Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tài liệu Tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp tại một số nước ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.43 KB, 17 trang )



Tổ chức và hoạt động của các cơ
quan tư pháp tại một số nước
Một trong những thách thức lớn nhất đối với tiến trình cải cách tư pháp
tại Việt Nam là xây dựng phương thức tốt nhất để gắn kết và đảm bảo
sự thống nhất hoạt động giữa các cơ quan tư pháp.
Một trong những thách thức lớn nhất đối với tiến trình cải cách tư
pháp tại Việt Nam là xây dựng phương thức tốt nhất để gắn kết và đảm
bảo sự thống nhất hoạt động giữa các cơ quan tư pháp. Cải cách tư
pháp cần được đặt trong tầm nhìn thống nhất của hệ thống tư pháp tổng
thể, với các cơ sở lý luận rõ ràng về các chức năng của từng cơ quan tư
pháp và mối liên hệ giữa chúng. Để giải quyết được bài toán này, thì
một trong những nội dung quan trọng cần làm là nghiên cứu kinh
nghiệm tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp tại một số nước.
Với mục tiêu hỗ trợ cho nghiên cứu ban đầu, chúng tôi chỉ đưa ra
phân tích tóm lược về tổ chức và hoạt động các cơ quan tư pháp tại bốn
nước Trung Quốc, Nhật Bản, Xinh-ga-po và Ốt -trây -li-a.
1. Nhật Bản
Nhật Bản là một nước quân chủ lập hiến với lưỡng viện Quốc hội
được bầu cử dân chủ. Đảng Dân chủ Tự do (thực ra là đảng chính trị
bảo thủ) đang có thời gian dài chiếm đa số ghế trong Quốc hội. Tuy
nhiên, Nhật Bản có nhiều đảng đối lập đáng kể, lớn nhất là Đảng Dân
chủ, hiện đang nắm số ghế lớn nhất trong tất cả các đảng đối lập tại
Thượng viện.
1.1. Cơ quan Cảnh sát quốc gia không chịu sự giám sát trực tiếp
của Quốc hội
Các cơ quan điều tra hình sự tại Nhật Bản nằm dưới sự chỉ đạo của
cảnh sát. Lực lượng cảnh sát Nhật Bản được tổ chức thành 47 khu vực
(bao gồm lực lượng cảnh sát quận, cảnh sát thủ đô Tokyo và cảnh sát
quận Hokkaido). Mỗi một lực lượng cảnh sát được hưởng quyền tự trị


khu vực. Các lực lượng cảnh sát quận chịu sự giám sát của các Hội
đồng an ninh quận. Tuy nhiên, các lực lượng cảnh sát quận được phối
hợp hành động quốc gia bởi Cơ quan Cảnh sát quốc gia (NPA). NPA
ban hành các chính sách và có quyền tiếp quản lực lượng cảnh sát quận
trong trường hợp khẩn cấp quốc gia. Cảnh sát thủ đô Tokyo và cảnh sát
quận Hokkaido nằm dưới sự quản lý độc lập của NPA, mặc dù NPA
vẫn duy trì các bộ phận liên lạc để hợp tác với các lực lượng khác. Lực
lượng cảnh sát Nhật Bản có sự độc lập với Chính phủ. NPA không chịu
sự giám sát trực tiếp của Quốc hội, nhưng chịu sự giám sát của Hội
đồng an ninh quốc gia (NPSC). NPSC gồm một Bộ trưởng giữ vai trò
Chủ tịch và 5 Uỷ viên được Thủ tướng bổ nhiệm, nhiệm kỳ 5 năm với
sự thông qua của hai viện Quốc hội. NPSC có thể bổ nhiệm hoặc sa
thải các lãnh đạo của NPA (với sự thông qua của Thủ tướng). NPSC
còn bổ nhiệm và sa thải người đứng đầu lực lượng cảnh sát quận (với
sự thông qua của Hội đồng an ninh quận có liên quan) và người đứng
đầu lực lượng cảnh sát thủ đô Tokyo (với sự thông qua của Thủ tướng
và Hội đồng an ninh thủ đô Tokyo).
Các cơ quan đặc biệt khác như Cơ quan Thông tin an ninh và Hội
đồng giám sát tội phạm và an ninh cũng có vai trò điều tra, như các
công tố viên thực hiện. Nếu cơ quan này cho rằng đó là một vụ án hình
sự, vụ án sẽ được chuyển tới Viện Công tố quốc gia.
1.2. Viện công tố có vai trò tích cực trong giai đoạn điều tra vụ án
Các viện công tố nằm dưới sự quản lý của Viện Công tố quốc gia. Tư
tố không tồn tại. Trong khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm trong
việc giám sát chung đối với Viện Công tố quốc gia, Điều 14 của Luật
Viện Công tố quốc gia lại ngăn chặn sự can thiệp của Bộ trưởng Bộ Tư
pháp vào việc chỉ đạo các vụ án (trừ các cuộc điều tra được chỉ đạo bởi
Viện trưởng Viện Công tố quốc gia).
Viện Công tố quốc gia có trách nhiệm toàn bộ đối với quyết định có
truy tố hay không. Theo Điều 248 Bộ luật Tố tụng Hình sự, công tố

viên có thể cho rằng việc truy tố không cần thiết trên cơ sở nhân thân
và độ tuổi của bị cáo, tính nguy hiểm của hành động phạm tội và hoàn
cảnh tại thời điểm trước và sau hành động phạm tội. Về quan hệ nội bộ,
quyết định truy tố phải được sự thông qua của hai hoặc ba cán bộ lãnh
đạo trực tiếp công tố viên. Điều này giúp đảm bảo sự chắc chắn trong
hành động truy tố.
Sự giám sát, mang tính không bắt buộc, đối với các quyết định không
truy tố có thể được thực hiện bởi một trong các Hội đồng giám sát công
tố của Nhật Bản (tiếng Nhật là kensatsu shinsakai), mỗi Hội đồng này
gồm 11 công dân. Tuy nhiên, sự giám sát này ít khi đề nghị Công tố
viên xem xét lại quyết định của họ.
Ngoài nhiệm vụ truy tố tội phạm, các công tố viên Nhật Bản được
chỉ đạo các hoạt động điều tra ban đầu; hoạt động điều tra độc lập và
phối hợp hoạt động với cảnh sát. Các công tố viên còn chỉ đạo trực tiếp
cảnh sát trong hoạt động điều tra của họ. Các Công tố viên có quyền
kháng nghị hình phạt và sự tha bổng, mặc dù họ hiếm khi sử dụng
quyền này.
1.3. Tái lập chế định bồi thẩm đoàn
Tòa án Nhật Bản có 4 cấp. Tòa án giản lược xét xử các vụ kiện nhỏ
và vụ án hình sự không nghiêm trọng. Tòa án quận xét xử các vụ án
nghiêm trọng và các tranh chấp hơn 1.400.000 Yên. Hệ thống Tòa án
gia đình gắn với Tòa án quận. Tòa án cấp cao xét xử phúc thẩm các vụ
án từ tòa án giản lược, tòa án gia đình và tòa án quận. Tòa án tối cao là
cấp xét xử cuối cùng.
Sự độc lập của tòa án và các thẩm phán được quy định tại Điều 76
của Hiến pháp Nhật Bản. Theo Điều 76 Hiến pháp Nhật bản, Thẩm
phán chỉ có thể bị thay bởi không đủ sức khỏe hoặc nhận thức. Việc bổ
nhiệm các thẩm phán Tòa án tối cao phải được thông qua bởi cuộc bỏ
phiếu toàn thể tại Hạ viện. Nhiệm kỳ Thẩm phán tối cao là 10 năm
(Điều 79). Chánh án Tòa án tối cao được bổ nhiệm bởi Nhật Hoàng với

sự đề xuất của Chính phủ (Điều 6); tất cả các thẩm phán khác của Tòa
án tối cao được bổ nhiệm bởi Chính phủ. Các Thẩm phán ở Tòa án cấp
thấp hơn được lựa chọn bởi Chính phủ từ danh sách các ứng viên được
đề cử bởi Tòa án tối cao.
Điều 38 Hiến pháp Nhật Bản quy định việc buộc tội không chỉ dựa
trên việc nhận tội. Tội phạm phải được chứng minh trong mọi trường
hợp, không loại trừ việc bị cáo thú tội hay không. Tỷ lệ buộc tội tại
Nhật Bản là rất cao, thường đạt 99,9%. Lập luận đưa ra cho thực trạng
này (tức là tỷ lệ buộc tội cao) là các vụ án đã được xem xét kỹ lưỡng
trước khi tiến hành truy tố. Tuy nhiên, sự tin tưởng của tòa án vào các
hồ sơ của Công tố viên - trong một số trường hợp Tòa án chỉ đơn thuần
chứng nhận các hồ sơ của Công tố viên - bị chỉ trích bởi các nhà phân
tích.
Nhật Bản đã có lịch trình để tái thành lập hệ thống Bồi thẩm vào
ngày 21/5/2009. Hệ thống Bồi thẩm tồn tại tại Nhật Bản từ năm 1923
đến 1943, các bị cáo lựa chọn xét xử bằng Bồi thẩm đoàn ít hơn 2% các
vụ án. Theo hệ thống mới, bồi thẩm đoàn (tiếng Nhật là saibanin) và
các thẩm phán sẽ điều khiển và cùng quyết định các vụ án nghiêm
trọng. Hội đồng xét xử gồm 06 bồi thẩm và 03 thẩm phán, trừ khi tội
lỗi của bị cáo đã rõ ràng, không có nhiều tranh cãi, thì Hội đồng chỉ cần
có 04 Bồi thẩm và 01 Thẩm phán.
2. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là một nước xã hội chủ nghĩa. Quốc
hội là cơ quan quyền lực cao nhất. Các đại biểu của mỗi cấp Hội đồng
nhân dân được bỏ phiếu bởi cấp thấp hơn. ở cấp thấp nhất, đại biểu
được bỏ phiếu trực tiếp bởi nhân dân.
2.1. Cần phải lập hồ sơ vụ án hình sự
Vụ án hình sự phải được lập hồ sơ, hoặc ghi lại chính thức, trước khi
tiến hành điều tra. Theo cách đó, Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát
phải lập hồ sơ vụ án hình sự để xác định sự thật, chứng minh tội phạm.

Tương tự, nếu Tòa án, Viện kiểm sát hoặc Cơ quan điều tra nhận được
báo cáo, tố cáo hoặc thông tin khác và cho rằng, có cơ sở để điều tra,
thì phải lập hồ sơ vụ án. Viện kiểm sát có thể yêu cầu cơ quan điều tra
đưa ra lý do tại sao không lập hồ sơ vụ án (bởi Viện kiểm sát hoặc nạn
nhân cho rằng cần phải lập hồ sơ) và, nếu lý do đưa ra không phù hợp,
Viện kiểm sát sẽ ra lệnh cho Cơ quan điều tra lập hồ sơ. Tiếp theo việc
lập hồ sơ vụ án, Cơ quan điều tra phải tiến hành hoạt động điều tra.
Trong điều tra tội phạm, Cơ quan điều tra có thẩm quyền áp dụng
hình phạt giam giữ hành chính là “lao động cải tạo” không thông qua
xét xử tại tòa án. Chính phủ Trung Quốc gần đây đã tuyên bố hình phạt
này sẽ được hủy bỏ từng bước, tuy nhiên hệ thống này vẫn chưa được
xóa bỏ hẳn.
2.2. Quyền công tố và kiểm sát tư pháp
Viện kiểm sát nhân dân có chức năng truy tố các tội phạm hình sự.
Viện kiểm sát được tổ chức thành 4 cấp, tương ứng với tổ chức của tòa
án. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (SPP) là cơ quan cao nhất và chỉ đạo
tất cả các Viện kiểm sát địa phương. SPP có trách nhiệm báo cáo Quốc
hội và ủy ban Thường vụ Quốc hội. Các Viện kiểm sát địa phương có
trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tương đương và Viện kiểm
sát cấp trên trực tiếp.
Khi có hồ sơ chuyển cho Viện kiểm sát để truy tố (bởi cơ quan điều
tra nội địa hoặc cơ quan an ninh), Viện kiểm sát phải kiểm tra vụ án về:
sự thật và hoàn cảnh của tội phạm có rõ ràng không, bằng chứng đó có
đáng tin cậy và đầy đủ không, hình phạt và tội danh đã được quyết định
đúng chưa, có nên điều tra các tội phạm hoặc bị cáo khác hay không,
vụ án có nên là đối tượng để điều tra hình sự không.
Trong quá trình điều tra, Viện kiểm sát có thể chỉ đạo Cơ quan điều
tra tiến hành điều tra bổ sung, hoặc có thể lựa chọn để tiến hành điều
tra bổ sung các nội dung Viện kiểm sát thấy cần thiết. Ngoài vai trò
truy tố, Viện kiểm sát có thể tiến hành kiểm sát sự vi phạm pháp luật -

kiểm sát tư pháp.
2.3. Tòa án xây dựng theo mô hình bốn cấp
Trung Quốc xây dựng hệ thống tòa án 4 cấp gồm Tòa án nhân dân tối
cao, có trách nhiệm báo cáo trước Quốc hội và ủy ban Thường vụ Quốc
hội, và 3 cấp Tòa án nhân dân khu vực (Tòa án nhân dân sơ cấp, Tòa án
nhân dân trung cấp và Tòa án nhân dân cao cấp). Ngoài ra còn có một
số Tòa án đặc biệt, ví dụ Tòa án hàng hải và quân sự. Các tòa án là độc
lập, tuy nhiên vẫn lệ thuộc vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Các vụ án thủ tục rút gọn được xét xử tại Tòa án sơ cấp, có thể do
một Thẩm phán xét xử. Tại tòa án sơ cấp và trung cấp, phiên tòa được
điều khiển bởi Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán hoặc hỗn hợp Thẩm
phán và Hội thẩm nhân dân. Các vụ án xét xử lần đầu tại Tòa án cao
cấp hoặc Tòa án tối cao, phiên tòa được điều khiển bởi hội đồng xét xử
gồm 3-5 hoặc 7 người; trong đó, tất cả là Thẩm phán hoặc hỗn hợp
Thẩm phán và hội Thẩm nhân dân.
3. Xinh-ga-po
Xinh-ga-po là nước dân chủ, Quốc hội chỉ có một viện, với đặc trưng
được lãnh đạo bởi một đảng - Đảng Hành động nhân dân.
3.1. Cơ quan điều tra hình sự
Lực lượng Cảnh sát Xinh -ga-po là Cơ quan chính yếu có nhiệm vụ
phát hiện, điều tra và ngăn chặn tội phạm. Các cơ quan khác, gồm Cơ
quan phòng chống ma túy trung ương, Cơ quan hải quan và nhập cư và
Văn phòng quản lý nguồn lao động nước ngoài, tiến hành chức năng
của nó trong lĩnh vực chuyên ngành.
Lực lượng Cảnh sát Xinh -ga-po được quản lý bởi một ủy viên cao
cấp chịu trách nhiệm trước Bộ Các vấn đề Nội địa. ủy viên cao cấp này
được bổ nhiệm bởi Tổng thống theo đề xuất của Chính phủ. Tổng
thống có thể phản đối hay rút lại quyết định bổ nhiệm nếu không đồng
ý với Chính phủ.
3.2. Quyền năng của Viện Công tố và thủ tục thỏa hiệp vụ án giữa

Công tố viên và Luật sư
Điều 35 (8) Hiến pháp Xinh -ga-po trao quyền “khởi động tiến trình
điều tra, chỉ đạo hoặc đình chỉ điều tra bất cứ quá trình điều tra về tội
phạm” cho Tổng Chưởng lý. Bộ luật Tố tụng hình sự quy định Tổng
Chưởng lý là người kiểm soát và chỉ đạo tất cả công việc và quy trình
công tố trên cơ sở Bộ luật này và một Cố vấn pháp lý cao cấp là Phó
tổng Chưởng lý.
Các công dân hoặc các đại diện cho cơ quan Chính phủ có thể khởi
kiện vụ án rút gọn (xét xử theo thủ tục rút gọn) trước Tòa án địa
phương hoặc vụ án không kê biên tài sản (thủ tục rút gọn) trước tòa án
quận; chỉ có Tổng Chưởng lý và Phó tổng Chưởng lý mới tiến hành
truy tố tại Tòa án cao cấp, truy tố các vi phạm pháp luật liên quan đến
kê biên tài sản trước Tòa án quận, hoặc chỉ đạo điều tra trước Tòa án
địa phương.
Về mặt tổ chức, quyền truy tố của Tổng Chưởng lý được thực hiện
(hay hỗ trợ) bởi Văn phòng Tổng Chưởng lý. Văn phòng Tổng Chưởng
lý ủy quyền trách nhiệm truy tố các trường hợp phạm tội vị thành niên
cho Cơ quan truy tố của cảnh sát. Văn phòng Tổng Chưởng lý chỉ đạo
các cơ quan thực thi pháp luật trong các cuộc điều tra thuộc thẩm quyền
của Tổng Chưởng lý và trả lời các yêu cầu từ các Cơ quan điều tra về
các tư vấn pháp lý khi bất cứ vụ án nào được khám phá.
Một quy trình khác lạ được thực hiện bởi các công tố viên là Hệ
thống quản lý vụ án hình sự. Theo Hệ thống này, công tố viên và luật
sư bào chữa gặp nhau, thậm chí trước khi diễn ra phiên tòa, để tiến
hành kiểm tra lại các vấn đề tranh cãi và có thể thỏa thuận sự biện hộ.
Vụ án có thể kết thúc trước khi diễn ra phiên tòa xét xử.
3.3. Tòa án theo mô hình hai cấp
Xinh-ga-po xây dựng hệ thống Tòa án hai cấp. Cơ quan cao nhất là
Tòa án tối cao, gồm có Tòa án phúc thẩm và Tòa án cấp cao. Tất cả
cácTòa án khác, gồm Tòa án sơ cấp, Tòa án quận và Tòa án chuyên

ngành như Tòa án gia đình, Tòa án vị thành niên được xếp vào loại
Tòa án Cấp thấp. Quyền xét xử của Tòa án tối cao và Tòa án Cấp thấp
được quy định tại Điều 93 Hiến pháp Xinh -ga-po.
Chánh án Tòa án tối cao, Thẩm phán tòa án phúc thẩm và Thẩm phán
Tòa án cao cấp, theo Điều 95 (1) của Hiến pháp, được Tổng thống bổ
nhiệm “Tổng thống, hành động trong thẩm quyền của mình, phê chuẩn
sự đề nghị của Thủ tướng”. Thủ tướng cần hỏi ý kiến Chánh án Tòa án
tối cao trước khi đưa ra đề nghị bổ nhiệm một Thẩm phán theo Điều 95
(2) của Hiến pháp. Tương tự, Thẩm phán của Tòa án Cấp thấp và Thẩm
phán sơ cấp được bổ nhiệm bởi Tổng thống theo đề nghị của Chánh án
Tòa án tối cao.
Tòa án tổ chức các buổi họp tiền xét xử trong các vụ án hình sự để
xem xét các vụ án chưa đưa ra xét xử. Các cuộc họp có thể mở rộng
thêm các thành phần công tố viên, bị cáo, các cơ quan tư pháp liên
quan (như cơ quan bổ trợ tư pháp) và việc này sẽ làm giảm áp lực tại
Tòa, giảm bớt số lượng các vụ án phải đưa ra xét xử tại Tòa và thu hẹp
các vấn đề tranh luận.
Tòa án sơ cấp có thể xét xử tội phạm với hình phạt không quá ba
năm tù hoặc chỉ phạt tiền. Tòa án quận có thể xét xử vụ án với hình
phạt không quá mười năm tù hoặc chỉ phạt tiền. Tại tòa án sơ cấp, sự
phạm tội được xét xử theo thủ tục rút gọn bởi một Thẩm phán sơ cấp;
tương tự, sự phạm tội được xét xử tại Tòa án quận theo thủ tục rút gọn
bởi một Thẩm phán. Các phiên Tòa của tòa án cấp cao cơ bản được
điều khiển bởi một Thẩm phán, trừ khi có yêu cầu khác. Không có
phiên Tòa xét xử bởi bồi thẩm đoàn tại Xinh -ga-po.
Trước khi phiên tòa được tổ chức tại Tòa án cấp cao, Thẩm phán sẽ
nghiên cứu sơ bộ để quyết định có nên đưa bị cáo ra xét xử, hoặc đình
chỉ vụ án, hoặc quyết định bị cáo được xét xử bằng thủ tục rút gọn tại
tòa án sơ cấp hoặc tòa án quận.
Nếu bị cáo tuyên bố nhận tội, các Tòa án thường kết án trên cơ sở lời

nhận tội đó mà không tiến hành xét xử vụ án và tiến hành luôn việc
tuyên hình phạt. Tuy nhiên, là bắt buộc đối với trường hợp tử hình, Tòa
án có thể yêu cầu Viện công tố đưa ra giải thích về vụ án này theo bất
cứ cách nào.
4. Ốt -trây -li-a
Ốt-trây -li-a là nước quân chủ lập hiến với nhiều đảng dân chủ. Ốt -
trây -li-a theo mô hình nhà nước liên bang và tổ chức của hệ thống tư
pháp được phân chia giữa các bang, vùng lãnh thổ và liên bang. Sự
phân chia quyền lực được quy định trong Hiến pháp Ốt -trây -li-a, theo
đó, chính quyền liên bang có thể thông qua luật liên quan đến các khu
vực xác định rõ ràng. Mặt khác, các bang có thẩm quyền rộng để ban
hành bất cứ luật nào, với điều kiện nó không mâu thuẫn với luật liên
bang.
4.1. Tính độc lập cao của Cảnh sát liên bang
Cảnh sát liên bang Ốt -trây -li-a (AFP) là cơ quan liên bang chính
yếu có nhiệm vụ phát hiện, điều tra và ngăn chặn sự vi phạm pháp luật
hình sự liên bang. Các nhiệm vụ này (cùng với các vai trò phụ trợ khác,
như giữ gìn hòa bình khu vực) được luật hóa (Đạo luật Cảnh sát liên
bang Ốt -trây -li-a 1979 - Đạo luật AFP).
Người đứng đầu AFP chỉ báo cáo với Bộ trưởng Các vấn đề Nội địa
về hoạt động của AFP và Bộ trưởng đưa ra Tuyên bố phác thảo các ưu
tiên và đòi hỏi của Chính phủ đối với AFP, ngoài ra, AFP có sự độc lập
trong hoạt động. Theo đó, Bộ trưởng Các vấn đề Nội địa không thể ra
lệnh điều tra trừ một số ít trường hợp ngoại lệ (ví dụ, Bộ trưởng Các
vấn đề Nội địa có thể ra lệnh điều tra tư cách các nhân viên AFP theo
Điều 40UA của Đạo luật AFP). AFP có thể đòi hỏi giải thích pháp luật
từ Tổng Chưởng lý liên bang (CDPP), ngược lại, Tổng Chưởng lý liên
bang không thể chỉ đạo AFP điều tra.
Các cơ quan độc lập khác được quy định tại các lĩnh vực chuyên
ngành. Chẳng hạn, Cơ quan Đầu tư và Chứng khoán quốc gia đảm bảo

thực thi các luật về công ty liên bang và dịch vụ tài chính, ngăn chặn tội
phạm liên công ty; Cơ quan tội phạm Ốt -trây -li-a chuyên trách chống
tội phạm có tổ chức. Các cơ quan thực thi pháp luật chuyên ngành
thường phối hợp hoạt động với AFP. Vị trí của các cơ quan này, giống
như AFP, được quy định tại luật liên bang.
4.2. Tổng Chưởng lý liên bang vừa độc lập vừa gắn kết với các cơ
quan tư pháp khác
Khi các cơ quan thực thi pháp luật liên bang tập hợp đầy đủ các bằng
chứng để chứng minh tội phạm, họ sẽ gửi bản báo cáo tóm tắt đến
CDPP để truy tố. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các cơ quan
chuyên ngành như Cơ quan Thuế, Cơ quan Đầu tư và Chứng khoán và
Cơ quan Bầu cử có thể đảm nhận quá trình này bằng sự thỏa thuận với
CDPP.
Vị trí và quyền truy tố của CDPP được luật hóa. Điều quan trọng,
giống như AFP, CDPP có sự độc lập cơ bản với cơ quan hành pháp, tòa
án và cơ quan khác trong hệ thống tư pháp. Bởi vậy, các cơ quan điều
tra không thể buộc CDPP tiến hành truy tố. CDPP đánh giá có tiếp tục
quá trình tố tụng hay không với việc truy tố dựa trên các tiêu chuẩn giá
trị cộng đồng. Trên cơ sở các tiêu chuẩn này, CDPP chỉ truy tố nếu có
đầy đủ bằng chứng và nếu việc truy tố vì lợi ích cộng đồng.
Mặc dù CDPP có sự độc lập hoàn toàn với các cơ quan điều tra,
CDPP vẫn thúc đẩy mạnh mối liên lạc với các cơ quan này. Để thực
hiện mục tiêu đó, CDPP đưa ra các đề nghị pháp lý đối với các cơ quan
khác, trong khi CDPP tổ chức các cuộc bàn thảo với các cơ quan điều
tra về các chủ đề chuyên biệt như rửa tiền, gian lận tiền phúc lợi xã hội,
gian lận thuế, hoạt động mại dâm trẻ em trên mạng.
CDPP còn có thẩm quyền tạo ra sự đảm bảo chắc chắn sẽ không truy
tố hoặc sử dụng bằng chứng chống lại một cá nhân. Thẩm quyền này có
mục đích khuyến khích các nhân chứng tới phiên tòa xét xử và đưa ra
bằng chứng ngay thực.

Cá nhân có thể khởi kiện tội phạm cấp liên bang. Tuy nhiên, CDPP
có quyền tiếp quản hoặc chấm dứt việc khởi kiện cá nhân (Điều 9 (5)).
Quyền năng này đã được sử dụng 11 lần vào năm 2006-2007 liên quan
đến truy tố tổng cộng 50 người. Báo cáo hàng năm của CDPP lưu ý
nhiều lời buộc tội hướng vào sự bất tín nhiệm đối với Cảnh sát, Thẩm
phán, Thẩm phán địa phương và Công tố viên. Trong năm 2007-2008,
quyền năng này chỉ được sử dụng một lần.
4.3 Tòa án và Phán quyết Boilermaker
Các bang và vùng lãnh thổ có ba cấp Tòa: Tòa án tối cao bang, Tòa
án sơ cấp, Tòa án trung cấp - được gọi là Tòa án quận hay Tòa dân sự
tùy thuộc vào thẩm quyền tư pháp. Trừ bang Tasmania và hai vùng
lãnh thổ chỉ có hai cấp Tòa: Tòa án sơ cấp và Tòa án tối cao bang.
Tòa án Magistrates liên bang, liên quan đến việc thực thi các đạo luật
liên bang, hoạt động song song với Tòa án bang và Tòa án vùng lãnh
thổ. Tuy nhiên, Tòa án Magistrates liên bang không có quyền xét xử
hình sự và bởi vậy, các vụ án xét xử cấp liên bang được chỉ dẫn đến các
Tòa án bang và Tòa án vùng lãnh thổ.
Tòa án tối cao liên bang là Tòa án phúc thẩm đối với các vụ án của
Tòa án Magistrates liên bang, Tòa án bang và Tòa án vùng lãnh thổ.
Tòa án tối cao liên bang có thể thực hiện việc xét xử lần đầu, nhưng
hiếm.
Các tội phạm cấp liên bang theo thủ tục rút gọn được xét xử bởi một
Thẩm phán sơ cấp tại tòa án sơ cấp. Các tội phạm nghiêm trọng cấp
bang được xét xử bởi một Thẩm phán và một bồi thẩm đoàn tại Tòa án
trung cấp hoặc Tòa án tối cao bang.
Sự độc lập hoàn Toàn của Tòa án thể hiện trong pháp luật liên bang,
và bảo đảm bởi phán quyết Boilermakers đối với Tòa án tối cao liên
bang, được quy định trong Hiến pháp. Phán quyết Boilermaker áp dụng
cho cả Tòa án Magistrates liên bang, Tòa án bang và Tòa án vùng thể
hiện trong pháp luật liên bang. Điều này quan trọng khi các tội phạm

cấp bang được xét xử tại Tòa án bang và Tòa án vùng.
Bị cáo có quyền lựa chọn tuyên bố có tội hoặc vô tội đối với những
lý lẽ đưa ra của cáo trạng. Trường hợp bị cáo nhận tội trực tiếp dẫn đến
việc kết tội thì Tòa án chỉ có nhiệm vụ cân nhắc hình phạt. Nếu bị cáo
không nhận tội, tòa án xem xét bằng chứng đưa ra từ phía công tố viên
và bị cáo hoặc Luật sư của họ trước khi đưa ra phán quyết. Trong quá
trình đưa ra phán quyết, vấn đề quan tâm thích đáng là việc Công tố
viên đưa ra bằng chứng có đủ sức nặng để chứng minh bị cáo phạm tội
và vượt qua sự hoài nghi có cơ sở.

Nguyễn Hà Thanh - Văn phòng Trung ương Đảng

×