Tải bản đầy đủ (.ppt) (42 trang)

BÀI GIẢNG điện tử NHÀ nước và PHÁP LUẬT tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của các cơ QUAN tư PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1005 KB, 42 trang )

BÀI GIẢNG MÔN LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC

CHUYÊN ĐỀ 5

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC CƠ QUAN TƯ PHÁP


I. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TAND
1. Vị trí vai trò, chức năng của TAND
a. Vị trí vai trò của TAND
- TAND là một bộ phận quan trọng của bộ
máy nhà nước trực tiếp thực hiện quyền
tư pháp, nhằm bảo vệ pháp luật, pháp chế
XHCN, quyền làm chủ của nhân dân, bảo
vệ tài sản Nhà nước, tài sản tập thể, bảo
vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và
nhân phẩm của công dân
- Bằng hoạt động của mình, TAND góp phần giáo dục lòng trung
thành với TQ, chấp hành nghiêm chỉnh PL, ý thức phòng chống
tội phạm và vi phạm PL
- TAND còn góp phần bổ sung, hoàn thiện pháp luật


b. Chức năng của TAND
Xét xử là chức năng cơ bản, phương thức hoạt động riêng có
của Tòa án nhân dân (Điều 127 HP)
Xét xử là hoạt động nhân danh quyền lực Nhà nước nhằm
xem xét, đánh giá và ra phán quyết về tính đúng đắn của hành vi
pháp luật hay quyết định pháp luật, khi có sự tranh chấp và mâu
thuẫn giữa các bên có lợi ích khác nhau


• Xét xử là hoạt động nhân danh quyền lực nhà nước: có nghĩa
đây không phải là hoạt động xã hội hay hoạt động của công dân, vì
vậy trong phán quyết của TA được bảo đảm bởi tính cưỡng chế hợp
pháp
• Xem xét, đánh giá và ra phán quyết: đây là những yếu tố đặc
trưng của hoạt động xét xử
• Các bên có lợi ích khác nhau: trong tranh chấp, xung đột phải có
2 chủ thể trở lên có vị trí độc lập, đối lập về lợi ích


Rút ra:
• Xét xử của TAND là thể hiện ý chí của Nhà nước trước vụ án.
Vì vậy, phải tuân theo pháp luật của Nhà nước
• Phán quyết của TA liên quan đến những vấn đề hệ trọng của
con người, vì vậy khi xét xử phải thận trọng, chính xác…
Bên cạnh chức năng xét xử, TAND còn giải quyết những
việc khác theo quy định của pháp luật:
- Kiến nghị, yêu cầu cơ quan hữu quan áp dụng các biện pháp
khắc phục những nguyên nhân, điều kiện phát sinh TP và
VPPL
- Góp phần giáo dục công dân trung thành với TQ, ý thức
phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật
- Đề xuất các sáng kiến pháp luật trước QH và Ủy ban TVQH



2. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
TAND Tối cao

a. Hệ

thống
tổ chức
TAND ở
nước ta

TAND địa phương

Thành phần: Chánh án, các Phó CA,
Thẩm phán, các nhân viên
Cơ cấu: Hội đồng TP, các tòa chuyên
trách, các tòa phúc thẩm, Tòa án
QSTW, cơ quan giúp việc
TAND cấp tỉnh

TAND cấp huyện
Tòa án quân sự

UBTP, các tòa
chuyên trách,
cơ quan
CA, phó CA,
TP, TK, CQ

TAQS Trung ương
TAQS QK và t. đương

Tòa án khác; QH
có thể lập TAĐB

TAQS khu vực



2. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
(1) Thực hiện chế độ bổ nhiệm Thẩm phán, chế độ bầu
Hội thẩm ND, cử Hội thẩm quân nhân
• Thẩm phán: là người được bổ nhiệm trong nhiệm kỳ 5
năm để làm công tác xét xử ở Tòa án
b. Các
nguyên
tắc tổ
chức và
h. động
của
TAND

Chủ tịch nước bổ nhiệm Thẩm phán TAND Tối cao;
Chánh án TANDTC bổ nhiệm TP Tòa án cấp tỉnh, cấp
huyện, TAQS cấp QK, TAQS khu vực
• Hội thẩm: là người được bầu hoặc cử để tham gia xét
xử ở Tòa án cấp tỉnh, huyện và TAQS cấp QK, khu vực
HTND: do HĐND cùng cấp bầu theo nhiệm kỳ
HTQN: của TAQS QK do Chủ nhiệm TCCT cử;
HTQN của TAQS khu vực do Chủ nhiệm CT quân khu cử


2. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
(2) Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân
theo pháp luật

b. Các

nguyên
tắc tổ
chức và
h. động
của
TAND

• Đây là nguyên tắc nền tảng cho hoạt động xét xử của TA,
nhằm bảo đảm tính khách quan, chính xác, không để lọt
người lọt tội
• Yêu cầu: khi xét xử, TP và HT độc lập với cả các yếu tố
bên trong và bên ngoài của hoạt động xét xử
+Yếu tố bên ngoài:
. Độc lập với kết luận điều tra của cơ quan điều tra, cáo
trạng truy tố của Viện kiểm sát
. Độc lập với các cơ quan Nhà nước, tổ chức XH và cá
nhân
. Độc lập trong quan hệ giữa các cấp xét xử


+Yếu tố bên trong:
. Các thành viên HĐXX độc lập với nhau
. Yêu cầu của bị can, bị cáo; ý kiến của luật sư, ý kiến của
những người tham gia tố tụng khác
. Độc lập nhưng phải theo PL, không được tùy tiện
Thực tế: thường bị chi phối bởi các hoạt động lãnh đạo, chỉ
đạo…; phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ…
=> Dẫn đến oan sai, lọt tội
Ví dụ: - Vụ án Nguyễn Sĩ Lý (Nghệ an)
- Vụ án Phùng thị Thu (Thái Bình)

- Vụ án Cô giáo Bùi Thị Đ (Sơn La)…


Xét xử vụ án Trần Thúy Liễu vợ nhà báo Hoàng Hùng


2. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN

(3) Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số

b. Các
nguyên
tắc tổ
chức và
h. động
của
TAND

• HĐXX trong phiên tòa sơ thẩm: thường có 3 hoặc 5 người
(nếu 3 có 1 Thẩm phán làm chủ tọa, nếu 5 có 2 Thẩm phán, 1 TP
làm chủ tọa).
• Trong phiên tòa phúc thẩm: có 3 Thẩm phán
• Giám đốc thẩm, tái thẩm: HĐTP hoặc UBTP trực tiếp xét xử
• Quyết định theo đa số.
• Khi biểu quyết, Hội thẩm biểu quyết trước, Thẩm phán biểu
quyết sau để không tác động đến Hội thẩm


Hội đồng xét xử



2. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
(4) Tòa án nhân dân xét xử công khai

b. Các
nguyên
tắc tổ
chức và
h. động
của
TAND

• Mục đích công khai để nhân dân kiểm tra, giám sát, bảo đảm
tính khách quan, chính xác, công bằng và để tuyên truyền
giáo dục
• Công khai: mọi người từ 16 tuổi trở lên đều được tham dự
phiên tòa và thông tin về phiên tòa
• Trừ: trường hợp xử kín để giữ bí mật quân sự, bí mật quốc
gia và để giữ thuần phong mĩ tục của dân tộc
• Dù xử kín thì khi tuyên án cũng phải công khai
Các phiên tòa xử kín vừa qua vì thuần phong mĩ tục: vụ Lương Quốc
Dũng, công dân Anh ở Bà rịa VT, vụ Hoàng Thùy Linh, vụ Sầm Đức
Xương…


Vụ án Lê Văn Luyện có nhiều tranh cãi về về việc nên xử kín hay công khai


2. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
(5) Mọi công dân đều bỉnh đẳng trước pháp luật


b. Các
nguyên
tắc
t.chức
và h.
động
của
TAND

Tòa án bảo đảm mọi công dân đều bình đẳng trước PL,
không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nam nữ, địa vị xã hội,
thành phần xã hội…

(6) Tòa án bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, quyền
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
• Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc thuê luật sư, người
đại điện hợp pháp bào chữa cho mình
• Tòa án bảo đảm cho những người tham gia tố tụng
được quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình
trước tòa



2. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
(7) Thực hiện chế độ 2 cấp xét xử
• Bản án, QĐ sơ thẩm của TA có thể bị kháng cáo, kháng nghị

b. Các
nguyên

tắc tổ
chức và
h. động
của
TAND

• Bản án, quyết định sơ thẩm của TA nếu không bị kháng cáo,
kháng nghị trong thời hạn do PL quy định thì có hiệu lực PL
• Nếu có kháng cáo, kháng nghị thì phải xét xử phúc thẩm, bản án
PT có hiệu lực pháp luật
• Bản án, quyết định của TA đã có hiệu lực PL mà phát hiện có vi
phạm trong quá trình tố tụng hoặc có tình tiết mới thì được xem
xét theo trình tự GĐT hoặc tái thẩm
• Bản án, QĐ của TA đã có hiệu lực PL phải được cơ quan Nhà
nước, các tổ chức, đơn vị và mọi người tôn trọng và nghiêm
chỉnh chấp hành


I. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KSND
1. Vị trí vai trò, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát
nhân dân
a. Vị trí vai trò
- VKSND là một bộ phận quan trọng của bộ máy nhà nước trực
tiếp thực hiện quyền tư pháp, nhằm bảo vệ pháp luật, pháp chế
XHCN, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản Nhà nước, tài
sản tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tư do, danh dự và nhân
phẩm của công dân
- Bằng hoạt động của mình, Viện KSND góp phần giáo dục lòng
trung thành với TQ, chấp hành nghiêm chỉnh PL, ý thức phòng
chống tội phạm và vi phạm PL

- Viện KSND còn góp phần bổ sung, hoàn thiện pháp luật


b. Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân
Viện KSND thực hiện chức năng công tố và
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư
pháp (HP 1992)
Như vậy, VKS có 2 chức năng:
Một là, chức năng thực hành quyền công tố:
Công tố: là nhân danh Nhà nước tiến hành điều tra,
truy tố và buộc tội người phạm pháp trước Tòa án


- Quyền công tố của VKSND được thực hiện trong các
giai đoạn điều tra, xét xử các vụ án hình sự
- Trong giai đoạn điều tra: VKS thực hiện kiểm sát
việc khởi tố, quyết định truy tố bi can khi có chứng cứ
phạm tội; quyết định việc bắt giữ, tạm giữ, tạm giam…
- Trong giai đoạn xét xử: VKS thực hành quyền công
tố trước TA như: đọc cáo trạng, quyết định liên quan
đến vụ án; luận tội với bị cáo; phát biểu quan điểm giải
quyết vụ án trước phiên tòa phúc thẩm, GĐT, TT; tranh
luận với người bào chữa và những người tham gia tố
tụng khác tại tòa


Đại điện VKS tại phiên tòa xét xử Lê Văn Luyện


Hai là, chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật

trong hoạt động tư pháp
• Kiểm sát hoạt động tư pháp: là kiểm sát các hoạt động điều tra,
xét xử, thi hành án, giam giữ, quản lý, giáo dục người chịu án phạt

• Mục đích của kiểm sát hoạt động tư pháp: là làm cho các hoạt
động tư pháp phải đúng PL, không để lọt người lọt tội, không để
oan sai, thể hiện bản chất nhân đạo của Nhà nước và chế độ
• VKS là cơ quan duy nhất được quyền kiểm sát hoạt động tư pháp
• VKS thực hành quyền kháng nghị trong phạm vi thẩm quyền, khởi
tố và điều tra các vụ án hình sự, khởi tố các vụ án dân sự


c. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện KSND
Nhiệm vụ chung:
Viện kiểm sát ND có nhiệm vụ góp phần
bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ chế độ XHCN
và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài
sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính
mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và
nhân phẩm của công dân, bảo đảm để mọi
hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của
tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân đều phải được xử lý theo pháp luật.


c. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện KSND

Nhiệm
vụ cụ
thể


Một là, thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra
các vụ án hình sự
Viện KSND thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo
PL trong việc điều tra của cơ quan điều tra và các cơ quan
khác được giao nhiệm vụ điều tra. Đảm bảo mọi hoạt động
điều tra đúng PL, không để lọt người phạm tội, oan người
vô tội
• Yêu cầu mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều
tra và xử lý kịp thời
• Kiểm sát các hoạt động điều tra bảo đảm khách quan,
toàn diện, đầy đủ chính xác, đúng PL
• Phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra theo quy
định của PL
• Yêu cầu cơ quan điều tra khắc phục vi phạm Pl trong hoạt
động điều tra; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều
tra


c. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện KSND
Hai là, điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư
pháp mà người phạm tội là cán bộ cơ quan tư pháp
Ba là, thực hành quyền công tố và xét xử các vụ án hình
sự
Nhiệm
vụ cụ
thể

Viện KSND thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo
PL trong xét xử các vụ án HS của TA, bảo đảm xét xử đúng

PL, nghiêm minh, kịp thời
• Thực hành quyền công tố trước TA: đọc cáo trạng, luận
tội, tranh tụng…
• Kiểm sát hồ sơ và quá trình xét xử của TA
• Thực hiện kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, GĐT, tái
thẩm


×