Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

VẤN đề CON NGƯỜI TRONG tâm lý học mác xít, NHẬN THỨC vận DỤNG của ĐẢNG TA và CHỦ TỊCH hồ CHÍ MINH TRONG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.24 KB, 33 trang )

1

VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TÂM LÝ HỌC MÁC XÍT
NHẬN THỨC, VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA
VÀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
TRONG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI
Vấn đề con người luôn là vấn đề trung tâm của mọi thời đại, mọi quốc
gia dân tộc. Vấn đề này luôn chi phối mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội. Tất cả đều xuất phát từ con người, do con người và vì con người.
Song mỗi thời đại lịch sử khác nhau, mỗi quốc gia dân tộc khác nhau, mỗi
lĩnh vực khoa học khác nhau, thậm chí ngay trong một lĩnh vực khoa học ở
cùng một thời kỳ lịch sử cũng có những quan niệm khác nhau về con người.
Do vậy, vấn đề con người đã, đang và sẽ còn là vấn đề trung tâm thu hút sự
đầu tư nghiên cứu của của nhiều ngành khoa học, Tâm lý học là một trọng
điểm trong số đó. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII khẳng định: lấy việc
phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và
bền vững. Quan điểm này là bài học được rút ra từ lịch sử dựng nước và giữ
nước của dân tộc ta. Đó cũng là bài học được đúc kết từ lịch sử văn minh
nhân loại. Thực tiễn lịch sử chứng minh, từ thời Cổ đại rồi đến thời kỳ Phục
hưng con người đã được đặt lên thượng đỉnh của toàn bộ sự phát triển, thế
giới tinh con người được coi là tinh hoa của lịch sử văn minh nhân loại và là
thần tượng của khoa học, nghệ thuật. Ở châu Âu thế kỷ XVII, khi mở đầu cho
sự ra đời của các công trường thủ công, thì yếu tố con người đã được coi là
động lực của sự phát triển. Trong thế kỷ XX, sự phát triển bùng nổ của quốc
đảo Nhật Bản sau thế chiến thứ hai là một điển hình về vai trò của nhân tố con
người. Thế kỷ XXI – thế kỷ của trí tuệ điều đó tạo cơ sở khẳng định dứt khoát
rằng nhân tố con người càng được đề cao hơn bao giờ hết. Nhưng trước sự
phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ, cùng với nhiều vấn
đề của thời đại càng làm xuất hiện nhiều vấn đề hóc búa về con người mà tạm
thời khoa học chưa thể lý giải được. Điều đó đã tạo cho chủ nghĩa duy tâm
tôn giáo và chủ nghĩa duy vật máy móc những khoảng chống lớn để tồn tại và




2

phát triển. Trước tình hình ấy quan niệm Mác xít về vấn đề con người một lần
nữa phải đương đầu đối chọi với những luận điệu xuyên tạc, phản động.
Từ ý nghĩa trên, nghiên cứu vấn đề con người trong tâm lý học Mác xít
càng có giá trị to lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn, là cơ sở cho việc xây
dựng và phát huy nguồn lực con người. Nắm vững vấn đề này còn cung cấp
cho chúng ta tri thức cơ bản, những vấn đề có tính nguyên tắc, phương pháp
luận khoa học trong trong việc xem xét, giải quyết đúng đắn và triệt để
những vấn đề về nguồn gốc, bản chất con người và các hiện tượng tâm lý
người. Đồng thời còn là cơ sở khoa học trong việc phát hiện và đấu tranh
chống lại các luận điểm sai trái, bảo thủ và phản khoa học về con người.
Đối với mỗi học viên chúng tôi, vấn đề quan trọng hàng đầu là phải
hiểu được bức tranh toàn cảnh về tâm lý học Mác xít nói chung và vấn đề con
người trong tâm lý học Mác xít nói riêng, trên cơ sở đó làm cho mỗi học viên
chúng tôi có cơ sở khoa học để quán triệt đúng đường lối quan điểm của
Đảng, tư tưởng của Hồ Chí Minh về vấn đề con người và chiến lược phát
triển con người. Trong thời gian học tập nghiên cứu phần lịch sử tâm lý học,
nhờ có các thầy giáo truyền thụ nhiệt tình và lý giải sâu sắc nhiều vấn đề về
lịch sử tâm lý học. Thông qua định hướng nghiên cứu tài liệu của các thầy
giáo, bản thân tôi rất tâm đắc khi nghiên cứu vấn đề con người trong tâm lý
học. Vì vậy, trong phạm vi bài tiểu luận này tôi xin phép trình bày một số
hiểu biết ban đầu của mình về vấn đề con người trong tâm lý học Mác xít. Sự
vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh trong hoạch
định chiến lược phát triển con người.


3


KẾT CẤU CỦA TIỂU LUẬN

Kết cấu của tiểu luận được chia thành ba phần chính:
Phần I: Khái lược các quan điểm về con người trong tâm lý học trước Mác.
1.1 Các quan niệm về con người trong triết học trước 1879.
1.2 Các quan niệm về con người từ khi tâm lý học trở thành khoa học
độc lập năm 1879.
- Quan niệm về con người trong phân tâm học.
- Quan niệm về con người của các nhà Hành vi học.
Phần II: Vấn đề con người trong tâm lý học Mác xít.
2.1 Con người vừa là một thực thể tự nhiên vừa là một thực thể xã hội.
2.2 Bản chất tâm lý người mang bản chất xã hội lịch sử.
2.3 Con người còn là chủ thể tác động tích cực trở lại cải tạo hiện thực.
Phần III: Vấn đề con người, trong nghị quyết của Đảng và dưới ánh sáng tư tưởng
Hồ Chi Minh.
3.1 Quan niệm về con người dưới ánh tư tưởng Hồ Chí Minh.
3.2 Nhận thức và vận dụng của Đảng ta trong hoạch định chiến lược
phát triển con người.
KẾT LUẬN


4

Phần I: Khái lược các quan điểm ngoài Mác xít về con người.
1.1 Quan niệm về con người từ thời kỳ cổ đại đến 1879.
Ngược dòng lịch sử chúng ta thấy, ngay từ thời kỳ Cổ đại vấn đề con
người nói chung và tâm lý người nói riêng đã được quan tâm nghiên cứu của
nhiều nhà khoa học. Mặc dù vấn đề con người được quan tâm từ rất sớm,
nhưng ở thời kỳ xa xưa ấy chưa có một nhà nghiên cứu nào nghiên cứu

chuyên sâu về con người, cũng như tâm lý người. Thời kỳ Cổ đại các nhà
thông thái không chỉ nghiên cứu triết học mà còn nghiên cứu nhiều lĩnh vực
khoa học khác, trong đó có tâm lý học. Do đó vấn đề con người thời Cổ đại
phổ biến được trình bày trong các tác phẩm triết học. Các nhà triết học khi đó
do hạn chế bởi hoàn cảnh lịch sử và phương pháp tiếp cận khác nhau, vì vậy
khi đưa ra quan niệm của mình về vấn đề con người cũng khác nhau.
Đại biểu cho các nhà triết học duy tâm thời kỳ này ở phương Tây là
Platon…, phương Đông là Thích ca mâu ni. Theo quan niệm của Platon, con
người chỉ là sản phẩm của ý niệm tuyệt đối, là sự kết hợp của hai yếu tố gồm
thể xác và linh hồn. Thể xác chỉ là vỏ bọc của linh hồn, là nơi trú ngụ của linh
hồn, là cái tồn tại tạm thời. Còn linh hồn là bất tận, là cái tồn tại vĩnh viễn.
Tìm hiểu quan niệm của Thích ca mâu ni ta thấy, trong quan niệm của ông có
nhiều yếu tố duy vật xen lẫn yếu tố duy tâm. Quan niệm về con người trong
giáo lý của Thích ca mâu ni chứa đựng nhiều yếu tố duy tâm như nhiều tôn
giáo khác. Quan niệm về con người của ông cũng có phần hồn và phần xác,
cuộc sống của con người nơi trần thế chỉ là tạm thời, sau khi thể xác chết đi,
linh hồn theo kiếp luân hồi, nghiệp chướng ( có thể lên cõi niết bàn, hoặc có
thể xuống địa ngục hay đầu thai vào kiếp khác, điều đó tuỳ thuộc vào đạo đức
sống nơi trần thế ). Đối với các nhà triết học duy vật thời kỳ Cổ đại, đại biểu
là Arixtốt; Đêmôcrít; Hêraclít... quan niệm của họ về con người còn hết sức
thô sơ mộc mạc. Theo họ, con người được sinh ra từ nước, lửa hay không khí.


5

Trong học thuyết nguyên tử của Đêmôcrít thì con người cũng được cấu tạo từ
các nguyên tử mà thành, linh hồn chỉ là những nguyên tử có hình cầu và
nhẹ…
Đến thế kỷ thứ XVII, một hiện tượng nổi bật ở châu Âu là sự ra đời
hàng loạt các công trường thủ công, sự ra đời này đã làm cho chủ nghĩa tư

bản châu Âu hình thành và mở đầu cho một thời kỳ phát triển mạnh mẽ. Đồng
thời với sự phát triển về kinh tế, khoa học tự nhiên đã bắt đầu có những phát
kiến quan trọng, phá tan nhiều quan niệm cũ về thế giới tự nhiên, xã hội và
con người. Với việc phát minh ra kính viễn vọng, Galilê đã chứng minh tính
đúng đắn của học thuyết Côpécnich: trái đất tự quay quanh mình nó và quay
quanh mặt trời tạo ra hiện tượng ngày và đêm đã góp phần đập tan nhiều giả
thuyết hoang đường về con người và vũ trụ. Kế thừa những thành tựu khoa
học ấy vào lý giải những vấn đề về con người, Rene Descarters (1596 – 1650,
Pháp) đã đưa ra học thuyết về hai bản thể . Học thuyết của ông cho rằng con
người gồm hai thực thể tâm hồn và cơ thể là hai thực thể song song tồn tại.
Thực thể của nhục thể có thuộc tính là cảm tính, có thể cân đong đo đếm
được, còn thực thể của linh hồn có thuộc tính là tư duy. Tâm hồn và các quá
trình của nó hoàn toàn đóng kín, tách biệt với những hoạt động vật chất bên
ngoài. Chủ thể chỉ có thể tự quan sát và tự cảm nghiệm tâm lý của chính
mình, ngoài ra không ai có thể hiểu biết về nó cả. Đánh giá chung Descarter là
một nhà nhị nguyên luận.
Chống lại lập trường nhị nguyên luận của Descarter, Hobbes Thomas
(1588 – 1679, Anh) và B. Spinoza (1632 – 1677, Hà lan) cho rằng thế giới
có trước con người và đều tồn tại độc lập với chúa trời. Spinoza nhấn
mạnh: giữa linh hồn và thể xác của con người có sự thống nhất. Không một
thế lực siêu nhiên nào cả mà chính là con người làm chủ quá trình tư duy


6

của mình. Cùng chống lại Descarter với Spinoza có John locke (1632 –
1704, Anh). Ông đã quan niệm về sự phát triển của con người rằng: “Linh
hồn chúng ta khi mới sinh ra, có thể nói như tờ giấy trắng, không có một
ký hiệu hay một ý niệm nào cả” 1. Điều này đã khẳng định rằng, tâm hồn
của con người, nhận thức của con người không phải là cái bẩm sinh mà là

kết quả của quá trình con người tiếp xúc, lĩnh hội từ thế giới đối tượng.
Đến thế kỷ thứ XVIII, nền công nghiệp máy móc cơ khí đã tạo cho
chủ nghĩa tư bản châu Âu một sự phát triển mạnh mẽ. Do đó, đã làm thay
đổi nhiều trong quan niệm về con người ở thời kỳ này.
Tìm hiểu vấn đề con người trong triết học thời kỳ này cho ta thấy, quan
niệm về con người cũng hết sức khác nhau do các nhà triết học dựa vào các
trường phái triết học khác nhau. Đại biểu cho các nhà triết học duy tâm thời
kỳ này Hêghen (1770 -1831) và Cantơ (Đức), D. Diderot (1713 – 1784,
Pháp). Cũng như triết học duy tâm thời kỳ Cổ đại, Hêghen và Can đã cho
rằng: con người chỉ là cái bóng của “ý niệm tuyệt đối”, là sự tha hoá của “ý
niệm tuyệt đối”, đây là hạn chế lớn nhất của Hêghen. Đề cập đến hạn chế của
Hêghen, Ăngghen đã chỉ ra những nguyên nhân của những hạn chế đó là: “
Một là bởi những giới hạn không thể tránh được của những tri thức của bản
thân Ông, hai là bởi những tri thức và quan niệm của thời đại Ông…ba nữa
Hêghen là một nhà duy tâm”2.
Đối lập với quan điểm duy tâm về con người, các nhà triết học duy vật
thời kỳ này muốn đưa ra quan niệm về con người một cách khoa học hơn.
Đặc biệt là các nhà triết học, tâm lý học duy vật Pháp. Tiêu biểu trong số là
D.Điđơrô một trong các nhà khai sáng Pháp quan niệm rằng: Linh hồn và thể
xác thống nhất hữu cơ trong một con người. Linh hồn là một tổng thể các
hiện tượng tâm lý. Linh hồn cũng là đặc tính của vật chất. Linh hồn không
1
2

.Trích lại, Lịch sử TLH và TLHQS, Nxb. QDND, Hà Nội. 2003, tr.65-66.
. Các mác - Ăngghen: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà nội. 1994, T..20, tr. 40.


7


tách khỏi cấu trúc cơ thể. Ông cũng khẳng định rằng nhân cách của con
người là sản phẩm của hoàn cảnh và môi trường xung quanh.
G.Ô. Lametri (1709 – 1751, Pháp) cũng là một nhà triết học khai sáng
điển hình của Pháp. Theo Lametri con người là sự thống nhất hữu cơ giữa cơ
thể với tư duy và ý thức. Ông còn quan niệm rằng con người như một cái máy,
một cái máy đặc biệt phức tạp có khả năng suy nghĩ, tính toán.
G.G. Rút – xô (1727 – 1778, Mỹ) thì cho rằng con người là “con người
tự nhiên”. Lịch sử nhân loại là kết quả hoạt động của con người chứ không
phải là sản phẩm của thượng đế. Ông cũng khẳng định vai trò của giáo dục
giữ vai trò quyết định đến việc hình thành con người. Song Rút- xô vẫn có
hạn chế bởi ông quan niệm có thần linh, thừa nhận sự tồn tại của linh hồn bất
tử. Do vậy, Rút – xô vẫn là nhà nhị nguyên luận.
Tóm lại, các quan niệm về con người từ thời Cổ đại cho đến thế kỷ
XVIII hầu hết được trình bày trong các quan niệm của các nhà triết học. Vì
vậy, tuỳ thuộc vào thế giới quan khác nhau, điều kiện lịch sử khác nhau mà
quan niệm về con người của họ cũng rất khác nhau. Đối với các nhà triết học
duy vật, nhìn chung họ đều quan niệm rằng con người có nguồn gốc từ thế
giới vật chất, tâm lý ý thức của con người cũng là một dạng đặc biệt của thế
giới vật chất, con người là sự kết hợp của hai yếu tố thể xác và tinh thần. Hai
yếu tố này gắn bó chặt chẽ với nhau trong một con người. Ngược lại, đối với
các nhà triết học duy tâm, họ đều quan niệm rằng con người là sản phẩm của
lực lượng siêu nhiên, con người có linh hồn và thể xác, thể xác chỉ là nơi trú
ngụ tạm thời của linh hồn, linh hồn là bất tử. Bên cạnh những nhà triết học
nhất nguyên, còn có một số nhà triết học nhị nguyên. Theo quan niệm của các
nhà triết học nhị nguyên, một mặt họ thừa nhận con người là sản phẩm của
giới tự nhiên, mặt khác họ lại cho rằng có sự tồn tại của thần linh, thượng đế
hoặc thừa nhận linh hồn là bất tử.


8


Như vậy các quan điểm trên về vấn đề con người, khi thì thô sơ, khi thì
máy móc siêu hình, thậm chí có những quan niệm hoàn toàn sai phản khoa
học về vấn đề con người.
1.2 Quan niệm về con người từ khi tâm lý học trở thành khoa học
độc lập năm 1879.
Vào năm 1789, tại Leipzig (Đức) lần đầu tiên trên thế giới một phòng
thực nghiệm tâm lý học được thành lập theo sáng kiến của nhà tâm lý học
người Đức tên là W.Wundt (1832 – 1930). Sự kiện này đã có một ý nghĩa vô
cùng to lớn, được ghi nhận là mốc khởi đầu xuất hiện tâm lý học với tư cách
là một khoa học độc lập. Từ sự kiện này, tâm lý học mở đầu cho một giai
đoạn nghiên cứu bằng con đường thực nghiệm khách quan, từ bỏ con đường
nghiên cứu tâm lý bằng phương pháp nội quan trước đó. Tiêu biểu cho xu
hướng nghiên cứu này là ba dòng phái tâm lý học: Tâm lý học Gestalt; Phân
tâm học; tâm lý học Hành vi. Trong ba dòng phái trên, vấn đề con người được
đề cập nhiều và sâu là Phân tâm học và tâm lý học Gestalt.
- Quan niệm về con người trong Phân tâm học.
Sigmund Freud (1856 – 1939) sinh ngày 6 – 3 tại Freiberg, Moravia
(nay là Pribor, cộng hoà Séc), gốc Do thái. Năm 4 tuổi ông theo bố mẹ sang
Áo, 17 tuổi vào học tại đại học Viên, chuyên ngành y khoa. Frued đã đề cập
đến nhiều vấn đề khoa học khác nhau, trong đó có vấn đề con người. Frued đã
giải thích về cấu tạo tâm lý của con người gồm ba khối:


9

CÁI SIÊU TÔI

CÁI TÔI


CÁI NÓ

“Khối vô thức”3( tiếng la tinh dịch là id; tiếng Đức dịch là das es hay
còn gọi là cái nó; cái ấy , tiếng Việt dịch là bản năng tính dục). Khối này
chứa mọi bản năng vô thức, nó được điều khiển bởi nguyên lý khoái lạc. khi
một nhu cầu nổi lên, thì bản năng tính dục muốn thoả mãn ngay lập tức nhu
cầu ấy. Lực tập hợp gắn liền với bản năng thì được gọi là libido ( tính dục),
chính sức thôi thúc của bản năng này cắt nghĩa cho đa số hành vi của con
người.
“Khối tiền thức”4 ( tiếng la tinh dịch là ego; tiếng Đức là das ich hay
còn gọi là cái tôi; Ngã . Đó là sự ý thức về các nhu cầu của bản năng con
người với thế giới bên ngoài. khối này làm cho các ước muốn của cái tôi phù
hợp với thực tại của môi trường vật lý. Vì vậy, hoạt động của khối này nhằm
phục vụ cho một nhu cầu thực sự nào đó của con người chứ không phải là sự
thoả mãn nhu cầu tưởng tượng.
“Khối ý thức”5 ( tiếng la tinh dịch là superego, hay còn gọi là Siêu ngã
hoặc siêu tôi), nghĩa là cái bên trên cái tôi, hay còn được ví như sức mạnh của
đạo đức nhân cách. Khi khối này phát triển đầy đủ sẽ gồm hai phần: Lương
tâm và ngã ý tưởng. Lương tâm chính là các kinh nghiệm, vì nó mà đứa trẻ
từng bị phạt, sự trừng phạt ấy đã được nội tâm hoá. Giờ đây, khi đứa trẻ làm
3. Nhập môn lịch sử TLH, B. R. Hergenhahn, Nxb Thống kê, Hà Nội. 2003, tr. 586 – 587.

3
4
5

4, 5: Nhập môn lịch sử TLH, B. R. Hergenhahn, Nxb Thống kê, Hà Nội. 2003, tr. 586 – 587.


10


hoặc thậm chí chỉ nghĩ đến việc định làm chúng sẽ cảm thấy có tội. Ngã ý
tưởng chính là các kinh nghiệm nội tâm, nhờ đó mà đứa trẻ đã từng được
thưởng. Giờ đây, khi đứa trẻ làm hoặc chỉ định nghĩ đến việc mình định làm
sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy hài lòng với chính mình.. Theo Frued, một khi khối
ý thức phát triển thì hành vi và tư tưởng của đứa trẻ sẽ được điều khiển bởi
các giá trị đạo đức đã được nội tâm hoá, thường là các giá trị của cha mẹ. Như
vậy, người ta gọi đứa trẻ đã được xã hội hoá. Các cảm giác có tội hay tự hào
sẽ giúp đứa trẻ hành động theo các chuẩn mực xã hội cho dù không có sự hiện
diện của cha mẹ hoặc pháp luật. Theo nhận xét của David Stafford – Clark đối
với quan niệm về cấu trúc tâm lý con người của Frued rằng: “ cái ấy và cái
siêu tôi có một điểm chung. Thật vậy, cả hai đều biểu hiện cho vai trò của
quá khứ, cái ấy thì biểu hiện vai trò của di truyền, cái siêu tôi thì biểu hiện
vai trò mượn của người khác, còn cái tôi thì chủ yếu được quy định bởi
những gì chính nó đã trải nghiệm, tức là bởi cái ngẫu nhiên, tức thời…”6.
Như vậy, con người trong con mắt của Frued đã bị chi nhỏ thành ba khối, mỗi
một khối lại có một nguyên lý hoạt động riêng. Trong đó, khối thực nhất của
con người là cái nó. Đó là những gì thuộc về bản năng sinh vật của con người,
khối này nằm ở tầng sâu nhất. Còn khối siêu tôi hoạt động theo nguyên tắc
kiểm duyệt đè nén, khối này nằm ở tầng cao nhất. Khối ở giữa chính là cái tôi
chịu sự đùn đẩy và chèn ép của hai khối kia. Do vậy, con người theo quan
niệm của Frued phần nhiều hàm chứa yếu tố sinh vật chứ không phải là con
người xã hội theo nghĩa đầy đủ của nó. Điều đó được biểu hiện qua câu nói
của ông: giáo dục chỉ tiếp tục thể hiện những cái có sẵn trong cơ thể. Tất cả
những gì ta có được trong con người, dù trong đó có kết quả của giáo dục
cũng chỉ là sản phẩm của nguồn năng lượng tình dục trỗi dậy mà thôi.
Đánh giá về Frued, theo B.R. Hergenhahn cho rằng: “ không ai ngạc
nhiên khi một lý thuyết quá sâu rộng như học thuyết của Frued đụng chạm
6


. FREUD đã thực sự nói gì, Nxb Thế giới, Hà Nội. 1998, tr. 153.


11

quá nhiều khía cạnh của hiện hữu con người, phải đón nhận những phê bình
gay gắt về rất nhiều những phương diện” 7. Đúng vậy, quan niệm về con người
của Frued đã tạo ra một triết lý sống cho đông đảo thanh thiếu niên Âu - Mỹ,
Đó là quan niệm tình dục tràn nan, đặt nhu cầu bản năng cá nhân lên trên các
giá trị xã hội. Ngày nay, triết lý sống này đã đang và sẽ còn tác động mạnh
mẽ đến nhiều quốc gia trên thế giới. Chính vì hạn chế này đã làm cho một số
người ban đầu đi theo Frued đã quay sang triển khai các lý thuyết phân tâm
theo quan niệm riêng của họ đó là Carl Jung (1875 – 1961, Thuỵ Sĩ ), Alfred
Adler ( 1870 – 1937, Áo), Karen Horney ( 1885 – 1952, Đức ), Erich Fromm
(1900 – 1980 ), …với hy vọng bổ xung những yếu tố mới vào những vùng tối
của frued. Những yếu tố mới của các nhà phân tâm học sau Frued nhìn chung
là họ đã đem yếu tố xã hội cộng lại một cách máy móc giản đơn vào yếu tố
bản năng sinh vật để lý giải đời sống tinh thần của con người. Song các quan
niệm của các nhà phân tâm mới vẫn coi yếu tố bản năng sinh vật giữ vai trò
chủ đạo. Vì lẽ đó, họ vẫn không vượt qua những hạn chế mà frued đã đề ra.
- Quan niệm về con người của các nhà Hành vi học.
Thuyết hành vi là một trong những trường phái tâm lý học khách quan.
Thuyết này cũng nhấn mạnh việc nghiên cứu tâm lý con người bằng những gì
có thể đo lường trực tiếp. Tâm lý học khách quan đã từng phát triển mạnh ở
Nga, song nó chỉ trở thành một học thuyết trên vũ đài khoa học tâm lý vào
năm 1913 ở Mỹ từ một bài báo có tính chất cương lĩnh do J. Watson ( 1878
-1958) viết dưới tiêu đề “ Tâm lý học dưới con mắt của các nhà hành vi”. Các
quan điểm trình bày trong bài báo ấy được Ông tiếp tục trình bày trong một
loạt công trình sau đó từ năm 1913 đến năm 1930. Chỉ sau hơn mười năm, các
quan điểm mà Watson đưa ra đã hình thành nên một học thuyết tâm lý học

mới – thuyết Watson hay còn gọi là thuyết hành vi cổ điển. Thuyết này nổi
nên năm đặc điểm cơ bản là: 1) Đó là trường phái tâm lý học thực nghiệm
. Nhập môn lịch sử TLH, B. R. Hergenhahn, Nxb Thống kê, Hà Nội. 2003, tr. 591.

7


12

mang tính khách quan. 2) Ý thức của con người không tự khép kín mà bộc nộ
ra ngoài qua hệ thống hành vi. Do vậy, hành vi là đối tượng của tâm lý học. 3)
Tâm lý học hành vi người phải gắn với tâm lý học của động vật. 4) Mục đích
của thuyết hành vi là điều khiển hành vi với công thức nổi tiếng S – R ( S là
kích thích; R là hành vi). Thuyết này cho rằng chỉ cần biết S là sẽ xác định

được R và ngược lại. 5) Công thức S - R phải trở thành trung tâm của tâm
lý học, các phạm trù khác phải xoay quanh nó.
Với luận điểm cho rằng tâm lý học phải nghiên cứu hành vi người, có
nghĩa là đưa cuộc sống hằng ngày của con người vào đối tượng của tâm lý
học. Lần đầu tiên trong lịch sử tâm lý học có định nghĩa như vậy. Đánh giá về
thuyết hành vi, Titchener từng cho rằng thuyết hành vi đã dấy lên “những đợt
sóng vĩ đại trên đất Mỹ”. Nhưng chỉ sau hơn 20 năm ra đời và phát triển,
thuyết hành vi của Watson đã lâm vào khủng hoảng. Theo tác giả Phạm Minh
Hạc, nguyên nhân cơ bản làm cho công thức nổi tiếng một thời ngự trị nền
tâm lý học thế giới của Watson bị hạ bệ là do “ ý đồ của Watson muốn xây
dựng một nền tâm lý học khách quan là một tư tưởng tiến bộ cần thiết để đưa
khoa học tiến lên, thì trong luận điểm và phương pháp tiếp cận của Ông chứa
đựng các tiền đề sai lầm để thực hiện ý đồ đó”8. một trong những nguyên
nhân từ phía chủ quan mà thuyết hành vi mắc phải là đề cập đến vấn đề con
người. Ngay từ đầu Watson đã tuyên bố: “ Từ nay chúng ta phải thực sự nghĩ

về con người như là động vật có vũ – một động vật có vũ cao đẳng, động vật
có vũ hai chân, hai tay – hai bàn tay uyển chuyển, tinh tế như một động vật ở
trong bào thai 9 tháng, rồi có một thời thơ ấu khá dài không biết làm gì, một
tuổi nhi đồng phát triển khá chậm chạp, tuổi thiếu niên dài 8 năm và cả cuộc
đời dài 70 tuổi”9. Như vậy, theo quan niệm của Watson sự khác nhau căn bản
giữa con người và con vật chỉ là sự thay đổi của yếu tố sinh học được vận
động theo năm tháng. Kiến trúc sư trưởng hành vi học Watson đã sai lầm khi
. Phạm Minh Hạc. Hành vi và hoạt động, Nxb viện khoa học giáo dục, Hà Nội. 1983, tr.158 - 159.
. Trích lại “Lịch sử TLH và TLHQS”, Nxb QĐND, Hà Nội. 2003, tr. 143.

8
9


13

quan niệm con người như một cơ thể phản ứng, hay một liên hệ vật lý, để rồi
sau này các nhà hành vi mới như: Tolman, Hull và Skinner…đã không thể ra
khỏi “đường day” định sẵn cho “đoàn tàu hành vi” của họ. Như Vưgốtxki
từng cho rằng: Một trong những bệnh hoạn đưa trường phái tâm lý học hành
vi đi đến chỗ thất bại là do họ dựa trên nền tảng triết học duy vật máy móc,
siêu hình. Do đó, các nhà hành vi học xoá bỏ mọi ranh giới có tính nguyên tắc
giữa hành vi động vật và hành vi người, sinh vật học nuốt chửng xã hội học.
Thật vậy, các nhà hành vi học coi con người chỉ như một khách thể, chứ
không phải như một chủ thể. Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “ luận điểm
cơ bản nhất của thuyết hành vi là coi con người như một cơ thể cá thể, chỉ có
khả năng phản ứng thụ động và vì vậy hoàn toàn lệ thuộc vào các kích thích
tác động lên con người. Để sống còn ( chứ không phải là còn sống! ), con
người không cần làm gì nhiều lắm – chỉ cần thích nghi một cách thụ động với
ngoại giới xung quanh. Con người thực như chính nó trong lý thuyết này đã

thực sự mất rồi! Thay thế vào đó chỉ còn là những năng lực phản ứng và toát
ra phản ứng”10. Luận điểm ấy thực chất là luận điểm tự nhiên chủ nghĩa , phi
lịch sử. Từ sai lầm ấy họ đã không xác định đúng đối tượng của tâm lý học.
Không những thế luận điểm về con người của thuyết hành vi đã đặt cơ sở cho
phương pháp tiếp cận con người mang tính thực dụng chủ nghĩa. Chính vì lẽ
đó, phương pháp tiếp cận này đã làm cho các nhà hành vi học không quan tâm
đến mặt luân lý của con người. Tư tưởng thực dụng chủ nghĩa của các nhà
hành vi học chỉ nhìn nhận con người như một cái máy, rằng con người đó có
thích hợp với một công việc cụ thể nào đó. Họ không coi con người vừa là
sản phẩm của điều kiện xã hội lịch sử, đồng thời vừa là chủ thể tích cực tác
động trở lại cải tạo điều kiện xã hội lịch sử. Đó chính là cơ sở phục vụ cho
mục đích bóc lột giá trị thặng dư của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Vì mục
đích của nền sản xuất ấy, họ chỉ cần tạo ra một xê ri những người lao động rẻ
10

. Phạm Minh Hạc. Hành vi và hoạt động, Nxb viện khoa học giáo dục, Hà Nội. 1983, tr.158 - 159


14

tiền, những người công nhân chỉ biết lặp đi lặp lại một cách thuần thục một
hay một số cử động nhất định theo dây chuyền sản xuất. Hơn nữa, các nhà
hành vi học chỉ quan tâm đến mối liên hệ giữa phản ứng và các kích thích tạo
ra phản ứng. Ngược lại, họ không quan tâm đến vấn đề hình thành và phát
triển hành vi người. Song do yêu cầu của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa chi
phối tư tưởng của các nhà hành vi học. Do đó, các nhà hành vi đã thực hiện ý
định biến lý thuyết tâm lý học thành phòng thí nghiệm xã hội hay “công nghệ
học hành vi” với khẩu hiệu mà Watson đưa ra rất hay rằng “con người được
xây dựng nên”11, song về thực chất vẫn chỉ dừng lại việc tạo ra các kích thích
để dẫn tới các cử chỉ cần thiết. Bởi vì, đối tượng nghiên cứu của các nhà hành

vi là hình thái “hành vi cấp thấp”, chỉ được quy định bởi các kích thích bên
ngoài. Các nhà hành vi học không đề cập đến “hành vi cấp cao”. Nghĩa là họ
không tính đến các đặc điểm và tính quy luật chuyên biệt trong sự phát triển
của xã hội – lịch sử của sự phát triển tâm lý người, cả trong bình diện phát
triển chủng loại lẫn trong bình diện phát triển cá thể. Một hạn chế nữa của các
nhà hành vi là do họ luôn coi hoạt động của con người chỉ đơn giản như một
cái máy liên hợp và không có ý thức. Như Các - Mác từng phê bình rằng:
Phẩm giá của con người này chỉ là “giá trị trao đổi”12. Họ không thấy được
nguồn gốc xã hội – lịch sử và diễn biến tiếp theo của các quy luật xã hội –
tâm lý của hoạt động. Đồng thời các nhà hành vi học cũng không coi hoạt
động của con người là hoạt động mang tính đối tượng. D. N. Udơnatde chỉ ra
rằng: “cái mà Watson coi là nghiên cứu thực về con người hoá ra lại là
nghiên cứu một cách thực chứng luận về hành vi không thực của con người
trừu tượng”13, Đây là một khiếm khuyết chủ yếu của thuyết hành vi. Bởi vì,
thuyết hành vi đã không nhận thấy được con người hiện thực. Tức là họ
không nhận thấy được con người đang sống và đang làm việc trong những
điều kiện xã hội lịch sử cụ thể. Những nhà hành vi đã không thể nhận thấy
. Phạm Minh Hạc. Hành vi và hoạt động, Nxb viện khoa học giáo dục, Hà Nội. 1983, tr.158 - 159.
. Phạm Minh Hạc. Hành vi và hoạt động, Nxb viện khoa học giáo dục, Hà Nội. 1983, tr.169.
13.Trích lại. Phạm Minh Hạc. Hành vi và hoạt động, Nxb viện khoa học giáo dục, Hà Nội. 1983, tr.169.
11

12


15

được sự tác động qua lại giữa con người với thế giới đối tượng. Nghĩa là, họ
không thấy được quá trình chủ thể hoá khách thể và ngược lại là quá trình
khách thể hoá chủ thể với tư cách là dạng hoạt động cơ bản của loài người nói

chung và mỗi con người nói riêng. Trong tác phẩm hành vi và hoạt động
Phạm Minh Hạc đã đáp lại thuyết hành vi một cách mạnh mẽ rằng: “ Cơ thể
của con người không tồn tại một cách đơn giản như một hòn đá lăn trên mặt
đất, một cây cỏ hay một động vật sống còn. Nó sống bằng cuộc sống thực
trong thế giới đối tượng thực, thế giới này là cơ sở cho cuộc sống của con
người và con người tham gia sáng tạo ra thế giới ấy bằng hoạt động sản xuất
của mình…và con người cũng nhận cảm thế giới ấy bằng hoạt động tích cực
của mình”14. Chính từ việc không nhận thấy hoặc cố ý không đề cập đến hoạt
động mang tính đối tượng của con người, do đó các nhà hành vi học đã không
tích đủ “nhựa sống” cho “thân cây hành vi” vừa mới lớn đã không chịu nổi
sức tấn công của một trường phái tâm lý học mới Tâm lý học Mác – xít.
Phần II: Vấn đề con người trong tâm lý học Mác xít.
Nhìn lại lịch sử các trườn phái triết học và tâm lý học ngoài Mác – xít,
chúng ta có thể thấy rằng vấn đề con người trong quan niệm của họ hoặc là
duy tâm, hoặc là chung chung, trừu tượng khi thì phiến diện máy móc siêu
hình, tóm lại những quan niệm ấy khi thì bị hạn chế bởi hoàn cảnh lịch sử, khi
thì do sai lầm về thế giới quan, phương pháp luận, khi thì bị chi phối bởi lập
trường giai cấp. Do đó họ đã quan niệm không đúng về con người. Chỉ đến
khi tâm lý học Mác xít ra đời, với việc dựa trên thế giới quan, phương pháp
luận duy vật biện chứng, cùng với tiếp thu những tinh hoa của trí tuệ nhân
loại và những thành tựu của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội đương thời.
Tâm lý học mác xít đã lý giải hoàn toàn khoa học về con người và bản chất
các hiện tượng tâm lý người. Đề cập về vấn đề con người, các nhà tâm lý học
Mác xít cho rằng: Con người vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực
14

. Phạm Minh Hạc. Hành vi và hoạt động, Nxb viện khoa học giáo dục, Hà Nội. 1983, tr.170.


16


thể xã hội. Con người là một tồn tại xã hội, tồn tại lịch sử. Con người không
chỉ là sản phẩm của điều kiện xã hội lịch sử, mà còn là chủ thể tác động tích
cực trở lại điều kiện xã hội lịch sử.
2.1 Con người vừa là một thực thể tự nhiên vừa là một thực thể xã
hội.
Lịch sử triết học và tâm lý học chứng minh rằng: đó là lịch sử đấu tranh
của hai trường phái cơ bản là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Trong
cuộc đấu tranh ấy, mỗi bước tiến của khoa học đồng thời là sự phát triển mở
rộng của chủ nghĩa duy vật. Ngược lại, mỗi bước tiến của khoa học đồng thời
là sự thu hẹp ảnh hưởng của chủ nghĩa duy tâm tôn giáo. Thật vậy, thế kỷ thứ
XIX loài người đã ghi nhận công lao to lớn của Charles Darwin ( 1800 –
1882, Anh ), với học thuyết tiến hoá trong giới sinh vật của ông. Chúng ta có
thể mô tả khái quát sự tiến hoá của giới sinh vật trong quan niệm của Darwin
theo



CON
NGƯỜI
ĐỘNG VẬT
THỰC VẬT

TẾ BÁO

đồsau.


17


Trong tác phẩm “Nguồn gốc của loài người” năm 1859, Darwin đã
khẳng định rằng: “loài người cũng là sản phẩm của sự tiến hoá. Theo ông, cả
loài người và loài vượn đều bắt nguồn từ một tổ tông chung rất xa là loài linh
trưởng”15. Học thuyết tiến hoá của Darwin ra đời từng được giới khoa học
đánh giá và so sánh sự ảnh hưởng của nó với học thuyết của Copernicus hay
Newton. Học thuyết này ra đời đã làm thay đổi quan niệm truyền thống về
bản tính con người, đồng thời làm thay đổi quan niệm về con người trong lịch
sử triết học cũng như lịch sử tâm lý học.
Trong hệ thống triết học của mình, Mác và Ăngghen đã có sự tiếp thu
nhiều thành tựu của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, cũng như những
tinh hoa trí tuệ của nhân loại. Học thuyết tiến hoá của Darwin là một trong
những điểm tựa căn bản nhất để hai ông đưa ra quan niệm về con người. Vì
vậy, khi phê phán quan điểm của Phơ Bách về con người Mác cho rằng: “
Phơ Bách đã hoà tan bản chất tôn giáo vào bản chất người. Nhưng bản chất
con người không phải là một cái gì chung chung trừu tượng cố hữu của
những cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là
tổng hoà của các mối quan hệ xã hội” 16. Như vậy, Mác và Ăng ghen đã nhất
chí với học thuyết tiến hoá của Darwin cho rằng: con người không phải là
sản phẩm của lực lượng siêu nhiên nào đó, mà chính là sản phẩm cao nhất
trong sự tiến hoá lâu dài của giới tự nhiên. Bản chất của con người chỉ được
lý giải khoa học khi đặt trên nền tảng học thuyết ấy. Tìm hiểu vấn đề con
người trong quan niệm của Mác chúng ta thấy, trong khi phê phán triết học
của Hêghen Mác đã viết: “ Bản chất của con người không phải là sâu, không
phải là tóc, không phải là tính chất vật lý trừu tượng của cá nhân đó, mà là
chất xã hội của cá nhân đó”17. Dựa trên thành tựu của khoa học tự nhiên và
khoa học xã hội, đồng thời đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa duy vật
. Nhập môn lịch sử TLH, B. R. Hergenhahn, Nxb Thống kê, Hà Nội. 2003, tr. 392.

15
16

17

. Các Mác, Luận cương về Phơ Bách, 1845. Toàn tập . T2, Nxb Sự thật, Hà Nội. 1997, tr.192.
. Các Mác, Phê phán triết học của Hêghen. 1843, Toàn tập. Tr. 242.


18

biện chứng và duy vật lịch sử, thông qua những ví dụ sống động về những
đứa trẻ vô tình bị tách ra khỏi môi trường xã hội. Tâm lý học Mác xít chỉ ra
rằng: con người vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội. Hay
có thể khẳng định con người là sự thống nhất giữa yếu tố sinh vật và yếu tố
xã hội.
Con người là một thực thể tự nhiên, hay yếu tố sinh vật trong con
người là do đâu mà có? nó bao gồm những gì? nó có vai trò như thế nào
trong đời sống con người?
Các nhà tâm lý học Mác xít đều thống nhất cho rằng: cái sinh vật trong
con người là sản phẩm của sự tiến hoá lâu dài của tự nhiên, như học thuyết
tiến hoá của Đarwin đã đề cập. Nó bao gồm hai thành tố cấu tạo lên. Một là:
những yếu tố sinh vật mang tính bản năng chung của loài động vật ( cơ thể
sống với các thành phần tế bào khác nhau…tạo thành cơ thể sống). Hai là:
Những yếu tố sinh vật mang tính đặc thù của chủng loại người ( cấu tạo của
bàn tay; hệ phát âm; đặc biệt là cấu tạo của hệ thần kinh cấp cao…). Yếu tố
sinh vật đóng vai trò bảo đảm sự thích ứng của cơ thể sống đối với môi
trường tự nhiên và là tiền đề cho sự hình thành nhân cách con người. Vì vậy,
nếu đứa trẻ sơ sinh có đủ yếu tố sinh vật cần thiết sẽ là điều kiện bình thường
cho sự phát triển về mặt xã hội và ngược lại. Đứa trẻ sơ sinh nếu khiếm
khuyết về mặt sinh vật sẽ phát triển không bình thường về mặt xã hội. Cái
sinh vật là điều kiện ban đầu tạo ra những điều kiện thuận lợi hay khó khăn
cho sự phát triển nhân cách. Do đó mọi quá trình diễn ra trong ý thức, cũng

như hành vi biểu hiện bên ngoài đều chịu sự chi phối của một cấu tạo sinh vật
tương ứng. Tâm lý con người cũng được hình thành và phát triển trên nền
tảng của một dạng vật chất đặc biệt, có tổ chức cao đó là óc người. Song cũng
cần lưu ý rằng, cái sinh vật dù hoàn hảo bao nhiêu ( như tố chất thông minh;
hệ cơ; hệ xương…) dù phát triển đến đâu cũng không tự hình thành con người


19

theo đúng nghĩa được. Cái sinh vật chỉ có thể phát triển trong sự thống nhất
với cái xã hội.
Con người là một thực thể xã hội, hay yếu tốxã hội trong con người là
do đâu mà có? nó bao gồm những gì?nó có vai trò như thế nào trong đời
sống con người?
Lý giải vấn đề này các nhà tâm lý học Mác xít cho rằng, cái xã hội
trong con người không phải do lực lượng siêu nhiên ban tặng như quan niệm
của chủ nghĩa duy tâm tôn giáo. Nó cũng không phải hoàn toàn là sản phẩm
của gien di truyền, như quan niệm của các nhà sinh vật luận. Cái xã hội chính
là toàn bộ những nét bản tính của con người nảy sinh trong hoạt động và giao
tiếp. Các nhà tâm lý học tâm lý học Mác xít cũng cho rằng, cái xã hội của con
người được hình thành từ hai góc độ.
Theo góc độ của sự tiến hoá chủng loại người, cái xã hội bao gồm:
ngôn ngữ; lao động; tâm lý cộng đồng…
Còn theo góc độ trưởng thành của mỗi cá nhân, cái xã hội bao gồm:
những kinh nghiệm xã hội lịch sử; ý thức xã hội mà cá nhân đã lĩnh hội;
những phẩm chất, những thuộc tính tâm lý cá nhân nảy sinh trong hoạt động
và giao tiếp.
Cái xã hội giữ vai trò quyết định đến sự hình thành phát triển nhân cách
con người. Chúng ta biết rằng, nhờ có lao động con người không chỉ biến đổi
điều kiện hoàn cảnh nhằm đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của chính

mình. Ngược lại, cũng nhờ có lao động đã làm biến đổi hàng loạt bản tính tự
nhiên hoang dã của con người. Thông qua lao động xã hội, con người cần
phải giao tiếp với nhau, đó cũng chính là nguồn gốc ra đời của ngôn ngữ. Như
vậy, bắt nguồn từ lao động và cùng với lao động là ngôn ngữ là hai điều kiện
tất yếu làm cho vượn trở thành người. Ăngghen viết: “ Lao động là nguồn
gốc của mọi của cải…nhưng lao động còn là cái gì lớn lao hơn thế nữa, lao
động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế


20

đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó chúng ta phải nói: lao động sáng
tạo ra bản thân con người”18. Như vậy, lao động đã góp phần biến đổi cái
sinh vật, góp phần hình thành và quy định bản chất con người. Chứng minh
chân lý này, Mác chỉ rõ: “ Cố nhiên là ăn, uống, sinh con đẻ cái cũng là chức
năng thực sự có tính người”. Mác còn phân tích sự khác nhau căn bản giữa
con người và con vật ngay trong hành động ăn rằng: con vật dùng nanh vuốt
và thịt sống, còn con người là thìa dĩa và thịt chín. Hành động của con người
không chỉ đáp ứng những kích thích trực tiếp như quan niệm của Watson, mà
còn vì nhu cầu đồng loại.
Từ những lý giải trên cho ta thấy con người là sự thống nhất giữa cái
sinh vật và cái xã hội, trong sự thống nhất ấy cái sinh vật giữ vai trò là tiền đề
vật chất quan trọng không thể thiếu được trong sự hình thành phát triển con
người. Cái xã hội giữ vai trò quyết định đến sự hình thành và phát triển của
con người. Chúng ta cũng cần lưu ý rằng, sự phân chia giữa cái sinh vật và cái
xã hội trong con người chỉ là tương đối, vì nhiều yếu tố sinh vật trong con
người đã mang tính xã hội. Điều đó cho chúng ta cơ sở khoa học để phê phán
những quan niệm của chủ nghĩa duy tâm tôn giáo cho rằng, con người là sản
phẩm của lực lượng siêu nhiên. Đồng thời cũng là cơ sở khoa học để chống
lại các nhà nhị nguyên luận khi coi yếu tố sinh vật và yếu tố xã hội là hai yếu

tố độc lập, không liên quan gì đến nhau. Hoặc quan niệm của thuyết sinh vật
luận đã tuyệt đối hoá yếu tố di truyền sinh vật: (giỏ nhà ai, quai nhà ấy; rau
nào, sâu ấy; chó đen giữ mực; hổ phụ sinh hổ tử…), cũng như quan niệm sai
lầm của Watson khi tuyệt đối hoá yếu tố xã hội. Sự lý giải của các nhà tâm lý
học Mác xít còn là cơ sở khoa học chống lại thuyết phân tâm học khi họ cho
rằng hành vi con người là do bản năng vô thức, trong đó bản năng tính dục
giữ vai trò quyết định…Các quan điểm ngoài Mác xít đều mắc phải sai lầm,
hoặc phiến diện siêu hình khi xem xét lý giải vấn đề con người.
18

. Ăngghen. Biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật, Hà Nội. 1997, tr. 251.


21

2.2 Bản chất tâm lý người mang bản chất xã hội lịch sử.
Trở lại luận điểm của C. Mác “ Trong tính hiện thực của nó, bản chất
con người là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội”. Như vậy, con người
trong triết học Mác được hiểu là những con người cụ thể, có thực. Con người
đó phải đang sống và hoạt động trong những điều kiện xã hội lịch sử cụ thể,
tức là con người đó phải gắn với những điều kiện sinh hoạt vật chất cụ thể.
Đây là điểm khác nhau căn bản giữa triết học học Mác với các trào lưu triết
học khác. Như Mác từng chỉ rõ: “ Những tiền đề xuất phát của chúng tôi
không phải là những tiền đề tuỳ tiện, không phải là giáo điều. Đó là những
tiền đề hiện thực mà người ta chỉ có thể bỏ qua trong trí tưởng tượng thôi. Đó
là những cá nhân hiện thực, là hoạt động của họ và những điều kiện sinh
hoạt vật chất của họ”19. Đúng vậy, con người sinh ra bao giờ cũng ở trong
một thời đại lịch sử nhất định, là thành viên của một cộng đồng dân tộc, một
giai cấp, một tầng lớp nhất định. Trong sự tồn tại người ấy họ chịu sự tác
động mạnh mẽ của các yếu tố của thời đại, giai cấp, dân tộc và cộng đồng

làng xã… Do đó, mỗi điều kiện lịch xã hội sử khác nhau, thì sản sinh ra
những kiểu nhân cách khác nhau. Thực tiễn lịch sử chứng minh, xã hội phong
kiến dựa trên kiểu nhà nước trung ương tập quyền, chế độ vua - tôi; cha – con
đã sản sinh ra mẫu người trong xã hội phong kiến là mẫu người trung quân ái
quốc “ vua bảo thần tử, thần bất tử – thần bất trung”, hoặc những con người
độc đoán gia trưởng, ích kỷ hẹp hòi. Còn con người trong xã hội tư bản điển
hình là con người thực dụng, là con người được tạo ra để đáp ứng yêu cầu của
một khâu trong dây truyền sản xuất, con người hành động theo trả lời những
kích thích. Vở hài kịch của vua hề Sác ler là một minh chứng cho mẫu người
đó ( một người công nhân khi ra khỏi xí nghiệp còn cầm trên tay chiếc cà lê,
khi ra đường anh ta nhìn thấy chiếc cúc áo lót sau lưng người phụ nữ… anh
ta bám theo và dùng chiếc cà lê vặn chiếc cúc áo đó…). Dưới chế độ xã hội
. C. Mác - Ăngghen, Toàn tập. T1, Nxb Sự thật, Hà Nọi .1980, tr. 267.

19


22

chủ nghĩa, là xã hội dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, mục đích
của xã hội xã hội chủ nghĩa là vì sự phát triển toàn diện của mõi cá nhân, do
đó đã sản sinh ra những con người sống không chỉ cho chính mình mà họ còn
biết sống vì người khác. Hành vi của họ không phải là sự đáp lại những kích
thích giản đơn, mà còn biết vì những lý tưởng tốt đẹp khác. Anh vệ quốc
quân, anh giải phóng quân… là những mẫu người đó.
Mặt khác, cần phải hiểu điều kiện lịch sử ở đây theo hai góc độ.
Góc độ thứ nhất là phương diện tiến hoá chủng loại: Điều kiện sinh
hoạt vật chất cụ thể ở đây luôn có sự kế thừa những giá tri vật chất và giá trị
tinh thần của toàn bộ lịch sử trước đó để lại, thông qua các giá trị văn hoá vật
thể và văn hoá phi vật thể mà con người cụ thể ấy có thể lĩnh hội được những

tri thức, kinh nghiệm của các thế hệ trước đó để lại. Như Xôcrat từng nói:
Đứng trên vai những người khổng lồ, chúng ta sẽ nhìn xa hơn họ.
Góc độ thứ hai là phương diện tiến hoá cá thể: Nghĩa là, mỗi con
người cụ thể bao giờ cũng phải tham gia vào các hoạt động mang tính xã hội,
như quá trình giao tiếp với các thành viên trong gia đình, nhóm bạn, cộng
đồng làng xã,…Thông qua quá trình giao tiếp ấy, cá nhân có sự tiếp thu tri
thức; kinh nghiệm và các giá trị văn hoá khác từ những người xung quanh,
chuyển hoá thành cái của chính mình. Cần lưu ý rằng, quá trình này có cả sự
tiếp thu có chủ định và cả sự hấp thụ không chủ định. Như thành ngữ Việt
Nam có câu: gần mực thì đen, gần đèn thì rạng; hay ở bầu thì tròn, ở ống thì
dài. Trong sự tác động theo chiều ngang này, yếu tố quan trọng bậc nhất là
quá trình giáo dục có mục đích của gia đình, nhà trường và xã hội. Quá trình
giáo dục có mục đích là yếu tố cơ bản quyết định đến sự hình thành và phát
triển nhân cách. Thực tiễn chứng minh, có vô số những đứa trẻ sinh cùng sinh
ra có cùng tố chất như nhau, có cùng chế độ xã hội như nhau, …Nhưng do
được đào tạo ở các môi trường khác nhau, các ngành nghề khác nhau mà sinh
ra những con người với nghề nghiệp và trình độ khác nhau. Từ những minh


23

chứng trên cho ta cơ sở khoa học khẳng định rằng con người là sản phẩm của
điều kiện xã hội lịch sử và mang bản chất xã hội lịch sử sâu sắc.
2.3 Con người còn là chủ thể tác động tích cực trở lại cải tạo hiện
thực.
Đây là một trong những điểm khác nhau căn bản giữa con người với
con vật. Nghiên cứu thế giới động vật chúng ta thấy được, cách đây hàng triệu
năm trước khi bước vào giai đoạn sơ kỳ đồ đá, con người cũng như các loài
động vật khác đều sống hoà đồng với thiên nhiên, lệ thuộc vào tự nhiên.
Nhưng cùng với thời gian sự khác biệt giữa con người với con vật ngày càng

gia tăng. Chúng ta có thể lấy một ví dụ về nơi ở giữa con người và con sói để
chứng minh. Nếu như hàng triệu năm trước, tổ tiên của loài người chỉ biết dựa
vào hốc cây, hang đá như loài sói, thì cách đây nhiều ngàn năm con người đã
biết tạo dựng cho mình những căn nhà bằng lá cây và gỗ đất…Ngày nay, con
người đã tự tạo cho mình những ngôi nhà cực kỳ hiện đại, bằng nhiều loại vật
liệu nhân tạo khác nhau và đặt chúng không chỉ ở mặt đất mà còn đưa chúng
xuống dưới lòng đất, lòng đại dương, thậm chí đưa ra ngoài khoảng không vũ
trụ. Trong khi đó nhìn lại loài sói, loài động vật được mệnh danh là thông
minh trong số các loài động vật, vẫn như tổ tiên xưa của chúng. Bằng lịch sử
hàng triệu năm đã chứng minh rằng, loài động vật hoàn toàn lệ thuộc vào tự
nhiên, lệ thuộc vào hoàn cảnh sống mà nó có mặt trong đó. Động vật chỉ biết
gắn mình với tự nhiên, chúng hoàn toàn không có khả năng tự tách mình ra
khỏi tự nhiên để nhận thức và cải tạo tự nhiên. Ngược lại, con người trong
mối quan hệ với tự nhiên, con người luôn là chủ thể tích cực nhận thức và cải
tạo tự nhiên. Quá trình con người cải tạo tự nhiên chính là quá trình con người
tự cải biến mình. Ăngghen trong tác phẩm biện chứng của tự nhiên đã chỉ rõ:
“Loài động vật chỉ biết lợi dụng tự nhiên bên ngoài và chỉ gây ra những biến
đổi trong tự nhiên đơn thuần bằng sự có mặt của chúng; còn con người đã
biết tạo ra những biến đổi trong tự nhiên và bắt tự nhiên phải phục vụ cho


24

những mục đích của mình và thống trị tự nhiên và đó là chỗ khác nhau chủ
yếu, cuối cùng giữa con người với con vật, sự khác nhau đó một lần nữa
chính lại do lao động mà con người mới có được” 20. Như vậy, con người
không chỉ là sản phẩm của điều kiện xã hội lịch sử mà còn là chủ thể tác động
tích cực trở lại sáng tạo ra hoàn cảnh lịch sử.
Chú ý:
Thứ nhất: sự tác động trở lại hoàn cảnh lịch sử của con người chỉ có

thể thực hiện được thông qua hoạt động thực tiễn của chính con người.
Thứ hai: sự tác động trở lại hoàn cảnh lịch sử của con người, chỉ có thể
đạt hiệu quả tích cực khi con người nắm chắc thực tiễn khách quan, vận dụng
đúng quy luật khách quan và hành động theo quy luật khách quan.
Tóm lại, vấn đề con người trong tâm lý học Mác xít luôn được đặt
trong một thể thống nhất giữa cái tự nhiên và cái xã hội. Trong hai yếu tố
trên, cái tự nhiên là cái có trước, nó có vai trò quan trọng là tiền đề không thể
thiếu được trong sự hình thành phát triển của con người. Ngược lại, cái xã hội
trong mỗi con người là cái có sau, nó được hình thành, phát triển và hoàn
thiện thông qua hoạt động của mỗi con người. Tâm lý học Mác xít cũng chỉ ra
rằng, con người vừa là sản phẩm của điều kiện xã hội lịch sử, vừa là chủ thể
tác động tích cực trở lại cải tạo điều kiện lịch sử đã sinh ra nó. Sự tác động trở
lại của con người trong quá trình cải tạo hiện thực, dứt khoát phải thông qua
hoạt động thực tiễn của con người. Chính thông qua quá trình hoạt động cải
tạo thực tiễn để phục vụ cho nhu cầu của chính mình, con người đã nắm bắt
được bản chất, quy luật vận động khách quan của sự vật hiện tượng, để tác
động vào cải tạo hiện thực khách quan đạt kết quả ngày càng cao hơn. Do đó,
cùng với lao động và đồng thời với lao động, con người cùng với ngôn ngữ
của mình đã hình thành. Thông qua lao động, con người đã không còn hoàn
toàn lệ thuộc vào tự nhiên như các loài động vật khác. Vì vậy, có thể khẳng
20

. Ăngghen, Biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật, Hà Nội. 1963, tr. 283.


25

định rằng tự nhiên đã sinh ra con người, đến lượt mình con người lại cải biến
tự nhiên. Quan hệ này cùng với phương diện tiến hóa chủng loại và phương
diện tiến hoá cá thể đã làm cho con người từ mông muội …đến tinh khôn.

Qua đây, cho ta cơ sở khoa học để nhận biết và chống lại những luận điểm sai
trái phản động, hoặc những quan điểm siêu hình phiến diện về nguồn gốc và
bản chất tâm lý của con người.
Phần III: Vấn đề con người, trong nghị quyết của Đảng và dưới ánh sáng tư
tưởng Hồ Chi Minh.
3.1 Vấn đề con người dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí minh.
Hồ Chi Minh – người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn
hoá thế giới. Di sản Hồ Chi Minh để lại có giá trị vô cùng to lớn đối với dân
tộc việt nam nói riêng và cho nhân loại trên thế giới nói chung. Riêng với
danh hiệu danh nhân văn hoá thế giới, Hồ Chi Minh cũng khác hẳn với các
danh nhân văn hoá khác như: Loukas của Hunggari, Victor-hugo của Pháp,
Makarenkô của Nga…Nghiên cứu tư tưởng của Hồ Chi Minh, Chúng ta thấy
tất cả các mảng lớn của khoa học nhân văn, từ triết học, sử học, luật học, đến
văn chương, nghệ thuật, giáo dục, báo chí…Tất cả tinh thần khoa học nhân
văn của Người đều hướng tới mục đích giải phóng dân tộc, giải phóng con
người thoát khỏi mọi bất công và đau khổ. Có thể nói, vấn đề con người luôn
là một trong những mối quan tâm hàng đầu trong suy nghĩ và hành động của
Người. Ngay trong hành trình tìm đường cứu nước, khi đọc đề cương về vấn
đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lênin. Người rút ra kết luận quan trọng là:
“Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng các dân tộc bị
áp bức và những người lao động trên thế giới, thoát khỏi ách nô lệ” 21. Hồ Chi
Minh cho rằng: “ Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường
nào khác là con đường cách mạng vô sản”22. Vào đúng ngày tuyên bố độc lập
của đất nước 2-9-1945, mở đầu bản tuyên ngôn độc lập Chủ tịch Hồ Chi Minh
. Hồ Chí Minh: Toàn Tập, Nxb CTQG, Hà Nội. 2000, T.10, tr. 128.
. Hồ Chí Minh: Toàn Tập, Nxb CTQG, Hà Nội. 1995, T.2, tr. 274.

21
22



×