Tải bản đầy đủ (.doc) (196 trang)

LUẬN án TIẾN sĩ QUẢN lý, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ kết QUẢ học tập của SINH VIÊN ở các TRUNG tâm GIÁO dục QUỐC PHÒNG và AN NINH THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 196 trang )

2

MỞ ĐẦU
1.

Giới thiệu khái quát về luận án

Đề tài: “Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở
các Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh theo định hướng phát triển
năng lực” được tiếp cận dưới góc độ khoa học quản lý giáo dục.
Quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên nói chung, quản lý
đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong dạy học giáo dục Quốc phòng
và An ninh nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng, một khâu khơng thể tách
rời của q trình giáo dục và đào tạo.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý, tổ chức, chỉ đạo, kiểm soát tốt
hoạt động đánh giá kết quả học tập giáo dục Quốc phòng và An ninh của
sinh viên ở các Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh. Đây là câu hỏi
được sự quan tâm nghiên cứu của các cấp quản lý, các nhà khoa học, đội
ngũ giảng viên, trong đó có tác giả luận án. Với sự tâm huyết đó, tác giả
chọn vấn đề: “Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở
các Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh theo định hướng phát triển
năng lực” làm luận án tiến sĩ.
Quá trình nghiên cứu luận án đã sử dụng tổng hợp các phương pháp
nghiên cứu để làm sáng tỏ các vấn đề lý luận, thực tiễn, trong đó phương
pháp điều tra, khảo sát, khảo nghiệm, thử nghiệm, tổng kết thực tiễn được sử
dụng chủ yếu. Luận án được kết cấu gồm phần tổng quan; cơ sở lý luận và
thực tiễn, các biện pháp quản lý và phần khảo nghiệm, thử nghiệm, phần kết
luận và những kiến nghị. Ngồi ra cịn có hệ thống danh mục tài liệu tham
khảo, các phụ lục. Những vấn đề được luận giải trong luận án là sự vận dụng
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương
quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo, đồng thời kế thừa có chọn lọc


những nội dung cơ bản các cơng trình nghiên cứu có liên quan.


3

2. Lý do chọn đề tài luận án
Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của các Trung tâm Giáo dục
Quốc phòng và An ninh đòi hỏi phải nghiên cứu đánh giá kết quả học tập
đúng thực trạng công tác quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên,
trên cơ sở đó đề ra những biện pháp quản lý phù hợp. Đây là vấn đề có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn, có tính cấp thiết trong giáo dục hiện nay.
Xuất phát từ thực trạng quản lý đánh giá kết quả học tập giáo dục
Quốc phòng và An ninh của sinh viên ở các Trung tâm Giáo dục Quốc
phòng và An ninh thời gian qua. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn
còn tồn tại những hạn chế, trong đó các lực lượng tham gia vào q trình đánh
giá kết quả học tập chưa thấy hết được vị trí vai trị quan trọng của cơng tác đánh
giá chất lượng học tập của sinh viên, một số khâu chưa đảm bảo khách quan,
việc ứng dụng các phương tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin trong đánh giá kết
quả học tập cịn ít, việc quản lý nội dung, qui trình đánh giá kết quả học tập còn
những bất cập. Hệ thống văn bản qui phạm pháp luật về kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập còn thiếu đồng bộ, năng lực của cán bộ thực hiện đánh giá kết quả
học tập ở các Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh chưa thiết lập được
những cơ sở khoa học thực sự vững chắc cho những thay đổi trong quản lý đánh
giá kết quả học tập ở các Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh.
Việc đánh giá chất lượng, hiệu quả của việc dạy và học cũng như quản
lý đánh giá kết quả học tập của người học đang cần một quy trình, phương
thức, biện pháp quản lý thống nhất, có tính khoa học và sự phù hợp với thực
tiễn. Do đó cần có những nghiên cứu độc lập về vấn đề này để chỉ đạo thực
tiễn quản lý đánh giá kết quả học tập của người học ở các Trung tâm Giáo dục
Quốc phòng và An ninh. Với sự tâm huyết của mình, tác giả lựa chọn vấn đề:

“Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở các Trung tâm
Giáo dục Quốc phòng và An ninh theo định hướng phát triển năng lực” làm
đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành quản lý giáo dục.


4

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Nhằm đề xuất các biện pháp quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh
viên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở các Trung tâm Giáo
dục Quốc phòng và An ninh
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh
viên ở các Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý đánh giá kết quả học tập của
sinh viên ở các Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh.
- Đề xuất các biện pháp quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên
ở các Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh.
- Tiến hành kiểm chứng tính hiệu quả của các biện pháp đã được đề
xuất trong thực tiễn đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở các Trung tâm
Giáo dục Quốc phòng và An ninh.
4. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
* Khách thể nghiên cứu
Quản lý đánh giá kết quả học tập giáo dục Quốc phòng và An ninh của
sinh viên ở các Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh
* Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý đánh giá kết quả học tập giáo dục Quốc phòng và An
ninh của sinh viên ở các Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh
* Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung, luận án tập trung nghiên cứu vấn đề quản lý đánh giá
kết quả học tập của sinh viên ở các Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh.
Phạm vi về khách thể khảo sát, do số lượng Trung tâm Giáo dục Quốc
phòng và An ninh nhiều, đa dạng về đối tượng, nhiệm vụ, mục tiêu yêu cầu đào tạo,


5

địa điểm xây dựng. Vì vậy luận án tập trung đi sâu nghiên cứu quản lý đánh giá kết
quả học tập của sinh viên ở các Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh sau:
-Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Đại học Quốc gia Hà Nội
-Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Đại học Quốc gia TP.HCM
-Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Hà Nội 1
-Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Hà Nội 2
-Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Đại học Huế
Phạm vi về thời gian, các số liệu sử dụng phục vụ việc nghiên cứu của
luận án được khảo sát, điều tra, tổng hợp được giới hạn từ năm 2010 đến nay.
* Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được một số biện pháp quản lý kiểm tra đánh giá kết quả
học tập của sinh viên phù hợp với điều kiện cụ thể của các Trung tâm
Giáo dục Quốc phịng và An ninh và hồn chỉnh về kiểm tra đánh giá,
trong đó bao quát đầy đủ các nội dung liên quan bổ sung một số chính
sách mới đối với người học, đồng thời có các giải pháp làm thay đổi môi
trường kiểm tra đánh giá, đổi mới mơ hình quản lý đánh giá hướng tới
mục tiêu vừa đánh giá chính xác kết quả học tập của sinh viên vừa tạo
thuận lợi cho sinh viên, góp phần giảm thiểu các bất cập hiện nay về kiểm
tra đánh giá, nâng cao chất lượng đào tạo phát triển sự nghiệp giáo dục
Quốc phòng và An ninh, đảm bảo và từng bước góp phần nâng cao chất
lượng đáo tạo nguồn nhân lực đáp ứng sự nghiệp cơng nghiệp hố hiện
đại hoá đất nước, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và

bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
5. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Quán triệt và cụ thể hoá tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm, chủ trương đổi mới giáo dục, đào tạo và QLGD của Đảng, đặc


6

biệt là đổi mới hoạt động đánh giá trong giáo dục và đào tạo đồng thời vận dụng
các quan điểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc, quan điểm thực tiễn, quan điểm lịch sử
- lơgíc của Khoa học giáo dục trong triển khai nghiên cứu đề tài luận án.
* Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hố các nguồn tài liệu có liên quan về GDĐT
và công tác quản lý giáo dục. Nghiên cứu chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các
văn bản pháp quy của Nhà nước và của ngành; các tài liệu, sách, tạp chí và
báo cáo khoa học có liên quan đến quản lý hoạt động ĐGKQHT.
* Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Sử dụng các mẫu phiếu trưng cầu ý kiến với các lực lượng có liên
quan trực tiếp đến đề tài (cán bộ quản lý sinh viên, giảng viên trực tiếp
giảng dạy và tham gia vào các hoạt động đánh giá, các đối tượng sinh viên)
với số lượng 112 cán bộ quản lý và 215 giảng viên 538 sinh viên ở năm
Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh sau:
-Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Đại học Quốc gia Hà
Nội
-Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Đại học Quốc gia TP.HCM
-Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Hà Nội 1
-Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Hà Nội 2
-Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Đại học Huế

* Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Tham khảo ý kiến của một số nhà khoa học thuộc lĩnh vực quản lý giáo
dục về các biện pháp quản lý hoạt động ĐGKQHT của sinh viên ở năn Trung
tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh theo yêu cầu đổi mới GDĐH và một số
vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
* Phương pháp tổng kết kinh nghiệm


7

Thơng qua các hình thức như tổ chức hội thảo, trao đổi... về kinh
nghiệm và các biện pháp quản lý hoạt động ĐGKQHT của sinh viên ở các
Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh.
* Phương pháp khảo nghiệm tác động
Khảo nghiệm một số biện pháp quản lý hoạt động ĐGKQHT của sinh
viên ở các Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh.
* Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng các cơng thức tốn thống kê như tính giá trị trung bình, hệ số
tương quan, kiểm định độ tin cậy của các con số %, với sự hỗ trợ của phần
mềm tin học SPSS 16.0 for window. để xử lý, định lượng các số liệu và kết
quả nghiên cứu nhằm xác định mức độ tin cậy của việc điều tra và phân tích
kết quả nghiên cứu của đề tài.
6. Những đóng góp mới của luận án
Góp phần làm sáng tỏ những lý luận cơ bản về đánh giá kết quả học tập
và vận dụng khoa học vào quản lý đánh giá kết quả học tập giáo dục quốc
phòng và an ninh.
Phân tích đúng thực trạng quản lý đánh giá kết quả học tập giáo dục Quốc
phòng và An ninh và chỉ ra những yêu cầu của giáo dục Quốc phòng và An ninh
đối với quản lý đánh giá kết quả học tập giáo dục quốc phòng và an ninh.
Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục Quốc phòng và An ninh nhằm nâng

cao chất lượng, hiệu quả của đánh giá kết quả học tập giáo dục Quốc phòng và An
ninh ở các Trung tâm Giáo dục Quốc phịng và An ninh có tính khả thi và phù hợp
với thực tiễn giáo dục Quốc phòng và An ninh trong tình hình hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
* Về lý luận
Khẳng định vai trò của kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên
trong việc hình thành và phát triển nhân cách và các kỹ năng sống cho sinh
viên đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức và xu thế hội nhập.


8

Xác định những yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến việc
quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên nhằm tìm ra các biện
pháp quản lý mang tính khả thi cao.
* Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp giám đốc các Trung tâm Giáo dục Quốc
phịng và An ninh có những biện pháp quản lý đánh giá kết quả học tập của
sinh viên học giáo dục Quốc phịng và An ninh có hiệu quả.
Xác định việc lựa chọn và phối hợp các biện pháp góp phần nâng cao
chất lượng đánh giá kết quả học tập của sinh viên đáp ứng mục tiêu đổi mới
của giáo dục hiện nay.
8. Kết cấu của luận án
Đề tài luận án được kết cấu gồm phần mở đầu; phần nội dung với 4
chương; phần kết luận, danh mục các cơng trình của tác giả đã cơng bố có liên
quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


9


TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI:
QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đánh giá kết quả học tập
của sinh viên liên quan đến đề tài
1.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi liên quan đến đánh giá
kết quả học tập của sinh viên
Đánh giá kết quả học tập là một nội dung quan trọng trong qui trình dạy
học, được mọi quốc gia quan tâm. Vì thế, vấn đề này ln được tập trung
nghiên cứu trên nhiều góc độ, phạm vi khác nhau.
Nghiên cứu lý thuyết chung về kiểm tra, đánh giá trong lớp học, tiêu
biểu như cơng trình của tác giả C.A. Paloma Measuring Educational
Achievement (Đo lường thành tích giáo dục) [170], đã mơ tả chi tiết phương
pháp đo lường đánh giá định lượng kết quả học tập của học sinh.
Tác giả của Norman E. Gronlund trong cuốn sách Measurement and
Evaluation in Teaching (Đo lường và đánh giá trong dạy học) [172], giới
thiệu tới giảng viên và những người đang theo học nghiệp vụ sư phạm về
những nguyên tắc và quy trình đánh giá cần thiết cho việc dạy học hiệu quả.
Nghiên cứu về cách lập kế hoạch đánh giá, cho điểm, tác giả D.S. Frith và
H.G.Macintosh trong cuốn sách Teacher's Guide to Assessment (Hướng dẫn
giảng viên đánh giá) [137], đã trình bày cụ thể, chuyên sâu về những lý luận cơ
bản của đánh giá trong lớp học, cách lập kế hoạch đánh giá, cách đánh giá, cho
điểm.


10

Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật kiểm tra, đánh giá kết quả học tập,

tác giả Thomas A.Agelo, Patricia Cross, trong cuốn sách: Classroom
Assessment – Techiniques, (Kỹ thuật đánh giá lớp học) [170], đã giới thiệu
cho giảng viên những phương pháp cụ thể đánh giá kết quả học tập trên lớp
học và ra quyết định sử dụng các kết quả đánh giá.
Tác giả Rick Stiggins (cùng các đồng nghiệp của mình) trong các
cuốn sách: Student- Centered classrom ssessment (đánh giá lớp học là
trung tâm) [170]; Classrom assessment for Student Learning ( đánh giá tình
hình học tập cho sinh viên) [172]; Student- InvolvedAssessment or
Learning (Sinh viên tham gia đánh giá kết quả học) [171], đã nghiên cứu
về đánh giá trên lớp học với các phương pháp, kỹ thuật cụ thể, nghiên cứu
mơ hình đánh giá kết quả học tập, trong đó có đánh giá kết quả học tập
trong phạm vi các trường đại học, cao đẳng như: Mơ hình của trường Đại
học Oxford, mơ hình CLEP của Mỹ.
Nghiên cứu xu hướng đánh giá kết quả học tập, tác giả Anthony
J.Nitko, đã đề cập đến nhiều nội dung của quá trình đánh giá kết quả học tập,
bao gồm: Phát triển các kế hoạch giảng dạy kết hợp với đánh giá, các đánh
giá về mục tiêu, hiệu quả, đánh giá học sinh.
Tác giả Ralph Tylor là một trong những người đầu tiên đưa ra khái
niệm đánh giá, Ông sử dụng thuật ngữ đánh giá để biểu thị quy trình đánh giá
sự tiến bộ loài người theo các mục tiêu đạt được và theo ông đánh giá người
học thì kết quả học tập của họ là quan trọng nhất vì nó là sự thể hiện rõ ràng
con đường để đi đến mục tiêu [173].
Tác giả Benjamin S.Bloom cùng George F. Madaus và J.Thomat
Hasyings, công bố cơng trình nghiên cứu Evaluation to improve learning, có
nghĩa là (Đánh giá để thúc đẩy học tập) [132], tác giả đã trình bày về kỹ thuật
đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua việc liên kết các kỹ thuật


11


đánh giá tốt nhất. Cơng trình nhằm hỗ trợ các giảng viên sử dụng đánh giá
như một công cụ để cải tiến quy trình dạy và học.
Tác giả L.D.Stufflebean, đưa ra mơ hình CIPP được hình thành dựa
trên sự kết hợp đánh giá bối cảnh (Context), đánh giá đầu vào (Input), đánh
giá quá trình (Process), đánh giá kết quả (Ptoduct).
Tác giả M.Scriven, đã đưa ra mơ hình đánh giá khơng theo mục tiêu
(Goal Free). Tiếp theo là sự ra đời của mơ hình ứng đáp câu hỏi (Responsive)
do R.E.Stake khởi xướng.
Hiện nay, trên thế giới, khoa học đánh giá giáo dục đang phát triển
nhanh chóng, cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Anh được
thành lập từ năm 1977 viết tắt là QAA (Quality AssurAnce Agency for
Higher Education). Theo QAA, đánh giá kết quả học tập của sinh viên nhằm
mục đích: cung cấp thơng tin phản hồi về sự tiến bộ trong học tập của sinh
viên để thúc đẩy sinh viên học tập, cung cấp thông tin cho xã hội và các nhà
quản lý giáo dục về mức độ đạt được về kiến thức, khả năng và kỹ năng của
sinh viên theo tiêu chuẩn đã đặt ra (của Trường và của Quốc gia). QAA xây
dựng bộ chỉ số thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo thông qua đánh
giá kết quả học tập của sinh viên gồm 15 quy tắc phù hợp với những tiêu
chuẩn về đảm bảo chất lượng đào tạo của châu Âu trong lĩnh vực giáo dục đại
học. liên quan đến các khía cạnh như: quy định, quy trình, quyền hạn, trách
nhiệm của các bộ phận và cá nhân liên quan, phương pháp đánh giá kết quả
học tập, cơ chế chấm điểm, xử lý điểm, việc công bố điểm, lưu giữ thông tin,
dữ liệu... Bộ chỉ số này đảm bảo cho việc đánh giá kết quả học tập của sinh
viên được chính xác, cơng bằng, minh bạch, giúp cho việc khuyến khích được
sinh viên nâng cao thành tích của mình. Đây là cơ sở để QAA kiểm định chất
lượng đào tạo của các trường đại học. Việc đánh giá kết quả học tập của sinh


12


viên được tiến hành trên cơ sở quản lý các nội dung các công việc này, đảm
bảo cho việc đánh giá kết quả học tập đúng theo các quy tắc đã đặt ra.
Ở Australia, đã xây dựng 16 nguyên tắc cốt lõi đánh giá công tác đánh
giá kết quả học tập của sinh viên ở các trường đại học Australia Universities
Teaching Commitee, Core principles assessment: Xác định đánh giá kết quả
học tập là nhiệm vụ trung tâm trong toàn bộ q trình dạy học, chứ khơng
phải là khâu cuối cùng trong quá trình dạy học; Hoạt động đánh giá kết quả
học tập phải bám theo mục tiêu học tập (nội dung dạy học và kiến thức kỹ
năng nào sẽ được đánh giá) nhằm tránh việc tạo nên sức ép đối với sinh
viên, phải đánh giá được khả năng phân tích, tổng hợp thông tin của sinh
viên, chứ không chỉ đơn giản là đánh giá khả năng nhớ thông tin đã học và
những kỹ năng đơn giản; Có sự cân bằng giữa đánh giá trong quá trình và
đánh giá tổng kết để có được những thơng tin phản hồi có hiệu quả giúp sinh
viên tiến bộ trong học tập, có quy định rõ ràng và có sự giám sát chặt chẽ
đánh giá kết quả học tập nhằm đảm bảo tính cơng bằng, khách quan, đánh
giá đúng chất lượng đào tạo; Đơn vị quản lý phải có văn bản hướng dẫn
đánh giá kết quả học tập, phải làm cho sinh viên nhận thức được tác động
tích cực của việc đánh giá kết quả học tập và việc đánh giá kết quả học tập
phải được thiết kế nhằm thúc đẩy việc học của sinh viên.
Đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong giáo dục đại học ở Mỹ.
Đặc trưng của giáo dục đại học của Mỹ là tính đa dạng và phức tạp. Trong
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, hệ thống tín chỉ được áp dụng từ rất sớm,
đã tạo cơ hội cho sinh viên có thể chuyển tiếp giữa các trường. Sinh viên có
thể lấy bằng cử nhân 4 năm bằng cách trước tiên tích luỹ tín chỉ tại trường đại
học hai năm để đạt bằng phó cử nhân hoặc ngày càng nhiều sinh viên Mỹ theo
học với thời gian dài hơn do hệ thống tín chỉ cho phép sinh viên học bán thời
gian và có thể tạm thời nghỉ học trong một khoảng thời gian và sau đó mang


13


tín chỉ đã tích luỹ để xin học tiếp và lấy bằng tốt nghiệp. Có thể nói nền
giáo dục đại học của Mỹ là nền giáo dục đại chúng và Mỹ sẽ tiến tới việc
nhập học đại học phổ cập, do đó, hệ thống giáo dục đại học của Mỹ được
thiết kế để đáp ứng nhu cầu lớn của người dân; Với một nền giáo dục đại
học rộng lớn, phức tạp, nên kiểm định chất lượng ở Mỹ đã được quan tâm
từ rất sớm (hệ thống kiểm định chất lượng ra đời cách đây hơn 115 năm).
Kiểm định chất lượng được thực hiện bởi các tổ chức tư nhân phi lợi
nhuận và phi chính phủ, kiểm định chất lượng ở Mỹ nhằm đánh giá tình
trạng được kiểm định cơng nhận là một tín hiệu cho sinh viên và cơng
chúng về chất lượng của một trường hoặc một chương trình đào tạo. Là
điều kiện để các trường đào tạo tiếp cận các nguồn tài trợ của liên bang.
Chính phủ liên bang dựa vào sự đánh giá của các cơ quan kiểm định để
khẳng định chất lượng của các trường. Tạo sự thuận lợi cho quá trình
chuyển tiếp của sinh viên từ trường này sang trường khác. Sinh viên sẽ dễ
dàng được tiếp nhận học chuyển tiếp, nếu các tín chỉ mà sinh viên đã tích
luỹ trước đó là của một trường hay một chương trình đã được cơng nhận
chất lượng. Tạo sự tin tưởng cho nhà tuyển dụng. Nếu sinh viên tốt
nghiệp một trường hay một chương trình đã được cơng nhận chất lượng thì
đó cũng là một lợi thế cho họ khi xin việc.
Mơ hình quản lý chất lượng đào tạo tổng thể Total Quality
Management (TQM) là mơ hình đã được nhiều nhà nghiên cứu về quản lý
giáo dục, đặc biệt là trong hệ thống đào tạo nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có
thể ứng dụng tốt trong quản lý tổng thể về chất lượng đào tạo. Thực chất công
việc đánh giá, nhận định chất lượng sản phẩm không chỉ là trách nhiệm của
người quản lý, mà còn là nhiệm vụ của mọi thành viên trong đơn vị. Chất
lượng sản phẩm muốn được nâng cao và thoả mãn được nhu cầu của người
tiêu dùng (sản phẩm của đơn vị kinh tế thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh



14

doanh) hoặc yêu cầu của người sử dụng nguồn lao động (sản phẩm của cơ sở
đào tạo) thì phải ln luôn quan hệ mật thiết giữa việc sử dụng tối ưu yếu tố
con người với mọi nguồn lực khác của đơn vị. Như vậy, vấn đề chất lượng
sản phẩm của doanh nghiệp hay cơ sở giáo dục, đào tạo được giải quyết thì
chủ đề quản lý cần phải có những biện pháp, những tác động hữu hiệu trong
quản lý chất lượng sản phẩm, nhằm huy động năng lực, sự nhiệt tình gắn với
trách nhiệm của mọi thành viên trong đơn vị.
Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á - Asean University Network
(AUN) đã đưa ra các tiêu chí để đánh giá kết quả học tập của sinh viên, gồm
các vấn đề sau: Quy trình đánh giá kết quả học tập của sinh viên nhằm đảm bảo
độ giá trị, độ tin cậy và cơng bằng; Có quy định hợp lý về thủ tục khiếu nại kết
quả đã được đánh giá; Sử dụng nhiều hình thức đánh giá kết quả học tập mềm
dẻo, phù hợp với nội dung và theo đúng mục tiêu, mục đích đặt ra; Các tiêu chí
đánh giá kết quả học tập cần được phổ biến rõ ràng cho sinh viên trên nguyên
tắc minh bạch, nhất quán; Thường xuyên thẩm định độ tin cậy và tính giá trị
của các phương pháp đánh giá kết quả học tập, đồng thời thường xuyên phát
triển và thực nghiệm các phương pháp đánh giá kết quả học tập mới.
1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đánh giá
kết quả học tập của sinh viên
Đánh giá kết quả học tập của sinh viên là lĩnh vực hấp dẫn, thu hút
được đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học trong nước đầu tư nghiên cứu.
Tiêu biểu về lĩnh vực này có các tác giả cùng những cơng trình khoa học:
Tác giả Lâm Quang Thiệp trong bài viết: “Đo lường và đánh giá thành
quả học tập” [105], đề cập đến việc đánh giá giáo dục; các phương pháp trắc
nghiệm; chất lượng của các câu trắc nghiệm và của đề thi trắc nghiệm; đánh
giá thành quả học tập ở trường đại học; việc áp dụng khoa học đo lường trong
giáo dục trên thế giới và ở Việt Nam.



15

Đánh giá và đo lường trong khoa học xã hội, tác giả Nguyễn Công
Khanh trong cuốn sách: Kiểm tra đánh giá trong giáo dục [65], trình bày
phương pháp luận, quy trình, các ngun tắc và thiết kế cơng cụ đo lường, các
phương pháp phân tích item, chọn mẫu, đánh giá độ tin cậy, độ hiệu lực, thiết
kế công cụ đo cũng như các bước cơ bản thực hành các kỹ năng thu thập, xử
lý, thích nghi hóa dữ liệu đó, phần phụ lục cịn đưa ra các mơ hình xử lý số
liệu và bảng hỏi để cho người đọc tham khảo.
Trung tâm Đảm bảo Chất lượng và Nghiên cứu Phát triển giáo dục, Đại
học Quốc Gia Hà Nội, đã xuất bản hai cuốn sách: Giáo dục đại học, chất
lượng và đánh giá [116], gồm có 3 phần: Phần 1: Đánh giá giảng dạy và
nghiên cứu khoa học của giảng viên, Phần 2: Đánh giá học tập và nghiên cứu
khoa học của sinh viên và sinh viên cao học, Phần 3: Đánh giá chương trình
đào tạo và chương trình giảng dạy và cuốn sách: Giáo dục Đại học - Một số
thành tố của chất lượng, với 6 phần được sắp xếp theo tiến trình của quá trình
đào tạo một cách logic, trong đó: Phần 4 viết về vấn đề “sinh viên đánh giá thử nghiệm cơng cụ và mơ hình” do tác giả Nguyễn Phương Nga viết. Phần 6
đề cập đến kết quả học tập của sinh viên tác giả Trần Thị Tuyết Oanh.
Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh trong công trình: Đánh giá và đo lường
kết quả học tập [93], tác giả đã lý giải và đưa ra những vấn đề chung về lý
luận đánh giá và đánh giá kết quả học tập, khẳng định, đánh giá kết quả học
tập có vai trị quan trọng khơng thể thiếu của q trình dạy học, nó khơng chỉ
là chắp nối thêm vào sau bài giảng mà nó có quan hệ hợp thành với của các
lực lượng tham gia vào quá trình đào tạo như nhà quản lý, giáo viên, học sinh.
Tác giả cũng đã đưa ra ba hình thức đánh giá cơ bản thường được sử dụng
trong quá trình dạy học ở nhà trường hiện nay là: Đánh giá thường xuyên,
Đánh giá định kì, Đánh giá tổng kết. Cùng với đó là các phương pháp đánh
giá kết quả học tập bao gồm: Phương pháp kiểm tra viết tự luận; Phương pháp



16

trắc nghiệm khách quan; Phương pháp kiểm tra vấn đáp; Phương pháp kiểm
tra thực hành…. Ở từng phương pháp tác giả đã chỉ ra ưu điểm, hạn chế và đề
ra yêu cầu khi sử dụng đối với phương pháp. Điểm mới trong cơng trình
nghiên cứu của tác giả là đã xây dựng được “Phương pháp đánh giá thái độ”
của học sinh, với các phương pháp cụ thể: Phương pháp quan sát, phương
pháp lấy ý kiến trả lời từ học sinh, phương pháp đánh giá bạn…, đây là
phương pháp mới trong hệ thống phương pháp đánh giá trong giáo dục.
Tác giả Lâm Quang Thiệp trong cơng trình nghiên cứu: Đổi mới
phương pháp đánh giá kết quả học tập ở các trường đại học nước ta
[104], chỉ rõ giữa dạy và học có nhiều mối quan hệ tương tác quan trọng
nhất là công tác đánh giá. Phương pháp dạy, phương pháp học, phương
pháp đánh giá là vấn đề hàng đầu mà hệ thống giáo dục phải quan tâm.
Theo tác giả, phương pháp đánh giá kết quả học tập tốt nhất đó là thông
qua thi, kiểm tra mà trong thi, kiểm tra sử dụng phương pháp trắc nghiệm
khách quan là tối ưu nhất.
Tác giả Trần Thanh Phương trong trong bài viết: “Phương pháp kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập” [97], đưa ra 11 phương pháp kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập bao gồm:
1. Quan sát trên lớp
7. Sinh viên tự kiểm tra, đánh giá
2. Bài làm tự luân
8. Điểm danh
3. Câu hỏi ngắn
9. Báo cáo
4. Vấn đáp
10. Sổ tay công tác
5. Trắc nghiệm khách quan

11. Bài tập lớn, đồ án, luận án
6. Thi thực hành
Tác giả Đặng Thành Hưng trong bài viết: “Nhận diện và đánh giá kỹ
năng” [62], khẳng định sự cần thiết phải được đánh giá trong quá trình dạy
học, biện pháp mà tác giả đưa ra là cần dựa trên tri thức về công việc, khả
năng vận động và những điều kiện sinh học - tâm lý của cá nhân, nhu cầu tình
cảm, ý chí, tính tích cực để đạt được kết quả theo mục đích đã định.


17

Tác giả Trần Xn Bách trong cơng trình nghiên cứu: Đánh giá giảng
viên theo hướng chuẩn hóa trong giai đoạn hiện nay [1], đã đưa ra mơ hình
đánh giá khá mới lạ, mơ hình đánh giá “Ngồi bên nhau”. Theo tác giả, đánh
giá ngồi bên nhau là cách đánh giá mà chủ thể đánh giá (người đánh giá cùng
thảo luận với người được đánh giá một cách bình đẳng và chân thành thông
qua các bằng chứng thu thập được qua các phương pháp khác nhau để cùng
đưa ra các kết luận mà cả hai bên có thể chấp nhận được).
Nghiên cứu về lý luận và ứng dụng các kỹ thuật đo lường đánh giá
thành quả học tập của người học qua các loại hình, cơng cụ kiểm tra đánh giá
kết quả học tập vào các mơn học có các tác giả: Tác giả Võ Ngọc Lan và
Nguyễn Phụng Hoàng trong cuốn sách: Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm
tra và đánh giá thành quả học tập [71], sách gồm 15 chương viết về đại
cương đo lường, đánh giá, các phương pháp đo, cách soạn một bài trắc
nghiệm khách quan.
Tác giả Nghiêm Xuân Nùng (biên dịch), trong cuốn sách: Trắc nghiệm
và đo lường cơ bản trong giáo dục [91], đề cập về 4 mảng nội dung lớn: Trắc
nghiệm dùng trong lớp học; Lí thuyết về đo lường; Các bài trắc nghiệm tiêu
chuẩn hóa; Ứng dụng của trắc nghiệm.
Bàn về cấu trúc đề thi, các tác giả Lê Đức Ngọc trong cuốn sách: Vắn

tắt về đo lường và đánh giá thành quả học tập [88], đã đề cập đến các phương
pháp đo lường, các loại câu hỏi trắc nghiệm. Lưu Bản Cố trích trong cuốn
sách: Đánh giá học lực của học sinh [20]; Nguyễn Đức Chính trong cuốn
sách: Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học [15]; Đặng Bá Lãm
trong cuốn sách: Kiểm tra - Đánh giá trong dạy - học đại học [69]; Lê Đức
Ngọc trong cuốn sách: Vắn tắt về đo lường và đánh giá thành quả học tập
trong giáo dục đại học [88]; Vũ Văn Dụ trong kỷ yếu hội thảo: “Các hình
thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập” [22]; Nguyễn Phương Nga và


18

Nguyễn Quí Thanh: Giáo dục đại học: Đảm bảo, đánh giá và kiểm định
chất lượng [86]; Cấn Thị Thanh Hương trong bài viết: “Phương pháp dạy,
học và kiểm tra, đánh giá trong học chế tín chỉ” [64]. Các tác giả đã nghiên
cứu đề xuất tiêu chuẩn, nguyên tắc, cải tiến phương thức, quy trình, kỹ
thuật trong các mơn học, các ngành học hoặc trong phạm vi các cơ sở đào
tạo nhằm góp phần nâng cao độ tin cậy và tính giá trị của các kết quả kiểm
tra đánh giá kết quả học tập.
Nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cịn có những tác giả:
Lê Thanh Sơn và Trần Tú Anh với bài viết: “Mức độ đáp ứng của sinh viên
tốt nghiệp với nhu cầu xã hội về kiến thức và kỹ năng - một tiêu chí đánh giá
chất lượng đào tạo đại học” [100]; Nguyễn Đức Minh với bài viết: “Đánh giá
và vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục” [81]; Nguyễn Quang Việt với bài
viết: “Đánh giá kết quả học tập theo năng lực hành nghề của học sinh trong cở
sở dạy nghề” [129]; Phạm Ngọc Long với bài viết: “Đánh giá sinh viên trong
quá trình dạy học” [75]… Các tác giả đã đề cập và khai thác vấn đề đánh giá
kết quả học tập của người học khá sâu sắc, đa dạng về đối tượng và rút ra
được nhiều biện pháp quan trọng phục vụ cho quản lý,tổ chức, điều hành
đánh giá kết quả học tập ở các nhà trường.

2. Các cơng trình nghiên cứu quản lý đánh giá kết quả học tập của
sinh viên liên quan đến đề tài
2.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến quản lý
đánh giá kết quả học tập của sinh viên
Ở trường Đại học Nottingham (Anh), Alitstair Mutch và George Brown
lại tiếp cận quản lý kiểm tra đánh giá từ vai trò của người đứng đầu cấp khoa,
khuyến nghị rằng cấp khoa cũng cần phải xây dựng cho mình một chiến lược
quản lý kiểm tra đánh giá bởi vì cấp này cũng phải chỉ đạo một cấp nữa mà
liên quan trực tiếp đến kiểm tra đánh giá. Chiến lược quản lý kiểm tra đánh
giá phụ thuộc vào quy mô của khoa và những mong muốn của họ và văn hóa


19

vốn có. Chiến lược quản lý kiểm tra đánh giá của cấp khoa có thể là: bản copy
chiến lược của nhà trường, chỉ thị của trưởng khoa, chiến lược mục tiêu, chiến
lược mang tính hướng dẫn, chiến lược dân chủ, bản chiến lược cần chỉ rõ vai
trò, trách nhiệm của các thành viên và hội đồng tham gia thực hiện và điều
hành chiến lược. Nhiệm vụ của người đứng đầu cấp khoa là đảm bảo chiến
lược được triển khai tốt thông qua báo cáo, hội họp và thảo luận. Việc đánh
giá chiến lược được thực hiện dựa trên việc phân tích kết quả học tập của sinh
viên, đánh giá của những người liên quan như thành viên của khoa, người
đánh giá ngồi và có thể cả người sử dụng lao động.
Để chứng nhận kiểm định chất lượng tại các trường ĐH Mỹ có thể tự
kiểm tra tại website của Ủy ban Kiểm định chất lượng GDĐH (CHEA) tại địa
chỉ Trang web của CHEA cung cấp thông tin về các
trường ĐH và các chương trình đào tạo được kiểm định chất lượng bởi các tổ
chức kiểm định của Hoa Kỳ. Có chứng nhận kiểm định chất lượng là tiêu chí
bảo đảm các trường ĐH đáp ứng yêu cầu tối thiểu về chất lượng giáo dục.
Việc tiến hành kiểm định chất lượng diễn ra định kỳ thường từ 3 đến 10 năm

một lần. Có 3 tổ chức có thẩm quyền kiểm định chất lượng cho các trường
ĐH bao gồm: các tổ chức kiểm định vùng chứng nhận chất lượng cho các cơ
sở đào tạo cấp bằng và phi lợi nhuận; các tổ chức nghề nghiệp tư nhân chứng
nhận cho các cơ sở đào tạo nghề không cấp bằng và thu lợi nhuận; cuối cùng
là các tổ chức tín ngưỡng chứng nhận chất lượng cho những cơ sở đào tạo cấp
bằng mang tính tơn giáo và phi lợi nhuận. Hầu hết những tổ chức này được
công nhận bởi CHEA và Bộ Giáo dục Hoa Kỳ (USDE: www.ed.gov). Nhiều
tổ chức cũng chứng nhận chất lượng cho những trường ĐH và cơ sở đào tạo
nằm ngoài Hoa Kỳ. Theo CHEA (Uỷ ban kiểm định chất lượng giáo dục tại
các trường đại học Mỹ), khi nghiên cứu quản lý đánh giá kết quả học tập ở
Mỹ cho rằng, do đặc điểm đa dạng, phức tạp của nền giáo dục Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ, do đó hệ thống đánh giá được coi trọng, công tác quản lý và


20

nhà quản lý giáo dục có nhiệm vụ là làm thế nào để cơng nhận chất lượng cho
các chương trình đào tạo và các nhà trường một cách chính xác để tạo điều
kiện tốt nhất cho người học chuyển tiếp trường này sang trường khác, từ
chương trình học tập này sang chương trình học tập khác và cũng là căn cứ
quan trọng để chính phủ liên bang cung cấp nguồn tài chính, tài trợ cho các
giáo dục đào tạo. Quản lý đánh giá kết quả học tập của người học ở Mỹ
được tiến hành công khai, dân chủ. Các nội dung tiêu chí, tiêu chuẩn được
cơng bố rộng rãi trên hệ thống Website của Uỷ ban kiểm định chất lượng
giáo dục (với người học là Website của các nhà trường), người học được
đánh giá bởi nhiều lực lượng trong đó việc tự đánh giá của người học rất
được coi trọng, đặc biệt việc đánh giá kết quả học tập của người học được
thực hiện thông qua thực tiễn thực hiện nhiệm vụ trong các xưởng trường,
vườn trường, công xưởng, nhà máy hay các công việc đảm nhiệm theo các
chuyên ngành đào tạo… Đây là những đánh giá chứng nhận kết quả cho

từng cá nhân và chất lượng, danh tiếng của các trường.
Theo kết quả nghiên cứu của các trường Đại học Đông Nam Á Asean University Network (AUN). Quản lý đánh giá kết quả học tập của
sinh viên ở Viện Công nghệ Naynang, Singapor được thực hiện quản lý đánh
giá kết quả học tập theo một quy trình thống nhất được quản lý rất chặt chẽ
bởi đào tạo Naynang. Theo người lãnh đạo của Viện Cơng nghệ Naynang,
Singapor, quy trình chấm thi của họ đảm bảo tính chính xác cao. Mỗi môn
học hoặc một số môn học cùng chuyên môn có một hội đồng phụ trách.
Giảng viên chịu trách nhiệm tổ chức các đánh giá kết quả học tập thường
xuyên trong quá trình dạy học, trường đào tạo tổ chức quản lý đánh giá kết
quả học tập kết thúc môn học. Mỗi mơn học quy định có một bài kiểm tra
giữa kỳ. Giảng viên dạy lớp nào chấm bài lớp đó. Sau đó nộp kết quả chấm
cùng bài kiểm tra cho nhà trường. Các thành viên của hội đồng chấm lại tồn
bộ các bài kiểm tra. Khi có sai sót, hội đồng đối thoại trực tiếp với giảng


21

viên chấm. Nếu giảng viên chấp nhận kết quả của hội đồng tức là thừa nhận
mình sai, sai sót của giảng viên được ghi nhận để làm căn cứ để đánh giá
giảng viên đó. Theo người lãnh đạo Viện Cơng nghệ Naynang, Singapor,
giảng viên nhìn chung rất nghiêm túc vì nếu không chắc chắn họ sẽ bị hội
đồng phát hiện và khi đó họ sẽ bị coi là đã vi phạm quy chế.
Nghiên cứu về quản lý đánh giá giáo dục có các tác giả: N.Postlethwaite
trong cuốn sách Monitering Educational Achivement, (Giám sát thành tích giao
dục), [147], tác giả Monitering Evaluation Some Tools trong cuốn sách
Managing Evaluation in Educationa (Cách quản lý đánh giá trong giáo dục) [133]
… Các tác giả đã chỉ ra nghiệp vụ công tác quản lý và cách quản lý đánh giá giáo
dục.
2.2. Các cơng trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến quản lý
đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Đổi mới quản lý kiểm tra đánh giá là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta
cũng như ngành giáo dục và đào tạo rất quan tâm. Nhiều văn bản, chỉ thị, nghị
quyết của Đảng, Nhà nước và của ngành giáo dục đào tạo đã được ban hành
để góp phần quản lý tốt hơn q trình đào tạo nói chung và quản lý đánh giá
kết quả học tập của sinh viên nói riêng.
Đặc biệt, cuốn tài liệu của UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn
hố của Liên hiệp quốc) có bàn đến công tác quản lý đánh giá kết quả học tập
của học sinh tại Việt Nam “Monitoring Educational chievement” (Giám sát
thành tích giao dục) [147], đã giải thích ý nghĩa của khái niệm “giám sát thành
tích giáo dục”, chỉ ra các nhóm tiêu chí được đánh giá và một số vấn đề đặt ra
đối với các nhà quản lý giáo dục. Cuốn sách đã có cơng trình nghiên cứu về
đánh giá giáo dục mang tên: “Monitoring Educational chievevment”, tiếng Việt
Nam dịch là, “Giám sát thành tích giáo dục”. Mục tiêu của cơng trình này là
nhằm xây dựng hệ thống cụ thể để giám sát thành tích giáo dục của các quốc
gia, các thành tích này đã được các quốc gia tổng hợp, mô tả như thế nào, các


22

nhóm tiêu chí được sử dụng để đánh giá và những vấn đề đặt ra đối với các nhà
quản lý giáo dục ở các quốc gia dân tộc. PISA (Programe for international
Student Assessment) một chương trình đánh giá học sinh quốc tế, sau nhiều
năm nghiên cứu thử nghiệm PISA đã đưa ra một quy trình đánh giá kiến thức,
kỹ năng đựơc gọi là “năng lực phổ thông” mà người học ở bất kì một quốc gia
nào, vùng lãnh thổ nào cũng cần phải có để trở thành những cơng dân toàn cầu
bao gồm các năng lực như, năng lực làm toán, năng lực đọc hiểu khoa học,
năng lực giải quyết vấn đề. Tất cả những năng lực này được đánh giá ở đối
tượng có cùng một tuổi, đang theo học trong các trường trung học (từ 15 tuổi 3
tháng đến 16 tuổi 2 tháng).
Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo

dục thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, đã xuất bản cuốn “Giáo dục đại học,
chất lượng và đánh giá” [116], cuốn sách gồm có 3 phần: Phần 1: Đánh giá
giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên, Phần 2: Đánh giá học tập
và nghiên cứu khoa học của sinh viên và sinh viên cao học, Phần 3: Đánh giá
chương trình đào tạo và chương trình giảng dạy.
Trung tâm Đảm bảo Chất lượng và Nghiên cứu Phát triển Giáo dục, Đại
học Quốc Gia Hà Nội, được nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội xuất bản
cuốn sách: Giáo dục đại học một số thành tố của chất lượng [116], Cuốn sách
gồm 6 phần được sắp xếp theo tiến trình của quá trình đào tạo, trong đó
phần 1 là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua
giáo dục đại học, do tác giả Trịnh Ngọc Thạch viết, Phần 4 do tác giả
Nguyễn Phương Nga viết về vấn đề “sinh viên đánh giá - thực nghiệm công
cụ và mơ hình”, Phần 6 đề cập đến nội dung quan hệ giữa học vị khoa học của
giảng viên và kết quả học tập của sinh viên do 2 tác giả Mai Quỳnh Lan và
Nguyễn Quý Thanh viết: Hệ thống các trung tâm giáo dục Quốc phòng và An
ninh là cơ sở trực tiếp đào tạo sinh viên về kiến thức quốc phòng và an ninh
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng, nhà nước


23

xây dựng và bảo vệ tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong những năm
gần đây, đặc biệt là từ khi có Nghị quyết số 86-NQ/ĐUQSTƯ của Đảng ủy
Quân sự trung ương (nay là Quân ủy trung ương) năm 2007 về Cơng tác giáo
dục đào tạo trong tình hình mới đã tạo ra sự chuyển biến toàn diện trong giáo
dục đào tạo trong đó có quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở các
trung tâm giáo dục quốc phịng và an ninh. Các cơng trình khoa học về quản
lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên được triển khai tương đối đa dạng,
gắn với đặc điểm đối tượng, mục tiêu yêu cầu đào tạo của từng lĩnh vực
ngành nghề, chuyên môn. Mỗi ngành nghề, chun mơn cũng có các nghiên

cứu về quản lý đánh giá kết quả học tập cũng rất khác nhau.
Bộ Quốc phòng, Đề tài khoa học cấp ngành: Bộ tiêu chí đánh giá chất
lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo đại học trong hệ thống
trường quân đội [10], do tác giả Trần Đình Tuấn (làm chủ nhiệm), đã chỉ ra
cơ sở lý luận về quản lý đánh giá chất lượng đào tạo ở nhà trường đại học
quân sự những vấn đề thực tiễn về đánh giá chất lượng và điều kiện đảm bảo
chất lượng đào tạo ở đại học quân sự, trên cơ sở đó đề xuất xây dựng 10 nhóm
tiêu chí. Trong mỗi nhóm tiêu chí có các tiêu chí cụ thể. 10 nhóm tiêu chí với
23 tiêu chí cùng cách thức lượng hóa với các chỉ số đánh giá đã giúp cho các
trường đại học quân sự triển khai cách đánh giá, đặc biệt phục vụ cho việc tự
đánh giá hàng năm ở các nhà trường hiện nay. Đề tài không chỉ giúp cho các
nhà quản lý và công tác quản lý tổ chức chỉ đạo, triển khai, kiểm tra cách
đánh giá, mà cịn góp thêm một cách nhìn mới trong đánh giá ở các trường đại
học quân sự đánh giá theo tiêu chí mới.
Tác giả Trần Đình Tuấn trong cơng trình: Ứng dụng cơng nghệ thông tin
trong xây dựng, lựa chọn đề thi và đánh giá kết quả học tập ở Học viện Chính
trị” [123], theo tác giả, thời đại ngày nay là thời đại của cơng nghệ thơng tin. Vì
vậy, ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học nói chung trong thi, kiểm tra
đánh giá kết quả học tập nói riêng là xu thế tất yếu. Tuy nhiên trong thực tế theo


24

nhận định của tác giả, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kiểm tra
đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong các nhà trường quân đội vẫn là một
“vùng lõm”. Trong đề tài của mình tác giả đã luận giải, làm rõ quan niệm về ứng
dụng công nghệ thông tin trong xây dựng lựa chọn đề thi, đánh giá thực trạng
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng lựa chọn đề thi và quản lý
đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở Học viện Chính trị hiện nay. Qua đó tác
giả đã đề xuất các biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong thi, kiểm tra,

đánh giá kết quả học tập của học viên.
Tác giả Mai Văn Hóa trong cơng trình: Đánh giá chất lượng học tập
của học viên đào tạo ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay [49], khác với
cách tiếp cận đánh giá chất lượng học tập của học viên theo phương pháp
truyền thống trước đây, cách đánh giá chỉ dựa trên kết quả điểm số của mơn
học, khóa học. Tác giả đã bàn nhiều về khía cạnh quản lý, trên phân tích cơ sở
lý luận và thực tiễn của việc đánh giá chất lượng học tập của học viên như
việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính khách quan, chính xác của việc
đánh giá kết quả học tập của học viên, phương pháp đánh giá, những yêu cầu
cơ bản của việc đánh giá chất lượng học tập của học viên, đặc biệt là việc khảo
sát đánh giá nghiêm túc thực trạng hoạt động đánh giá của các lực lượng tham
gia vào quá trình đánh giá... trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất ba nhóm giải pháp
(giải pháp về cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng; giải pháp về cơng tác quản lý
chỉ đạo và điều hành quá trình đào tạo; giải pháp về nghiệp vụ kiểm tra đánh giá)
trong đó đáng chú ý là nhóm giải pháp về cơng tác quản lý chỉ đạo điều hành
đánh giá kết quả học tập của học viên.
Tác giả Phùng Văn Thiết trong công trình: Xây dựng các tiêu chí đánh
giá chất lượng giáo dục đào tạo bậc đại học ở Học viện Chính trị hiện nay
[107]. đã chỉ rõ những cơ sở để xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo
dục đào tạo bậc đại học ở Học viện Chính trị hiện nay như: Các quy định của
Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về


25

giáo dục đào tạo bậc đại học; Các quy định của Đảng uỷ quân sự trung ương, Bộ
Quốc phòng; Các quy định của Học viện Chính trị ... trên cơ sở đánh giá thực
trạng các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục đào tạo ở Học viện Chính trị hiện
nay, tác giả đã đề xuất các chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đào tạo bậc đại
học ở Học viện Chính trị hiện nay gồm: Chuẩn mơ hình, mục tiêu đào tạo; chuẩn

chương trình và kế hoạch đào tạo; chuẩn tiến trình và kế hoạch đào tạo; chuẩn
phương pháp dạy học; chuẩn hoạt động QLGD đào tạo; chuẩn cơ sở kĩ thuật
trường học; công cụ phương tiện phục vụ giáo dục đào tạo.
Tác giả Trịnh Khắc Thẩm trong công trình: Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, giải pháp hàng đầu để nâng cao chất lượng đào tạo
[102], tác giả đã đề xuất 4 giải pháp trong đó có giải pháp: Đổi mới nâng cao
năng lực người lãnh đạo quản lý và phương pháp quản lý trong nhà trường”
bởi vì, theo lí giải của tác giả thì nhà lãnh đạo và nội dung lãnh đạo là hai
thành tố quan trọng tạo ra chất lượng hiệu quả hoạt động lãnh đạo; họ đóng
vai trị như chiếc đầu tầu kéo toàn bộ những con người và toàn bộ hoạt động
của tổ chức. Vì vậy muốn chất lượng hiệu quả lãnh đạo tốt trước hết phải
nâng cao năng lực người lãnh đạo. Theo tác giả, nội dung đổi mới, nâng cao
năng lực người lãnh đạo phải được tiến hành toàn diện, cả về tư duy, nhận
thức, phương pháp quản lý; Xây dựng tổ chức; triển khai các kế hoạch, đề án.
Tác giả Phạm Thành Trung, Quản lý đánh giá kết quả học tập khoa học xã
hội nhân văn của học viên ở các trường đại học quân sự [114], Luận án đã tập
trung xây dựng được khung lý thuyết về đánh giá và quản lý đánh giá kết quả học
tập; Phân tích thực trạng đánh giá và quản lý đánh giá kết quả học tập khoa học xã
hội và nhân văn. Đề xuất được một hệ thống biện pháp chủ yếu và khẳng định
tính hiệu quả của các biện pháp trong quản lý đánh giá kết quả học tập khoa học
xã hội và nhân văn của học viên ở các trường đại học quân sự hiện nay.
Tác giả Cấn Thị Thanh Hương, Nghiên cứu quản lý kiểm tra đánh giá
kết quả học tập trong giáo dục đại học ở Việt Nam [63]. Luận án đã luận giải


26

khá sâu sắc các vấn đề về kiểm tra đánh giá, đặc biệt là vấn đề đo đạc việc
thực hiện trong đánh giá và tác giả đã xác định 3 nhóm giải pháp quản lý đánh
giá kết quả học tập bao gồm: Hồn thiện chính sách về kiểm tra đánh giá kết
quả học tập; thay đổi môi trường kiểm tra đánh giá trong trường đại học (nâng

cao nhận thức, đầu tư kinh phí, đào tạo cán bộ, tăng cường thanh tra); đổi mới
mơ hình kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học (phân cấp
quản lý, hình thành mạng lưới các trung tâm khảo thí)
Tác giả Lê Thị Mỹ Hà, Xây dựng quy trình đánh giá kết quả học tập của
học sinh trung học cơ sở [41]. Luận án đã tập trung xây dựng quy trình đánh giá
kết quả học tập của học sinh trung học cơ sở theo tác giả, công tác quản lý không
chỉ bao gồm quản lý các nguồn lực, đội ngũ giáo viên, vấn đề tài chính, tuyển
sinh... mà thơng qua đó còn giúp cho hoạt động lãnh đạo nắm chắc được chất
lượng học tập của học sinh để chỉ đạo đổi mới chương trình và kế hoạch hành
động, các quyết định về chính sách nhằm đạt tới các mục tiêu giáo dục.
3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã
được cơng bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
3.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học đã
được cơng bố
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các cơng trình nghiên cứu
có liên quan đến đề tài luận án, tác giả nhận thấy những thành tựu cơ bản mà
các cơng trình mang lại là khá tồn diện, góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề
về lý luận và thực tiễn về quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
Thứ nhất, các cơng trình tiếp cận với nhiều hướng khác nhau, nhưng có
một điểm chung của các cơng trình nghiên cứu trên đều thống nhất khẳng
định sự cần thiết quản lý đánh giá kết quả học tập của sinh viên, nhất là trong
bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.


×