Tải bản đầy đủ (.ppt) (37 trang)

Học Thuyết Kinh Tế Tư Sản Cổ Điển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.2 KB, 37 trang )

KQHT 4. HỌC THUYẾT KINH TẾ
TƯ SẢN CỔ ĐIỂN
Giảng viên: Nguyễn Văn Vũ An
Bộ môn Tài chính – Ngân hàng


A- Chủ nghĩa Trọng nông
Hoàn cảnh ra đời chủ nghĩa Trọng nông

Trường phái Trọng nông đã khái quát hóa
những tiến bộ mới nhất trong nền kinh tế
thế kỷ thức XVIII và đã xuất hiện trong
cuộc đấu tranh phê phán chủ nghĩa Trọng
thương
Trung tâm mâu thuẩn kinh tế Pháp lúc này là ở
nông nghiệp, do đó nhiều học giả Pháp tin
tưởng cuộc cách mạng phải bắt đầu từ nông
nghiệp


Nội dung tư tưởng của chủ nghĩa
Trọng nông
Trọng nông cho rằng nguồn gốc của cải, sự
giàu có của một quốc gia không phải là vàng
bạc mà là khối lượng lương thực, thực phẩm
dồi dào để thỏa mãn nhu cầu dân chúng
Thương nghiệp theo các nhà Trọng nông
không thể sinh ra của cải được, “trao đổi
không sản xuất ra được gì cả”



Một số lý luận của Trường phái
Trọng nông
Lý luận về sản phẩm ròng: Sản phẩm của
người làm ruộng được chia làm 2 bộ phận:
Một bộ phận dùng để nuôi sống bản thân
người lao động, còn bộ phận kia dôi ra cấu
thành sản phẩm ròng. Như vậy, sản phẩm ròng
là thu nhập thuần túy của xã hội sau khi trừ đi
tiền công


Một số lý luận của Trường phái
Trọng nông

Theo F. Kéner chỉ có nông nghiệp mới sinh
lợi, còn công nghiệp và thương mại là vô bổ
Giai cấp sản xuất
2 tỉ

1 tỉ

5 tỉ
1 tỉ

1 tỉ

Giai cấp sở hữu

1 tỉ


Giai cấp ko sản xuất

Thuyết chu trình luân chuyển kinh tế


Một số lý luận của Trường phái
Trọng nông
Lý thuyết về tư bản, tiền công và sự bình quân
hóa tỉ suất lợi nhuận của Jean. Jacque Turgo
 Về tư bản, theo ông, tư bản không chỉ là tiền tệ mà
là giá trị được tích lũy lại
 Về tiền công: Ông cho rằng tiền công nên phải thu
hẹp mức sinh họat tối thiểu do sự cạnh tranh của
công nhân và quyền của nhà tư bản có thể lựa chọn
sức lao động rẻ nhất trong số hiện có


B- Kinh tế chính trị học tư sản cổ điển
Hoàn cảnh ra đời
Tất cả những điều kiện kinh tế, xã hội, khoa
học cuối thế kỷ XVII đòi hỏi phải có sự thay
đổi quan điểm lý luận, tức là yêu cầu phải đưa
ra đựơc những quan điểm kinh tế mới đáp ứng
sự vận động và phát triển của sản xuất tư bản
chủ nghĩa


Đặc điểm chung của kinh tế chính trị tư
sản cổ điển
Thứ nhất, chuyển đối tượng nghiên cứu từ

lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất,
nghiên cứu các vấn đề kinh tế của nền sản xuất
tư bản chủ nghĩa đặt ra
Thứ hai, lần đầu tiên họ xây dựng được một hệ
thống các phạm trù và các quy luật của nền
kinh tế thị trường, như phạm trù giá trị giá cả,
lợi nhuận, tiền lương,…


Đặc điểm chung của kinh tế chính trị tư
sản cổ điển
Thứ ba, đề cao tính quy luật trong nền kinh tế, cho
rằng các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản có tính
tự nhiên, tuyệt đối, vĩnh viễn, hợp lí và tất yếu
Thứ tư, áp dụng rộng rãi phương pháp khoa học mới,
phương pháp của khoa học tự nhiên, nghĩa là nghiên
cứu một cách khách quan các sự vật, hiện tượng
Thứ năm, họ ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế, chống lại
sự can thiệp của Nhà nước


Một số đại biểu của Kinh tế chính trị
tư sản cổ điển

William Petty

 Lý thuyết giá trị - lao động
o ông dùng thuật ngữ "giá cả" và chia thành "giá cả chính
trị" và "giá cả tự nhiên“
o Ông kết luận rằng: số lượng lao động bằng nhau bỏ vào

sản xuất là cơ sở để so sánh giá trị hàng hoá
o Giá cả tự nhiên (giá trị) tỉ lệ nghịch với năng suất lao
động khai thác bạc hay vàng


Một số đại biểu của Kinh tế chính trị
tư sản cổ điển

William Petty

 Lý thuyết giá trị - lao động
o Ông dùng thuật ngữ "giá cả" và chia thành "giá cả
chính trị" và "giá cả tự nhiên“
o Ông kết luận rằng: Số lượng lao động bằng nhau bỏ vào
sản xuất là cơ sở để so sánh giá trị hàng hoá
o Giá cả tự nhiên (giá trị) tỉ lệ nghịch với năng suất lao
động khai thác bạc hay vàng


Một số đại biểu của Kinh tế chính trị
tư sản cổ điển

William Petty

 Lý thuyết về tiền tệ
o Ông là người đầu tiên đưa ra quy luật lưu thông tiền tệ
mà nội dùng của nó là số lượng tiền cần thiết cho lưu
thông được xác định trên cơ sở số lượng hàng hoá và
tốc độ chu chuyển của tiền tệ. Ông chỉ ra ảnh hưởng
của thời gian thanh toán với số lượng tiền tệ cần thiết

trong lưu thông; thời gian thanh toán càng dài thì số
lưọng cần thiết cho lưu thông càng nhiều


Một số đại biểu của Kinh tế chính trị
tư sản cổ điển

William Petty

 Lý thuyết về tiền lương
o Ông xác định tiền lương là khoản giá trị tư liệu sinh
hoạt cần thiết tối thiểu cho công nhân. Tiền lương
không thể vượt quá những tư liệu sinh hoạt cần thiết tối
thiểu
o Ông cho rằng tiền lương cao thì lợi nhuận giảm và
ngược lại


Một số đại biểu của Kinh tế chính trị
tư sản cổ điển

William Petty

 Lý thuyết về địa tô, lợi tức và giá cả ruộng đất
o Về địa tô: Ông định nghĩa địa tô là số chênh lệch giữa
giá trị của sản phẩm và chi phí sản xuất
o Về lợi tức: Ông cho rằng lợi tức là địa tô của tiền (thu
nhập do cho vay bằng tiền), mức lợi tức phụ thuộc vào
mức địa tô
o Ông cho rằng bán ruộng đất là bán quyền nhận địa tô.

Vì vậy, giá cả ruộng đất do địa tô quyết định. Ông đưa
ra công thức tính giá cả ruộng đất là:
Giá của ruộng đất = địa tô x 20


Một số đại biểu của Kinh tế chính trị
tư sản cổ điển

Học thuyết kinh tế của Adam Smith
 Lý thuyết "bàn tay vô hình”

o Khi được hỏi: "Chính sách kinh tế nào phù hợp với trật
tự tự nhiên?". Ông trả lời: Tự do cạnh tranh. Xã hội
muốn giàu có phải phát triển kinh tế theo tinh thần tự do


Một số đại biểu của Kinh tế chính trị
tư sản cổ điển

Học thuyết kinh tế của Adam Smith
 Lý thuyết giá trị - lao động

o Ông phân biệt rõ sự khác nhau giữa giá trị sử dụng và
giá trị trao đổi và cho rằng giá trị sử dụng hay ích lợi
không liên quan và không quyết định gì đến giá trị trao
đổi
o Lượng giá trị hàng hóa là do hao phí lao động trung
bình cần thiết quyết định
o Giá trị hàng hóa bằng số lượng lao động mà người ta có
thể mua được nhờ hàng hóa đó



Một số đại biểu của Kinh tế chính trị
tư sản cổ điển

Học thuyết kinh tế của Adam Smith
 Lý thuyết về tiền tệ

o Ông cho rằng tiền là công cụ thuận tiện cho lưu thông
và trao đổi hàng hóa
o Ông so sánh tiền với con đường rộng lớn, trên đó người
ta chở cỏ khô và lúa mì, con đường không làm tăng
thêm cỏ khô và lúa mì
o Số lượng tiền giấy phải tương ứng với số lượng tiền
vàng mà tiền giấy thay thế trong lưu thông
o Không phải số lượng tiền tệ quyết định giá cả, mà giá cả
quyết định số lượng tiền tệ


Một số đại biểu của Kinh tế chính trị
tư sản cổ điển

Học thuyết kinh tế của Adam Smith
 Lý thuyết về tiền lương

o Những nhân tố trực tiếp quyết định đến tiền lương: Một
là, giá trị của các tư liệu sinh hoạt, hai là lượng cầu về
lao động
o Ông coi tiền lương cao sẽ tạo khả năng tăng trưởng kinh
tế và mức lương cao hơn tương đối là nhân tố kích thích

vạch rõ rằng nhà tư bản không sợ gì việc trả lương cao
cho công nhân


Một số đại biểu của Kinh tế chính trị
tư sản cổ điển

Học thuyết kinh tế của Adam Smith
 Lý luận về lợi nhuận

o Ông coi lợi tức là một bộ phận của lợi nhuận đẻ ra từ lợi
nhuận, còn lợi nhuận là một bộ phận của sản phẩm do
công nhân sản xuất tạo ra
o Nguồn gốc của lợi nhuận là do toàn bộ tư bản đầu tư đẻ
ra
o Tiền lương tăng thì lợi nhuận giảm và ngược lại


Một số đại biểu của Kinh tế chính trị
tư sản cổ điển

Học thuyết kinh tế của Adam Smith
 Lý luận về địa tô

o Ông coi địa tô như là "Tiền trả về việc sử dụng đất đai".
Như vậy, ông đã phát hiện điều quan trọng: Độc quyền
tư hữu ruộng đất là điều kiện chiếm hữu địa tô
o Ông đã phân biệt địa tô và tiền tô (tiền thuê ruộng).
Theo ông, tiền tô bằng địa tô cộng với lợi tức của tư bản
chi phí vào việc cải tạo đất đai

o Năng suất lao động nông nghiệp cao hơn năng suất lao
động công nghiệp, vì trong nông nghiệp còn có sự giúp
đỡ của tự nhiên


Một số đại biểu của Kinh tế chính trị
tư sản cổ điển

Học thuyết kinh tế của Adam Smith
 Lý luận về tư bản

o Adam Smith cho rằng vật phẩm tiêu dùng không thể là
tư bản và cũng không phải mọi tư liệu sản xuất đều là tư
bản, chỉ có bộ phận tài sản mang lại lợi nhuận mới là tư
bản
o Ông cho rằng muốn có tư bản phải tiết kiệm, nhà tư bản
phải dành một phần thu nhập của mình để mở rộng sản
xuất, tạo thêm việc làm


Một số đại biểu của Kinh tế chính trị
tư sản cổ điển

Học thuyết kinh tế của David Ricardo
 Lý thuyết về giá trị

o Ông phân biệt rõ hai thuộc tính của hàng hoá là giá trị
sử dụng và giá trị trao đổi và chỉ rõ giá trị sử dụng là
điều kiện cần thiết cho giá trị trao đổi, nhưng không
phải là thước đo của nó

o Về cơ cấu giá trị hàng hoá phải bao gồm ba bộ phận là
C + V + m, chứ không thể loại C ra khỏi giá trị sản
phẩm như Adam Smith


Một số đại biểu của Kinh tế chính trị
tư sản cổ điển

Học thuyết kinh tế của David Ricardo
 Lý thuyết về tiền lương

o Ông coi tiền lương là giá cả của lao động. Ông phân biệt
giá cả tự nhiên với giá cả thị trường của lao động
o Tiền lương lúc nào cũng nên ở mức thấp nhất, tối thiểu
vừa đủ sống, đó là quy luật chung tự nhiên cho mọi xã
hội


Một số đại biểu của Kinh tế chính trị
tư sản cổ điển

Học thuyết kinh tế của David Ricardo
 Lý thuyết về lợi nhuận

o Ông coi lợi nhuận là khoản khấu trừ từ sản phẩm lao
động của công nhân, tức là khoản dôi ra ngoài tiền
lương của công nhân
o Ông nêu ra hai xu hướng trái ngược nhau sự vận động
của tiền lương, việc hạ thấp tiền lương làm cho lợi
nhuận tăng lên và ngược lại tiền lương tăng làm cho lợi

nhuận giảm


Một số đại biểu của Kinh tế chính trị
tư sản cổ điển

Học thuyết kinh tế của David Ricardo
 Lý thuyết về tiền tệ

o Một mặt ông coi giá trị của tiền là do giá trị vật liệu
(vàng, bạc) làm ra tiền quyết định. Nó bằng số lượng lao
động hao phí để khai thác vàng, bạc
o Song mặt khác ông lại đi theo lập trường của thuyết "Số
lượng tiền tệ". Theo thuyết này, giá trị của tiền phụ
thuộc vào khối lượng của nó


×