Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

TIỂU LUẬN một số vấn đề về sự tồn tại của tôn GIÁO vào sự vận DỤNG của ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.67 KB, 19 trang )

1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SỰ TỒN TẠI CỦA TÔN GIÁO VÀ SỰ VẬN
DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY
1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÔN GIÁO VÀ SỰ TỒN TẠI CỦA TÔN
GIÁO DƯỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Tôn giáo vốn là một trong những vấn đề tế nhị, nhạy cảm và có liên
quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, luôn biến động cùng với những
biến thiên của lịch sử. Vì vậy, không phải mọi vấn đề liên quan đến tôn giáo
đều được nhận thức đúng ngay từ đầu.
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội lịch sử, bao gồm ý thức tôn giáo, hệ
thống tổ chức tôn giáo và những hoạt động mang tính chất nghi thức tín
ngưỡng; trong đó ý thức tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, là sự phản ánh
hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan. Qua hình thức phản ánh của tôn
giáo, những sức mạnh tự phát trong tự nhiên, xã hội đều trở thành thần bí và
chi phối mạnh mẽ cuộc sống hàng ngày của con người, như Mác-Ăngghen đã
khẳng định: “Bất cứ tôn giáo nào cũng đều là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc
người ta những sức mạnh từ bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ;
chỉ là sự phản ánh mà trong đó những sức mạnh của thế gian đã mang hình
thức sức mạnh siêu thế gian”1. Tôn giáo xuất hiện rất sớm trong quá trình phát
triển của lịch sử nhân loại, tôn giáo là sản phẩm của chính hoạt động của con
người, phản ánh bình diện của đời sống tinh thần của con người và là một giá
trị văn hoá. Tôn giáo tồn tại phổ biến trong các cộng đồng người trong lịch sử
và sẽ còn tồn tại cùng với xã hội loài người trong một thời gian khó mà dự
đoán trước được. Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo ảnh hưởng khá
sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hoá, xã hội, tâm lý, đạo đức, lối sống,
phong tục tập quán của nhiều quốc gia dân tộc. Tôn giáo thực sự là nhu cầu
tinh thần của con người, của xã hội. Một khi những những hình thái ý thức xã
hội khác chưa hoàn toàn thoả mãn đầy đủ mọi nhu cầu tinh thần của con
1

C.M¸c-Awngghen, Toµn tËp, tËp 20, Nxb CTQG, H.1994, tr.544.




2
người, thì đối với một bộ phận tầng lớp xã hội tôn giáo vẫn là nhu cầu tinh
thần của một bộ phận quần chúng nhân dân, tôn giáo vẫn là nguồn gốc của giá
trị đạo đức, niềm an ủi, sự nâng đỡ về tâm lý, tinh thần, cho dù đó là sự nâng
đỡ một cách hư ảo, vì thế chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng: “ Tôn giáo là thuốc
phiện của nhân dân’’.
Xét về bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội, văn hóa lịch sử phản
ánh sự bế tắc, bất lực của con người trước các hiện tượng tự nhiên, xã hội và
phản ánh sự phản kháng tiêu cực của con người trước các hiện tượng đó; như
Mác đã chỉ ra, tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của
thế giới không có trái tim, là tinh thần của trật tự không có tinh thần, là thuốc
phiện của nhân dân. Đặc trưng nổi bật của tôn giáo là ở chỗ nó ra đời, tồn tại
và phát triển chủ yếu dựa vào niềm tin của con người đối với các lực lượng
siêu nhiên, từ đó đặt ra những phương thức ứng xử, để trước mắt có được một
cuộc sống bình an “tạm thời” nơi trần thế và sẽ được hưởng một hạnh phúc
vĩnh hằng nơi thế giới bên kia nhờ vào sự hỗ trợ của những sức mạnh siêu
nhiên đó. Do đó dù trong hoàn cảnh xã hội nào thì cơ sở của mọi tôn giáo cũng
là niềm tin của con người vào cái thần bí, cái “thiêng”, đối lập với cái tồn tại
khách quan, cái “trần tục” hiện hữu. Tôn giáo luôn mang dấu ấn lịch sử của
thời đại, dân tộc mà nó ra đời và quá trình tồn tại, phát triển, nó luôn biến đổi
nhằm thích ứng với sự vận động, biến đổi của xã hội. Quá trình xây dựng
CNXH, chúng ta cần khẳng định rằng, tôn giáo sẽ còn tồn tại lâu dài, bởi
những nguyên nhân, những nguồn gốc của sự ra đời và phát triển của tôn giáo
vẫn tồn tại; mặt khác bên cạnh sự tác động tiêu cực của nó, nếu nhìn một cách
toàn diện tôn giáo cũng có những đóng góp tích cực nhất định cho đời sống
con người, đặc biệt là về mặt đạo đức và văn hoá.
Thứ nhất: nguồn gốc ra đời tôn giáo còn tồn tại, bao gồm cả nguồn gốc
tự nhiên, nguồn gốc xã hội và nguồn gốc tâm lý.



3
V ngun gc t nhiờn: chỳng ta bit rng th gii t nhiờn l vụ cựng
tn, cỏc hin tng trong t nhiờn l ht sc phong phỳ, a dng; nhn thc
ca con ngi tuy khụng cú gii hn, nhng nhn thc ca mt ngi, mt th
h l hu hn. Do gii hn v nhn thc, c bit l trong thi k xó hi
nguyờn thy, khi m trỡnh khoa hc cũn giai on s khai, nờn con ngi
khụng th lý gii c nhng hin tng t nhiờn, vỡ th cho rng tt c cỏc
hin tng t nhiờn ú l do cỏc lc lng siờu nhiờn no ú chi phi. Vỡ vy
quan nim cú thn linh, thng , cng nh hỡnh thnh nờn biu tng v cỏc
tụn giỏo khỏc nhau. Lờnin vit: Bt c tụn giỏo no cng u cú gc r trong
cỏc quan nim thin cn v ngu ca thi k mụng mui 1. Di CNXH mc dự
khoa hc ó phỏt trin mnh m song vn cũn rt nhiu vn t nhiờn cha
th gii thớch c, nh cỏc hin tng t nhiờn k bớ, hay cỏc hin tng tõm
linh, ngoi cm.. Bờn cnh ú chỳng ta cng nhn thy, thm chớ hin nay
nhiu hin tng t nhiờn ó c khoa hc chng minh, nhng do trỡnh
dõn trớ thp cng khụng th hiu c... Do ú tụn giỏo cũn tn ti.
V ngun gc xó hi: Khi xó hi xut hin giai cp, cú i khỏng giai
cp, cú ỏp bc, búc lt, cú bt cụng, bt bỡnh ng xó hi, m nh Lờnin khng
nh: giai cp búc lt: ang hng ngy, hng gi gõy ra cho nhng ngi lao
ng bỡnh thng nhng ni thng kh cc k ghờ gm, nhng s au thng
tht l khng khip, nhiu gp nghỡn ln so vi nhng bin c phi thng nh
chin tranh, ng t(2). Cho dự cỏc hin tng ú nh l mt tt yu lch s,
song cng do gii hn v nhn thc m con ngi trc õy ó khụng th gii
thớch c ti sao cú cỏc hin tng ú, nờn cho rng cú nh mnh, cú s
phn; ng thi cng chớnh t ú, giai cp b ỏp bc búc lt mong mun cú
ng cu th v hy vng vo mt cuc sng tt p th gii bờn kia t ú
m hỡnh thnh nờn biu tng v tụn giỏo. Lờnin vit: S bt lc ca giai cp
b búc lt trong cuc u tranh chng búc lt, tt nhiờn ra lũng tin vo mt

1
2

C.Mác-Ăngghen, Toàn tập. Tập 21, Nxb CTQG, H.1995, tr.404.
ảnh hởng của các hệ t tởng và tôn giáo đối với con ngời Việt Nam hiện nay, Nxb CTQG, H.1997, tr126.


4
cuộc đời tốt đẹp ở thế giới bên kia…” (3). Dưới CNXH, giai đoạn đầu của
CNCS, là xã hội vẫn còn giai cấp, nhà nước, nên mức độ nào đó vẫn còn hiện
tượng bóc lột, bất công, bất bình đẳng, còn sự phân hóa giàu nghèo…Do đó
vẫn còn cơ sở xã hội cho sự tồn tại của tôn giáo.
Về nguồn gốc tâm lý: do sự sợ hãi trước các hiện tượng tự nhiên, xã hội;
hoặc biết ơn, sự ngưỡng mộ, sự kính trọng trong quan hệ giữa con người với tự
nhiên và con người…mà dẫn đến tín ngưỡng tôn giáo còn tồn tại.
Thứ hai: Do sai lầm của một số Đảng, Nhà nước trong xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
Quá trình xây dựng CNXH, nhiều Đảng cộng sản, nhà nước XHCN,
trước đây đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng; đặc biệt sau sự sụp đổ của
CNXH ở Đông Âu và Liên Xô làm cho nhiều người mất niềm tin vào CNXH;
thêm vào đó một bộ phận cán bộ đảng viên trong bộ máy Đảng, Nhà nước,
thoái hóa biến chất, xa rời quần chúng hay các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã
hội nảy sinh chậm được khắc phục…là những điều kiện thuận lợi cho tôn giáo
tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó có những thời gian nhiều nước XHCN, trong
đó có cả Việt Nam, việc giải quyết vấn đề tôn giáo còn có những sai lầm, thiếu
sót nhất định, như việc cấm đoán hoạt động tôn giáo bằng hành chính, bằng
pháp luật và các công cụ bạo lực khác… Chính vì vậy tạo nên sự phản kháng
ngấm ngầm của nhiều tín đồ các tôn giáo và góp phần tạo nên sự tồn tại của
tôn giáo cũng như nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp.
Thứ ba: Tín ngưỡng tôn giáo còn đáp ứng được nhu cầu tinh thần của

một bộ phận nhân dân (Nhu cầu hư ảo).
Cho dù trong bất kỳ xã hội nào, trong thời kỳ lịch sử nào, thì những hiện
tượng như thiên tai, chiến tranh loạn lạc hay những rủi ro trong cuộc sống của
mỗi con người xảy ra là điều hoàn toàn bình thường và con người khó có thể
kiểm soát được. Trong những trường hợp này chính niềm tin tôn giáo là một
3

Lª-nin Toµn tËp, TËp 12, Nxb TB M, 1979, tr 170.


5
liều thuốc “an thần” giúp con người xoa dịu nỗi đau, sự mất mát, những rủi ro
đó, cho dù đó chỉ là sự xoa dịu một cách hư ảo. Mặt khác đạo đức tôn giáo còn
nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng CNXH, như khuyên người ta làm
điều thiện, tránh điều ác, hoặc đều mơ ước cho sự giải phóng con người… Mác
từng khẳng định: “Cả Đạo Cơ đốc lẫn CNXH đều tuyên truyền sự giải phóng
con người trong tương lai khỏi cảnh nô lệ và nghèo khổ” (1). Dĩ nhiên, CNXH
hướng tới giải phóng con người trên trần thế, còn các tôn giáo tuyên truyền về
sự giải phóng ở thế giới bên kia.
Thứ tư: Do tính bảo thủ, lạc hậu của ý thức tôn giáo và những biến đổi
thích nghi của tôn giáo.
Một trong những thuộc tính của các hình thái ý thức xã hội nói chung là
tính lạc hậu so với thực tiễn. Trong đó ý thức tôn giáo lại là một hình thái ý
thức đặc biệt, có tính bảo thủ hơn hẳn so với các loại hình thái ý thức xã hội
khác, nên nó ăn sâu bám rễ trong quần chúng trở thành tập quán, thói quen qua
nhiều thế hệ, do đó mà rất khó loại bỏ nó ra khỏi cuộc sống xã hội. Hơn thế
nữa, hiện nay các tôn giáo đều có những biến đổi thích nghi, như lợi dụng
những thành tựu của khoa học hiện đại để giải thích những tín điều trong kinh
thánh, hoặc điều chỉnh những quy định của giới luật và các quy định về sinh
hoạt tôn giáo theo hướng cởi mở hơn, bớt khắt khe hơn, phù hợp với cuộc sống

hiện đại hơn; đồng thời các tôn giáo hiện nay đều tìm cách mở rộng phạm vi
ảnh hưởng, do đó mà nó còn tồn tại lâu dài.
Thứ năm: Do các lực lượng thù địch luôn lợi dụng vấn đề tôn giáo
chống phá cách mạng.
Việc lợi dụng vấn đề tôn giáo là một trong những thủ đoạn trong chiến
lược “Diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc, nhằm thực hiện mục tiêu
chung là xóa bỏ CNXH trên thế giới. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù
địch, luôn tìm mọi cách vu cho CNXH đàn áp các tôn giáo, đối xử phân biệt
1

M¸c - ¡ng ghen toµn tËp, tËp 22. Nxb CTQG, H 1995, tr663.


6
với đồng bào theo các tôn giáo, hòng gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân
tộc; chúng kích động các phần tử cực đoan trong các tôn giáo, tạo dựng lực
lượng đối lập và chống đối Đảng cộng sản, nhà nước XHCN, mà thực tiễn thế
giới và Việt Nam đã chứng minh. Trên thế giới, điển hình như Ba-lan, sự sụp
đổ của CNXH ở Ba-la do nhiều nguyên nhân, những trong đó một nguyên
nhân hết sức quan trọng đó là sự cấu kết của những phần tử phản động theo
đạo thiên chúa giáo ở Ba-lan với Công đoàn đoàn kết và tòa thánh Va-ti-căng
đã tạo sự bất ổn, tiến tới lôi kéo, kích động người dân chống lại Đảng cộng sản
và Nhà nước Ba-lan, dẫn đến sự sụp đổ của Ba-lan.
Hiện nay hiểm hoạ về chiến tranh hạt nhân, chiến tranh huỷ diệt đã bị
đẩy lùi, nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột tôn giáo, sắc tộc, khủng bố…hay
dịch bệnh, đói nghèo…cùng với những mối đe doạ khác cũng là những điều
kiện thuận lợi cho tôn giáo tồn tại.
Tóm lại từ những lý do trên: khẳng định trong CNXH tôn giáo còn tồn
tại, tuy nhiên không phải tôn giáo sẽ tồn tại vĩnh hằng, mà nó sẽ mất đi khi nào
con người làm chủ được tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình.

2. SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY
Việt Nam nằm ở vị trí địa chính trị hết sức quan trọng của khu vực Châu
Á, là nơi giao lưu và du nhập của nhiều luồng dân cư, văn hoá, tôn giáo khác
nhau. Về mặt cư dân, Việt Nam gồm 54 tộc người khác nhau, mỗi tộc người lại
lưu giữ những hình thức tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, vì thế Việt Nam là
một quốc gia đa tôn giáo, trong đó tín ngưỡng dân gian ra đời khá sớm như tín
ngưỡng về sức mạnh của tự nhiên, đó là: thần Núi, thần Sông, thần Sét; hoặc
tục thờ tổ tiên, thờ thành hoàng, thờ những người có công với cộng đồng, với
dân tộc…Những tôn giáo ngoại cũng được du nhập vào nước ta khá sớm như
đạo Nho, đạo Phật, đạo Lão đã có gần 2000 năm, đạo Thiên Chúa từ năm 1553
đã truyền vào nước ta, rồi đạo Tin Lành, đạo Hồi... cũng có mặt ở nước ta khá


7
sớm. Tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam rất đa dạng, phức tạp, đan xen, pha trộn
giữa nội sinh và ngoại nhập, có cả tôn giáo mới và tín ngưỡng dân gian, trong
đó có những tín ngưỡng tồn tại như một tôn giáo. Bức tranh tín ngưỡng tôn
giáo rất phong phú, nhiều màu sắc, bên cạnh những cái hay cái đẹp, còn tồn tại
những cái chưa tốt, còn nhiều hủ tục lạc hậu cần khắc phục.
Nhìn chung các tôn giáo ở Việt Nam cơ bản chung sống hoà bình, không
xảy ra xung đột hay chiến tranh tôn giáo như một số nước khác; tín đồ chủ yếu
là nhân dân lao động, cấp độ ảnh hưởng chỉ ở cấp độ tâm lý, không đến mức
cuồng tín như nhiều nước khác. Các tôn giáo hiện nay đang có xu hướng phục
hồi và mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Quá trình tồn tại, phát triển các tôn giáo
luôn bị các thế lực thù địch, phản động lợi dụng nhằm thực hiện mưu đồ của
chúng. Đặc biệt từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo cách mạng đến
nay, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách lợi dụng vấn đề tôn giáo nhằm
mục tiêu chống phá cách mạng Việt Nam. Cụ thể những năm gần đây, Mỹ
thường xuyên liệt Việt Nam vào những nước “cần có sự quan tâm đặc biệt
về vấn đề tôn giáo”, từ đó Mỹ gây sức ép đối với chúng ta trong các quan hệ

song phương. Mỹ còn tìm cách cấu kết, hỗ trợ về kinh phí, phương tiện cho
những kẻ phản động đội nốt tôn giáo trong nước hoạt động chóng phá Đảng
Nhà nước. Còn trong nước nhiều kẻ phản động đội nốt tôn giáo, liên tục có
nhiều hành động công khai chống đối, như vụ Nguyễn Văn Lý ở Thừa thiên
Huế, vụ “cứu trợ dân oan” của Thích Quảng Độ ở Thành phố Hồ Chí Minh,
hay nhiều vụ các tôn giáo gây sức ép với Đảng, đòi đất, “đòi tự do tôn giáo”
nên có thể nói tình hình tôn giáo ở nước ta hiện nay vẫn tiềm ẩn nhiều nhân
tố gây bất ổn....
Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn xác định công tác tôn giáo, dân tộc là
vấn đề chiến lược, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tôn trọng quyền tự do tín


8
ngưỡng, tôn giáo, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc là chính sách
nhất quán xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta, được cụ thể hoá bằng pháp
luật và bảo đảm trên thực tế. Ngay sau khi thành lập nước ViệtNam dân chủ
cộng hoà; ngày 03/9/1945 tại phiên họp Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã quan tâm đến vấn đề tôn giáo, người nói “Tôi đề nghị Chính phủ tuyên
bố tín ngưỡng tự do và lương - giáo đoàn kết”. Ngày 14/6/1955, người đã ký
Sắc lệnh số 234/SL xác định “Việc tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng là
quyền lợi của nhân dân. Chính phủ luôn tôn trọng và giúp đỡ nhân dân thực
hiện. Chính quyền không can thiệp vào nội bộ các tôn giáo. Các tổ chức tôn
giáo phải tuân theo pháp luật của Nhà nước như mọi tổ chức khác của nhân
dân. Việc bảo vệ tự do tín ngưỡng bắt buộc phải trừng trị những kẻ đội lốt
tôn giáo gây rối loạn”. Người từng kêu gọi các tôn giáo hãy xoá bỏ hiềm
khích, đoàn kết cùng toàn dân lo cho nền độc lập của nước nhà vì “Công
giáo hay không Công giáo, Phật giáo hay không Phật giáo đều phải nỗ lực
đấu tranh cho nền độc lập của nước nhà. Nhiệm vụ của toàn thể chúng ta là
phải giữ vững nền độc lập, toàn thể đồng bào ta không chia lương giáo,
đoàn kết chặt chẽ, quyết lòng kháng chiến để giữ gìn non sông, Tổ quốc và

cũng để giữ gìn tín ngưỡng tự do”. Trải suốt chiều dài lịch sử dân tộc, nhất
là qua hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc Việt Nam, đại đa số
đồng bào các tôn giáo ở Việt Nam đều có lòng yêu nước, đã có nhiều đóng
góp tích cực cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ
quốc; nhiều người đã lập công lớn nêu tấm gương sáng cho các thế hệ sau,
đồng bào các tôn giáo luôn luôn là một bộ phận không thể tách rời trong
cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trước những năm 1975 một số giáo hội ở
miền Bắc đã tự nguyện hiến đất xây dựng trường học, đây là việc làm tự
nguyện vô cùng trân trọng của tín đồ, chức sắc các tôn giáo vì sự nghiệp


9
chung của đất nước, họ đã tự nguyện hiến đất, giúp chính quyền xây dựng
trường học để dạy chữ cho con em nhân dân, trong đó có con em đồng bào
theo tôn giáo.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành
nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về công tác tôn giáo như Nghị quyết
số 24/ NQ-TW ngày 16/10/1990; Nghị quyết số 25- NQ/TW ngày 12/3/2003
của Ban Chấp hành TW Đảng; Quốc hội khoá 11 đã ban hành Pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo (số 21/2004/ PL- UBTVQH 11) quy định về các hoạt động
tín ngưỡng, tôn giáo. Chính phủ ban hành nghị định số 22/2005/ NĐ- CP
ngày 01/3/2005 Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng,
tôn giáo; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị 1940/ CT- TTg ngày
31/12/2008 “ về nhà, đất liên quan đến tôn giáo”; Nghị định số 92/2012/NĐCP, ngày 8.11.2012 “Quy định chi tiết và biện pháp thi hành phá lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo” và nhiều văn bản hướng dẫn của Nhà nước và các bộ,
ban, ngành liên quan, tiếp tục khẳng định rõ “Công dân có quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào” . Các chính sách,
pháp luật đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt, sâu sắc của Đảng, Nhà nước Việt
Nam đến nhu cầu tín ngưỡng của tín đồ, chức sắc các tôn giáo, làm cho
quần chúng nhân dân, tín đồ và các chức sắc tôn giáo yên tâm phấn khởi

tích cực thực hiện tốt cả “việc đạo, việc đời” tin tưởng vào chính sách tự do
tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, tích cực tham gia các phong
trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất phát triển kinh tế - xã hội, đấu tranh
ngăn chặn những hoạt động lợi dụng tôn giáo góp phần bảo đảm an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Có thể nói chưa bao giờ các tôn giáo có điều kiện phát triển như hiện
nay, tín đồ ngày càng đông, được tự do hành lễ dù ở nhà riêng hay nơi thờ


10
tự…Cho đến hôm nay, những quan điểm đường lối công tác tôn giáo của
Đảng, Nhà nước Việt Nam đề ra vẫn còn mang tính thời sự sâu sắc. Đường
lối đã làm chuyển biến và hướng các tôn giáo về mục tiêu cách mạng Việt
Nam là xây dựng đất nước “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”. Quá trình tư tưởng này thể hiện sự đúng đắn của đường lối, quan
điểm chỉ đạo công tác tôn giáo của Đảng, Nhà nước nhằm phát huy sức
mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong quá
trình tổ chức thực hiện nơi này, nơi kia, còn có hiện tượng nhận thức nóng
vội, chủ quan làm cho vấn đề trở nên phức tạp. Đảng, Nhà nước ta đã kịp
thời uốn nắn, chấn chỉnh để công tác tôn giáo đi vào nề nếp và đúng hướng
tạo sự tin tưởng của tín đồ, chức sắc các tôn giáo với sự nghiệp cách mạng
của Đảng của dân tộc Việt Nam.
Đến thời điểm hiện nay trên phạm vi cả nước đã có 12 tôn giáo với 33
tổ chức tôn giáo được công nhận và đăng ký hoạt động, với số lượng tín đồ
trên 20 triệu người, chiếm 26 % dân số, có trên 100 ngàn chức sắc, nhà tu
hành, với trên 20 trường đào tạo chức sắc tôn giáo, đáp ứng nhu cầu chính
đáng của một bộ phận đồng bào có đạo, quần chúng nhân dân, tín đồ chức
sắc tôn giáo thực sự yên tâm “sống tốt đời, đẹp đạo”. Việc in ấn xuất bản
kinh sách ngày càng tăng. Năm 2007, Nhà xuất bản Tôn giáo đã ấn hành

620 đầu sách của các tổ chức tôn giáo với 1,2 triệu bản in và 180 xuất bản
phẩm tôn giáo với 975.000 bản. Chỉ tính riêng năm 2008 đã có 915 đầu
sách. Việc mở trường và đào tạo chức sắc tôn giáo luôn được nhà nước tạo
điều kiện (Phật giáo đã có 04 học viện và nhiều Trường Cao đẳng, Trung
cấp Phật học; Công giáo có 06 Đại chủng viện…); việc giải quyết nhu cầu
sinh hoạt tôn giáo của tín đồ, chức sắc, tổ chức tôn giáo theo cơ chế “một


11
cửa” công khai, nhanh gọn; nhiều công trình tôn giáo được cấp phép nâng
cấp, sửa chữa, xây mới đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt cho tín đồ, chức sắc
tôn giáo. Những ngày lễ lớn trong năm của các tôn giáo như Lễ Nô-en của
đạo Công giáo, Lễ Phật đản của Phật giáo và một số hoạt động tôn giáo lớn
diễn ra vừa qua như “Bế mạc năm thánh và Đại hội hành hương La Vang lần
thứ 29 năm 2010; Phật giáo với 1.000 năm Thăng Long, Hà Nội”… được
Chính quyền các cấp tạo điều kiện tổ chức và có sự quan tâm của Lãnh đạo
Đảng, Nhà nước đến chúc mừng, động viên; cùng với sự tham gia của hàng
nghìn, hàng vạn quần chúng nhân dân, tín đồ, chức sắc tôn giáo trong cả
nước đã tạo sự đồng thuận đoàn kết, yên tâm, phấn khởi của tín đồ, chức sắc
tôn giáo vào sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Ngoài ra Đảng, Nhà nước Việt Nam còn tổ chức triển khai nhiều
chương trình, mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh
quốc phòng tại các vùng đồng bào các tôn giáo, nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần cho đồng bào có đạo. Những kết quả trong thực hiện nhất quán
chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước là thực tiễn sinh động khẳng định
đường lối đổi mới đất nước của Đảng ngày càng đi vào thực tiễn cuộc sống;
khẳng định sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của
Đảng cùng phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam.
Như vậy có thể thấy, thực hiện nhất quán chính sách tự do tín ngưỡng,
tôn giáo góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo. Mục

tiêu hướng đến các tôn giáo là vì lợi ích chung xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, với khẩu hiệu “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công,
thành công, đại thành công” để phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, đoàn
kết tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay đồng bào các tôn giáo là


12
một trong những lực lượng hưởng ứng rất sớm các phong trào thi đua yêu
nước, các tổ chức, cá nhân tôn giáo đã tích cực tham gia các hoạt động từ
thiện, xã hội thông qua việc thăm và tặng quà cho các hộ nghèo nhân dịp lễ,
tết xây dựng nhà tình nghĩa, khám, chữa bệnh từ thiện, cấp thuốc miễn phí
cứu trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt; đặc biệt trong cơn lũ lịch sử vừa qua ở
miền Trung nhiều tổ chức tôn giáo đã vượt qua bão lũ đến với nhân dân, vận
động tín đồ góp lương thực, thực phẩm gửi nhân dân vùng lũ với trị giá
hàng tỷ đồng. Nghĩa cử cao đẹp ấy thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc và
phát huy truyền thống nét đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam có từ ngàn đời
nay.
Hiện nay, các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam đều có các hoạt động giao
lưu quốc tế trên tinh thần hoà bình, hữu nghị với các giáo hội, các tổ chức
tôn giáo đồng đạo trên thế giới, nhiều tổ chức tôn giáo ở trong nước đã mời
tổ chức tôn giáo nước ngoài đến thăm và làm việc tại Việt Nam; đồng thời
xin phép tổ chức thuyết pháp, giảng đạo tại một số cơ sở tôn giáo; thông qua
những hoạt động này các tôn giáo ở Việt Nam đã tăng cường trao đổi thông
tin để các tổ chức tôn giáo nước ngoài đến Việt Nam hiểu rõ hơn về tình
hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Điều đó là cơ sở để khẳng định
chính sách đúng đắn, nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tự do tín
ngưỡng, tôn giáo là cơ sở để phản bác lại các hoạt động tuyên truyền, xuyên
tạc về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam của các thế lực thù địch không
những không tạo được sự đồng tình ủng hộ của các tổ chức tôn giáo mà còn

tạo nên sự vững chắc trong khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo ở
Việt Nam.
Trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định. Động lực chủ yếu để phát triển


13
đất nước là đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo. Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ XI của Đảng ta đã khẳng định: “Tôn trọng và đảm bảo
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân
dân theo quy định của pháp luật” 1; đồng thời xác định chủ trương: “Tiếp tục
hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan
điểm của Đảng. Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn
giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo,
tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo về Tổ quốc.
Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến
chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, đúng
quy định của pháp luật. Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu
tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ,
phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc” 2.
Thực hiện đường lối này, Đảng, Nhà nước ta chủ trương khép lại quá
khứ, hướng đến tương lai, xoá bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt, đối xử về
thành phần giai cấp, dân tộc, tôn giáo, tôn trọng những ý kiến khác nhau
nhưng không trái với lợi ích của đất nước, lợi ích của dân tộc, đề cao truyền
thống nhân nghĩa, khoan dung vì sự ổn định chính trị xã hội; thực hiện
đường lối đại đoàn kết toàn dân tộc, hoạt động của các tôn giáo đã có những
đóng góp nhất định trong việc tập hợp và vận động đồng bào có tín ngưỡng
tôn giáo thực hiện theo chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà
nước “ Xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu dân cư” góp phần xây dựng
cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đây là chất xúc tác, chất kết dính giữa nhân

dân với Đảng, Nhà nước là nhân tố quan trọng cấu thành khối đại đoàn kết

1
2

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, HN, tr.81.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, HN, tr.245.


14
toàn dân tộc tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác tôn giáo vẫn còn có
những mặt hạn chế nhất định, việc nhận thức về quan điểm, chính sách tôn
giáo của Đảng, Nhà nước ta trong một số cấp uỷ, chính quyền cơ sở chưa có
sự thống nhất cao; việc triển khai thực hiện chủ trương, chính sách tôn giáo
của Đảng, Nhà nước ở một số địa phương, cơ sở có lúc, có nơi chưa thực sự
nghiêm túc, triệt để, tạo sơ hở thiếu sót để các thế lực thù địch lợi dụng
xuyên tạc chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta. Một
bộ phận tín đồ, chức sắc tôn giáo còn có nhận thức hạn chế, chưa hiểu đúng,
đầy đủ về những quan điểm, chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà
nước ta, chưa nhận rõ nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm của một tín đồ, một
công dân của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa nên đã tin và nghe theo
những luận điệu xuyên tạc, bị kích động, xúi dục viết đơn thư khiếu kiện
gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, xã hội.
Ngoài ra, theo điều tra, khảo sát của các cơ quan chức năng, tà đạo xuất
hiện và lan truyền khá nhanh trên một số địa bàn trọng điểm là Tây Nam Bộ;
Tây Nguyên; đồng bằng Bắc Bộ và Tây Bắc. Dư luận hẳn chưa quên thứ tà đạo
mang tên "Hệ phục hưng" xuất hiện vào năm 2001 trên địa bàn huyện Cư Kuin
(Đắc Lắc). Để lừa bịp những người dân nhẹ dạ, ít hiểu biết, Amí Sara - kẻ cầm

đầu tà đạo này tung tin, thường xuyên gặp Đức Chúa trời và được Đức Chúa
trời ban cho nhiệm vụ cứu xét những con tin sau khi chết được lên thiên đàng...
Ai muốn được xét ban cho đặc ân trên thì đi theo "Hệ phục hưng". Trên địa
bàn huyện Đắc Min (Đắc Nông) xuất hiện tà đạo "Canh tân đặc sủng" do Võ
Quốc Khánh cầm đầu. Để lừa bịp người dân, Khánh tuyên truyền rằng, những
ai theo "Canh tân đặc sủng" khi đau ốm, bệnh tật, không cần đến bệnh viện


15
chữa trị, chỉ cần Khánh đến xoa “nước thánh” lên đầu làm "phép", cầu nguyện
là sẽ khỏi. Từ Đà Lạt (Lâm Đồng) tà đạo mang tên “Thanh Hải vô thượng sư”
đã lan truyền xuống nhiều nơi thuộc vùng Tây Nam Bộ. Cầm đầu tà đạo này là
Nguyễn Thị Thanh Hải - một phụ nữ có chồng, có con nhưng vẫn tự xưng là
thượng sư, minh sư. Chiêu thức lừa bịp của “Thanh Hải vô thượng sư” là lợi
dụng Phật giáo cải biến vài nội dung tư tưởng, quan điểm rồi tuyên truyền…
Trên địa bàn các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ cũng xuất hiện khá nhiều tà
đạo, trong đó có đạo “Long Hoa di lặc”. Những kẻ cầm đầu đạo “Long Hoa di
lặc” thường dọa: “Ai theo đạo này thì phúc đẳng hà sa, ai không theo sẽ bị chết
dịch” . Đạo “Hoa vàng” thì dùng thuyết “Tứ diệu đế”, sinh tử luân hồi, thuyết
nhân quả nghiệp báo. Đạo này làm ảnh hưởng rất lớn đến nếp sống văn hóa,
truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam, làm tan vỡ hạnh phúc, gây đau khổ
cho không ít gia đình... Mang nặng yếu tố mê tín dị đoan, dựa theo chiếu chỉ
của thiên đình, thờ thiên đình và lập ba đền thờ “người trời”... là đạo "Thiên
nhiên". Đạo “quần tiên” thờ ảnh “Tam tổ thánh hiền”. Đạo này quy định không
đốt hương khi cầu cúng và khi chết chỉ hung táng một lần mà không cải cát...
Trong những tà đạo xuất hiện trên địa bàn Tây Bắc, đáng chú ý là đạo “Vàng
Chứ” ở những vùng có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống... cũng làm
tăng thêm rất nhiều tính nhạy cảm, phức tạp của tôn giáo hiện nay.
Ngay từ bây giờ mỗi công dân, tín đồ, chức sắc trong các tôn giáo;
đặc biệt là các vị chức sắc đứng đầu tổ chức các tôn giáo cần phải hiểu rõ và

thống nhất trong tư tưởng và hành động “vấn đề tự do tôn giáo phải dựa trên
cơ sở độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” hoạt động của các tôn giáo phải
đi đúng với những đường hướng “tốt đời, đẹp đạo” “đạo pháp dân tộc, chủ
nghĩa xã hội” “sống phúc âm trong lòng dân tộc”. Nhà nước


16
Việt Nam không phân biệt đối xử với bất cứ tôn giáo nào, mọi tôn giáo đều
bình đẳng trước pháp luật.
Trên cơ sở tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng,tôn giáo của
nhân dân, kiên quyết đấu tranh với các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo
chống phá cách mạng, tôn trọng và phát huy những giá trị tốt đẹp của các
tôn giáo, bồi đắp và làm phong phú thêm kho tàng văn hóa của dân tộc Việt
Nam để xây dựng chủ nghĩa xã hội, lấy đó làm nền tảng quan trọng để quy
tụ đồng bào các tôn giáo vào cùng chung mục đích của dân tộc là xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội
dân chủ, công bằng, văn minh” là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Phát huy khối đại đoàn kết
dân tộc, đoàn kết tôn giáo luôn gắn liền với yêu cầu mở rộng dân chủ và giữ
vững kỷ cương trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do đó các cơ quan nhà
nước, các cấp chính quyền từ Trung đến địa phương phải chăm lo và bảo
đảm quyền dân chủ của nhân dân, tín đồ, chức sắc các tôn giáo theo pháp
luật; phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm những biểu hiện lợi dụng tự do
tín ngưỡng, tôn giáo, cũng như những biểu hiện lợi dụng dân chủ để vi
phạm pháp luật, kích động nhân dân, tín đồ, chức sắc tôn giáo gây rối trật tự
ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết
tôn giáo, tăng cường và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
đoàn kết tôn giáo góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XI của Đảng, sớm đưa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI của Đảng vào cuộc sống đạt hiệu quả tối ưu.

Quân đội nhân dân Việt Nam là một bộ phận trong hệ thống chính trị, là
công bạo lực của Đảng, Nhà nước, là lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc
phòng toàn dân, bảo vệ tổ quốc, đòi hỏi Quân đội phải được thực hiện tốt các


17
chức năng của mình, trong đó tham gia thực hiện tốt chính sách tôn giáo của
Đảng, Nhà nước là một trong những nội dung quan trọng thuộc về chức năng
đội quân công tác của Quân đội.
Quân đội từ nhân dân mà ra, có quan hệ gắn bó máu thịt với nhân dân,
cán bộ chiến sỹ trong quân đội là con em của đồng bào các dân tộc trong đó có
đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, địa bàn đóng quân trên mọi miền của tổ
quốc, nên đây là điều kiện thuận lợi để Quân đội, thực hiện chính sách tôn giáo
của Đảng Nhà nước.
Mặt khác thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng, nhà nước là một
trong những nội dung của công tác dân vận, góp phần quan trọng đối với việc
xây dựng mối quan hệ đoàn kết máu thịt quân – dân và xây dựng Quân đội
cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, củng cố nền quốc phòng
toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững mạnh.
Trong Chỉ thị số 36/ĐUQSTƯ ngày 23- 02- 1999 xác định: Công tác tôn
giáo “là một nhiệm vụ chính trị của Quân đội” mà “trọng tâm công tác tôn
giáo của Quân đội là làm tốt công tác tuyên truyền vận động quần chúng ở đơn
vị và công tác dân vận ở vùng tôn giáo, góp phần củng cố khối đại đoàn kết
toàn dân, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù
địch,giữ vững ổn định chính trị- xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa”. Vì vậy để thực hiện tốt chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà
nước, Quân đội cần làm tốt một số nội dung sau:
Trước hết Quân đội cần giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ nắm vững quan
điểm, đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng, nhà nước; trang bị những kiến
thức cơ bản về các tôn giáo, giúp họ hiểu và tôn trọng phong tục tập quán,

truyền thống văn hóa của đồng bào. Nâng cao trách nhiệm của cán bộ chiến sĩ


18
trong việc thực hiện đường lối, chấp hành nghiêm kỷ luật, giữ vững bản chất
truyền thống “bộ đội cụ Hồ”.
Cần sử dụng linh hoạt, hiệu quả các hình thức công tác dân vận ở khu
vực đồng bào theo đạo, kết hợp tuyên truyền giáo dục với các iện pháp kinh tế,
chính trị- xã hội, vận động đồng bào, chiến sỹ nắm và thực hiện tốt chủ
chương, chính sách của Đảng nói chung và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà
nước nói riêng; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết quân dân, động
viên đồng bào thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và
các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Trong công tác
dân vận, cần quán triệt tốt phương châm: “Chân thành, tích cực, thận trọng, kiên
trì, tế nhị, vững chắc” và phong cách công tác: “Trọng dân, gần dân, hiểu dân,
học dân, có trách nhiệm với dân”, theo tinh thần NQTƯ 7- Khóa IX của Đảng.
Tăng cường cán bộ Quân đội cho vùng cơ sở địa phương vùng tôn
giáo. Đặc biệt cần quan tâm bồi dưỡng nâng cao hiểu biết và năng lực tổ
chức thực hiện chính sách tôn giáo cho cán bộ sỹ quan làm công tác tôn
giáo. Đầu tư cơ sở vật chất bảo đảm cho đơn vị thực hiện công tác tôn giáo
có hiệu quả. Thực hiện tốt chính sách tôn giáo của Đảng chính là góp phần
vào thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Tích cực tham gia giúp địa phương xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững
mạnh, giúp địa phương phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng; xóa đói giảm
nghèo, chăm sóc sức khỏe…Tích cực đấu tranh chống sự phân biệt, đối xử đối với
đồng bào theo đạo, đấu tranh với các hiện tượng lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để
hành nghề mê tín dị đoan. Đặc biệt Quân đội cần cảnh giác, góp phần vạch trần
những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo chống
Đảng, chống Nhà nước.



19
Các đơn vị quân đội cần quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa những
chiến sỹ theo các đạo khác nhau và những chiến sỹ không theo đạo trong nội
bộ dơn vị (nếu có), tạo sự cảm thông hiểu biết lẫn nhau, xây dựng tinh thần
đoàn kết trong đơn vị. Kịp thời phát hiện và ngăn chặn những biểu hiện phân
biệt đối xử với những chiến sỹ có đạo. Quan tâm giáo dục, nâng cao nhận thức
mọi mặt và bồi dưỡng những kỹ năng công tác vận động quần chúng cho
những chiến sỹ theo các đạo, để sau khi hết hạn nghĩa vụ quân sự, họ sẽ là
những hạt nhân nòng cốt làm công tác vận động quần chúng ở các địa phương.
Các đơn vị Quân đội cần phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ đảng, chính
quyền và các tổ chức quần chúng, các chức sắc tôn giáo ở địa phương để thống
nhất chương trình hành động, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong công tác vận
động đồng bào các tôn giáo. Đồng thời các cấp uỷ đảng, chỉ huy cần nâng cao
trách nhiệm trong lãng đạo, chỉ đạo công tác tôn giáo ở đơn vị, kịp thời kiểm
tra, tổng kết rút kinh nghiệm, kịp thời biểu dương những tập thể, cá nhân hoàn
thành tốt nhiệm vụ, chấn chỉnh và xử lý nghiêm những biểu hiện thiếu trách
nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ.



×