Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

sáng kiến kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn vào dạy một tiết học cụ thể trong môn GDCD lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 30 trang )

MỤC LỤC
STT
1
Mục lục
2
Lời nói đầu
3
A. Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
1. Cơ sở lý luận

Nội dung

2. Cơ sở thực tiễn
4

5

4

II. Đối tượng nghiên cứu

5

III. Phạm vi nghiên cứu

5

IV. Phương pháp nghiên cứu

5



V. Mục đích nghiên cứu

6

VI. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
B. Phần nội dung

6
7

I. Thực trạng

7

1. Đặc điểm tình hình chung về việc dạy học tích hợp liên môn
trong môn GDCD

7

2. Thực trạng về việc dạy học tích hợp liên môn trong môn GDCD
3. Số liệu điều tra

6

Trang
1
3
4
4

4

8
9

II. Những giải pháp thực hiện

9

1. Các nguyên tắc tích hợp
2. Các phương pháp thực hiện khi tích hợp kiến thức liên môn
trong bài học.

9

III. Kết quả đạt được

18

C. Kết luận và khuyến nghị
I. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
II. Kết luận

25
25
25

III. Khuyến nghị và đề xuất

10


25

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1


1. THCS - Trung học cơ sở
2. GDCD - Giáo dục công dân
3. TNTN - Tài nguyên thiên nhiên

LỜI NÓI ĐẦU
2


Dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan
tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp
phần hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề
cho học sinh. Trong thực tế ở các trường học hiện nay, việc dạy học theo hướng
tích hợp ở môn GDCD ít được quan tâm, đa số giáo viên ngại liên kết, tích hợp với
những nội dung liên quan từ bài học trước hoặc các bài học của môn học khác.
Đứng trước thực trạng này tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và cho ra đời sáng kiến"Vận
dụng kiến thức liên môn vào dạy một tiết học cụ thể trong môn GDCD lớp 7". Tôi
đã đưa ra các bước thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học tích hợp trong một
bài cụ thể. Cuối cùng là kết quả thu được sau quá trình dạy học. Tôi nhận thấy ưu
điểm của sáng kiến này là tạo được hứng thú học tập cho học sinh, nội dung học
tập sinh động, hấp dẫn, giúp học sinh hiểu và nắm vững nội dung học tập dễ dàng,
đồng thời phát triển được các năng lực tư duy, năng lực hành động, năng lực vận
dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn một cách có hiệu quả trên cơ sở hiểu được
bản chất của vấn đề.

Qua thực tế nhiều năm giảng dạy tại trường THCS, tôi thấy rằng việc vận dụng
kiến thức liên môn vào dạy học là vô cùng cần thiết. Vậy để nâng cao chất lượng
của việc dạy học vận dụng kiến thức liên môn thì chúng ta cần làm gì?
Sau đây tôi xin được trân trọng giới thiệu với quý thầy cô sáng kiến kinh
nghiệm: “Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy một tiết học cụ thể trong môn
GDCD lớp 7” đã được tôi áp dụng trong một số năm học gần đây. Kính mong quý
thầy cô giáo, các em học sinh và những ai quan tâm đến vấn đề sinh hoạt tổ chuyên
môn tham khảo, bổ sung, góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin trân thành cảm ơn!

A. PHẦN MỞ ĐẦU
3


I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Hiện nay, dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được
quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc
góp phần hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn
đề cho học sinh.
Tích hợp theo nghĩa chung nhất được hiểu là sự liên kết các thành phần, các bộ
phận khác nhau một cách hòa hợp, tương thích trong một tổng thể. Dạy học tích
hợp được hình thành trên cơ sở của những quan niệm tích cực về quá trình học tập
và quá trình dạy học, thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục sẽ góp phần phát
triển tư duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề và làm cho việc học tập trở nên ý
nghĩa hơn đối với học sinh so với việc học và thực hiện các mặt giáo dục một cách
riêng rẽ. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội vốn không tồn rại một cách rời
rạc, đơn lẻ, chúng là những thể tổng hợp, hoàn chỉnh và có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các cuộc thi: Vận
dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh
và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học. Mục đích:
- Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn học khác nhau
để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp,
khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh;
- Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực
tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi với
hành";
- Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo
dục
- Khuyến khích giáo viên sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ điểm có nội
dung liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn;
- Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi
mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; tăng cường ứng dụng hiệu quả
công nghệ thông tin trong dạy học.
Thực trạng việc dạy bộ môn nói chung, môn GDCD lớp 7 nói riêng mặc dù
quan niệm dạy học tích hợp đã được vận dụng vào giảng dạy , song hiệu quả đạt
được là chưa cao. Do đó phần lớn học sinh hiện nay có thái độ bình thường, chưa
phát huy được tính tích cực trong học tập. Giáo viên trong các nhà trường chưa
4


thực sự hiểu hết ý nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy học liên môn, đặc biệt là
việc dạy học liên môn trong môn GDCD. Quá trình vân dụng tích hợp liên môn
vào trong bài dạy còn gặp nhiều lúng túng nên trong quá trình giảng dạy thường
chỉ tập trung vào kiến thức đặc thù của bộ môn mà thiếu sự quan tâm, liên hệ với
các bộ môn khác. Về phía học sinh xuất hiện tâm lí coi nhẹ, chủ quan trong bộ
môn. Các em thường cho rằng kiến thức của bộ môn nhẹ, không có tác dụng nhiều

trong việc học tập nên thiếu quan tâm, thậm chí bỏ rơi bộ môn khi thấy mình đã có
đủ cơ số điểm cần thiết. Vì vậy nên khi được hỏi, khai thác sâu vào vấn đề các em
thường tỏ ra lúng túng hoặc không thể trả lời câu hỏi.
Mỗi một bài dạy và học GDCD có vai trò quan trọng đối với cả thầy và trò. Để
nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học , tôi lựa chọn đề tài "Vận dụng kiến thức
liên môn vào dạy một tiết học cụ thể trong môn GDCD lớp 7"
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Vai trò và chức năng người giáo viên.
- Sự hợp tác, tích cực chủ động học tập của học sinh sẽ tạo nên hiệu quả cao trong
học tập môn GDCD.
- Các hình thức vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học môn GDCD nâng cao
kết quả học tập môn GDCD.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Việc vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học môn GDCD là việc làm mà tôi đã
tiến hành từ năm học 2014-2015. Kể từ đó đến nay tôi đã liên tục áp dụng các công
văn hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở giáo dục và Phòng giáo dục đồng thời tìm ra
nhiều biện pháp mới nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng dạy và học.Cho đến học
kì 1 năm học 2016-2017, sau hơn 2 năm áp dụng tôi thấy rằng các biện pháp đổi
mới đã thực sự phát huy hiệu quả. Và tôi sẽ tiếp tục áp dụng vào các năm học tiếp
theo.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp khảo sát, thực nghiệm
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp đối chứng
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thống kê
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp dự giờ khảo cứu…
V. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

5


Dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan
tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp
phần hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề
cho học sinh. Trong thực tế, tích hợp ở môn GDCD ít được quan tâm, đa số giáo
viên ngại liên kết, tích hợp với những nội dung liên quan từ bài học trước hoặc các
bài học của môn học khác. Vì vậy tôi đã áp dụng việc vận dụng kiến thức liên môn
vào dạy học môn GDCD nhằm nâng cao kết quả học tập môn GDCD.
VI. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu, tôi thấy rằng cần phải coi trọng việc vận dụng kiến thức
liên môn vào dạy học môn GDCD và nâng cao kết quả học tập môn GDCD cho
học sinh.

B. PHẦN NỘI DUNG
6


I. THỰC TRẠNG
1. Đặc điểm, tình hình chung về việc dạy học tích hợp liên môn trong môn
GDCD
a. Thuận lợi
- Trường THCS Tân Ước là ngôi trường nhỏ nằm ở phía nam huyện Thanh Oai,
thành phố Hà Nội. Đây là một xã thuần nông nên đời sống nhân dân còn nghèo. Chỉ
có thôn Ước Lễ và một phần thôn Phúc Thụy là có nghề truyền thống làm nghề giò
chả. Song đa số các gia đình quan tâm và tạo điều kiện cho con em đến trường đầy
đủ.
- Hiện nay nhà trường đã và đang được đầu tư cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu
dạy và học. So với ngày trước thì trường đã khang trang hơn nhiều với hai dãy nhà

cao tầng. Có một phòng học vi tính, có hai phòng học có máy vi tính phục vụ giảng
dạy của giáo viên thường xuyên. Thư viện nhà trường đạt danh hiệu “ Thư viện tiên
tiến” và đạt chuẩn, là nơi cung cấp nhiều sách và tài liệu học tập cho giáo viên và
học sinh.
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của và chỉ đạo sâu sắc của Phòng giáo
dục và đào tạo Thanh Oai, của Ủy ban nhân dân xã và các đoàn thể, đặc biệt là phụ
huynh học sinh.
- Toàn trường có 39 cán bộ, giáo viên và nhân viên.
- Về học sinh: Năm học 2016-2017 toàn trường có 332 học sinh được chia làm 10
lớp. Đa số các em chăm ngoan, có ý thức vươn lên trong học tập. Nhiều em có tinh
thần hiếu học và học giỏi, theo kịp được sự đổi mới của giáo dục, tích cực chủ động
chiếm lĩnh tri thức. Phần lớn các em HS thấy rất hào hứng và nhiệt tình tham gia
các cuộc thi do Bộ GD&ĐT, Sở giáo dục và Phòng giáo dục phát động. Nhất là các
cuộc thi tổ chức qua mạng trực tuyến.
- Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học. Đây
được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học
sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.
- Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn
học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con
đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau. Từ những
năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp trong việc
xây dựng chương trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm của lí thuyết hệ thống,
nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể, cũng như quá trình
dẫn đến trạng thái này.
- Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn,
vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá
trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh.

7



- Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh.
Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn
đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức vấn đề một
cách thấu đáo.
b. Khó khăn
- Tân Ước là xã thuần nông, đời sống nhân dân còn nghèo nên việc học tập của con
cái chưa thực sự được quan tâm, điều này thể hiện rõ nhất khi HS tham gia các
cuộc thi giải toán bằng tiếng Việt, giải toán bằng tiếng Anh và IOE trên mạng. Vì
gia đình không có máy vi tính mà HS rất hiếu học nên sau giờ học các em xin vào
máy tính nhà trường để thi nhưng vì số lượng HS tham gia rất lớn nên hôm nào các
thầy cô phụ trách cũng phải về nhà muộn, có nhiều hôm đèn đã lên mà cả cô và trò
vẫn ở trường. Không chỉ vậy, vì thôn Ước Lễ và Phúc Thụy có nghề làm giò chả
nên nhiều em có tư tưởng không muốn học, muốn ở nhà phụ giúp bố mẹ kiếm tiền
hoặc vì bố mẹ đi làm ăn xa, ở nhà với ông bà nên chưa tập trung học, còn mải chơi,
ham vui. Đồng thời do đặc điểm lứa tuổi dậy thì nên nhiều em còn không chú ý
học, mải làm dáng, hoặc tỏ vẻ người lớn, không chịu học.
- Về cơ sở vật chất vẫn chưa đáp ứng nhu cầu dạy và học. Vì cả trường chỉ có hai
máy vi tính phục vụ việc dạy học nên một số GV có nhu cầu sử dụng máy tính để
tìm tài liệu tham khảo, tìm kiếm thông tin thì lại không có, nhất là tham gia trang
Trường học kết nối và đưa bài vào webside của trường.
- Tùy theo khoa học cụ thể mà có thể tích hợp các môn khoa học khác lại với nhau
như: Lí- Hóa- Sinh, Văn- Sử- Địa. Hoặc có thể tích hợp được cả các môn tự nhiên
với các môn xã hội như: văn, toán, hóa, sinh, GDCD…Ở mức độ cao, sự tích hợp
này sẽ hình thành những môn học mới, chứ không phải là một sự lắp ghép thông
thường các môn riêng rẽ lại với nhau. Tuy nhiên, các môn vẫn giữ vị trí độc lập với
nhau, chỉ tích hợp những phần gần nhau. Ở mức độ thấp thì việc tích hợp được
thực hiện trong mối quan hệ liên môn. Những môn được học riêng rẽ nhưng cần
chú ý đến những nội dung có liên quan đến các bộ môn khác, trong quá trình dạy
học chỉ cần khai thác, vận dụng các kiến thức có liên quan đến bài giảng mình

đang thực hiện.
- Dạy học theo quan điểm liên môn có ba mức độ: ở mức độ thấp, giáo viên nhắc
lại tài liệu, sự kiện, kĩ năng các môn có liên quan, cao hơn đòi hỏi học sinh nhớ lại
và vận dụng kiến thức đã học của các môn học khác, và cao nhất đòi hỏi học sinh
phải độc lập giải quyết các bài toán nhận thức bằng vốn kiến thức đã biết, huy
động các môn có liên quan theo phương pháp nghiên cứu.
2. Thực trạng việc dạy học tích hợp liên môn trong môn GDCD
Tiến hành khảo sát thực tiễn.
Trong năm học 2012- 2013, tiến hành khảo sát chất lượng học sinh khối 7 khi
chưa áp dụng tích hợp kiến thức liên môn vào bài học, cụ thể bài 14 lớp 7: " Bảo
vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên" với những nội dung khảo sát
8


- Vai trò của môi trường đối với đời sống của con người.
- Trực trạng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên hiện nay ở nước ta.
- Nguyên nhân của môi trường ngày bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên đang có
nguy cơ cạn kiệt.
3. Số liệu điều tra
Kết quả đạt được như sau:
Lớp

7A
7B

Sĩ số

38
33


Tỉ lệ
Giỏi
12
6

%
31,6
18,2

Khá
14
15

%
36,8
45,4

TB
12
12

%
31,6
36,4

Yếu
0
0

%

0
0

Từ kết quả khảo sát đó, tôi rút ra những nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất giáo viên dạy bộ môn chưa thực sự tâm huyết với bộ môn của mình
giảng dạy, còn truyền thụ kiến thức theo một chiều mà không đặt học sinh vào đối
tượng trung tâm, không phát huy được tinh thần tự học của học sinh.
Mặt khác việc kiểm tra đánh giá của giáo viên chưa thực sự chặt chẽ, nhiều câu hỏi
mới mang tính nhận biết, thông hiểu, vân dụng ở mức độ thấp mà chưa có câu hỏi
liên hệ với các bộ môn để giải quyết vấn đề đặt ra.
Thứ hai về phía học sinh khi học tập chưa xác định được tầm quan trọng của bộ
môn. Khi kiểm tra đánh giá thường chỉ tự xếp mình vào dạng " Trung bình chủ
nghĩa" là an toàn.
Thứ ba về phía phụ huynh học sinh họ chưa thực sự nhận thức đúng đắn vai trò,
ý nghĩa của bộ môn. Mục đích chính của họ là làm sao con em mình học tốt được
các môn như Toán, Lí, Hóa còn các môn còn lại, kể cả môn GDCD cùng chung số
phận đó là chỉ cần biết là đủ, không cần giỏi.
II. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong một bài học cụ thể:
Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
1. Các nguyên tắc tích hợp:
- Đảm bảo tính mục tiêu: Việc lựa chọn và liên kết các kiến thức, kĩ năng phải
nhằm tới mục tiêu giáo dục của lớp học, bài học mà mục tiêu trên hết đó là tạo nên
con người có khả năng hành động trên một nền tảng kiến thức, kĩ năng vững chắc
9


- Đảm bảo tính khoa học: Các kiến thức phải khách quan, phản ánh đúng bản chất
của sự vật, hiện tượng
- Có những nét tương đồng về nội dung, phương pháp của những môn học được

được tích hợp để các kiến thức và kĩ năng hỗ trợ cho nhau, giúp người học có
thuận lợi trong học tập và vận dụng vào cuộc sống
- Đảm bảo tính khả thi: Người học có thể tiếp thu và vận dụng được kiến thức, kĩ
năng liên môn, người dạy có các điều kiện tổ chức, hướng dẫn việc học tập
- Tránh gò ép, ôm đồm, dàn trải: Phải chấp nhận việc coi các kiến thức của các
môn học có liên quan chỉ đóng vai trò công cụ cho nội dung chính. Nội dung và
các hoạt động phải được cấu trúc sao cho đáp ứng mục tiêu phát triển các năng lực
của người học.
2. Các phương pháp thực hiện khi tích hợp kiến thức liên môn trong bài học.
Khi tiến hành tích hợp kiến thức liên môn vào bài học giáo viên cần thực hiện các
bước sau:
a. Khái quát bố cục của bài học
Bài học được chia làm 3 phần
Phần 1: Tìm hiểu thông tin sự kiện
Phần 2: Nội dung bài học
Phần 2 được chia làm 4 nội dung nhỏ:
- Nội dung thứ nhất: Khái niệm môi trường và TNTN.
- Nội dung thứ hai: Thực trạng môi trường Việt Nam và thế giới.
- Nội dung thứ ba: Vai trò của môi trường và TNTN.
- Nội dung thứ tư: Những biện pháp bảo vệ môi trường và TNTN
Phần 3: Bài tập
b. Xác định các môn có nội dung kiến thức tích hợp trong từng phần của bài
học
* Phần 1: Tìm hiểu thông tin, sự kiện
+ Tích hợp với môn Toán
Phần thông tin khi cập nhật số liệu mới về bảng diễn biến tỉ lệ phần trăm đất có
rừng che phủ, giáo viên cần tích hợp với toán thống kê của lớp 8. Phần này giáo
viên giới thiệu và phân tích tỉ lệ % (Chương hai: Hàm số và đồ thị, bài 1: Đại
lượng tỉ lệ thuận)
+ Tích hợp với bộ môn Tin học lớp 6

Giáo viên hướng dẫn học sinh truy cập một số Webside để cập nhật thông tin,
số liệu mới về tỉ lệ % diện tích đất có rừng che phủ. Công việc này giáo viên phải
hướng dẫn học sinh cụ thể để các em chuẩn bị trước ở nhà. Trong trường hợp nhà
10


trường trang bị đầy đủ cơ sở vật chất như phòng học bộ môn, máy Laptop, mạng
Wifi giáo viên có thể tích hợp trực tiếp trên bài giảng của mình để bài giảng sinh
động hơn.
Ví dụ truy cập trang Web: Thanhnien.net và cho ra kết quả thông tin như sau
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa có Quyết định công bố hiện trạng
rừng toàn quốc năm 2011. Theo đó, độ che phủ rừng toàn quốc năm 2011 của Việt
Nam là 39,7%, tăng 0,02% so với độ che phủ rừng toàn quốc năm 2010.
Tính đến thời điểm 31/12/2011, Việt Nam có hơn 13,5 triệu ha rừng, trong đó hơn
2 triệu ha là rừng đặc dụng, hơn 4,6 triệu ha rừng phòng hộ, hơn 6,6 triệu ha rừng
sản xuất, còn lại là diện tích nằm ngoài quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp.
+ Tích hợp với môn Lịch sử lớp 9
Khi phân tích nguyên nhân do chiến tranh dẫn đến tỉ lệ % độ che phủ rừng bị
giảm tính từ năm 1950 đến nay ( tích hợp cả với số liệu cũ trong sách giáo khoa
GDCD 7 bài 14) giáo viên nên tích hợp với môn Lịch sử lớp 9: Chương VI - Việt
Nam từ năm 1954 đến năm 1975, bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc,
đấu tranh chống đề quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam ( 1954 - 1965),
mục V " Miền Nam chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ
(1961-1965)". Phần tích hợp này giáo viên giới thiệu Chiến dịch Ranch Hand là
một chiến dịch của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam, thực hiện việc rải chất
độc hóa học xuống các khu rừng nhằm triệt hạ khả năng ngụy trang và ẩn náu của
lực lượng Quân Giải phóng miền Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam. Hoạt
động này có thể gây tác dụng hủy hoại lâu dài đối với sự sống trên mặt đất, trong
lòng đất, nước sông suối, ao hồ... Vì đây là việc làm vô nhân đạo và có thể bị coi
là phạm pháp trên đất Mỹ, và cũng khó có nước đồng minh nào của Mỹ chấp

nhận, nên căn cứ của nó được bí mật xây dựng bên cạnh Đơn vị Không quân 62
của Việt Nam Cộng hòa tại Căn cứ không quân Nha Trang, và mang danh hiệu trá
hình là Không đoàn 14. Kế hoạch này được thi hành lần đầu từ khoảng năm 1962.
+ Tích hợp với môn Địa lí lớp 7
khi phân tích việc du canh, du cư, phá rừng lấy đất canh tác dẫn đến việc gây ra
nhiều vụ cháy rừng.

11


Đốt rừng làm nương rẫy
* Phần 2: Tìm hiểu nội dung bài học
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm môi trường và tài nguyên thiên nhiên
+ Tích hợp với môn Địa lí lớp 6 và lớp 7:
Môn Địa lí lớp 6 học sinh đã biết Các thành phần tự nhiên của Trái Đất gồm:
địa hình, đất, nước, khoáng sản, sinh vật… (trong chương II- Các thành phần tự
nhiên của Trái Đất) Đây chính là các thành phần chính của môi trường tự nhiên
Môn Địa lí lớp 7: Học sinh được biết thành phần nhân văn của môi trường gồm
con người, các hoạt động kinh tế của con người và việc xây dựng các công trình đô
thị…
Tích hợp hai nội dung trên kết hợp với quan sát ảnh, học sinh dễ dàng tìm hiểu
được khái niệm thế nào là môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Hoạt động 2: Giới thiệu về thực trạng môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở
Việt Nam và thế giới. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó
- Tích hợp môn Địa lí lớp 7: Chương II- Các môi trường Địa lí và hoạt động kinh
tế của con người. Nội dung các bài trong chương đề cập đến vấn đề ô nhiễm môi
trường ở đới ôn hòa, đới nóng… kết hợp với quan sát tranh, học sinh tìm hiểu được
thực trạng môi trường ở Việt Nam và trên thế giới
12



Học sinh rút ra được: bầu khí quyển, môi trường nước sông, nước biển…bị ô
nhiễm nặng nề.Tài nguyên thiên nhiên: khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt…
Nguyên nhân:
- Khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thông, các chất thải công nghiệp và
sinh hoạt…
Hậu quả là: tạo nên những trận mưa axít, tăng hiệu ứng nhà kính, Trái Đất nóng
lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, thủng tầng ô-dôn, chết các sinh vật…

13


Nguy cơ thủng tầng Ozon
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của môi trường và TNTH
+ Tích hợp với môn Mĩ thuật giới thiệu một số tranh về vẻ đẹp của thiên nhiên
Việt Nam

+ Tích hợp với môn Sinh học lớp 6 chương IX: Vai trò của thực vật - Tiết 57,58 "
Vai trò của thực vật đối với đời sống con người".

14


Bằng hệ thống câu hỏi cụ thể, giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã học
ở môn Sinh học lớp 6 nhắc lại vai trò của thực vật đối với đời sống con người
+ Tích hợp với môn Ngữ văn lớp 7 phần văn nghị luận tuần 24, tiết 95,96 viết bài
tập làm văn số 5 với đề bài " Môi trường có vai trò quan trọng với đời sống con
người, mỗi hoạt động của con người đến môi trường đề có ảnh hưởng lớn đến cuộc
sống. Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”. Em hãy chứng minh ý
kiến trên .

Với đề bài trên, vào thời điểm học sinh học bài 14 môn GDCD lớp 7, tuần 22,23 sẽ
có tác dụng rất lớn đối với các em.
Hoạt động 4: Những biện pháp bảo vệ môi trường
+ Tích hợp với môn Sinh học 6 chương IX: Vai trò của thực vật - Tiết 68->70 "
Thực hành tham quan thiên nhiên" với câu hỏi: Khi tham quan thiên nhiên, em
thấy thiên nhiên ở nước ta như thế nào? Để bảo vệ, giữ gìn vẻ đẹp ấy em phải làm
gì?
+ Tích hợp với môn Địa lí lớp 9, tiết 45 " Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo
vệ tài nguyên môi trường biển đảo" giáo viên giới thiệu một số biện pháp bảo vệ
môi trường biển đảo.
+ Tích hợp với môn Mĩ thuật: Giới thiệu hìn ảnh hoạt động bảo vệ môi trường
của cộng đồng, tranh vẽ với đề tài bảo vệ môi trường của học sinh.

15


Thanh niên tình nguyện vì môi trường

Phủ xanh đất trống đồi trọc

Hoạt động bảo vệ môi trường của học sinh

16


Tranh cổ động của học sinh

17



III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Kết quả việc vận dụng phương pháp dạy học liên môn để giảng dạy .
Để kiểm tra kết quả học tập của học sinh học theo đề tài, tôi phát cho mỗi học
sinh một đề trắc nghiệm khách quan, đề là các nội dung của các bài học đã giảng
dạy trên lớp. Để đạt kết quả kiểm tra, đánh giá chính xác nhất, tôi thực hiện ở cả ba
lớp sau mỗi giờ dạy.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Học sinh trả lời đúng 80 - 100% số câu trắc nghiệm: Các em đã hiểu bài mức độ
tốt ( Giỏi)
+ Học sinh trả lời đúng 50 - 79 %: HS hiểu bài mức độ khá
+ Học sinh trả lời đúng dưới 50 %: HS chưa hiểu bài.
- Thực hiện kiểm tra ở cả hai lớp sau khi thực hiện sáng kiến đã cho kết quả: 92 %
số học sinh hiểu bài mức độ khá và tốt
Sau khi áp dụng tích hợp kiến thức liên môn, cũng những câu hỏi như trên, năm
học 2015-2016, kết quả đạt được như sau:
Lớp

7A
7B

Sĩ số

38
33

Tỉ lệ
Giỏi
18
12


%
47,4
36,4

Khá
18
19

%
47,4
57,6

* Giáo án minh họa:
18

TB
2
2

%
5,2
6,0

Yếu
0
0

%
0
0



Bài 14
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
( Tiết 1)
I. Mục tiêu bài học :
Sau bài học, học sinh cần đạt được
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Hiểu được khái niệm môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Thấy được thực trạng môi trường và tài nguyên thiên nhiên hiện nay ở Việt Nam
và trên thế giới
2. Kĩ năng:
- So sánh, liên hệ, phân tích, đánh giá
- Hình thành trong học sinh tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ
môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng cho HS lòng yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức giữ gìn, bảo
vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
Kĩ năng hiểu biết về môi trường, vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của môi
trường đối với sự sống và phát triển của con người, xã hội. KN phê phán, đấu tranh
ngăn chặn cái xấu.
III. Phương tiện dạy học
Máy tính, máy chiếu
IV. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:
Phương pháp kích thích tư duy; phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp nêu
và giải quyết vấn đề; phương pháp đối thoại.
V. Tìm nội dung tích hợp trong bài học
- Tích hợp với môn Tin học: Hướng dẫn học sinh truy cập các địa chỉ trang Web để
cập nhật thông tin, số liệu mới.

- Tích hợp với môn Địa lí lớp 7 bài 14: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa; lớp 8
tiết 28: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam; tiết 38: Đặc điểm sông ngòi
Việt Nam.
- Tích hợp với môn Lịch sử 9: Chương VI - Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975,
bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đề quốc Mĩ và
chính quyền Sài Gòn ở miền Nam ( 1954 - 1965), mục V " Miền Nam chiến đấu
chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ (1961-1965)
19


- Tích hợp với môn Mĩ thuật: Giới thiệu một số hình ảnh về thực trạng môi trường
và tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam.
- Tích hợp với môn Ngữ văn lớp 7 phần văn nghị luận
VI. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1. Trường hợp nào sau đây thực hiện quyền trẻ em.
a. Tâm là đứa trẻ bị bỏ rơi, em sống lang thang trên hè phố.
b. Nhà nghèo, Hà phải vừa đi học vừa phụ mẹ bán hàng.
c. Cha mẹ mải lo làm ăn, Hùng bị kẻ xấu lôi kéo vào con đường nghiện ngập
d. Cha mẹ li thân để Hải về sống với bà ngoại. Ngoại nghèo lại đau yếu luôn nên
Hải phải nghỉ học đi bán vé số.
Câu 2. Trẻ em có bổn phận gì?
3. Bài mới:
* Họat động 1: Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh ảnh về rừng núi,
sông ngòi. Em hãy mô tả lại những hình ảnh vừa quan sát? Đó là điều kiện tự
nhiên bao quanh cuộc sống của con người.…. → Bài mới ( Giáo viên tích hợp với
môn Mĩ thuật giới thiệu một số tranh ảnh về vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam)
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt

*Họat động 2: Tìm hiểu thông tin, sự I. Tìm hiểu thông tin, sự kiện
kiện.
1. Tỉ lệ đất có rừng che phủ hiện
HS: Đọc phần thông tin trong SGK
nay ở nước ta:
GV: Ngoài thông tin trên, em còn biết
thông tin nào khác về tỉ lệ đất có rừng
che phủ ở nước ta
( Tích hợp với bộ môn tin học) HS
chuẩn bị thông tin mới trên mạng
Internet
GV: Bổ sung thêm thông tin mới về tỉ lệ
% đất có rừng che phủ theo thông báo
của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn năm 2011. Tính đến thời điểm
31/12/2011, Việt Nam có hơn 13,5 triệu
ha rừng, trong đó hơn 2 triệu ha là rừng
20

- Tỉ lệ độ che phủ thấp. Tài nguyên
rừng có nguy cơ cạn kiệt
- Nguyên nhân
+ Do chiến tranh
+ Do ý thức của con người


đặc dụng, hơn 4,6 triệu ha rừng phòng
hộ, hơn 6,6 triệu ha rừng sản xuất, còn
lại là diện tích nằm ngoài quy hoạch
rừng và đất lâm nghiệp.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
vừa có Quyết định công bố hiện trạng
rừng toàn quốc năm 2011. Theo đó, độ
che phủ rừng toàn quốc năm 2011 của
Việt Nam là 39,7%, tăng 0,02% so với
độ che phủ rừng toàn quốc năm 2010.
GV: Em có nhận xét gì về tỉ lệ độ che
phủ rừng toàn quốc từ quyết định trên
của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn.
GV kết luận: Tỉ lệ % đất có rừng che phủ
có tăng tuy nhiên vẫn ở mức độ thấp.
HS đọc thông tin 2,3,4,5 ( SGK trang 43)
GV: Những nguyên nhân nào dẫn đến tỉ
lệ độ che phủ rừng không tăng trong
những năm gần đây.
HS chỉ ra những nguyên nhân khác nhau
GV tích hợp với Lịch sử lớp 9 bài 28:
mục V " Miền Nam chiến đấu chống
chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ
(1961-1965)- Mĩ rải chất độc hóa học
xuống các cánh rừng của Việt Nam.
Tích hợp với môn Địa lí về tình trạng
du canh du cư của người dân: đốt
nương làm rẫy.
Tích hợp với môn Mĩ thuật giới thiệu
một số bức tranh rừng bị tàn phá
nghiêm trọng ở nước ta.

Đốt rừng làm nương rẫy


Chặt phá rừng

2. Hậu quả của việc không bảo vệ
rừng
GV: Việc tàn phá rừng do khách quan
và chủ quan của con người đã gây ra - Môi trường bị phá hủy
những hậu quả gì
- TNTN ngày càng cạn kiệt
( HS thảo luận theo nhóm nhỏ: 2 bàn 1 - Đời sống con người bị đe dọa.
21


nhóm)
- Môi trường bị phá hủy
- TNTN ngày càng cạn kiệt
- Đời sống con người bị đe dọa.
GV: Việc bảo vệ rừng có quan hệ như
thế nào với việc bảo vệ môi trường và
TNTN.
GV: Qua phân tích thông tin, sự kiện
trên, em rút ra được bài học gì cho mình
GV chuyển ý
* Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài
học
GV: Dựa vào kiến thức đã học trong
môn Địa lí lớp 6, 7 và thông tin trong
SGK, em hiểu môi trường là gì?
GV: Nêu các thành phần của môi
trường?

( Tích hợp với Địa lí lớp 6 – Thành
phần tự nhiên của trái đất; lớp 7 –
Thành phần nhân văn của môi trường)
GV: Em hãy kể một số yếu tố của môi
trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
mà em biết?
HS: Một số yếu tố của môi trường: đất,
nước, rừng, ánh sáng…
GV: Minh họa ảnh về môi trường
GV: Nhấn mạnh: đây là môi trường sống
có tác động đến sự tồn tại, phát triển của
con người.
GV: Em hiểu thế nào là tài nguyên thiên
nhiên?
GV: Phân loại TNTN?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Minh họa ảnh về TNTN
GV: Nhấn mạnh: con người khai thác để
phục vụ cuộc sống. Chuyển ý.
GV: Em có suy nghĩ, nhận xét gì về thực
22

? Cần bảo vệ rừng vì bảo vệ rừng là
bảo vệ môi trường và TNTN

II.Nội dung bài học:
1.Khái niệm:
a. Môi trường:
Là toàn bộ những điều kiện tự nhiên,
nhân tạo bao quanh con người, có tác

động đến đời sống, sự tồn tại, phát
triển của con người, thiên nhiên.

Môi trường tự nhiên
b. Tài nguyên thiên nhiên:
Là những của cải có sẵn trong tự
nhiên mà con người có thể khai thác,
chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống
của con người.
Tài nguyên vô tận: Đất, nước, không
khí


trạng môi trường và TNTN nước ta hiện
nay và trên thế giới
( Tích hợp với địa lí lớp 7: : Chương IICác môi trường Địa lí và hoạt động
kinh tế của con người.)
GV nhận xét đánh giá về tình hình môi
trường hiện nay.
Năng lượng gió
Tài nguyên cạn kiệt: Khoáng sản

Than đá
TN đất, nước đang có nguy cơ trở
thành TN cạn kiệt
GV: Môi trường và TNTN có vai trò như
thế nào đối với đời sống con người? Em
hãy chứng minh
Thảo luận theo nhóm nhỏ
(Tích hợp với môn Ngữ văn 7 phần

cách làm bài văn lập luận chứng minh:
HS đưa ra được quan điểm và dẫn
chứng cụ thể)
( Tích hợp với môn Mĩ thuật: Giới thiệu
một số bức tranh về cảnh quan thiên
nhiên)
GV: Có ý kiến cho rằng: “ Môi trường có
vai trò quan trọng đối với đời sống con
người. Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc
sống của chúng ta”. Em có đồng ý với ý
kiến đó không? Vì sao?
23

2.Vai trò của môi trường và tài
nguyên thiên nhiên :
- Môi trường và tài nguyên thiên
nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối
với đời sống của con người.
+ Tạo cơ sở vật chất để phát triển
kinh tế, văn hóa xã hội.
+ Tạo cho con người phương tiện
sống, phát triển trí tuệ, đạo đức.
+ Tạo cuộc sống tinh thần: làm cho
con người vui , khoẻ mạnh, làm giàu
đời sống tinh thần.


( GV nhấn: Đây là một đề văn nghị
luận của lớp 7 mà các em sẽ viết trong
thời gian tới)

* Họat động 4: Liên hệ thực tế.
GV: Em hãy nêu một số việc làm bảo vệ,
tàn phá môi trường của bản thân
và mọi người mà em biết?
GV: Trước những việc làm đó, em dự
định sẽ làm gì?
HS: Trả lời tự do.
HS: Trả lời và nhận xét phần trả lời của
bạn.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.
* Hoạt động 5 : Hướng dẫn làm bài tập
II.Bài Tập
GV: Cho HS làm bài tập b SGK tr45.
HS: Đọc bài tập, thảo luận nhóm đôi và - Bài Tập b SGK Trang 45.
+ Hành vi gây ô nhiễm, phá hủy môi
trả lời câu hỏi.
trường: 1,2,3,6..
GV: Nhận xét, bổ sung, cho điểm.
GV: Kết luận toàn bài.
4. Củng cố:
HS đọc lại nội dung bài học phần khái niệm môi trường và TNTN; vai trò của môi
trường và TNTN.
5.Hướng dẫn học tập:
- Chuẩn bị bài 14: “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên” (TT).
+ Tìm hình ảnh, câu chuyện, việc làm, tài liệu về bảo vệ, tàn phá môi trường và tài
nguyên thiên nhiên sống.
+ Vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ môi trường và TNTN

C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
24



I. Ý NGHĨA CỦA SKKN
Dạy học liên môn là sự vận dụng những nội dung và phương pháp các lĩnh
vực, các môn học có liên quan để nhằm tăng hiệu quả dạy học GDCD và làm sáng
tỏ những kiến thức mà học sinh được học trong mỗi bộ môn. Việc dạy học liên
môn làm cho các em nhận thức sự phát triển của xã hội một cách liên tục, thống
nhất, mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu được tính
toàn diện của xã hội. Điều này khắc phục được tính tản mạn trong kiến thức của
học sinh..
II. KẾT LUẬN
Qua việc áp dụng phương pháp dạy học liên môn vào một chủ đề nhất định,
tôi nhận thấy học sinh đã phát huy được tính tích cực, chủ động, hiểu bài và hứng
thú hơn với bộ môn GDCD. Nếu các giờ dạy học môn GDCD đều áp dụng được
phương pháp liên môn, tôi tin rằng giờ học sẽ không còn khô khan và sẽ tạo được
niềm yêu thích bộ môn đối với học trò.
III. KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
* Đối với nhà trường:
- Các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ việc dạy học như máy chiếu, máy tính cần
được sử dụng rộng rãi hơn nữa.
- Cần trang bị các phòng học bộ môn để giáo viên được thường xuyên sử dụng
ứng dụng trong dạy học.
* Đối với phòng giáo dục:
- Cần tăng cường các buổi chuyên đề, ngoại khóa cấp khu tổ chức theo quý để
giáo viên có cơ hội học hỏi, rút kinh nghiệm.
- Cần bổ sung thêm sách tham khảo và sách nâng cao cho giáo viên môn GDCD.
Tôi chân thành cảm ơn !
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm do tôi tự viết. Nếu
làm sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tân Ước ngày 18 tháng 4 năm 2017

Người thực hiện

Nguyễn Thị Thu Phương
25


×