Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

BÀI GIẢNG NHÀ nước và PHÁP LUẬT tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của các cơ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.04 KB, 33 trang )

KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
phần 1: Ý ĐỊNH BÀI GIẢNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Nghiên cứu bài học giúp cho các đồng chí hiểu thêm về tổ chức thể chế nhà
nước ta nói chung cũng như tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà
nước nói riêng; từ đó, thấy được cơ sở khách quan của việc cải cách nền hành
chính ở nước ta hiện nay.(tập trung vào giai đoạn 2011-2020).
2. Yêu cầu
- Người học nắm vững những kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động
của cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và ở địa phương.
- Nắm vững nội dung chương trình cải cách nền hành chính nhà nước ở
nước ta hiện nay.
II. NỘI DUNG (gồm 3 phần)
- Tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương. (Trọng tâm)
- Tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
- Cải cách nền hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay.
III. THỜI GIAN (4 tiết) - Phần 1 : 60 phút.
- Phần 2 : 20 phút.
- Phần 3 : 80 phút.
IV. ĐỊA ĐIỂM (giảng đường)
V. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP
1. Tổ chức: Lên lớp tập trung tại giảng đường.
2. Phương pháp:
1


- Giáo viên: Thuyết trình, kết hợp gợi mở nêu vấn đề.
- Học viên: Chú ý nghe giảng, ghi chép bài theo ý hiểu.
VI. VẬT CHẤT BẢO ĐẢM
1. Vật chất: Giáo án, tài liệu, phấn bảng, powerpoint,…


2. Tài liệu nghiên cứu:

Phần 2 : THỰC HÀNH BÀI GIẢNG
I. THỦ TỤC LÊN LỚP
- Ổn định lớp học.
- Kiểm tra bài cũ (nếu có).
II. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI
Thứ tự,

Thời gian

Phương pháp

Vật chất

Phần I

60 phút

Thuyết trình

BG

Phần II

20 phút

Thuyết trình

BG


Phần III

80 phút

Thuyết trình

BG

Nội dung

III. KẾT THÚC
1. Kết luận.
2. Định hướng nội dung ôn tập.
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.
I. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
NHÀ NƯỚC Ở TRUNG ƯƠNG.
Ở phần này chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu 2 điểm chính cụ thể sau:
1. Tổ chức và hoạt động của Chính phủ
2


Trong tổ chức quyền lực NN hiện nay, hành pháp là một nhánh quyền lực
NN có vị trí quan trọng luôn luôn gắn liền với Chính phủ - cơ quan đứng đầu hệ
thống hành chính nhà nước thực thi quyền hành pháp.
Chính phủ theo tiếng Anh nghĩa là "cao nhất", tiếng Đức nghĩa là "cơ
quan hành chính cao nhất, đứng đầu hành pháp". Theo nghĩa pháp lý "Chính phủ
là tập thể các bộ trưởng thực hiện công quyền của một nước"
Vậy, Chính phủ có vị trí vai trò như thế nào? Chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu

mục a nhỏ.
a. Vị trí vai trò
Ở chuyên đề 2 chúng ta đã nghiên cứu tổ chức bộ máy Nhà nước ta gồm 5
phân hệ cơ quan. Như vậy, Chính phủ là một trong năm phân hệ cơ quan nhà
nước được thể hiện tại Điều 94 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định:
“ Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành
của Quốc hội”.
Vị trí đó được thể hiện trên 3 ý:
Thứ nhất; Là cơ quan hành chính NN cao nhất.
- Chính phủ là cơ quan đứng đầu bộ máy hành chính nhà nước, điều hành,
quản lý đất nước về mọi mặt.
+ Đây là bộ máy cao nhất của tổ chức Nhà nước để tổ chức thi hành pháp luật.
+ Chính phủ lãnh đạo các bộ, UBND các cấp trên tất cả các lĩnh vực đời
sống xã hội đất nước.
- Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh
tế, VH - XH, QP – AN, đối ngoại của Nhà nước, đối với các bộ, các ngành và
địa phương.
+ Có vai trò to lớn trong việc bảo đảm tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và
pháp luật.

3


+ Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, ổn định và nâng cao đời sống cho nhân dân.
VD: Trong Hiến pháp năm 1959 khẳng định: Hội đồng Chính phủ là cơ
quan chấp hành của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, và là cơ quan hành
chính Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Theo Hiến pháp 1980, Hội đồng Bộ trưởng được xác định là Chính phủ của

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành và hành chính
nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Thể hiện Quốc hội
là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thống nhất các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp và giám sát.
Hiến pháp năm 1992 : Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ
quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hiến pháp Việt Nam năm 2013: Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước
cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành
pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Như vậy, trong các bản Hiến pháp nước ta đều quy định Chính phủ là cơ
quan hành chính nhà nước cao nhất.
Thứ hai; Chính phủ thực hiện quyền hành pháp.
Phân tích:
+ Quyền hành pháp của Chính phủ có 2 quyền.
-> Quyền hành chính (Quản lý, điều hành theo Pháp luật).
-> Quyền Lập quy ( Tức quyền ban hành văn bản pháp quy để cụ
thể hóa Luật và tổ chức thực hiện;
+ Quyền Lập quy của Chính phủ là việc Chính phủ ban hành các Nghị
định để triển khai thực hiện Luật, Pháp lệnh.
VD: Chính phủ ban hành Nghị định 92/2012 quy định chi tiết và biện pháp thi
hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo...

- Ngoài quyền Lập quy Chính phủ có quyền sáng kiến pháp luật.
VD: Xây dựng các dự án luật, dự án pháp lệnh để trình Quốc hội và
UBTVQH.

4


Hiện nay hơn 90% các dự án luật xuất phát từ Chính phủ, có nghĩa là để

xây dựng 1 đạo luật, QH giao cho Chính phủ xây dựng dự án luật; Chính
phủ phân công các bộ, ngành liên quan thành lập Hội đồng soạn thảo dự án
luật để trình Chính phủ trước khi trình Quốc hội, để Quốc hội thẩm định,
thảo luận, thông qua.

Thứ ba; Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội? Thể hiện:
- Chính phủ do QH lập ra để tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, tiến
hành hoạt động quản lý, điều hành nhà nước.
+ QH bầu, miễn nhiệm Thủ tướng theo đề nghị của Chủ tịch nước và phê
chuẩn danh sách các thành viên Chính phủ theo đề nghị của Thủ tướng (gồm:
các Phó thủ tướng, các bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ).
+ Quốc hội quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ, quy định số phó Thủ
tướng, các Bộ và cơ quan ngang bộ.
- Nhiệm kỳ Chính phủ theo nhiệm kỳ của QH. ( 5 năm )
Chính phủ làm việc từ khi kỳ họp thứ nhất tổ chức ra Chính phủ, hoạt động
đến kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa sau bầu ra Chính phủ mới.
- Chính phủ phải chấp hành luật, nghị quyết do QH ban hành.
- Chính phủ phải báo cáo công tác của mình trước QH và chịu sự giám sát tối
cao của QH.
- Hoạt động của Chính phủ phải theo các nguyên tắc do Quốc hội đề ra.
b. Cơ cấu tổ chức
- Cơ cấu Chính phủ gồm:
+ Các bộ.
+ Các cơ quan ngang bộ.
+ Các cơ quan thuộc Chính phủ.
-> Trong đó các Bộ và các cơ quan ngang bộ có chức năng quản lý nhà
nước đối với ngành hoặc lĩnh vực trong phạm vi cả nước. (Có nghĩa là các cơ quan
đó được quyền ban hành các văn bản pháp quy để triển khai thực hiện trong cả nước).


5


-> Còn các cơ quan thuộc Chính phủ không có chức năng quản lý nhà
nước trong phạm vi cả nước. (Đây là các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Chính phủ
không có chức năng quản lý nhà nước như: Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt
Nam, TTXVN, Viện HLKH&CNVN, Viện KHXHVN, BHXHVN, Học viện Chính trị - Hành
chính quốc gia, Ban quản lý lăng Chủ tịch HCM, UB giám sát tài chính quốc gia)

Hiện nay Việt Nam có 18 Bộ và 4 Cơ quan ngang Bộ.
Hỏi học viên: Theo hiểu biết của các đồng chí 04 cơ quan ngang bộ là
những cơ quan nào? Đồng chí có thể kể tên các cơ quan đó?
• 18 Bộ bao gồm: Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Khoa học và
Công nghệ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao,
Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Quốc
phòng, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin
và Truyền thông, Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa - Thể thao và du lịch,
Bộ Xây dựng, Bộ Y tế.
• 4 cơ quan ngang bộ gồm:
 Ngân hàng Nhà nước (Nguyễn Văn Bình)
 Thanh tra Chính phủ (Huỳnh Phong Tranh)
 Ủy ban dân tộc (Giàng Seo Phử)
 Văn phòng Chính phủ (Nguyễn Văn Nên)
QH quyết định thành lập hoặc bãi bỏ các bộ và cơ quan ngang bộ theo đề
nghị của Thủ tướng Chính phủ.
- Thành phần Chính phủ gồm:
+ Thủ tướng Chính phủ;
+ Các phó thủ tướng;
+ Các Bộ trưởng và thủ trưởng CQ ngang bộ.

Số lượng do QH quyết định, Thủ tướng do QH bầu, miễn nhiệm, bãi
nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.
c. Chế độ hoạt động của Chính phủ
- Chính phủ tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

6


Tập trung dân chủ là nguyên tắc hoạt động chủ yếu, phản ánh quan hệ nội
bộ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhằm bảo
đảm sự tập trung, thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Bảo đảm sự kết hợp giữa
quản lý tập trung với việc phát huy một cách rộng rãi sáng kiến, sáng tạo của
quần chúng đúng mức, đi đôi với tăng cường tự chủ cho cơ sở và nâng cao hiệu
lực quản lý nhà nước.
- Chính phủ làm việc theo chế độ kết hợp trách nhiệm của tập thể với việc
đề cao quyền hạn và trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng và của mỗi thành viên
Chính phủ.
- Chính phủ thảo luận tập thể và QĐ theo đa số những vấn đề quan trọng như:
+ Chương trình hoạt động hàng năm của Chính phủ.
+ Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm và cả nhiệm kỳ, các
dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trình QH và UBTVQH; các nghị quyết,
nghị định của Chính phủ.
+ Dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH dài hạn, năm
năm, hàng năm các công trình quan trọng; dự toán ngân sách nhà nước, dự kiến
phân bổ ngân sách TW và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách
địa phương; tổng quyết toán ngân sách NN hàng năm trình QH.
VD: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015.
(đưa ra mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể)

+ Đề án chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo trình QH.

VD: Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt
Nam đến năm 2020”

+ Các chính sách cụ thể về phát triển KT-XH, tài chính, tiền tệ, các vấn đề
quan trọng về quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
VD: Chiến lược phát triển vận tải năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn
vùng nước nội địa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030.

+ Các đề án trình Quốc hội về việc thành lập, sáp nhập, giải thể bộ, cơ
quan ngang bộ; việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành
7


phố trực thuộc trung ương, việc thành lập hoặc giải thể các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt; quyết định việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới
các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan thuộc Chính phủ;
VD: Quyết định thành lập Ủy ban Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin.

+ Các báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc
hội, Chủ tịch nước.
- Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một lần.
+ Thủ tướng triệu tập phiên họp bất thường của Chính phủ theo quyết định
của mình hoặc theo yêu cầu của ít nhất 1/3 tổng số thành viên Chính phủ.
+ Thủ tướng có thể cho phép thành viên Chính phủ vắng mặt và cử người Phó
dự phiên họp Chính phủ.
+ Khi cần thiết, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh,
thành phố thuộc TW được mời tham dự các phiên họp Chính phủ.
(Những người dự phiên họp không phải là thành viên Chính phủ có quyền
phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết).

+ Chính phủ mời Chủ tịch nước tham dự các phiên họp của Chính phủ; trình
Chủ tịch nước quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.
+ Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp Chính phủ khi thấy cần
thiết.
+ Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ
tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch
nước. (Điều 90 HP Việt Nam năm 2013)
+ Chủ tịch HĐDT của QH được mời và có trách nhiệm tham dự phiện
họp của Chính phủ, khi Chính phủ bàn về vấn đề liên quan đến vấn đề dân tộc.
Trong thảo luận nếu biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý
kiến của Thủ tướng Chính phủ.
d. Chức năng

8


Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với tất cả các ngành,
lĩnh vực, đời sống trong cả nước bằng pháp luật.
Chức năng đó được thể hiện trên 3 phương diện đó là:
- Chức năng quản lý hành chính nhà nước.
+ Hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển các
ngành, lĩnh vực, khu vực, vùng lãnh thổ, địa phương trong cả nước.
+ Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chế độ, thể
lệ tạo khuân khổ pháp lý cho các hoạt động KT - XH.
+ Điều tiết, can thiệp bằng các biện pháp hành chính vào các hoạt động
của các ngành, lĩnh vực khi cần thiết.
- Chức năng tổ chức, chỉ đạo cung cấp dịch vụ công.
(đó là các dịch vụ kinh tế, kỹ thuật, VH - XH và các dịch vụ mang tính
hành chính).
- Chức năng đại diện chủ sở hữu NN đối với bộ phận kinh tế NN và tài

sản công.
Gồm: tài nguyên quốc gia, kết cấu hạ tầng kinh tế, quỹ tiền tệ quốc gia, hệ
thống các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình sở hữu.
e. Nhiệm vụ, quyền hạn
Điều 96 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 có 8 v/n. Tôi xin giới thiệu
nhanh. (Chưa có Luật tổ chức Chính phủ mới)
1. Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh,
nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
2. Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội
quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
quy định tại Điều này; trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án
khác trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội;
3. Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa
học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thi hành lệnh động viên, lệnh ban bố tình
9


trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính
mạng, tài sản của Nhân dân;
4. Trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ;
thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; trình Ủy ban thường
vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị
hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
5. Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lý về cán
bộ, công chức, viên chức và công vụ trong các cơ quan nhà nước; tổ chức công
tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, chống quan
liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước; lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp; hướng dẫn, kiểm

tra Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp
trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do luật
định;
6. Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người,
quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
7. Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy
quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm
dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình
Quốc hội phê chuẩn quy định tại khoản 14 Điều 70; bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài;
8. Phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ
quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn của mình.
2. Bộ và cơ quan ngang bộ
- Bộ và cơ quan ngang bộ là các CQ của Chính phủ thực hiện chức năng
quản lý NN đối với ngành hoặc lĩnh vực trong phạm vi cả nước.
= > Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng
quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực trong phạm vi cả nước; quản lý
nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành ( tức nhà nước đứng ra với tư cách là
10


người bảo đảm cung cấp các dịch vụ công thì các dịch vụ đó được gọi là dịch vụ
công), lĩnh vực; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh
nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.
Để thực hiện chức năng quản lý của mình, căn cứ vào Hiến pháp, luật,
nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội,
lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, các văn bản của Chính phủ và Thủ tướng
Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ra quyết định, chỉ thị,
thông tư và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó đối với tất cả các

ngành, các địa phương và cơ sở.
- Bộ trưởng và thủ trưởng CQ ngang bộ là thành viên chính phủ, đứng đầu
lãnh đạo bộ và CQ ngang bộ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ và QH về
ngành, lĩnh vực mình phụ trách trong phạm vi cả nước.
- Bộ, cơ quan ngang bộ do QH thành lập hay bãi bỏ theo đề nghị của Thủ
tướng Chính phủ.
- Có 2 loại bộ:
+ Bộ quản lý ngành hoặc nhóm ngành liên quan với nhau.
- > Bộ quản lý ngành: Xây dựng, Y tế, Tư pháp
- > Bộ QL nhóm ngành: GD và ĐT: LĐ - TB và XH; KH và CN…
+ Bộ quản lý theo lĩnh vực: Liên quan đến tất cả các bộ, ngành, cơ quan,
tổ chức như: Tài chính, Ngân hàng, Nội vụ...
- Trong bộ có các cơ quan giúp bộ trưởng:
+ Cơ quan Thực hiện chức năng quản lý NN : tổng cục, cục, vụ, văn phòng.
+ Các tổ chức sự nghiệp: Học viện, nhà trường, viện nghiên cứu, các cơ
sở ở địa phương.
Chính phủ nước ta qua các thời kỳ thường xuyên có sự điều chỉnh, đổi mới về
cơ cấu tổ chức cho phù hợp với nhiệm vụ đất nước trong từng giai đoạn.
Chính phủ qua các thời kỳ từ 1945 đến nay:
1945-1954 : có 11 bộ.
1955-1975 : có 21 bộ, 10 UBNN, 10 tổng cục.
11


1976-1986 : 73 đầu mối gồm bộ, CQ ngang bộ, UBNN (hậu quả của cơ
chế quan liêu bao cấp).
Trước khi Hiến pháp 1992 được ban hành, cuối 1991, thì Chính phủ (Hội
đồng Bộ trưởng theo HP 1980): 28 bộ, CQ ngang bộ.
Nhiệm kỳ QH khoá IX (1992-1997): 27 bộ, CQ ngang bộ.
Năm 2001: 17 bộ, 06 CQ ngang bộ.

Nhiệm kỳ QH khoá XI (2002-2007): 20 bộ, 06 CQ ngang bộ.
Tháng 8/2007 - nay : 18 bộ, 04 CQ ngang bộ.
Các bộ hiện nay:
1.

Bộ Quốc phòng:

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh.

2.

Bộ Công an:

Trần Đại Quang.

3.

Bộ Ngoại giao:

Phạm Bình Minh.

4.

Bộ Tư pháp:

Hà Hùng Cường.

5.

Bộ Tài chính:


Đinh Tiến Dũng.

6.

Bộ Công thương:

Vũ Huy Hoàng.

7.

Bộ Lao động - TB - XH:

Phạm Thị Hải Chuyền.

8.

Bộ Giao thông vận tải:

Đinh La Thăng.

9.

Bộ Xây dựng:

Trịnh Đình Dũng.

10.

Bộ Văn hoá - TT- DL:


Hoàng Tuấn Anh.

11.

Bộ Giáo dục - Đào tạo:

Phạm Vũ Luận.

12.

Bộ Nông nghiệp và PTNT:

Cao Đức Phát.

13.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Bùi Quang Vinh.

14.

Bộ Y tế:

Nguyễn Thị Kim Tiến.

15.

Bộ Nội vụ:


Nguyễn Thái Bình.

16.

Bộ Khoa học và Công nghệ:

Nguyễn Quân.

17.

Bộ Tài nguyên và Môi trường:

Nguyễn Minh Quang.

18.

Bộ Thông tin và Truyền thông: Nguyễn Bắc Son.

- Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ có 11 nhiệm vụ, quyền hạn
(xem tài liệu chương 4 Luật Tổ chức Chính phủ).
12


- Căn cứ vào Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị
quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, các
văn bản của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ ra thông tư hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó đối với tất
cả các ngành, các địa phương và cơ sở.
- Các thông tư về quản lý nhà nước thuộc ngành và lĩnh vực do Bộ

trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành có hiệu lực thi hành trong phạm
vi cả nước.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có quyền kiến nghị với Thủ
tướng đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương trái với các văn bản pháp luật của Nhà nước hoặc của bộ,
cơ quan ngang bộ về ngành, lĩnh vực do bộ, cơ quan ngang bộ phụ trách.
- Tham gia vào hoạt động của Chính phủ: Tham gia các phiên họp của Chính
phủ, phối hợp với các bộ khác để giải quyết các vấn đề chung có liên quan.
- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phối hợp để
chuẩn bị các đề án chung trình Chính phủ và Thủ tướng; ra thông tư liên tịch để chỉ
đạo và hướng dẫn thực hiện những vấn đề thuộc chức năng quản lý nhà nước.
- Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là người giúp Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, được phân công chỉ đạo một số mặt công tác và
chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Khi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ vắng mặt, một Thứ trưởng,
Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được uỷ nhiệm lãnh đạo công tác của bộ, cơ
quan ngang
II. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
NHÀ NƯỚC Ở ĐỊA PHƯƠNG
1. Tổ chức và hoạt động của UBND các cấp
a. Vị trí của UBND
Được quy định tại Điều 114 Hiến pháp Việt Nam năm 2013.

13


Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân
cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính
nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan
hành chính nhà nước cấp trên.

=> UBND là cơ quan song trùng trực thuộc.
+ Vừa là cơ quan chấp hành HĐND cùng cấp.
+ Vừa phải chịu sự chỉ đạo, báo cáo công tác trước CQ hành chính cấp trên.
b. Tổ chức:
- Theo Hiến pháp 2013: các đơn vị hành chính có:
+ Cấp tỉnh
+ Cấp huyện
+ Cấp xã
+ Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do QH thành lập.
- Chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND được tổ chức phù
hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt
do luật định. Hiện nay chúng ta chưa có Luật mới đang thực hiện Luật Tổ chức
HĐND và UBND năm 2003 (Theo Nghị định 107/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004
được bổ sung bằng Nghị định 36/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của
NĐ 107/2004 cụ thể như sau).
- Cấp tỉnh, TP trực thuộc TW:
+ Hà Nội: 13 thành viên gồm: (01 CT, 06 PCT).
+ TP HCM: 13 thành viên (01 Chủ tịch, 05 P.Chủ tịch).
+ Tỉnh trên 2 triệu dân hoặc từ 10.000 km2 trở lên, Thành phố loại 1: có
11 thành viên (01 CT, 04 p.Chủ tịch).
+ Tỉnh còn lại: 9 thành viên (01 CT, 03 p.Chủ tịch).
- Cấp huyện:
+ Trên 15 vạn dân hoặc từ 1.000 km2 trở lên, có 30 đơn vị cấp xã trở lên:
9 thành viên (01 CT, 03 p.Chủ tịch).
+ Huyện còn lại: 7 thành viên (01 CT, 02 p.Chủ tịch).
14


- Cấp xã, phường:
+ Xã miền núi, hải đảo có từ 5.000 dân trở lên; xã đồng bằng, trung du có

từ 8.000 dân trở lên; xã biên giới: có 5 thành viên (01 CT, 02 p.Chủ tịch).
Trong đó: 01 phó phụ trách kinh tế - tài chính, xây dựng, giao thông, nhà
đất, tài nguyên môi trường; 01 phó phụ trách VH-XH; 02 Uỷ viên: 01 phụ trách
công an, 01 quân sự).
+ Xã còn lại: 3 thành viên (01 CT, 01 PCT, 01 uỷ viên).
+ UBND phường, thị trấn: 5 thành viên (01 CT, 02 PCT, 02 uỷ viên).
* Lưu ý cấp xã:
- Cần phân biệt rõ các thành viên của UBND với các chức danh thuộc
UBND, đó là cán bộ, công chức, bán công chức giúp UBND quản lý nhà nước ở
địa phương trên các lĩnh vực.
- Cán bộ, công chức xã hiện nay gồm có:
+ Cán bộ: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ
tịch, Phó Chủ tịch UBND; Chủ tịch UBMTTQ; Chủ tịch Hội phụ nữ; Bí thư
Đoàn xã; Chủ tịch Hội nông dân; Chủ tịch Hội cựu chiến binh (do bầu).

+ Công chức: Kế toán, Văn phòng, Địa chính, Tư pháp, Văn hóa, Công
an (được coi là công chức Nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước và
các chế độ chính sách như công chức).

c. Chế độ làm việc
- UBND làm việc theo 2 hình thức:
- > Chế độ làm việc tập thể
- > Theo chế độ thủ trưởng.
Cụ thể:
Khi quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, UBND phải
thảo luận tập thể và làm việc theo chế độ thủ trưởng.
Ví dụ: + Kế hoạch phát triển KT - XH của địa phương.
+ Dự toán, quyết toán ngân sách.
+ Biện pháp thực hiện NQ của HĐND.
15



- UBND họp ít nhất 1 tháng / 01 lần, các quyết định của UBND biểu quyết
theo đa số.
- Họp bất thường theo yêu cầu của Chủ tịch HĐND hoặc theo đề nghị của ít
nhất 1/3 tổng số thành viên UBND.
- Chủ tịch chỉ đạo, điều hành hoạt động của UBND.
Chủ tịch UBND quyết định và chịu trách nhiệm trước HĐND và UBND
cấp trên về các QĐ thuộc thẩm quyền của mình.
d. Chức năng
Chức năng Quản lý nhà nước ở địa phương trên tất cả các lĩnh vực. Tuy
nhiên, khác với Chính phủ ở phạm vi, hiệu lực. (quản lý nhà nước là chức năng
bao trùm).
e. Nhiệm vụ, quyền hạn
Đối với nhiệm vụ của UBND được quy định riêng cho từng cấp tỉnh,
huyện, xã. (Tài liệu Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003). Có thể khái quát
các nhiệm vụ, quyền hạn đó chung cho các cấp trên các mặt sau:
- UBND quản lý NN ở địa phương trên tất cả các lĩnh vực.
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra việc chấp hành PL ở địa phương.
- Chỉ đạo hoạt động của UBND cấp dưới trực tiếp.
- Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và mọi quyền, lợi ích
hợp pháp của NN và nhân dân ở địa phương.
- Quản lý về lãnh thổ, tài nguyên môi trường ở địa phương.
2. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
- UBND có các cơ quan chuyên môn giúp việc quản lý NN ở địa phương
trên các lĩnh vực. Đây là cơ quan tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp
thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm
vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cùng cấp và theo quy định
của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực
công tác từ trung ương đến cơ sở.


16


- Cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân chịu sự chỉ đạo, quản lý về
tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, đồng thời chịu sự
chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên. Thủ trưởng cơ
quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác
trước Uỷ ban nhân dân, cơ quan chuyên môn cấp trên và báo cáo công tác trước
Hội đồng nhân dân cùng cấp khi được yêu cầu.
VD: Phòng Giáo dục huyện chịu sự chỉ đạo trực tiếp của HĐND huyện và
giám sát của HĐND huyện và chịu sự chỉ đạo của Sở GD – ĐT tỉnh.

+ Thủ trưởng các ban ngành do UBND bổ nhiệm, nhưng có sự trao đổi
với ngành chuyên môn cấp trên.
+ Thủ trưởng các ban ngành UBND vừa trực thuộc Chủ tịch UBND vừa
chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước HĐND và UBND.
+ Tùy điều kiện từng địa phương mà chủ tịch UBND quyết định thành lập,
bãi bỏ, sát nhập các cơ quan chuyên môn trực thuộc theo quy định của Chính phủ.
- Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND có thể chia làm 3 nhóm cơ bản:
+ Lĩnh vực sản xuất công, nông, lâm, ngư nghiệp, thương mại, dịch vụ.
+ Lĩnh vực VH, giáo dục - đào tạo, thể thao, báo chí, bảo hiểm, y tế...
+ Lĩnh vực quốc phòng - an ninh.
- Cấp tỉnh có các cơ quan chuyên môn. (Trên dưới 20 sở ban ngành).
- Cấp huyện có các phòng. (10 -15 phòng ban).
- Cấp xã có các ban và nhân viên giúp việc.
III. CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
1. Khái niệm và cơ sở khách quan của việc đẩy mạnh cải cách nền
hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay

a. Khái niệm hành chính NN
Liên quan đến khái niệm HCNN, chúng ta nghiên cứu một khái niệm liên
quan là Hành chính.

17


- Hành chính: là hoạt động quản lý, điều hành công việc của các cơ quan,
tổ chức, đơn vị theo điều lệ của mỗi tổ chức.
Đây là khái niệm bao hàm ở phạm vị rộng, liên quan tới hoạt động quản
lý, điều hành của tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Mọi tổ chức, đơn vị, cơ
quan đều có hoạt động hành chính của nó.
VD:
+ Tổ chức Đảng có Hành chính của Đảng, tức quản lý, điều hành theo
Điều lệ của Đảng.
+ Đoàn thanh niên có Hành chính của Đoàn, tức quản lý, điều hành
theo Điều lệ của Đoàn.

- Hành chính NN:
Hành chính NN là hoạt động hành chính của các cơ quan thực thi quyền
lực NN để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội theo pháp luật.
Đó là hệ thống tổ chức NN, bao gồm bộ máy nhân sự và thể chế NN về tổ chức
và hoạt động, có chức năng thực thi quyền hành pháp bằng hoạt động quản lý
hành chính NN.
Như vậy, HCNN là hoạt động hành chính, quản lý, điều hành theo Pháp
luật, HCNN là khái niệm hẹp hơn khái niệm Hành chính.
Chủ thể là các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước, cơ quan quản lý nhà
nước theo pháp luật.
Hành chính NN bao gồm các yếu tố:
+ Hệ thống thể chế hành chính: Đó là hệ thống văn bản pháp lý cho hoạt

động của các cơ quan hành chính từ trung ương đến địa phương.
VD: Hệ thống các văn bản QPPL quy định có thẩm quyền từ Trung
ương tới cơ sở; Hệ thống văn bản QPPL quy định cộng vụ; chế định tài
sản hành chính giải quyết tranh chấp của công dân; thủ tục hành chính
giải quyết giữa công dân với các cơ quan nhà nước; mở các dịch vụ
kinh doanh.

+ Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của hệ thống bộ máy hành chính NN
từ Trung ương đến cấp xã.
18


+ Đội ngũ cán bộ, công chức của bộ máy hành chính. (Là công dân được bầu
ra giữu các chức vụ)

b. Cơ sở lý luận - thực tiễn của việc cải cách nền hành chính NN ở
Việt Nam hiện nay (giai đoạn 2011-2020).
- XP từ vai trò quan trọng của nền hành chính NN đối với sự nghiệp đổi
mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Vai trò quan trọng đó thể hiện như:
+ Bộ máy hành chính và hoạt động hành chính trực tiếp quyết định hiệu
quả việc thực hiện đừng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước.
(Đường lối, chính sách, pháp luật phải được các cơ quan hành chính thể chế hóa, cụ thể hóa
và trực tiếp tổ chức thực hiện mới trở thành hiện thực)

+ Bộ máy HC là bộ máy lớn nhất, đông đảo nhất, phức tạp nhất, hoạt
động liên quan trực tiếp hàng ngày đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đến
mọi người dân, tổ chức, đơn vị kinh tế.
VD: Ra đường (công an), khai sinh, làm sổ đỏ,…


Do đó, để có một nền hành chính thiết thực trong sự nghiệp đổi mới, cần
phải có một cơ chế trong công tác quản lý và điều hành, đổi mới về phương
pháp tư duy, hình thức và quy mô hoạt động mới đem lại hiệu quả cao trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay
- XP từ yêu cầu cải cách Hành chính để phát triển kinh tế xã hội đất
nước; yêu cầu của cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, chống DBHB
cần phải có một nền hành chính NN vững mạnh.
+ Nước ta đang trong quá trình đổi mới, thực hiện nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN, giao lưu, hội nhập quốc tế, mục đích nhằm phát triển đất
nước vì vậy cần phải có một thể chế mới để thu hút các nguồn đầu tư, tạo điều
kiện để kinh tế thị trường vận hành thông suốt, cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả
QLNN trên các lĩnh vực.
+ Cuộc đấu tranh chống tiêu cực, DBHB hiện nay rất phức tạp, quyết
liệt cho nên cần có bộ máy hành chính mạnh.
VD: -> Tham nhũng, tội phạm, tiêu cực ở trong nước.
19


10 vụ tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp 1. Vụ tham ô tài sản xảy
ra tại Vinalines. 2. Vụ tham ô tài sản, lợi dụng chức vụ quyền hạn xảy
ra tại Công ty cho thuê tài chính II thuộc Ngân hàng NN-PTNT. 3. Vụ
lợi dụng chức vụ quyền hạn, cố ý làm trái, lừa đảo chiếm đoạt tài sản
xảy ra tại Công ty dệt kim Phương Đông và chi nhánh Ngân hàng NNPTNT ở TP HCM. 4. Vụ cố ý làm trái về quản lý vốn gây hậu quả
nghiêm trọng tại Sở quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ Ngân hàng
NN-PTNT. 5. Vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản và vi phạm các quy định
về cho vay tại Công ty CP chế biến thực phẩm Phương Nam và một số
ngân hàng ở Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu. 6. Vụ nhận hối lộ xảy ra
ở Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Đăk Nông. 7. Vụ lợi dụng
chức vụ quyền hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. 8.
Vụ bầu Kiên. 9. Vụ cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm xảy ra tại chi nhánh

Nam Hà Nội của Ngân hàng NN - PTNT. 10. Vụ tham ô tài sản ở Tập
đoàn Vinashine. Mới nhất vụ Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt của 9
công ty, 3 ngân hành, 3 cá nhân khoảng 4 nghìn tỷ đồng.

- > Sự chống phá của các thế lực thù địch ở bên ngoài.
(Như: Về chính trị tư tưởng: Chúng chống phá về hệ tư tưởng ,
quan điểm đường lối của Đảng, xuyên tạc đi đến hạ bệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính trị và thể chế chính trị do Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo; Các hoạt động phá hoại về kinh tế, tài chính: Chúng chống
phá đường lối, chính sách kinh tế; thúc đẩy chuyển hoá cơ cấu kinh tế, thành phần
kinh tế, xâm nhập, chiếm lĩnh các địa bàn, các lĩnh vực kinh tế quan trọng;
Chống phá trên mặt trận văn hoá - xã hội: Chúng chống phá đường lối, chính
sách văn hoá - xã hội; thúc đẩy sự biến đổi chệch hướng giá trị văn hoá, đạo đức;
biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp; lợi dụng các mâu thuẫn, khiếu kiện, các vấn đề
về dân tộc, tôn giáo, nhân quyền và dân chủ; Chống phá trên lĩnh vực quốc
phòng, an ninh, xã hội: chúng chống phá đường lối, chính sách quốc phòng, an
ninh, đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta, thực hiện mưu đồ “phi chính trị hóa”
quân đội và công an nhân dân)

- XP từ quan điểm của Đảng về cải cách hành chính: (NQ TW 5 khoá X;
Chiến lược phát triển KT - XH 2011- 2020 theo Đại hội XI; Kết quả tổng kết,
đánh giá Chương trình tổng thể cải cách hành chính NN giai đoạn 2001-2010
và những bài học thực tiễn chỉ đạo thực hiện ở các cấp.
20


+ NQ TƯ 5 Khoá X chỉ ra mục tiêu, 3 quan điểm, 5 yêu cầu, 10 chủ
trương giải pháp về cải cách hành chính (xem tài liệu).
+ Đại hội XI của Đảng: đề ra chiến lược phát triển KT- XH 2011-2020
với 5 quan điểm phát triển; 3 khâu đột phá. (Trong đó có một khâu đề cập tới

cải cách hành chính)
Về xây dựng nhà nước, đảng ta chỉ ra: phải tạo bước chuyển mạnh về cải
cách hành chính; chỉ ra mục tiêu cụ thể cho cải cách hành chính trong 10 năm
tới : “Tập trung xây dựng nền hành chính NN trong sạch, vững mạnh, bảo đảm
quản lý thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả. Thực hiện chương trình tổng
thể cải cách hành chính và hiện đại hoá nền hành chính quốc gia. (Văn kiện
ĐHXI, tr.142).
+ Kết quả thực hiện chương trình tổng thể CCHC 2001-2010 đã được
Chính phủ tổng kết, chỉ ra những ưu điểm, khuyết điểm và những bài học kinh
nghiệm phong phú
Nói sơ qua:
(Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 được Thủ
tướng phê duyệt tháng 9/2001. Nội dung của chương trình xác định rõ 4 lĩnh
vực: cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; đổi mới, nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công).
Hai điểm được đánh giá cao từ cả bên trong hệ thống hành chính và từ
bên ngoài, nghĩa là từ người dân, những người hưởng thụ các dịch vụ công, là
cải cách thể chế và cải cách thủ tục hành chính.
VD: Các luật Tổ chức CP, Tổ chức HĐND và UBND, Thanh tra, luật
công chức; các nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP; các văn
bản về tổ chức và hoạt động của UBND và các cơ quan chuyên môn của UBND
tỉnh, cấp huyện đã được ban hành theo hướng giảm tối đa sự chồng chéo chức
năng, nhiệm vụ, phân biệt rõ hoạt động của cơ quan hành chính với doanh
nghiệp, đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công. (VnExpress 26/8/2013)
21


10 năm qua, cục kiểm tra văn bản QPPL – Bộ tư pháp đã tiếp nhận 1,7
triệu văn bản, trong đó phát hiện trên 50.000 văn bản sai trái và đã xử lý ở mức

độ khác nhau.
Cục KTVB đã góp phần vào việc hủy bỏ Công văn số 283 ngày
18/5/2007 do một đơn vị thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ban hành cấm
học sinh, sinh viên các trường văn hóa - nghệ thuật biểu diễn, tham gia biểu diễn
tại các quán bar, vũ trường, quán karaoke… giúp "cởi trói" cho hàng vạn học
sinh, sinh viên các trường văn hóa - nghệ thuật, tạo điều kiện cho các em được
biểu diễn, tham gia biểu diễn.
Gần đây, Cục đã phản biện, phản ứng về một số chính sách quan trọng
liên quan đến quyền, lợi ích của công dân như: Quy định về ghi họ và tên cha,
họ và tên mẹ trong Chứng minh nhân dân; Xử phạt xe không chính chủ; Quy
định về số vòng hoa, không rắc vàng mã, không lắp ô cửa kính trên nắp quan
tài... Hay như quy định quay phim chụp ảnh cảnh sát giao thông làm việc phải
xin phép", gây tranh cãi của Cục Cảnh sát Giao thông được Cục Kiểm tra Văn
bản chỉ ra những sai trái, hơn một ngày đã được hủy bỏ.
Các văn bản về quy chế thực hiện dân chủ cơ sở, luật Khiếu nại tố cáo, cơ
chế một cửa, công khai ngân sách, tài chính, đấu thầu, thanh tra nhân dân…cũng
góp phần xây dựng và hoàn thiện thể chế về mối quan hệ nhà nước với nhân
dân.
Với sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, cụ thể của CP thông qua đề án 30, 5.500
thủ tục hành chính được rà soát; trong đó có 453 thủ tục được kiến nghị bãi bỏ,
hủy bỏ, 3.749 thủ tục được kiến nghị sửa đổi, bổ sung theo hướng tạo thuận lợi
hơn cho người dân và doanh nghiệp, 288 thủ tục được thay thế, đạt tỉ lệ đơn giản
hóa 81%.
Thủ tục hành chính trên những lĩnh vực nhạy cảm, liên quan trực tiếp tới
người dân và doanh nghiệp, như: đất đai, xây dựng, hộ tịch, hộ khẩu, đầu tư,
đăng ký doanh nghiệp, hải quan, thuế, kho bạc, xuất nhập khẩu đã được rà soát
sửa đổi nhiều.
22



Các kết quả cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, xây dựng và
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công và hiện
đại hóa nền hành chính chưa thực sự nổi bật nhưng cũng góp phần tích cực thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị và trật tự xã hội.
Tuy vậy, 10 năm thực hiện CCHC vẫn còn có những hạn chế, yếu kém
như: tốc độ chậm, kết quả chưa được như mục tiêu đặt ra
- XP từ thực trạng cải cách hành chính và thực trạng nền hành chính
nước ta hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập yếu kém.
Thực trạng CCHC vừa qua giai đoạn 2001 – 2010 chúng ta đã đạt được
những kết quả đáng khích lệ. Bên cạch những ưu điểm còn tồn tại một số hạn
chế đó là:
+ Hệ thống thể chế còn thiếu đồng bộ, thống nhất chưa cao, vẫn chồng
chéo, nhiều về số lượng nhưng hạn chế về chất lượng; Thủ tục hành chính còn
nhiều vướng mắc, gây phiền hà cho tổ chức và công dân; kỷ cương cán bộ, công
chức chưa nghiêm.
+ Các đầu mối trực thuộc Chính phủ giảm nhưng bộ máy bên trong các bộ
chưa giảm; chức năng một số cơ quan trong bộ máy chưa đủ rõ, còn trùng lặp và
chưa bao quát hết các lĩnh vực quản lý.
+ Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu; cơ
chế quy định trách nhiệm người đứng đầu chưa rõ ràng; tình trạng tham nhũng,
quan liêu của cán bộ, công chức vẫn còn nghiêm trọng
Để nâng cao chất lượng con người trong bộ máy hành chính cũng cần
được chú trọng hơn, báo cáo tổng kết CCHC của Chính phủ chỉ ra một bộ phận
cán bộ, công chức còn "thiếu trách nhiệm, chưa thạo việc, hạn chế về năng lực"
hay "thiếu linh hoạt, máy móc", đặc biệt là "quan liêu, cửa quyền, hách dịch",
thậm chí "suy thoái phẩm chất, đạo đức, tham nhũng, vô cảm trước yêu cầu của
nhân dân, của xã hội".
+ Cải cách tài chính công mới chỉ là bước đầu, kết quả còn hạn chế...

23



Đặc biệt, cải cách tiền lương vẫn còn chậm, tiền lương chưa trở thành
động lực cho cán bộ, công chức phấn đấu và cống hiến.
2. Mục tiêu, yêu cầu và nội dung CCHC giai đoạn 2011-2020
a) Mục tiêu:
Tiếp tục tập trung xây dựng hệ thống hành chính NN trong sạch, vững
mạnh, đảm bảo quản lý thống nhất, thông suốt trên cơ sở phân công, phân cấp
hợp lý, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
quản lý NN trong thời kỳ mới, chuyển thành công nền hành chính sang phục vụ.
(xem Văn kiện ĐH XI, tr.172)
Mục tiêu của Chương trình cải cách hành chính từ 2011-2020 (Theo
NQ30c ngày 8/11/2011)
1. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu
quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước.
2. Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh
bạch nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc tuân thủ thủ tục hành chính.
3. Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới
cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính
dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của Chính phủ và của các cơ
quan hành chính nhà nước.
4. Bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ
quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, của đất
nước.
5. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng
lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước.
Trọng tâm cải cách hành chính trong giai đoạn 10 năm tới là: Cải cách thể chế;
xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng

cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức,
24


viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng
dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công.
b) Yêu cầu CCHC giai đoạn 2011-- 2020
- Thực hiện nguyên tắc nhất quán xây dựng nền hành chính mới phù hợp,
một nền hành chính phục vụ nhân dân, phục vụ phát triển theo hướng từng bước
hiện đại hoá, chuyên nghiệp hoá.
- Tổ chức bộ máy hành chính gọn nhẹ, Chính phủ có số lượng bộ nhỏ,
quản lý nhà nước vĩ mô đa ngành, đa lĩnh vực trong phạm vi cả nước.
- Nâng cao vai trò của Chính phủ, chính quyền các cấp trong tổ chức cung
cấp dịch vụ hành chính công có chất lượng và thuận lợi cho dân.
- Đổi mới đồng bộ hệ thống chính trị, trọng tâm là đổi mới phương thức
lãnh đạo của Đảng chủ yếu bằng nhà nước và thông qua nhà nước, lấy cải cách
hành chính làm trọng tâm.
- Từng bước chuyên nghiệp hoá đội ngũ cán bộ, công chức để nâng cao
chất lượng, hiệu quả, gắn với quá trình hiện đại hoá nền hành chính đạt yêu cầu
trình độ của khu vực và thế giới.
c) Nội dung CCHC giai đoạn 2011 2020. (Gồm 6 nội dung)
1. Cải cách thể chế:
Đây là nội dung quan trọng nhất, vì hoạt động của bộ máy hành chính như
thế nào đều phụ thuộc vào thể chế quy định. Chính vì vậy, cần quán triệt tốt các
nội dung cụ thể sau :
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trên cơ sở Hiến pháp năm
1992 được sửa đổi, bổ sung ;
- Đổi mới và nâng cao chất lượng xây dựng luật, trước hết là quy trình
xây dựng, ban hành luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định, thông tư và văn bản
quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương nhằm đảm bảo tính hợp hiến,

hợp pháp, tính đồng bộ, cụ thể và khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật;

25


×