CHUYÊN ĐỀ : QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN TỘC TÔN GIÁO
I. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN TỘC
1. Khái niệm quản lý nhà nước về dân tộc
Trước khi chúng ta đi vào tìm hiểu khái niệm quản lý nhà nước về dân tộc
theo đồng chí:
Dân tộc là gì?
Vì sao cần phải quản lý nhà nước về dân tộc?
Việt Nam có 54 dân tộc anh em sống xen kẽ trên khắp các địa bàn lãnh thổ
của cả nước. Dân tộc Kinh là dân tộc đa số chiếm khoảng 86% dân số. Còn lại là
dân tộc thiểu số sống tập trung chủ yếu ở miền núi giáp biên giới Việt Nam Trung quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Cămpuchia.
53 dân tộc thiểu số ở VN có khoảng 12 triệu người
- Tây Bắc: hơn 7 triệu (Tày 1.5 tr; Thái 1,4; Mường 1,2 tr; Nùng 90 vạn;
Mông 80 vạn; Dao 65 vạn).
- Tây nguyên: hơn 2 triệu (Gia rai 35 vạn; Ê đê 30 vạn; Ba Na 20 vạn; Xơ
đăng 15 vạn)
- Tây Nam bộ: hơn 1 triệu (Khơ me 1,2 tr; Chăm 3 vạn)
- Dân tộc ít người nhất: Brâu, Ơ đu, Rơ Măm chỉ có trên 300 người
Các dân tộc Việt Nam có các đặc điểm chủ yếu như: có truyền thống đoàn
kết; có trình độ phát triển không đều; các dân tộc thiểu số sống trên địa bàn rộng
lớn, có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng và an ninh; số lượng dân
cư các dân tộc không đều và sống xen kẽ là chủ yếu; các dân tộc có sắc thái văn
hoá phong phú, đa dạng trong sự thống nhất của văn hoá các dân tộc Việt Nam.
Với những đặc điểm đó, quản lý nhà nước về dân tộc ở nước ta hiện nay là
vấn đề rất quan trọng. Đảng ta đã chỉ ra: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường
lối, chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ
1
yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc” 1.
Quản lý nhà nước về dân tộc là hệ thống các biện pháp quản lý của Nhà
nước do các cơ quan nhà nước và cá nhân có thẩm quyền thực hiện đối với dân
tộc ít người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nhằm bảo đảm quyền bình
đẳng cùng phát triển theo đúng Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, ngăn
ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc để làm
việc trái pháp luật, xâm hại tới lợi ích quốc gia dân tộc.
Chủ thể quản lý nhà nước về dân tộc:
Là các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong thực hiện
các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp về vấn đề dân tộc mà trực tiếp là Uỷ ban
dân tộc của Chính phủ. (Cơ quan quản lý về dân tộc trong phạm vi cả nước)
Khách thể quản lý nhà nước về dân tộc: là việc thực hiện các chính sách,
pháp luật, chương trình, kế hoạch của Nhà nước đối với các dân tộc thiểu số ở
Việt Nam. Đó là những vấn đề cơ bản như: đoàn kết giữa các dân tộc; phát triển
kinh tế, văn hoá - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng dân tộc thiểu số;
vấn đề định canh, định cư ổn định cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số;
phòng ngừa, ngăn chặn các âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá Nhà
nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
2. Yêu cầu quản lý nhà nước về dân tộc
- Phải bảo vệ quyền dân tộc của tất cả các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt
Nam, đồng thời bảo đảm tính thống nhất, phát triển theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Tất cả các dân tộc sống trên lãnh thổ nước ta, dù có dân số nhiều hay ít
đều có quyền phát triển trong sự thống nhất của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam. Điều 5, Hiến pháp nước ta khẳng định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất
nước Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2011,
tr.48.
1
2
- Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, dân chủ hoá trong đời sống
các dân tộc thiểu số. Đại đoàn kết các dân tộc là truyền thống và là mục tiêu,
quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Chống kỳ thị hoặc quan tâm
không đầy đủ đến vấn đề dân tộc. Thực hiện dân chủ hoá rộng rãi trên các lĩnh
vực của đời sống xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
VD: Danh sách đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong số 34 cán
bộ, chiến sĩ của đội có 29 người là dân tộc thiểu số. Cụ thể, dân tộc Tày: 19, dân
tộc Nùng: 8, dân tộc Mông: 1, dân tộc Dao: 1; còn lại 5 người dân tộc Kinh.
- Bảo đảm sự phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội ở vùng dân tộc, miền núi,
là một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển kinh tế quốc dân. Các địa
phương miền núi có trách nhiệm góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tê
- xã hội chung của cả nước. Phát triển kinh tế miền núi là sự nghiệp chung của
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và của cả hệ thống chính trị. Phát triển kinh tế
gắn với thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, quan tâm giải quyết các vấn đề
xã hội, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
- Thực hiện các chính sách ưu tiên mọi mặt đối với dân tộc thiểu số, phát
triển giáo dục, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nguồn nhân lực, chăm sóc sức khoẻ
cho đồng bào dân tộc; có quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, và sử dụng
cán bộ là người dân tộc thiểu số.
- Chống để kẻ thù lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá Nhà nước và chế độ ta.
Dân tộc là vấn đề nhạy cảm và phức tạp. Hiện nay, các thế lực thù địch dang lợi
dụng vấn đề dân tộc để xuyên tạc, kích động phá hoại đoàn kết dân tộc. Quản lý nhà
nước về dân tộc phải đề cao cảnh giác, nhận rõ âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, phát
hiện và xử lý kiên quyết, linh hoạt các tình huống phát sinh về dân tộc.
3. Nội dung quản lý nhà nước về dân tộc
a) Nội dung chung quản lý nhà nước về dân tộc
Theo Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14.01.2011:
1. Ban hành và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chương trình mục tiêu quốc
gia, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về lĩnh vực công tác dân tộc
3
(Theo Nghị định 05, có nhiều chính sách về công tác dân tộc như: chính
sách đầu tư và sử dụng nguồn lực; chính sách đầu tư phát triển bền vững; chính
sách phát triển giáo dục và đào tạo; chính sách cán bộ người dân tộc thiểu số;
chính sách đối với người có uy tín ở vùng dân tộc hiểu số; chính sách bảo tồn và
phát triển văn hoá; chính sách phát triển thể dục, thể thao vùng dân tộc thiểu số;
chính sách phát triển du lịch vùng dân tộc thiểu số; chính sách y tế, dân số; chính
sách thông tin, truyền thông.; chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp
pháp lý; chính sách quốc phòng, an ninh).
2. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về công tác dân tộc; xây dựng
và thực hiện các chính sách dân tộc, chính sách đặc thù, các chương trình, dự
án, đề án phát triển vùng có diều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, đặc biệt khó
khăn; tiêu chí phân định vùng dân tộc theo trình độ phát triển, tiêu chí xác định
thành phần dân tộc, tiêu chí về chuẩn đói nghèo đối với vùng dân tộc thiểu số;
xây dựng chính sách đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, bảo tồn và phát
triển văn hoá các dân tộc thiểu số.
Các chính sách dân tộc vừa qua đã được cụ thể hoá bằng một số chương
trình, giải pháp lớn như: Chương trình xây dựng các trung tâm cụm xã theo
Quyết định số 35 (1997) của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình
xây dựng các trung tâm cụm xã ở miền núi, vùng cao; Chương trình xoá đói giảm
nghèo theo Quyết định số 133 (1998) của Thủ tướng Chính phủ vể việc phê duyệt
chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo; Chương trình 327 về phủ kín
đồi trọc với dự án trồng 5 triệu ha rừng theo Quyết định số 661 (1998) của Thủ
tướng Chính phủ; Chương trình 134, theo Quyết định số 134 (2004) của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê chuẩn chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở,
nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó
khăn; Chương trình 135, theo Quyết định số 135 (1998) của Thủ tướng Chính
4
phủ về việc phê chuẩn chương trình phát triển kinh tế -xã hội các xã đặc biệt khó
khăn, miền núi và vùng sâu, vùng xa v.v
Từ các chính sách, chương trình, theo phân cấp, Uỷ ban Dân tộc và chính
quyền địa phương các cấp cụ thể hoá bằng các quy hoạch, kế hoạch, dự án và
triển khai thực hiện ở các địa phương.
3. Kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan làm công tác dân tộc từ TƯ đến cơ sở;
thực hiện phân công, phân cấp có hiệu quả trong lĩnh vực công tác dân tộc
4. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho vùng dân tộc
thiểu số
5. Kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện chính sách,
chương trình, dự án ở vùng dân tộc thiểu số; việc chấp hành pháp luật về công
tác dân tộc, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giải
quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác dân tộc
6. Tuyên truyền, giáo dục chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật NN
bằng nhiều biện pháp, hình thức để đồng bào thiểu số hiểu rõ và chủ động tham
gia vào quá trình thực hiện.
Tuyên truyền về truyền thống đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và
bảo bệ Tổ quốc. Tổ chức các phong trào tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các
dân tộc. Tổ chức hoạt động kết nghĩa giữa các địa phương nhằm tương trợ phát
triển KT-XH, xoá đói, giảm nghèo, giải quyết khó khăn trong cuộc sống.
7. Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý cán bộ người dân tộc
thiểu số trong hệ thống CT và cán bộ trong cơ quan làm công tác dân tộc.
8. Xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc
9. Thẩm định các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch phát triển KT-XH
vùng dân tộc thiểu số.
5
10. Nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn tình hình công tác dân tộc,
chiến lược công tác dân tộc, chính sách dân tộc, quản lý nhà nước về công tác
dân tộc.
11. Hợp tác quốc tế về công tác dân tộc.
b) Nội dung quản lý nhà nước về dân tộc trên một số vấn đề cụ thể
- Quản lý nhà nước về định canh, định cư, ổn định đời sống đồng bào dân
tộc. Nhà nước đã có nhiều văn bản quy định về định canh, định cư, ổn định đời
sống các dân tộc. Chấm dứt tình trạng du canh, du cư, di dân tự do của dân tộc
thiểu số. Lấy cấp huyện làm cơ sở để đầu tư và thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ
phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.
- Quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường ở miền núi. Nhà nước thống
nhất quản lý rừng và đất trồng rừng bằng pháp luật, chính sách, kế hoạch, quy
hoạch. Thực hiện việc phân cấp trách nhiệm quản lý từ Trung ương đến cơ sở;
giao rừng, đất trồng rừng cho các tổ chức, cá nhân, đơn vị thuộc các thành phần
kinh tế để quản lý, bảo vệ và sản xuất, kinh doanh ổn định, lâu dài.
- Quản lý nhà nước về văn hoá - xã hội ở miền núi. Tập trung giải quyết
những vấn đề cấp bách như: xoá nạn mù chữ và tái mù chữ; đầu tư xây dựng,
củng cố cơ sở vật chất về trường lớp, trạm xá, rạp chiếu bóng, trung tâm bưu
điện văn hoá xã. Bảo tồn, lưu giữ và phát triển các giá trị văn hoá của các dân tộc
thiểu số. Nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh phong
trào phòng bệnh, xây dựng nếp sống mới, bài trừ mê tín, dị đoan và các phong
tục tập quán lạc hậu.
- Quản lý nhà nước về an ninh chính trị ở vùng dân tộc thiểu số. Thường
xuyên quan tâm giáo dục nhằm nâng cao giác ngộ chính trị cho nhân dân, làm cho
mọi người hiểu và thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước.
Tuyên truyền, giáo dục cho đồng bào vùng dân tộc nhận rõ âm mưu thủ đoạn của
các thế lực thù địch lợi dụng những vấn đề về dân tộc, tôn giáo kích động, chia rẽ
6
đoàn kết dân tộc. Kịp thời phát hiện và xử lý những vấn đề phát sinh trong quan hệ
giữa các dân tộc. Thực hiện tốt quản lý an ninh biên giới. Bảo đảm thực hiện hai
chức năng của biên giới quốc gia, đó là hàng rào pháp lý ngăn cách chủ quyền quốc
gia và không gian hợp tác phát triển với các nước mà trước hết là với các nước láng
giềng. Chống các hoạt động buôn lậu, vận chuyển hàng quốc cấm, xâm nhập trái
phép của các thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng nước ta. Ra sức góp phần
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
4. Cơ quan quản lý nhà nước về dân tộc
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thống nhất quản lý nhà
nước về dân tộc. Nhiệm vụ quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực dân tộc
được quy định tại Điều 13 Hiến pháp 1992.
Uỷ ban Dân tộc là cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về dân tộc trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch
vụ công thuộc phạm vi quản lý của Uỷ ban dân tộc theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ của Uỷ ban dân tộc được quy định tại Điều 2 Nghị định số 60
năm 2008 của Chính phủ, cụ thể có những nhiệm vụ quyền hạn như:
Để giúp Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc - quản lý về dân tộc có các
cơ quan giúp việc gồm các vụ: Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ
Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Tổng hợp, Vụ Chính sách dân tộc, Vụ Tuyên
truyền, Vụ địa phương 1, Vụ địa phương 2, Vụ địa phương 3.
Uỷ ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương quản lý về
dân tộc trên những địa bàn có nhiều dân tộc thiểu số.
II. Quản lý nhà nước về tôn giáo
1. Khái niệm quản lý nhà nước về tôn giáo
Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin
và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên, cho rằng có những lực lượng siêu tự
nhiên quyết định số phận con người, con người phải phục tùng và tôn thờ; là hệ
thống những quan niệm tín ngưỡng, sùng bái một hay những vị thần linh nào đó
7
và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy. Tín ngưỡng ở đây được hiểu
là tin theo một tôn giáo nào đó.
Theo góc độ quản lý nhà nước thì khái niệm tôn giáo có nội hàm rộng hơn,
bởi ngoài hệ thống những quan niệm tín ngưỡng, các hính thức lễ nghi, các cơ sở
vật chất để thực hiện nghi lễ tôn giáo nêu trên thì khái niệm tôn giáo còn bao
hàm cả tổ chức và hoạt động tôn giáo.
ở nước ta hiện nay có 6 tôn giáo lớn: Phật giáo (gần 10 triệu), Công giáo
(Thiên chúa - gần 6 triệu)) được tràn vào VN năm 1533, Tin lành có mặt ở VN
cuối TK 19 đầu TK 20 do Hội truyền giáo CMA thuộc Tin lành Bắc Mĩ truyền
vào (nay có khoảng nửa triệu), Islam (Hồi giáo - khoảng 7 vạn), Phật giáo Hoà
hảo (khoảng 1,3 triệu) và Đại đạo tam kỳ phổ độ (Cao đài hơn 2 triệu). Các tôn
giáo này có khoảng 20 triệu tín đồ và số lượng tín đồ của các tôn giáo khác nhau,
nhiều nhất là Phật giáo, Công giáo. Các tôn giáo ở nước ta đều có nguồn gốc từ
các nước khác xâm nhập và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của dân tộc việt
Nam trong những giai đoạn khác nhau.
Quản lý nhà nước về tôn giáo là hệ thống các biện pháp quản lý của Nhà
nước do các cơ quan nhà nước và cá nhân có thẩm quyền thực hiện đối với các tôn
giáo, nhằm bảo đảm các tôn giáo hoạt động theo đúng Hiến pháp và pháp luật của
Nhà nước, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, ngăn ngừa các hoạt
động lợi dụng tôn giáo để làm việc trái pháp luật, xâm hại tới lợi ích của xã hội.
Chủ thể quản lý nhà nước về tôn giáo:
Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất quyết định chính sách tôn
giáo của Nhà nước.
Uỷ ban về Các vấn đề Xã hội là cơ quan của Quốc hội có chức năng thẩm
định các dự án luật, pháp lệnh liên quan đến tôn giáo; kiến nghị với Chính phủ
xây dựng các chính sách tôn giáo và giám sát các cơ quan nhà nước trong thực
hiện quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước.
8
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất thống nhất quản lý nhà
nước về tôn giáo.
Ban Tôn giáo Chính phủ là cơ quan thuộc Bộ Nội vụ (từ tháng 8/2007) có
chức năng quản lý về tôn giáo trong phạm vi cả nước.
Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi quyền hạn của mình phối hợp với
Ban Tôn giáo Chính phủ và các cơ quan khác để quản lý nhà nước về tôn giáo
cho phù hợp.
ở địa phương, Ban Tôn giáo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ
quan giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về tôn giáo; ở các cấp
huyện, xã, Uỷ ban nhân dân thực hiện quản lý nhà nước về tôn giáo ở địa
phương cấp mình.
Khách thể quản lý nhà nước về tôn giáo: là quản lý hoạt động của Công
giáo, Phật giáo, Tin lành, Cao đài, các tôn giáo khác; quản lý hợp tác quốc tế về
tôn giáo; quản lý việc gia nhập các tổ chức tôn giáo, việc tiến hành các nghi lễ
tôn giáo, các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và tài sản của các tôn giáo, việc phong
chức, bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc, nhà tu hành tôn giáo, việc đào tạo, bồi
dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo.
2. Yêu cầu quản lý nhà nước về tôn giáo
- Phải bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng
tôn giáo của nhân dân. Đảng ta đã chỉ ra, tôn giáo là một vấn đề còn tồn tại lâu
dài; tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân; đạo đức
tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. Vì vậy,
trong quản lý nhà nước phải tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn
giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo của công dân, nghiêm cấm sự phân biệt
đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Mọi công dân có quyền tự do theo hoặc
không theo một tôn giáo nào, có quyền từ bỏ hoặc thay đổi tôn giáo.
9
- Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo hay không có tín ngưỡng tôn giáo đều
bình đẳng trước pháp luật, được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm
thực hiện nghĩa vụ công dân.
Trong từng thời kỳ nhất định, Nhà nước có chính sách ưu tiên cho người
chuyên hoạt động tôn giáo nhằm tạo điềukiện cho họ thựchiện chức trách tôn
giáo của mình. Nhà nước có các quy định cụ thể nhằm ngăn chặn lợi dụng việc
tham gia hoạt động tôn giáo để trốn tránh nghĩa vụ công dân. Thực hiện đoàn
kết, bình đẳng giúp đỡ nhau giữa tôn giáo.
- Các hoạt động tôn giáo phải tuân theo pháp luật của Nhà nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhà nước không can thiệp vào công việc nội bộ các
tôn giáo, nhưng Nhà nước cũng không buông lỏng quản lý các hoạt động tôn
giáo. Thường xuyên kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về tôn
giáo cho phù hợp với yêu cầu quản lý trong từnggiai đợn, phù hợp với những
tình hình thay đổi trong nước và quốc tế.
- Phải bảo đảm tôn giáo đồng hành cùng dân tộc, hoạt động tôn giáo không
tách rời độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tôn giáo và đồng bào các tôn giáo
là một bộ phận của đất nước, không tách rời vận mệnh của dân tộc. Hoạt động
tôn giáo không chỉ tuân thủ giáo lý của từng tôn giáo, mà trước hết phải trên sơ
sở pháp luật của Nhà nước. Hiện nay, đồng bào các tôn giáo cùng nhân dân cả
nước phải ra sức thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam.
- Kiên quyết đấu tranh với các đối tượng, thế lực lợi dụng vấn đề tôn giáo
chống phá cách mạng. Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo,
mọi hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống lại Nhà nước, chống chế độ
xẫ hội chủ nghĩa, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân, phá hoại sự nghiệp đại
đoàn kết toàn dân, làm hại đến nền văn hoá lành mạnh của dân tộc, và hoạt động
mê tín, dị đoan đều bị xử lý theo pháp luật.
3. Nội dung quản lý nhà nước về tôn giáo
10
a)Nội dung tổng quát quản lý nhà nước về tôn giáo
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, các chính sách, các
chương trình mục tiêu quốc gia, đề án, dự án, kế hoạch về tôn giáo.
- Ban hành và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật để thống nhất quản
lý nhà nước về tôn giáo.
- Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ công tác
tôn giáo cho cán đội ngũ cán bộ, công chức làm công táctôn giáo thuộc các cơ
quan Trung ương và địa phương.
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà
nước về tôn giáo. Giải quyết các vấn đề cụ thể về tôn giáo theo quy định của
pháp luật.
- Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tôn giáo.
- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý các hành
vi vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực tôn giáo.
b) Một số nội dung cụ thể quản lý nhà nước về tôn giáo.
- Đối với việc thành lập và gia nhập các tổ chức tôn giáo
Thủ tướng Chính phủ công nhận đối với tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt
động ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh công nhận tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động chủ yếu ở một tỉnh.
Những tổ chức được Thủ tướng Chính phủ cho phép hoạt động thì được
pháp luật bảo hộ. Tổ chức tôn giáo được thành lập, chia tách, sát nhập, hợp nhất
các tổ chức trực thuộc theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo. Việc thành
lập, chia tách, sát nhập, hợp nhất các tổ chức tôn giáo cơ sở phải được sự chấp
thuận của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; các trường hợp khác phải được sự chấp
thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Hội đoàn tôn giáo là hình thức tập hợp tín đồ do tổ chức tôn giáo lập ra
nhằm phục vụ hoạt động tôn giáo. Các hội đoàn tôn giáo được hoạt động sau khi
tổ chức tôn giáo đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
11
Các dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác của tôn giáo muốn
hoạt động phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Người đướng đầu
dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác của tôn giáo chịu trách
nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của dòng tu, tu viện và các tổ chức tu
hành tập thể.
Để bảo đảm an ninh trật tự và bảo đảm sự bình đẳng giữa người theo đạo và
người không theo đạo, Nhà nước cấm không cho nhập tu những người trốn tránh
pháp luật và nghĩa vụ công dân.
- Đối với việc tiến hành các nghi lễ tôn giáo và hoạt động tôn giáo khác
Người có tín ngưỡng, tôn giáo được tự do bày tỏ đức tin, thực hành các nghi
thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hình thức sinh hoạt, phục vụ lễ hội, lễ
nghi tôn giáo và học tập giáo lý tôn giáo mà mình theo.
Hàng năm, người phụ trách tổ chức tôn giáo cơ sở phải đăng ký với chính
quyền (Uỷ ban nhân dân cấp xã) chương trình hoạt động tôn giáo diễn ra tại cơ
sở đó, đặc biệt các ngày lễ trong năm.
Chức sắc, nhà tu hành chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động
tôn giáo trong phạm vi phụ trách.
Hiện nay chức sắc, nhà tu hành cả nước có khoảng 75.187 người (2005).
Đại hội, hội nghị của tổ chức tôn giáo cơ sở được tiến hành sau khi có sự
chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi diễn ra đại hội, hội nghị; việc tổ
chức đại hội, hội nghị cấp Trung ương hoặc toàn đạo của tổ chức tôn giáo được tiến
hành sau khi có sự chấp thuận của Ban Tôn giáo Chính phủ. Đối với các trường hợp
khác phải có sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Nhà nước cho phép các tổ chức tôn giáo được in, xuất bản các loại sách
kinh, các ấn phẩm tôn giáo; được sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu văn
hoá phẩm tôn giáo, đồ dùng việc đạo. Nhà nước cấm in, sản xuất, kinh doanh,
lưu hành, tàng trữ sách báo, văn hoá phẩm có nội dung chống lại Nhà nước
12
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây chia rẽ tôn giáo, gây mất đoàn kết
trong nhân dân.
- Đối với hoạt động quốc tế của tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức
sắc tôn giáo
Tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc có quyền thực hiện các hoạt
động quan hệ quốc tế theo quy định của hiến chương, điều lệ hoặc giáo luật của tổ
chức tôn giáo phù hợp với pháp luật Việt Nam. Khi thực hiện các hoạt động quan
hệ quốc tế, tổ chức tôn giáo, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc phải bình đẳng, tôn trọng
lẫn nhau, tôn trọng độc lâp, chủ quyền và công việc nội bộ của các quốc gia.
Hoạt động quốc tế của tổ chức, cá nhân tôn giáo phải tuân thủ pháp luật và
phù hợp với chính sách đối ngoại của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, vì hoà bình, ổn định, hợp
tác và phát triển.
Tổ chức, cá nhân tôn giáo ở trong nước mời tổ chức, cá nhân tôn giáo ở
nước ngoài vào Việt Nam phải được sự chấp thuận của Ban Tôn giáo Chính phủ.
Tổ chức cá nhân ở trong nước tham gia làm thành viên của tổ chức tôn giáo ở
nước ngoài, tham gia các hoạt động tôn giáo ở nước ngoài thực hiện theo quy
định của Ban Tôn giáo Chính phủ.
Các tổ chức, cá nhân tôn giáo trong nước muốn nhận viện trợ thuần tuý tôn
giáo phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
- Đối với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và tài sản các tôn giáo
Nhà nước bảo hộ tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và
nghiêm cấm việc xâm phạm các tài sản đó. Đất có các công trình do cơ sở tôn giáo
sử dụng được Nhà nước cho phép sử dụng lâu dài. Nhà, đất và các tài sản khác đã
được tổ chức, cá nhân tôn giáo chuyển giao cho các cơ quan Nhà nước trong các
thời kỳ thì đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và không đặt vấn đề trả lại.
Việc quản lý, sử dụng, cải tạo, nâng cấp công trình thuộc cơ sở tín ngưỡng,
tôn giáo là di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh thực hiện theo quy định
của pháp luật về di sản văn hoá và pháp luật có liên quan.
13
Theo số liệu 2005, cơ sở thờ tự của tôn giáo cả nước có 24.879 cơ sở (kể cả
giáo xứ và giáo họ của Công giáo); năm 2005 xây mới 242; cải tạo nâng cấp 320.
Trường đào tạo các chức sắc tôn giáo cả nước: 41. Trong đó Phật giáo 34
(có 3 học viện, 31 trường trung cấp), Công giáo 6 đại chủng viện, Tin lành 1.
- Đối với việc phong chức, bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc, nhà tu hành
tôn giáo
Việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử trong tôn giáo
được thực hiện theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo; trường hợp có
yếu tố nước ngoài thì phải có sự thoả thuận trước với cơ quan quản lý nhà nước
về tôn giáo ở Trung ương.
Người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử để được
Nhà nước thừa nhận phải là công dân Việt nam, có tư cách đạo đức tốt; có tinh
thần đoàn kết, hoà hợp dân tộc; nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
Tổ chức tôn giáo có trách nhiệm đăng ký về người được phong chức, phong
phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử; thông báo về việc cách chức, bãi nhiệm chức
sắc trong tôn giáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Khi thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành, tổ
chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo với Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đến.
Theo số liệu của Ban TGCP năm 2005, phong chức, bổ nhiệm, thuyên
chuyển chức sắc: 800; đào tạo, bồi dưỡng chức sắc: 4563; đơn thư khiếu nại, tố
cáo 409 (chủ yếu về đất đai).
4. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất có nhiệm vụ thực hiện
chính sách tôn giáo, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, chống mọi hành
vi xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để
làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.
Ban Tôn giáo Chính phủ là cơ quan trực thuộc Bộ Nội vụ, là cơ quan tương
đương Tổng cục, có chức năng tham mưu gúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ quản lý nhà
14
nước về tôn giáo trong phạm vi cả nước và thực hiện các dịch vụ công thuộc lĩnh
vực tôn giáo theo quy định của pháp luật.
Ban Tôn giáo Chính phủ có các nhiệm vụ quyền hạn cụ thể như:
Trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem
xét, quyết định: dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự
thảo nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị định của Chính
phủ về tôn giáo; chiến lược, quy hoạch, các chương trình mục tiêu quốc gia, dự
án, đề án về công tác dân tộc.
Trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét, quyết định: kế hoạch dài hạn, năm
năm, và hàng năm về công tác tôn giáo.
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về tôn giáo đã được phê duyệt.
Thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các chủ trương,
chính sách, tôn giáo của Đảng và Nhà nước.
Phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức liên quan khác để thông tin, tuyên truyền, vận động quần
chúng nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và
Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia quản lý các di tích, văn hoá lịch sử,
danh lam thắng cảnh liên quan đến tôn giáo
Để quản lý nhà nước về tôn giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ có các cơ quan
tham mưu giúp việc như: Vụ Công giáo, Vụ Phật giáo, vụ Tin lành, Vụ Cao đài,
Vụ các tôn giáo khác, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ pháp chế - Thanh tra, Vụ Tổ chức
cán bộ, Văn phòng.
ở địa phương, Uỷ ban nhân dân các cấp quản lý nhà nước về tôn giáo ở cấp
mình. Đối với cấp tỉnh, Ban tôn giáo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ
quan chuyên trách giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về tôn giáo. Với các cấp
huyện, xã, Uỷ ban nhân dân trực tiếp quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn.
III. Quản lý nhà nước về y tế
1. Khái niệm quản lý nhà nước về y tế
15
Sức khoẻ là vốn quý của con người, là động lực quan trọng trong phát triển
kinh tế - xã hội. Vì vậy, Nhà nước cần quan tâm đến sức khoẻ nhân dân, trước
hết là hoạt động chăm sóc sức khoẻ của ngành Y tế.
Quản lý nhà nước về y tế là hệ thống các biện pháp quản lý của Nhà nước
do các cơ quan nhà nước và cá nhân có thẩm quyền thực hiện đối với hoạt động
y tế, nhằm phòng ngừa, cứu chữa và chăm sóc sức khoẻ đối với mọi tầng lớp
nhân dân.
Chủ thể quản lý nhà nước về y tế:
Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành Hiến pháp, các
đạo luật, các chính sách quốc gia về lĩnh vực y tế.
Uỷ ban về Các vấn đề Xã hội là cơ quan của Quốc hội có chức năng thẩm
định các dự án luật, pháp lệnh liên quan đến y tế; kiến nghị với Chính phủ về xây
dựng chiến lược, chương trình, chính sách về y tế; giám sát các cơ quan nhà
nước trong thực hiện quản lý nhà nước về y tế.
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất quản lý nhà nước về y tế.
Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về y
tế trong phạm vi cả nước.
Các bộ và cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Y tế quản lý nhà nước về y tế
theo phạm vi quyền hạn của mình.
ở địa phương, Uỷ ban nhân dân các cấp có các cơ quan chuyên môn giúp
việc quản lý nhà nước về y tế ở địa phương mình.
Khách thể quản lý nhà nước về y tế:
Việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế dự phòng; về tổ chức các hoạt
động khám, chữa bệnh; các hoạt động về thuốc; về bảo hiểm y tế; về an toàn vệ
sinh thực phẩm
2. Yêu cầu quản lý nhà nước về y tế
- Bảo đảm mọi người đều được chăm sóc sức khoẻ, thực hiện công bằng,
bình đẳng trong chăm sóc sức khoẻ; mọi người đều được hưởng chính sách về
chăm sóc sức khoẻ. Có chính sách ưu tiên đối với các đối tượng có công với
16
cách mạng, những người tàn tật, neo đơn, đồng bào sống ở vùng sâu, vùng xa,
biên giới, hải đảo.
- Tích cực, chủ động công tác y tế dự phòng theo phương châm phòng bệnh
hơn chữa bệnh; phòng chống các nguy cơ lây bệnh trong môi trường sống.
Đầu tư thoả đáng cho y tế dự phòng, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, xây
dựng môi trường vệ sinh phòng bệnh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm,
không để dịch bệnh phát sinh và lây lan trong cộng đồng.
- Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong phòng, khám chữa bệnh
cho nhân dân. Thực hiện xã hội hoá công tác phòng, khám chữa bệnh, phát triển
các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ
ban đầu. Quản lý chặt chẽ các hoạt động sản xuất, phân phối, xuất nhập khẩu
thuốc bảo đảm đủ nhu cầu chữa bệnh, an toàn, có chất lượng.
- Phát huy trách nhiệm của từng người, của cả cộng đồng, của mọi cấp, mọi
ngành trong quản lý nhà nước về y tế. Quản lý nhà nước về y tế nhằm đạt mục
tiêu giảm tỉ lệ mắc bệnh trong nhân dân, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ bình
quân, làm cho giống nòi của dân tộc ngày càng tốt hơn.
3. Nội dung chủ yếu quản lý nhà nước về y tế
a) Ban hành, thực thi các văn bản pháp luật về y tế, chăm sóc sức khoẻ
nhân dân
Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở pháp lý để chính quyền các
cấp quản lý đối với mọi hoạt động y tế. Nhà nước kịp thời xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật liên quan đến các hoạt động cơ bản như: khám chữa bệnh, hành
nghề y và kinh doanh thuốc, hoạt động tài chính (chi ngân sách, viện phí, bảo hiểm
y tế), pháp luật về vảo vệ sức khoẻ và môi trường, kiểm dịch y tế v.v
b) Hoạch định và chỉ đạo triển khai các chính sách, chương trình, kế hoạch
bảo vệ sức khoẻ
Nhà nước ban hành và thường xuyên sửa đổi, bổ sung các chính sách,
chương trình chăm sóc sức khoẻ cho mọi người.
17
- Chính sách bảo hiểm y tế; chính sách quốc gia về thuốc chữa bệnh.
Bảo hiểm y tế do Nhà nước tổ chức thực hiện, nhằm huy động đóng góp của
người sử dụng lao động, người lao động, các tổ chức, cá nhân để thanh toán chi
phí khám chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế khi ốm đau. Có bảo hiểm y
tế bắt buộc cho các đối tượng chính sách và bảo hiểm y tế tự nguyện cho mọi đối
tượng có nhu cầu.
Chính sách quốc gia về thuốc nhằm bảo đảm cung ứng thường xuyên và đủ thuốc
có chất lượng đến người tiêu dùng; bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
- Hoạch định và triển khai thực hiện các chương trình y tế trọng điểm. Hiện
nay có các chương trình như: Chương trình củng cố y tế cơ sở; Chương trình
chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em; Chương trình mở rộng dịch vụ khám chữa
bệnh; Chương trình chống nhiễm khuẩn; Chương trình chống sốt rét; Chương
trình vệ sinh môi trường.
- Xây dựng chiến lược quốc gia về dinh dưỡng.
Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về dinh dưỡng nhằm: thanh toán
tình trạng thiếu ăn, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, giảm tình trạng thiếu vi chất
dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi trong nhân dân, nâng cao thể chất và tuổi thọ của
người việt Nam.
Các giải pháp cơ bản để thực hiện kế hoạch đó là: bảo đảm an ninh thực
phẩm ở hộ gia đình; thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khoẻ ban đầu của ngành y
tế; phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng (iốt, vitamin A, sắt); giáo dục dinh
dưỡng, đào tạo cán bộ và nghiên cứu các vấn đề dinh dưỡng; giám sát, đánh giá
hoạt động dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
c) Đầu tư cho y tế, chăm sóc sức khoẻ
Đầu tư cho y tế là đầu tư tạo ra động lực mạnh cho sự phát triển. Hơn nữa,
ngành y tế nước ta đang phải đương đầu với nhiều vấn đề khó khăn như: suy
dinh dưỡng, tỉ lệ chết của trẻ em sơ sinh, bệnh sốt rét, lao, bướu cổ, bệnh phong
Vì vậy, mọi hoạt động y tế đều cần đến đầu tư như: xây dựng, nâng cấp bệnh
viện, mua sắm các trang thiết bị hiện đại, các dây chuyền công nghệ mới để sản
18
xuất thuốc, nghiên cứu khoa học, đặc biệt cần tăng cường đầu tư cho hoạt động y
tế dự phòng. Trong điều kiện vốn đầu tư của Nhà nước còn hạn chế, cần đa dạng
hoá các nguồn đầu tư (Nhà nước, tư nhân, quốc tế) để tạo thêm nguồn lực, bảo
đảm tốt hơn việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
d) Quản lý các cơ sở y tế thuộc mọi thành phần kinh tế
Các cơ sở y tế gồm bệnh viện, trạm xá, phòng khám bệnh đa khoa hoặc
chuyên khoa, cơ sở sản xuất thuốc, hiệu thuốc là những nơi có quan hệ trực tiếp
đến sức khoẻ nhân dân, Nhà nước phải quản lý chặt chẽ các cơ sở y tế thuộc mọi
thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật. Nâng cao thái độ, trách nhiệm,
đạo đức của đội ngũ thầy thuốc, chống sản xuất và buôn bán thuốc giả.
e) Tổ chức bộ máy, đào tạo cán bộ y tế
Đối tượng phục vụ của ngành y tế rất lớn, bao trùm hết toàn xã hội, từ đó
đặt ra phải hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý, đội ngũ y, bác sĩ, dược sĩ từ
Trung ương đến thôn bản bảo đảm có chất lượng, đáp ứng nhu cầu quản lý, chăm
sóc sức khoẻ nhân dân.
Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
các lĩnh vực y tế. Để giúp Bộ thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, cần kiện
toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tham mưu và cơ quan
chức năng thuộc cơ cấu của Bộ Y tế.
ở các cấp tỉnh, huyện có Sở, Phòng Y tế là cơ quan chuyên môn giúp Uỷ
ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước ở cấp mình. ở xã, Uỷ ban nhân dân
quản lý nhà nước vể công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Cùng với việc đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công
chức trong hoạt động quản lý nhà nước, cần chú trọng công tác đào tạo đội ngũ bác
sĩ, dược sĩ, y sĩ, y tá đủ số lượng, chất lượng cao, tay nghề giỏi, y đức tốt.
g) Kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về y tế
Hoạt động y tế liên quan đến sức khoẻ, tính mạng của con người, vì vậy
Nhà nước thường xuyên thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát y tế.
19
Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật, giải
quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực y tế.
4. Cơ quan quản lý nhà nước về y tế
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất quản lý nhà nước về y tế.
Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bao gồm các lĩnh vực: y tế dự phòng,
khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, giám dịnh y khoa, pháp y tâm thần, y
dược cổ truyền, dược, mĩ phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm; trang thiết bị y tế,
bảo hiểm y tế, sức khoẻ sinh sản, quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm
vi qủn lý nhà nước của Bộ.
Bộ Y tế có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như:
Trình Chính phủ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định của
Chính phủ về lĩnh vực y tế.
Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chương trình mục tiêu quốc gia, các công trình, dự án quan trọng về công tác y tế.
Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc thẩm quyền quản lý nhà
nước của Bộ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó.
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia khi
được phê duyệt.
Quản lý các hoạt động về: y tế dự phòng; khám chữa bệnh và phục hồi chức
năng; y dược cổ truyền; dược và mĩ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm trang thiết bị
và công trình y tế; dân số - kế hoạch hoá gia đình và sức khoẻ sinh sản; bảo hiểm y
tế; đào tạo nhân lực y tế; về khoa học công nghệ y tế.
Thực hiện hợp tác quốc tế về y tế.
Xây dựng và đề xuất các cơ chế, chính sách và giải pháp về tài chính y tế.
Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về các lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý của Bộ đối với các tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước
20
Bộ Y tế có các cơ quan tham mưu, cơ quan chức năng gồm các vụ, cục, cơ
quan như: Vụ Bảo hiểm y tế; Vụ Khoa học và Đào tạo; Vụ Sức khoẻ bà mẹ - trẻ
em; Vụ Y Dược cổ truyền; Vụ Trang thiết bị và công trình y tế; Vụ kế hoạch - Tài
chính; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Pháp chế; Vụ Hợp tác quốc tế; Văn phòng; Thanh
tra; Cục Y tế dự phòng và môi trường; Cục phòng chống HIV/AIDS; Cục quản lý
khám, chữa bệnh; Cục quản lý dược; Cục an toàn vệ sinh thực phẩm; Cơ quan đại
diện của Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh; Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình.
Uỷ ban nhân dân các cấp là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
quản lý về y tế.
Sở Y tế là cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà
nước về y tế ở địa phương cấp tỉnh; Phòng Y tế là cơ quan chuyên môn giúp Uỷ
ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước ở địa bàn cấp huyện. Uỷ ban nhân dân
cấp xã quản lý nhà nước về công tác y tế ở địa bàn cấp xã.
IV. Quản lý nhà nước về lao động và việc làm
1. Khái niệm quản lý nhà nước về lao động và việc làm
Lao động là nhân tố tất yếu, vĩnh viễn, quyết định sự tồn tại và phát triển
của con người. Ngày nay, trong các nguồn lực chủ yếu cho sự phát triển như tài
nguyên thiên nhiên, vốn, lao động, khoa học công nghệ thì nguồn lao động đóng
vai trò quyết định.
Quản lý nhà nước về lao động và việc làm là loại hình quản lý đặc biệt do
Nhà nước tiến hành trên cơ sở nắm bắt mối quan hệ giữa dân số, lao động và
việc làm, để từ đó đưa ra những giải pháp và nội dung cụ thể nhằm giải quyết
việc làm cho người lao động, để công dân được thực hiện quyền lao động của
mình theo quy định của pháp luật.
Nguồn lao động nước ta tiếp thu được những tinh hoa của dân tộc như có
lòng yêu nước, yêu lao động, cần cù chịu khó, đoàn kết, sáng tạo. Tuy nhiên
nguồn lực lao động nước ta còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của giai
đoạn thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế.
21
Nước ta là một nước có dân số trẻ trên thế giới, lực lượng lao động dồi dào
(khoảng hơn 50 triệu), mỗi năm có thêm hơn 1 triệu người bổ sung vào lực
lượng lao động. Trong khi đó khả năng thu hút các nguồn lao động vào sản xuất
còn quá thấp dẫn đến tình trạng thừa lực lượng lao động. Mặt khác, chất lượng
nguồn lực lao động ở nước ta còn thấp, phần lớn chưa được đào tạo nghề cơ bản.
điều đó đặt ra cho cho Nhà nước phải thể hiện vai trò của mình trong việc hoạch
định, xây dựng các chiến lược cũng như biện pháp hữu hiệu nhằm từng bước giải
quyết mối quan hệ dân số- lao động - việc làm hiện nay.
Chủ thể quản lý nhà nước về lao động, việc làm:
Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất ban hành Hiến pháp và các đạo luật
về lao động, việc làm.
Uỷ ban về Các vấn đề Xã hội là cơ quan của Quốc hội có chức năng thẩm
định các dự án luật, pháp lệnh liên quan đến lao động; kiến nghị với Chính phủ
về xây dựng chiến lược, chương trình, chính sách về lao động, việc làm; giám sát
các cơ quan nhà nước trong thực hiện quản lý nhà nước về lao động, việc làm.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ thống nhất
quản lý nhà nước về lao động, việc làm trong cả nước.
Các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội thực hiện quản lý nhà nước về lao động theo quy định của pháp luật.
ở địa phương, Uỷ ban nhân dân các cấp có các cơ quan chuyên môn giúp
việc quản lý nhà nước về lao động, việc làm ở địa phương mình.
Khách thể quản lý nhà nước về lao động, việc làm: là quản lý việc thực hiện
chiến lược, chính sách, kế hoạch về dân số; thực hiện chiến lược đào tạo nguồn
lực lao động; thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, thị trường lao động trong
và ngoài nước.
2. Yêu cầu quản lý nhà nước về lao động, việc làm
22
- Quản lý nhà nước về lao động, việc làm phải đặt con người vào vị trí trung
tâm của chiến lược phát triển, lấy lợi ích của con người, của người lao động làm
điểm xuất phát cho mọi chương trình, kế hoạch phát triển.
Đảng và Nhà nước ta coi mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì
con người, do con người; lấy lợi ích của con người làm xuất phát điểm cho mọi
chương trình, kế hoạch; khơi dậy mọi tiềm năng của mỗi cá nhân, tập thể, cộng
đồng dân tộc để xây dựng đất nước; coi lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp của
sự phát triển trong sự gắn bó hữu cơ giữa lợi íc của mỗi người, của từng tập thể
và toàn xã hội.
- Bảo đảm mọi người tự do kinh doanh theo luật định, được bảo hộ quyền
sở hữu về thu nhập hợp pháp. Pháp luật của Nhà nước quy định công dân nước ta
có quyền lao động và nghĩa vụ lao động; được tự do sản xuất kinh doanh theo quy
định của pháp luật; được Nhà nước bảo hộ về quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp.
- Tạo chuyển biến trong cơ cấu lao động xã hội, tăng tỉ lệ lao động công
nghiệp và dịch vụ, trong khi đó lao động nông nghiệp chuyển theo hướng ngược
lại. Hiện nay, tỉ lệ lao động nông nghiệp ở nước ta còn cao, việc chuyển đổi cơ
cấu yêu cầu Nhà nước phải có biện pháp thu hút đầu tư, tạo nhiều việc làm trong
khu vực công nghiệp, dịch vụ, đồng thời chú trọng hướng nghiệp cho học sinh,
sinh viên, đào tạo tay nghề cho ngưòi lao động.
- Tiếp tục phân bố lại dân cư và nguồn nhân lực hợp lý theo vùng lãnh thổ,
nhằm khai thác tối đa tiềm năng của đất nước. Chú ý nguồn nhân lực ở các thành
phố, các trung tâm kinh tế trọng điểm, lao động ở miền núi, vùng sâu, vùng xa
- Nhà nước phải tạo môi trường và điều kiện để người lao động tự do, tự tạo
việc làm, phát triển thị trường lao động trong và ngoài nước. Nhà nước phải có
chính sách kích thích sản xuất, mở mang ngành nghề; chính sách hỗ trợ về vốn,
thông tin và tiêu thụ sản phẩm cho người lao động. Nhà nước là cầu nối quan
trọng và tin cậy để phát triển thị trường lao dộng trong và ngoài nước.
Nguồn lao động nước ta có nhiều lợi thế như: lực lượng dồi dào, cần cù,
sáng tạo, nhanh nhạy với thị trường Tuy nhiên người Việt Nam cũng có những
23
hạn chế về thể lực, kiến thức tay nghề, còn mang thói quen của sản xuất nhỏ. Do
vậy, trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần có những biện pháp để
thay đổi chất lượng lao động.
3. Nội dung quản lý nhà nước về lao động và việc làm
- Nắm cung cầu và sự biến động cung cầu về lao động làm cơ sở quyết định
các chính sách quốc gia, quy hoạch, kế hoạch về nguồn lực, phân bổ và sử dụng
lao động toàn xã hội.
- Ban hành hệ thống văn bản pháp luật để quản lý và điều hành thống nhất
về lao động, việc làm. Thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật (như Luật
Dân sự, Luật Lao động, Luật Quốc tịch, các quy phạm pháp luật về hợp đồng lao
động, các tiêu chuẩn về bảo hộ lao động và vệ sinh công nghiệp).
- Hoạch định chương trình, kế hoạch, chính sách về lao động, việc làm phục
vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Nhà nước hoạch định các chính sách hướng vào thực hiện các chương trình,
kế hoạch về lao động, việc làm như: chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình;
chính sách việc làm, chính sách tiền lương; tiền công; chính sách bảo hiểm và
cứu trợ xã hội; chính sách cung cấp vốn cho người lao động để tự họ sản xuất,
tạo việc làm. Xây dựng và thực hiện các dự án thu hút các thành phần kinh tế và
tổ chức tham gia như: dự án di dân, dự án cải tạo nguồn nước
- Có chính sách, kế hoạch về đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, tìm kiếm và
phát triển thị trường lao động cả trong nước và nước ngoài.
Hiện nay tỉ lệ lao động được đào tạo nghề ở nước ta còn thấp. Nhà nước
quan tâm tổ chức, tạo điều kiện mở nhiều trường dạy nghề, nâng cao chất lượng
đào tạo, cung cấp thông tin, công nghệ để người lao động có thể đáp ứng nhu cầu
của nền kinh tế thị trường. Nhà nước hỗ trợ và thúc đẩy phát triển thị trường lao
động, mở rộng các trung tâm đào tạo và giới thiệu việc làm, các trung tâm
nghiên cứu môi trường lao động, thị trường lao động, tìm kiếm thị trường để
xuất khẩu lao động.
24
- Hoàn chỉnh chính sách về thuế, tài chính, phát triển công nghệ mới, các
vùng nghề, làng nghề. Chính sách về thuế, tài chính rất quan trọng trong thúc
đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo vệ sản xuất trong nước, đồng thời tham gia bình
đẳng trong quan hệ kinh tế quốc tế, đặc biệt khi nước ta đã tham gia vào Tổ chức
thương mại thế giới. Phát triển công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng người
lao dộng, tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế. Bảo tồn, phát triển các vùng nghề,
làng nghề truyền thống vừa giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu
nhập, đồng thời bảo tồn, phát triển văn hoá, du lịch.
- Tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý nhà nước về dân số, lao động, việc làm.
Không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý về dân số, lao động,
việc làm từ trung ương đến cơ sở. Có chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ làm công tác chuyên môn này.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước về vấn đề lao động, việc làm.
4. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động, việc làm
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thống nhất quản lý nhà
nước về lao động, việc làm trong cả nước.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ, thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: việc làm, dạy nghề, lao động, tiền
lương, tiền công, an toàn lao động trong cả nước; quản lý các dịch vụ công thuộc
lĩnh vực do Bộ quản lý.
Để thực hiện quản lý nhà nước về lao động, Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
Trình Chính phủ dự án luật, pháp lệnh; dự thảo nghị định của Chính phủ về
lĩnh vực lao động, việc làm.
Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chương trình mục tiêu quốc gia, các công trình, dự án dự án quan trọng về lao
động, việc làm.
Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc thẩm quyền quản lý nhà
nước của Bộ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó.
25