Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHUYÊN đề NHÀ nước PHÁP QUYỀN và NHÀ nước PHÁP QUYỀN xã hội CHỦ NGHĨA ở VIỆT NAM SAU đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.6 KB, 43 trang )

1

Chuyên đề: NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ NHÀ NƯỚC
PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Phần 1: Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích yêu cầu:
- Giới thiệu cho người học những kiến thức cơ bản về nhà nước pháp
quyền và NNPQ XHCN Việt Nam hiện nay;
- Định hướng giúp H trên cương vị công tác vận dụng vào xây dựng
NNPQ XHCN ở nước ta hiện nay
2. Yêu cầu:
- Nắm được những tư tưởng cơ bản về NNPQ trong lịch sử; quan điểm chủ
nghĩa Mác –Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, và quá trình phát triển tư duy của
Đảng ta về Nhà nước pháp quyền XHCN
- Nắm chắc quan điểm, yêu cầu và phương hướng, giải pháp xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì
Nhân dân hiện nay.
II. NỘI DUNG

Bố cục 3 phần

I. Những vấn đề chung về nhà nước pháp quyền
I. Qúa trình nhận thức của Đảng ta về nhà nước pháp quyền và đặc trưng
cơ bản của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
III. Quan điểm, yêu cầu và phương hướng, giải pháp xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
III. THỜI GIAN: 4 tiết
IV. ĐỊAĐIỂM: Giảng đường
V. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP
- Tổ chức: Lên lớp tập trung tại hội trường


- Phương pháp:
Kết hợp hình thức diễn giảng với sử dụng trình chiếu Powerpoint; hướng
dẫn người học tự nghiên cứu với phân tích làm rõ những vấn đề quan trọng.
Học viên nghe ghi theo ý hiểu, tìm đọc tài liệu tham khảo để mở rộng kiến
thức của bản thân


2

VI. VẬT CHẤT ĐẢM BẢO:
1. Vật chất: Giáo án, tài liệu, phần mềm trình chiếu, phấn bảng
2. Tài liệu:
* Tài liệu bắt buộc:
1. Học viện Chính trị - Tập bài giảng Nhà nước pháp quyền (dùng cho đào
tạo cao học xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước) – H. 12.2013
2. Các chuyên đề bài giảng Lý luận Chính trị cao cấp, Học viện CT-HC
quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb CT-HC, H. 2011.
3. Các chuyên đề bài giảng chính trị học, Học viện Chính trị-hành chính
quốc gia HCM, Nxb CT-HC, H.2010.
4. Văn kiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung
ương (khóa VII) Nxb CTQG. H.1995
5. Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, tháng
11-1994, Lưu hành nội bộ.
6. Văn kiện Hội nghị lần thứ Ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII
Nxb CTQG. H. 1997
7. Văn kiện Hội nghị lần thứ Bẩy Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII,
Nxb CTQG. H. 1999
8. Nghị Quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII; VIII; IX; X;
XI.
* Tài liệu tham khảo:

1. Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn/ PTS.Nguyễn Văn Niên.- H.: Chính trị quốc gia; 1996. - 204tr., 19cm.
2. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì
dân.-H.:Quân đội Nhân dân; 2003. - 592tr., 27cm
3. Cơ sở lý luận và thực tiễn về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của dân, do dân, vì dân; Chương trình KX.04. Đề tài khoa học cấp Nhà nước.
Mã số KX.04.01/ Nguyễn Duy Quý.- H.; 2004
4. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì
dân; Kỷ yếu hội thảo khoa học. Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà
nước giai đoạn 2001 - 2005. Mã số KX.04- Quyển I.- H. Viện Khoa học xã hội
Việt Nam; 2002. - 150tr.
5. Xây dựng Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng/ LS.
Nguyễn Văn Thảo.- H.: Tư pháp; 2006. - 532 tr., 24 cách mạng
6. Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì
dân: Thông tin chuyên đề phục vụ nghiên cứu và giảng dạy; Lưu hành nội bộ/
Viện Thông tin Khoa học.- H.: Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh;
2007. - 130tr.


3
7. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì
dân.- H.: Quân đội Nhân dân; 2003. - 592tr., 27cm
8. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam lý luận và
thực tiễn: Sách chuyên khảo/ PGS, TS. Nguyễn Văn Mạnh.- H.: Chính trị quốc
gia; 2010. - 272tr., 20,5cm
9. Phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân, vì Nhân dân/ Nguyễn Phú Trọng.- H.: Chính trị quốc
giaSự thật; 2011. - 742tr., 22cm
10. Quá trình nhận thức và phát triển tư tưởng về Nhà nước pháp
quyền trongcác văn kiện của ĐCSVN thời kỳ đổi mới.- H.: Lý luận chính trị;

2008.
11Tr.

Phần 2: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
I. THỦ TỤC LÊN LỚP
- Nhận báo cáo, kiểm tra công tác chuẩn bị học tập của học viên.
- Báo cáo cấp trên (nếu có)
II. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI
NỘI DUNG

Phần 1

THỜI GIAN

PHƯƠNG PHÁP

60 ph

Thuyết trình + Nêu vấn đề

VẬT CHẤT

Giáo

án,

Powerpoint
Phần 2

40 ph


Thuyết trình + Nêu vấn đề

Giáo

án,

Powerpoint
Phần 3

60 ph

Thuyết trình + Nêu vấn đề

Giáo
Powerpoint

III. KẾT THÚC GIẢNG BÀI
- Định hướng nội dung ôn tập.
- Nhận xét kết quả buổi học.

án,


4

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

1. Những tư tưởng về nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa

1.1. Tư tưởng nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng nhân loại.
Tư tưởng Nhà nước pháp quyền xuất hiện rất sớm trong lịch sử tư tưởng
nhân loại, ngay từ khi xuất hiện nhà nước cổ đại và được tiếp tục phát triển,
nhất là trong thời kỳ cách mạng tư sản.
a. Tư tưởng Nhà nước pháp quyền thời kỳ cổ đại
* Ở phương Tây: các nhà tư tưởng đại diện: Đêmôcrít, Xôcrát, Platôn,
Arixtốt, Xixêrôn, Xôlông...
Những tư tưởng chính:
- Thấy được vai trò của pháp luật trong việc duy trì trật tự của các thành
bang, pháp luật là chỗ dựa cho việc cai trị xã hội
- Đưa các lý giải về sự công bằng, công lý, dân chủ
- Thừa nhận pháp luật xuất phát từ nhà nước, nhưng pháp luật phải tuân thủ
quyền tự nhiên của con người
Xôlông (638-559 TCN) có thể coi là người đầu tiên nêu ý tưởng về nhà
nước pháp quyền khi ông chủ trương cải cách nhà nước bằng việc đề cao vai trò
của pháp luật.
Xôcrát (469-399 TCN) quan niệm về công lí trong sự tuân thủ pháp luật.
Theo ông, xã hội không thể vững mạnh và phồn vinh nếu các pháp luật hiện
hành không được tuân thủ, giá trị của công lí (pháp luật) chỉ có được trong sự
tôn trọng pháp luật.
Đêmôcrít (460-370 TCN) cho rằng, đạo đức cao nhất trong xã hội là
công lý sống theo pháp luật; đạo đức là pháp luật cao nhất, còn pháp luật là đạo
đức thấp nhất.


5
Platon (427-374 TCN) phát triển ý tưởng về sự tôn trọng pháp luật ở một
góc độ khác - từ phía nhà nước. Theo ông, tinh thần thượng tôn pháp luật phải
là nguyên tắc, bản thân nhà nước và các nhân viên nhà nước phải tôn trọng
pháp luật; nhà nước sẽ suy vong nếu pháp luật không còn hiệu lực hoặc chỉ

phụ thuộc vào chính quyền; ngược lại, nhà nước sẽ hồi sinh nếu có sự ngự trị
của pháp luật và những nhà chức trách coi trọng nguyên tắc thượng tôn PL
Arixtôt (384-322 TCN) bổ sung khía cạnh mới về mối quan hệ giữa chính
trị và pháp luật (chính trị được hiểu theo nghĩa là nhà nước). Theo ông, cần thiết
phải có sự phù hợp giữa chính trị và pháp luật, vì vậy, việc đề cao pháp luật
phải gắn với cơ chế, hệ thống các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước. Tuy
Arixtôt chưa đưa ra được lí thuyết về phân quyền nhưng ông đã nêu ý tưởng về
sự cần thiết phải tổ chức nhà nước một cách quy củ để bảo đảm sự công bằng
của pháp luật: “Nhà nước nào cũng phải có cơ quan làm ra luật, cơ quan thực
thi pháp luật và toà án”.
Xixêrôn (106-43 TCN) tiếp tục phát triển ý tưởng của Aristôt đến trình
độ cao hơn, ông đưa ra quan niệm mới về nhà nước, coi nhà nước là "một cộng
đồng pháp lí", "một cộng đồng được liên kết với nhau bằng sự nhất trí về pháp
luật và quyền lợi chung" và đề xuất nguyên tắc: "Sự phục tùng pháp luật là bắt
buộc đối với tất cả mọi người". Theo ông, pháp luật là công cụ của nhà nước, là
vũ khí của Nhân dân, pháp luật bảo vệ Nhân dân, Nhân dân có trách nhiệm bảo
vệ pháp luật.
* Ở phương đông: tư tưởng về nhà nước pháp quyền xuất hiện đầu tiên ở
Trung Quốc cổ đại, vào cuối thời Xuân Thu, đầu thời Chiến Quốc. Người đời
sau gọi đó là tư tưởng pháp trị và trường phái tư tưởng này được gọi là “Pháp
gia”. Tuy chủ trương chung là dùng pháp luật để trị nước, song các nhà tư tưởng
thuộc pháp gia có những ý kiến không thống nhất.
Quản Trọng, người đã làm cho nước Tề thành "bá" từ sáu thế kỷ trước
công nguyên đã từng khẳng định: "Pháp [luật] là cái quy tắc của thiên hạ…


6
Quan sai khiến dân mà có pháp [luật] thì dân theo, không có pháp [luật] thì dân
dừng lại. Dân lấy pháp [luật] chống nhau với quan. Người dưới lấy pháp [luật]
phục vụ người trên, cho nên bọn dối trá không thể lừa chủ, bọn ghen ghét không

thể có cái bụng kẻ giặc, bọn xu nịnh không thể khoe cái khéo, ngoài ngàn dặm
không dám làm điều trái" (Quản Tử. Quyển 21).
Thương Ưởng (390-338 TCN) đứng đầu nhóm trọng "pháp", cho rằng,
“pháp luật” là yếu tố quan trọng nhất; bởi vì: nếu pháp luật đầy đủ, nghiêm
minh thì nước mạnh, nếu pháp luật thiếu, yếu, lỏng lẻo thì nước yếu.
Thận Đáo (370-290 TCN) nhấn mạnh tầm quan trọng của “thế” nghĩa là
coi trọng địa vị, uy tín, trình độ của những người nắm pháp luật mà cụ thể là
Vua và hệ thống quan lại.
Thân Bất Hại (401-337 TCN) khẳng định, “thuật” (phương pháp, sách
lược) là nhân tố có tầm quan trọng trong đường lối trị nước đó là thuật bổ nhiệm
quan lại dựa trên chính danh, trên nhu cầu thực tế, thuật giám sát và thưởng
phạt dựa trên nguyên tắc “theo danh mà trách thực”, “theo việc mà trách công”
quan lại phải chịu trách nhiệm và bổn phận về việc mình làm, không đổ lỗi cho
người khác, cho hoàn cảnh, không trốn tránh trách nhiệm.
Hàn Phi Tử (khoảng 280–233 TCN), với tư cách là đại biểu điển hình, là
linh hồn của pháp gia, đã tiếp thu điểm ưu trội của ba trường pháp “pháp”,
“thuật”, “thế” để xây dựng và phát triển một hệ thống lý luận pháp trị tương đối
hoàn chỉnh và tiến bộ so với đương thời. Coi pháp luật là công cụ hữu hiệu để
đem lại hoà bình, ổn định và công bằng, Hàn Phi đã đề xuất tư tưởng dùng luật
pháp để trị nước. Ông đưa ra một số nguyên tắc cơ bản trong xây dựng và thực
thi pháp luật, như pháp luật phải nghiêm minh, không phân biệt sang hèn, mọi
người đều bình đẳng trước pháp luật... Với những tư tưởng đó, học thuyết của
Hàn Phi được người xưa gọi là “học thuyết của đế vương”.
Ông cho rằng: : "Pháp luật không hùa theo người sang. Sợi dây dọi không
uốn mình theo cây gỗ cong. Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không


7
thể từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh kẻ đại thần,
thưởng cái đúng không bỏ sót kẻ thất phu. Cho nên điều sửa chữa được sự sai

lầm của người trên, trị được cái gian của kẻ dưới, trừ được loạn, sửa được điều
sai, thống nhất đường lối của dân không gì bằng pháp luật" (Hàn Phi Tử. Quyển
2. Thiên VI)
Phái pháp gia bị phái nho gia vốn chủ trương "đức tri" "nhân
tri"chống lại kịch liệt. Khổng Tử nói: "sở dĩ dân có thể tôn quý người sang,
người sang nhờ thế giữ gìn được cơ nghiệp mình. Người sang người hèn không
lẫn lộn, cái đó gọi là pháp độ… Nay bỏ pháp độ này mà làm cái vạc ghi pháp
luật, thì dân chỉ biết cái vạc lấy gì để tôn quý (người sang) ? Người sang còn có
cơ nghiệp nào để giữ Người sang kẻ hèn không có trên dưới, lấy gì để làm
thành nước?" (Tả truyện. Quyển 26).
-> Thực chất là công cụ của kẻ đang nắm được quyền lực muốn
duy trì hiện trạng của sự bất công, phân biệt kẻ sang, người hèn, bắt "người
hèn" sợ uy lực và khuất phúc "kẻ sang".
"Nhân tri', " đức tri" chẳng qua là sự tuỳ tiện của người có quyền. May
mắn mà người cầm quyền có "đức", có "nhân" thì dân được nhờ. Vô phúc vớ
được kẻ hôn quân, tên bạo chúa thì dân đành chịu vậy. Mà trò đời, đã nắm được
quyền thì muốn giữ riệt lấy quyền ấy, mấy ai mà chịu "từ chức", “nhường
ngôi”! ấy thế nhưng, nhìn lại lịch sử của đất nước từng là quê hương của "pháp
gia" hay "nho gia" ấy, người ta nghiệm ra rằng, trong các cuộc "tranh bá, đồ
vương”, những nước cố giữ lấy "pháp độ" thì sớm suy vong còn những nước
chịu theo “pháp tri" thì hùng cường lên để có thể thôn tính các nước khác!
b. Tư tưởng nhà nước pháp quyền thời cận đại
Các nhà tư tưởng đại diện bao gồm: Lốccơ, Môngtexkiơ, Rútxô, Kant,
Hêghen...
Những tư tưởng chính về Nhà nước pháp quyền thời kỳ này bao gồm:


8
- Thừa nhận quyền con người và quyền đó phải được thể chế và bảo đảm
bằng pháp luật.

- Khẳng định rõ nguồn gốc quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân.
- Quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc phân quyền (tam
quyền phân lập), dùng quyền lực để kiểm soát quyền lực.
- Nhà nước phải được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
J.Lốccơ (1632-1704) nhà tư tưởng người Anh, đại diện tiêu biểu cho
trường phái “Pháp luật tự nhiên”, cho rằng ở đâu không có pháp luật ở đó không
có tự do, ông cũng là người đầu tiên đưa ra tư tưởng về quan hệ giữa nhà nước
và Nhân dân, đó là; “mỗi cá nhân được phép làm tất cả những gì pháp luật
không cấm”, ngược lại “nhà nước cấm không được làm gì mà pháp luật không
cho phép”. Điểm nổi bật trong tư tưởng J.Lốccơ là sự phân chia quyền lực nhà
nước, trong đó chủ quyền Nhân dân là nền tảng bảo đảm cho sự tồn tại của nhà
nước, việc điều hành nhà nước phải dựa trên các đạo luật do Nhân dân tuyên bố
và biết rõ về chúng. Chủ quyền Nhân dân cao hơn chủ quyền nhà nước do họ
thành lập.
Môngtexkiơ (1689-1755) nhà tư tưởng người Pháp tiếp tục phát triển tư
tưởng phân chia quyền lực trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, cho
rằng nếu quyền lập pháp và hành pháp nằm trong tay một người hoặc một cơ quan,
cũng như khi quyền tư pháp không tách khỏi hai nhánh quyền lực kia sẽ không có
tự do, còn nếu quyền tư pháp hợp nhất với quyền hành pháp thì tòa án sẽ có khả
năng trở thành kẻ đàn áp và tất cả sẽ bị hủy diệt nếu như quyền lực nằm trong tay
một người hay một cơ quan hợp nhất cả ba quyền này.
Kant (1724-1804) nhà triết học người Đức cho rằng, Nhà nước pháp quyền
là sự hợp nhất của xã hội, trong đó mọi người biết phục tùng các đạo luật được
xây dựng theo ý chí của Nhân dân. Ông ủng hộ cao việc áp dụng nguyên tắc
phân chia quyền lực nhà nước, theo ông ở đâu có phân quyền thì ở đó có Nhà
nước pháp quyền, nếu không thì chỉ là nhà nước chuyên quyền – nơi ý chí của


9
cá nhân có thể quyết định tất cả. Vì vậy, chủ quyền phải thuộc về Nhân dân,

Nhân dân là người lập ra nhà nước, quyền lực nhà nước là thuộc về Nhân dân
không thuộc về một cá nhân hay tập đoàn nào.
Hêghen (1770-1831) nhà triết học người Đức tìm kiếm mô hình Nhà nước
pháp quyền xung quanh việc giải quyết quan hệ giữa Nhà nước pháp quyền với
công dân, theo ông đây là hai vấn đề có quan hệ mật thiết với nhau không thể
tách rời, trong đó mọi công dân đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ theo quy
định của pháp luật, công dân thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nhà nước,
ngược lại nhà nước thông qua việc xây dựng pháp luật mà bảo đảm các quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân.
*Tóm lại, các nhà tư tưởng lý luận thời kỳ này tuy có những cách tiếp
cận khác nhau và còn hạn chế về thế giới quan, nhưng đều đề cập đến vai trò,
vị trí, mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật, đều thống nhất cho rằng: nhà
nước phải tuân theo pháp luật, đặt mình dưới pháp luật; pháp luật phải phản
ánh được lợi ích và ý chí chung của nhân dân; bảo đảm mọi quyền bình đẳng
trước pháp luật mới bảo đảm được tự do, dân chủ và chủ quyền của nhân dân.
c. Những đặc trưng cơ bản về nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư
tưởng nhân loại
Nhìn chung, lý luận về Nhà nước pháp quyền là hệ thống các quan điểm,
tư tưởng rất phức tạp, phong phú và có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng
nghiên cứu về tư tưởng Nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng nhân loại
có thể khái quát những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền như sau:
Một là, Nhà nước pháp quyền là tổ chức chính trị của nhân dân, bảo đảm
chủ quyền của Nhân dân
Hai là, Nhà nước pháp quyền là nhà nước tôn trọng pháp luật, bảo đảm
tính tối cao của hiến pháp và pháp luật trong đời sống xã hội, trong đó Hiến
pháp, pháp luật phải phản ánh ý chí chung của nhân dân, lợi ích chung của xã
hội.
Ba là, Nhà nước pháp quyền công nhận, tôn trọng thực hiện và bảo vệ
quyền công dân. Tức là nhà nước pháp quyền tư sản không chỉ công nhận và
tuyên bố các quyền tự do dân chủ của công dân mà còn phải bảo đảm thực hiện và



10
bảo vệ khi các quyền đó bị xâm hại. Tự do của một người là được làm những gì
pháp luật không cấm trong khuôn khổ không xâm phạm đến tự do của người khác.
Pháp luật chỉ cấm những gì có hại cho xã hội.
Bốn là, Nhà nước pháp quyền là nhà nước chịu trách nhiệm trước công
dân về những hoạt động của mình, còn công dân phải thực hiện các nghĩa vụ
đối với nhà nước và chịu trách nhiệm pháp lý về những hành vi vi phạm pháp
luật của mình.
Năm là, Nhà nước pháp quyền phải có hình thức tổ chức quyền lực nhà
nước thích hợp và có cơ chế giám sát sự tuân thủ pháp luật, xử lý các vi phạm
pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được thực hiện.
Theo các nhà tư tưởng của Nhà nước pháp quyền, hình thức tổ chức quyền
lực nhà nước thích hợp trong Nhà nước pháp quyền là phân chia và kiểm soát lẫn
nhau giữa ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp (tam quyền phân lập). Nói cách
khác, Nhà nước pháp quyền phải bảo đảm tính pháp quyền của các thiết chế
quyền lực nhà nước mà người chủ của nó là nhân dân và xác lập sự tôn trọng
hiến pháp (xây dựng Hiến pháp và chế độ bảo hiến).
Sáu là, Nhà nước pháp quyền là nhà nước bảo đảm sự độc lập của tòa án
và tính dân chủ, minh bạch của pháp luật.
Để bảo đảm sự tuân thủ pháp luật, xử lý nghiêm mọi vi phạm vi phạm
pháp luật, phải bảo đảm sự độc lập của tòa án và tính chất dân chủ, minh bạch
của pháp luật.
Đây là những đặc trưng ưu việt hơn hẳn nhà nước phong kiến trong lịch
sử hình thành phát triển các kiểu nhà nước.
d. Nhà nước pháp quyền dưới chủ nghĩa tư bản
* Quá trình hiện thực hóa nhà nước pháp quyền ở các nước tư bản chủ
nghĩa đã điễn ra trong nhiều thập kỷ qua, nhưng cho đến nay không phải mọi
quan niệm, mọi đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền đã được hiện thực

hóa đầy đủ và triệt để trong các nước tư bản chủ nghĩa hiện đại.
Tuy có một số quan niệm chung về vị trí, vai trò, đặc trưng của nhà nước
pháp quyền, nhưng thực tế lịch sử cho thấy quá trình xây dựng nhà nước pháp
quyền ở các nước tư bản chủ nghĩa đã diễn ra khá đa dạng, không đồng đều,


11
không thuần nhất cả về mô hình thể chế, phương thức tổ chức, cơ chế vận hành.
Sự không thuần nhất đó xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản là:
+ Thứ nhất, là do sự biến đổi vị trí, tính chất, vai trò lịch sử của giai cấp tư
sản cầm quyền. Sự biến đổi này quy định những hạn chế lịch sử của giai cấp tư
sản trong tổ chức, xây dựng nhà nước pháp quyền; đặc biệt là hạn chế vai trò
của Nhân dân, thực hiện dân chủ hạn hẹp trong sự thống trị của giai cấp tư sản.
+ Thứ hai là, do những đặc điểm lịch sử cụ thể của mỗi nước tư bản chủ
nghĩa, truyền thống lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, đặc điểm cơ cấu
xã hội - giai cấp, tương quan so sánh lực lượng giữa các giai cấp, tầng lớp xã
hội, đặc điểm tâm lý dân tộc... mà quy định sự đa dạng trong mỗi nhà nước tư
sản.
* Những đặc điểm mới của Nhà nước pháp quyền tư sản hiện đại
+ Một là, có xu hướng tuyệt đối hóa vai trò quản lý xã hội bằng pháp luật: cả
nhà nước và công dân đều có xu hướng sử dụng thuần túy kênh pháp luật để
điều chỉnh các quan hệ xã hội và bảo vệ lợi ích của mình, ít chú ý tới các kênh
đạo đức, tình thương và trách nhiệm của cá nhân cũng như cộng đồng.
+ Hai là, các chính đảng có vai trò rất lớn trong tổ chức, xây dựng nhà nước
pháp quyền: các chính đảng của giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước tư bản
chủ nghĩa hiện đại dù khác nhau về hình thức tổ chức, xu hướng chính trị, cơ sở
xã hội - giai cấp... song đều nắm giữ quyền tổ chức, xây dựng và sử dụng nhà
nước pháp quyền như một công cụ chủ yếu trong bảo vệ lợi ích của giai cấp
thống trị và quản lý, điều hành xã hội.
+ Ba là, có xu hướng bảo lưu các đặc điểm riêng về mô hình thể chế, về

phương thức tổ chức, xây dựng và và sử dụng nhà nước pháp quyền phù hợp
với đặc điểm lịch sử cụ thể của mỗi nước tư bản chủ nghĩa.
+ Bốn là, vai trò cơ quan hành pháp được mở rộng, có xu hướng lấn át so
với cơ quan lập pháp.


12
1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa
* Tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen
C.Mác, Ăngghen dù chưa sử dụng khái niệm Nhà nước pháp quyền
không chính thức nói đến Nhà nước pháp quyền như là một trong những nội
dung chính yếu trong học thuyết của mình nhưng những tư tưởng cốt lõi và đặc
trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền đã được đề cập sâu sắc theo quan điểm
khoa học và cách mạng, đó là xây dựng một nhà nước kiểu mới hợp hiến, hợp
pháp thể hiện chủ quyền của nhân dân, một hệ thống pháp luật dân chủ triệt để,
pháp chế nghiêm minh theo hướng giải phóng con người, bảo vệ quyền con
người.
Tư tưởng Nhà nước pháp quyền của C.Mác, Ph.Ăngghen tập trung chủ
yếu vào các yếu tố chủ yếu liên quan đến Nhà nước pháp quyền đó là: pháp
luật, nhà nước gắn với chủ quyền và quyền tự do dân chủ của nhân dân.
+ Về pháp luật:
- Pháp luật luôn có tính giai cấp, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị
về chính trị và kinh tế.
Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản C.Mác, Ph.Ăngghen khẳng
định: pháp luật luôn có tính giai cấp, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị về
chính trị và kinh tế. Pháp luật phải phản ánh thực tại khách quan và lợi ích
chung của xã hội, quan hệ xã hội.
Theo C.Mác, pháp luật chẳng qua chỉ là ý chí của giai cấp được năng
lên thành luật, các giai cấp thống trị đều cụ thể hóa quan điểm, mục tiêu,

quyền và lợi ích chính trị của mình thông qua luật pháp để buộc các giai cấp
khắc phải phụ tùng.
- Luật pháp tối thượng trong nhà nước pháp quyền chính là ý chí của
Nhân dân, phản ánh các quyền của Nhân dân
Ngay từ những năm 1842-1843 trong tranh luận về tự do báo chí,
C.Mác đã khẳng định vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ quyền tự do dân
chủ của nhân dân.
C.Mác: “Dưới chế độ dân chủ, không phải con người tồn tại vì luật pháp, mà
luật pháp tồn tại vì con người; ở đây sự tồn tại của con người là luật pháp, trong


13
khi đó thì dưới những hình thức khác của nhà nước con người lại là tồn tại được
quy định bởi luật pháp ”. Do đó, “trong chế độ dân chủ thì bản thân nhà nước
chính trị chỉ là một dạng đặc thù của Nhân dân, chỉ là hình thức tồn tại đặc biệt
của Nhân dân thôi”. Nhà nước pháp quyền với ý nghĩa đó, không làm ra luật
pháp, như C.Mác đã khẳng định: “quyền lập pháp không tạo ra luật pháp, - nó
chỉ phát hiện và nêu luật pháp”.
Hay nói cách khác, luật pháp tối thượng trong nhà nước pháp quyền chính là
ý chí của Nhân dân, phản ánh các quyền của Nhân dân. Như vậy nhà nước pháp
quyền mới có khả năng tồn tại với tư cách thực chất là nhà nước.
Theo nguyên tắc mọi người bình đẳng trước pháp luật thì trong Nhà nước
pháp quyền, pháp luật trở thành tối thượng. Mọi thành viên xã hội, kể cả nhà
nước, cán bộ, công chức nhà nước đều phải tuân thủ pháp luật, xử sự đúng yêu
cầu của pháp luật, không có ngoại lệ. Chỉ có như vậy pháp luật mới trở thành
chuẩn mực chung, là thước đo hành vi của mọi người.
+ Về nhà nước:
Một là, nhà nước kiểu mới phải giải phóng con người, bảo đảm sự phát
triển tự do tối đa và phát triển toàn diện con người.
Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản C.Mác, Ph.Ăngghen chủ trương

xây dựng xây dựng một chế độ dân chủ triệt để, trong đó tự do của mỗi người
là điều kiện phát triển tự do của tất cả mợi người; nhà nước kiểu mới phải giải
phóng con người, bảo đảm sự phát triển tự do tối đa và phát triển toàn diện con
người. Muốn vậy, phải biến nhà nước từ cơ quan đứng trên xã hội thành cơ
quan hoàn toàn phục vụ xã hội . Dân chủ trong nhà nước kiểu mới là dân chủ do
nhân dân tự quy định, là bước chuyển từ xã hội thần dân sang xã hội công dân.
Hai là, Nhà nước pháp quyền phải bảo đảm chủ quyền của nhân dân, tất
cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Phân tích vấn đề này C.Mác cho rằng ngay cả cơ quan nhà nước có chủ
quyền, thực hiện quyền lực của mình cũng chỉ là đại biểu cho chủ quyền của
nhân dân.
Ba là, Nhà nước pháp quyền dân chủ phải có thiết chế ngăn ngừa sự tùy
tiện lạm quyền của công chức nhà nước
* Tư tưởng của V.I.Lê nin:


14
+ Về nhà nước:
Một là, xây dựng nhà nước và xã hội mới phải hướng đến một xã hội dân
chủ rộng rãi, giải phóng con người và phát triển toàn diện con người
V.I.Lênin tiếp thu tư tưởng của C.Mác, P.Ănghen và phát triển tư tưởng
Nhà nước pháp quyền hoàn bị hơn. Tư tưởng Nhà nước pháp quyền của
V.I.Lênin chủ yếu thể hiện trong tư tưởng về Nhà nước và cách mạng, về xây
dựng xã hội mới, xây dựng nhà nước kiểu mới. V.I.Lênin hướng đến một xã hội
dân chủ rộng rãi, giải phóng con người và phát triển toàn diện con người.
V.I.Lênin chỉ rõ: mục đích của chính quyền Xô viết là thu hút những
người lao động tham gia vào quản lý nhà nước và việc thu hút được những
người lao động tham gia vào quản lý nhà nước là một trong những ưu thế quyết
định của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Hai là, xây dựng nhà nước kiểu mới - nhà nước không còn nguyên nghĩa,

nhà nước nửa nhà nước, nhà nước quá độ để rồi chuyển dần đến chế độ tự quản
của nhân dân
V.I.Lênin khái quát nhiều quan điểm về xây dựng nhà nước kiểu mới
như: nhà nước không còn nguyên nghĩa, nhà nước nửa nhà nước, nhà nước quá
độ để rồi chuyển dần đến chế độ tự quản của nhân dân. Muốn vậy, trước mắt
phải thực hiện chế độ dân chủ mà nội dung cơ bản là quyền bầu cử, quyền tham
gia quản lý nhà nước, quyền bãi miễn, quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của
bộ máy nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước.
Ba là, xây dựng Nhà nước đòi hỏi bộ máy chính quyền phải thật sự là của
nhân dân lao động, phải thật sự bảo đảm dân chủ, phải đưa pháp luật lên trên
hết.
Theo V.I.Lênin, nếu không rơi vào không tưởng thì không thể nghĩ rằng
sau khi lật đổ chủ nghĩa tư bản, người ta tức khắc có thể làm việc cho chủ nghĩa
xã hội mà không cần phải có một tiêu chuẩn pháp quyền nào cả. Trong xây
dựng Nhà nước Xôviết, Lênin đòi hỏi bộ máy chính quyền phải thật sự là của
nhân dân lao động, phải thật sự bảo đảm dân chủ, phải dùng pháp luật (pháp
luật Xô viết) để đấu tranh chống sự lề mề, quan liêu, hối lộ (tức là phải sử dụng
pháp luật, đưa pháp luật lên trên hết).
+ Về pháp luật:
Một là, đề cao vai trò của pháp luật, pháp chế trong quản lý xã hội mới.


15
- V.I.Lênin khẳng định vai trò của pháp luật và pháp chế trong quản lý xã
hội mới, coi đó là một trong những điều kiện cơ bản để xây dựng thành công
chủ nghĩa xã hội. Ông nhấn mạnh rằng: nhà nước xã hội chủ nghĩa phải dùng
phương pháp căn cứ vào luật lệ của mình là điều kiện và đủ cho chủ nghĩa xã
hội thắng lợi triệt để. Khi chuyển sang chính sách kinh tế mới, Người nhấn mạnh:
Những hình thức quan hệ mới được xác lập trong quá trình cách mạng và trên cơ sở
của chính sách kinh tế do chính quyền thực hiện phải được thể hiện trong pháp luật,

được bảo vệ về mặt tư pháp.
Hai là, lần đầu tiên V.I.Lênin sáng tạo ra khái niệm pháp chế xã hội chủ
nghĩa.
- V.I.Lênin là người đã sáng tạo ra khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa
và là người trực tiếp chỉ đạo xây dựng tổ chức Viện kiểm sát nhân dân nhằm
bảo đảm pháp chế nghiêm minh và thống nhất
Như vậy, Học thuyết Nhà nước pháp quyền không chỉ có những tư tưởng
của các triết gia tư sản mà còn có cả sự đóng góp của những nhà kinh điển chủ
nghĩa xã hội khoa học: C.Mác, Ăngghen và Lênin.
* Những quan điểm cơ bản về Nhà nước pháp quyền của chủ nghĩa Mác
- Lênin
Các nhà kinh điển Mác - Lênin đề cập và vận dụng vào thực tiễn xây
dựng và củng cố Nhà nước xã hội chủ nghĩa – nhà nước kiểu mới của giai cấp
công nhân và Nhân dân lao động, bao gồm các vấn đề cơ bản như:
Một là, Xây dựng một nhà nước kiểu mới hợp hiến, hợp pháp, dân chủ, một
nhà nước mà pháp chế là nguyên tắc tối quan trọng trong đời sống nhà nước và
xã hội;
Hai là, Nhà nước có một hệ thống pháp luật đầy đủ và pháp luật được thực
hiện nghiêm minh, bảo đảm quyền con người, quyền công dân;
Ba là, Nhà nước là công cụ của Nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản;
Bốn là, nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân…


16
1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật
Mặc dù trong di sản tư tưởng, lý luận Hồ Chí Minh không đề cập đến
khái niệm Nhà nước pháp quyền nói chung và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa nói riêng, nhưng xét theo những yêu cầu và nội dung khoa học của Nhà
nước pháp quyền thì những tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà nước

kiểu mới, pháp luật kiểu mới nhà nước xã hội chủ nghĩa đã thể hiện khá đầy đủ và
sâu sắc những đặc trưng, nội dung cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của dân, do dân, vì dân.
Quan điểm, tư tưởng về Nhà nước pháp quyền của Hồ Chí Minh thể hiện
sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin với kế
thừa, chọn lọc kho tàng tri thức của nhân loại về Nhà nước pháp quyền và vận
dụng vào điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam.
Tư tưởng của Người về Nhà nước pháp quyền được thể hiện khá sớm và
phát triển gắn với quá trình tìm đường cứu nước và thực tiễn xây dựng nhà
nước kiểu mới ở Việt Nam sau năm 1945, tư tưởng đó dược thể hiện trong
nhiều văn kiện, nhất là trong tác phẩm Đường cách mệnh và Chánh cương vắn
tắt của Đảng, Các tác phẩm: Yêu sách của Nhân dân An Nam gửi Hội nghị
Vécxây (1919); Chương trình Việt minh (1941); Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945);
Chương trình hành động (3/9/1945); Hiến pháp 1946.v.v. đã thể hiện kết tinh trí
tuệ, tư duy của Hồ Chí Minh về Nhà nước Việt Nam sau một phần ba thế kỷ
hoạt động của Người.
Có thể khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền như
sau:
- Tư tưởng xuyên suốt, cốt lõi, bao trùm toàn bộ Tư tưởng Hồ Chí Minh
về nhà nước đó là Nhà nước xã hội chủ nghĩa, là nhà nước của dân, do dân, vì
dân, bảo đảm nền dân chủ thực sự; nhà nước mà bản chất của nó luôn có sự
thống nhất chặt chẽ giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân, tính
dân tộc.
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước hợp hiến, hợp pháp, quản lý xã
hội theo pháp luật và kết hợp chặt chẽ với giáo dục đạo đức.
- Pháp luật trong nhà nước xã hội chủ nghĩa là pháp luật dân chủ, thể hiện
được tự do, ý chí và lợi ích của nhân dân.


17

- Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước có trách nhiệm và chịu trách
nhiệm trước nhân dân; công dân phải làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước và xã
hội.
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân là nhà nước trong
sạch, ngăn chặn, loại trừ được quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các hiện
tượng tiêu cực khác trong bộ máy nhà nước.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thực sự là công bộc của nhân dân
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa phải có biện pháp kiểm tra, giám sát hoạt
động của bộ máy nhà nước và cán bộ, công chức.
II. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG TA VỀ NHÀ NƯỚC
PHÁP QUYỀN VÀ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP
QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1) Quá trình nhận thức của Đảng ta về nhà nước pháp quyền
- Trước Đại Hội Đảng VI, Đảng Cộng sản Việt Nam chưa sử dụng khái
niệm Nhà nước pháp quyền, tuy nhiên xét theo nội dung và yêu cầu khách quan
của Nhà nước pháp quyền thì đã được Đảng ta nhận thức và diễn đạt ngày càng rõ
nét.
- Từ sau Đại hội VI của Đảng, tư tưởng về Nhà nước pháp quyền từng
bước được thể hiện trong các văn kiện của Đảng, phản ánh quá trình nhận thức
ngày càng đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam về tư tưởng Nhà nước pháp
quyền trong lịch sử tư tưởng nhân loại, trong quan điểm tư tưởng của chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước kiểu mới dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Tiếp sau đó là quá trình tiếp tục phát triển nhận thức của Đảng ta về Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ngày càng sâu sắc và hoàn thiện, qua các kỳ
đại hội và các văn bản nghị quyết của Đảng.
- Trước Đại hội VII, Đường lối đổi mới do Đại hội VI khởi xướng đã đặt
ra chủ trương phải cải cách lớn bộ máy nhà nước, sửa đổi Hiến pháp 1980 đáp
ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Quá trình đó đòi hỏi phải tăng
cường nghiên cứu những vấn đề lý luận về nhà nước và pháp luật và vai trò

định hướng xây dựng nhà nước và pháp luật trong điều kiện Đảng cầm quyền.
Kết quả của quá trình nghiên cứu này được phán ánh trong tác phẩm Xây dựng


18
nhà nước của nhân dân thành tựu, kinh nghiệm, đổi mới của đồng chí Đỗ Mười
xuất bản trong dịp kỷ niệm 45 năm xây dựng nhà nước kiểu mới ở nước ta.
Tác phẩm trên, tuy chưa đề cập đến khái niệm Nhà nước pháp quyền,
nhưng những nội dung, yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền đã được vạch
ra rõ nét. Khi xác định yêu cầu đổi mới tổ chức, hoạt động của nhà nước, tác
phẩm khẳng định: “Phải xây dựng một nhà nước mà toàn bộ tổ chức và hoạt
động của nó dựa trên cơ sở pháp luật, tuân thủ pháp luật, đồng thời thực hiện
được chức năng quản lý xã hội bằng pháp luật. Đó là một nhà nước bảo đảm sự
thống trị của pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, giữ cho pháp
luật được chấp hành nghiêm chỉnh, bảo vệ được quyền tự do, dân chủ, lợi ích
hợp pháp, danh dự, nhân phẩm của mọi công dân, khắc phục được sự tùy tiện
lạm quyền của các cơ quan nhà nước, các cán bộ có chức, có quyền và nhân
viên trong bộ máy nhà nước; chịu trách nhiệm trước công dân, trước xã hội và
trước nhà nước về các hoạt động của mình; kiểm tra, giám sát được việc thi
hành các quyết định quản lý, thi hành pháp luật; xử lý nghiêm minh, kịp thời
mọi vi phạm pháp luật.
- Văn kiện Đại hội VII, vẫn chưa đưa thuật ngữ Nhà nước pháp quyền
vào văn kiện, mà chỉ nêu phương hướng, nhiệm vụ cải cách nhà nước trong 5
năm 1991-1995. Tuy nhiên, Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội được Đại Hội VII thông qua đã thể hiện những đặc trưng cơ
bản, yêu cầu và nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Trong văn kiện Đại hội VII, Đảng ta chủ trương: xây dựng nhà nước xã
hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân, vì dân, lấy liên minh giai cấp công
nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng lãnh đạo.
Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội,

chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân
dân. (Cương lĩnh 91 tr.9). Đại hội VII tiếp tục khẳng định vai trò quản lý mọi
mặt xã hội của nhà nước bằng pháp luật. Nhà nước xã hội chủ nghĩa phải cụ thể
hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành hệ thống pháp luật, pháp chế xã hội
chủ nghĩa, đồng thời xây dựng ý thức sống và làm việc theo hiến pháp, pháp
luật trong nhân dân. Quan điểm Đại hội VII về xây dựng nhà nước xã hội chủ
nghĩa thể rõ hiện bản chất giai cấp công nhân, tính chất nhân dân của nhà nước.


19
- Văn kiện Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII
(1/19994) là mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển nhận thức của Đảng ta
về Nhà nước pháp quyền.
Trong nội dung phần thứ 2 về Những nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian
tới, của văn kiện Hội nghị đã nêu nhiệm vụ thứ 7 là: xây dựng Nhà nước pháp
quyền Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân (VK.HN tr.56), với
nội dung chủ yếu là: “Tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền Việt Nam. Đó là nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân
dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước phát triển
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước pháp quyền Việt Nam được xây
dựng trên cơ sở tăng cường, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, lấy liên minh
giữa giai cấp công nhân với nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do
Đảng lãnh đạo”.
Như vậy, đây là lần đầu tiên trong Văn kiện của Đảng chính thức sử dụng
thuật ngữ Nhà nước pháp quyền và nêu cụ thể, toàn diện những quan điểm,
nguyên tắc, nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Với cách thể
hiện của văn kiện, tư tưởng về Nhà nước pháp quyền của Đảng có bước phát
triển toàn diện, rõ nét. Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam trở thành chủ
trương có tầm chiến lược, bao trùm toàn bộ tổ chức, hoạt động của Nhà nước,
trở thành định hướng cho toàn bộ quá trình và nội dung đổi mới tổ chức, hoạt

động của Nhà nước.
- Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khóa VII ra Nghị
quyết: về Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính nhà nước. So với Văn
kiện Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII, tư tưởng về Nhà nước pháp quyền trong
Văn kiện hội nghị lần thứ tám khóa VII có sự phát triển nhất định. Vấn đề xây
dựng Nhà nước pháp quyền được coi là 1 trong 5 nguyên tắc xây dựng Nhà
nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và gắn nó với yêu cầu tăng cường
pháp chế; quản lý xã hội bằng pháp luật.
- Đại hội VIII và các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII tiếp
tục cụ thể hóa nhiệm vụ, nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền. Do khoảng
thời gian từ Hội nghị lần thứ tám khóa VII (1/1995) đến Đại hội VIII (6/1996)
tương đối ngắn nên các quan điểm về Nhà nước pháp quyền trong Văn kiện
Đại hội VIII về cơ bản giống như đã nêu trong Văn kiện Hội nghị lần thứ tám


20
khóa VII. Văn kiện Đại hội VIII tiếp tục nhắc lại 5 quan điểm và các nhiệm vụ
xây dựng, kiện toàn bộ máy nhà nước, Tuy nhiên, phần nội dung nhiệm vụ có
được cụ thể hóa hơn.
- Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, khi đánh
giá về quá trình đổi mới tổ chức, hoạt động của nhà nước, đã đánh giá: đã từng
bước phát triển hệ thống quan điểm, nguyên tắc cơ bản về xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân (VK HN tr.36) và chỉ rõ:
“Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong điều kiện chuyển
đổi nền kinh tế là nhiệm vụ mới mẻ, hiểu biết của chúng ta còn ít, có nhiều việc
phải vừa làm, vừa tìm tòi, rút kinh nghiệm (VK.HN. tr40).
Mặt khác, Nghị quyết nhấn mạnh yêu cầu phát huy tốt hơn và nhiều hơn
quyền làm chủ của nhân dân; tiếp tục xây dựng nhà nước trong sạch, vững
mạnh, hoạt có hiệu lực, hiệu quả; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà

nước và nhấn mạnh: ba yêu cầu trên quan hệ chặt chẽ với nhau, dựa trên nền
tảng chung là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân,
vì dân thực hiện đại đoàn kết dân tộc mà nòng cốt là liên minh công nhân, nông
dân và trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. (VK.HN tr.42)
Như vậy, đến Hội nghị lần thứ ba khóa VIII quan điểm về xây dựng Nhà
nước pháp quyền được xác định như một quan điểm chủ đạo, chi phối toàn bộ
nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động của Nhà nước.
- Đại hội IX tiếp tục khẳng định Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực
hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do
Nhân dân, vì Nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và
phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Mọi cơ quan, tổ
chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp, pháp
luật. (VK.ĐH.IX.tr.131-132).
- Đại hội X tiếp tục phát triển tư tưởng của Đại Hội IX, tiếp tục khẳng
định: Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân,
vì dân và chỉ rõ phương hướng xây dựng, cơ chế vận hành của Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp. Đồng thời xác định 6 nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện Nhà nước pháp


21
quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, là: Hoàn thiện hệ thống pháp luật;
đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội; cải cách hành chính, cải cách tư pháp;
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; đấu tranh phòng chống tham nhũng; tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng.
- Đại hội XI tiếp tục cụ thể hóa ngày càng sâu sắc, đầy đủ quan điểm của
Đảng ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Văn

kiện Đại hội chỉ rõ: Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Đảng lãnh đạo. Nhà nước chăm
lo, phục vụ nhân dân, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp và kiểm soát giữa
các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Đồng thời xác định: “Đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, tập trung vào ba nội dung lớn: (1) Tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động
của bộ máy nhà nước.... (2) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có
năng lực đáp ứng yêu cầu của tình hình mới... (3) Tích cực phòng ngừa và kiên
quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm...
(VK.ĐH tr.52-55).
2. Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam theo quan điểm của Đảng ta
+ Nhà nước pháp quyền với tính cách là học thuyết về tổ chức và thực
hiện quyền lực nhà nước, là giá trị và tinh hoa của nhân loại có nguồn gốc từ
thời cổ đại, có thể được áp dụng ở các nước trên cơ sở những nét đặc trưng về
văn hóa, chính trị, tư tưởng pháp lý, truyền thống dân tộc. Vì vậy, việc áp dụng
học thuyết về Nhà nước pháp quyền vào nước ta hiện nay với những đặc trưng
của chủ nghĩa xã hội là điều hoàn toàn có thể và nên làm. Điều quan trọng là
chúng ta phải tìm ra được những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam phù hợp với bản sắc dân tộc, truyền thống, văn hóa và những
điều kiện riêng có của Việt Nam.
+Quan điểm của Đảng ta về Nhà nước pháp quyền và xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa là quá trình đúc kết, kế thừa có chọn lọc và vận
dụng sáng tạo tư tưởng Nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng nhân loại
và quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước,


22

pháp luật kiểu mới vào thực tiễn xây dựng Nhà nước kiểu mới ở nước ta. Đó là
hệ thống các quan điểm, nguyên tắc cơ bản về quan niệm, bản chất, đặc trưng,
cơ cấu tổ chức của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, được hình thành và
phát triển từng bước qua các kỳ Đại hội Đảng và các nghị quyết của BCHTW,
BCT về xây dựng NNPQ XHCN qua các khóa, nhất từ khi thực hiện công cuộc
đổi mới đến nay, biểu hiện tập trung nhất ở Nghị quyết TW3 khóa VIII.
Cụ thể nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam gồm những đặc
trưng cơ bản như sau:
*Giới thiệu theo Văn kiện Đại hội XI, tr85:
Một là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân
dân, vì Nhân dân. Tấ cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là
liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp công nông dân và đội ngũ trí
thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Hai là, Quyền lực nhà nước là thống nhất; có sự phân công phối hợp và
kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp,
tư pháp.
Ba là, Nhà nước ban hành pháp luât; tổ chức, quản lý xã hộ bằng pháp
luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Bốn là, Nhà nước phục vụ Nhân dân, gắn bó mật thiết với Nhân dân, thực
hiện đầy đủ quyền dân chủ của Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân; có
cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng,
lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân;
giữ nghiêm kỷ cương xã hội; nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của
Tổ quốc và Nhân dân
Năm là, Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập
trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống
nhất của Trung ương
* Phần này chỉ định hướng nghiên cứu:



23
Một là, Nhà nước pháp quyền là nhà nước thực sự của Nhân dân, do Nhân
dân, vì Nhân dân; mọi quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân; nhà nước phục
vụ Nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của Nhân dân, tôn trọng, lắng nghe
ý kiến của Nhân dân.
Điều 2 Hiến pháp năm 2013 xác định: “1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do
Nhân dân, vì Nhân dân. 2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do
Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là
liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.
Khoản 2 Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định: “2. Các cơ quan nhà
nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ
Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát
của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu
hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”.
Phục vụ Nhân dân vừa là mục đích, tôn chỉ duy nhất của Nhà nước vừa là
bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phục vụ Nhân
dân, tức là Nhà nước phải lấy phục vụ lợi ích và nguyện vọng của Nhân dân là
mục đích tối thượng, ngoài ra không có mục đích nào khác, không có sự đặc
quyền, đặc lợi của Nhà nước hay của các cán bộ, công chức nhà nước. Nhà
nước cũng như mỗi cán bộ, công chức nhà nước phải thật sự trong sạch, cần,
kiệm, liêm, chính, tận tụy phụng sự Nhân dân, thực sự là công bộc của
Nhân dân.
Để phục vụ được Nhân dân Nhà nước một mặt phải nỗ lực, hình thành
các thiết chế dân chủ, bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của Nhân dân,
mặt khác phải gắn bó liên hệ mật thiết với Nhân dân, tôn trọng và lắng nghe ý
kiến của Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân. Điều 6 Hiến pháp năm
2013 xác định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp,



24
bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội và Hội đồng Nhân dân và các cơ
quan khác của Nhà nước”.
Theo đó, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay phải
làm cho tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân; Nhà nước phục vụ Nhân
dân gắn bó mật thiết với Nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của Nhân
dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân;
có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham
nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm dụng quyền, xâm phạm quyền dân chủ của
công dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi
ích của Tổ quốc và của Nhân dân.
Để Nhân dân thực hiện quyền làm chủ trong giám sát, góp ý vào hoạt
động của Nhà nước cần phải sớm ban hành Luật trưng cầu ý dân để từng bước
hoàn thiện cơ chế lấy ý kiến của Nhân dân về những vấn đề quan trọng, cần thiết
cho lãnh đạo và quản lý nhà nước, bảo đảm cho các quyết sách lớn tập trung
được trí tuệ và phản ánh đầy đủ ý chí, nguyện vọng của Nhân dân.
Hai là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng, thực hiện
và bảo vệ quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trách nhiệm giữa nhà nước
và công dân, thực hành dân chủ gắn với tăng cường kỷ cương, kỷ luật;
Tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người, quyền công dân đã
trở thành vấn đề trọng tâm trong xây dựng nnpqxhcn Việt Nam hiện nay,
vấn đề này đã được Cương lĩnh phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung phát triển năm 2011) và đã trở thành nguyên
tắc hiến định trong Hiến pháp năm 2013. Điều 14 Hiến pháp năm 2013
quy định: “1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con
người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công
nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. 2. Quyền con
người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường
hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo
đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.



25
Quyền con gười, quyền công dân đi đôi với nghĩa vụ trách nhiệm của con
người, của công dân, nhà nước tôn trọng quyền con người, quyền công dân
nhưng cũng đòi hỏi mối cá nhân con người, hay công dân cũng phải làm tròn
nghĩa vụ, trách nhiệm đối với nhà nước, cộng đồng và xã hội. Điều 28 Hiến
pháp năm 2013 quy định: “1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước
và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề
của cơ sở, địa phương và cả nước. 2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham
gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản
hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”.
Ba là, Nhà nước tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là
thống nhất, nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm sát giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp;
Quyền lực nhà nước là thống nhất, là đặc điểm trung của nhà nước pháp
quyền nhưng trong từng nước khi giải quyết các vấn đề tổ chức quyền lực của
nhà nước cũng đều xuất phát từ đặc điểm thực tiễn riêng của nước mình. Các
nhà nước tư sản đều tổ chức theo nguyên tắc “tam quyền phân lập”, tức là phân
lập các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp với những hình thức và mức độ
khác nhau. Đây thực chất là là sự phân chia quyền lực giữa các tập đoàn tư bản
trong các nước tư bản. Tuy vậy, trên thực tế cũng chưa có một nước tư bản nào
thực hiện đúng nguyên tắc tam quyền phân lập, mà đều áp dụng linh hoạt phù
hợp với tình hình của từng nước.
Ở nước ta khi thảo luận vấn đề cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà
nước cũng có ý kiến cho rằng cần phải xây dựng Nhà nước pháp quyền trên cơ
sở nguyên tắc tam quyền phân lập dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, Đại
hội IX của Đảng đã dứt khoát khẳng định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất,
có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện
các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”1. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong

1

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2001, tr.131-132.


×