Tải bản đầy đủ (.ppt) (15 trang)

Chương Trình Đào Tạo Giáo Viên Ở Việt Nam- Một Số Bất Cập Và Định Hướng Phát Triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.95 KB, 15 trang )

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Ở VIỆT NAMMỘT SỐ BẤT CẬP VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
TS Phạm Thị Kim Anh
Viện NCSP-ĐHSP Hà Nội



1.1.Về chương trình khung:
Sau khi chuyển đổi sang học chế tín chỉ (với tổng số lượng là 120 TC đến 140 TC),
CTĐT sư phạm vẫn bộc lộ khá nhiều bất cập.
Qua sự nghiên cứu, so sánh, phân tích và mổ xẻ của nhiều chuyên gia giáo dục thì
chương trình khung giáo dục ĐH khối ngành sư phạm của Việt Nam hiện nay có ba tồn tại
cần khắc phục:





Trong Đề án đổi mới CTĐT GV THCS, THPT của trường ĐHSP Hà Nội xây dựng tháng 3/2014 đã thẳng thắn
nêu rõ những bất cập sau của chương trình đào tạo GV:



Chương trình đào tạo hiện hành vẫn mang nặng tính kinh nghiệm; vẫn chưa XD được một CT đào tạo theo tín
chỉ linh hoạt theo đúng bản chất của nó.




Chưa xác định được chương trình cốt lõi để đào tạo GV dẫn đến sự nặng nề trong kiến thức hàn lâm.
Trong CT cơ bản vẫn chưa làm rõ được mối quan hệ giữa CT đại học với kiến thức, năng lực cần đáp ứng yêu
cầu GD phổ thông nên đã gây ra khó khăn cho SV khi vận dụng trong dạy học.






Đặc biệt CTĐT chưa chú trọng hình thành khả năng xây dựng, phát triển CT đối với SV.



Chương trình chưa chú trọng phát triển năng lực của SV, nhất là năng lực tự học, tự nghiên cứu; chưa đề cập
đến năng lực dạy học tích hợp và phân hóa trong giảng dạy.



SV chưa được trang bị một cách hợp lí các kỹ năng về GD toàn diện, nhất là về kỹ năng nghề nghiệp, về tham
vấn học đường, về các tổ chức hoạt động trải nghiệm….

Chưa có cấu trúc hợp lí giữa CT cơ bản và CT nghiệp vụ. Hơn nữa, chương trình NVSP vẫn còn mang tính hàn
lâm, giáo điều.


Nhiều ý kiến khác cho rằng:
 CTĐT GV trong các trường sư phạm còn quá
nặng, có nhiều phần trùng lặp. GS Nguyễn Quang
Diệu (Trường ĐHSP Hà Nội ) chia sẻ: “Có những nội dung
thuộc CT ĐH tiếp tục bị lặp lại đến 2/3 ở chương trình đào tạo thạc sĩ; có phần chồng
chéo về nội dung giữa các trình độ đào tạo khác nhau. …. Mục tiêu đào tạo chính vẫn
là để các em tốt nghiệp về các trường THPT dạy học. Vậy mà nhiều kiến thức SV phải
học trừu tượng quá mức, hầu như không dùng gì khi các em ra trường làm nghề”(2)



 Số lượng các học phần quá lớn vì sinh viên phải học rất nhiều môn, nhưng nội

dung lại dàn trải, thiếu trọng tâm. Trong số đó có đến một nửa thời gian học các
môn đại cương và các môn khoa học chính trị.

 =>Do vậy, kiến thức mà SV tiếp thu được không sâu. Khối kiến thức NVSP còn ít

nên việc rèn các kỹ năng nghề nghiệp cho SV như: Kỹ năng giao tiếp, diễn đạt,
thuyết trình, làm việc nhóm, tư duy phê phán, giải quyết vấn đề…còn hạn chế. CT
cũng chưa tạo điều kiện cho việc áp dụng các PPDH tích cực và hiệu quả.


 Có hơn 25% chương trình học ở ĐH là dành cho các môn bắt buộc quá nặng về tuyên
truyền chính trị (Ý kiến của PGS.TS Trần Trung Ninh- GV ĐHSPHN)


 Nội dung các học phần Tâm lí học, Giáo dục học vẫn nặng về lí thuyết và có
tính chất hàn lâm, chưa thực sự gắn kết và bắt kịp với sự biến đổi ngày càng
phức tạp ở thực tế phổ thông. SV chưa được “tắm mình” trong các tình huống
cụ thể trong dạy học và GD ở trường phổ thông. Bởi vậy, nhiều SV ra trường bị
hẫng hụt và hết sức lúng túng trước những tình huống mà họ gặp phải ở trên
lớp


 Các học phần về PPDH bộ môn tuy đã trang bị cho SV Hệ thống về PPDH và những vấn đề
đổi mới về DH ở phổ thông, song vẫn còn khoảng cách khá xa giữa lí thuyết và thực tiễn,
giữa đào tạo ở trường SP với thực tế giảng dạy ở nhà trường=> Nhiều SV khi thực tập SP
rất ngỡ ngàng, lúng túng trước những yêu cầu của GV hướng dẫn dưới phổ thông.



 Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng thừa nhận: hiện nay đào tạo GV đang nặng về lý
thuyết, nhẹ thực hành và thẳng thắn nêu rõ: “ chương trình đào tạo của các trường sư
phạm hiện được đánh giá là lạc hậu nhất trong các trường đại học”.


 Kết luận:
 CTĐT ĐHSP chưa thể hiện được tính nghề nghiệp của nó. Nếu cho rằng phẩm

chất của nhà giáo là: kiến thức chuyên môn, năng lực sư phạm và lòng yêu nghề,
thì các trường SP hiện nay chủ yếu mới làm được một phần của yếu tố đầu (kiến
thức chuyên môn) mà chưa chú trọng tới năng lực sư phạm ( hay NVSP).

 Chính bởi vậy, nhiều SV đi thực tập SP gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng và khi

ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của phổ thông. Qua kết quả điều
tra của một số nghiên cứu gần đây cho thấy, có tới 50% số SV sau khi tốt nghiệp
SP muốn đổi nghề, do thiếu vững tin .


 2.1. Chương trình đào tạo GV phải đảm bảo các tiêu chí của chuẩn nghề
nghiệp GV

 2.2. Chương trình đào tạo GV phải được thiết kế hướng vào sự thay đổi
vai trò của GV trong xã hội hiện nay

 2.3. Chương trình đào tạo GV phải được xây dựng theo tiếp cận mục tiêu
phát triển năng lực nghề

 2.4. Chương trình đào tạo GV phải được thiết kế lại phù hợp với sự thay
đổi của CT - SGK mới sau 2015.



KẾT LUẬN

Phát triển CTĐTGV là hạt nhân của cải cách việc dạy và
học, đồng thời nó là then chốt của CCGD hiện nay.

 Đây là một công việc đầy khó khăn, thách thức
với các trường sư phạm hiện nay, vì đó là một
cuộc cách mạng thực sự.


Xin tr©n träng c¶m ¬n!



×