Câu hỏi thi
Quản lý Nhà nước về Dân tộc - Tôn giáo
1
Câu hỏi phần Dân Tộc:
Câu 1.(A) Anh chị hãy trình bày và phân tích khái niệm dân tộc
Câu 2. (A) Anh chị hãy trình bày nội dung quan hệ dân tộc theo nghĩa rộng.
Câu 3. (A)Anh chị hãy trình bày và phân tích nội dung quan hệ dân tộc theo nghĩa
hẹp
Câu 4. (A)Anh chị hiểu thế nào về “Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam là
nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt nam”
Câu 5. (A)Anh chị hãy trình bày và phân tích khuynh hướng cơ bản trong quan hệ
dân tộc và trên thế giới hiện nay.
CÂu 6. (A)Anh chị hãy trình bày các khuynh hướng cơ bản trong quan hệ dân tộc)
đặc điểm cộng đồng các dân tộc Việt nam có truyền thống đoàn kết cùng chung vận
mệnh lịch sử.
Câu 7. (A)Anh chị hãy phân tích đặc điểm: “đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta
cư trú trên một địa bàn rộng lớn có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị an
ninh quốc phòng”
Câu 8: (A)Anh chị hãy phân tích các đặc điểm của dân tộc ở nước ta có sự phát triển
không đồng đều về mặt lịch sử.
Câu 9: (A)Tại sao nói :Các dân tộc ở nước ta có sấc thái văn hoá phong phú và đa
dạng nhưng thống nhất trong bản sắc văn hoá các cộng đồng dân tộc việt nam
Câu 10: (A)Anh chị hãy phân tích nét cơ bản về thành tựu và những tồn tại tình hình
kinh tế xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay.
Câu 11: (A)Anh chị hãy trình bày và phân tích quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
về dân tộc
Câu 12.Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đoàn kết,
đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” trong chính sách đại
đoàn kết toàn dân của Đảng, nhà nước ta.
Câu 13.# Trình bày chính sách “đầu tư phát triển khoa học công nghệ, tài chính tín
dụng của Đảng và nhà nước đối với đồng bào các dân tộc thiểu số.
Câu 13. (A)Anh chị hãy trình bày và phân tích các chính sách định hướng về kinh tế
xã hội đối với các dân tộc và miền núi ở nước ta.
Câu 14: (A)Trình bày các chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ,
điểu chỉnh quan hệ sản xuất và đổi mới quản lý giải phóng năng lực sản xuất ở miền
núi.
Câu 15: (A)Trình bày nội dung quản lý nhà nước đối với dân tộc và miền núi
Câu 16. Trình bày chính sách đất đai , bảo vệ phát triển rừng, di dân phân bố lại dân
cư ở miền núi và đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay.
Câu 17. (A)Anh chị hãy trình bày chính sách phát triển văn hoá giáo dục , y tế và đào
tạo bồi dưỡng cán bộ , tạo nguồn lực cho đồng bào các dân tộc .
Câu 18. (A)Anh chị hãy trình bày và phân tích nhiệm vụ và đối tượng quản lý nhà
nước về dân tộc thiểu số và miền núi.
2
Câu 19. Anh/chị hãy trình bày nội dung quản lý nhà nước đối với dân tộc và miền
núi.
Câu 20: (A)Trình bày và phân tích phương hướng quản lý NN về dân tộc.
Hướng dẫn trả lời:
Câu 1. Anh chị hãy trình bày và phân tích khái niệm dân tộc
Dân tộc là khái niệm đa nghĩa, giống như khái niệm văn hoá và ở những lĩnh vực
khác nhau của đời sống xã hội thì người ta có những định nghĩa , quan niệm khác
nhau về dân tộc.
Cụ thể:
-Dân tộc là một cộng đồng người ổn định được hình thành trong đời sống xã hội có
chung tiếng nói, lãnh thổ, đời sống kinh tế và tâm lý đoàn kết dân tộc
-Dân tộc thiểu số được hiểu là những người thiểu số sống trong một quốc gia.
-Dân tộc được hiểu là một quốc gia một cộng đồng ổn định hình thành người dân của
một nước, một quốc gia gắn bó chặt chẽ với nhau trong truyền thống nghĩa vụ và
quyền lợi.
=mặc dù có những ý kiến khác nhau về khái niệm dân tộc nhưng trong quản lý nhà
nước thì có hai quan niệm khác nhau về dân tộc như sau: dân tộc đồng
#dân tộc đồng nghĩa với quốc gia : thì quan niệm này dân tộc có 4 dấu hiệu để hình
thành quốc gia như sau:
-có lãnh thổ chung đây là yếu tố quan trọng nhất vì trên thế giới không một quốc gia
nào lại không có lãnh thổ cụ thể dù nhỏ hay lớn, trên thế giới có 199 quốc gia và
vùng lãnh thổ.
-Ngôn ngữ chung: Đây là ngôn ngữ quy ước trong một quốc gia có nhiều dân tộc hợp
thành , thì cộng đồng dân tộc đó cũng chọn một ngôn ngữ quy ước làm ngôn ngữ
chung cho quốc gia đó.
-Có đời sống kinh tế chung: đời sống kinh tế được hiểu là biểu hiện của lực lượng sản
xuất một phương thức sản xúat , trình độ sản xuất, chế độ xã hội của quốc gia đó.
-Có nền văn hoá chung: Là một dấu hiệu để phân biệt dân tộc với các dân tộc khác, ví
dụ người Nhật có trang phục truyền thống là áo Kimono, người Việt có áo dài..
Đây là 4 dấu hiệu để xác định nên một quốc gia.
#Dân tộc đồng nghĩa với tộc người: Dân tộc ở nghĩa này cũng là một cộng đồng
người tương đối ổn định được hình thành phát triển trong điều kiện với 3 đặc trưng
làm tiêu chí cơ bản sau:
-là cộng đồng có chung ngôn ngữ.
-có các đặc điểm chung về bản sắc văn hoá.
-Có ý thức tự giác về tộc người.
=Như vậy với cách hiểu đa dạng phong phú về khái niệm dân tộc thì tuỳ từng trường
hợp cụ thể để sử dụng các khái niệm khác nhau.
Câu 2. Anh chị hãy trình bày nội dung quan hệ dân tộc theo nghĩa rộng.
#Quan hệ dân tộc theo nghĩa rộng là quan hệ dân tộc quốc gia có nghĩa là dân tộc
được hiểu là những quan hệ giữa quốc gia với quốc gia, trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội
#Nội dung quan hệ dân tộc theo nghĩa rộng bao gồm các quan hệ cơ bản về ngôn
ngữ, văn hoá, lãnh thổ..
3
Cụ thể :
+do sự thức tỉnh, sự trưởng thành của ý thức dân tộc mà cộng đồng dân cư muốn tách
ra để thành lập các cộng đồng dân tộc, độc lập, trong đó họ có quyền lựa chọn chế độ
chính trị và con đường phát triển của dân tộc mình.
+Các dân tộc muốn phá bỏ những rào cản để liên kết lại trên cơ sở bình đẳng và tự
nguyện, phù hợp voí xu hướng phát triển khách quan của lực lượng sản xuất mang
tính xã hội, phù hợp voí nhu cầu mở rộng , giao lưu kinh tế văn hoá giữa các dân tộc.
#Sự vận động trên có tính mâu thuẫn, nhưng thống nhất giữa hai xu hướng đó, mỗi
dân tộc tiến tới độc lập tự chủ phồn vinh và các dân tộc khác không ngừng xích lại
gần nhau, là quy luật phát triển khách quan của sự phát triển dân tộc và mối quan hệ
giữa các quốc gia.
-Ngày nay các dân tộc có quyền tự quyết định vận mệnh của mình bao gồm quyền tự
lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển của mình, xu hướng này biểu hiện
sức mạnh trong phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc và các chính
sách thực dân mới.
-Xu hướng này cũng thể hiện sức mạnh trong phong trào đấu tranh chống sự kỳ thị
dân tộc, phân biệt chủng tộc, xung đột dân tộc.
-Hơn nữa trong thời đại ngày nay cùng với xu hướng li tâm thì xu hướng hướng tâm
đang tác động mạnh mẽ lôi kéo các dân tộc xích lại gần nhau chính là động lực gắn
kết để các quốc gia , các dân tộc tham gia vào các liên minh để đối phó lại với sức ép
của các siêu cường như asean, eu, afta..
Câu 3. Anh chị hãy trình bày và phân tích nội dung quan hệ dân tộc theo nghĩa
hẹp
-Quan hệ dân tộc theo nghĩa hẹp : là quan hệ giưã các dân tộc tộc người trong một
quốc gia đa dân tộc cũng như quan hệ giữa các thành viên trong nội bộ một dân tộc-
tộc người.
-Nội dung quan hệ dân tộc theo nghĩa hẹp được biểu hiện ở quan hệ giữa dân tộc và
tộc người trong một quốc gia nhiều dân tộc cũng như quan hệ giữa các thành viên
trong nội bộ một dân tộc tộc ngưòi.
-Đảng ta đã khẳng định: “sự phát triển mọi mặt của từng dân tộc đi lên với sự củng
cố, phát triển của cộng đồng dân tộc trên đất nước ta. Sự tăng cường tính cộng đồng,
tính thống nhất là một quá trình hợp quy luật , nhưng tính cộng đồng tính thống nhất
không mâu thuẫn, không bài trừ tính đa dạng , tính độc đoán trong bản sắc của mỗi
dân tộc”.
-Quan hệ dân tộc trong mỗi quốc gia nhiều dân tộc được thể hiện một cách tập trung
trong những luận điểm sau:
+Tính thống nhất và đa dạng của các dân tộc trong cùng một quốc gia.
+Các dân tộc đoàn kết bình đẳng tương trợ lẫn nhau cùng phát triển trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
+Làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, xoá bỏ dần khoảng cách phát triển chênh lệch
giữa miền núi và miền xuôi(nông thôn và thành thị, làm cho đồng bào dân tộc miền
núi được hưởng ngày càng đầy đủ quyền lợi về kinh tế chính trị văn hoá.
-Quan hệ dân tộc theo nghĩa hẹp là quan hệ hết sức nhạy cảm vì vậy trong quản lý
nhà nước về các vấn đề dân tộc phải hết sức thận trọng, để tránh tình trạng xảy ra
4
xung đột giữa các tộc người và các thế lực phản động lợi dụng để chống phá chính
quyền.
Câu 4. Anh chị hiểu thế nào về “Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam là
nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt nam”
Đây là nguyên tắc hiến định và tư tưởng chủ đạo của quản lý nhà nước về dân tộc của
đất nước ta. Điều này thể hiện tư tưởng nhất quán về dân tộc của Đảng và nhà nước
ta.
Mục đích tính dân tộc, Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam là một quốc gia
độc lập có chủ quyền và là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em cùng
chung sống đoàn kết với nhau, tuy là các dân tộc khác nhau nhưng 54 dân tộc anh em
đã đoàn kết gắn bó chặt chẽ với nhau từ thơì dựng nước cho tới ngày nay cùng nhau
xây dựng và phát triển đất nước. Cả 54 dân tộc đều có quyền lợi và nghĩa vụ như
nhau, không có dân tộc nào có đặc quyền đặc lợi , không dân tộc nào được áp bức
dân tộc nào. tính lịch sử của Việt Nam, vì có sự dóng gòp của các dân tộc, có sự đoàn
kết nhau là vấn đề chiến lược, cơ bản và lâu dài là cho sự nghiệp giải phóng đất nước
trong thời chiến tranh kẻ xâm lược Pháp, nhờ có sự đoàn kết và sự thống nhất của
mọi dân tộc trong cả nước nó được làm cho Việt Nam thực hiện thăng lợi trong cuộc
chiến tranh và hiện nay các dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam bình đẳng,
đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng
lợi sự nghiệp, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc,
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Hiện nay sự hình thành, tham ga của mọi dân tộc như: đại biểu quốc hội khoá 10 có
người dân tộc thiểu số 17,3%, đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh người dân tộc thiểu số
18,2%, đại biểu hội đồng nhân dân huyện có 18,7%, đại biểu hội đồng nhân dân xã có
22,7% là người dân tộc thiểu số do với tổng số đại biểu cấp đó.
Sự bình đẳng của các dân tộc trong thời gian quản lý nhà nước là sự thống nhất của
tính dân tộc và tính dân tộc trong cơ cấu của Quốc hội có Hội đồng dân tộc, có Uỷ
ban dân tộc, chuyên phụ trách vấn đề dân tộc thiểu số và Bác Hồ nói “dân tộc Việt
Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý ấy không bao giờ thay
đổi” “Đồng bào Kinh hay Tày, Gia Lai hay Ê đê, Xê đăng hay Ba Na và các dân tộc
thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết
có nhan”
=Không có kẻ thù nào có thể chia rẻ, phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc mà Bác và
Đảng đã xây dựng nên
Câu 5. Anh chị hãy trình bày và phân tích khuynh hướng cơ bản trong quan hệ
dân tộc và trên thế giới hiện nay.
-TRên thế giới hiện nay có khoảng 198 quốc gia và dân tộc với chế độ chính trị và
trình độ phát triển khác nhau trong đó có 188 quốc gia là thành viên của liên hợp
quốc là tổ chức lớn nhất hành tinh, và trên thế giới có khoảng 6500 ngôn ngữ khác
nhau trogn đó có 1/10 là đã có chữ viết.
-Trong những biến động lớn ngày nay trên thế các sự kiện liên quan trực tiếp đến vấn
đề dân tộc và mối quan hệ giữa các dân tộc nổi lên hàng đầu. Và ở trên khắp mọi nơi
trên thế giới thì mâu thuẫn dân tộc đã trở thành thường xuyên và kéo theo nó là hàng
loạt các mâu thuẫn về kinh tế, xã hội, ngôn ngữ, tôn giáo, lãnh thổ.
5
-Và khuynh hướng cơ bản của quan hệ dân tộc tộc người trên thế giới hiện nay là
khuynh hướng li khai giữa các dân tộc mà trước đây họ cùng một dân tộc khác thành
lập một nhà nước liên bang, khuynh hướng này xảy ra ở khắp mọi nơi trên thế
giới.Song song với các khuynh hướng li khai giữa các dân tộc thì do nhu cầu về kinh
tế toàn cầu hoá văn hoá thì trên thế giới còn tồn tại một khuynh hướng nữa là khuynh
hướng li tâm giữa các dân tộc, đây không phải xu hướng thành lập các quốc gia liên
bang mà là các liên minh mà trong đó các quốc gia dân tộc vẫn độc lập tương đối với
nhau, các liên minh này chủ yếu là các liên minh kinh tế như EU, ASEAN..
-Từ 2 khuynh hướng cơ bản như vậy thì quan hệ giữa các tộc ngưòi trên thế giới biểu
hiện thành các quan hệ cụ thể như sau:
+Mở rộng giao lưu hợp tác trên tất cả mọi mặt mọi lĩnh vực hợp tác bình đẳng cùng
có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
+Liên kết thành cộng đồng theo quy mô và nguyên tắc khác nhau.
+Đồng hoá có khi đồng hoá cưỡng bức.
+Tiếp nhận văn hóa , nhưng vẫn giữ vững chủ quyền.
CÂu 6. Anh chị hãy trình bày các khuynh hướng cơ bản trong quan hệ dân tộc)
đặc điểm cộng đồng các dân tộc Việt nam có truyền thống đoàn kết cùng chung
vận mệnh lịch sử.
#Truyền thống đoàn kết:
-Đây là đặc điểm nổi bật về sức mạnh của các dân tộc việt nam . Nhờ có đoàn kết dân
tộc chúng ta sớm hình thành một quốc gia dân tộc thống nhất và đã liên tục giành
thắng lợi trong lịch sử chống ngoại xâm. Ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng tình
đoàn kết giữa các dân tộc anh em càng gắn bó đáp ứng yêu cầu phát triển của thời đại
mới’.
-Tình đoàn kết này đã có từ lâu đời và nó được thể hiện qua truyền thống Hùng
Vương, truyền thuyết Lạc Long Quân- Âu Cơ.
-Về mặt thực tiễn tình đoàn kết này được chứng minh qua thời kỳ dựng nước, gắn với
sản xuất nông nghiệp lúa nước nên các dân tộc phải đoàn kết gắn bó với nhau cùng
chinh phục thiên nhiên.
-Cùng chung vận mệnh lịch sử.Trong quá trình dựng nước và giữ nước dân tộc ta đã
cùng nhau xây dựng và chống lại ách ngoại xâm để bảo vệ tổ quốc.
=Như vậy trong thời đại mới cần phải phát huy truyền thống tốt đẹp này để cùng
nhau phát triển loại bỏ những nghi kỵ đập tan mọi âm mưu chia rẽ dân tộc.
Câu 7. Anh chị hãy phân tích đặc điểm: “đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước
ta cư trú trên một địa bàn rộng lớn có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế,
chính trị an ninh quốc phòng”
#Trên địa bàn rộng lớn . các dân tộc thiểu số ở nước ta cư trú trên khắp mọi miền đất
nước. Về cơ bản thì họ tập trung ở một số địa bàn:
-Khu vực miền núi Đông bắc là người Tày, Nùng
-Khu vực tây bắc là ngưòi Dao ,Thái, Mông
-Hoà Bình, Bắc Thanh hoá là người Mường
-Khu vực Tây nguyên là người Bana, Êđe ..
Cũng có các dân tộc thiểu số sống ở vùng đồng bằng như ngưòi Chăm sống ở đồng
bằng duyên hải nam trung bộ,đồng bằng sông cửu long.
Như vậy các dân tộc thiểu số cư trú ở khắp mọi miền đất nước.
6
#Vì cư trú trên địa bàn rộng lớn như vậy nên có rất nhiều thuận lợi như điều kiện giao
lưu, giao thoa giữa các phong tục tập quán, đặc trưng văn hóa để họ học hỏi lẫn nhau
trên khắp mọi miền đất nước, mọi lĩnh vực..Nhưng có không ít khó khăn do có sự
khác nhau rất lớn về văn hoá lối sống và kinh tế, đôi khi là sự mâu thuẫn.
#Các dân tộc cư trú trên địa bàn rộng lớn có vị trí hết sức quan trọng về kinh tế vì đây
là nơi tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên, giàu trữ lượng khoáng sản..là nguồn lực
quan trọng để phát triển kinh tế.
Về chính trị anh ninh quốc phòng vì các đồng bào dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở
vùng cao là nhưngx vùng đất nhạy cảm của đất nước , vì vậ y đây là một lực lượng
quan trọng để giữ đất và bảo vệ biên giới .
Câu 8: Anh chị hãy phân tích các đặc điểm của dân tộc ở nước ta có sự phát
triển không đồng đều về mặt lịch sử.
-Các dân tộc trên đất nước việt nam có sự chênh lệch khá lớn về mọi mặt , kinh tế , tri
thức ..có sự chênh lệch này là do trình độ phất triển kinh tế giữa các vùng miền khác
nhau giữa vùng sâu vùng xa,và vùng đồng bằng , sự rơi rớt lại của chế độ phong kiến
hay hậu quả nặmg nề của chính sách thực dân, sự chênh lệch nầy là rất lớn giữa
người kinh với ngưòi dân tộc thiểu só nói chung, người kinh có trình độ phát triển
cao hơn do họ có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển , hay ngay trong nội bộ
các dân tộc thiểu số thì cũng có ssự chênh lệch như giữa người thái và người Êđê, Ba
na.. và để hạn chế sự chênh lệch này thì phải cố gắng từng bước mới khắc phục
được .
-Chính sự chênh lệch này làm cho khối đại đoàn kết cộng đồng giữa các dân tộc của
nước ta kém đi sự bền vững , bởi vậy để phát huy sức mạnh dân tộc của khối đại đoàn
kết toàn dân phải nhanh chóng đưa vùng cao , vùng sau vùng xa thoát khỏi tình trạng
nhgèo nàn lạc hậu , thường xuyên đói nghèo , thiếu việc làm . Đảng và nhà nước ta đã
và đang xây dựng và phát triển khai thác một hệ thống chính sách kinh tế xa hội đồng
bộ có hiệu quả từng bước đưa dồng bào dân tộc thiểu số tiến kịp vùng xuôi về đời
cống vật chất và tinh thần.
Câu 9: Tại sao nói :Các dân tộc ở nước ta có sấc thái văn hoá phong phú và đa
dạng nhưng thống nhất trong bản sắc văn hoá các cộng đồng dân tộc việt nam
-Nói như vậy là vì : Việt nam có 54 dân tộc khác nhau và mỗi dân tộc này đều có nền
văn hoá phản ánh truyền thống lịch sử lâu đời của từng dân tộc , đời sống tinh thần
của từng dân tộc mình bằng các sắc thái độc đáo. Nền văn hoá phong phú đa dạng
của mỗi dân tộc được thể hiện ở tiếng nói nghệ thuật các đồ trang sức , trang phục ,
phong tục tập quán, tình cảm tâm lý..của các dân tộc đều được bảo vệ và tôn trọng
-Sắc thái văn hoá của các dân tộc còn được thể hiện ở các điểm như chữ viết, tôn giáo
truyền thống , nghệ thuật dân gian truyền thống.
-Tuy mỗi một dân tộc có một đặc điểm văn hoá riêng nhưng nó lại được thống nhất
chung trong cộng đồng bản sắc văn hoá việt nam bằng cách sử dụng tiếng việt làm
ngôn ngữ chung , phát triển song song với ngôn ngữ của mình cùng với sự phát triển
bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc, văn hoá cộng đồng sẽ làm phong phú nền văn hoá
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của việt nam.
Câu 10: Anh chị hãy phân tích nét cơ bản về thành tựu và những tồn tại tình
hình kinh tế xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số.
#Thành tựu
7
Sau 15 đổi mới vùng miền núi dân tộc nước ta có các thành tựu cơ bản:
-Quyền bình đảng giưã các dân tộc nước ta được tôn trọng và bảo đảm. Điều này thể
hiện ở điều 5 Hiến pháp 1992 “Nhà nước CHXHCN việt Nam là Nhà nước thống
nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ VN”.
-Đoàn kết giữa các dân tộc được phát huy và củng cố
-Nền kinh tế thị trường nhiều thành phần ở miền núi , vùng đồng bào dân tộc thiểu số
đã từng bước hoàn thành , phát triển ,cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch sang sản
xuất hàng hoá. Nhịp đọ tăng trưởng kinh tế khu vực miền núi có sự tăng trưởng
khá.Tốc độ GDP luôn ở mức 8-10%/năm. Vì vậy làm cho thu nhập của ngươì dân
ngày một khá hơn đời sống vật chất tinh thần của một bộ phận dan cư được cải thiện.
-Việc triển khai nhiều chính sách chương trình dự án đầu tư đã làm cho kết cấu hạ
tầng, kết cấu kinh tế xã hội ngày càng cải thiện đặ biệt là đường giao thông, đay là cơ
sở quan trọng đẻ phát triển đồng đều giữa các vùng .
-Công tác xoá đói giảm nghèo đã đạt được kết quả to lớn, mặt bằng dân trí đã được
nâng lên rõ rệt .
-Mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ, chống tái mù chữ đã thu được
một số kết quả nhất định. Hệ thống các trường dân tộc nội trú hình thành từ trung
ương đến cá vùng núi.
-Về y tế : các loại dịch bệnh được ngăn chặn và đẩy lùi trong đó quan trọng là các
bênh về thiếu iốt ...
-Về văn hoá, vùng đồng bào dân tộc thiểu số phong phú bản sắc văn hoá được bảo
tồn và phát huy.
-Hệ thống chính trị ở miền núi và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số được củng cố
và phát triển, đã đào tạo được đọi ngũ cán bộ các dân tộc thiểu số làm nòng cốt lãnh
đạo trong phong trào cách mạng của quần chúng.
-Tình hình trật tự an ninh an toàn xã hội đã được củng cố .
#Tồn tại
Về cơ bản kinh tế miền núi chậm phát triển và phát triển chưa vững chắc, nhiều nơi
còn lúng túng trong việ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập quán canh tác còn lạc hậu.
chất lượng sản phẩm thấp khó tiêu thụ.
-Tình trạng du canh du cư còn diễn ra phổ biến ở một số dân tộc, hiện nay ở nước ta
có khoảng 1 triệu người sống ở hình thức du canh du cư là chủ yếu, sống bằng nghề
trồng trọt và săn bắn. Điều này gây nên việc suy giảm rừng nghiêm trọng và đất đai
bị bạc màu.
-Kết cấu hạ tầng vùng sâu vùng xa còn thấp kém, trong cả nước còn trên hai nghìnn
xã ở miền núi chưa có đường giao thông đi vào trung tâm xã.
-Chất lượng giáo dục y tế do còn nhiều khó khăn nên chưa thu được kết quả cao.
-Còn tồn tại một số tập quán rất lạc hậu, hiện tượng mê tín dị đoan có xu hướng phát
triển mạnh ở khu vực miền núi Tây Bắc, Tây Nguyên, có một số bản sắc văn hoá dân
tộc có xu hướng mai một.
-ở một số nơi có xu hướng tôn giáo phát triển không bình thường, trái pháp luật được
các thế lự thù địch lợi dụng kích động gây rối loạn nhằm gây chia rẽ khối đaị đoàn
kết dân tộc như nhà nước Đêga ở Tây Nguyên, Khơme ở Đồng bằng Sông Cửu
Long..
-Công tác đào tạo và sử dụng cán bộ các chính sách đãi ngộ còn nhiều hạn chế .
8
Câu 11: Anh chị hãy trình bày và phân tích quan điểm của Đảng và Nhà nước
Nội dung quan điểm của đảng và nhà nước là thực hiện bình đẳng đoàn kết , giúp đỡ
nhau cùng phát triển giữ gìn bản sắc dân tộc trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH.
Cụ thể: Thừa nhận và bảo vệ quền dân tộc của tất cả các dântộc cùng sinh sống tren
lãnh thổ việt nam , dù dân tộc đó nhiều hay ít , quan điểm này được quy định trong
điều 5 hiến pháp 1992.
-Vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược về chính rị kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng
-Sự nghiệp xây dựng CNXH PTKT văn hoá miền núi là cự nghiệp chung của người
dân cả nước mà trước hết la sự nghiệp của chính ngươì dân tộcvà đồng bào miền xuôi
lên địng cư ở miền núi.
-Phát triển KTXH ở miền núi là một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển kinh tế
quốc dân. Các địa phương miền núi có trschs nhiệm góp phần trực tiếp thực hiện
những chủ trương dươòng lối chính sách của đảng và nhà nước trong đó đặc biệt
quan trọng là vai trò năng động và sáng tạo của địa phương và cơ sở.
-Nắm vững chủ trương phát triển có kế hoạch nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
đi lên chủ nghĩa xã hội nhưng phải thật sự tôn trọng quyền tự do quyết định của
người dân trong việc lựa chọn các hình thức kinh tế và có cơ chế quản lý thích hợp ,
lấy hiệu quả làm tiêu chuẩn hàng đầu .
-Phát triển miền núi toàn diện về kinh tế văn hoá xã hội gắn với việc thực hiện tốt
chính sách dân tộc của Đảng quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội , cải thiện đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
-Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc
NHìn chung quan điểm của đảng và nhà nước ta đều khẳng định vấn đề dân tộc và
đoàn kết các dân tộc luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng.
Câu12: Anh, chị hiểu như thế nào về câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh: “ Đoàn kết,
đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công” trong chính sách đại
đoàn kết của đảng và nhà nước ta.
->Để hiểu được câu nói này của Hồ chủ tịch trước hết chúng ta đi vào nghiên cứu
những vấn đề của dân tộc.
-Dân tộc ở đây được hiểu là 1 cộng đồng có chung tiếng nói, lãnh thổ, văn hoá, các
tộc người có thể liên kết với nhau thành quốc gia. Như 54 dân tộc anh em nằm trên
lãnh thổ Việt Nam đã tập hợp lại thành 1 quốc gia yêđộc lập có chủ quyền.
-Hiện nay ở Việt Nam có 54 dân tộc thuộc 4 ngữ hệ và phân chia thành 8 nhóm
ngôn ngữ, trong đó người kinh chiếm 86,2% dân số là dân tộc đa số, 53 dân tộc
còn lại chiếm 13,7%. Về cơ bản 53 dân tộc thiểu số đều sinh sống ở vùng miền
núi trong đó chỉ có 3 dân tộc là người Hoa, Chằm, Khơ me là sống ở vùng đồng
bằng.
-Trong 15 năm đổi mới thì nhà nước ta tạo ra được 1 số những thành tựu về vấn đề
dân tộc như quyền bình đẳng giữa các dân tộc nước ta được tôn trọng và đảm bảo
điều này thể hiện ở điều 5 Hiến pháp năm 1992…
(câu10 phân dân tộc)
Như vậy từ những tồn tại còn lại của các vấn đề dân tộc ta mới thấy rằng đoàn kết là
1 vấn đề hết sức quan trọng, đoàn kết mới tạo cho các dân tộc trong lãnh thổ Việt
9
Nam cùng phát triển và chống lại được sự lợi dụng của thế lực bên ngoài, để tạo nên
thành công cho công cuộc xây dựng đất nước.
Câu 13. Anh chị hãy trình bày và phân tích các chính sách định hướng về kinh
tế xã hội đối với các dân tộc và miền núi ở nước ta.
Các quan điểm trên là cơ sở để xác định những định hướng chính sách phát triển
kinh tế miền núi , trong những năm tới chính sách này là:
-Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phù hợp với từng vùng , nhằm khai
thác và sử dụng tiềm năng một cách hợp lý, bảo đảm phát triển bền vững .\
-Ưu tiên phát triển giáo dục và đào tạo ở miền núi coi trọng đào tạo bồi dưỡng cán bộ
và tri thức cho các dân tộc thiểu số.
Đây là định hướng quan trọng , việc phát triển giáo dục và đào tạo để chống tái mù,
xoá mù cho các dân tộc , nâng cao trình độ nhận thức , tri thức cho đồng bào, đặc biệt
là đội ngũ cán bộ để trực tiếp quản lý địa phương.
-Kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc việt nam và
của từng dân tộc, xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
-Quan tâm đặc biệt đến vùng sâu, vùng xa, căn cứ cách mạng và kháng chiến. Đây là
điều quan trọng vì những vùng này dễ bị địch lợi dụng lôi kéo gây chia rẽ. Câu 13.
Trình bày chính sách “đầu tư phát triển khoa học công nghệ, tài chính tín dụng
của Đảng và nhà nước đối với đồng bào các dân tộc thiểu số.
#Chính sách đầu tư phát triển : Thì tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế xã hội miền núi.
-Về giao thông vận tải : Tập trung vốn đầu tư để mở mang và xây dựng một số trục
giao thông chủ yếu. Ngoài vốn của nhà nước cần huy động sự đóng góp của các công
ty quốc doanh trên địa bàn
-Về năng lượng điện: Cần chú ý cung cấp điện thắp sáng , điện sản xuất cho tất cả các
vùng đồng bào dân tộc thiểu số , vùng dân cư có nhà máy thuỷ điện, và đặc biệt coi
trọng phát triển thuỷ điện nhỏ và các dạng năng lượng khác theo quy mô nhỏ do tập
thể và cá nhân làm.
-Về nguồn nước sạch: Xây dựng và đẩy mạnh các chương trình cung cấp nước sạch
cho sinh hoạt của người dân, và đầu tư khai thác một số hồ đập nước lớn hay vốn để
xây dựng hồ đập chứa nước phục vụ cho sản xuất .
-Chính sách khoa học công nghệ : trên cơ sở các công trình khoa học kỹ thuật của
trung ương, cần xúc tiến nhanh các đề tài chương trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật
phục vụ miền núi , khẩn trương đào tạo cán bộ kỹ thuật vào miền núi.
-Các chính sách tài chính tín dụng: tập trung vào giải quyết các chính sách miễn giảm
thuế các loại, hỗ trợ giá, cước vận chuyển, ưu đãi tín dụng cho các hộ đặc biệt khó
khăn.
-xoá bỏ chính sách thuế nhà nước, điều chỉnh thuế tiêu thụ, thuế lưu thông hàng hoá.
-Khuyến khích mở các trung tâm công nghiệp thương mại, dịch vụ tại thị trấn thị tứ,
các trục giao thông ở miền núi, đầu tư xây dựng các chợ để phát triển thương mại
giao lưu hàng hóa.
10
Câu 14: Trình bày các chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần , điểu chỉnh quan hệ sản xuất và đổi mới quản lý giải phóng năng lực sản
xuất ở miền núi.
#Trước hết là chính sách xây dựng cơ cấu kinh tế miền núi theo hướng kinh tế hàng
hoá, phát huy thế mạnh của từng vùng
-về ngành nông lâm nghiệp thì việc giải quyết lương thực ở miền núi phải tiến hành
theo quan điểm kinh tế hàng hoá thực hiện theo thế mạnh cảu mỗi địa phương, xoá bỏ
nền kinh tế tự cung tự cấp.
-Về công nghiệp: Chú trọng phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm cảu nông
nghiệp và lâm nghiệp, phát triển tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống.
-Về dịch vụ thương nghiệp: Phát triển ngành này để cung cấp lương thực thực phẩm
hàng tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá của miền núi và để xoá bỏ các tổ chức
trung gian mở rộng kinh doanh tổng hợp phục vụ cho người dân.
#s
-Các công ty, tổng công ty các nông trường lâm trường cần được chấn chỉnh chuyển
sang hạch toán kinh doanh , phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, chuyển
một số đơn vị này sang cổ phần hoặc liên doanh.
-Các hộ kinh tế gia đình cần khuyến khích phát triển kinh tế trang trại giúp đỡ về vốn
kỹ thuật cách thức làm ăn để họ chuyển sang kinh tế thị trường.
-Khu vực tập thể cần hoạt động theo nguyên tắc dân chủ tự nguyện khuyến khích các
loại hình hợp tác xã làm ăn có hiệu quả.
-Kinh tế tư nhân được khuyến khích để đầu tư phát triển sản xuất , nông lâm nghiệp
dịch vụ vận tải .
#Song song với việc xây dựng cơ cấu kinh tế miền núi nhằm khai thác có hiệu quả
của từng vùng.
Cần tổ chức và quản lý tốt công tác xuất nhập khẩu ở các tỉnh huyện biên giới .Ngoài
ra các vùng miền núi cần thực hiện chính sách ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài để
phát triển thế mạnh của các vùng miền núi.
C âu 15 :Trình bày nội dung quản lý nhà nước đối với dân tộc và miền núi
Có các nội dung cơ bản sau:
+Quản lý nhà nước về công tác định cư, định canh ổn định xã hội.
-Nhà nước đã có nhiều văn bản quy định về quy hoạch dân cư tăng cường cơ sở hạ
tầng sắp xếp đời sống ở các vùng dân cư phê duyệt chương trình xây dựng trung tâm
cụm xã vùng núi vùng cao.
-Xây dựng chương trình định canh định cư phải lấy huyện làm cơ sở đầu tư. Đồng
thời phải gắn với kế hoạch và nhiệm vụ phát triển KTXH trên địa bàn huyện.
+Quản lý NN về môi trường tài nguyên thiên nhiên ở miền núi
-TNTN là do NN thống nhất quản lý kể cả TNTN ở miền núi, NN phải quản lý vì đây
là cơ sở quan trọng để phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
-NN đề ra hàng loạt các VBQPPLđể quản lý tài nguyên đặc biệt là bảo vệ taì nguyên
rừng, đất trồng rừng, động thực vật quý hiếm mà cụ thể là hệ thống PL, chính sách,
quy hoạch, các chế độ và thể lệ.
-NN cũng thực hiện việc phân cấp trách nhiệm QLNN về tài nguyên từ trung ương
đến cơ sở , NN giao đất cho tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế để quản lý
và bảo vệ xây dựng, SXKD ổn định lâu dài.
11
-Chính phủ giao trách nhiệm cho Bộ chuyên ngành quản lý, tổ chức chỉ đạo thực hiện
việc điều tra, xác định các loại rừng, quy hoạch các vùng lâm nghiệp, các hệ thống
rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, lập kế hoạch cụ thể để trình chính phủ phê duyệt và tổ
chức chỉ đạo thực hiện.
-Các Bộ, ngành trung ương được NN giao quản lý sử dụng rừng, đất trồng rừng phải
chấp hành đầy đủ những quy định của PL.
-Tổ chức tuyên truyền, giáo dục sâu rộng các luật bảo vệ tài nguyên đến tất cả các
cấp ngành, nhân dân.
-CP quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm, chế độ quản lý bảo
vệ.
+QLNN về GTVT và bưu điện ở miền núi.
-NN có chủ trương phát triển nhanh và mạnh các loại phương tiện vận tải vừa và nhỏ
phù hợp với sự đi lại theo khả năng kinh tế của đồng bào đồng thời thích ứng với điều
kiện giao thông của từng vùng.
-NN giao cho các Bộ liên quan phối hợp với các tỉnh để quy hoạch cụ thể mạng lưới
thông tin-bưu điện của các huyện vùng cao. Có sự phân cấp quản lý rõ ràng, phân
công trách nhiệm giữa trung ương và tỉnh, huyện đối với từng loại công việc...
-Nâng cấp sửa chữa các tuyến đường giao thông để nâng cao năng lực về cơ sở hạ
tầng ở miền núi.
+QLNN về thương ngiệp dịch vụ.
-CP đã ban hành nhiều VBQPPL để QL và phát triển thương mại miền núi, hải đảo,
đồng bào dân tộc, quy định những chính sách đối với thương nhân hoạt động tại miền
núi, hải đảo , vùng sâu, vùng xa.
-Có các chính sách cung ứng và tiêu thụ các mặt hàng thiết yếu có ảnh hưởng lớn đến
SXvà đời sống của đồng bào dân tộc sinh sống, hoạt động trên địa bàn miền núi.
-CP giao trách nhiệm cho UBND các tỉnh, huyện chỉ đạo ngành thương nghiệp địa
phương mình QL mạng lưới dịch vụ thương nghiệp tận cơ sở, làng bản.
+QLNN về GD, VH-XH
-CP giao trách nhiệm cho các Bộ, ngành có liên quan XD kế hoạch cụ thể để tập
trung giải quyết các vấn đề cấp bách như phổ cập giáo dục tiểu học, xoá mù chữ,
củng cố các trường dân tộc nội trú, định hướng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân
tộc, thực hiện đầy đủ về chính sách đãi ngộ đối với cán bộ người dân tộc thiểu số
-Củng cố việc chiếu bóng, đài phát thanh, sách báo để nâng cao trình độ dân trí cho
người dân.
+QLNN về y tế.
-Thực hiện các chương trình của Bộ y tế đối với các vùng cao, vùng sâu, vùng xa bao
gồm các mặt phòng, chữa bệnh, phát triển vườn thuốc nam để có dược liệu ttrị bệnh
tại chỗ đặc biệt là tập trung vào giải quyết các bệnh cấp bách như sốt rét, bướu cổ...
-Tăng cường, khuyến khích đội ngũ cán bộ y tế về làm việc tại các vùng sâu, vùng
xa; đầu tư cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện để phục vụ người dân.
-Tăng cường công tác tuyên truyền, GD, phổ biến kiến thức về sức khoẻ, bảo đảm vệ
sinh, tránh việc chữa bệnh bằng các hủ tục, tin vào thần linh ma quỷ.
+QL thị trường chống buôn lậu qua vùng biên giới.
12
-Việc QLTT biên giới hiện nay phải tạo được điều kiện để mở rộng giao lưu hàng hoá
với các nước láng giềng và thiết lập một thị trường có trật tự, hoạt động nề nếp, chấm
dứt tình trạng buôn lậu, đổi tiền trái phép.
-để quản lý có hiệu quả vùng biên giới phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa biên phòng ,
hải quan thuế vụ , quản lý thị trường.
+QLNN về an ninh chính trị.
-Quan tâm giáo dục nâng cao khả năng giác ngộ chính trị cho cán bộ và đồng bào dân
tộc thiểu số làm cho mọi người quán triệt chính sách dân tộc , tôn giáo tăng cường ý
thức chấp hành pháp luật tinh thần đoàn kết dân tộcta sức góp phần xây dựng và bảo
vệ tổ quốc.
-Tuyên truyền giáo dục cho các đồng bào các dân tộc thiểu sốnhững âm mưu thủ
đoạn của các thế lực thù địch gây chia rẽ kích động hằn thù dân tộc.
Câu 16. Trình bày chính sách đất đai , bảo vệ phát triển rừng, di dân phân bố lại
dân cư ở miền núi và đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay.
Câu 17. Anh chị hãy trình bày chính sách phát triển văn hoá giáo dục , y tế và
đào tạo bồi dưỡng cán bộ , tạo nguồn lực cho đồng bào các dân tộc .
Chính sách phát triển văn hoá giáo dục y tế là một chính sách hết sức quan trọng
nhằm hạn chế sự cách biệt giữa miền núi và miền xuôi.
Thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo , bồi dưỡng cán bộ có chế độ đãi ngộ đối với
cán bộ miền núi
Xây dựng trường lớp đào tạo giáo viên phổ thông, đảm bảo đủ chỗ học cho con em
người dân tộc.
Tổ chức lại các trường phổ thông cơ sở, mở rộng củng cố các trường dân tộc nội trú,
trường vừa học vừa làm, các trung tâm dạy nghề, các lớp dự bị đại học và chuyên
nghiệp
Phổ cập giáo dục tiểu học cho tuổi thanh thiếu niên, theo chương trình phù hợp
-Về văn hoá: tăng cường công tác thông tin đại chúng và các phương tiện nghe, nhìn,
nâng cao khả năng phổ biến văn hoá cho các đồng bào miền núi
-Giữ gìn phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của người dân tộc
-Về y tế: tăng cường đầu tư cho hệ thống y tế miền núi, bảo đảm đủ thuốc thông
thường và thuốc phòng chống dịch bệnh.
-Khuyến khích phát triển nghề y
-Có chính sách ưu đãi trong việc cung ứng một số hàng thiết yếu cho đồng bào dân
tộc như muối ăn, dầu thắp sáng
CHính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ tri thức và đào tạo nguồn nhân lực, chính sách
này là nhằm cung ứng cho các vùng đồng bào dân tộc các cán bộ có trình độ quản lý.
khuyến khích cán bộ miền xuôi lên miền ngược làm việc, có chính sách ưu đãi.
Câu 18. Anh chị hãy trình bày và phân tích nhiệm vụ và đối tượng quản lý nhà
nước về dân tộc thiểu số và miền núi.
#Nhiệm vụ
-Nghiên cứu tổng hợp các vấn đề dân tộc và miền núi đề xuất chủ trương chính sách
của đảng và nhà nước xây dựng các dự án luật về dân tộc các dự án phát triển kinh tế
xã hội cho từng dân tộc, từng khu vực miền núi.
13
-Hướng dẫn theo dõi kiểm tra phối hợp các ngành các cấp thực hiện đường lối chủ
trương về chính sách dân tộc và miền núi của đảng và nhà nước.,
-Phối hợp với các cơ quan theo dõi quản lý đội ngũ cán bộ là người dân tộc và cán
bộ miền xuôi công tác ở miền núi
-Thực hiện quản lý giám sát kiểm tra các nguồn vốn đầu tư cho các vùng dân tộc và
miền núi .
-Đồng thời hoạt động thông qua các tổ chức quản lý hành chính nhà nước làm từ
thiện , bổ sung điều chỉnh và xây dựng các chính sách mới đáp ứng nhu cầu của phát
triển kinh tế ở vùng dân tộc và miền núi hiện nay của đồng bào các dân tộc trong cả
nước.
#Đối tượng quản lý.
Là toàn bộ các hoạt động kinh tế xã hội diễn ra trong đời sống hàng ngày của đồng
bào các dân tộc thiểu số để không ngừng nâng cao đời sống kinh tế văn hoá của đồng
bào mà cụ thể là:
-quản lý về an ninh chính trị
-quản lý các hoạt động kinh tế.
-quản lý các hoạt động xã hội, văn hoá, giáo dục y tế.
-quản lý an ninh, an toàn.
Câu 20: Trình bày và phân tích phương hướng quản lý NN về dân tộc.
Có 5 phươmg thức quản lý cơ bản sau:
+Quản lý bằng pháp luật: là phương thức cơ bản đối với việc quản lý NN trên các
lĩnh vực kể cả dân tộc . NN ta dã ban hành các văn bản QPPL để quản lý về miền núi
và đồmg bào các dân tộc thiểu số. Từng bước đưa đời sống các đồng bào miền núi
theokịp và hoà chung với cuộc sống của cả đất nước.
-Việc ban hành các văn bản QPPL trước hết trên cơ sở lý luận CN Mác tư tưởng
HCM và thực tiễn đời sống quốc tế về dân tộc. Những đặc điểm xu hướng của dân
tộc VN về việc quản lý dân tộc không thẻ tách khỏi xu hướng chung của quốc tế
-Hiện nay ở nước ta việc xây dựng một bộ luật dân tộc là hết sức cần thiét cho việc
quản lý NN về dân tộc. Và ở bộ luật này phải thể hiện được rõ những quy định cho
từng lĩnh vực của đồng bào các dân tộc thiểu số.
+Quản lý bằng chính sách , chương trình
-để thự c hiện những mục tiêu quan điểm của đảng và nhà nước cần cụ thẻ hoá nó
bằng các chính sách , chương trình kế hoạch
-Đối với vùng dân tộc miền núi nước ta có rát nhiều chương trình , chính sách các
giải pháp để thực hiện phát triển KTXH miền núi dân tộcvùng sâu vùng xa
-phân chia miền núi thành 3 khu vực để thấy được sự phân hoá của miền núi của
đồng bào dân tộcđể aps dụng các chính sách
-Xây dựng các trung tâm cụm xã ở các xã miền núi vùng cao
-Chương trình trồng 5 triệu ha rừng , chưôưng trình xoá đói giảm nghèo, các chương
trình xxoá đói giảm nghèo.
+Quản lý bằng tổ chức bộ máy : do yêu cầu của mỗi giai đoạn thì bộ máy QL về dân
tộc đã có nhiều thay dổi dể đáp ứng ccác yêu cầu từng thời kỳ
-Có năm thàmh lập UBDT hay văn phòng DT
-Năm 1993 thì thống nhất UBDT và văn phòng miền núi và dân tộcthành UBDT và
miền núi đén năm 1998 thì xây dựng được hoàn thiện.
14