Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Bài giảng Thực vật Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm từ thảo dược PGS.TS. Trần Văn Ơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 141 trang )

Nghiên cứu & Phát triển

sản phẩm từ thảo dược
PGS.TS. Trần Văn Ơn
Bộ môn Thực vật - Trường ĐH Dược Hà Nội
DKPharma Co. Ltd. (BYT)


Tại sao cần R&D?
 Dược liệu quốc gia của Việt Nam?
 Sâm Ngọc Linh
 Gấc Việt Nam: Có thể thành sản phẩm
quốc gia không?


Mục tiêu học tập
1. Trình bày được các khái niệm cơ bản về khoa học
và công nghệ, sản phẩm và áp dụng trong lĩnh vực
nghiên cứu thảo dược.
2. Trình bày được các chiến lược và phát triển sản
phẩm, 8 bước nghiên cứu và phát triển sản phẩm
từ thảo dược.
3. Đề xuất được mô hình tổ chức và chiến lược
nghiên cứu và phát triển sản phẩm từ thảo dược.


Nội dung
 Chương 1: Đại cương
 Khoa học, công nghệ
 Marketing
 Sản phẩm



 Chương 2: Nghiên cứu phát triển sản phẩm từ
thảo dược
 Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm
 Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới

 Chương 3: Tổ chức R&D
 Tổ hợp R&D
 Quản lý con người trong R&D


Tài liệu tham khảo chính
 Lê Đình Bích, Trần Văn Ơn (2007), Thực vật học, NXB Y học, tr. 364-388
(Tài nguyên cây thuốc).
 Lê Anh Cường, Nguyễn Lệ Huyền, Nguyễn Kim Chi (2005), Phương pháp
và kỹ năng quản trị nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, NXB Lao
động – xã hội, Hà Nội.
 Michael J. Balick, Elaine Elisabetsky, Sarah A. Laird (1996), Medicinal
Resources of the Trpical Forest – Biodiversity and its Importance to
Human Health, Columbia University Press.
 Nguyễn Thị Thái Hằng, Lê Viết Hùng (2005), Kinh tế Dược, Trường Đại học
Dược Hà Nội, tr. 158-195 (marketing dược).
 Norman R. Farnsworth (1988), “Screening Plants for New Medicines”,
Biodiversity, National Academy Press, Wasshington, D.C.
 Phan Xuân Dũng (2004), Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam - Thực trạng
và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia.


Chương 1: Đại cương
 Nội dung:

1.
2.
3.
4.

Khoa học
Công nghệ
Hệ thống marketing
Sản phẩm


1. Nghiên cứu khoa học
 Là một hoạt động sáng tạo, phức tạp của
các nhà khoa học nhằm nhận thức và cải tạo
thế giới,
 Thông qua những chức năng cụ thể như mô tả,
giải thích, tiên đoán và sáng tạo.

 Đặc điểm: 8


8 đặc điểm của NCKH:
1. Tính mới:
 NCKH là quá trình xâm nhập vào thế giới của
những SVHT mà con người chưa biết,
 Do đó không có thực nghiệm hay quan sát lặp lại
hoàn toàn các công việc đã làm trước đó.


8 đặc điểm của NCKH:

2. Tính thông tin:
 Các sản phẩm của NCKH (báo cáo, tác phẩm,
mẫu vật liệu, sản phẩm, phương thức tổ chức,
vv…) luôn mang thông tin về:
 Qui luật vận động của SVHT, qui trình công nghệ, các
tham số,…
 Ví dụ như thuốc mới, giống cây trồng, vật nuôi mới.


8 đặc điểm của NCKH:
3. Tính khách quan:
 Vừa là một đặc điểm, vừa là một tiêu
chuẩn của NCKH


8 đặc điểm của NCKH:
4. Tính tin cậy:
 Khi nó có thể được kiểm chứng lại:
 Do nhiều người khác nhau thực hiện, trong điều kiện
quan sát/thí nghiệm hoàn toàn giống nhau:
 Phải thu được kết quả hoàn toàn giống nhau.

 Khi trình bày kết quả nghiên cứu: Cần chỉ rõ điều
kiện, nhân tố, phương tiện thực hiện.


8 đặc điểm của NCKH:
5. Tính rủi ro:
 Một NC có thể thành công hay thất bại:
 Thiếu thông tin, trình độ kỹ thuật thấp, khả năng của

nghiên cứu viên,…
 Được coi là kết quả:
 Cần được tổng kết, lưu giữ như một tài liệu KH để các
đồng nghiệp đi sau tránh lặp lại.


8 đặc điểm của NCKH:
6. Tính kế thừa:
 Không một công trình NCKH nào bắt đầu từ chỗ
hoàn toàn trống về kiến thức.
 Cần tổng quan trước khi NC


8 đặc điểm của NCKH:
7. Tính cá nhân:
 Mang tính quyết định cho dù là một công trinh
NCKH của một tập thể.
 Bao gồm:
 Tư duy, chủ kiến riêng của cá nhân.


8 đặc điểm của NCKH:
8. Tính phi kinh tế:
 Lao động trong NCKH khó định mức một cách chính xác
như trong lĩnh vực sản xuất vật chất.
 Các thiết bị chuyên dụng hầu như không thể khấu hao:
 Tần suất sử dụng rất thấp và không ổn định
 Tốc độ hao mòn vô hinh rất cao (như bị lỗi thời);

 Hiệu quả kinh tế không thể xác định;

 Lợi nhuận khó xác định.


3 loại hình NCKH:
1. Nghiên cứu cơ bản (Fundamental Research)
 NC đưa ra các phát hiện (tri thức mới) về bản chất
và qui luật của các SVHT trong tự nhiên, xã hội và
con người.
 Kết quả của NCCB là:
 Những phân tích lý luận, qui luật, định luật, định lý,…
 Làm cơ sở cho những phát kiến, phát minh.


3 loại hình NCKH:
 Hai loại nghiên cứu cơ bản:
 NCCB thuần tuý (NCCB tự do hay không định
hướng): Nhằm tìm ra bản chất và qui luật của
SVHT.
 NCCB định hướng: Dự kiến trước mục đích ứng
dụng, gồm:


3 loại hình NCKH:
2. Nghiên cứu ứng dụng (Applied Research)
 Là vận dụng các qui luật từ NCCB (thường là NCCB
định hướng) để đưa ra nguyên lý về giải pháp áp dụng
vào một môi trường mới của SVHT, nhằm tác động
vào SVHT.
 Sản phẩm của NCƯD có thể là: Giải pháp công nghệ, vật
liệu mới, sản phẩm mới, sáng chế, …

 Kết quả của NCƯD chưa thể ứng dụng được, mà phải
qua nghiên cứu triển khai.


3 loại hình NCKH:
3. Nghiên cứu triển khai (triển khai thực nghiệm,

nghiên cứu phát triển)
 Vận dụng các qui luật (từ NCCB) và nguyên lý (từ NCƯD) để
đưa ra các hình mẫu với những tham số đủ mang tính khả thi
về kỹ thuật, như thử nghiệm một PP dạy-học ở lớp chọn điển
hình, mô hình quản lý ở một Công ty…
 Hoạt động triển khai bao gồm:
 Triển khai trong phòng (thí nghiệm): Làm sao để ra sản phẩm,
chưa quan tâm đến qui mô ứng dụng.
 Triển khai bán đại trà: Kiểm chứng giả thuyết về hình mẫu trên
một qui mô nhất định.


3 loại hình NCKH:
 Ý nghĩa của việc nhận dạng các loại hinh NCKH:

Đặt giả thuyết nghiên cứu:
 Nghiên cứu cơ bản: Giả thuyết về qui luật của SVHT: Là
phán đoán về qui luật của SVHT
 Nghiên cứu ứng dụng: Giả thuyết về giải pháp: Phán
đoán về giải pháp, như:
 Tạo ra sự miễn dịch cho động vật bằng cách đưa vào cơ thể
một lợi vi khuẩn yếu, dựa trên tri thức về khả năng miễn dịch
của động vật đối với vi khuẩn (qui luật).


 Nghiên cứu triển khai: Giả thuyết về hình mẫu/mô hinh.


2. Công nghệ
 Là một hoặc một số giải pháp nhằm giải quyết
một/một số vấn đề kỹ thuật
 Là kết quả của quá trình áp dụng các thành tựu của
khoa học vào đời sống, sản xuất
 Ví dụ:
 Công nghệ chiết xuất Artemisinin từ Thanh cao hoa
vàng
 Công nghệ sản xuất viên nang Ampelop
 Công nghệ trồng Diệp hạ châu theo GAP
 Công nghệ sấy trà


Phân biệt khoa học và công nghệ
Khoa học

Công nghệ

Nghiên cứu khoa học mang tính xác Điều hành công nghệ mang tính xác định
suất
Hoạt động khoa học luôn đổi mới, Hoạt động công nghệ được lặp lại theo
không lặp lại
chu kỳ
Sản phẩm của nghiên cứu khoa học Sản phẩm được định hình theo thiết kế
khó định hình trước
Sản phẩm mang đặc trưng thông tin


Đặc trưng sản phẩm tuỳ thuộc đầu vào

Lao động linh hoạt và tính sáng tạo Lao động bị định khuôn theo qui định
cao
Phát minh khoa học tồn tại mãi với Sáng chế công nghệ mang tính nhất thời
thời gian


Phát minh = cái tìm ra
 Là sự phát hiện ra những qui luật, tính chất hoặc hiện
tượng của thế giới vật chất tồn tại khách quan chưa có
ai biết đến trước đó.
 Những phát hiện trong khảo cổ học, địa lý tự nhiên, khoa học
xã hội không được gọi là phát minh, mà là phát hiện.

 Phát minh là sản phẩm của nghiên cứu cơ bản, nó tồn
tại mãi với thời gian.
 Phát minh mới chỉ là các phát hiện về qui luật, chưa thể
áp dụng ngay vào sản xuất và đời sống,
 Không có giá trị thương mại, không được bảo hộ pháp lý,
nhưng được công nhận quyền ưu tiên của phát minh, tính từ
ngày phát minh được công bố.


Sáng chế = cái nghĩ ra
 Là giải pháp kỹ thuật mang tính mới, sáng tạo và có thể
áp dụng được.
 Phân biệt tính mới tuyệt đối, là khi nó xuất hiện lần đầu tiên
trên thế giới, và tính mới tương đối, là khi nó xuất hiện ở một

quốc gia nào đó.

 Sáng chế là sản phẩm của nghiên cứu ứng dụng, nó tồn
tại nhất thời và có thể bị tiêu vong theo tiến bộ của kỹ
thuật.
 Sáng chế có khả năng ứng dụng trong sản xuất và đời
sống nên nó có ý nghĩa thương mại.
 Vì vậy một sáng chế có thể được cấp bằng và được pháp luật
bảo hộ trong phạm trù gọi là quyền sở hữu công nghiệp.


2 loại hình sáng chế
 Sáng chế sản phẩm:
 Sáng chế hoàn toàn: Có sự thay đổi rõ ràng về
công dụng và nguyên lý ứng dụng sản phẩm.
Thường liên quan đến sự đột phá về kỹ thuật.
 Ví dụ điện thoại, Tivi
 Sáng chế cải tiến: Không có sự thay đổi lớn về kỹ
thuật, thường là cải tiến đôi chút
 Ví dụ: Tivi màu từ Tivi trắng đen


×