ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
***
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
NGÀNH TIẾNG ANH
Hà N
ội – 12/2012
Trang | 2
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN THPT
TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC - NGÀNH TIẾNG ANH
Tên Trường: Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội
Điện thoại: [84-4] 37549560 Fax: [84-4] 37548057
Web:
E-mail:
Tên ngành đào tạo: Sư phạm Tiếng Anh
Trình độ đào tạo: Đại học
Văn bằng được cấp : Bằng Cử nhân
Loại hình đào tạo : Đào tạo chính quy
Chương trình đào tạo được tổ chức: Tại Trường ĐHNN - ĐHQGHN
Tình trạng của bản báo cáo: Cập nhật bản tự đánh giá lần đầu
Ngày nộp báo cáo cho Cục KT&KĐCLGD – Bộ GD&ĐT, Dự án Phát triển GV
THPT: 26/12/2012
HIỆU TRƯỞNG
GS. Nguyễn Hòa
Trang | 3
MỤC LỤC
PHẦN GIỚI THIỆU CHUNG………………………………………………………………4
I. Thông tin về Trường………………………………………………………………………. 4
II. Thông tin chung về Khoa chịu trách nhiệm chính về chương trình đào tạo giáo viên THPT
trình độ đại học 8
PHẦN TỰ ĐÁNH GIÁ……………………………………………………………………. 14
I. Mục đích, phạm vi và Hội đồng tự đánh giá………………………………………… 14
II. Tóm tắt quá trình triển khai tự đánh giá………………………………………………. 15
III. Đánh giá theo các tiêu chuẩn và tiêu chí……………………………………………… 17
Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu, cơ cấu tổ chức, quản lý đào tạo và công tác đánh giá hoạt động
đào tạo giáo viên trung học phổ thông…………………………………………………… 17
Tiêu chuẩn 2: Chương trình và các hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông…. 27
Tiêu chuẩn 3: Đội ngũ giảng viên tham gia chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ
thông…………………………………………………………………………………… 46
Tiêu chuẩn 4: Người học và công tác hỗ trợ người học thuộc chương trình đào tạo giáo
viên trung học phổ thông………………………………………………………………… 60
Tiêu chuẩn 5: Học liệu, thiết bị dạy học và cơ sở vật chất khác hỗ trợ chương trình đào tạo
giáo viên trung học phổ thông………………………………………………………. 71
Tiêu chuẩn 6: Công tác tài chính phục vụ chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ
thông…………………………………………………………………………………… 82
Tiêu chuẩn 7: Công tác đánh giá sinh viên tốt nghiệp và hoạt động tư vấn việc làm thuộc
chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông 90
IV. Kết quả đạt được và kiến nghị………………………………………………………… 94
PHỤ LỤC………………………………………………………………………………… 98
Phụ lục 1: Quyết định thành lập Hội đồng tự đánh giá…………………………………… 98
Phụ lục 2: Kế hoạch tự đánh giá………………………………………………………… 100
Phụ lục 3: Phiếu tổng kết tự đánh giá theo từng tiêu chí………………………………… 105
Phụ lục 4: Giải thích các từ viết tắt 107
Phụ lục 5: Bảng mã các thông tin và minh chứng………………………………………… 108
Trang | 4
PHẦN GIỚI THIỆU CHUNG
I. Thông tin về Trường
1. Tên trường [tiếng Việt và tiếng Anh]:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI;
UNIVERSITY OF LANGUAGES AND INTERNATIONAL STUDIES -
VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY, HANOI
2. Tên viết tắt [tiếng Việt và tiếng Anh]: ĐHNN – ĐHQGHN; ULIS - VNU
3. Tên trước đây:
• Trường Ngoại ngữ (1955 – 1958)
• Khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1958 – 1963)
• Các khoa Ngoại ngữ: Khoa Nga văn, Khoa Anh văn, Khoa Trung văn, Khoa
Pháp văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1963 – 1967)
• Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội (1967 – 1995)
4. Cơ quan/Bộ chủ quản: Đại học Quốc gia Hà Nội
5. Địa chỉ Trường: Đường Phạm Văn Đồng – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
6. Số điện thoại liên hệ: [84-4] 37547269
7. Số fax: [84-4] 37548057
8. E-mail:
9. Website:
10. Năm thành lập đơn vị (theo quyết định thành lập): 1955
11. Thời gian bắt đầu đào tạo khóa I: 1955
12. Thời gian cấp bằng tốt nghiệp cho khóa thứ nhất: 1956
13. Loại hình đơn vị đào tạo : Công lập.
Giới thiệu khái quát về nhà trường
Về lịch sử hình thành phát triển
Trường Đại học Ngoại ngữ
–
Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHNN
–
ĐHQGHN) được
thành lập năm 1955 với tên gọi “Trường Ngoại ngữ” do Thứ trưởng Bộ Giáo dục
Trang | 5
Nguyễn Khánh Toàn trực tiếp làm Hiệu trưởng. Trường khai giảng khoá học đầu tiên
ngày 05.9.1955 tại Khu Việt Nam học xá - Bạch Mai - Hà Nội. Năm 1958, Trường
được sáp nhập vào Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và trở thành Khoa Ngoại ngữ,
sau đó phát triển thành 4 khoa ngoại ngữ (Nga văn, Trung văn, Anh văn và Pháp văn).
Ngày 14.8.1967, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 128/CP thành lập Trường
Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội trên cơ sở 4 khoa ngoại ngữ này. Ngày
10.12.1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/CP thành lập Đại học Quốc gia Hà
Nội trên cơ sở sáp nhập ba trường đại học: ĐH Tổng hợp Hà Nội, ĐH Sư Phạm Hà
Nội, và ĐH Sư Phạm Ngoại ngữ Hà Nội. Trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội có
tên “Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN” bắt đầu từ đây.
Về mục tiêu đào tạo
Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội là một trung tâm đào tạo và
nghiên cứu có uy tín về ngôn ngữ, quốc tế học và một số ngành liên quan trong khu
vực. Trường ĐHNN - ĐHQGHN phát triển theo định hướng nghiên cứu. Trường đóng
góp vào sự phát triển của đất nước thông qua việc đào tạo nguồn nhân lực ngoại ngữ
(giáo viên, cán bộ nghiên cứu ngoại ngữ) chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, cung
cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng yêu cầu của xã hội theo chuẩn quốc tế. Trường
đã xây dựng chương trình theo chuẩn đầu ra, xác định chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng
dựa trên chuẩn quốc tế, áp dụng hình thức kiểm tra đánh giá theo thông lệ quốc tế cho
tất cả các hệ đào tạo trong Trường và trong ĐHQGHN.
Trường đào tạo nguồn nhân lực ngoại ngữ chất lượng cao từ bậc cử nhân cho đến tiến
sĩ, xây dựng chương trình và tổ chức các khoá bồi dưỡng cán bộ ngoại ngữ chủ chốt
và giáo viên ngoại ngữ phổ thông trong toàn quốc, và nâng cao trình độ ngoại ngữ của
xã hội. Trường cũng là cơ sở đào tạo có hệ đào tạo cử nhân ngoại ngữ chất lượng cao
theo chuẩn quốc tế, đã được kiểm định theo tiêu chuẩn khu vực (Asean University
Network). Trường đã tham gia tư vấn hoạch định chiến lược về giảng dạy ngoại ngữ,
tham gia biên soạn các bộ sách giáo khoa sử dụng trong trường phổ thông, các chương
trình đào tạo ngoại ngữ từ bậc cử nhân đến tiến sĩ, biên soạn giáo trình đại học và sau
đại học. Hiện nay, Trường đang tích cực tham gia đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 với
các hoạt động như biên soạn khung chương trình đào tạo cử nhân sư phạm tiếng Anh
ở các cấp học và kiểm tra năng lực tiếng Anh của giáo viên các trường phổ thông, và
thực hiện công việc bồi dưỡng nâng chuẩn cho giáo viên.
Về qui mô đào tạo
Trường có 22 ngành đào tạo đại học và 10 ngành đào tạo sau đại học thạc sĩ và 08
ngành đào tạo tiến sĩ. Hiện nay, trường đang đào tạo khoảng 800 học viên thạc sĩ và
nghiên cứu sinh tiến sĩ, 4.800 sinh viên cử nhân hệ chính quy, 1.500 học sinh THPT
Chuyên Ngoại ngữ, và hơn gần 200 lưu học sinh nước ngoài. Trường ĐHNN -
ĐHQGHN có 11 khoa đào tạo, 02 bộ môn trực thuộc, 04 trung tâm nghiên cứu khoa
Trang | 6
học và đào tạo, và Trường THPT chuyên Ngoại ngữ. Hiện nay, Trường giảng dạy cấp
bằng 8 ngôn ngữ là tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp và tiếng Trung Quốc, tiếng Đức,
tiếng Nhật, tiếng Hàn Quốc, tiếng Ả Rập, và triển khai dạy tiếng Thái Lan, tiếng Tây
Ban Nha (như ngoại ngữ 2) và phát triển dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
Về chức năng đào tạo
Trường cũng thường xuyên chú trọng, không ngừng nâng cao chất lượng nghiên cứu
khoa học (NCKH) và đào tạo. Trường có một đội ngũ cán bộ NCKH đầu đàn trong cả
nước góp phần đặt nền tảng về nghiên cứu giáo dục ngoại ngữ, nghiên cứu ngôn ngữ
học và quốc tế học ở Việt Nam với 633 giảng viên, trong đó có 04 Giáo sư, 19 Phó
Giáo sư, 67 Tiến sĩ và 299 Thạc sĩ. Ngoài ra, hàng năm, Trường thu hút khoảng 25
đến 30 giảng viên, chuyên gia nước ngoài đến công tác lâu dài hay thỉnh giảng tại
Trường. Trường đã tổ chức và tham gia nhiều hội thảo, hội nghị khoa học quốc gia và
quốc tế. Số lượng công trình, đề tài nghiên cứu khoa học luôn tăng và phát triển cả về
số lượng và chất lượng. Hàng năm, cán bộ, giáo viên nhà trường thực hiện nhiều đề tài
NCKH. Hoạt động NCKH sinh viên phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều giải
thưởng các cấp.
Về đào tạo, Trường đặc biệt quan tâm xây dựng văn hóa chất lượng, coi chất lượng là
sự sống còn của mình. Từ 2008 đến 2012, Trường đã tiến hành nhiều hoạt động
ĐBCL và KĐCL: Trường đã nhận chứng chỉ KĐCL chu kì 2 theo tiêu chuẩn của
ĐHQGHN (8/2012), 03 chương trình đào tạo chất lượng cao của Trường (CLC SPTA,
CLC SPTP, CLC SP tiếng Trung Quốc) đã nhận chứng chỉ KĐCL của ĐHQGHN, đặc
biệt Chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao ngành Sư phạm tiếng Anh đã được
kiểm định và nhận chứng chỉ KĐCL của Mạng lưới các trường ĐH Đông Nam Á
(AUN) tháng 8/2012. Trường đã hoàn thành việc đổi mới chương trình đào tạo theo
chuẩn đầu ra, hiện đại, chất lượng cao, và có khả năng đáp ứng nhu cầu của người học
từng bước theo chuẩn quốc tế “Khung tham chiếu châu Âu”. Tất cả các chương trình
đào tạo đang thực hiện đều có các tuyên bố về mục tiêu đào tạo, chuẩn đào tạo, chuẩn
kiến thức, chuẩn kĩ năng và năng lực. Trường đang tích cực thực hiện lộ trình chuyển
đổi từ phương thức đào tạo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ nhằm tạo thêm sự linh
hoạt cũng như cơ hội học tập cho người học, và lâu dài là nâng cao chất lượng đào tạo
và hội nhập quốc tế. SV đã được đăng kí môn học theo thời gian thích hợp của mình.
Hiện nay, Trường đang đi đầu trong việc triển khai thực hiện các chương trình đào tạo
ngành kép, bằng kép với các đơn vị thành viên trong ĐHQGHN, mang lại nhiều cơ
hội học tập cho người học, đáp ứng nhu cầu xã hội trong thời kỳ hội nhập, thực hiện
chủ trương hợp tác, chia sẻ các nguồn lực, cùng các đơn vị thành viên xây dựng một
cộng đồng văn hóa ĐHQGHN.
Trường có quan hệ hợp tác nghiên cứu và liên kết đào tạo với gần 50 trường đại học,
Trang | 7
viện nghiên cứu và nhiều tổ chức phi chính phủ của nhiều nước trên thế giới. Trung
tâm Giáo dục Quốc tế (CIE) đã được thành lập nhằm thúc đẩy và phát triển công tác
đào tạo liên thông, liên kết quốc tế. Trường đã và đang thực hiện các chương trình đào
tạo liên kết quốc tế 2 + 2 ở bậc đại học và 1 + 1 ở bậc sau đại học với các trường đại
học Picardie của Pháp, Southern Newhampshire của Mỹ, Sư phạm Thiểm Tây, ĐH
Hoa Đông của Trung Quốc, và Waikato của Niu Dilân, theo hướng chuẩn hóa, hiện
đại hoá, liên thông, phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong tiến trình hội nhập với khu
vực và quốc tế.
Cơ cấu tổ chức hành chính của Nhà trường
B
Ộ PHẬN Đ
ÀO T
ẠO
CÁC TRUNG TÂM
TT. Nghiên cứu Giáo dục Ngoại
ngữ và Đảm bảo Chất lượng
TT. Đào tạo từ xa
và Bồi dưỡng giáo viên
TT. CNTT
TT. Giáo dục Quốc tế
Khoa Ti
ếng Anh
Khoa Sư ph
ạm Tiếng Anh
Khoa
NN&VH CNN ti
ếng Anh
Khoa NN&VH Nga
Khoa NN&VH Pháp
Khoa NN&VH Trung Qu
ốc
Khoa NN&VH Phương Tây
Khoa NN&VH Phương Đông
Khoa NN&VH Hàn
Khoa Sau Đ
ại học
Bm Tâm lí
-
Giáo d
ục
Bm NN&VH Vi
ệt Nam
BAN GIÁM HI
ỆU
H
ỘI ĐỒNG KH
-
ĐT
BỘ PHẬN QUẢN LÝ
Phòng Hành c
hính
-
T
ổng hợp
Phòng T
ổ chức Cán bộ
Phòng
Đào t
ạo
Phòng Khoa h
ọc
-
Công ngh
ệ
Phòng CT
-
CTHSSV
Phòng H
ợp tác Quốc tế
Phòng Qu
ản trị
Phòng Tài chính
-
K
ế toán
Ban Thanh tra
CÁC TỔ CHỨC
CHÍNH TR
Ị & ĐO
ÀN TH
Ể
Khoa T
ại ch
ưc
Trư
ờng THPT chuy
ên ngo
ại ngữ
Trang | 8
II. Thông tin chung về Khoa chịu trách nhiệm chính về chương trình đào tạo
giáo viên THPT trình độ đại học
1. Tên đơn vị chịu trách nhiệm chính về chương trình đào tạo giáo viên THPT: Khoa
Ngôn ngữ & Văn hóa Anh – Mỹ (nay tách ra thành Khoa Sư phạm tiếng Anh – từ đây
gọi tắt là Khoa SPTA – theo QĐ số 1704/QĐ-TCCB do Giám đốc ĐHQGHN kí ngày
07/05/2009)
2. Địa chỉ: Đường Phạm Văn Đồng - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
3. Điện thoại: [84-4] 3 754 8874 Fax: [84-4] 37548056
Email: Website:
Giới thiệu khái quát về Khoa Sư phạm Tiếng Anh (trước là Khoa Ngôn ngữ &
Văn hóa Anh – Mỹ)
Về lịch sử phát triển
Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa (NN&VH) Anh–Mỹ (nay tách ra thành Khoa SPTA và
Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá các nước nói tiếng Anh) được thành lập vào năm 1958, là
một trong những khoa đào tạo tiếng Anh lâu đời nhất ở Việt Nam. Từ bước khởi đầu
là phân khoa Anh văn thuộc Khoa Ngoại ngữ trường Đại học Sư phạm Hà Nội, khoá
đầu tiên chỉ có 04 giảng viên và 09 sinh viên. Từ những ngày đầu thành lập đến nay,
Khoa đã qua nhiều mốc phát triển quan trọng.
Năm 1967, Khoa Anh trở thành một trong bốn khoa đào tạo của trường Đại học Sư
phạm Ngoại ngữ và từ năm 1993 cùng với quyết định thành lập ĐHQGHN, Khoa đổi
tên thành Khoa NN & VH Anh–Mỹ. Năm 2009, Khoa tách thành Khoa Sư phạm tiếng
Anh (SPTA). Trên 50 năm phát triển và trưởng thành, Khoa SPTA đã dần tạo lập
được vị thế là một khoa có thành tích giảng dạy và học tập xuất sắc, thường xuyên đổi
mới trong công tác giảng dạy và nghiên cứu. Khoa rất chú trọng việc phát triển năng
lực giảng dạy và nghiên cứu của mình, cũng như mang lại một môi trường học tập
năng động cho sinh viên.
Về chức năng, nhiệm vụ
Sứ mệnh của Khoa là (1) đào tạo cử nhân tiếng Anh chính quy ngành sư phạm (chất
lượng cao và chuẩn) và Ngôn ngữ Anh (theo định hướng phiên dịch) (chất lượng cao
và chuẩn), ngành kép (Tiếng Anh – Quản trị kinh doanh, Tiếng Anh – Tài chính Ngân
hàng, Tiếng Anh – Kinh tế Đối ngoại), bằng kép (liên kết với trường Đại học Kinh tế,
Đại học KHXH&NV, và Khoa Luật của ĐHQG), văn bằng 2, hệ liên thông, (2) tiến
hành nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực Giáo dục Ngoại ngữ, Ngôn ngữ học, và
Quốc tế học, (3). tham gia đào tạo sau đại học ở bậc cao học thạc sĩ và NCS tiến sĩ,
(4). tham gia biên soạn sách giáo khoa phổ thông, và (5). thực hiện việc bồi dưỡng
giáo viên phổ thông và đại học trong cả nước (Tham gia trong Đề án Ngoại ngữ Quốc
gia 2020). Khoa còn
được Bộ GD&ĐT và ĐHQG giao các trọng trách khác như biên
Trang | 9
soạn khung chương trình hệ cử nhân sư phạm tiếng Anh, bồi dưỡng giáo viên tiếng
Anh. Các chương trình đào tạo mà Khoa đảm nhận được thực hiện cũng với Khoa
Ngôn ngữ và Văn hoá các Nước nói tiếng Anh, Bộ môn Tâm lí – Giáo dục, Bộmôn
Ngôn ngữ và Văn hoá Việt Nam, Trung tâm Giáo dục Chính trị và Bồi dưỡng Giáo
viên – ĐHQGHN, Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể dục Thể thao - ĐHQGHN.
Về qui mô đào tạo.
Tống số lượng sinh viên chính quy 4 năm là trên 2.000 sinh viên. Khoa còn tham gia
đào tạo trong các hệ vừa làm vừa học (khoảng 7.000), hệ SĐH (khoảng 200 học viên
cao học và NCS tiến sĩ), hệ bằng kép (khoảng 1.100 sinh viên - double degrees)
Với những đóng góp của mình, Khoa đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý của
Đảng và Nhà nước, của Bộ GD&ĐT và của ĐHQGHN. Khoa được Nhà nước tặng
thưởng Huân chương Lao động hạng Ba năm 1993, và Huân chương Lao động hạng
Nhì năm 2001, Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2008 cùng với rất nhiều bằng
khen của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng GD&ĐT, UBND của nhiều tỉnh thành,
của Giám đốc ĐHQGHN và Hiệu trưởng Trường ĐHNN cho các tập thể và cá nhân
trong Khoa.
Cơ cấu tổ chức hành chính của cơ sở đào tạo và đơn vị thực hiện chương trình
đào tạo (Năm học 2008-2009)
4. Danh sách cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Khoa NN & VH Anh-Mỹ (Năm học 2008-
2009)
Các đơn vị
[bộ phận]
Họ và tên Chức danh, học vị, chức vụ Điện thoại,
email
1. Trư
ởng
Khoa
Đỗ Tuấn Minh TS, Phó Hiệu trưởng,
Phụ trách khoa
0913513030
Hoàng Thị Xuân Hoa ThS, Phó Trưởng Khoa 0913591829
Tô Thị Thu Hương TS, Phó Trưởng Khoa 0903292861
2. Phó Trưởng
Khoa
Đỗ Minh Hoàng ThS, Phó Trưởng Khoa 0913515392
Hoàng Thị Xuân Hoa Bí thư Chi bộ 0913591829
Đinh Hải Yến Phó bí thư chi bộ - Chi uỷ viên 0913058678
Khoa Anh Việt Chi uỷ viên 0983557660
Cao Thị Tường Minh Chủ tịch Công đoàn 0912433033
Phan Thị Hoàng Yến Phó chủ tịch công đoàn 01686538499
3. Các tổ chức
Đảng, Công
đoàn, Đoàn
TN.
Nguyễn Ninh Bắc Bí thư Chi đoàn giáo viên 0904245158
Bùi Thị Lan Thạc sĩ, giáo vụ Khoa 0913522610
Nguyễn Thu Trang Cử nhân, giáo vụ khoa 0914853878
Nguyễn Thanh An Cử nhân, giáo vụ khoa 0904685537
Dương Mỹ Hạnh Cử nhân, giáo vụ khoa 0983985918
Nguyễn Thu Minh Cử nhân, giáo vụ khoa 0983381519
4. Các phòng
ban chức năng
Vũ Thị Liên Cử nhân, Thư viện viên 0989063771
Trang | 10
Khoa Anh Việt ThS, Trưởng Bộ môn Tiếng Anh 1 0983557660
Ngô Việt Hà Phương ThS, Trưởng Bộ môn Tiếng Anh 2 0913552999
Ng. Thu Lệ Hằng ThS, Trưởng Bộ môn Chất lượng cao
0913305483
Đồng Thị Thu Trang ThS, Trưởng Bộ môn Tiếng Anh 3 0904385666
Phạm Thị Thanh Thủy ThS, Trưởng Bộ môn Cử tuyển 0989131406
Ng Thị Bách Thảo ThS, Trưởng Bộ môn Ngoại ngữ 2 0904292541
Đặng Ngọc Sinh ThS, Trưởng Bộ môn Đất nước học 0947918059
Vũ Mai Trang ThS, Trưởng Bộ môn Phương pháp
giảng dạy Tiếng Anh
0984147657
GS. Nguyễn Hòa GS. Trưởng Bộ môn Ngôn ngữ học
Anh
0912311569
Nguyễn Văn Quang PGS, TS Trưởng Bộ môn VH -
GTVH
0913388474
Nguyễn Xuân Thơm PGS, Tiến sĩ Trưởng Bộ môn Tiếng
Anh chuyên ngành
0982151800
Nguyễn Phương Trà ThS, Trưởng Bộ môn Dịch 0903217653
5. Các Bộ
môn
Đặng Văn Cúc TS, Trưởng Bộ môn Tâm lí-Giáo dục
0903247050
Cơ cấu tổ chức hành chính của cơ sở đào tạo và đơn vị thực hiện chương trình
đào tạo (Từ năm học 2012-2013)
Khoa Sư phạm Tiếng Anh
Bộ môn tiếng Anh 1
Bộ môn tiếng Anh 2
Bộ môn tiếng Anh 3
Tiếng Anh Chất lượng Cao
Phương pháp giảng dạy Tiếng Anh
Dịch
Ngôn ngữ Chuyên ngành
Trang | 11
Danh sách cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Khoa SPTA (Từ năm học 2012-2013)
Các đơn vị
[bộ phận]
Họ và tên Chức danh, học vị, chức vụ Điện thoại,
email
1. Phụ trách
khoa
Trần Hoài Phương ThS, Phó Trưởng Khoa kiêm phụ
trách Khoa
0914568505
Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh ThS, Phó Trưởng Khoa 0904322142 2. Phó Trưởng
Khoa
Khoa Anh Việt ThS, Phó Trưởng Khoa 0983557660
Đinh Hải Yến Bí thư Chi bộ 0913058678
Khoa Anh Việt Phó bí thư chi bộ - Chi uỷ viên 0983557660
Phan Thị Hoàng Yến Chủ tịch Công đoàn 01686538499
Nguyễn Ninh Bắc Phó chủ tịch công đoàn 0904245158
3. Các tổ chức
Đảng, Công
đoàn, Đoàn
TN.
Trần Anh Khoa Bí thư Chi đoàn giáo viên 0915205859
Bùi Thị Lan ThS, giáo vụ Khoa 0913522610
Nguyễn Thu Trang Cử nhân, giáo vụ khoa 0914853878
Nguyễn Thanh An Cử nhân, giáo vụ khoa 0904685537
Nguyễn Thị Mai Phương Cử nhân, giáo vụ khoa 0988238588
4. Các phòng
ban chức năng
Vũ Thị Liên Cử nhân, Thư viện viên 0989063771
Trần Hoài Phương ThS, Trưởng Bộ môn Tiếng Anh 1 0914568505
Dương Thu Mai TS, Trưởng Bộ môn Tiếng Anh 2 01669686968
Hoàng Hồng Hải ThS, Trưởng Bộ môn Tiếng Anh 3 0904385666
Vũ Tường Vi ThS, Trưởng Bộ môn tiếng Anh
CLC
0904089797
Lương Quỳnh Trang ThS, Trưởng Bộ môn Phương pháp
giảng dạy Tiếng Anh
0983223209
Nguyễn Xuân Thơm PGS, TS Trưởng Bộ môn Tiếng Anh
chuyên ngành
0982151800
5.Các Bộ môn
Ngô Hà Thu ThS. Phó Trưởng Bộ môn Dịch 0903217653
Các ngành/chuyên ngành đào tạo
Số lượng ngành đào tạo: 12 [04 chương trình Sư phạm, và Ngôn ngữ (02 CLC và 02
Chuẩn), và 03 chương trình đào tạo ngành kép với ĐHKT–ĐHQGHN, 5 chương trình
bằng kép với ĐH Kinh tế, Đại học KHXH&NV, Khoa Luật trong ĐHQGHN thực
hiện từ năm học 2008 – 2009].
Trong báo cáo này
“CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH TIẾNG ANH”
được gọi là chương trình Sư phạm tiếng Anh
(SPTA).
5. Thống kê số lượng cán bộ, giảng viên và nhân viên [gọi chung là cán bộ] của Khoa
NN&VH Anh–Mỹ - đơn vị thực hiện chương trình đào tạo trong năm 2009:
Trang | 12
STT Phân loại Nam Nữ Tổng số
I Cán bộ cơ hữu, trong đó: 24 157 181
I.1 Cán bộ trong biên chế 19 80 99
I.2 Cán bộ hợp đồng dài hạn (từ 1 năm trở lên)
và hợp đồng không xác định thời hạn
5 77 82
II
Các cán bộ khác
Hợp đồng ngắn hạn (dưới 1 năm, bao gồm
cả giảng viên thỉnh giảng)
3 3
Tổng số
27 157 184
(Số liệu do Văn phòng Khoa SPTA cung cấp)
Tính đến năm học 2012-2013, số lượng cán bộ của Khoa được phản ảnh trong bảng
thống kê sau:
STT Phân loại Nam Nữ Tổng số
I Cán bộ cơ hữu, trong đó: 19 134 153
I.1 Cán bộ trong biên chế 10 62 72
I.2 Cán bộ hợp đồng dài hạn [từ 1 năm trở lên]
và hợp đồng không xác định thời hạn
7 61 68
II
Các cán bộ khác
Hợp đồng ngắn hạn [dưới 1 năm, bao gồm
cả giảng viên thỉnh giảng]
2 11 13
Tổng số
20 135 153
(Số liệu do Văn phòng Khoa SPTA cung cấp)
6. Liệt kê các kế hoạch, chương trình hành động nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
chương trình đào tạo giáo viên THPT.
a. Phát triển đội ngũ giảng viên lớn mạnh cả về chất lẫn về lượng, tạo điều kiện để
giảng viên được học chuyên sâu. Phấn đấu tất cả cán bộ giảng dạy có trình độ thạc sĩ
và 25% có học vị tiến sĩ.
b. Tiếp tục tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ giảng dạy, nhất là khối
các giáo viên trẻ, giáo viên mới được tuyển dụng; Tổ chức các chương trình bồi
dưỡng nội bộ (INSET) do các bộ môn luân phiên thực hiện ; Tổ chức các hội thảo
chuyên đề do các nghiên cứu sinh, chuyên gia mời của khoa thực hiện ; Phấn đấu tất
cả cán bộ giảng dạy có thể giảng dạy ít nhất 02 môn thuộc khối Thực hành và Lý
thuyết.
c. Hoàn thành việc chuyển đổi các chương trình theo chuẩn đầu ra (đã hoàn thành,
được ĐHQGHN phê duyệt). Bắt đầu thực hiện chương trình mới từ năm học 2012 –
2013. Một nhiệm vụ trọng tâm là tiến hành biên soạn đề cương các môn học mới, và
các môn học được tích hợp.
Trang | 13
d. Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học theo 3 lĩnh vực đã được xác định là
GDNN, NNH, và Quốc tế học, gắn với sứ mệnh của Trường. Thực hiện NCKH;
Khuyến khích các giảng viên kinh nghiệm tham gia các hội nghị quốc tế, gửi bài báo
đăng các tạp chí quốc gia và quốc tế.
e. Tăng cường hợp tác quốc tế và với các cơ sở giáo dục trong nước.
f. Tiếp tục hoạt động thu thập ý kiến sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
g. Thực hiện tốt công tác thi đua-khen thưởng nhằm phát huy tác dụng động viên
phong trào.
h. Đẩy mạnh mối liên hệ với các trường THPT và các nhà tuyển dụng.
Trang | 14
PHẦN TỰ ĐÁNH GIÁ
I. Mục đích, phạm vi và Hội đồng tự đánh giá
- Mục đích đánh giá: Phân tích, đánh giá thực trạng để từ đó đề ra các kiến nghị,
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và đăng kí kiểm định chương trình đào
tạo GV THPT ngành tiếng Anh, trình độ đại học.
- Phạm vi tự đánh giá: Đánh giá các hoạt động đào tạo GV THPT thể hiện trên 07
lĩnh vực, tương ứng với 07 tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo của
Bộ GD&ĐT:
1. Mục tiêu, tổ chức và quản lý đào tạo GV THPT.
2. Chương trình và các hoạt động đào tạo GV THPT.
3. Đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo GV THPT.
4. Người học và công tác hỗ trợ người học.
5. Thư viện, trang thiết bị dạy học và cơ sở vật chất khác hỗ trợ chương trình đào tạo
GV THPT.
6. Công tác tài chính phục vụ chương trình đào tạo GV THPT.
7. Công tác đánh giá sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo GV THPT và tư vấn
việc làm.
- Thành phần Hội đồng tự đánh giá:
Danh sách thành viên Hội đồng TĐG Chương trình đào tạo giáo viên THPT trình độ
đại học ngành Tiếng Anh năm 2009
STT Họ và tên Chức danh, chức vụ Nhiệm vụ
1 GS. Nguyễn Hoà Hiệu trưởng Chủ tịch HĐ
2 TS. Đỗ Tuấn Minh (sau đó là
ThS Đỗ minh Hoàng)
Chủ nhiệm Khoa NN&VH Anh-Mỹ Phó Chủ tịch HĐ
3 ThS. Hoàng Thị Xuân Hoa
(sau đó là ThS. Vũ Mai Trang)
Phó CN Khoa NN&VH Anh-Mỹ Thư ký HĐ
4 TS. Tô Thị Thu Hương (sau
là ThS Nguyễn Thu Lệ Hằng)
Phó Trưởng Khoa, Phó CT HĐKH
Khoa
Uỷ viên HĐ
5 Ông Nguyễn Ninh Bắc Bí thư Đoàn TNCS HCM Uỷ viên HĐ
6 ThS. Vũ Mai Trang Trưởng Bộ môn GHP Uỷ viên HĐ
7 ThS. Ngô Việt Hà Phương Trưởng Bộ môn Tiếng Anh 2 Uỷ viên HĐ
8 TS.Vũ Quốc Thái Trưởng Phòng QLĐT Uỷ viên HĐ
9 PGS.TS. Võ Đại Quang Trưởng phòng KHCN Uỷ viên HĐ
10 ThS. Nguyễn Xuân Chư Phó phòng TCCB Uỷ viên HĐ
11 Bà Đoàn Thị Tình Trưởng phòng TCKT Uỷ viên HĐ
12 ThS. Phạm Văn Kim Trưởng phòng CTCTHSSV Uỷ viên HĐ
13 TS. Đỗ Quang Việt GĐ TT NCGDNN&KĐCL Uỷ viên HĐ
14 TS. Nguyễn Việt Tiến CBNC, chuyên trách KĐCL -TT
NCGDNN&KĐCLGD
Uỷ viên HĐ
[Hội đồng gồm 14 thành viên]
Trang | 15
DANH SÁCH CẬP NHẬT CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ, NĂM 2012
STT Họ và tên Chức danh, chức vụ Nhiệm vụ
1 GS. Nguyễn Hoà Hiệu trưởng Chủ tịch HĐ
2 ThS. Trần Hoài Phương Phụ trách Khoa SPTA, Trưởng
Bộ môn Tiếng Anh 1
Phó Chủ tịch HĐ
3 ThS. Khoa Anh Việt Phó Trưởng Khoa SPTA Thư ký HĐ
4 ThS. Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh
Phó Trưởng Khoa SPTA Uỷ viên HĐ
5 TS. Dương Thu Mai Trưởng Bộ môn Tiếng Anh 2 Uỷ viên HĐ
6 ThS. Hoàng Hồng Hải Trưởng Bộ môn Tiếng Anh 3 Uỷ viên HĐ
7 ThS. Lương Quỳnh Trang Trưởng Bộ môn Phương pháp
giảng dạy
Uỷ viên HĐ
8 TS. Hà Lê Kim Anh Trưởng Phòng Đào tạo Uỷ viên HĐ
9 TS. Huỳnh Anh Tuấn Trưởng phòng KHCN Uỷ viên HĐ
10 ThS. Nguyễn Xuân Chư Trưởng phòng TCCB Uỷ viên HĐ
11 Bà Đoàn Thị Tình Trưởng phòng TCKT Uỷ viên HĐ
12 ThS. Phạm Văn Kim Trưởng phòng CT&CTHSSV Uỷ viên HĐ
13 PGS.TS. Lưu Bá Minh Phó GĐ Phụ trách Trung tâm
NCGDNN&ĐBCL
Uỷ viên HĐ
[Hội đồng gồm 13 thành viên]
II. Tóm tắt quá trình triển khai tự đánh giá
Giai đoạn 1:
Quá trình thực hiện tự đánh giá bắt đầu từ tháng 3 năm 2009 và kết thúc vào tháng 11
năm 2009 với trình tự cụ thể như sau:
- 12/03/2009: Thành lập Hội đồng tự đánh giá chương trình đào tạo GV THPT
TĐĐH ngành Tiếng Anh.
- Lập danh sách các thành viên Hội đồng tự đánh giá chương trình đào tạo GV
THPT TĐĐH ngành Tiếng Anh [Kèm theo quyết định số 302 /QĐ-TCCB ngày 12
tháng 03 năm 2009].
- 30/03/2009: Lên kế hoạch tự đánh giá chương trình đào tạo GV THPT TĐĐH
ngành Tiếng Anh với lộ trình rõ ràng, chi tiết.
- Thành lập 7 nhóm công tác chuyên trách phụ trách viết 7 tiêu chuẩn. Mỗi
nhóm công tác có 1 Trưởng nhóm, 1 Thư ký, từ 1 đến 6 Ủy viên và Ban thư ký [Kèm
theo Kế hoạch tự đánh giá ngày 30/03/2009].
- Từ tháng 03 đến tháng 05/2009: Thu thập thông tin và minh chứng, mã hoá
các thông tin và minh chứng thu được, mô tả tổng hợp các thông tin và minh chứng
thu được dưới dạng các bảng biểu, viết phiếu đánh giá tiêu chí, phân tích các kết quả
thu được và viết báo cáo tiêu chí.
- Tháng 06/2009: Tập hợp các báo cáo tiêu chuẩn và tiêu chí thành dự thảo Báo
cáo tự đánh giá [phiên bản thô], kiểm tra lại các thông tin và minh chứng trong Báo
cáo.
Trang | 16
- Tháng 07/2009: Hoàn thiện Báo cáo tự đánh giá theo các ý kiến góp ý của Ban
tư vấn phản biện ngoài và các phòng ban chức năng liên quan.
- Tháng 08/2009: Công bố Báo cáo tự đánh giá và thu thập các ý kiến đóng góp
đối với khối giảng viên, khối nhân viên và đại diện sinh viên của chương trình đào
tạo.
- Tháng 11/2009: Xử lý các ý kiến đóng góp và hoàn thiện bản Báo cáo tự đánh
giá lần cuối; họp Hội đồng TĐG thông qua và trình Chủ tịch Hội đồng phê duyệt; gửi
Báo cáo tự đánh giá đã hoàn thiện về dự án PT GV THPT&TCCN.
Giai đoạn 2:
Quá trình thực hiện cập nhật báo cáo tự đánh giá bắt đầu từ tháng 8 năm 2012 và kết
thúc vào tháng 11 năm 2012 với trình tự cụ thể như sau:
- Từ 20/08/2012 – 30/08/2012: Công tac chuẩn bị
+ Lên kế hoạch cập nhật báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo GV THPT
trình độ ĐH ngành Tiếng Anh với lộ trình rõ ràng, chi tiết.
+ Thành lập 7 nhóm công tác chuyên trách phụ trách cập nhật 7 tiêu chuẩn. Mỗi
nhóm công tác có 1 Trưởng nhóm và 1 Thư ký, phân công công việc trong các
nhóm.
- Từ 01/09/2012 đến 30/09/2012:
Thu thập thông tin và minh chứng bổ sung, mã hoá các thông tin và minh chứng
thu được, mô tả tổng hợp các thông tin và minh chứng dưới dạng các bảng biểu, viết
phiếu đánh giá tiêu chí, phân tích các kết quả thu được, và viết báo cáo tiêu chí.
- Từ 01/10/2012 đến 15/10/2012 Tập hợp các báo cáo tiêu chuẩn và tiêu chí thành dự
thảo Báo cáo tự đánh giá [phiên bản thô], kiểm tra lại các thông tin và minh chứng
trong Báo cáo.
- Từ 15/10/2012 đến 30/10/2012: Công bố Báo cáo tự đánh giá và thu thập các ý kiến
đóng góp đối với khối giảng viên, khối nhân viên và đại diện sinh viên của chương
trình đào tạo. Xử lý các ý kiến đóng góp; Chỉnh sửa Báo cáo lần 1
- Từ 1/11/2012 đến 15/11/2012 gửi BC cho phản biện và chỉnh sửa lần 2 theo ý kiến
phản biện
- Từ 16/11/2012 – 25/12/2012 :
+Họp Hội đồng TĐG thẩm định và nghiệm thu.
+Tổ chức chỉnh sửa, bổ sung minh chứng, hoàn thiện lần cuối BC TĐG
- Ngày 26/12/2012 : Trình Chủ tịch Hội đồng phê duyệt; gửi Báo cáo tự đánh giá đã
hoàn thiện về Cục Khảo thí &Kiểm định chất lượng giáo dục – Bộ GD&ĐT và dự án
PT GV THPT&TCCN.
Trang | 17
III. Đánh giá theo các tiêu chuẩn và tiêu chí
Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu, cơ cấu tổ chức, quản lý đào tạo và công tác đánh giá
hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông
Ngành SPTA được tổ chức hoạt động theo biên chế cấp khoa, có sứ mệnh và mục tiêu
chiến lược rõ ràng, đó là đào tạo và cung cấp cho xã hội nguồn giáo viên ngoại ngữ
bậc THPT có trình độ đại học. Mục tiêu của ngành thống nhất với mục tiêu đào tạo
của trường ĐHNN, được xây dựng trên cơ sở các quy định của Luật Giáo dục về mục
tiêu đào tạo của bậc giáo dục đại học và quy định của Bộ Giáo dục về mục tiêu đào
tạo của khối ngành sư phạm trình độ đại học. Khoa SPTA có cơ cấu tổ chức hợp lý
với một đội ngũ cán bộ quản lý hội đủ các tiêu chuẩn quy định trong Điều lệ trường
đại học của Bộ GD&ĐT, hoạt động theo chức trách và quyền hạn được phân định rõ
ràng cho từng chức danh cụ thể.
Tiêu chí 1.1: Mục tiêu đào tạo giáo viên trung học phổ thông đáp ứng mục
tiêu giáo dục đại học quy định tại Luật Giáo dục và mục tiêu đào tạo khối ngành sư
phạm trình độ đại học.
1. Mô tả
Chương trình SPTA đã được điều chỉnh, cập nhật theo mô hình CDIO (ý tưởng - thiết
kế - thử nghiệm - và vận hành) năm 2011, được phê duyệt tháng 11 năm 2012, và dựa
trên Luật giáo dục, mục tiêu đào tạo khối ngành SP trình độ đại học, Chiến lược phát
triển trường ĐHNN – ĐHQGHN đến năm 2020, tầm nhìn 2030 là “đóng góp vào sự
phát triển của đất nước thông qua việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ( ),
cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng yêu cầu của xã hội theo chuẩn quốc tế
.
”
[1.1-01].
Chương trình đã được xây dựng theo chuẩn đầu ra, gồm các chuẩn đầu ra về kiến thức
(trong đó có kiến thức chung theo lĩnh vực, kiến thức của khối ngành, của nhóm
ngành, ngành, kiến thức thực tập và tốt nghịêp.
Chuẩn đầu ra về kĩ năng bao gồm kĩ năng nghề nghiệp, kĩ năng lập luận tư duy và giải
quyết vấn đề, kĩ năng nghiên cứu, từ duy theo hệ thống đến năng lực sáng tạo phát
triển dẫn dắt sự thay đổi nghề nghiệp. Chuẩn kĩ năng mềm gồm các kĩ năng cá nhân,
kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng quản lí và lãnh đạo, kĩ năng giao tiếp sử dụng ngoại
ngữ (theo chuẩn quốc tế là Khung tham chiếu Châu Âu với mức C1 cho chuyên ngành
ngoại ngữ, và B1 cho môn ngoại ngữ 2), kĩ năng sử dụng CNTT.
Chuẩn đạo đức bao gồm cá phẩm chất đạo đức cá nhân, phẩm chất đạo đức nghề
nghiệp, và phẩm chất đạo đức xã hội. Chương trình cũng nêu một số vị trí mà người
Trang | 18
học có thể đảm nhận là giáo viên, hoặc có thể phát triển thành các cán bộ nghiên cứu
khoa học giáo dục ngoại ngữ, ngôn ngữ học hay quốc tế học [1.1-02].
Mục tiêu đào tạo của Chương trình được công bố công khai trên website chính thức
Trường ĐHNN (www.ulis.vnu.edu.vn, đồng thời được triển khai và cụ thể hóa trong
các nội dung giảng dạy cụ thể của chương trình [1.1-02 – dùng chung].
2. Điểm mạnh
Chương trình có mục tiêu đào tạo rõ ràng, vừa thống nhất với mục tiêu đào tạo đại học
nói chung quy định trong Luật Giáo dục và Chương trình khung khối ngành Sư phạm
vừa chú ý thích đáng đến những đặc trưng của lĩnh vực đào tạo giáo viên tiếng Anh
THPT nói riêng.
3. Tồn tại
Chương trình này còn thiếu sự mềm dẻo trong bối cảnh hội nhập. (Tuy nhiên hiện nay
đã đang thực hiện chương trình mới)
4. Kế hoạch hành động
Bắt đầu từ năm 2012, Khoa SPTA tiến hành thực hiện việc áp dụng chương trình
SPTA mới, nhằm gắn chặt hơn nữa với nhu cầu của xã hội, đặc biệt là của nhà tuyển
dụng.
5. Tự đánh giá
Đạt yêu cầu của tiêu chí.
Tiêu chí 1.2: Mục tiêu đào tạo giáo viên trung học phổ thông đáp ứng tiêu
chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông, phù hợp với thực tiễn của nhà
trường, địa phương; có nội dung cụ thể, rõ ràng; được định kỳ rà soát, bổ sung, cập
nhật và điều chỉnh theo hướng cải tiến, nâng cao chất lượng.
1. Mô tả
Sau khi Bộ GD&ĐT ban hành bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên phổ thông
năm 2009 [1.2-01], năm 2011 dưới sự chỉ đạo của ĐHQGHN, Trường ĐHNN đã thực
hiện rà soát, chuyển đổi chương trình SPTA theo chuẩn đầu ra [1.2-02]. Trường cũng
đã áp dụng bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp vào hoạt động phát triển chương trình đào tạo,
đưa ra mục tiêu đào tạo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định trong bộ tiêu chuẩn nghề
nghiệp nói trên [1.2-03].
Trang | 19
Việc điều chỉnh chương trình được dựa trên kết quả khảo sát thu thập ý kiến của xã
hội về khung chương trình dự kiến về đào tạo giáo viên THPT ngành tiếng Anh (2010
– 2011), đưa ra các phân tích về kết quả điều tra và từ đó tiến hành điều chỉnh mục
tiêu và chương trình đào tạo cho phù hợp [1.2-04].
Chương trình SPTA cũ đã được điều chỉnh cơ bản, và đã được phê duyệt, ban hành
thực hiện chính thức tại Trường ĐHNN – ĐHQGHN [1.1-02 – dùng chung]. Các khối
kiến thức và môn học được lựa chọn và phân bổ một cách hài hòa, đảm bảo trang bị
cho người học những phẩm chất, kĩ năng và kiến thức theo 6 nhóm tiêu chuẩn đúng
theo quy định của Bộ GD&ĐT. Chương trình đã được điều chỉnh bổ sung theo hướng
cải tiến, nâng cao chất lượng, thể hiện tính hội nhập (các môn học mới), thể hiện xu
hướng phát triển chương trình hiện đại (theo tín chỉ, số môn học có giá trị 3 tín chỉ, rút
gắn thời lượng), mang lại nhiều cơ hội, linh hoạt, và đáp ứng nhu cầu trong một môi
trường thay đổi (5 khối kiến thức, nhất là khối M5) [1.1-02 – dùng chung].
Mục tiêu của Chương trình mới được điều chỉnh đáp ứng các yêu cầu của Chuẩn nghề
nghiệp giáo viên THPT [1.1-02 – dùng chung]. Ví dụ như Tiêu chuẩn 2 về Năng lực
tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục được phát biểu như sau: Chương trình cung
cấp: “tri thức về hoạt động dạy, sự hiểu biết về người học trong những hoàn cảnh cụ
thể; có tính linh hoạt, năng lực cơ bản (như khả năng giao tiếp, xác định và giải quyết
vấn đề, năng lực giải quyết vấn đề) [1.1-02-dùng chung]; có những kĩ năng mềm như
kĩ năng giao tiếp, tìm tòi, suy xét, làm việc nhóm” [1.2-01-dùng chung].
2. Điểm mạnh
Chương trình có mục tiêu rõ ràng, có chuẩn đầu ra phù hợp với tình hình thực tiễn của
nhà trường, địa phương; có nội dung cụ thể, rõ ràng; được định kỳ rà soát, bổ sung,
cập nhật và điều chỉnh theo hướng nâng cao chất lượng, hội nhập, có tính linh hoạt,
mang lại cơ hội học tập.
3. Tồn tại
Chương trình mới đòi hỏi có nguồn lực có trình độ để xây dựng, và thực hiện các môn
học mới, và những môn tích hợp.
4. Kế hoạch hành động
Từ năm học 2012-2013, Trường và Khoa SPTA giám sát chặt chẽ và sát sao việc áp
dụng và thực hiện chương trình mới, đảm bảo thực hiện theo đúng mục tiêu đã đề ra.
Đồng thời trong năm học 2013-2014, Trường và Khoa cũng sẽ rà soát và đánh giá
chương trình mới sau một năm thực hiện.
5. Tự đánh giá
Đạt yêu cầu của tiêu chí.
Trang | 20
Tiêu chí 1.3: Có cơ cấu hợp lý để tổ chức và quản lý đào tạo giáo viên trung
học phổ thông; thực hiện đào tạo và quản lý đào tạo có chất lượng, hiệu quả.
1. Mô tả
Khoa SPTA có một cơ cấu tổ chức hợp lí, thực hiện việc đào tạo có chất lượng gồm:
Ban Chủ nhiệm (BCN) Khoa, Hội đồng Khoa học và Đào tạo (KH&ĐT), các Tổ bộ
môn và bộ phận Văn phòng giáo vụ [1.3-01]. Khoa còn kết hợp chặt chẽ với Khoa
Ngôn ngữ và Văn hoá các nước nói tiếng Anh, Bộ môn Tâm lí – Giáo dục, và Bộ môn
Ngôn ngữ và Văn hoá Việt nam trong quá trình thực hiện chương trình này.
BCN Khoa là hạt nhân lãnh đạo, tổ chức, điều hành toàn bộ mọi hoạt động. Hội đồng
KH&ĐT của Khoa có vai trò tư vấn cho Trưởng khoa các vấn đề liên quan đến chiến
lược phát triển đào tạo và NCKH, xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình. [1.3-
02].
Khoa SPTA có sự phân công và quản lý cán bộ giảng dạy theo biên chế ở 07 tổ bộ
môn [1.3-01 - dùng chung]. Mô hình tổ chức này tạo điều kiện cho cán bộ giảng dạy
định hướng và phát triển chuyên môn của mình. Mỗi tổ bộ môn lại có mô hình tổ chức
và phân công công việc rõ ràng và hợp lý để triển khai các hoạt động đào tạo [1.3-03].
Các hoạt động của các thành viên tổ bộ môn đều được lưu lại để tổ trưởng tổ bộ môn
tiện quản lý, theo dõi và điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu giảng dạy trong từng giai
đoạn, nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy [1.3-04].
Về thực hiện và quản lý đào tạo, Khoa có phương thức phân công và tổ chức công
việc hợp lý thông qua việc lưu giữ ma trận công việc của các giảng viên trong Khoa
[1.3-05]. Đồng thời Khoa cũng tiến hành tổng kết, rà soát việc thực hiện công tác đào
tạo nói chung và các công tác khác nói riêng theo định kỳ hàng tháng trong các buổi
họp cốt cán, giúp toàn bộ giảng viên trong Khoa liên tục được cập nhật, quán triệt và
nắm vững những công việc mà Khoa cần thực hiện [1.3-06 ; 1.3-07].
Bộ phận giáo vụ Khoa có vai trò quản lý giáo vụ và lưu trữ các dữ liệu của hoạt động
đào tạo, Sinh viên có cơ hội được nêu ý kiến phản hồi tới từng giảng viên ở từng môn
học cụ thể thông qua PORTAL sinh viên trên trang web chính thức của nhà trường
[1.3-08]. Tất cả những ý kiến phản hồi của sinh viên sẽ được gửi tới cấp quản lý tương
ứng là BCN Khoa và gửi tới cá nhân từng giảng viên sau mỗi kỳ học [1.3-09 ; 1.3-10].
Một điểm mạnh là tính công khai, minh bạch trong quản lý và tổ chức đào tạo. Các
công văn và lịch trình đào tạo được gửi tới Khoa từ đầu năm học [1.3-11 ; 1.3-12]. Tất
cả các thông tin, công văn, văn bản quan trọng về đào tạo đều được chuyển đến Khoa
qua các cuộc họp giao ban về đào tạo [1.3-13 ; 1.3-14]. Các thông tin và công văn
cũng được cập nhật thường xuyên và đầy đủ trên website chính thức của trường
Trang | 21
Đ
HNN ( và là một kênh thông tin quan trọng đối với người
học.
Có thể nói, chương trình đào tạo giáo viên THPT tiếng Anh rất có hiệu quả: có tỉ lệ tốt
nghiệp cao, với một tỉ lệ lớn sinh viên đạt kết quả khá, giỏi, ví dụ trong năm học 2011-
2012, tỉ lệ sinh viên ngành sư phạm Tiếng Anh tốt nghiệp loại khá đạt 83,27%, loại
giỏi và xuất sắc đạt 4,5% [1.3-15]. Đồng thời, tỉ lệ sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh
đạt loại khá giỏi trong các đợt thực tập sư phạm qua các năm đều rất cao [1.3-16].
2. Điểm mạnh
Về cơ bản Khoa SPTA có cơ cấu hợp lý để tổ chức và quản lý chương trình
đào tạo, và thực hiện đào tạo và quản lý đào tạo có chất lượng, hiệu quả.
3. Tồn tại
Một số cán bộ chủ chốt vẫn phải kiêm nhiệm nhiều việc có ảnh hưởng đến hiệu quả
công tác.
4. Kế hoạch hành động
Trong năm học 2012 – 2013, BCN Khoa tiến hành rà soát công việc, phân công hợp
lí, cải tiến một số thủ tục lề lối làm việc.
5. Tự đánh giá
Đạt yêu cầu của tiêu chí.
Tiêu chí 1.4: Đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo giáo viên trung học phổ thông
đáp ứng các tiêu chuẩn quy định trong Điều lệ trường đại học, được phân định rõ
ràng về trách nhiệm và quyền hạn cho từng cán bộ quản lý.
1. Mô tả
Tham gia quản lý chương trình đào tạo GV THPT tiếng Anh của Khoa SPTA bao
gồm: Ban Giám hiệu Trường ĐHNN – ĐHQGHN; Phòng Đào tạo, Phòng Tổ chức
cán bộ, Phòng Khoa học – Công nghệ, Phòng Chính trị và Công tác học sinh sinh viên
(CT & CTTHSSV), Ban Thanh tra, Trung tâm Nghiên cứu giáo dục ngoại ngữ và
Đảm bảo chất lượng; Khoa SPTA với 7 bộ môn chuyên ngành thuộc Khoa: Bộ môn
Tiếng Anh 1, Bộ môn Tiếng Anh 2, Bộ môn Tiếng Anh 3, Bộ môn Phương pháp
giảng dạy tiếng Anh, Bộ môn Dịch, Bộ môn Tiếng Anh chuyên ngành, Bộ môn Chất
lượng cao; Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa các nước nói tiếng Anh với 3 bộ môn chuyên
ngành thuộc Khoa: Bộ môn Ngôn ngữ học Anh, Bộ môn Đất nước học Anh-Mỹ, Bộ
môn Văn học và Giao thoa văn hóa; Các bộ môn trực thuộc trường là Bộ môn Tâm lí
– Giáo dục học, Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, Bộ môn Giáo dục thể chất.
Trang | 22
Tham gia quản lý chương trình còn có Hội đồng KH&ĐT của trường [1.4-01] .
Đội ngũ cán bộ quản lý đều đạt các tiêu chuẩn cán bộ quản lý được quy định trong
chương VIII Tổ chức và Quản lý trường Đại học trong Điều lệ trường Đại học do Thủ
tướng Chính phủ ban hành năm 2010 [1.4-02 ; 1.4.03]. Trong số 11 cán bộ quản lý
chủ chốt của Khoa (BCN Khoa và Trưởng các Bộ môn), 18% là Tiến sĩ, 82% là Thạc
sĩ, trong đó có 1 PGS trực tiếp tham gia giảng dạy [1.4-04]. Trong số 18 cán bộ quản
lý cấp trường (Ban Giám hiệu và Trưởng, Phó các phòng ban trực tiếp quản lý chương
trình đào tạo GV THPT), 61% là Tiến sĩ, 39% là Thạc sĩ, trong đó có 1 GS và 3 PGS
[1.4-03 - dùng chung]. Cán bộ quản lý của Khoa NN&VH các nước nói Tiếng Anh và
các bộ môn trực thuộc trường là 13 cán bộ, trong đó 54% là Tiến sĩ, 46% là Thạc sĩ
[1.4-03 - dùng chung]. Ngoài ra, tham gia quản lý chương trình đào tạo GV THPT còn
có Hội đồng KH&ĐT của trường gồm 29 thành viên, trong đó 76% là Tiến sĩ, 24% là
Thạc sĩ [1.4-01 – dùng chung].
Các cán bộ cấp bộ môn là các giảng viên có học vị Thạc sĩ trở lên, được Hiệu trưởng
Nhà trường bổ nhiệm theo đề nghị của Trưởng Khoa trên cơ sở tuân thủ các tiêu
chuẩn quy định ở điều 41, khoản 2, 3, 4 Điều lệ trường đại học [1.4-02 - dùng chung],
[1.4-05 ; 1.4.06]. Hiện tại, Khoa đang có 2/7 Trưởng bộ môn có học vị Tiến sĩ chiếm
29%, 14/14 Trưởng/Phó các bộ môn có học vị Thạc sĩ trở lên, chiếm tỉ lệ 100% [1.4-
04 - dùng chung]. Trong Khoa hiện nay có 9/11 cán bộ quản lý chủ chốt cấp Khoa và
Tổ bộ môn được kinh qua đào tạo sau đại học (thạc sĩ/tiến sĩ) hoặc bồi dưỡng chuyên
môn ở nước ngoài, chiếm tỉ lệ 82% [1.4-04 - dùng chung], [1.4-07].
Đội ngũ quản lý của Khoa có sự phân định rõ ràng về chức năng, trách nhiệm và
quyền hạn cụ thể cho từng cán bộ quản lý với từng chức danh, từng cương vị công tác
cụ thể (BCN, trưởng bộ môn, trợ lí) [1.4.08] ; [1.3-03 – dùng chung]. Những chức
năng, nhiệm vụ này được cập nhật định kỳ trong các buổi Họp giao ban đầu năm của
Khoa [1.4-08 – dùng chung], [1.4.09]. Cơ chế hoạt động của Ban chủ nhiệm và các bộ
môn trực thuộc được phân định rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm và quyền hạn của từng
cương vị công tác đối với từng cán bộ quản lý trong Khoa [1.4-10]. Trưởng
Khoa/trưởng bộ môn là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Hiệu trưởng Nhà
trường về mọi hoạt động giáo dục đào tạo của Khoa/bộ môn, cá nhân cán bộ quản lý
trong Khoa/Bộ môn chịu trách nhiệm trước tập thể và cấp trên trực tiếp về tất cả mọi
vấn đề trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của công tác quản lý được giao.
Trong BCN Khoa hay lãnh đạo bộ môn có sự phân định cụ thể về trách nhiệm quản lý
và phạm vi quyền hạn giải quyết công việc của từng thành viên lãnh đạo, có phân
công lịch trực lãnh đạo cố định hàng tuần.
Trưởng Khoa phụ trách chung, là người quyết định cuối cùng về các vấn đề tài chính,
đối ngoại, đề nghị khen thưởng/kỷ luật cán bộ viên chức của Khoa; một Phó Trưởng
Trang | 23
Khoa phụ trách công tác giảng dạy và NCKH, có trách nhiệm chỉ đạo và có quyền hạn
quyết định giải quyết các công việc liên quan về xây dựng nội dung chuyên môn giảng
dạy, phân công CBGD vào các Tổ bộ môn, chuẩn bị Hội thảo Khoa học Khoa v.v.; và
một Phó Trưởng Khoa phụ trách công tác quản lý sinh viên và các hoạt động phong
trào của Khoa, có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện cũng như có quyền hạn
quyết định giải quyết các công việc liên quan về công tác quản lý sinh viên, khen
thưởng/ kỷ luật sinh viên, hoạt động ngoại khóa, dã ngoại, NCKH.
Các cán bộ quản lí của Trường ĐHNN – ĐHQGHN cũng có chức năng và nhiệm vụ,
quyền hạn được phân định rõ ràng [1.4-10 – dùng chung].
Trên cơ sở phân công rõ ràng trách nhiệm công tác, quyền hạn xử lý công việc cho
từng chức danh quản lý, Khoa có sự theo dõi và đánh giá định kỳ chất lượng và hiệu
quả công tác của đội ngũ cán bộ quản lý qua kiểm điểm công tác cuối kỳ, cuối năm,
qua việc bình xét thi đua khen thưởng/kỷ luật hàng năm đối với cán bộ viên chức nói
chung và cán bộ quản lý nói riêng [ MC ?].
2. Điểm mạnh
Khoa và Trường ĐHNN – ĐHQGHN có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các
cán bộ quản lí và cấp quản lí, đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả.
3. Tồn tại
Một số cán bộ chủ chốt còn “quá tải” công việc, và có ảnh hướng đến thời hạn hoàn
thành công việc.
4. Kế hoạch hành động
Trong năm học 2012-2013, Khoa rà soát kỹ việc phân công trách nhiệm quản lý đối
với đội ngũ cốt cán của Khoa và các bộ môn trực thuộc nhằm đồng thời giảm bớt đầu
việc kiêm nhiệm cho một số cán bộ chủ chốt trong BCN Khoa.
5. Tự đánh giá:
Đạt yêu cầu của tiêu chí.
Tiêu chí 1.5: Các hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông được định kỳ
đánh giá và cải tiến nâng cao chất lượng.
1. Mô tả
Công tác đánh giá nhằm cải tiến nâng cao chất lượng của các hoạt động đào tạo GV
THPT trong Khoa được tiến hành thường xuyên, ở nhiều cấp độ và quy mô. Ở cấp
Trang | 24
Trường, hoạt động đánh giá chương trình đào tạo được thực hiện thường xuyên với
hoạt động đánh giá đề cương môn học do Phòng Đào tạo quản lý [1.5-01].
Các giảng viên tham gia giảng dạy chương trình đào tạo GV THPT tiếng Anh được
định kỳ nhận phản hồi từ sinh viên theo Kế hoạch « Lấy ý kiến phản hồi từ người
học » do Trung tâm NCGDNN và Đảm bảo chất lượng thực hiện [1.5-02]. Từ kết quả
đánh giá lịch trình giảng dạy và kết quả phản hồi từ người học, giảng viên có thể nhận
biết những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động giảng dạy của mình để từ đó phát
huy hơn nữa những ưu điểm và từng bước khắc phục những yếu điểm của mình.
Ở cấp Khoa, đây là hoạt động được quy định và lên kế hoạch trong Kế hoạch năm học
của Khoa [1.5-03 ; 1.5-04]. Cơ chế hoạt động này thể hiện tính chu kỳ, định kỳ và hệ
thống của việc tổng kết, đánh giá hoạt động dạy và học, từ đó đề ra các biện pháp cải
tiến, điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng.
Khoa và các tổ bộ môn đều có các cuộc họp thường kỳ, đánh giá cụ thể các hoạt động
đào tạo của từng Tổ bộ môn và của từng cá nhân, đặc biệt là những kết quả nổi bật đã
đạt được, những khó khăn chủ quan, khách quan cần khắc phục và những vấn đề tồn
tại cần giải quyết để nâng cao hiệu quả công tác [1.5-05, 1.5-06, 1.5-07, 1.5-08, 1.5-
09].
Một số giảng viên của Khoa đã thực hiện một số đề tài nghiên cứu với mục đích đánh
giá chương trình đáng chú ý như: đề tài “Đánh giá và nâng cao hiệu quả việc dạy và
học lý thuyết bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên năm thứ
3” của Vũ Hải Hà, Lê Thúy Hòa và Nguyễn Thị Thuý, đề tài “Giảng dạy Hoa Kỳ học
ở Khoa Anh, ĐHNN, ĐHQGHN, khó khăn và những thành công ban đầu” của Nguyễn
Thị Bách Thảo và nhiều đề tài khác [1.5-10, 1.5-11], và đánh giá một phần của
chương trình, như giáo trình hoặc một hoạt động giảng dạy trong chương trình [1.5-10
- dùng chung].
Nội dung cải tiến trong hoạt động đào tạo bao gồm nhiều khía cạnh như:
Cải tiến phương thức đào tạo của ngành: hoàn thành chuyển đổi từ cơ chế đào tạo
theo học phần sang cơ chế đào tạo tích lũy tín chỉ trong giai đoạn 2006 - 2010;
Cải tiến phương pháp dạy và học: qua việc thực hiện có kết quả các hợp đồng đổi mới
phương pháp dạy học tại các Tổ bộ môn [1.5-12]. Bên cạnh đó, nhiều đề tài NCKH
của giáo viên quan tâm nghiên cứu và đề xuất các phương pháp nâng cao thực tiễn
dạy và học [1.5-10 - dùng chung, 1.5-11 - dùng chung]. Một điểm đáng chú ý nữa là
các nghiên cứu của sinh viên cũng hướng tới việc tìm hiểu phương pháp dạy, học hiệu
quả [1.5-13].
Trang | 25
Cải tiến chương trình, giáo trình. Đây là hoạt động được Khoa đặc biệt quan tâm,
nhất là việc triển khai xây dựng chương trình đào tạo theo Chuẩn đầu ra [1.5-14].
Đưa vào chương trình đào tạo các môn học mới: các môn học mới được triển khai và
đưa vào giảng dạy tại Khoa, điển hình là các môn học thuộc ba chương trình thực
hành tiếng năm thứ nhất bắt đầu được đưa vào giảng dạy từ tháng 9 năm 2012 [1.5-15,
1.5-16, 1.5-17].
Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động đào tạo chủ đạo (dạy-học) với các hoạt động giáo
dục bổ trợ khác: tiêu biểu nhất là việc triển khai cuộc thi sinh viên NCKH các cấp và
khen thưởng kịp thời các cá nhân có thành tích NCKH cao [1.5-18].
Khoa SPTA đang từng bước xây dựng văn hoá chất lượng. Năm 2012, Khoa đã nhận
được Chứng nhận Kiểm định Chất lượng khu vực (AUN) cho Chương trình Cử nhân
Chất lượng cao Ngành Sư phạm Tiếng Anh [1.5-19].
2. Điểm mạnh
Cán bộ và giáo viên có ý thức và thường xuyên đánh giá và cải tiến hoạt động đào tạo,
chủ động đề xuất hoặc áp dụng các biện pháp đánh giá và cải tiến công tác đào tạo.
3. Tồn tại
Vẫn còn một số ít cán bộ giáo viên chưa thực sự tự giác tìm tòi đề xuất hoặc áp dụng
các biện pháp cải tiến trong hoạt động chuyên môn của bản thân.
4. Kế hoạch hành động
Trong năm học 2012 – 2013, Chương trình sẽ tăng cường và chú trọng hơn nữa công
tác định kỳ đánh giá hoạt động đào tạo. Thực hiện công tác đánh giá, khen thưởng/kỷ
luật kịp thời, nghiêm minh, dân chủ và công khai để động viên tất cả cán bộ giáo viên
tích cực vận động, cải tiến nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.
5. Tự đánh giá
Đạt yêu cầu của tiêu chí
Kết luận về Tiêu chuẩn 1
Chương trình đào tạo GV THPT trình độ đại học ngành tiếng Anh đã đạt được yêu cầu
của toàn bộ 5 tiêu chí trong tiêu chuẩn 1.
Những điểm mạnh của chương trình:
Chương trình có mục tiêu đào tạo rõ ràng, vừa thống nhất với mục tiêu đào tạo đại học
nói chung quy định trong Luật Giáo dục và Chương trình khung khối ngành Sư phạm