Tải bản đầy đủ (.ppt) (27 trang)

Tập Huấn Đánh Giá Học Sinh Tiểu Học Thông Tư 22 Sửa Đổi, Bổ Sung Thông Tư 30

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.72 KB, 27 trang )

TẬP HUẤN
ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC
THÔNG TƯ 22 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ 30
Quảng Phương, ngày 21 tháng 11 năm 2016

Giảng viên
Trần Đức Hiển – Hiệu trường

1


MỘT SỐ YÊU CẦU TRONG TẬP HUẤN
1. HV tự học theo tài liệu, rồi trao đổi cặp đôi, nhóm, cả
lớp để trả lời câu hỏi: học được những gì qua tài liệu.
2. Cá nhân “bắt tay” làm thực sự, tự trả lời theo câu hỏi
để có sản phẩm cho chính mình, cho cả nhóm để chia
sẻ và cũng là để đánh giá tinh thần, thái độ làm việc.
3. Yêu cầu HV làm việc với tinh thần nghiêm túc,
khiêm tốn, chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ; không làm việc
riêng; hạn chế dùng điện thoại.
4. HV thực hiện nghiêm túc thời gian tập huấn do Ban tổ
chức quy định.

2


MỤC TIÊU
Nâng cao năng lực cho CB, GV cốt cán về :










A. Hiểu rõ những điểm thay đổi, bổ sung của Thông tư
22 so với Thông tư 30.
C. Sử dụng được một số phương pháp và kĩ thuật đánh
giá học sinh trên lớp học.
C. Sử dụng được bộ công cụ để lượng hoá kết quả đánh
giá giữa và cuối mỗi học kì khi cần thiết
D. Xây dựng câu hỏi/bài tập kiểm tra theo 4 mức độ
E. Triển khai tập huấn đánh giá học sinh TH cho đội
ngũ giáo viên các trường có HSTH ở cấp huyện có HQ.3


NỘI DUNG
1. Những điểm thay đổi, bổ sung của TT 22 so với TT 30
2. Hướng dẫn một số phương pháp và kĩ thuật đánh giá
học sinh trên lớp học.
3. Sử dụng được bộ công cụ để lượng hoá kết quả đánh
giá giữa và cuối mỗi học kì khi cần thiết
4. Xây dựng câu hỏi/bài tập kiểm tra theo 4 mức độ
5. Triển khai được kế hoạch tập huấn đánh giá học sinh
TH cho đội ngũ giáo viên các trường có HSTH.

4



Tại sao phải sửa đổi TT 30?
1. TT 30
- Quy định về ĐGTX.
- Hồ sơ ĐG.
- Mong đợi của CMHS.
- Khen thưởng
2. Triển khai TT 30: Truyền thông; tập huấn BDGV;
Quản lí.


TT 22 sửa đổi, bổ sung TT 30?





Tăng kĩ thuật ĐG.
Giảm hồ sơ, sổ sách.
Tăng lượng hóa.
Tăng “chế tài” (trách nhiệm sở, phòng, HT, GV).


A. Những điểm thay đổi, bổ sung của
TT22 so với TT30
1. Không quy định phải ghi nhận xét hàng tháng
2. Lượng hóa thường xuyên KQHT môn học theo 3 mức:
- Hoàn thành tốt (HTT):
- Hoàn thành (HT):
- Chưa hoàn thành (CHT):
Thay vì 2 mức của TT30 (HT và CHT)

Lượng hóa vào giữa kì và cuối mỗi học kì


A. Những điểm thay đổi, bổ sung của
TT22 so với TT30
3. Đánh giá định kì năng lực, phẩm chất theo 3 mức
với từng năng lực, phẩm chất:
- Tốt:
- Đạt:
- Cần cố gắng:
Thay vì 2 mức của TT30 (Đạt và Chưa đạt) và
không chia từng nhóm năng lực phẩm chất
Lượng hóa vào giữa kì và cuối mỗi học kì


A. Những điểm thay đổi, bổ sung của
TT22 so với TT30
Năng lực và phẩm chất của HSTH
Theo Thông tư 30
1. Đánh giá sự hình thành và phát triển
một số năng lực của HS:
a) Tự phục vụ, tự quản;
b) Giao tiếp, Hợp tác;
c) Tự học và giải quyết vấn đề.
2. Đánh giá sự hình thành và phát triển
một số phẩm chất của HS:
a) Chăm học, chăm làm; tích cực tham gia
hoạt động giáo dục;
b) Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm;
c) Trung thực, kỉ luật, đoàn kết;

d) Yêu gia đình, bạn và những người khác;
yêu trường, lớp, quê hương, đất nước.

Theo Thông tư 22
1. Đánh giá sự hình thành và phát
triển một số năng lực của HS:
a)Tự phục vụ, tự quản;
b) Hợp tác;
c) Tự học và giải quyết vấn đề.
2. Đánh giá sự hình thành và phát
triển một số phẩm chất của HS:
a) Chăm học, chăm làm;
b) Tự tin, trách nhiệm;
c) Trung thực, kỉ luật;
d) Đoàn kết, yêu thương.


A. Những điểm thay đổi, bổ sung của
TT22 so với TT30
5. Thay đổi về khen thưởng: quy định rõ ràng hơn
- HS hoàn thành xuất sắc…
- HS có thành tích vượt trội
- Khen HS có thành tích đột xuất
6. Thay đổi ra đề kiểm tra có 4 mức độ và thêm bài
kiểm tra giữa kì môn toán, tiếng Việt ở lớp 4-5


A. Những điểm thay đổi, bổ sung của
TT22 so với TT30
7. Thiết kế bài kiểm tra định kì theo TT22

Đề kiểm tra định kì phù hợp chuẩn KT, KN và định hướng phát
triển năng lực, gồm các mức độ sau:
- Mức 1: nhận biết, nhắc lại được KT, KNđã học.
- Mức 2: hiểu KT, KN đã học, trình bày, giải thích được KT theo
cách hiểu của cá nhân.
- Mức 3: biết vận dụng KT, KN đã học để giải quyết những vấn
đề quen thuộc, tương tự trong HT, CS.
- Mức 4: vận dụng các KT, KN đã học để giải quyết vấn đề mới
hoặc đưa ra những phản hồi hợp lí trong học tập, cuộc sống một
cách linh hoạt.


Mục tiêu D - Đánh giá
1. Đánh giá thường xuyên
trên lớp học
Việc 1: Nêu những khó khăn
Việc 2: Nêu nguyên nhân của khó khăn
Việc 3: Nêu giải pháp

12


Mục tiêu D - Đánh giá
Tài liệu tham khảo :
Về khó khăn, nguyên nhân, giải pháp khi triển khai TT30:
- Giải pháp về sổ sách của GV (CV số 6169 ngày 29/10/2014)
- Giải pháp về viết nhận xét, kĩ thuật nhận xét (CV số 6169)
- Giải pháp về quản lý, chỉ đạo thực hiện (CV số 6169)
- Giải pháp về khen thưởng (CV số 39 Ngày 6/1/2015)


13


Mục tiêu D - Đánh giá
- Giải pháp về sĩ số HS đông: thực hiện theo khả
năng và trách nhiệm của cán bộ, GV...
- Giải pháp về nâng cao nhận thức của phụ huynh:
GV, CBQL tuyên truyền giải thích, hướng dẫn…
- Giải pháp về nâng cao nhận thức của một số GV:
tập huấn, trao đổi qua SHCM; tự học, học qua đồng
nghiệp, học trên mạng, …

14


Mục tiêu D - Đánh giá
Lưu ý : Khi nhận xét cần căn cứ mục tiêu cần đạt:
Ví dụ :
* Đối với nội dung số và phép tính trong phạm vi 1000 (Toán 2) :

1) Biết đếm, đọc, viết, so sánh,cấu tạo số;
2) Biết cộng, trừ trong phạm vi 20, có nhớ trong phạm vi 100,
không nhớ trong phạm vi 1000.
* Đối với kĩ năng đọc (Tiếng Việt 2):
Đọc đúng và rành mạch bài văn ngắn (khoảng 50 tiếng/phút), nhận biết
được ý chính của đoạn văn.

15



Mục tiêu D - Đánh giá
2. Xây dựng câu hỏi/bài tập kiểm tra theo
3 mức độ
a/ Mục tiêu 1: Tìm hiểu về 3 mức độ nhận
thức của HS theo quy định trong TT30
Việc 1: Đọc hiểu 3 mức độ nhận thức của HS
theo quy định trong TT 30;
Việc 2: Thảo luận cặp đôi;
Việc 3: Thảo luận nhóm.
16


Mục tiêu D - Đánh giá
Các mức độ nhận thức của HS theo TT30:
a) Mức 1: HS nhận biết hoặc nhớ, nhắc lại đúng kiến thức đã học;
diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng
ngôn ngữ theo cách của riêng mình và áp dụng trực tiếp kiến
thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong
học tập;
b) Mức 2: HS kết nối, sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để
giải quyết tình huống, vấn đề mới, tương tự tình huống, vấn đề
đã học;
c) Mức 3: HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các
tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn
đề đã được hướng dẫn hay đưa ra những phản hồi hợp lí trước
một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc
sống.
17



Mục tiêu D - Đánh giá
b/ Mục tiêu 2: Xây dựng câu hỏi/bài tập kiểm tra
theo 3 mức độ
Việc 1: Chọn một nội dung học tập môn Toán/Tiếng
Việt; xác định mục tiêu của nội dung đó;
Môn Toán: “Tìm hai số khi biết tổng số và tỉ số
của hai số đó” (Toán 4)
Môn Tiếng Việt : “Câu cảm” (Tiếng Việt 4)
Việc 2: Căn cứ vào mục tiêu đã chọn, cá nhân xây dựng
câu hỏi / bài tập theo 1 mức độ và đáp án;

18


Mục tiêu D - Đánh giá
Việc 3: Cá nhân từ câu hỏi/bài tập trên chuyển
thành 2 câu hỏi tương ứng với 2 mức độ còn
lại và đáp án.
Việc 4: Thảo luận cặp đôi, nhóm
Việc 5: Thảo luận chung cả lớp về câu hỏi bài
tập của môn Toán/Tiếng Việt.
Cách thảo luận :
- Đại diện 1 nhóm trình bày
- Cả lớp cùng góp ý, thống nhất, hoàn chỉnh.
19


Mục tiêu D - Đánh giá

Ý kiến của báo cáo viên:

Ví dụ tham khảo về xây dựng câu
hỏi, bài tập theo 3 mức độ môn
Toán, Tiếng Việt

20


Mục tiêu D - Đánh giá
Môn Toán






Câu hỏi mức 1 : Tìm hai số biết tổng của hai số
là 200, tỉ số của hai số là 1/3
Câu hỏi mức 2 : Tìm hai số biết trung bình cộng
của hai số đó là 100 và tỉ số của hai số là 1/3
Câu hỏi mức 3 : Một mảnh đất hình chữ nhật
có chu vi 400m. Khi giảm chiều dài đi 3 lần thì
được chiều rộng. Tìm chiều dài và chiều rộng
của mảnh đất đó
21


Mục tiêu D - Đánh giá
Môn Tiếng Việt
Câu hỏi mức 1 : Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu
cảm :

a) Biển rất đẹp.
b) Ôi, biển mới đẹp làm sao !
c) Nghỉ hè, em rất thích đi biển.
d) Bạn có thích đi biển không ?

Câu hỏi mức 2 : Em hãy chuyển câu kể sau thành câu
cảm : Biển rất đẹp.

Câu hỏi mức 3 : Nghỉ hè, lần đầu tiên em được bố mẹ
đưa đi biển. Em hãy viết một câu thể hiện cảm xúc ngạc
nhiên, thích thú khi nhìn thấy biển với bố mẹ.

22


Mục tiêu D - Đánh giá
c/ Mục tiêu 3: Nhận biết quy trình xây
dựng câu hỏi/bài tập kiểm tra theo 3
mức độ
Việc 1: Cá nhân tự rút ra quy trình xây dựng
câu hỏi/bài tập;
Việc 2: Thảo luận cặp đôi, nhóm
Việc 3: Thảo luận chung cả lớp:
- Tổng hợp ý kiến thảo luận;
- Ý kiến của báo cáo viên.
23


Mục tiêu D - Đánh giá
Ý kiến của báo cáo viên :

Quy trình xây dựng câu hỏi, bài tập
theo 3 mức độ
(1) Chọn một nội dung cần kiểm tra, xác
định mục đích kiểm tra nội dung đó;
(2) Viết một câu hỏi/bài tập thuộc 1 trong
3 mức độ;
24


Mục tiêu D - Đánh giá
(3) Từ câu hỏi / bài tập trên :
+ Chuyển thành câu hỏi/bài tập mức độ dễ
hơn, bằng cách: giảm bớt thao tác, giảm độ
nhiễu, giảm yêu cầu,…
+ Chuyển thành câu hỏi/bài tập ở mức độ khó
hơn, bằng cách: tăng thao tác, tăng độ
nhiễu, tăng yêu cầu, …
- Thử nghiệm trên lớp học để đánh giá tính khả
thi của câu hỏi/bài tập (nếu có điều kiện).
25


×