quốc). Thế mà Đảng đã đoàn kết và lãnh đạo được nhân dân cả nước,
đưa cuộc tổng khởi nghĩa đến thành công. Đó là thắng lợi to lớn của nhân


dân Việt Nam, mà cũng là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác-Lênin ở một
nước thuộc địa”.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Đảng chủ trương
kiên quyết kháng chiến, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa ra sức lãnh đạo
đánh giặc, vừa ra sức bồi dưỡng lực lượng nhân dân. “Nhân dân ta đã kết
thành một khối rắn như đá, vững như đồng, quân chủ lực, quân địa phương
và dân quân ta đã trở thành những bộ đội anh hùng, quyết chiến quyết
thắng”. “Nhờ đoàn kết chặt chẽ và anh dũng hy sinh của toàn quân và toàn
dân ta, chúng ta đã đại thắng ở Điện Biên Phủ vào mùa hè năm 1954. Lực
lượng thực dân Pháp bị tan vỡ. Chúng phải nhận đình chiến. Hiệp định
Giơnevơ được ký kết, hòa bình ở Đông Dương được lập lại trên nền tảng
công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các dân tộc Đông
Dương”.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) thắng lợi đã giành
độc lập, thống nhất hoàn toàn cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho đồng bào
và mở ra thời kỳ mới cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đó là thắng lợi của truyền thống yêu nước, của sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân Việt Nam,
vừa đánh giặc vừa lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân cả hai miền Nam,
Bắc, thắng lợi của văn hóa và trí tuệ Việt Nam, của văn minh chống lại bạo
tàn. “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự
nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân


tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời
của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử
thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan
trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. “Thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước là thành quả tổng hợp của một loạt nhân tố tạo
nên sức mạnh vô địch của cách mạng Việt Nam.

Nguồn gốc của mọi nhân tố ấy chính là sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng
ta, đội tiền phong dày dạn của giai cấp công nhân Việt Nam, người đại biểu
trung thành và đầy đủ những lợi ích sống còn, những nguyện vọng sâu xa và
chính đáng của nhân dân Việt Nam, của cả dân tộc Việt Nam, người kết hợp
nhuần nhuyễn và thành công khoa học cách mạng của giai cấp công nhân là
chủ nghĩa Mác-Lênin với nghị lực chiến đấu phi thường, và sức sáng tạo vô
tận của nhân dân ta, với những tinh hoa trong truyền thống bốn nghìn năm
của dân tộc Việt Nam ta”.
Phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng và
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy truyền thống lao động cần cù,
sáng tạo và giá trị văn hóa Việt Nam, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân cả nước
vượt qua khó khăn thách thức đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, giành thắng lợi trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới
Tây-Nam và biên giới phía Bắc.
Với tư duy và trí tuệ Việt Nam, với lao động sản xuất và làm việc sáng
tạo, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam đã thực hiện thành công
sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước. Đã giành được những thành tựu to lớn
về xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
đưa đất nước ra khỏi tình trạng một nước nghèo và kém phát triển. Đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và


hội nhập quốc tế. Nêu cao tinh thần yêu nước và sức mạnh đại đoàn kết toàn
dân tộc, xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính trị, tạo sự nhất trí về chính trị
tinh thần và sự đồng thuận xã hội. Phát triển mạnh mẽ các chính sách xã hội
hướng tới vì cuộc sống tốt đẹp của nhân dân, của con người. Xây dựng và
phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sức dân tộc, xây dựng chuẩn
mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Mở rộng đối ngoại và tăng
cường đoàn kết quốc tế, nâng cao vị thế Việt Nam trên thế giới.

Kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, trước hết và căn bản là
ở con người. Từ thực tiễn cách mạng và công cuộc đổi mới, kế thừa truyền
thống và tinh hoa văn hóa dân tộc, Đảng đã nêu lên nhiệm vụ xây dựng con
người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới với những đức tính nổi bật.
“- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn,
lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung.
- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực,
nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý
thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo,
năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.
- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình
độ thẩm mỹ và thể lực”.
Sự phát triển truyền thống của dân tộc đạt tới đỉnh cao trong sự nghiệp
cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. “Từ năm 1930 đến nay,
Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện,
đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian


khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và giành được những thắng lợi
vĩ đại:
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị
của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa
dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; thắng lợi của các cuộc kháng
chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
năm 1954, đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất
đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế; thắng lợi của công

cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế,
tiếp tục đưa đất nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nhận thức
và tư duy mới đúng đắn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam”.
II. NHỮNG TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA ĐẢNG
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng đã hình thành phát lên
những truyền thống quí báu
1. Chủ nghĩa yêu nước cao cả là bản chất truyền thống của Đảng Cộng
sản Việt Nam.
- Sự nghiệp cách mạng của Đảng bắt đầu từ tư tưởng yêu nước, giải
phóng dân tộc.
+ Cán bộ, đảng viên, những chiến sĩ cộng sản bắt đầu từ những người
yêu nước. Sự kết hợp nhuần nhuyễn tư tưởng yêu nước cao cả, sâu sắc với
tư tưởng, lý tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh làm nên bản chất cách mạng và khoa học của Đảng Cộng sản Việt
Nam.
+ Đảng Cộng sản Việt Nam, những người cộng sản luôn luôn nêu cao
tinh thần yêu nước vì sự nghiệp giải phóng dân tộc nên đã tập hợp, đoàn kết
được lực lượng của toàn dân tộc làm nên những thắng lợi vĩ đại, có ý nghĩa
lịch sử.


+ Đảng Cộng sản Việt Nam trong Cương lĩnh, đường lối, chính sách và
hành động đều chú trọng giáo dục sâu sắc tinh thần yêu nước đối với mọi
cán bộ, đảng viên và do đó sức thu phục, lan tỏa trong lực lượng của toàn
dân. Yêu nước đối với mỗi cán bộ, đảng viên là sự thống nhất trong lý tưởng
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. yêu nước gắn liền với yêu chủ nghĩa xã
hội, yêu nước gắn liền với thương dân, vì dân.
+Từ tinh thần yêu nước và lý tưởng cách mạng cao cả và trong đấu
tranh cách mạng lâu dài đã hình thành và phát triển truyền thống đấu tranh
cách mạng kiên cường, bất khuất của Đảng, của các thế hệ những người

cộng sản.
- Thực tiễn lịch sử cho thấy
+ Trong cuộc đấu tranh giành chính quyền và kháng chiến chống Pháp
Đối mặt với sự tàn bạo của kẻ thù thực dân, đế quốc là khí phách anh
hùng, bất khuất, sự hy sinh lớn lao của cán bộ, đảng viên. Địch đã dìm trong
máu lửa các phong trào đấu tranh cách mạng do Đảng lãnh đạo như Xô viết
Nghệ - Tĩnh (1930-1931), Khởi nghĩa Nam Kỳ (1940) hay chiến dịch tố
cộng, diệt cộng ở miền Nam (1954-1960). Chỉ tính riêng 15 năm đấu tranh
giành độc lập (1930-1945) đã có 14 đồng chí Trung ương, trong đó có 4
đồng chí Tổng Bí thư của Đảng hy sinh. Năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã nhắc lại sự hy sinh lớn lao đó: “Trong 31 đồng chí hiện nay là Ủy viên
Trung ương ta, trước ngày khởi nghĩa đã được đế quốc Pháp tặng cho 222
năm tù đày”.
“Trong 15 năm đấu tranh trước Cách mạng tháng Tám và trong tám,
chín năm kháng chiến, biết bao đảng viên ưu tú và quần chúng cách mạng đã
vì dân, vì Đảng mà hy sinh một cách cực kỳ oanh liệt. Chỉ riêng cấp Trung
ương của Đảng đã có 14 đồng chí bị đế quốc Pháp bắn, chém, hoặc đập chết
trong nhà tù. Máu đào của các liệt sĩ ấy đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ


chói. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa
độc lập, kết quả tự do.
Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sĩ đã vượt qua tất cả mọi
khó khăn, gian khổ, hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sĩ đã
chuyển lại cho chúng ta”. Đó là các đồng chí: Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà
Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Ngô Gia Tự, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn
Tần, Phan Đăng Lưu, Hoàng Văn Thụ và nhiều đồng chí khác.
+ Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Những đảng viên cộng sản cùng với đồng bào, chiến sĩ cả nước anh
dũng chiến đấu, hy sinh trong đấu tranh trực diện với kẻ thù, trên đường Hồ

Chí Minh huyền thoại và những đoàn tàu không số trên biển, chiến đấu hy
sinh thầm lặng khi hoạt động trong lòng địch, hy sinh anh dũng trong lao tù
của đế quốc, nhất là ở Côn Đảo, Phú Quốc, hy sinh to lớn khi làm nghĩa vụ
quốc tế.
Đảng lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh cách mạng và chính sự nghiệp đấu
tranh đó đã tôi luyện ý chí, bản lĩnh và truyền thống kiên cường, bất khuất,
trí tuệ và sức sáng tạo của Đảng.
2. Tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo.
- Độc lập, tự chủ trong việc đề ra Cương lĩnh, đường lối phù hợp với
hoàn cảnh Việt Nam dựa trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin.
+ Đó là đường lối đấu tranh giành chính quyền, giành độc lập dân tộc,
đường lối kháng chiến và hoàn chỉnh trong đường lối cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân.
Đường lối đó đã giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, kết hợp đúng
đắn đấu tranh giai cấp với đấu tranh dân tộc, lợi ích giai cấp và lợi ích dân


tộc, giải quyết triệt để các mâu thuẫn đưa cách mạng phát triển theo quy luật
riêng. Độc lập, tự chủ, sáng tạo trong phương pháp cách mạng, kết hợp
nhuần nhuyễn hình thức và phương pháp khác nhau, giành thắng lợi từng
bước tiến tới thắng lợi hoàn toàn. Kết hợp đúng đắn giữa chiến lược và sách
lược cách mạng. Phát huy ý chí tự lực, tự cường và sức mạnh của toàn dân
tộc, của toàn Đảng, toàn dân, dựa vào sức mình là chính đồng thời tranh thủ
thời cơ và sự ủng hộ quốc tế.
+ Độc lập, tự chủ, sáng tạo trong việc lựa chọn con đường cách mạng,
mục tiêu chiến lược của cách mạng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội. Kiên định mục tiêu chiến lược ấy. Trong cách mạng xã hội chủ
nghĩa, chủ động xác định nội dung, hình thức, bước đi, từng bước phát hiện
và khắc phục những biển hiện giáo điều, chủ quan, duy ý chí.
+ Công cuộc đổi mới là bước đột phá trong nhận thức và tư duy lý luận

về chủ nghĩa xã hội, quyết tâm đổi mới, kiên định và không ngừng hoàn
thiện đường lối đổi mới và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội. Đổi mới toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước; xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa; đổi mới và không ngừng hoàn thiện hệ thống chính trị,
nâng cao vai trò Đảng cầm quyền và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa; bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội;
xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng chuẩn
mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; kết hợp chặt chẽ xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc; nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, phát huy nọi lực với
tranh thủ ngoại lực, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Đó là những sáng tạo và mang lại hiệu quả thiết thực trong đường lối
đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam.


- Độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng là kế thừa truyền thống tự lực, tự
cường của dân tộc đồng thời thể hiện bản lĩnh chính trị của Đảng
Đảng phải không ngừng nâng cao tầm cao trí tuệ, văn hóa, thể hiện tư
duy chiến lược, trình độ lý luận và năng lực tổ chức thực tiễn và khả năng dự
báo của Đảng.
Không có những điều căn bản đó Đảng không thể thực hiện tốt vai trò
lãnh đạo và cầm quyền.
3. Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân
ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định điều đó trong Di chúc. Người
căn dặn: Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự
đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.
Từ khi ra đời đến nay Đảng luôn luôn là một khối đoàn kết thống nhất.
Đoàn kết nhất trí trong Đảng là hạt nhân để đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân
tộc và đoàn kết quốc tế. Đoàn kết, nhất trí trong Đảng trước hết phải dựa

trên hệ tư tưởng cách mạng và khoa học là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh. Dựa trên Cương lĩnh, đường lối cách mạng của Đảng với
những quan điểm, chủ trương, chính sách cụ thể ở từng thời kỳ cách mạng,
hướng theo mục tiêu chiến lược là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đoàn
kết dựa trên thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng và thực hiện tự phê bình
và phê bình nghiêm túc. Đoàn kết pahir dựa trên tình thương yêu đồng chí.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng
một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ
ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân
ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”. “Trong Đảng
thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và


phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất
của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”.
4. Gắn bó mật thiết với nhân dân, với dân tộc là một trong những
truyền thống nổi bật trong hoạt động, lãnh đạo và đấu tranh của Đảng
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn nhận thức, sự nghiệp cách mạng là
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, chính nhân dân là người làm nên
những thắng lợi lịch sử. Gắn bó mật thiết với nhân dân, với dân tộc là một
trong những truyền thống nổi bật trong hoạt động, lãnh đạo và đấu tranh của
Đảng. Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, mục tiêu cao cả là giải
phóng con người, giải phóng nhân dân khỏi áp bức giai cấp, áp bức dân tộc.
Sự nghiệp ấy do chính nhân dân thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chủ
tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh sự nghiệp cách mạng phải bắt đầu từ dân, có
dân sẽ có tất cả. Đảng cũng tổng kết một bài học lớn: toàn bộ hoạt động của
Đảng phải “lấy dân làm gốc”, xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính
đáng của nhân dân. Cách mạng xã hội chủ nghĩa và công cuộc đổi mới do
chính nhân dân thực hiện và mang lại lợi ích thiết thực của nhân dân.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam

luôn luôn gắn bó mật thiết với nhân dân. Chính nhân dân là người giúp đỡ
về mọi mặt để Đảng tồn tại, phát triển và trưởng thành. Sức mạnh của Đảng,
vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng gắn liền với phong trào cách
mạng của quần chúng. Khi trở thành Đảng cầm quyền, Đảng luôn luôn
phòng ngừa nguy cơ quan liêu, xa rời quần chúng nhân dân. Nguy cơ đó sẽ
dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế
độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng.
Coi trọng công tác dân vận là bảo đảm thành công của cách mạng ở
mọi thời kỳ, mọi lĩnh vực. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, dân vận kém thì
việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công. Trong cách


mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã coi trọng công tác vận động, tổ chức
quần chúng, trong cách mạng xã hội chủ nghĩa và đổi mới càng phải chú
trọng và đổi mới công tác dân vận. Công tác dân vận nhằm tổ chức, vận
động, hướng dẫn nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước. Điều đó quyết định đến chất lượng, hiệu quả lãnh đạo
của Đảng. Hiện nay, Đảng nhấn mạnh đổi mới nội dung, phương thức công
tác dân vận với những vấn đề cụ thể, thiết thực đối với từng giai cấp, tầng
lớp nhân dân trong xã hội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn nêu cao chủ nghĩa quốc tế
của giai cấp công nhân, rèn luyện và thể hiện chủ nghĩa quốc tế vô sản
trong sáng.
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, người sáng lập Đảng là lãnh
tụ dân tộc đồng thời là chiến sĩ quốc tế. Người chăm lo rèn luyện tinh thần
quốc tế trong sáng trong Đảng. Trong lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn luôn
kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Cách mạng Việt Nam luôn
luôn thực hiện mục tiêu dân tộc đồng thời hoàn thành tốt nhất nghĩa vụ quốc
tế. Chân thành đoàn kết các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế, các nước bè bạn trên thế giới.

Trong công cuộc đổi mới, Đảng chủ trương: “Thực hiện nhất quán
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa
phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là
bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì
lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu
mạnh”.
Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn
luyện được tôi luyện trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ
và thắng lợi vẻ vang. Cần luôn luôn ghi nhận những truyền thống quý báu


của Đảng: truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng kiên
cường, bất khuất của Đảng và các thế hệ cán bộ, đảng viên; truyền thống độc
lập, tự chủ, sáng tạo; truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng; truyền
thống găn bó mật thiết với nhân dân và dân tộc và truyền thống của chủ
nghĩa quốc tế cao cả và trong sáng.
Những truyền thống vẻ vang của Đảng là sự kế thừa, phát triển truyền
thống và những tinh hoa của văn hóa và khí phách của dân tộc, tiếp thu tinh
hoa văn hóa của nhân loại, những tư tưởng, lý luận cách mạng của thời đại chủ nghĩa Mác-Lênin. Những truyền thống ấy hình thành và không ngừng
được bồi đắp, phát triển trong tiến trình cách mạng. Truyền thống của Đảng
có được là nhờ sự hy sinh, phấn đấu của mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi tổ chức
đảng trên mọi lĩnh vực và ở mọi thời kỳ từ đấu tranh giành độc lập, kháng
chiến oanh liệt đến lãnh đạo xây dựng phát triển đất nước đầy hy sinh và khó
khăn.
Khẳng định những giá trị truyền thống của dân tộc và của Đảng để thấy
rõ tính thống hất và sự phát triển của những giá trị vẻ vang đó. Sự nghiệp
của Đảng và sự nghiệp của dân tộc, của nhân dân là thống nhất. Đảng lãnh
đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và phát triển đất nước theo con
đường xã hội chủ nghĩa cũng vì sự phát triển và trường tồn của dân tộc.
Đảng sinh ra từ phong trào dân tộc và đồng hành cùng lịch sử và sự nghiệp

của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Đảng ta là con nòi”
xuất thân từ giai cấp lao động từ dân tộc. “Đảng ta vĩ đại, vì ngoài lợi ích
của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích nào khác”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định, Đảng ta là đạo đức, là văn minh.
Những giá trị đạo đức, văn minh đó cũng là giá trị truyền thống tiêu biểu cần
được gìn giữ và phát huy.


Những truyền thống vẻ vang của Đảng và dân tộc sẽ là tấm gương, là
động lực cho sự phát triển của Đảng, dân tộc và đất nước. Một dân tộc, đất
nước, một Đảng cách mạng giàu truyền thống không chỉ là niềm tự hào của
mọi thế hệ mà còn phản ánh giá trị văn hóa, văn minh và bản chất, bản lĩnh
của dân tộc, Đảng cách mạng đó. Những giá trị truyền thống luôn luôn biểu
hiện cụ thể nhưng cũng thật vô hình cần được nâng niu, bảo vệ và bồi đắp.
Giá trị truyền thống có thể bị lãng quên hoặc mai một nếu các thế hệ không
tiếp nối một cách có ý thức và có trách nhiệm. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ:
“Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức
hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu
mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá
nhân”.
Đề cao các giá trị truyền thống của dân tộc, của Đảng, không chỉ để ca
ngợi, tự hào mà điều có ý nghĩa sâu sắc là học tập, phát huy những giá trị
truyền thống đó. Không nên cho rằng những truyền thống đó là cao xa, trừu
tượng mà đó là những điều bất kỳ ai cũng có thể soi vào và hành động một
cách thiết thực. Có một thực tế là sự xuống cấp về văn hóa và đạo đức của
một bộ phận nhân dân. Trong Đảng, có sự suy thoái về tư tưởng chính trị và
đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có
những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp.
Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Có sự hư
hỏng đó vì nhiều nguyên nhân, trong đó có công tác giáo dục chưa được coi

trọng, nhất là giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống dân tộc và truyền
thống cách mạng.
Trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo quan điểm
và nội dung Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XI (10-2013), không chỉ giáo dục kiến thức, tri thức mà bồi


dưỡng năng lực của con người. Cần phải giáo dục, đào tạo sâu sắc những tri
thức về lịch sử, về xã hội, nhân văn, đạo đức, những giá trị truyền thống. Từ
tuổi thơ và cấp học dưới đến cấp học cao hay đào tạo cán bộ chuyên môn,
khoa học, cùng với giáo dục, trang bị tri thức khoa học tự nhiên, công nghệ
cần giáo dục, trang bị sâu sắc tri thức về khoa học xã hội, nhân văn, về kỹ
năng sống và đạo làm người.
Nhiều năm qua, nội dung giáo dục lịch sử dân tộc, cách mạng, lịch sử
Đảng, giáo dục truyền thống của dân tộc, của Đảng chưa được coi trọng
đúng mức, nội dung còn chưa đủ tính thuyết phục. Cùng với tác động của
kinh tế thị trường và ảnh hưởng từ bên ngoài, những khuyết điểm trong giáo
dục đã làm nảy sinh và phát triển nhiều tiêu cực và tệ nạn xã hội, tác động
xấu đến truyền thống của dân tộc và của Đảng. Cần phải đổi mới, tăng
cường giáo dục truyền thống cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.
Trong điều kiện hội nhập và giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, việc giáo
dục truyền thống càng quan trọng và cần thiết. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng
nêu rõ: “Bác không phản đối việc giáo dục cho thanh niên ta những hiểu biết
về thế giới, về lịch sử các nước, về những cái hay của loài người. Nhưng ta
phải phân biệt cái gì nên làm trước, cái gì làm sau cho thiết thực và có ích.
Trước kia, thực dân Pháp còn cai trị nước ta, có những người trí thức Việt
Nam rất thông thuộc lịch sử, địa lý và các chuyện thần thoại của nước Pháp,
của Hy Lạp và La Mã. Nhưng khi hỏi đến các vị anh hùng là tổ tiên, ông cha
mình, hỏi đến địa lý nước mình thì mù tịt. Nay ta độc lập, tự do rồi, cố nhiên
ta không đào tạo nên những con người như thế”. Hồ Chí Minh cho rằng,

ngày càng có nhiều người nước ngoài tìm hiểu rất kỹ về lịch sử, đất nước và
con người Việt Nam. “Coi chừng, có nhiều người Việt Nam lại không hiểu
rõ lịch sử, đất nước, con người và những cái vốn rất quý báu của mình bằng
những người nước ngoài”. Điều cảnh báo đó của Hồ Chí Minh đến nay vẫn


là một thực tế ở Việt Nam. Không ít người Việt Nam hiện nay do kém hiểu
biết lịch sử, văn hóa, truyền thống của dân tộc, của cách mạng nên hay chê
bai, phê phán, thấy nước mình, dân mình cái gì cũng kém, cũng xấu, ca ngợi
bên ngoài. Cũng có không ít người cố tình xuyên tạc, bóp méo, phủ định lịch
sử với thái độ, ý đồ chính trị xấu. Những biểu hiện đó phải được phê phán và
khắc phục.
Cũng giống như tổng kết thực tiễn, tổng kết lý luận, công việc tổng kết
những giá trị truyền thống của dân tộc và của Đảng là trách nhiệm của Đảng,
Nhà nước, của đội ngũ cán bộ, đảng viên, các nhà khoa học, nhất là lĩnh vực
khoa học xã hội, nhân văn. Cần thiết phải có những chương trình nghiên cứu
khoa học lớn để tổng kết sâu sắc những truyền thống của dân tộc và của
Đảng. Phải có chương trình giáo dục chính thức trong hệ thống nahf trường
về những giá trị truyền thống. Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục,
giảng dạy môn lịch sử trong nhà trường và quảng bá tri thức lịch sử trong
đời sống xã hội, nhất là qua hệ thống thông tin đại chúng, qua hoạt động văn
học, nghệ thuật. Học tập kinh nghiệm của các nước trong việc giữ gìn, trân
trọng giá trị truyền thống.
Giáo dục truyền thống phải gắn liền với phát huy những giá trị truyền
thống đó trong hiện tại, trong hành động thực tế của mỗi người. Đó cũng là
quá trình tự chiêm nghiệm, tự giáo dục để tự hoàn thiện, nâng cao con người
về mọi mặt, góp phần hoàn thiện, phát triển xã hội. Cuộc sống hiện tại có
biết bao điều đặt ra bức thiết cần được xử lý, giải quyết. Điều đó rất dễ làm
cho người ta lãng quên quá khứ, không biết vận dụng những kinh nghiệm,
những bài học của quá khứ, những kho tàng quý giá của quá khứ. Vì vậy,

lịch sử luôn luôn là thầy học cho hiện tại. Đảng Cộng sản Việt Nam biết kế
thừa và phát huy kinh nghiệm, bài học và truyền thống của dân tộc nên đã
lãnh đạo thành công, đưa dân tộc đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.


Công cuộc đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm tạo dựng một
xã hội tốt đẹp, xây dựng con người của xã hội mới tốt đẹp, cuối cùng cũng vì
con người. Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là
chủ thể phát triển. Xã hội nào thì con người ấy, con ngườ quyết định đến sự
phát triển của xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam nhiều lần khẳng định sự cần
thiết phải: “Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại,
xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và
phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày
càng cao”. Các truyền thống vẻ vang của dân tộc, của Đảng đều là những giá
trị văn hóa, văn minh được hun đúc, chắt lọc từ hiện thực lịch sử nên nó có
giá trị bền vững và có sức mạnh to lớn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh, truyền thống yêu nước là một
thứ tài sản vô cùng quý giá được cất giữ trong lòng dân tộc, trong mỗi con
người, mỗi khi có giặc ngoại xâm, tài sản quý giá đó trở thành sức mạnh
thần kỳ nhấn chìm quân cướp nước. Trong chiến tranh chống xâm lược, tình
yêu đất nước trở thành hành động hy sinh chiến đấu xả thân vì nước. Trong
hòa bình xây dựng đất nước, tình yêu đất nước là lao động, sáng tạo, đem
công sức, trí tuệ xây dựng đất nước giàu mạnh, là sẵn sàng bảo vệ độc lập,
chủ quyền của dân tộc. Mỗi người biểu thị tinh thần yêu nước, sự đoàn kết,
sức sáng tạo trong lao động, công việc, những giá trị văn hóa của bản thân
mình theo các cách thức khác nhau, hình thức biểu hiện khác nhau nhưng
đều hướng tới niềm tự hào, tự tôn dân tộc, tự hào về sự nghiệp của dân tộc,
của Đảng và cách mạng, của ông cha.
Tất cả các giá trị truyền thống của dân tộc và của Đảng kết tinh và biểu

hiện ở chuẩn mực đạo đức. Đạo đức của một dân tộc, một chế độ xã hội, một
Đảng cách mạng, một giai cấp, một con người. Theo Lênin, đạo đức tốt đẹp,


đạo đức cộng sản là góp phần phá hủy xã hội cũ lạc hậu, xây dựng một xã
hội mới tốt đẹp. Một dân tộc, một xã hội, một Đảng có sự suy thoái về đạo
đức là đứng trước nguy cơ, thách thức của sự tồn vong. Điều đó có cội
nguồn từ sự lãng quên, phai nhạt các giá trị truyền thống. Đảng đã thẳng
thắn nhìn nhận tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức lối sống
của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Tình trạng đó “nếu không
được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn
vong của chế độ”. Việc ban hành và thực hiện Nghị quyết Trung ương 4
khóa XI có tầm quan trọng đặc biệt. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị và
đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là một thực
trạng nhức nhối, là ung nhọt trong Đảng, làm tổn thương đến bản chất, sức
mạnh của Đảng, tổn hại đến truyền thống vẻ vang và uy tín của Đảng.
Truyền thống và giá trị đạo đức vì nước, vì dân của Đảng đã bị một bộ
phận cán bộ, đảng viên làm hoen ố bởi những hành vi tham nhũng, lãng phí,
ăn chơi hưởng lạc, phai nhạt và xa rời lý tưởng cách mạng của Đảng. Đảng
và Nhà nước cùng với nhân dân đang đấu tranh quyết liệt chống tham nhũng
lãng phí. Những chuyển biến bước đầu trong thực hiện Nghị quyết Trung
ương 4 rất có ý nghĩa đối với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của nhân dân đối với
Đảng. Cuộc đấu tranh chống lại những cái cũ kỹ, lạc hậu, hư hỏng như Chủ
tịch Hồ Chí Minh xác định là cuộc chiến đấu khổng lồ, cần phải kiên trì và
chủ động. Người cho rằng: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng.
Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa
xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng. Đối với
những người có thói hư tật xấu, trừ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân
dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong con

người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời. Lấy gương


người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách
tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con
người mới, cuộc sống mới”. Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng giáo dục đạo
đức truyền thống kết hợp với đạo đức mới, đạo đức cách mạng. Phải dạy và
học đạo làm người trước hết. Phải bắt đầu từ trong gia đình, hiếu thảo với
cha mẹ mới có thể đi đến đạo đức cao rộng hơn “trung với nước, hiếu với
dân”, “trung với Đảng, hiếu với dân”.
Từ ngày 3-2-2007, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ra sức học tập và
làm theo tấm gương Hồ Chí Minh trong cuộc vận động lớn theo Chỉ thị 06CT/TW ngày 7-11-2006 của Bộ Chính trị khóa X. Cuộc vận động đó đã đạt
được kết quả bước đầu, góp phần vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Ngày 14-5-2011, Bộ Chính trị khóa XI ban hành Chỉ thị số 03-CT/TW Về
tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh. Những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức và
phong cách Hồ Chí Minh tiếp tục được nhận thức sâu sắc. Tấm gương đạo
đức của Người: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, suốt đời vì nước, vì
dân, khiêm tốn, giản dị, yêu thương nhân dân và con người, “dĩ công vi
thượng” mãi mãi soi sáng cho sự nghiệp và tu dưỡng, rèn luyện của toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân, tạo nên động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất
nước, xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hoàn thiện đời sống xã hội và con người
Việt Nam trong thời đại mới.
Kế thừa và phát huy những truyền thống nổi bật của dân tộc và của
Đảng là quá trình nối tiếp liên tục giữa lịch sử và hiện tại để không ngừng
nâng cao và hoàn thiện. Quá trình đó diễn ra một cách khoa học và thực tế,
tiếp thu và phát huy những gì tốt đẹp nhất của quá khứ, đồng thời loại bỏ
những gì là lạc hậu, cản trở, không thích hợp. Tất cả đều hướng tới sự phát



triển của đất nước với quy mô, tốc độ, chất lượng ngày càng cao hơn, củng
cố vững chắc độc lập dân tộc, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
*



×