Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Báo cáo tự đánh giá: Chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông môn địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (667.55 KB, 62 trang )

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
MƠN ĐỊA LÝ

Tên bộ mơn: ĐỊA LÝ
Tên ngành đào tạo: Sư phạm Địa lý
Trình độ đào tạo: Đại học
Văn bằng được cấp: Bằng tốt nghiệp cử nhân
Loại hình đào tạo: Chính quy
Chương trình đào tạo được tổ chức: Tại trường Đại học An Giang
Tình trạng của bản báo cáo: Tự đánh giá lần đầu

1


MỤC LỤC
Trang
I. PHẦN GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHOA SƯ PHẠM…………………….. …… 4
II. PHẦN GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ MÔN ĐỊA………………………………..5
III. PHẦN TỰ ĐÁNH GIÁ ........................................................................................ 7
A. Mục đích tự đánh giá, phạm vi và nhóm thực hiện việc tự đánh giá................ 7
B. Tóm tắt q trình triển khai tự đánh giá..........................................................

8

C. Đánh giá theo các tiêu chuẩn .......................................................................... 9
Tiêu chuẩn 1………………………………………………………………….9
Tiêu chuẩn 2…………………………………………………………………15
Tiêu chuẩn 3…………………………………………………………………26
Tiêu chuẩn 4…………………………………………………………………34
Tiêu chuẩn 5…………………………………………………………………40


Tiêu chuẩn 6…………………………………………………………………46
Tiêu chuẩn 7…………………………………………………………………50
D. Kết luận và kiến nghị…………………………………………………………53
PHỤ LỤC ...................................................................................................................54

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
THPT
THCS
GV
SP
BM

GD-ĐT
CTĐT
ĐHAG
SV
NCKH
NCS
P.ĐT
P.KT& KĐCL

Trung học phổ thông
Trung học cơ sở
Giáo viên
Sư phạm
Bộ môn
Cao đẳng

Giáo dục và đào tạo
Chương trình đào tạo
Đại học An Giang
Sinh viên
Nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu sinh
Phịng Đào tạo
Phịng Khảo thí và Kiểm định chất lượng

3


I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHOA SƯ PHẠM
Khoa Sư phạm là đơn vị chịu trách nhiệm chính về đào tạo giáo viên THPT trình độ
Đại học, giáo viên THCS trình độ Cao đẳng, giáo viên Mầm non, giáo viên Tiểu học.
Tên Khoa:

Khoa Sư phạm Trường Đại học An Giang. (School of Education, An
Giang University)

Tên trước đây: Trường Cao đẳng Sư phạm An Giang.
Địa chỉ liên hệ: 25 Võ Thị Sáu – Thành phố Long Xuyên – tỉnh An Giang
ĐT: + 84-76-847770; 842596
Fax: +84-76-842560
E-mail:
A. Quá trình thành lập:
Năm 2000 thành lập trường Đại học An Giang, có 4 Khoa: Khoa Sư Phạm (nhập từ
CĐSP vào), Khoa Nông nghiệp - Tài nguyên thiên nhiên, Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh,
Khoa Kĩ thuật Công nghệ- Môi trường theo Quyết định thành lập trường số 241/1999/QĐ
TTg ngày 30-12-1999 của Thủ Tướng Chính phủ.

B. Mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo của Khoa Sư Phạm từ khi thành lập đến nay:
- Mục tiêu: Đào tạo giáo viên đủ phẩm chất và năng lực giảng dạy các cấp, các hệ theo
chương trình của Bộ Giáo Dục đã ban hành.
- Nhiệm vụ: Đào tạo giáo viên THPT cho tỉnh An Giang, Đồng tháp, Kiên Giang, Quận
Thốt Nốt và huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần thơ).
- Các bộ môn trực thuộc:
Khoa Sư phạm có 10 bộ mơn:
1. Tốn

3. Hóa

5. Ngữ Văn

7. Địa lý

9. Tâm lý – GD

2. Lý

4. Sinh

6. Lịch Sử

8. Ngoại ngữ

10. Mầm non

C. Các loại hình đào tạo (cho Sở Giáo dục đào tạo An Giang)
1. Chính quy:
- Đại học SP : đào tạo GV THPT, GV Tiểu học

- Cao đẳng SP: đào tạo GV THCS, GV tiểu học, GV Mầm non.
- Trung học SP 12+2: đào tạo GV Mầm non
2. Tại chức:
- CĐSP: đào tạo GV tiểu học - Bồi dưỡng Hiệu trưởng tiểu học
- Bồi dưỡng Hiệu trưởng Mẫu Giáo
D. Các ngành nghề đào tạo:
1. Đại học SP: 9 ngành
1/ Toán.
2/ Lý.
3/ Hoá

4/ Sinh
5/ Văn
6/ Sử

7/ Địa
8/ Ngoại ngữ
9/ GD tiểu học
4


2. Cao Đẳng SP: 8 ngành
1/ Toán tin

5/ Hoá - Sinh

9/ Sử - GDCD

2/ Lý - Công nghiệp


6/ Văn – GDCD

10/ Sử - Địa

3/ Sinh - Nông nghiệp

7/ Tiểu học

11/ Nhạc

4/ Mầm non

8/ Thể dục

12/ Họa

F. Ban chủ nhiệm khoa qua các thời kỳ:
Giai đoạn

Chủ nhiệm Khoa

2000 - 2008

Hồ Văn Các

2008 - nay

Trần Thể

Phó Chủ nhiệm Khoa

Nguyễn Thanh Bình
Trần Thể
Hồng Huy Sơn
Vũ Tiến Dũng
Võ Thị Nhiệm

II. PHẦN GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ MƠN
A. Tên đơn vị chịu trách nhiệm chính về chương trình đào tạo giáo viên trung học
phổ thơng: Bộ môn Địa lý.
B. Địa chỉ liên hệ: 25, Võ Thị Sáu, phường Đông Xuyên, Tp. Long Xuyên, tỉnh An
Giang.
C. Giới thiệu ngắn gọn về nguồn gốc, lịch sử phát triển, chức năng, nhiệm vụ, quy
mô đào tạo hiện tại, cơ cấu tổ chức của đơn vị:
1. Quá trình hình thành và phát triển:
Bộ môn Địa lý được thành lập từ niên học 2008 – 2009, muộn nhất trong các tổ Bộ
môn trên cơ sở tách ra từ Bộ môn Sử - Địa theo quyết định số 1132/QĐ ĐHAG này 20 tháng
08 năm 2008 do Hiệu trưởng Lê Minh Tùng ký duyệt.
Trước đây, khi trường Đại học An Giang được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ trường
Cao đẳng Sư phạm An Giang năm học 1999 – 2000 thì tổ Địa lý thuộc Bộ mơn Sử - Địa chỉ
có 02 giảng viên tham gia giảng dạy là cô Phạm Ngọc Ánh và cơ Lê Thị Ngọc Linh. Vì vậy,
ngành đào tạo giáo viên Địa lý được tổ chức tuyển sinh muộn hơn so với các ngành đào tạo
khác.
Khóa đào tạo giáo viên THPT Địa lý đầu tiên được thực hiện vào năm học 2004 –
2005 và tất cả đã tốt nghiệp vào năm học 2007 – 2008. Phần lớn sinh viên ra trường đều tham
gia giảng dạy ở các địa phương của tỉnh An Giang, ngồi ra cịn khoảng 20 sinh viên ra
trường tham gia giảng dạy ở tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn
nhân lực phục vụ nhu cầu của địa phương và các tỉnh lân cận.
Hiện nay, Bộ môn Địa lý đã có 09 giảng viên với 03 Thạc sĩ và 02 giảng viên sắp hồn
thành khóa đào tạo sau Đại học. Hướng tới Bộ mơn sẽ có 02 giảng viên đi học nghiên cứu
sinh Địa lý và những giảng viên cịn lại 100% sẽ học chương trình đào tạo sau Đại học.

Bộ mơn Địa lý có lực lượng giảng viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, năng động trong mọi
phong trào. Tất cả đều có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chun mơn sâu và nhất là có đủ
trình độ để đào tạo những giáo viên THPT đảm bảo yêu cầu về kiến thức, kỹ năng Địa lý phục
vụ tốt giảng dạy cả ở bậc THPT lẫn THCS.

5


Thống kê số lượng cán bộ, giảng viên và nhân viên
STT
Phân loại
Cán bộ cơ hữu trong biên chế
1
Cán bộ hợp đồng dài hạn
2
(từ 1 năm trở lên)
Các cán bộ khác
3
Tổng số

Nam
25
0

Nữ
12
0

Tổng số
37

0

0
25

0
12

0
37

Thống kê phân loại giảng viên
STT

Trình độ,
học vị,
chức danh

1

Giáo sư,
Viện sĩ
Phó Giáo

Tiến sĩ
khoa học
Tiến sĩ
Thạc sĩ
Đại học
Cao đẳng

Trình độ
khác
Tổng số

2
3
4
5
6
7
8
9

Số lượng

Giảng viên cơ hữu
Giảng
Giảng
Giảng
viên trong viên hợp
viên kiêm
biên chế
đồng dài
nhiệm là
trực tiếp
hạn trực
cán bộ
giảng dạy tiếp giảng
quản lý
dạy


Giảng
viên thỉnh
giảng
trong
nước

20
17

20
17

05

03
02

37

37

05

05

Tổng số thí sinh đăng ký dự thi đại học vào Bộ môn Địa lý, số sinh viên trúng tuyển và
nhập học trong 5 năm gần đây (hệ chính quy, đào tạo theo ngân sách)
Năm học


Số thí sinh
đăng ký dự thi

Số thí sinh
dự thi

Tỷ lệ cạnh
tranh

Số nhập học
thực tế

2004-2005
2005-2006
2006-2007
2007-2008
2008-2009

751
517
451
335
539

543
358
349
254
413


10.9
7.2
11.3
8.4
6.6

50
45
43
41
67

Điểm đầu
vào (thang
điểm 30)
16.5
16
17
16.5
16

6


2. Chức năng và nhiệm vụ
Đào tạo Cử nhân Địa lý hệ chính quy để cung cấp đội ngũ giáo viên dạy môn Địa lý
cho các trường trung học phổ thông tại tỉnh An Giang và một số tỉnh lân cận thuộc đồng bằng
sông Cửu Long.
Bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức và thông tin cho giáo viên trung học
phổ thông tại tỉnh An Giang và một số tỉnh lân cận thuộc đồng bằng sông Cửu Long.

3. Cơ cấu tổ chức của Bộ môn Địa lý
Cơ cấu điều hành hoạt động đào tạo của Bộ môn Địa lý gồm các thành phần sau:
- Trưởng Bộ mơn: 01
- Phó Trưởng Bộ môn: 01
D. Các lãnh đạo Bộ môn Địa lý
Họ và tên

Ngày sinh

Chức vụ

Chun
mơn

Trình
độ

Số điện
thoại

Email

Lê Thị
Ngọc Linh

07/03/1958

Trưởng BM

Kinh tế


Thạc sĩ

0902779159



Bùi Hồng
Anh

13/09/1982

Phó Trưởng
BM

Tự nhiên

Thạc sĩ

0916121021



E. Các kế hoạch, chương trình hành động nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của
Bộ môn
Phát triển nhanh đội ngũ giảng viên. Ưu tiên tiếp nhận giảng viên trẻ và tạo điều kiện
để các giảng viên trẻ sớm được đi học sau đại học trong và ngoài nước.
Tổ chức báo cáo chuyên đề dành cho giảng viên và sinh viên.
Tham gia tổ chức hội thi nghiệp vụ Sư phạm.
Tăng cường hoạt động thu thập lấy ý kiến sinh viên và giảng viên về hoạt động đào

tạo.
Thành lập Câu lạc bộ Địa lý và duy trì các hoạt động của Câu lạc bộ thường xuyên.
III. PHẦN TỰ ĐÁNH GIÁ
A. Mục đích, phạm vi và các nhóm thành viên tham gia tự đánh giá
- Mục đích của việc tự đánh giá:
Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và đăng ký kiểm định chất lượng chương trình
đào tạo giáo viên trung học phổ thơng mơn Địa lý, trình độ đại học.
- Phạm vi của việc tự đánh giá:
Đánh giá các hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông thể hiện trên 7 lĩnh
vực tương ứng 7 tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
1. Mục tiêu, tổ chức và quản lý đào tạo giáo viên trung học phổ thông.
2. Chương trình và các hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông.
3. Đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo giáo viên trung học phổ thông.
4. Người học và công tác hỗ trợ người học.
5. Thư viện, trang thiết bị dạy học và cơ sở vật chất hỗ trợ chương trình đào tạo.
6. Cơng tác tài chính phục vụ chương trình đào tạo.
7. Cơng tác đánh giá sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo giáo viên trung
học phổ thơng và tư vấn việc làm.
- Các nhóm thành viên tham gia tự đánh giá:

7


Nhóm 1:
STT

Họ và tên

Chức danh, chức vụ


Nhiệm vụ

1

Lê Thị Mỹ Hiền

Giảng viên

Trưởng nhóm

2

Tơ Minh Châu

Giảng viên

Thành viên

Chức danh, chức vụ

Nhiệm vụ

Nhóm 2:
STT

Họ và tên

1

Bùi Hồng Anh


P. Trưởng Bộ mơn

Trưởng nhóm

2

Trần Phước Hậu

Giảng viên

Thành viên

Chức danh, chức vụ

Nhiệm vụ

Nhóm 3:
STT

Họ và tên

1

Nguyễn Phú Thắng

Giảng viên

Trưởng nhóm


2

Võ Thị Thúy Kiều

Giảng viên

Thành viên

Thư ký chương trình tự đánh giá của Bộ mơn:
STT

Họ và tên

Chức danh, chức vụ

Nhiệm vụ

1

La Thị Kim Bách

Văn thư Khoa

Trưởng nhóm

2

Trần Phước Hậu

Giảng viên


Thành viên

3

Võ Thị Thúy Kiều

Giảng viên

Thành viên

B. Tóm tắt q trình triển khai tự đánh giá
Q trình thực hiện tự đánh giá chương trình đào tạo của Bộ mơn được bắt đầu từ
chương trình tập huấn tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 01 năm 2009
do Trưởng Bộ môn tham dự. Từ ngày 08 đến ngày 10 tháng 04 năm 2009 tập huấn tại trường
Đại học An Giang với đầy đủ các nhóm thành viên tự đánh giá của Bộ mơn và nhóm Thư ký.
Để triển khai cơng tác tự đánh giá đạt hiệu quả, Bộ môn đã họp phân công nhiệm vụ của từng
thành viên tại phịng Bộ mơn Địa lý ngày 10 tháng 05 năm 2009. Những thông tin và minh
chứng được thu thập từ các văn bản lưu trữ của trường Đại học An Giang, của Bộ môn Địa lý
và từ những trao đổi, phỏng vấn giảng viên, cán bộ quản lý của nhóm thực hiện tự đánh giá.
Các phân tích, đánh giá được các thành viên trong nhóm tự đánh giá thực hiện độc lập, sau đó
trao đổi, thảo luận, góp ý và xây dựng thành văn bản thống nhất. Các phân tích, đánh giá đó
đều được chứng minh bằng các minh chứng.

8


C. Đánh giá theo các tiêu chuẩn:
Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu, cơ cấu tổ chức, quản lí đào tạo và công tác đánh giá
hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thơng

Mở đầu:
Trong q trình xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo, Bộ mơn Địa lí ln xác
định rõ và đúng hướng mục tiêu đào tạo. Bộ mơn có cơ cấu tổ chức, quản lí đào tạo tương
đối hợp lí và tiến hành cơng tác đánh giá hoạt động đào tạo khá tích cực và đều đặn, nói
chung là mỗi năm một lần.
Tiêu chí 1.1: Mục tiêu đào tạo giáo viên trung học phổ thông đáp ứng mục tiêu
giáo dục đại học quy định tại Luật Giáo dục và mục tiêu đào tạo khối ngành sư phạm
trình độ đại học.
1. Mơ tả
Mục tiêu của chương trình là đào tạo cử nhân sư phạm Địa lí đạt chất lượng cao, làm
nòng cốt cho đội ngũ giáo viên Địa lí trung học phổ thơng ở tỉnh An Giang và một số tỉnh
phía Nam.
Mục tiêu chương trình được xây dựng theo luật giáo dục của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam quy định, mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo người học có phẩm
chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề
nghiệp tương ứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành
được đào tạo.[H01.01.01]
Mục tiêu được xây dựng theo chương trình Khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mục
tiêu đào tạo khối ngành sư phạm trình độ đại học là đào tạo những cử nhân có kiến thức vững
vàng về khoa học cơ bản và khoa học giáo dục, có kĩ năng sư phạm; đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục phổ thông hiện nay. [H01.01.02]
Chương trình của Bộ mơn được xây dựng gồm 2 mảng kiến thức: khối kiến thức giáo
dục đại cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Khối kiến thức giáo dục đại cương
gồm 34 tín chỉ,Khối kiến thức giáo dục chun nghiệp gồm 106 tín chỉ.Trong đó, kiến thức
bắt buộc 95 tín chỉ, kiến thức tự chọn 11 tín chỉ. [H01.01.03]
Cụ thể, mục tiêu đào tạo của chương trình là đào tạo những cử nhân Địa lý đáp ứng
các yêu cầu sau :

Về kiến thức

- Hiểu biết rõ ràng về bản chất đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp luận và phương pháp
nghiên cứu của khoa học địa lý. Nắm vững những tri thức địa lý cơ bản có quan hệ tới các
hiện tượng, các quá trình tự nhiên.
- Nắm vững kiến thức cơ bản về địa lý kinh tế xã hội đại cương, địa lý kinh tế - xã hội
của các vùng, các quốc gia trên thế giới và cả ở Việt Nam.
- Hiểu đúng đắn mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế, giữa con người với môi trường
và sự phát triển bền vững
- Hiểu rõ chủ trương đổi mới phương pháp dạy học ở các cấp học, bậc học của Đảng và
Nhà nước hiện nay.

9


- Nắm được lý luận dạy học cơ bản, tiếp cận được các phương pháp dạy học hiện đại.

Về kỹ năng
- Có kỹ năng giải thích được các hiện tượng địa lý tự nhiên, các quá trình kinh tế- xã
hội đề cập đến trong chương trình Trung học phổ thơng.
- Có khả năng áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện dạy học hiện đại vào
các quá trình dạy học địa lý ở các trường Trung học phổ thông của nước ta, nâng cao chất
lượng dạy học địa lý.
- Có khả năng nghiên cứu tìm hiểu tự nhiên, kinh tế- xã hội khu vực, địa phương phục
vụ cho công tác giảng dạy, học tập địa lý và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội.
- Có khả năng sư phạm, khả năng vận dụng những hiểu biết và kỹ năng nghề nghiệp
vào dạy học địa lý ở các trường Trung học phổ thông. [H01.01.04]
Xét trên các nội dung cơ bản, mục tiêu đào tạo của Bộ môn phù hợp với mục tiêu
giáo dục đại học quy định tại Luật Giáo dục và Chương trình Khung Khối ngành Sư phạm,
trong đó nổi bật nhất là mục tiêu về phẩm chất, đạo đức; mục tiêu về kiến thức chuyên môn,
năng lực và kĩ năng nghề nghiệp; mục tiêu về kĩ năng sống. Có thể nói mục tiêu đào tạo của
Bộ mơn là sự cụ thể hóa mục tiêu giáo dục đại học quy định tại Luật Giáo dục và Chương

trình Khung Khối ngành Sư phạm theo nguyên tắc tuân thủ những quy định chung, nhưng có
chú ý thích đáng đến những đặc trưng của ngành nghề đào tạo. [H01.01.05]
Về phẩm chất đạo đức
Có phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
thấm nhuần thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã
hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu
mực của người giáo viên.
2. Điểm mạnh
Có mục tiêu đào tạo rõ ràng. Mục tiêu xây dựng vừa tuân thủ về mục tiêu đào tạo đại
học được quy định chung trong Luật Giáo dục và Chương trình Khung Khối ngành Sư phạm
vừa chú ý thích đáng đến những đặc trưng của lĩnh vực đào tạo giáo viên Địa lí trung học phổ
thơng.
3. Tồn tại
Chưa rà soát kịp thời việc thực hiện mục tiêu.
4. Kế hoạch hành động
- Từ năm học 2009-2010 tất cả giáo viên Bộ môn tham gia nghiên cứu, học tập kinh
nghiệm đào tạo giáo viên Địa lí ở các trường CĐ và Đại học khác, để cụ thể hóa tốt hơn mục
tiêu đào tạo, thích hợp với thời đại hội nhập.
- Rà sốt, hồn thiện mục tiêu đào tạo.
5. Tự đánh giá:
Đạt tiêu chí đánh giá.

10


Tiêu chí 1.2: Mục tiêu đào tạo giáo viên trung học phổ thông đáp ứng tiêu chuẩn
nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông, phù hợp với thực tiễn của nhà trường, địa
phương; có nội dung cụ thể, rõ ràng; được định kỳ rà soát, bổ sung, cập nhật và điều
chỉnh theo hướng cải tiến, nâng cao chất lượng.
1. Mô tả

Mục tiêu đào tạo giáo viên trung học phổ thông của Bộ môn Địa lý đáp ứng tiêu
chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông, phù hợp với thực tiễn của nhà trường, địa
phương. [H01.02.01]. [H01.02.02]
Mục tiêu của Bộ mơn có nội dung cụ thể rõ ràng

Về kiến thức
- Hiểu biết rõ ràng về bản chất đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp luận và phương pháp
nghiên cứu của khoa học địa lý. Nắm vững những tri thức địa lý cơ bản có quan hệ tới các
hiện tượng, các quá trình tự nhiên.
- Nắm vững kiến thức cơ bản về địa lý kinh tế xã hội đại cương, địa lý kinh tế - xã hội
của các vùng, các quốc gia trên thế giới và cả ở Việt Nam.
- Hiểu đúng đắn mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế, giữa con người với môi trường
và sự phát triển bền vững
- Hiểu rõ chủ trương đổi mới phương pháp dạy học ở các cấp học, bậc học của Đảng và
Nhà nước hiện nay.
- Nắm được lý luận dạy học cơ bản, tiếp cận được các phương pháp dạy học hiện đại.

Về kỹ năng
- Có kỹ năng giải thích được các hiện tượng địa lý tự nhiên, các quá trình kinh tế- xã
hội đề cập đến trong chương trình Trung học phổ thơng.
- Có khả năng áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện dạy học hiện đại vào
các quá trình dạy học địa lý ở các trường Trung học phổ thông của nước ta, nâng cao chất
lượng dạy học địa lý.
- Có khả năng nghiên cứu tìm hiểu tự nhiên, kinh tế- xã hội khu vực, địa phương phục
vụ cho công tác giảng dạy, học tập địa lý và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội.
- Có khả năng sư phạm, khả năng vận dụng những hiểu biết và kỹ năng nghề nghiệp
vào dạy học địa lý ở các trường Trung học phổ thông. [H01.02.03]
Về thái độ :
Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có
đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên.

Mục tiêu đào tạo của Bộ môn được công bố cho sinh viên từ đầu năm học, thơng qua
q trình học tập có thể lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên. Gần đây, với sự đổi mới quan niệm
về xây dựng chương trình, mục tiêu đào tạo của bộ mơn có nội dung cụ thể hơn, rõ ràng hơn,
phù hợp với tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông. [H01.02.04]
Mục tiêu được xây dựng dựa theo chương trình khung của Bộ Giáo dục & Đào tạo
[H01.02.05], được bổ sung, cập nhật theo hướng cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo như
vận dụng công nghệ thông tin vào dạy và học, tiến hành điều chỉnh các môn học cho phù hợp
[H01.02.06].

11


2. Điểm mạnh
Mục tiêu của Bộ môn là cụ thể, rõ ràng và có tính cập nhật.
3.Tồn tại
Việc rà sốt, cụ thể hóa mục tiêu cịn chậm
4. Kế hoạch hành động
- Từ năm học 2009-2010 sẽ rà soát định kỳ hàng năm việc thực hiện mục tiêu đào tạo
- Mạnh dạn cắt bỏ những môn học không cần thiết và đưa vào chương trình đào tạo
những học phần thiết thực, phù hợp với đặc trưng của Bộ môn và yêu cầu hội nhập.
5. Tự đánh giá:
Đạt tiêu chí đánh giá.
Tiêu chí 1.3: Có cơ cấu hợp lý để tổ chức và quản lý đào tạo giáo viên trung học
phổ thông; thực hiện đào tạo và quản lý đào tạo có chất lượng, hiệu quả.
1. Mô tả
Để thực hiện việc tổ chức, quản lý đào tạo giáo viên trung học phổ thơng có chất
lượng và hiệu quả, nhà trường đã thiết kế quy trình tổ chức gồm 3 cấp: cấp Trường, cấp Khoa
và Bộ mơn
Cấp Trường gồm các phịng chức năng :
+ Phòng Hành chánh

+ Phòng Tài vụ
+ Phòng Đào tạo
+ Phịng Khảo thí & Kiểm định chất lượng
+ Phịng Cơng tác sinh viên
+ Thư viện
Cấp Khoa gồm :
+ Khoa Sư phạm
+ Khoa Lý luận chính trị
+ Khoa Nơng nghiệp
+ Khoa Kinh tế
+ Khoa Văn hóa nghệ thuật
+ Khoa Tài nguyên mơi trường
Cấp Bộ mơn: gồm các Bộ mơn :Tốn, Lý ,Hóa, sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ……..
Riêng đối với Bộ môn Địa lý , cơ cấu của Bộ môn gồm các thành phần sau:
Trưởng Bộ môn: Thạc sĩ Lê Thị Ngọc Linh
Phó trưởng Bộ mơn: Thạc sĩ Bùi Hồng Anh
Các thành viên trong Bộ môn bao gồm các giảng viên: Ths. Lê Thị Mỹ Hiền, Nguyễn
Thị Thanh Nhàn, Trần Thế Định, Nguyễn Phú Thắng, Trần Phước Hậu, Võ Thị Thuý Kiều,
12


Trưởng, Phó Bộ mơn chịu trách nhiệm điều hành, quản lí tất cả các hoạt động hành
chính và chun mơn. Các thành viên của Bộ môn đều trẻ, khỏe, nhiệt tình, có năng lực
chun mơn và có tinh thền đồn kết hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ. Sự phân công giữa
các thành viên trong Bộ môn rõ ràng, phù hợp năng lực của từng người. [H01.03.02]
2. Điểm mạnh
Có sự phân cấp rõ ràng, phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của
Trường.
Các thành viên trong Bộ môn được phân công rõ ràng, phù hợp năng lực của từng
người.

3. Tồn tại
Tính tự chủ của Khoa và Bộ mơn cịn hạn chế
4. Kế hoạch hành động
Tăng cường tính tự chủ cho Khoa, các Bộ mơn
Tích cực bồi dưỡng đội ngũ giảng viên kế cận, chú ý đến những giảng viên có tố chất
làm cơng tác quản lí.
5. Tự đánh giá:
Đạt tiêu chí đánh giá.
Tiêu chí 1.4: Đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo giáo viên trung học phổ thông đáp
ứng các tiêu chuẩn quy định trong Điều lệ trường đại học, được phân định rõ ràng về
trách nhiệm và quyền hạn cho từng cán bộ quản lý.
1. Mô tả
Đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo giáo viên trung học phổ thơng của Bộ mơn Địa lí đáp
ứng các tiêu chuẩn quy định trong điều lệ trường đại học, được phân định rõ ràng về trách
nhiệm và quyền hạn. [H01.04.01]
+ Trưởng Bộ mơn chịu trách nhiệm chính trong việc phân công giảng dạy, xây dựng
kế hoạch hành động, kiểm tra đánh giá.
+ Phó Trưởng Bộ mơn chịu trách nhiệm về thực hiện quản lý chuyên môn, hoạt động
phong trào và theo dõi diễn biến tư tưởng của sinh viên
Tuy nhiên, hầu hết các cán bộ quản lý của Bộ môn đều chưa được đào tạo về lĩnh vực
quản lý vì trường khơng có kinh phí, thường khơng có mở những lớp đào tạo cán bộ quản lí
tại trường. Vì vậy, việc quản lý, điều hành ở Bộ môn chủ yếu dựa vào khả năng sáng tạo cá
nhân và kinh nghiệm tích lũy.
2. Điểm mạnh
Đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo giáo viên THPT được phân định rõ ràng về trách
nhiệm và quyền hạn cho từng cán bộ quản lý, các phân định này không bị chồng chéo khi áp
dụng đối với tất cả hoạt động của chương trình. Các giảng viên Bộ mơn đáp ứng đủ tiêu
chuẩn theo quy định trong Điều lệ trường đại học.
3. Tồn tại
Đội ngũ cán bộ của Bộ mơn cịn thiếu kinh nghiệm quản lý, điều hành.

13


4. Kế hoạch hành động
Tham gia đầy đủ các lớp đào tạo do nhà trường tổ chức để nâng cao năng lực quản lý,
điều hành
Khoa, Bộ môn quy hoạch đào tạo cán bộ quản lý đối với các giảng viên trẻ có năng
lực làm lực lượng kế cận.
5. Tự đánh giá:
Đạt tiêu chí đánh giá.
Tiêu chí 1.5: Các hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông được định kỳ
đánh giá và cải tiến nâng cao chất lượng.
1. Mô tả
Hằng năm Bộ môn đều cử giáo viên nhất là giáo viên phương pháp dự giờ sinh viên
thực tập ở các trường phổ thơng. Qua đó, nắm bắt điểm mạnh, điểm yếu của sinh viên để
điều chỉnh mục tiêu đào tạo phù hợp, kịp thời. [H01.05.01]
Mỗi học kỳ, Trưởng Bộ môn tiến hành đánh giá các hoạt động của giáo viên về tiến
độ thực hiện chương trình, về việc soạn giảng, về công tác chủ nhiệm, việc thực hiện qui chế
chuyên môn,…
+ Đợt 1 vào tháng 11/học kỳ I
+ Đợt 2 vào tháng 2-3/học kỳ II. [H01.05.02]
Sau mỗi học phần, Bộ môn lấy ý kiến phản hồi của sinh viên [H01.05.03]. Qua việc
nghiên cứu, phân tích các phiếu thăm dị ý kiến của sinh viên, Trưởng và Phó trưởng Bộ mơn
cùng các giảng viên trong Bộ mơn có thể nắm được những đánh giá của đối tượng được đào
tạo, từ đó có định hướng đúng trong việc cải tiến nội dung và phương pháp đào tạo. Khi việc
giảng dạy của giảng viên có những biểu hiện khơng thích hợp, nhờ việc thăm dị ý kiến của
sinh viên, Bộ mơn có thể nắm bắt kịp thời và trao đổi với giảng viên để rút kinh nghiệm.
[H01.05.04]
Tuy vậy, hình thức và phương pháp đánh giá, nói chung, cịn theo những thói quen rất
cũ, nhiều giáo viên vẫn chưa kịp thời cải tiến phương pháp cho phù hợp yêu cầu. Cơ chế

truyền thông giữa các Bộ mơn và các Khoa trong trường cịn chưa khuyến khích việc nâng
cao chất lượng đánh giá định kì. Rất nhiều đề nghị của Bộ mơn nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo khơng có phản hồi hoặc kết quả phản hồi chậm.
2. Điểm mạnh
Việc đánh giá các hoạt động đào tạo giáo viên được Khoa, Bộ môn thực hiện khá
thường xuyên với sự tham gia của nhiều đối tượng khác nhau trong đó có sinh viên.
Việc đánh giá mang tính khách quan, khơng chạy theo thành tích .
3. Tồn tại
Hình thức và phương pháp đánh giá cịn lạc hậu.
Việc cải tiến phương pháp đánh giá còn chậm, chưa có kế hoạch đánh giá cụ thể.
4. Kế hoạch hành động
Cải tiến cơng tác đánh giá định kì như nâng cao chất lượng các câu hỏi trong bảng
khảo sát nhằm thu thập được nhiều thông tin hơn về hoạt động đào tạo từ sinh viên.
14


100% giáo viên tham gia tích cực cơng tác đánh giá định kỳ, cũng như thường xuyên
cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy khả năng tự học, tính sáng tạo
của sinh viên.
5. Tự đánh giá:
Đạt tiêu chí đánh giá.
Kết luận về Tiêu chuẩn 1:
Bộ mơn có mục tiêu đào tạo đáp ứng mục tiêu giáo dục đại học quy định tại Luật
Giáo dục và mục tiêu đào tạo khối ngành sư phạm trình độ đại học; đáp ứng tiêu chuẩn nghề
nghiệp giáo viên trung học phổ thông, phù hợp với thực tiễn của nhà trường, địa phương; có
nội dung cụ thể, rõ ràng; được định kỳ rà soát và điều chỉnh theo hướng cải tiến, nâng cao
chất lượng; có cơ cấu tổ chức, quản lí đào tạo tương đối hợp lí để thực hiện mục tiêu đặt ra;
công tác đánh giá hoạt động đào tạo giáo viên được thực hiện khá thường xuyên. Tuy nhiên,
nếu so với yêu cầu xây dựng một cơ sở đào tạo giáo viên đạt chuẩn khu vực và quốc tế thì bộ
mơn cịn rất lạc hậu, phải cố gắng rất nhiều, thể hiện rõ nhất ở chỗ cơ cấu giảng viên chưa

bảo đảm cho việc đào tạo và quản lý đào tạo có chất lượng, hiệu quả.
Số lượng tiêu chí đạt u cầu: 05
Số lượng tiêu chí khơng đạt u cầu: 00.
Tiêu chuẩn 2: Chương trình và các hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ
thơng
Mở đầu
Chương trình và các hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông là một trong
những phần cốt lõi quyết định chất lượng của một cơ sở đào tạo. Chính vì thế, Bộ mơn Địa lí
coi việc xây dựng một chương trình tuân thủ những quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
đồng thời bảo đảm tính chất khoa học và hiện đại là một nhiệm vụ trung tâm trong giai đoạn
trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời với việc xây dựng một chương trình tốt, việc tiến hành
có hiệu quả các hoạt động đào tạo cũng có vai trị khơng kém phần quan trọng, vì đó chính là
cơng đoạn thi cơng những nội dung được chương trình thiết kế. Nếu thi cơng khơng bảo đảm
chất lượng thì những ý tưởng tốt đẹp của chương trình khơng thể thực hiện được.
Tiêu chí 2.1: Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở chương trình khung
khối ngành sư phạm trình độ đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phù hợp với
mục tiêu giáo dục trung học phổ thông và đáp ứng nhu cầu sử dụng giáo viên của địa
phương và xã hội.
1. Mơ tả
Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở chương trình khung khối ngành sư
phạm trình độ đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Cụ thể là tất cả các mơn học
được quy định trong chương trình khung khối ngành sư phạm trình độ đại học của Bộ đều có
trong chương trình đào tạo của Bộ mơn. [H02.01.01]
Ngồi những mơn học được quy định trong chương trình khung, chương trình đào tạo
của Bộ mơn cịn bao gồm nhiều môn học khác, nhằm giúp sinh viên:

15


+ Có năng lực tư duy tốt, có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng

tạo, trước hết là trong khoa học, sau đó là trong thực tiễn cuộc sống thể hiện rõ nét qua những
môn như: Phương pháp nghiên cứu khoa học, Địa lí biển Đơng… v.v.
+ Có kiến thức vững vàng và sâu sắc về các lĩnh vực tổng quát, đại cương như trong
các mơn học Triết học, Tâm lí học, …và về nghiệp vụ sư phạm như trong các môn học Giáo
dục học đại cương, Phương pháp giảng dạy Địa lí, Ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy
học Địa lí, Thực tập sư phạm…
+ Có kĩ năng giao tiếp tốt, đáp ứng được yêu cầu đối với một giáo viên Địa lí ở trường
phổ thông như trong các môn học Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, Ngoại ngữ. Với hệ thống các
môn học đó, chương trình đào tạo của Bộ mơn thực sự phù hợp với mục tiêu đào tạo giáo viên
trung học phổ thơng mơn Địa lí, đáp ứng nhu cầu giáo viên của xã hội [H02.01.02] cũng như
đáp ứng yêu cầu đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tỉnh An Giang [H02.01.03].
Trong mỗi môn học của chương trình đều xây dựng giáo trình yếu lược đưa lên
Website của nhà trường nhằm tạo điều kiện cho sinh viên nghiên cứu, tiếp cận .Đầu năm học,
giáo viên bộ môn giới thiệu cho sinh viên chương trình đào tạo, chương trình chi tiết của học
phần mình phụ trách để sinh viên có định hướng học tập và thực hiện tốt các yêu cầu mà giáo
viên đưa ra trong quá trình dạy- học.
2. Điểm mạnh
Chương trình bảo đảm bao quát được những nội dung theo quy định chương trình
khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thể hiện rõ nét đặc thù của ngành đào tạo.
Cập nhật được một số nội dung mới như: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Địa lý,…
3. Tồn tại
Chương trình vẫn được xây dựng chủ yếu theo kinh nghiệm đào tạo giáo viên Địa lí
trung học phổ thông ở Việt Nam trong nửa thế kỉ qua, chưa cập nhật được những thành tựu về
xây dựng chương trình đào tạo giáo viên Địa lí trung học phổ thơng của các nước tiên tiến. Vì
vậy khả năng đáp ứng mục tiêu còn hạn chế, chất lượng sản phẩm được đào tạo ra chưa thực
sự đạt ở mức độ như mong muốn.
4. Kế hoạch hành động
Cử giảng viên đi học tập kinh nghiệm xây dựng chương trình ở các trường bạn.

Rà sốt đổi mới chương trình cho phù hợp với thực tiễn.
5. Tự đánh giá:
Đạt tiêu chí đánh giá
Tiêu chí 2.2: Chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng chuyển dần sang hình
thức tích luỹ tín chỉ; được xây dựng với sự tham gia của các giảng viên, cán bộ nghiên
cứu, cán bộ quản lý và nhà tuyển dụng; đảm bảo tính hệ thống và có cấu trúc hợp lý; cân
đối giữa lý thuyết, thực hành và tự học, tự nghiên cứu.
1. Mô tả
Thực hiện sự chỉ đạo đổi mới chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trường
Đại học An Giang, Khoa và Bộ môn đã đầu tư nhiều công sức, thời gian để phát triển chương
trình với sự tham gia của tất cả các giảng viên trong Bộ môn. Nhờ vậy, so với trước đây,
chương trình đào tạo của Bộ mơn hiện nay có nhiều đổi mới về số mơn học cũng như nội
16


dung chi tiết của từng mơn học; có cấu trúc hợp lý hơn; có chú ý nhiều hơn đến sự cân đối
giữa lý thuyết, thực hành và tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. [H02.02.01]
Chương trình mới (chuyển sang hệ thống tín chỉ được áp dụng từ năm học 2009-2010)
được nêu cụ thể về mục tiêu đào tạo, thời gian đào tạo, khối lượng kiến thức tồn khóa, đối
tượng tuyển sinh, quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp, thang điểm đánh giá, nội dung
chương trình, kế hoạch giảng dạy (dự kiến), mô tả vắn tắt nội dung và khối lượng các học
phần, danh sách đội ngũ giảng viên thực hiện chương trình, cơ sở vật chất phục vụ học tập,
hướng dẫn thực hiện chương trình. Phần Đề cương chi tiết tất cả các học phần trong chương
trình được thiết lập, so với trước đây, khi chương trình chỉ là một danh sách các môn học và
thời lượng dạy học của từng mơn, thì đây là một bước chuyển biến rất lớn. [H02.02.02]
Bên cạnh đó cịn một số vấn đề chưa giải quyết được như: chưa bảo đảm được sự cân
đối giữa lý thuyết, thực hành và tự học, tự nghiên cứu. Chương trình vẫn nặng về lý thuyết,
phần thực hành, tự học, tự nghiên cứu tuy đã được chú ý nâng cao trong lần đổi mới gần đây,
nhưng vẫn cịn ít so với nhu cầu. Chương trình được xây dựng chưa có sự tham gia của nhà
tuyển dụng.

2. Điểm mạnh
Ban lãnh đạo trường chỉ đạo sát sao, có sự tập trung, tạo mọi điều kiện về kinh phí để
xây dựng CTĐT theo học chế tín chỉ.
Trong q trình xây dựng CTĐT trường đã kết hợp được 2 yêu cầu: Một là, bám sát và
tuân thủ những quy định trong chương trình khung của Bộ GD-ĐT (khối lượng kiến thức tồn
khóa 140 tín chỉ - chưa kể giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng); Hai là, khi soạn thảo
chương trình chi tiết đã có những điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với đặc điểm của khối
ngành đào tạo sư phạm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đã thiết kế hồn chỉnh CTĐT theo học chế tín chỉ và được in trong “Niên lịch đào tạo
2009 - 2010” của trường Đại học An Giang.
3. Tồn tại
Chương trình tuy có đổi mới nhưng vẫn chưa nhiều. Cịn khá nặng phần lí thuyết, yếu
về thực hành.
Thiếu cập nhập các kinh nghiệm quốc tế và đáp ứng chưa cao nhu cầu đào tạo giáo
viên Đia lí trong tình hình mới.
Các môn học tự chọn chưa thật phong phú.
4. Kế hoạch hành động
Nghiên cứu, học tập kinh nghiệm xây dựng chương trình đào tạo theo hình thức tín chỉ
ở các trường đã thực hiện
Tranh thủ nhiều hơn các thành phần hữu quan trong việc xây dựng chương trình, đặc
biệt là sự tham gia của các nhà tuyển dụng.
Rà soát, giảm bớt những nội dung lý thuyết, tăng cường hơn nữa phần thực hành và
phần tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.
Năm học 2009 – 2010, giảng viên dự giờ lấy ý kiến góp ý chương trình đào tạo, bổ
sung và hoàn thiện vào năm học 2010 – 2011 và những năm học tiếp theo.
5. Tự đánh giá:
Đạt tiêu chí đánh giá.

17



Tiêu chí 2.3: Có đầy đủ kế hoạch đào tạo, chương trình đào tạo, đề cương chi tiết
cho các học phần, mơn học; định kỳ rà sốt, đánh giá, điều chỉnh theo hướng liên tục cải
tiến chất lượng.
1. Mô tả
Chương trình đào tạo giáo viên THPT của Bộ mơn có đầy đủ kế hoạch đào tạo, CTĐT
của từng học kì và được phổ biến cho SV vào đầu khóa học và đưa lên website của nhà
trường [H02.03.01]. Có đầy đủ 100% đề cương chi tiết các học phần bắt buộc và tự chọn và
được hội đồng khoa học của khoa, trường nghiệm thu năm 2009 và được in trong niên lịch
đào tạo năm học 2009 – 2010. [H02.03.02]
Sau mỗi học kì, thi kết thúc học phần, giảng viên bộ mơn có rà sốt CTĐT, đề cương
chi tiết các học phần để đánh giá, điều chỉnh theo hướng cải tiến chất lượng chương trình,
mơn học. Bộ mơn tích cực và chủ động trong việc đổi mới chương trình. Qua những lần đổi
mới, nhiều học phần được bỏ hoặc giảm bớt thời lượng để dành thời gian bổ sung những học
phần mới. [H02.03.03]. Hàng năm, trường đều tổ chức các hội nghị triển khai kế hoạch năm
học trong đó có nội dung: điều chỉnh, bổ sung CTĐT (nếu cần thiết). Phòng đào tạo xây dựng
kế hoạch phối hợp cùng lãnh đạo các khoa (qua Hội đồng khoa học của các Khoa) rà sốt,
điều chỉnh và bổ sung CTĐT, một số mơn học do Khoa - Bộ môn đề nghị và đưa vào sử
dụng.[H02.03.03]
2. Điểm mạnh
Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Địa lý có kế hoạch đào tạo, đề cương chi tiết các
học phần, mơn học, được rà sốt và điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với tình hình của địa
phương.
Chương trình có sự gắn kết với thực tiễn dạy học ở trường phổ thông.
3. Tồn tại
Nhiều môn học không thay đổi được do bị khống chế bởi chương trình khung của Bộ.
Thiếu kinh nghiệm xây dựng chương trình đào tạo giáo viên THPT. Chủ yếu dựa vào
sự kế thừa từ những chương trình cũ nên vẫn chưa được thiết kế theo đúng hướng học chế tín
chỉ.
4. Kế hoạch hành động

Năm 2009 trường mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đại học giúp giảng viên có
kiến thức về CTĐT theo tín chỉ, trong đó có hướng dẫn cách viết đề cương chi tiết mơn học
đáp ứng nhu cầu tín chỉ.
Nghiên cứu, học tập kinh nghiệm xây dựng chương trình đào tạo giáo viên nói chung,
chương trình đào tạo giáo viên mơn Địa lí nói riêng của các nước tiên tiến, đặc biệt là chương
trình thích hợp để triển khai đào tạo theo hướng tín chỉ.
Rà sốt, cập nhật những nội dung mới, đảm bảo sự cân đối hài hòa giữa các môn học
cũng như giữa phần lý thuyết và thực hành.
Trong năm học 2009 - 2010 đầu tiên áp dụng hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ,
Bộ mơn sẽ theo dõi, kiểm tra sát sao mức độ đáp ứng và điều chỉnh những hạn chế còn tồn tại
trong CTĐT nhằm tối ưu hóa hiệu quả đào tạo; đồng thời kiểm tra việc thực hiện giảng dạy
của giảng viên theo đúng kế hoạch giảng dạy các học phần.
5. Tự đánh giá:
Đạt tiêu chí đánh giá.

18


Tiêu chí 2.4: Thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát triển năng lực
giảng dạy, năng lực tự học, tự nghiên cứu và tinh thần hợp tác của người học. Chú trọng
ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Hằng năm tổng kết, đánh giá và phổ biến
kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy và học.
1. Mô tả
Những năm gần đây, giảng viên và sinh viên của Bộ mơn Địa lý đã có những cố gắng
đổi mới phương pháp dạy và học. Tinh thần chung của nội dung, biện pháp đổi mới là:
– Thay đổi cơ cấu nội dung bài giảng trong khuôn khổ cho phép theo hướng:
+ Giảm bớt các nội dung lý thuyết, tăng các hoạt động thực hành.
+ Giảm việc độc diễn của thầy, tăng việc học và đọc của sinh viên.
+ Gắn nội dung giảng dạy ở đại học với chương trình, sách giáo khoa hiện hành ở
trường phổ thông trung học.

– Áp dụng một số hình thức tổ chức dạy học tiên tiến và phương tiện hỗ trợ dạy học
hiện đại: dạy học nêu vấn đề, tăng cường hoạt động nhóm, tăng cường thuyết trình,
seminar,… bài giảng điện tử; tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ sư phạm trong sinh viên. Ban
chủ nhiệm Khoa ln có sự quan tâm thích đáng đến hoạt động và vai trị của Bộ mơn,
phương pháp giảng dạy Bộ môn, mặt khác cũng nhận thức khá đầy đủ rằng mỗi bài giảng, giờ
dạy của các thầy cơ đều phải có tác động đến sinh viên về mặt phương pháp dạy – học cũng
như góp phần hình thành ở họ những kĩ năng nghề nghiệp. [H02.04.01]
Việc đổi mới phương pháp dạy học của giảng viên trong Bộ môn dù mức độ hiệu quả
khác nhau, đều dựa trên một nguyên tắc, định hướng chung là tăng cường phát huy vai trị chủ
động của người học, coi trọng hình thành kĩ năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.
Đội ngũ giảng viên của Bộ mơn có mối liên hệ thường xuyên và mật thiết với trường
phổ thông. Nắm vững chuyên môn là điều kiện quan trọng để đổi mới phương pháp dạy học.
Giảng viên Bộ mơn Địa lí phần lớn vững vàng về chuyên môn. Nhiều giảng viên cập nhật
thường xuyên kiến thức chuyên ngành cũng như phương pháp dạy học; có nhận thức đúng về
tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp giảng dạy, biết khai thác thông tin trên mạng,
biết sử dụng một vài phần mềm để thiết kế và thực hiện các giáo án, bài giảng điện tử.
Do ý thức đầy đủ tầm quan trọng của việc rèn luyện năng lực tự nghiên cứu của sinh
viên và ứng dụng công nghệ thông tin, chương trình của Bộ mơn đã có những mơn học như:
Phương pháp nghiên cứu khoa học và Ứng dụng công nghệ thơng tin trong dạy học mơn Địa
lí. Một số giảng viên của Bộ môn đã tiên phong ứng dụng công nghệ mới vào dạy học và đã
tích lũy được những kinh nghiệm đáng quý, kích thích được sự say mê hứng thú học tập của
sinh viên [H02.04.02]
Định kỳ hàng năm cũng như 3 năm một lần, Bộ môn kết hợp với Khoa, Trường tiên
hành tổng kết, đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phương pháp dạy học
tích cực, vấn đề nghiên cứu khoa học của giáo viên và sinh viên… để rút ra những bài học
kinh nghiệm, đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dạy - học.
Tuy nhiên, phương pháp giảng dạy chủ đạo hiện nay ở Bộ môn vẫn nặng về thuyết
giảng, có kết hợp với nêu vấn đề để sinh viên thảo luận. Tỉ lệ sinh viên/giảng viên quá cao, cơ
sở vật chất nghèo nàn, điều kiện làm việc của giảng viên cịn hạn chế khơng cho phép giảng
viên đổi mới phương pháp. Ngoài ra, cách thức sử dụng người và chế độ đãi ngộ chưa thích

đáng làm ảnh hưởng đến công việc trong đội ngũ giảng viên rất lớn. [H02.04.03]

19


2. Điểm mạnh
Trường đã có kế hoạch và phương pháp đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên
và nhìn chung giảng viên của bọ môn đã chú trọng việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi
mới giáo trình, giáo án.
Bộ mơn có nhiều giảng viên trẻ, có năng lực và nhạy bén trong ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học.
3. Tồn tại
Phương tiện dạy học còn nhiều hạn chế cho việc nâng cao chất lượng, đổi mới phương
pháp dạy học.
4. Kế hoạch hành động
Năm học 2009-2010: trang bị thêm 1 máy LCD, một máy chiếu Overhead tinh thể đục
Phó Trưởng Bộ mơn chịu trách nhiệm tổ chức một số buổi giới thiệu, tập huấn cho các
giảng viên trong Bộ môn về dạy học theo dự án, kĩ thuật soạn bài giảng điện tử và một số hình
thức ứng dụng cơng nghệ thơng tin.
5. Tự đánh giá:
Đạt tiêu chí đánh giá.
Tiêu chí 2.5: Thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá người học, đảm
bảo tính nghiêm túc, chính xác, cơng bằng và khách quan trong đánh giá. Hằng năm lấy ý
kiến phản hồi từ người học và thực hiện cải tiến chất lượng hoạt động kiểm tra đánh giá.
1. Mô tả
Từ khi mới thành lập, trường ĐHAG đã quan tâm đến việc cải tiến phương pháp đánh giá
người học. Nhà trường đã mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong và ngồi nước về báo
cáo, nói chuyện với giảng viên trong trường [H02.05.01]. Theo đó, giảng viên đổi mới
phương pháp đánh giá theo hướng đánh giá người học theo q trình, khơng tập trung vào bài
thi kết thúc học phần. Nhiều phương pháp đánh giá mới đã được giảng viên toàn trường mạnh

dạn áp dụng (thay thế hoặc bổ sung cho phương pháp truyền thống) để phù hợp với yêu cầu,
nội dung từng môn học như: bài kiểm tra, bài tập nhóm, Seminar, bài nghiên cứu cá nhân. Cơ
cấu điểm đánh giá SV khá đa dạng phù hợp theo yêu cầu môn học. 100% trường hợp đánh giá
này đều được giảng viên phụ trách môn học báo cáo trước bộ môn quản lý chuyên môn và
công bố trước cho SV trong giáo trình yếu lược của từng môn học (bằng bảng in hay dưới
dạng file điện tử trên lớp học ảo). [H02.05.02]
Những quy định chung về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV được thể hiện đầy
đủ tại các chương II và III của Quy chế 04/1999/QĐ-BGD&ĐT đối với hệ chính quy tập
trung và tại chương II và IV của Quy chế 3676/GD-ĐT đối với hệ khơng chính quy
[H02.05.03]. Cụ thể, các u cầu kiểm tra, đánh giá đối với từng loại học phần (học phần chỉ
có lý thuyết, chỉ có thực hành hoặc vừa có lý thuyết vừa có thực hành) được quy định bao
gồm : kiểm tra thường kì và thi kết thúc học phần. Hình thức kiểm tra, thi bao gồm : Viết , vấn
đáp, làm tiểu luận, làm thực hành, thực tập hoặc kết hợp các hình thức nói trên tùy theo đặc
điểm của từng môn học nhằm đảm bảo độ chính xác, khách quan và cơng bằng. Như vậy việc
đánh giá kết quả của SV được thực hiện xuyên suốt quá trình học tập.

20


Nhà trường triển khai và thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, thi cử theo đúng quy chế
của Bộ đồng thời hưởng ứng cuộc vận động của Bộ GD&ĐT về “nói khơng với tiêu cực trong
thi cử và bệnh thành tích”. Nhà trường đã báo cáo định kỳ về nội dung này hàng năm. Đến
nay, nhà trường đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của đông đảo
các đối tượng người học, giảng viên và cán bộ làm cơng tác kiểm tra, thi cử góp phần cải
thiện chất lượng dạy và học trong toàn trường. [H02.05.04]
Bộ môn triển khai việc thực hiện kiểm tra đánh giá người học công khai, công bằng,
khách quan. Việc thực hiện đánh giá tuân thủ theo quy định của nhà trường, cơ cấu điểm của
mỗi học phần trong bộ môn là (1:2). Cuối năm học, bộ môn phát phiếu thăm dị ý kiến sinh
viên về cơng tác đánh giá, từ đó có hướng cải tiến phương pháp đánh giá. [H02.05.05].
Việc kiểm tra đánh giá các học phần được thực hiện nghiêm túc, công bằng và khách

quan, thể hiện ở chỗ kì thi kết thúc học phần do Trường tổ chức, chứ không phải các giảng
viên; đề thi được tổ trưởng bộ mơn phê duyệt; mỗi phịng thi có 2 giám thị coi thi; bài thi bao
giờ cũng được rọc phách, chưa có tình trạng lộ đề thi. Cũng khơng có hiện tượng sinh viên
khiếu nại vì có tiêu cực trong thi cử.
Tuy nhiên, yêu cầu về kiến thức, kĩ năng cần đạt đối với sinh viên ở từng học phần
khác nhau đáng kể nên vẫn cịn tình trạng chênh lệch về kết quả đánh giá. Chẳng hạn có
những học phần, những phân môn nhiều sinh viên đạt điểm khá giỏi, thỉnh thoảng mới có sinh
viên thi lại, nhưng có những học phần, phân mơn ít điểm khá giỏi, rất nhiều sinh viên dưới
điểm trung bình, thậm chí phải thi lại nhiều lần. Ở đây, ngồi độ khó của học phần, phân mơn,
cịn có sự khác biệt về quan niệm, về yêu cầu, cách thức kiểm tra đánh giá.
2. Điểm mạnh
Với những hình thức đánh giá kết quả học tập đang được sử dụng hiện nay, giảng viên
ln có sự lựa chọn những hình thức đánh giá thích hợp cho học phần của mình dựa vào đặc
điểm của SV theo những đặc điểm và mục tiêu của các học phần.
Đánh giá thường xuyên kết quả học tập và quá trình rèn luyện của SV qua từng học
kỳ. Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV đảm bảo tính khách quan, cơng bằng, độ
tin cậy cao.
Chưa xảy ra tình trạng khiếu mại về công tác đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
3. Tồn tại
Chưa áp dụng rộng rãi được những hình thức, phương pháp dạy học hiện đại, nên chưa
tạo được bước đột phá trong việc đổi mới kiểm tra đánh giá.
4. Kế hoạch hành động
Tiếp tục tạo sự đồng bộ giữa đổi mới phương pháp dạy học với đánh giá đo lường
thành quả học tập của sinh viên; đa dạng hóa các hình thức kiểm tra đánh giá.
Tăng cường đánh giá kiến thức và kĩ năng của sinh viên qua hoạt động học tập trong
cũng như ngoài giờ học trên lớp. Coi trọng việc kiểm tra năng lực đọc sách cũng như năng lực
tự học, năng lực ứng dụng, sáng tạo của sinh viên.
Chú ý đúng mức, hợp lý đến cả kĩ năng viết và kĩ năng nói.
5. Tự đánh giá:
Đạt tiêu chí đánh giá.


21


Tiêu chí 2.6: Hoạt động thực tập sư phạm được tổ chức có hiệu quả. Hằng năm lấy
ý kiến phản hồi từ cơ sở thực tập, người thực tập, người hướng dẫn thực tập và có biện
pháp cải tiến chất lượng hoạt động thực tập sư phạm.
1. Mô tả
SV sư phạm trường Đại học An Giang trong mỗi khóa học đều được tham gia các hoạt
động sư phạm gồm 2 nội dung chính: Thực tập sư phạm 1 (kiến tập sư phạm ) tại trường phổ
thông 3 tuần vào năm thứ 3 và thực tập tốt nghiệp (thực tập sư phạm) tại trường phổ thơng 8
tuần vào học kì I năm thứ 4. Các hoạt động này trường đều có kế hoạch cụ thể và tổ chức thực
hiện nghiêm túc, đúng kế hoạch [H02.06.01]. Trường Đại học An Giang đã thành lập ban chỉ
đạo riêng, trong mỗi đồn đều có 1 giảng viên làm trưởng đồn quản lí trực tiếp [H02.06.02].
Để nắm bắt được chất lượng đào tạo của trường và tình hình hoạt động của các đồn
trong các đợt kiến tập, thực tập sư phạm, bộ môn đều cử các giảng viên, nhất là các giảng viên
giảng dạy môn phương pháp đi dự giờ tại các cơ sở, trao đổi với giáo viên hướng dẫn và
thống nhất đánh giá kết quả thực tập của SV. Trong quá trình thực tập, các đồn đều có sơ kết
giữa kì, tổng kết cuối đợt nhằm lắng nghe ý kiến của giảng viên hướng dẫn và phản ánh của
SV để kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn. [H02.06.03]
Hằng năm, trường đều tổ chức tổng kết các hoạt động này, nhằm lắng nghe ý kiến
phản ánh từ các trường phổ thông để rút kinh nghiệm cho công tác chỉ đạo của những năm sau
[H02.06.04]
Qua hoạt động thực tập sư phạm, SV đều trưởng thành, tự tin, gắn bó với nghề nghiệp,
kiến thức lý thuyết được củng cố, vốn hiểu biết thực tế được tích lũy, nhiều điều bổ ích được
thu hoạch, trên cơ sở đó có kế hoạch tự điều chỉnh bổ sung hồn thiện kĩ năng sư phạm cho
mình.
2. Điểm mạnh
Khoa có kế hoạch và có kinh nghiệm trong việc chỉ đạo hoạt động thực tập thực sư
phạm, tổ chức đúng quy trình và đạt hiệu quả cao. Trước khi tham gia vào các hoạt động này,

SV đều được chuẩn bị trước với hình thức tập giảng và hội thi nghiệp vụ sư phạm. Ban chỉ
đạo thực tập sư phạm thường xuyên đi kiểm tra, theo dõi tình hình thực tập của SV và có
những biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Giảng viên phương pháp của bộ mơn nắm vững chương trình và nội dung môn học ở
trường THPT nên đã áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện nghiệp vụ cho SV
trước khi tới trường thực tập. Bên cạnh đó bộ môn thường xuyên cử 2- 3 giảng viên dự giờ
thực tập sư phạm của sinh viên tại các trường phổ thơng để kịp thời góp ý kiến và rút kinh
nghiệm để nâng cao chất lượng đào tạo.
3. Tồn tại:
Việc đánh giá kết quả thực tập sư phạm của giáo viên hướng dẫn và ban chỉ đạo các
trường THPT chỉ mới dựa theo hướng dẫn chung, chưa xây dựng được bộ các tiêu chí đánh
giá cụ thể cho từng hoạt động đặc thù.
Chưa có bộ phiếu thu thập ý kiến phản hồi của cơ sở tiếp nhận SV thực tập sư phạm
để có biện pháp cải tiến chất lượng hoạt động thực tập sư phạm.
4. Kế hoạch hành động:
Từ năm học 2009-2010, xây dựng bộ phiếu thu thập ý kiến phản hồi của cơ sở tiếp
nhận SV thực tập sư phạm để có biện pháp cải tiến chất lượng hoạt động thực tập sư phạm.

22


Từ năm học 2010 - 2011, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cụ thể cho từng hoạt động đặc
thù của hoạt động thực tập sư phạm.
5. Tự đánh giá:
Đạt yêu cầu tiêu chí
Tiêu chí 2.7: Kết hợp các hoạt động dạy và học với nghiên cứu khoa học trong đào
tạo giáo viên trung học phổ thông.
1. Mô tả
Trong hoạt động dạy và học của nhà trường luôn luôn kết hợp với NCKH không chỉ ở
giảng viên mà kể cả trong SV (thực hiện các đề tài, đồ án, khóa luận tốt nghiệp,…).

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giảng viên trong việc tiến hành các thủ tục
NCKH, Trường đã xây dựng quy trình, thủ tục thực hiện đề tài NCKH các cấp và biên soạn
giáo trình/tài liệu giảng dạy của Trường ĐHAG [H02.07.01] và được chỉnh sửa, bổ sung
thành “Quy định thực hiện đề tài NCKH, biên soạn giáo trình, biên soạn tài liệu giảng dạy và
viết sáng kiến kinh nghiệm của Trường ĐHAG” [H02.07.02] vào năm 2008. “Hướng dẫn
thực hiện quy chế về NCKH của SV trong các trường Đại học và cao đẳng” [H02.07.03]
nhằm quy định cụ thể hoạt động NCKH của SV. Ngoài ra, quy định hình thức trình bày báo
cáo kết quả NCKH [H02.07.04] được ban hành góp phần hướng các báo cáo nghiệm thu cũng
như các bài báo khoa học của Trường dần dần tuân theo chuẩn mực quốc tế.
Tổ chức hội thảo sở hữu trí tuệ trong hoạt động NCKH và phát triển công nghệ số
475KH/ĐHAG ngày 9 tháng 5 năm 2008. [H02.07.05]
Nhà trường đều có các văn bản nghiệm thu, đánh giá kết quả nghiên cứu sau đó cơng
bố rơng rãi trong nhà trường thông qua các ấn phẩm, trang thông tin khoa học nhà
trường,…[H02.07.06]
Trong mỗi năm học, nhà trường đều cho sinh viên đăng ký viết các đề tài nghiên cứu
khoa học trong phạm vi cấp Khoa, cấp trường hoặc viết bài cho tờ Thông tin khoa học của
trường, viết bài website Báo điện tử. Trong các đợt thực tập, kiến tập, sinh viên Địa lý đều
tham gia viết bài thu hoạch thực tập kiến tập và bài thu hoạch này được xem như một cơng
trình nghiên cứu đơn giản tìm hiểu về thực trạng học tập của học sinh phổ thông đối với bộ
môn Địa lý hay thực trạng dạy học ở trường mình thực tập. Các bài thu hoạch này được đánh
giá, cho điểm xem như nó là điều kiện để sinh viên tốt nghiệp Đại học [H02.07.07]
Cuối năm thứ tư, sinh viên Bộ môn Địa lý cịn được đăng ký viết khóa luận tốt nghiệp
thay thế cho 07 đơn vị học trình phải học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Nhìn chung, số
lượng sinh viên tham gia khóa luận tốt nghiện ngày càng tăng, đề tài ngày một phong phú, thể
hiện năng lực và khả năng đam mê nghiên cứu khoa học của sinh viên Bộ mơn. [H02.07.08]
Sinh viên Bộ mơn Địa lý cịn được mời tham gia viết các bài tham luận cho một số
trường Đại học khác như đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh, đại học Cần Thơ về phương
pháp học tập, về vấn đề bảo vệ môi trường… [H02.07.09]
2. Điểm mạnh
Nhà trường luôn tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên, SV tham gia NCKH, tham gia

các chương trình tập huấn về NCKH,…
Số lượng sinh viên tham gia viết khóa luận tốt nghiệp ngày càng tăng, chất lượng ngày
càng cao

23


Giảng viên ln ủng hộ và nhiệt tình hỗ trợ sinh viên trong lĩnh vực nghiên cứu khoa
học.
3. Tồn tại
Số giảng viên có đề tài NCKH cịn ít do phải đảm bảo công tác giảng dạy chuyên môn.
Đề tài nghiên cứu vẫn còn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực khoa học cơ bản, chưa có
nhiều thành quả nghiên cứu về khoa học giáo dục và sư phạm.
4. Kế hoạch hành động
- Tiếp tục giữ vững số lượng sinh viên tham gia viết khóa luận tốt nghiệp
- Mở rộng đề tài nghiên cứu về nhiều lĩnh vực nhất là những vấn đề nhạy bén mang
tính thời sự
- Tăng cường viết bài nghiên cứu khoa học, mỗi năm Bộ mơn có ít nhất 01 đề tài
nghiên cứu khoa học cấp trường.
Đề nghị nhà trường có những chính sách hỗ trợ tài chính thích hợp để hỗ trợ cho hoạt
động nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên.
Chú trọng tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học theo nhóm, theo chuyên ngành
cũng như liên ngành để thực hiện những đề tài khoa học có quy mơ rộng lớn, nhất là những đề
tài có tính chất liên ngành.
5. Tự đánh giá:
Đạt tiêu chí đánh giá.
Tiêu chí 2.8: Đảm bảo an tồn, chính xác và khoa học trong lưu trữ kết quả học tập
và rèn luyện của người học; thuận lợi cho việc phổ biến, quản lý, truy cập, tổng hợp báo
cáo.
1. Mơ tả

SV học hết chương trình của một học phần thì được thi hoặc kiểm tra, nếu đạt yêu cầu
thì được cơng nhận hồn thành học phần đó. SV học hết chương trình trung học, cao đẳng, đại
học, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ GD&ĐT và của nhà trường thì được dự thi hoặc
bảo vệ khố luận tốt nghiệp và nếu đạt yêu cầu thì được cấp bằng tốt nghiệp. Chứng chỉ của
hệ thống giáo dục được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo
hoặc bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn nghề nghiệp. Từng học kỳ, phịng Khảo thí có phản
hồi kết quả cho người học [H02.08.01]. Bên cạnh đó, nhà trường cũng cung cấp bảng điểm cá
nhân cho người học khi có yêu cầu với một mức phí theo quy định [H02.08.02].
Tại trường ĐHAG kết quả học tập của người học được công bố, lưu trữ theo đúng quy
định của pháp luật, nhưng khơng có văn bản chính thức quy định hệ thống sổ sách. Có đầy đủ
hệ thống sổ sách cấp phát bằng tốt nghiệp các hệ và cấp chứng chỉ các loại, được lưu giữ ở
phịng Đào tạo. Có văn bản quy định điều kiện được cấp phát bằng tốt nghiệp, các quy định
của Bộ và quy định riêng của nhà trường về điều kiện cấp bằng [H02.08.03]
Nhà trường đã thực hiện tốt việc quản lý kết quả học tập của SV thông qua hệ thống sổ
sách được lưu trữ ở 2 nơi là P.ĐT và P.KT&KĐCL. Ngoài ra phiếu điểm được cung cấp cho
SV hàng năm, danh sách đậu tốt nghiệp cung cấp cho các Khoa đã đảm bảo được tính chính
xác của việc quản lý kết quả học tập theo sổ sách của nhà trường.

24


2. Điểm mạnh
Thực hiện lưu trữ, công bố kết quả học tập, lưu trữ hoàn thành tốt theo yêu cầu chung.
Công tác quản lý kết quả học tập của SV được cập nhật tại phịng Khảo thí và kiểm
định chất lượng. Đảm bảo được tính chính xác trong quản lý, thuận lợi cho việc báo cáo, giải
quyết các vấn đề liên quan đến kết quả học tập của SV
3. Tồn tại
Bộ môn chưa nắm hết được kết quả học tập và rèn luyện của SV nên chưa thể thống
kê, so sánh được kết quả học tập của sinh viên qua các năm.
4. Kế hoạch hành động

Từ năm học 2009 – 2010, Nhà trường cung cấp cho Bộ môn cơ sở dữ liệu về kết quả
học tập và rèn luyện của SV thuộc bộ mơn.
Xây dựng chương trình lưu trữ kết quả học tập của Bộ môn.
Phân công 01 giảng viên phụ trách công việc quản lý, truy cập, tổng hợp kết quả học
tập và rèn luyện của sinh viên.
5. Tự đánh giá:
Đạt tiêu chí đánh giá.
Kết luận về Tiêu chuẩn 2:
Về chương trình và các hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thơng, chương trình
đào tạo của Bộ mơn được xây dựng bám sát Chương trình khung Khối ngành Sư phạm trình
độ đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thật sự phù hợp với mục tiêu đào tạo giáo
viên trung học phổ thông và đáp ứng nhu cầu về giáo viên Địa lí trung học phổ thông của xã
hội; được xây dựng với sự tham gia của tất cả các giảng viên, cán bộ quản lý trong Bộ mơn;
đảm bảo tính hệ thống và có cấu trúc tương đối hợp lý; đã có chú ý đến sự cân đối giữa lý
thuyết, thực hành và tự học, tự nghiên cứu của sinh viên; có đầy đủ kế hoạch đào tạo, đề
cương chi tiết cho các học phần, mơn học; được định kỳ rà sốt, đánh giá, điều chỉnh theo
hướng liên tục cải tiến chất lượng.
Khoa cũng chú ý thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát triển năng lực
giảng dạy của giảng viên, năng lực tự học, tự nghiên cứu và tinh thần hợp tác của người học,
đã có những cố gắng đáng khích lệ trong việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào giảng dạy.
Có những bước đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá người học, đảm bảo tính nghiêm túc,
chính xác, cơng bằng và khách quan trong đánh giá. Bộ môn thường xuyên quan tâm thu thập
ý kiến phản hồi từ người học và thực hiện cải tiến chất lượng hoạt động kiểm tra đánh giá.
Trong quá trình đào tạo, Bộ môn đã kết hợp khá tốt các hoạt động dạy và học với nghiên cứu
khoa học. Việc lưu trữ kết quả học tập và rèn luyện của người học được bảo đảm an tồn,
chính xác và khoa học; thuận lợi cho việc quản lý, phổ biến và tổng hợp báo cáo. Trong tương
lai gần, chương trình cần được xây dựng lại theo hướng hiện đại hơn, thích hợp với hình thức
đào tạo tín chỉ, giảm lý thuyết, tăng thực hành, tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.
Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu: 08
Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu: 00.


25


×