Tải bản đầy đủ (.pptx) (21 trang)

KINH tế bưu CHÍNH VIỄN THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 21 trang )

KINH TẾ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
NHÓM 1

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

NGUYỄN TUẤN ANH
NGUYỄN THỊ CHINH
BÙI THANH HẰNG
VŨ THỊ HUẾ
NGUYỄN THỊ HUỆ
ĐẶNG THỊ GẤM
VŨ THỊ KIỀU OANH
LÊ THANH NGA


CÔNG CỤ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP BSC


TỔNG QUAN VỀ BSC






1. BSC là gì?
2. Vai trò và ý nghĩa của BSC
3. Quy trình triển khai kế hoạch BSC


BSC



Balanced scorecard (thẻ điểm cân bằng) là hệ
thống xây dựng kế hoạch và quản trị chiến
lược, được sử dụng tại các tổ chức kinh doanh,
phi lợi nhuận và chính phủ nhằm định hướng
hoạt động kinh doanh theo tầm nhìn và chiến
lược của tổ chức,nâng cao hiệu quả truyền
thông nội bộ và bên ngoài, theo dõi hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp so với mục tiêu
đề ra.





BSC



Vai trò của BSC



Hệ thống đo lường


BSC là phương pháp chuyển tầm nhìn và chiến lược của doanh nghiệp
thành những mục tiêu cụ thể, chỉ tiêu rõ ràng bằng việc thiết lập một
hệ thống đo lường hiệu quả trong quản lý công việc. Hệ thống này
giúp định hướng hành vi của toàn thể bộ phận và cá nhân gắn với mục
tiêu chung và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Từ đó làm cơ
sở cho hệ thống quản lý và đánh giá công việc. Những phép đo của
BSC thể hiện sự cân bằng giữa bốn khía cạnh: tài chính, khách hàng,
quá trình nội bộ, đào tạo và phát triển. Với các phép đo được lựa chọn,
cấp quản lý có thể truyền đạt tới người lao động và các bên liên quan
những mục tiêu chiến lược thông qua định hướng về kết quả và hiệu
quả hoạt động.


BSC là một hệ thống quản lý chiến lược

BSC giúp doanh nghiệp định hướng chiến lược tốt hơn



BSC giúp chuyển chiến lược của tổ chức thành những mục
tiêu, phép đo và những chỉ tiêu cụ thể. Khi giải thích chiến
lược, doanh nghiệp cần phải xác định cụ thể những gì còn
mơ hồ trong định hướng của doanh nghiệp. Ví dụ: “dịch vụ
dẫn đầu” được hiểu như thế nào? Nó có thể cụ thể hóa bằng
mục tiêu 95% giao hàng đúng hạn; hay “đứng đầu trong thị
trường nước giải khát”cụ thể hóa bằng các mục tiêu “chiếm
90% thị phần”,“tăng 50% doanh thu”,… Như vậy, BSC là

cơ sở để giải thích rõ ràng chiến lược, các doanh nghiệp sẽ
tạo ra một ngôn ngữ mới để thực hiện đo lường nhằm
hướng dẫn tất cả mọi người đạt được những mục tiêu đã
được công bố.


BSC là một hệ thống quản lý chiến lược
BSC giúp truyền đạt thông tin nội bộ



Để chiến lược có thể được thực hiện thành công thì bản thân
chiến lược cần phải được hiểu rõ và được thực hiện tại mọi cấp
của doanh nghiệp. BSC được đưa đến mọi bộ phận, phòng ban
của doanh nghiệp và tạo cho người lao động có cơ hội để liên hệ
giữa công việc hàng ngày của họ với chiến lược của toàn doanh
nghiệp. Hơn nữa, BSC còn cung cấp các luồng thông tin phản
hồi ngược từ cấp cơ sở lên ban điều hành, tạo điều kiện cập nhật
thông tin liên tục cho việc thực thi chiến lược…


BSC là một hệ thống quản lý chiến lược
BSC giúp doanh nghiệp khắc phục khả năng quản lý



Ngày nay chúng ta phải đối mặt với sự thay đổi rất nhanh của môi trường kinh doanh, do đó để ra quyết
định chiến lược, các doanh nghiệp cần đánh giá nhiều khía cạnh hơn là chỉ phân tích những biến động
thực tế về các chỉ số tài chính.Thẻ điểm cân bằng giúp chuyển chiến lược và tầm nhìn thành một loạt
các phép đo có liên kết chặt chẽ với nhau. Ngay lập tức chúng ta có nhiều thông tin hơn để xem xét.

Khi xem xét toàn bộ các mối liên hệ mật thiết, kết quả của việc đo lường hiệu quả của BSC mô tả rõ
ràng chiến lược đến từng chi tiết nhỏ và tạo cơ sở cho việc đặt câu hỏi liệu kết quả thu được có đưa
chúng ta tới gần việc đạt được chiến lược hay không.


BSC là công cụ để trao đổi thông tin

• Trao đổi thông tin ở đây bao gồm hai chiều: từ

phía nhà quản lý tới người lao động và ngược lại.
Chia sẻ kết quả của BSC trong tổ chức giúp
người lao động có cơ hội thảo luận về những giả
định trong chiến lược, học hỏi và rút kinh nghiệm
từ những kết quả không mong muốn, trao đổi về
những thay đổi cần thiết trong tương lai. Hiểu
chiến lược của DN có thể mở ra những khả năng
tiềm tàng, có thể lần đầu tiên được biết tổ chức
đang ở đâu và họ sẽ đóng góp như thế nào. Một
tổ chức ở nước ngoài đã tiến hành khảo sát nhân
viên trước và sau khi xây dựng BSC: trước khi
thực hiện dưới 50% người lao động nhận thức và
hiểu về chiến lược của tổ chức. Một năm sau khi
thực hiện BSC con số này đã tăng lên 87%. Như
vậy có thể thấy BSC đóng một vai trò quan trọng
như là một công cụ hiệu quả để trao đổi thông
tin.


BSC là một hệ thống quản lý chiến lược
BSC giúp doanh nghiệp sử dụng nguồn lực hợp lý




Khi chưa xây dựng BSC, hầu hết các công ty đều có quá trình
hoạch định chiến lược và hoạch định ngân sách riêng biệt. Khi xây
dựng BSC, chúng ta đã tạo điều kiện để các quá trình này gắn kết
với nhau. BSC không chỉ đưa ra các mục tiêu chung, chỉ số đo
lường, từng chỉ tiêu cụ thể cho các khía cạnh mà còn phải xem xét
một cách cẩn thận tính khả thi của các ý tưởng và kế hoạch hành
động dựa trên nguồn lực. Nguồn nhân lực và tài chính cần thiết
để đạt được mục tiêu phải thực sự tạo nền tảng cho việc xây
dựng quá trình dự toán ngân sách hàng năm. Khi đó, sẽ không
còn tình trạng các bộ phận chuyên môn và phòng kinh doanh
trình dự toán ngân sách theo kiểu lấy số ngân sách năm trước
cộng với một số phần trăm nào đó. Các chi phí cần thiết kết hợp
với các mục tiêu cụ thể của Thẻ điểm cân bằng phải được nêu rõ
ràng trong các văn bản và được đưa ra xem xét.


Áp dụng BSC tại đâu?

Khi nào áp dụng BSC?





Nên áp dụng BSC trên phạm vi toàn
công ty, từ lãnh đạo cao nhất cho tới
các nhân viên. BSC phục vụ tốt nhất

cho việc xây dựng chiến lược và
thực hiện.






Các công ty có tính đổi mới thường sử dụng Bảng
điểm cân bằng như một hệ thống quản lý mang tính
chiến lược để quản lý chiến lược của họ về dài hạn.
Họ tập trung vào các quá trình:
+ Làm rõ và truyền đạt tầm nhìn và chiến lược
+ Truyền đạt, liên kết các mục tiêu chiến lược và
các tiêu chí đánh giá
+ Lập kế hoạch, lập mục tiêu, liên kết các biện pháp
chiến lược
+ Xúc tiến các phản hồi và các học hỏi mang tính
chiến lược






Nhờ vai trò quan trọng trong việc hình thành kỹ năng quản trị chuyên
nghiệp, BSC đã nhanh chóng vươn lên và nằm trong top 6 công cụ
quản lý được sử dụng nhiều nhất thế giới. Tại Việt Nam một số doanh
nghiệp như ICP, Kinh Đô, Giấy Sài Gòn, Ngân Hàng ACB, Tân Hiệp
Phát, Searefico… đã ứng dụng BSC.





×