Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Xây dựng con người việt nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.15 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN MAI LINH

XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU
CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NƯỚC TA
HIỆN NAY

Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số: 62 22 03 01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà

Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn
Phản biện 2: GS.TS. Nguyễn Văn Huyên
Phản biện 3: PGS.TS. Dương Văn Thịnh

Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học
viện họp tại Học viện Khoa học Xã hội vào hồi … giờ …. phút,
ngày …. tháng ….. năm …..




DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

[1]. Trần Mai Linh (2016), “Một số nội dung và tiêu chí xây
dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số
tháng 07(38)/2016.
[2]. Trần Mai Linh (2016), “Một số giải pháp nhằm xây
dựng đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã
hội, số tháng 08(39)/2016.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với tư cách là chủ thể sáng tạo nền văn hóa, là mục tiêu, là động
lực của sự phát triển, trải qua hàng ngàn năm lịch sử, con người luôn
là đề tài được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu. Không
nằm ngoài quy luật đó, ở Việt Nam, ngày càng có nhiều những công
trình nghiên cứu về con người. Với xuất phát điểm thấp, để xây dựng
một xã hội tiến bộ, văn minh thì tất yếu Việt Nam phải thực hiện
thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Điều này đã
được Đảng nhận thức và thực hiện ngay từ những năm 60 của thế kỷ
XX. Trước những vận hội mới, Việt Nam đang bước vào thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu sớm đưa nước ta
cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Việc
phát huy cao độ những yếu tố nội lực chính là nhân tố quyết định
thắng lợi của mục tiêu rút ngắn; mà nguồn nội lực quan trọng nhất

chính là con người. Vấn đề nằm ở chỗ, nguồn lực con người chỉ có
thể phát huy cao độ vai trò của nó với công nghiệp hóa, hiện đại hóa
khi đáp ứng được những đòi hỏi của chính sự nghiệp này.
Nhận thức được điều đó, việc xây dựng con người Việt Nam phát
triển toàn diện đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa luôn
được Đảng, Nhà nước ta quan tâm thực hiện. Thể chất và trí tuệ, đạo
đức con người Việt Nam không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên,
bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, quá trình xây dựng con
người ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém. Nó khiến con người
Việt Nam chưa thực sự đáp ứng các yêu cầu của công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Bởi vậy, việc đẩy mạnh những nghiên cứu về xây dựng
con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
1


Vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Xây dựng con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
nước ta hiện nay” làm đề tài nghiên cứu trong luận án.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
c

c

cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án là đề xuất một số giải pháp cơ
bản nhằm xây dựng con người Việt Nam đáp ứng các yêu cầu của
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.
v


cứu

- Phân tích một số quan điểm cơ bản về con người, xây dựng con
người, phát triển con người toàn diện làm cơ sở lý luận;
- Phân tích nội hàm khái niệm “xây dựng con người đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa”;
- Làm rõ những yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
những nhiệm vụ cần thực hiện trong xây dựng con người Việt Nam;
- Đánh giá thực trạng xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay;
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản để xây dựng con người Việt
Nam đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3

Đố tượng nghiên cứu

Việc xây dựng những phẩm chất, năng lực, kỹ năng cho con
người Việt Nam đáp ứng những đòi hỏi của quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án xem xét, đánh giá từng khía cạnh cụ thể của vấn đề xây
dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trên các mặt đạo đức, trí tuệ và thể chất. Trong đó,
2


luận án lựa chọn khoảng thời gian từ năm 1986 đến nay để khảo sát;
đặc biệt tập trung vào khoảng thời gian từ 2008 đến nay (thời gian

Việt Nam ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp).
44. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
4

Cơ sở lý luận

Là những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về con người, phát triển con người, xây dựng con người mới và
quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về con người,
xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Ngoài ra, luận án có tiếp thu và sử dụng kết quả của
những nghiên cứu liên quan đến đề tài.
4

P ươ

p áp

cứu

Luận án sử dụng đồng thời các phương pháp nghiên cứu khoa học
như quy nạp và diễn dịch, phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử. Để
phục vụ cho phương pháp nghiên cứu chủ đạo, chúng tôi sử dụng kết
hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như thu thập thông tin, phân
loại và xử lý thông tin, phỏng vấn định lượng, trắc nghiệm...
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án làm rõ hơn cơ sở triết học của việc xây dựng con người
Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta
hiện nay.
Làm rõ hơn các tiêu chí cụ thể của con người Việt Nam đáp ứng

yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đánh giá khách quan thực trạng và nguyên nhân của những hạn
chế trong xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trong những năm gần đây.

3


Đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng thành công những con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6

Ý

ĩa lý luận

Luận án góp phần làm rõ hơn những lý luận về con người trong
triết học Mác – Lênin;
Luận án góp phần làm sáng tỏ quan niệm về con người, xây dựng
con người mới trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam cũng như của một số nhà khoa học trong và
ngoài nước;
Luận án góp phần sâu sắc, phong phú những nhận thức lý luận về
nội dung và tiêu chí xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
6

Ý


ĩa t ực tiễn

Luận án góp phần làm rõ thực trạng của việc xây dựng con người
Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta
hiện nay cũng như bổ xung thêm một số giải pháp thiết thực nhằm
xây dựng thành công những con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên
cứu, giảng dạy, học tập về vấn đề con người và xây dựng con người
phát triển toàn diện.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học
đã công bố của tác giả có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu
tham khảo, mục lục, luận án gồm có 4 chương, 11 tiết.

4


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Những nghiên lý luận về con người và xây dựng con
người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
1.1.1. Những nghiên cứu làm sáng tỏ các qua
n ười và xây dự

co

ểm về con


ười mới

Các nghiên cứu luận giải quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
về con người và phát triển con người, gồm: “Con người và phát triển
con người trong quan niệm của C. Mác và Ph. Ăngghen”, Hồ Sĩ Quý
chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003;“Quan niệm của
C.Mác, Ph.Ănghen về con người và sự nghiệp giải phóng con
người”, Bùi Bá Linh, Nxb Chính trị quốc gia, 2005); “Mấy tư tưởng
lớn về con người trong “Bản thảo kinh tế triết học năm 1844” (Hồ Sĩ
Quý chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003).
Nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng và phát
triển con người Việt Nam có “Hồ Chí Minh về xây dựng con người
mới” do Nguyễn Huy Hoan chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1995; “Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con
người Việt Nam phát triển toàn diện” của Thành Duy, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2001; hay “Văn hóa và con người Việt Nam trong
tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh”
của tác giả Hoàng Chí Bảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
Ngoài ra, còn có rất nhiều nghiên cứu bàn tới góc nhìn triết học
về con người của nhiều nhà khoa học khác. Tiêu biểu là hai tác phẩm
của Giáo sư Trần Đức Thảo gồm “Vấn đề con người và chủ nghĩa "lý
luận không có con người"”, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành
phố Hồ Chí Minh, 2000 và “Sự hình thành con người”, Đại học
5


quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2004. Hay “Con người và phát triển con
người”, Hồ Sĩ Quý, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007...
1.1.2. Những nghiên cứu về qua

Nam trong xây dự
hi

co

ườ

ểm của Đảng Cộng sản Vi t

áp ứng yêu cầu công nghi p hóa,

ại hóa
Các tham luận trong “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu

công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” do Vũ Văn
Phúc, Nguyễn Duy Hùng đồng chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia,
2012. Hay“Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về con người, giải
phóng con người trong “Hệ tư tưởng Đức” và sự vận dụng của
Đảng ta”, Cao Thu Hằng, Triết học (số 8), 2006...
1.1.3. Một số nghiên cứu về công nghi p hóa, hi

ại hóa ở

Vi t Nam và những tiêu chí c thể của ước công nghi p
“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam: Lý luận và thực
tiễn”, Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Thế Nghĩa, Đặng Hữu Toàn
đồng chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Đỗ Quốc Sam,
“Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt nam”, Tạp chí Cộng sản
(số 11), tháng 6-2006; Nguyễn Hồng sơn, Trần Quang Tuyến, “Công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam: Tiêu chí và mức độ hoàn

thành”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới (số 5),
2014; Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Tiêu chí nước công nghiệp theo
hướng hiện đại” do Hội đồng Lý luận Trung ương và Đại học Kinh
tế quốc dân tổ chức, Hà Nội, 2015...
1.1.4. Những nghiên cứu về yêu cầu của công nghi p hóa, hi n


óa ối với sự nghi p xây dự

co

ười Vi t Nam

“Phát triển con người từ quan niệm đến chiến lược và hành
động”, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 1999. “Nguồn lực con người trong quá trình
6


công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, Nxb Lý luận chính trị,
Hà Nội, 2005, Đoàn Văn Khái. Hệ thống những nghiên cứu của
Phạm Minh Hạc, tiêu biểu: “Về phát triển toàn diện con người thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001.
1.2. Những nghiên cứu về thực trạng xây dựng con người Việt
Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Hệ thống các nghiên cứu của Phạm Minh Hạc, đặc biệt là “Về
phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa”, Nxb Chính trị quốc gia, 2001; “Nguồn lực con người trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, Nxb Lý luận
chính trị, Hà Nội, 2005 của Đoàn Văn Khái; Vũ Bá Thể với “Phát

huy nguồn lực con người để công nghiệp hóa, hiện đại hóa: kinh
nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam”, Nxb Lao động xã hội, 2005.
Đề tài cấp Bộ “Xây dựng và phát triển con người Việt Nam trong
điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri
thức”, Nguyễn Duy Bắc chủ nhiệm, Hà Nội, 2008. “Xây dựng con
người Việt Nam”, mã số KX.04.18/06.10, Hà Nội, 2010 do Đặng
Cảnh Khanh chủ nhiệm.
1.3. Những nghiên cứu về giải pháp xây dựng con người Việt
Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai
đoạn hiện nay
Có “Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa”, Phạm Minh Hạc, Nxb Chính trị quốc gia, 2001. Hay
“Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”,
Nguyễn Thanh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; “Xây dựng và
phát triển con người Việt Nam trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức”, Nguyễn Duy Bắc chủ

7


nhiệm, Hà Nội, 2008; “Xây dựng con người Việt Nam”, mã số
KX.04.18/06.10, Đặng Cảnh Khanh làm chủ nhiệm, Hà Nội, 2010.
1.4. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu
Trên cơ sở kết quả của những nghiên cứu đã nêu trên, luận án sẽ
tiếp tục bổ xung, làm rõ một số nội dung như sau:
Thứ nhất, làm rõ khái niệm con người và phát triển con người;
khái niệm, nội dung và tiêu chí cụ thể của việc xây dựng con người
Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
Thứ hai, phân tích, đánh giá khách quan thực trạng xây dựng con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở

nước ta hiện nay;
Thứ ba, luận án đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm xây
dựng thành công những con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chương 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI
TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
2.1. Một số quan điểm về con người và phát triển con người
Qua



của tr ết ọc

ác – Lênin

Các nhà sáng lập đi từ những phân tích sâu sắc, khoa học về con
người, bản chất con người và đưa ra tư tưởng về giải phóng, phát
triển con người. Trong đó giá trị bao trùm lên trên hết là sự khẳng
định: Con người là mục tiêu và cũng đồng thời là động lực của sự
phát triển xã hội mới.
Qua



của Hồ C í Minh

Hồ Chí Minh nhận thức được rằng con người vừa là đối tượng
phục vụ của cách mạng nhưng đồng thời cũng là động lực của cách
mạng. Bác cũng đồng thời đưa ra những tiêu chuẩn cho con người

8


mới, đó là những con người phát triển cân đối, hài hòa cả về tâm lực,
thể lực, trí lực.
3 Qua

ểm của UNDP

UNDP khẳng định quan điểm mang tính triết lý của mình: Con
người giữ vị trí trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội. Các
nghiên cứu của UNDP đã làm rõ khái niệm phát triển con người
trong đó có sự phân biệt rõ ràng hai khía cạnh: Một là, mở rộng các
cơ hội lựa chọn cho mọi người; hai là, nâng cao năng lực lựa chọn
của con người để phát triển bản thân mình, phát triển xã hội.
4 Qua

ểm của Đảng Cộng sản Vi t Nam

Đảng đã xây dựng nên quan điểm hết sức nhân đạo và phù hợp
với xu thế đi lên chung của thời đại: coi con người vừa là động lực,
vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó,
Đảng ta xác định tiêu chí xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay là xây dựng những con
người phát triển hài hòa toàn diện cả về đạo đức, trí tuệ, thể chất.
2.2. Những vấn đề cơ bản về xây dựng con người Việt Nam
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
2.2.1. Công nghi p hóa, hi
m c tiêu và nhữ


ại hóa ở Vi t Nam hi n nay –

ột phá chiế lược

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam đã có những
đột phá căn bản trong cả nhận thức và thực tiễn tiến hành. Thứ nhất,
công nghiệp hóa đã đi đôi với hiện đại hóa và gắn với phát triển kinh
tế tri thức trên cơ sở lấy khoa học và công nghệ làm nền tảng, động
lực. Nó góp phần nâng cao đời sống người dân nước ta. Thứ hai,
công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; tạo điều
kiện cho sự hình thành những phẩm chất, năng lực tiến bộ. Thứ ba,
9


công nghiệp hóa, hiện đại hóa đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội,
bảo vệ môi trường trên cơ sở lấy việc phát huy nguồn lực con người
làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.
“xây dự

2.2.2. Nội hàm khái ni
cầu công nghi p hóa, hi



co

ườ

áp ứng yêu


óa”

Trước hết, xây dựng con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa là sự gắn kết mật thiết và mang tính tất yếu giữa hai
nhiệm vụ xây dựng con người và công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thứ
hai, xây dựng con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa là sự kết hợp của hai quá trình: Một là, nâng cao mọi năng lực,
phẩm chất cá nhân để tạo nên những con người phát triển toàn diện
theo các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Hai
là, mở rộng các cơ hội, điều kiện phát triển cho con người thông qua
việc tạo một nền tảng thuận lợi trên mọi phương diện của đời sống
xã hội. Thứ ba, xây dựng con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa là quá trình tác động vào chính con người để con
người có thể tự do phát triển và tự lo cho chính mình.
2.2.3. Yêu cầu của công nghi p hóa, hi
nhi m v cần thực hi n trong sự nghi p xây dự

ại hóa và những
co

ười Vi t

Nam hi n nay
2.2.3.1. Trong nâng cao năng lực thế chất
* Yêu cầu về các chỉ tiêu thể chất
- Yêu cầu cải thiện các tố chất thể lực. Mục tiêu: Đối với nam 18
tuổi: Chạy tùy sức 5 phút đạt 1.050 m vào năm 2020; 1.150 m vào
năm 2030. Nữ 18 tuổi tương ứng là 850 m; 1.000.
- Yêu cầu cải thiện tầm vóc thân thể của thanh niên Việt Nam:

Đối với nam 18 tuổi, năm 2020 chiều cao trung bình 167 cm; năm
2030 là 168,5 cm. Nữ 18 tuổi, tương ứng là 156 cm và 157,5 cm.
10


- Yêu cầu cải thiện các năng lực chức năng
* Các nhiệm vụ phát triển thể chất
- Nâng cao chất lượng cuộc sống: GDP bình quân đầu người trên
6.200 USD/người/năm. Tỷ lệ nghèo đói đạt dưới 5%;
- Phát triển y tế. Đạt 9-10 bác sĩ và trên 26 giường bệnh trên 1 vạn
dân; tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 80% dân số; Tỷ lệ trạm y tế
xã có bác sỹ hoạt động là trên 90%; tuổi thọ bình quân là 75 tuổi.
- Về môi trường: Chỉ số Bền vững môi trường (ESI) ở mức trên
55 điểm. Chỉ số hiệu quả môi trường (EPI) từ 57 điểm trở lên.
2.2.3.2. Trong phát triển năng lực trí tuệ cho con người Việt Nam
* Yêu cầu về các năng lực trí tuệ
Có kiến thức rộng rãi và sâu sắc trong nhiều lĩnh vực. Khả năng
tiếp thu nhanh và vận dụng linh hoạt. Năng lực vận dụng để biến tri
thức thành hành động thực tiễn. Khả năng sáng tạo; phát hiện và giải
quyết vấn đề; tư duy độc lập; năng lực lãnh đạo, quản lý...
* Các nhiệm vụ phát triển trí tuệ
Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, khoa
học và công nghệ ở nước ta nhằm một số chỉ tiêu: Đến năm 2020,
80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ
thông và tương đương. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp và
đại học đạt khoảng 65 - 70%...
2.2.3.3. Trong xây dựng đạo đức, lối sống tiến bộ cho con người
Việt Nam
* Yêu cầu về các phẩm chất đạo đức, lối sống
Lưu giữ những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc: Yêu

nước, lòng tự tôn, tự hào, tinh thần tự cường dân tộc; truyền thống
đoàn kết, tương thân, tương ái; tôn trọng lao động... Tiếp thu chọn
lọc những giá trị đạo đức tiến bộ của thời đại: Ý thức tôn trọng pháp
11


luật; tính tích cực; niềm tin vào bản thân và tự tin với bản thân, tôn
trọng và bảo vệ môi trường; tính tự lập...
* Các nhiệm vụ xây dựng đạo đức, lối sống
- Xây dựng hoàn thiện nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc.
- Nâng cao vai trò giáo dục đạo đức của giáo dục và đào tạo.
- Thiết lập các mối quan hệ chính trị - xã hội hài hòa; Đấu tranh
chống suy thoái đạo đức; thực hiện công bằng, bình đẳng, dân chủ.
Chương 3
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM ĐÁP
ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
NƯỚC TA HIỆN NAY
3.1. Thực trạng xây dựng con người Việt Nam gắn với yêu cầu
của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay
3


T ực trạ
y u cầu cô

xây dự
p óa,

t ể c ất co



ườ V t

óa ất ước

a

áp

ay

3.1.1.1. Thành tựu
* Về thực hiện các nhiệm vụ phát triển thể chất
Đảng, Nhà nước quan tâm thực hiện chính sách xóa đói giảm
nghèo. Nhờ đó, các vấn đề về dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe, học
tập, ăn, mặc, ở, giải trí... của người dân được đáp ứng đầy đủ hơn.
Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân đạt nhiều bước
tiến lớn. Số cơ sở khám chữa bệnh đang không ngừng tăng lên với sự
trang bị phương tiện, kỹ thuật – công nghệ hiện đại. Đội ngũ y, bác
sỹ, dược sỹ phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Đảng, Nhà nước còn chú trọng đầu tư và khuyến khích phát triển
các hoạt động thể dục thể thao, hoạt động bảo vệ sức khỏe cộng đồng
và công tác bảo vệ, cải tạo môi trường .
12


* Về các chỉ tiêu thể chất so với yêu cầu của công nghiệp hóa,
hiện đại hóa
Tầm vóc thanh niên Việt Nam đã đáp ứng tốt hơn cả yêu cầu về

tính thẩm mỹ lẫn yêu cầu về lao động. Các tố chất thể lực cũng đã
cải thiện đáng kể, nhất là về sức bền, giúp giảm tải những căng
thẳng, nâng cao hiệu quả lao động. Tuổi thọ không ngừng gia tăng.
3.1.1.2. Hạn chế
* Về thực hiện các nhiệm vụ phát triển thể chất
Việc cải thiện đời sống nhân dân còn nhiều tồn tại. Tỉ lệ hộ nghèo
còn cao. Làm hạn chế khả năng chi tiêu của người dân nước ta cho
cải thiện bữa ăn, chỗ ở, chăm sóc sức khỏe, giải trí...
Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân còn nhiều hạn
chế. Số lượng các cơ sở khám chữa bệnh chưa đáp ứng đủ nhu cầu
khám, chữa bệnh của nhân dân. Các cơ sở khám chữa ở tuyến cơ sở,
còn lạc hậu, thiếu thốn. Đội ngũ y, bác sĩ, dược sỹ nhất là những
người có chuyên môn giỏi vẫn thiếu hụt.
Công tác giáo dục, tuyên truyền về bảo đảm vệ sinh an toàn thực
phẩm, bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập. Yếu kém trong quản lý
Nhà nước đã khiến thực phẩm bẩn, độc hại vẫn tràn lan ngoài thị
trường và tình trạng ô nhiễm môi trường chậm được cải thiện.
* Về các chỉ tiêu thể chất so với yêu cầu của công nghiệp hóa,
hiện đại hóa
Chiều cao, cân nặng của thanh niên, người trưởng thành Việt
Nam đều thấp hơn so với hầu hết các nước trong khu vực Châu Á và
so với chuẩn quốc tế.
Tố chất thể lực của thanh niên Việt Nam dù đã cải thiện nhưng
mới chỉ là tiếp cận gần hơn tới các tiêu chí chứ chưa đáp ứng được
yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bị xếp vào loại kém
13


(thậm chí rất kém nếu so với chuẩn quốc tế); đặc biệt là về sức bền
và sức mạnh.

3


T ực trạ
p óa,

p át tr ể


ă

lực tr tu

óa c o co

áp ứ

y u cầu

ườ V t a

ay

3.1.2.1. Thành tựu
* Về thực hiện các nhiệm vụ phát triển trí tuệ
Các hoạt động đầu tư vào giáo dục và đào tạo được đẩy mạnh tạo
ra bước phát triển lớn về quy mô, đa dạng hóa các loại hình trường
lớp. Công tác đổi mới giáo dục đang được tích cực triển khai và thu
được những thành quả nhất định. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục tăng nhanh về số lượng, nâng dần về chất lượng. Nhờ đó,

chất lượng giáo dục và đào tạo nước ta ngày càng nâng lên.
Tiềm lực khoa học, công nghệ nước ta được tăng cường. Số tổ
chức khoa học và công nghệ, cũng như đội ngũ nghiên cứu khoa học
đã có sự tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng.
* Về các chỉ tiêu trí tuệ so với yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện
đại hóa
Đã có sự cải thiện về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ
thuật của nhân dân. Như thế, hàm lượng tri thức, kỹ năng của người
dân Việt Nam có sự tăng tiến đáng kể. Các năng lực trí tuệ khác đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng dần được định hình
và phát triển. Tiêu biểu là sự hình thành năng lực sáng tạo, khả năng
tiếp thu, vận dụng tốt các tri thức, thành tựu khoa học – công nghệ
tiên tiến trên thế giới; năng lực quản lý, lãnh đạo, năng lực giao tiếp,
hợp tác, đặc biệt là giao tiếp bằng ngoại ngữ; khả năng sử dụng thành
thạo các phương tiện kỹ thuật hiện đại như máy tính, internet...
Thành tựu trên đưa đến sự gia tăng của chỉ số giáo dục nước ta từ
0,376 năm 1985 lên 0,513 trong năm 2013.
14


3.1.2.2. Hạn chế
* Về thực hiện các nhiệm vụ phát triển trí tuệ
Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu.
Việc mở rộng quy mô, loại hình đào tạo và hiện đại hóa cơ sở vật
chất chưa đạt hiệu quả cao, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa.
Nhiệm vụ đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục còn rất
nhiều bất cập, hiệu quả thấp. Trong đó, nội dung học còn nặng lý
thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa
học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động.
Phương pháp giáo dục, việc kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu,

thiếu thực chất. Đặc biệt, là sự yếu kém của một bộ phận giáo viên.
* Về các chỉ tiêu trí tuệ so với yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện
đại hóa
Mặt bằng dân trí rất thấp so với các nước trong khu vực và trên
thế giới. Số lao động qua đào tạo còn ít, đặc biệt là lao động có trình
độ cao. Thêm vào đó, chất lượng của người lao động dù đã qua đào
tạo ở nước ta vẫn còn thấp; thiếu kiến thức, kỹ năng để làm việc giỏi,
thành thạo; hạn chế về năng lực sáng tạo, khả năng hợp tác và giao
tiếp, đặc biệt là hợp tác, giao tiếp bằng ngoại ngữ...
Năng lực đội ngũ khoa học, công nghệ còn hạn chế, thiếu các nhà
khoa học đầu ngành. Số lượng sáng chế, công trình khoa học công bố
trên các tạp chí quốc tế có uy tín còn ít.
3


3 T ực trạ
p óa,

xây dự


ạo ức, lố số

óa c o co

áp ứ

ườ V t a

y u cầu

ay

3.1.3.1. Thành tựu
* Về thực hiện các nhiệm vụ xây dựng đạo đức, lối sống
Giáo dục nhà trường ngày càng phát huy vai trò của mình trong
giáo dục đạo đức và đã có sự phối hợp cùng với giáo dục gia đình,
15


giáo dục xã hội để hình thành cho con người Việt Nam những chuẩn
mực đạo đức phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Những thành tựu đạt được trong quá trình xây dựng nền văn hóa
tiên tiến đã góp phần nâng cao vai trò giáo dục đạo đức của văn hóa.
Cuộc đấu tranh loại trừ biểu hiện tiêu cực, suy thoái đạo đức, lối
sống đã đạt những thành quả nhất định. Nó góp phần bảo vệ các chân
giá trị, đưa ra ánh sáng và loại trừ khỏi đời sống những nhận thức,
hành vi phi đạo đức.
* Về các tiêu chí đạo đức so với yêu cầu của công nghiệp hóa,
hiện đại hóa
Trong con người Việt Nam, nhiều truyền thống đạo đức tốt đẹp
vẫn được lưu giữ và phát huy. Đó là lòng yêu nước, tự hào dân tộc,
lòng nhân ái, khoan dung; là đức tính tiết kiệm, tinh thần cần cù,
sáng tạo trong lao động, tinh thần hiếu học; đạo hiếu...
Bên cạnh đó, những phẩm chất đạo đức, lối sống mang tính thời
đại, phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã nảy nở.
Tiêu biểu là ý thức tôn trọng và thực hành pháp luật; tính tích cực,
dám nghĩ, dám làm; ý chí, hoài bão vươn lên khẳng định bản thân,
làm giàu theo pháp luật; ý thức tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên...
3.1.3.2. Hạn chế
* Về thực hiện các nhiệm vụ xây dựng đạo đức, lối sống

Giáo dục và đào tạo chưa phát huy được hết vai trò quyết định
của mình trong giáo dục, rèn luyện đạo đức. Nội dung và phương
pháp giáo dục vẫn nặng về dạy chữ hơn dạy người. Việc xây dựng
môi trường giáo dục gia đình và môi trường văn hóa - xã hội lành
mạnh cũng chưa được thực hiện tốt.
Môi trường chính trị cho sự phát triển các giá trị đạo đức của con
người Việt Nam vẫn chưa được bảo đảm. Hệ thống chính trị xã hội
16


chủ nghĩa ở nước ta chưa được hoàn thiện mà nguyên nhân chính là
do những tiêu cực ngày càng nhiều trong các cơ quan công quyền.
* Về các tiêu chí đạo đức so với yêu cầu của công nghiệp hóa,
hiện đại hóa
Nhiều giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp đang có nguy cơ biến
mất, bị chà đạp, coi thường. Lòng yêu nước ở một bộ phận nhân dân
đang giảm sút nghiêm trọng. Nhiều chuẩn mực khác như đạo hiếu,
lòng chung thủy, tình đoàn kết, lòng nhân ái... sa sút nghiêm trọng.
Trong quá trình tiếp nhận cái mới, nhiều người lại không có đủ
bản lĩnh và nhận thức đã tiếp thu cả những phản giá trị trong nền văn
hóa phương Tây. Nó tạo nên những con người sống lạnh lùng, vô
cảm với chính người thân và đồng bào của mình.


lạ , có thể thấy rằng, công cuộc xây dựng con người đáp ứng

yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay đã và đang
gặt hái được rất nhiều thành tựu. Điều đó được cả thế giới ghi nhận
khi chỉ số phát triển con người của Việt Nam không ngừng cải thiện.
Tuy nhiên, những hạn chế, thiếu sót khiến cho sự phát triển của con

người nước ta vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn mới hiện nay.
3.2. Nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong quá trình xây
dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở nước ta hiện nay
Thứ nhất, vai trò chủ động của nhân dân trong sự nghiệp xây
dựng con người chưa được phát huy hiệu quả. Bởi những tàn dư của
chế độ phong kiến, của xã hội nông nghiệp lạc hậu và cơ chế tập
chung bao cấp đến nay vẫn tác động sâu sắc đến tư duy, lối sống của
con người Việt Nam. Bên cạnh đó, mặt trái của cơ chế thị trường,
của quá trình hội nhập đang tạo điều kiện cho sự “xâm lăng” của lối
17


sống, văn hóa phương Tây xa lạ với truyền thống dân tộc. Trong khi
đó, những bất cập trong công tác quản lý Nhà nước về văn hóa đã
làm cho văn hóa mất dần đi chức năng bồi dưỡng nhân cách và tinh
thần cao đẹp của con người Việt Nam.
Thứ hai, sự phát triển của nền kinh tế nước ta vẫn chưa thực sự đủ
để trở thành động lực thúc đẩy sự nghiệp xây dựng con người Việt
Nam. Bởi chúng ta phát triển từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu
lại chịu hậu quả nặng nề của những cuộc chiến tranh, chính sách bao
vây, cấm vận kéo dài. Trong đó, những cải thiện mà công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nước ta mang lại vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu của
sự nghiệp xây dựng con người và nó cũng chưa thực sự trở thành
môi trường giáo dục hiện đại, hiệu quả cho con người Việt Nam.
Thứ 3, gắn liền với những yếu kém trong phát triển kinh tế là sự
thiếu hiệu quả trong công tác xóa đói, giảm nghèo. Nguyên nhân chủ
yếu là do chính sách và phương pháp thực hiện thiếu hiệu quả; chủ
yếu vẫn theo kiểu “cho không”, “ban phát”. Đồng thời, do nguồn vốn

đầu tư cho xóa đói giảm nghèo huy động được rất ít từ cộng đồng mà
phụ thuộc chủ yếu vào khả năng cân đối của ngân sách nhà nước nên
rất hạn hẹp, lại phân tán, dàn trải, chưa đúng nhu cầu thực tế.
Thứ tư, sự tụt hậu khá xa của nền y tế Việt Nam so với nhiều
nước trên thế giới bắt nguồn chủ yếu từ sự thiếu hiệu quả trong công
tác huy động vốn đầu tư cho phát triển y tế. Bên cạnh đó, những tồn
tại trong quản lý Nhà nước về y tế và cơ chế đãi ngộ chưa thỏa đáng
đã làm cho chất lượng của nguồn nhân lực y tế còn thấp, đạo đức thì
xuống cấp nghiêm trọng.
Thứ năm, sự chậm tiến của giáo dục và đào tạo làm cho chất
lượng giáo dục trí lực, giáo dục đạo đức, thể chất con người nước ta
còn thấp. Nó xuất phát từ sự quán triệt không đầy đủ quan điểm của
18


Đảng về “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu" và "đầu tư cho
giáo dục là đầu tư phát triển" ở không ít cấp ủy Đảng và chính quyền
địa phương. Dẫn tới những quan điểm này chưa thực sự được thấm
nhuần và thể hiện trên thực tế. Ngoài ra, còn rất nhiều vấn đề quan
trọng về vai trò quyết định của đội ngũ nhà giáo, về quy hoạch nhân
sự, về đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục cũng chưa được nhận
thức đúng và đủ. Cùng với đó, bệnh thành tích, ưa hình thức vẫn là
“căn bệnh trầm kha” trong ngành giáo dục Việt Nam.
Thứ sáu, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt cũng là một trong những
nguyên nhân khách quan làm cho sự nghiệp này chưa đạt kết quả
cao. Đất nước ta có ¾ diện tích tự nhiên là đồi núi, địa hình khó
khăn, hiểm trở; nhiều vùng biên cương, hải đảo xa xôi; nhiều nơi
thường xuyên phải đối mặt với thiên tai bão lũ hàng năm. Việc phát
triển kinh tế, cải thiện đời sống, phát triển giáo dục, văn hóa, y tế...
phục vụ nhiệm vụ nâng cao các năng lực, phẩm chất cho người dân ở

những vùng này là đặc biệt khó khăn, tốn kém, hiệu quả thu về thấp.
Chương 4
GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM ĐÁP
ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY
4.1. Nhóm giải pháp nâng cao thể chất con người Việt Nam
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
4

P át uy va trò c ủ ộ

của

â dâ tro

cả t

t ể c ất
* Nâng cao nhận thức của toàn dân về sự phát triển thể chất con
người trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Hoàn chỉnh nội dung giáo dục, tuyên truyền về vệ sinh, phòng
ngừa bệnh tật và chăm sóc sức khỏe trong chương trình phổ thông.
19


Phát huy vai trò của các tuyên truyền viên và các phương tiện truyền
thông. Trong đó, nội dung giáo dục phải đảm bảo tính khoa học, đại
chúng, hướng vào làm rõ những vấn đề như: Thực trạng yếu kém của
thể lực người lao động Việt Nam; các tiêu chí về tầm vóc, thể lực...
* Đẩy mạnh phát triển hoạt động thể dục thể thao trong nhân dân

Cần thực hiện đồng bộ phát triển thể thao học đường, thể thao
trong các trường cao đẳng, đại học và thể dục thể thao quần chúng.
4

â

cao c ất lượ

cuộc số

* Đẩy mạnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Đẩy mạnh hiện đại hóa, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học - công
nghệ vào sản xuất và đời sống. Tăng cường vai trò và hiệu quả sự
điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Đồng thời, mở rộng và nâng cao hiệu
quả kinh tế đối ngoại trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi.
* Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo
cải thiện đời sống cho nhân dân đặc biệt là ở nông thôn, miền núi
Thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo theo hướng hỗ trợ tạo
động lực để hộ nghèo tự vươn lên bằng chính sức lao động của mình.
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
4

3 Hoà t

,



óa


t ố

y tế

Tăng đầu tư của Nhà nước và huy động hiệu quả các nguồn vốn
xã hội hóa cho phát triển y tế. Mở rộng, nâng cao chất lượng đào tạo
của các trường y, dược trên cả nước. Phát triển bảo hiểm y tế toàn
dân, đẩy mạnh nghiên cứu và sản xuất thuốc men, vật tư y tế. Nâng
cao hiệu quả công tác quản lý của Nhà nước đối với nền y tế.
4

4 Bảo ả

bề vữ

về

ô trườ

Phải xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường thông
qua công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết.
20


Khắc phục sự yếu kém trong tổ chức và năng lực quản lý môi trường.
Trong đó, nhiệm vụ cấp thiết nhất là sửa đổi, bổ sung pháp luật, chế
tài liên quan. Song song với đó cần phải thực hiện ngay và thường
xuyên nhiệm vụ khôi phục và nâng cao chất lượng môi trường.
4.2. Nhóm giải pháp xây dựng trí tuệ con người Việt Nam đáp

ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
4

Đổ

ớ, â

cao

ậ t ức c o toà dâ về

áo d c và

ào tạo
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn nhằm nâng cao nhận
thức của toàn Đảng, toàn dân về vai trò, vị trí của giáo dục và đào tạo
nhằm tạo động lực thúc đẩy mọi người dân tích cực học tập.
Cần phải thay đổi tư duy trong đánh giá chất lượng giáo dục mà
trước mắt, cần nắm bắt, sử dụng thước đo về số năm đi học trung
bình và số năm học kỳ vọng của UNDP.
4



cườ

ầu tư c o

áo d c và ào tạo


Khuyến khích nguồn lực xã hội hóa. Đồng thời làm trong sạch
nguồn tài chính này và kiểm soát chặt chẽ việc phân phối tài chính và
sử dụng chúng sao cho đúng chỗ, hiệu quả, không bị thất thoát.
4
tr

3

ở rộ

quy

cơ sở bảo ả

ô ào tạo và

c ất lượ



lướ các cơ sở

áo d c

dạy và ọc

Cần mở rộng quy mô đào tạo, ngành nghề đào tạo theo nhu cầu
xã hội, đặc biệt là những ngành đang rất thiếu nhân lực trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quan trọng hơn, cần tăng cường,
nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, kiểm định chất lượng giáo dục.

4

4 Đổ



ộ du

, p ươ

p áp dạy ọc

ột các t ết

t ực
Nội dung giáo dục cần được đổi mới theo hướng tinh giản, cơ
bản, hiện đại, giảm tính hàn lâm, tăng tính thực hành và vận dụng
21


kiến thức kỹ năng vào thực tiễn. Phải hướng vào phát triển nhân cách
con người một cách toàn diện. Các trường đào tạo nghề, cao đẳng,
đại học, việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo cần phải trên
cơ sở nhận biết rõ nhu cầu của xã hội cũng như yêu cầu về nhân lực
của từng ngành nghề, từng vị trí công tác. Phương pháp dạy học
cũng cần được đổi mới theo hướng chuyển từ tiếp cận nội dung (học
sinh học được gì) sang tiếp cận năng lực của người học (học sinh làm
được gì thông qua việc học).
4


5 Xây dự



ũ

áo v

ủ về số lượ

, â

cao về

c ất lượ
Các trường sư phạm cần chú trọng đến việc phát triển hệ thống
các trường phổ thông thực hành, các cơ sở rèn luyện kĩ năng sư
phạm. Phải quan tâm hơn đến giáo dục lý tưởng, ý thức trách nhiệm
công dân, lòng yêu nghề của người giáo viên. Công tác bồi dưỡng
nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên cũng cần phải được
thường xuyên thực hiện. Bên cạnh đó, cần thực hiện chính sách đãi
ngộ thỏa đáng cho những người công tác trong ngành giáo dục.
4.3. Nhóm giải pháp xây dựng đạo đức, lối sống con người
Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
4.3.1. Phát huy vai trò của

áo d c tro

xây dự


ạo ức

Xác định và hệ thống hóa những yếu tố tiêu cực, lạc hậu còn tồn
tại trong đạo đức, lối sống của con người Việt Nam hiện nay làm cơ
sở để mỗi cá nhân tự điều chỉnh nhận thức, hành vi đạo đức.
Nâng cao vai trò và đẩy mạnh sự phối hợp đồng thuận giữa giáo
dục gia đình với giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội nhằm tạo
nên một môi trường giáo dục đồng thuận.
Phát huy vai trò của hệ thống truyền thông đại chúng là một giải
pháp vô cùng quan trọng.
22


×