Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

BÀI GIẢNG NHÀ nước PHÁP LUẬT tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của các cơ QUAN QUYỀN lực NHÀ nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.42 KB, 14 trang )

KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI
1. Mục đích:
Chủ đề nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về cơ cấu tổ
chức cũng như cơ chế hoạt động của hệ thống các cơ quan quyền lực ở nước ta;
trên cơ sở đó góp phần xây dựng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các
cơ quan quyền lực nhà nước
2. Bố cục:

gồm 3 phần

- Tổ chức và hoạt động của Quốc hội
- Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân
- Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của QH và HĐND ở nước ta hiện nay
3. Thời gian:

2 tiết

4. Phương pháp giảng dạy:
. Là phương pháp diễn giảng của giảng viên, có sử dụng trình chiếu
Powerpoint
. Gợi mở, hướng dẫn H nghiên cứu tài liệu và phân tích làm rõ một số nội
dung quan trọng
5 Tài liệu:
Phần hai: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
I. THỦ TỤC LÊN LỚP

- Nhận báo cáo, kiểm tra công tác chuẩn bị học tập của học viên.
II. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI

Thứ tự, nội dung


Thời gian

Phương pháp

Vật chất

Phần 1

40 phút

Thuyết trình + Nêu vấn đề

Giáo án, giáo
trình, tài liệu,

Phần 2

40 phút

Thuyết trình + Nêu vấn đề

Giáo án, giáo
trình, tài liệu,


2
III. KẾT THÚC GIẢNG BÀI
1 Định hướng nội dung ôn tập:
- Vị trí, chức năng của Quốc hội?
- Cơ sở khách quan và nội dung đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của

QH và HĐND ở nước ta?
2. Nhận xét kết quả buổi học:
I. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC HỘI
1. Vị trí của Quốc hội nước ta:
QH là một trong 5 phân hệ cơ quan của bộ máy NN ta, có vị trí rất
quan trọng được thể hiện ở Điều 83, HP 92
Đó là: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của ND, cơ quan quyền
lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt nam.
Như vậy, vị trí của Quốc hội có 2 ý:
- QH là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân. Thể hiện:
+ Trong bộ máy NN, QH là cơ quan dân cử do cử tri cả nước bầu ra
theo nguyên tắc phổ thôni, bình đẳng và bỏ phiếu kín.
+ Quốc hội đại biểu cho mọi tầng lớp nhân dân trong cả nước. Thành
phần của QH thể hiện sinh động của đại đoàn kết toàn dân.
Đại biểu QH cóđủ các tầng lớp, thành phần dân tộc, tôn
giáo, nghề nghiệp, thể hiện nền tảng của liên minh công nông
trí thức, các t/c quần chúng, LLVT…
Ví dụ QH khoá XII:

có 493 đại biểu, trong đó:

. ĐB do TƯ giới thiệu: 153.

. ĐB ngoài Đảng: 43

. ĐB do địa phương giới thiệu: 340

. ĐB là phụ nữ: 127

. ĐB tham gia QH lần đầu: 345


. ĐB trẻ tuổi


3
. ĐB là dân tộc thiểu số: 87

. ĐB tái cử: 138

. ĐB tự ứng cử: 1
QH khóa XIII: Bầu 500 đại biểu, trong đó:
Ngoài Đảng 42; nữ 122; trẻ dưới 40 tuổi 62; tái cử 167; trình độ trên ĐH
229 (45,8%); Tr/độ ĐH 262 (52,4%). Trong số 15 người tự ứng cử có 4 người
trúng cử (gồm: Châu Thị Thu Nga (HN), Nguyễn Minh Hồng (NA), Phan Văn
Quý (NA), Hoàng Hữu Phước (TP HCM). Trong số 182 ứng cử viên TW giới
thiệu có 15 người trượt, trong đó có 7 đại biểu chuyên trách khóa XII
Phê: Q/điểm cho rằng QH là do Đảng và chỉ phục vụ cho Đảng.
- Quốc hội là cơ quan quyền lực NN cao nhất.
Thể hiện ở 3 phương diện:
+ Ở phạm vi rộng lớn các vấn đề mà QH thảo luận và quyết định
+ Ở tính chất đặc biệt quan trọng của các quyết định của QH đối với sự
phát triển của đất nước
+ Ở mức độ chi phối của các quyết định của QH đối với tổ chức và hoạt
động của Nhà nước
2. Chức năng của Quốc hội
Quốc hội có 3 chức năng chính: chức năng lập hiến lập pháp; chức năng
quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; chức năng giám sát tối cao đối
với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
- Chức năng lập hiến lập pháp:
+ Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.

Quốc hội làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp
Việc soạn thảo, thông qua, công bố Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp và thủ
tục, trình tự giải thích Hiến pháp do Quốc hội quy định.


4
Căn cứ vào Hiến pháp, Quốc hội ban hành luật, nghị quyết.
Căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ
Quốc hội ban hành pháp lệnh, nghị quyết.
+ Quy trình xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật của Quốc hội bao
gồm các giai đoạn :
(1) xây dựng và thông qua chương trình xây dựng văn bản pháp luật,
(2) giai đoạn soạn thảo,
(3) giai đoạn thẩm tra của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban,
(4) giai đoạn xem xét tại Uỷ ban thường vụ Quốc hội,
(5) giai đoạn thảo luận tại các kỳ họp của Quốc hội
(6) giai đoạn thông qua tại Quốc hội.
- Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng
+ Là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, Quốc hội quyết định kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; quyết định chính sách tài chính, tiền tệ
quốc gia; quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Nhà
nước; phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách Nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc
bãi bỏ các thứ thuế.
+ Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ các cơ quan ngang Bộ của Chính
phủ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương; thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
+ Quốc hội quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình
trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh
quốc gia.
+ Quốc hội quyết định đại xá, quyết định trưng cầu ý dân.

+ Trong lĩnh vực đối ngoại, Quốc hội quyết định chính sách cơ bản về đối
ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc
tham gia theo đề nghị của Chủ tịch nước.
- Chức năng giám sát tối cao


5
Theo quy định tại Ðiều 84 Hiến pháp 1992, Quốc hội thực hiện quyền giám
sát tối cao việc tuân thủ theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét
báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ,
Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Chức năng giám sát của Quốc hội được thực hiện thông qua các hoạt động
giám sát của các cơ quan của Quốc hội như Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội
đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và Ðại biểu Quốc hội.
Cụ thể:
+ Giám sát của đại biểu QH.
. Được thể hiện ở cả trong kì họp và giữa 2 kì họp.
. ĐBQH có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch QH, Thủ tướng, Chánh
án TANDTC, Viện trưởng Viện KSNDTC.
Trong thời gian QH họp: Chất vấn gửi đến Chủ tịch QH, người bị chất
vấn phải trả lời tại kì họp.
Giữa 2 kì họp: Chất vấn gửi đến UBTVQH và chuyển đến cơ quan,
người bị chất vấn và định thời gian trả lời chất vấn.
+ Giám sát của UBTVQH:
Nội dung giám sát như:
. Giám sát việc thi hành PL của QH.
. Giám sát hoạt động của CP, TANDTC, VKSNDTC.
. Đình chỉ và đề nghị QH huỷ các văn bản trái PL của QH và pháp lệnh,
nghị quyết của UBTVQH.
. Giám sát hoạt động của HĐND cấp tỉnh.

+ Giám sát của HĐDT và các UB của QH.


6
Giám sát việc tuân theo PL, pháp lệnh, NQ của QH và UBTVQH; các kế
hoạch, chính sách do HĐDT hoặc UB đó phụ trách.
+ Giám sát của kì họp QH.
QH xem xét, thảo luận báo cáo công tác của UBTVQH, Thủ tướng, Chánh
án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của QH
Được xác định ở Điều 84 HP 92 và Điều 2 Luật tổ chức QH.
Có 14 nhiệm vụ (Xem tài liệu):
1- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; quyết
định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;
2- Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị
quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ
Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
3- Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
4- Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán
ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán
ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;
5- Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;
6- Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ,
Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và chính quyền địa phương;
7- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch
Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc
hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc
bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên
khác của Chính phủ; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách thành



7

viên Hội đồng quốc phòng và an ninh; bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người
giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;
8- Quyết định thành lập, bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ của Chính
phủ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương; thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
9- Bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội,
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát
nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội;
10- Quyết định đại xá;
11- Quy định hàm, cấp trong các đơn vị vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại
giao và những hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và
danh hiệu vinh dự nhà nước;
12- Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn
cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;
13- Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều
ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước
quốc tế khác đã được ký kết hoặc gia nhập theo đề nghị của Chủ tịch nước;
14- Quyết định việc trưng cầu ý dân.
4. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của QH
a) Cơ cấu tổ chức:
- UBTVQH:
Là cơ quan thường trực của QH do QH bầu ra.
Gồm: Chủ tịch, các phó CT, và các uỷ viên.
(Chủ tịch QH là chủ tịch UBTVQH, Phó chủ tịch QH là phó chủ tịch
UBTVQH).
Hiến pháp 80: HĐNN là nguyên thủ quốc gia tập thể, có chức năng, nhiệm

vụ của Chủ tịch nước và UBTVQH.


8

(UBTVQH khóa XIII: có 17 người. Gồm CT Nguyễn Sinh Hùng; 4 Phó CT:
Uông Chu Lưu, Nguyễn Thị Kim Ngân, Tòng Thị Phóng, Huỳnh Ngọc Sơn; các
ủy viên là Chủ tịch HĐDT, CN các ủy ban, CN Văn phòng QH (Nguyễn Hạnh
Phúc), trưởng Ban công tác đại biểu (Nguyễn Thị Nương).
- Hội đồng dân tộc: (CT: Ksor Phước)
Là cơ quan của QH để giải quyết vấn đúng đắn đề dân tộc ở VN.
. QH bầu HĐDT gồm: Chủ tịch, các phó CT và các uỷ viên.
. Chủ tịch HĐDT được dự các phiên họp của UBTVQH, Chính phủ khi đề
ra các chính sách dân tộc.
- Các uỷ ban của QH:
QH bầu các UB để giải quyết chuyên sâu trên các lĩnh vực.
QH khoá XII có 9 uỷ ban sau:
(1) UB Pháp luật: Phan Trung Lý
(2) UB Tư pháp: Nguyễn Văn Hiện
(3) UB Kinh tế: Nguyễn Văn Giàu
(4) UB Tài chính và Ngân sách: Phùng Quốc Hiển
(5) UB Quốc phòng và An ninh: Nguyễn Kim Khoa
(6) UB Văn hoá, Giáo dục, TN, TN và Nhi đồng: Đào trọng Thi
(7) UB về các vấn đề xã hội: Trương Thị Mai
(8) UB Khoa học, công nghệ và MT: Phan Xuân Dũng
(9) UB Đối ngoại: Trần Văn Hằng
HĐDT và các UB có quyền yêu cầu thành viên Chính phủ, Chánh án
TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC và viên chức NN hữu quan khác trình bày
và cung cấp tài liệu về những vấn đề cần thiết.



9

Ngoài ra, trong cơ cấu của QH còn có các đoàn đại biểu QH, do ND bầu ra,
có địa vị pháp lý như nhau.
Luật quy định QH không quá 500 ĐB
(QH Khoá X: 450 ĐB, Khoá XI: bầu được 498 ĐB, Khoá XII: 493 ĐB,
Khóa XIII: 500 ĐB)
b) Hoạt động của QH
- QH tổ chức và hoạt động teo nguyên tắc tập trung dân chủ, làm việc theo
chế độ hội nghị tập thể và quyết định theo đa số.
Hội nghị thường kì : 1 năm 2 lần
Hội nghị bất thường: Khi có vấn đề cấp bách (theo yêu cầu của Chủ tịch
nước, Thủ tướng, UBTVQH hoặc 1/3 số ĐB yêu cầu).
- UBTVQH: là cơ quan thường trực, bảo đảm hoạt động thường xuyên của
QH giữa 2 kì họp.
- HĐDT và các UB của QH hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm
vụ riêng theo từng mặt.
- Nhiệm kì của QH là 5 năm.
. 2 tháng trước khi hết nhiệm kì, QH khoá mới phảI được bầu xong. Nếu rút
ngắn hoặc kéo dài nhiệm kì phải có ít nhất 2/3 tổng số ĐB QH biểu quyết tán
thành.
. Kì họp đầu tiên chậm nhất 2 tháng sau khi bầu. Đây là kì họp quan trọng:
bầu các chức danh chủ chốt.
. Luật, NQ của QH phải được công bố chậm nhất 15 ngày kể từ khi thông
qua.
- QH họp công khai (trừ trường hợp cần thiết theo đề nghị của Chủ tịch
nước, UBTVQH, Thủ tướng hoặc 1/3 ĐB đề nghị).



10
Thành viên CP không phải là ĐB QH có trách nhiệm tham gia phiên họp
toàn thể và phát biểu ý kiến về ngành mình quản lí
Tư liệu: QH đến nay đã 13 khoá
- K1: 1946- 1960, gọi là Nghị viện ND, năm 1959 đổi tên thành QH (chủ
tịch: Ng. Văn Tố, Bùi Bằng Đoàn, Tôn Đức Thắng).
- K2: 60- 64, (chủ tịch Tr. Chinh)
- K3: 64-71 . Do chiến tranh nên QH kéo dài (chủ tịch Tr. Chinh)
- K4: 71-75 (chủ tịch Tr. Chinh)
- K5: 75-76 Do giải phóng MN (chủ tịch Tr. Chinh)
- K6: 76-81 (chủ tịch Tr. Chinh)
- K7: 81-87 ( Ng. Hữu Thọ)
- K8: 87-92 (Lê Qg Đạo)
- K9: 92-97 (Nông Đức Mạnh)
- K10: 97-02 (Nông Đức Mạnh)
- K11: 02-07 ( Ng. Văn An)
- K12: 07-11 Rút ngắn 1 năm để trùng ĐHĐ XI ( Ng. Phú Trọng)
-K13: 11-16 (Nguyễn Sinh Hùng)

II. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG ND CÁC CẤP
1. Vị trí của HĐND
Hiến pháp 1992 xác định:
HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí,
nguyện vọng và quyền làm chủ của ND, do ND địa phương bầu ra, chịu trách
nhiệm trước ND vàcơ quan nhà nước cấp trên.


11
. Là cơ quan quyền lực NN ở địa phương: HĐND quyết định những vấn đề
quan trọng ở địa phương.

. Là cơ quan đại diện cho ND địa phương: Đại diện cho ý chí, nguyện vọng,
trí tuệ của địa phương.
2. Chức năng của HĐND
HĐND có 2 chức năng cơ bản:
- Chức năng quyết định: HĐND được quyền quyết định mọi vấn đề liên
quan đến đời sống ND địa phương theo thẩm quyền.
Có 2 loại quyết định:
. Quyết định các biện pháp bảo đảm thi hành PL ở địa phương và tròn nghĩa
vụ của địa phương đối với cả nước.
. Quyết định các biện pháp xây dựng địa phương vững mạnh trên các lĩnh
vực.
- Chức năng tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các quyết định
của HĐND.
. Tuyên truyền, phổ biến NQ của HĐND trong ND.
. Chỉ đạo, đôn đốc UBND triển khai thực hiện NQ.
. Giám sát hoạt động của UBND, Toà án, Viện Kiểm sát của địa phương.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn
HĐND ở mỗi cấp khác nhau, mỗi địa phương kác nhau do có quy mô, đặc
điểm khác nhau, do vậy nhiệm vụ quyền hạn cũng không hoàn toàn giống nhau.
Về cơ bản có các nhiệm vụ, quyền hạn được ghi trong HP 1992 và Luật Tổ
chức HĐND và UBND trên các lĩnh vực như: kinh tế; văn hoá xã hội; khoa học,
công nghệ, môi trường; quốc phòng, an ninh; dân tộc, tôn giáo; trong thực hiện
pháp luật; xây dựng chính quyền và quản lý địa giới ở địa phương.


12
(Xem tài liệu)

4. Tổ chức và hoạt động của HDND
* Về tổ chức:

- HĐND được tổ chức ở 3 cấp: tỉnh, huyện, xã.
- HĐND có cơ quan thường trực. (Riêng HĐND cấp xã chủ tịch, phó chủ
tịch làm nhiệm vụ thường trực).
- HĐND tỉnh có 3 ban:
+ Ban KT và ngân sách
+ Ban VH - XH
+ Ban pháp chế
(Nơi nào có nhiều dân tộc thì có Ban dân tộc)
- HĐND huyện có 2 ban:
+ Ban KT- XH
+ Ban pháp chế
( Thành viên các ban của HĐND không thể là thành viên của UBND các cấp)
*Về hoạt động:
- HĐND hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Hoạt động theo chế độ kì họp (mỗi năm 2 kì)
- HĐND họp công khai; phiên họp phải có ít nhất 2/3 số ĐB HĐND.
III. ĐỔI MỚI, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QH VÀ
HĐND NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
1. Sự cần thiết phải đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của QH và
HĐND


13
- Xuất phát từ vị trí, vai trò của QH và HĐND.
- Đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dân chủ đại diện, đáp ứng yêu cầu xây
dựng nhà nước PQ XHCN của dân, do dân, vì dân.
- Từ thực tiễn trong tổ chức và hoạt động của QH và HĐND các cấp ở nước
ta còn bất cập, hạn chế.
. Chất lượng lập pháp, chất lượng giám sát…
. Cơ chế hoạt động, hiệu quả hoạt động…

. Phẩm chất, năng lực, trách nhiệm của ĐB…
2. Một số nội dung chủ yếu
- Quán triệt sâu sắc quan điểm, tư tưởng của Đảng về xây dựng, hoàn
thiện NN PQ XHCNVN vào toàn bộ quá trình đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt
động của QH và HĐND.
(Quan điểm ĐH XI –Văn kiện tr.52, 246)
- Tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức và hoạt động của QH.
+ Hoàn thiện cơ chế bầu cử để cử tri bầu được những đại biểu QH tiêu biểu
+ Nâng cao chất lượng ĐB QH, tăng hợp lí số lượng ĐB chuyên trách ; có
cơ chế để đại biểu QH gắn bó chặt chẽ và có trách nhiệm với cử tri
+ Hoàn thiện cơ cấu các UB của QH, nâng cao chất lượng hoạt động của
HĐDT và các UB của QH ; chất lượng hoạt động của đại biểu và đoàn đại biểu
QH
+Nghiên cứu giao quyền chất vấn cho HĐDT và các uỷ ban của QH
+Phát huy tính dân chủ, cụng khai, đối thoại trong thảo luận, hoạt động chất
vấn tại diễn đàn QH


14
+Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng pháp luật, trước hết là
quy trình xây dựng luật, pháp lệnh ; luật, pháp lệnh cần quy định cụ thể, tăng
tính khả thi
+ Nâng cao chất lượng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước nhất là đối với các công trình trọng điểm của quốc gia, việc phân bố và thực hiện
ngân sách ; giám sát hoạt động của cơ quan tư pháp, công tác phòng chống quan
liêu, tham nhũng, lãng phí.
Lưu ý:
Đề án đổi mới do UBTVQH đưa ra tháng 3/2012: có 2 phương án:
(1): Rút ngắn thời gian họp QH mỗi kỳ xuống còn 20-25 ngày (nay 30-35
ngày), Công việc còn lại được chuyển sang hoạt động thường xuyên giữa 2 kỳ
họp và các đại biểu chuyên trách; 1 năm có 2 kỳ họp

(2): Mỗi năm có 3 kỳ họp
+Kỳ 1 (tháng 3): chủ yếu làm luật và một số nhiệm vụ KT-XH cấp bách
+Kỳ 2, 3 ( tháng 7, 11): Thảo luận nhiệm vụ KT-XH và các nội dung khác

- Đổi mới cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của HĐND .
+Đổi mới tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND các cấp,
bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định và thực hiện
những chính sách trong phạm vi phân cấp
+Nghiên cứu tổ chức chính quyền ở nông thôn, đô thị, hải đảo
. Tiếp tục thực hiện không tổ chức HĐND ở huyện, quận, phường
. Ở huyện, quận, phường tổ chức UBND là đại diện của cơ quan hành chính
cấp trên tại địa bàn, do UBND cấp trên bổ nhiệm.



×