Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Đề tài: Điều kiện và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố cá nhân mất tích, tuyên bố cá nhân là đã chết.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.58 KB, 16 trang )

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
KHOA PHÁP LUẬT DÂN SỰ& KIỂM SÁT DÂN SỰ

BÀI TIỂU LUẬN
Chủ đề: Điều kiện và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố cá
nhân mất tích, tuyên bố cá nhân là đã chết.

Họ và tên: Phan Quốc Nghiệp
Lớp: K1B
Mã số sinh viên: 1353801010057

Hà Nội, 2014

1


LỜI NÓI ĐẦU
Chế định “Thông báo tìm kiếm người vắng mặt, tuyên bố mất tích, tuyên bố
chết” trong bộ Luật dân sự có ý nghĩa quan trọng, vì trong quan hệ dân sự, mối quan
hệ về quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các cá nhân gắn bó chặt chẽ với nhau, việc một
người vắng mặt ở nơi cư trú trong một thời gian dài mà không có tin tức chứng minh
rằng người dó còn sống hay đã chết sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các chủ thể liên quan
khác. Các quy định trong chế định này. Các quy định trong chế định này nhằm giúp
cho các giao lưu dân sự được diễn ra thông suốt, bảo vệ được quyền, lợi ích của
những người liên quan và của chính người vắng mặt.
Xuất phát từ ý nghĩa đó, cùng những gì đã được học từ môn luật dân sự (Phần
chung) nên tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Điều kiện và hậu quả pháp lý của
việc tuyên bố cá nhân mất tích, tuyên bố cá nhân là đã chết.” cho bài tập lớn học
kì của mình.
Ở đây, tôi có nêu lên các điều kiện và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố cá


nhân mất tích, tuyên bố chết. Qua đó, tôi có nêu lên những điều kiện của việc cá nhân
muốn tuyên bố một người đã chết hoặc mất tích và hậu quả pháp lí mà cá nhân bị
tuyên bố mất tích hoặc tuyên bố chết phải gánh chụi.
Do phạm vi đề tài khá rộng mà kinh nghiệm chưa tích lũy được nhiều nên trong
quá trình làm bài không tránh khỏi những sai sót, rất mong các bạn và thầy cô đóng
góp ý kiến để bài làm được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

2


A.

Tuyên bố cá nhân mất tích và hậu quả pháp lí đối với việc tuyên bố cá
nhân mất tích.
Điều 78. Tuyên bố một người mất tích
1. Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng
đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố
tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống
hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án
có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết
được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin
tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp
theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin
tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo
năm có tin tức cuối cùng.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích
xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn.

1)


I.
Điều kiện để tuyên bố cá nhân mất tích.
Điều kiện về thời gian.
Theo quy định trên thì Tòa án chỉ tuyên bố một người là mất tích khi đã
biệt tích hai năm liền trở lên mà vẫn không có tin tức nào về người đó còn sống
hay đã chết. Các chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích hai
năm liền trở lên mà vẫn không có tin tức xác thực là người đó còn sống hay đã
chết có thể là sự xác nhận của công an địa phương về việc người đó đã đi khỏi
nơi đăng kí thường trú quá hai năm liền mà không hay biết họ ở đâu, công an đã
xóa hộ khẩu thường trú (nếu có…).Pháp luật không quy định rõ phạm vi không
gian cũng như chủ thể nhận biết tin tức này nhưng căn cứ vào điều 74 bộ luật
Dân sự có thể xác định phạm vi không gian là nơi cư trú cuối cùng của người
đó (nơi cư trú của cá nhân được xác định tại Điều 52 của Bộ sluật Dân sự 2005)
Điều 52. Nơi cư trú
1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.

3


2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại
khoản 1 Điều này thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống.
2)

Phải thông qua thủ tục tìm kiếm.
Đây là một thủ tục rất cần thiết và không thể thiếu để các Tòa án có thể
tuyên bố một người mất tích. Qua thủ tục này, tính chính xác trong quyết định
của Tòa án được nâng cao. Tòa án có thể tự thông báo hoặc yêu cầu những
người có quyền, lợi ích liên quan thông báo. Hình thức, biện pháp thông báo
được quy định trong Luật tố tụng Dân sự, như phạm vi thông báo, điều kiện

thông báo... Nghị quyết số 03/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thành phố
Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật nêu
rõ: “Khi nhận được đơn khởi kiện của đương sự, Tòa án yêu cầu đương sự đến
cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình của tỉnh, trung ương nhắn tin tìm
người vắng mặt và lấy giấy xác nhận của cơ quan đó về việc đã nhắn tin tìm
người vắng mặt nộp cho Tòa án để Tòa án thụ lí vụ án.
Các chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp
thông báo, tìm kiếm như đăng thông báo tìm kiếm trên báo hàng ngày của trung
ương trong 3 số liên tiếp và phát sóng trên đài phát thanh hoặc đài truyền hình
trung ương 3 lần trong 3 ngày liên tiếp. Như vậy, để thuận lợi cho cho việc xin
tuyên bố công dân mất tích cách tốt nhất là phải trình báo ngay với công an địa
phương đồng thời đăng kí tìm kiếm trên.

3)

Phải có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan.
Người có quyền, lợi ích liên quan là những người có mối liên hệ nào đó
(hôn nhân gia đình, quan hệ hành chính, quan hệ lao động, quan hệ dân sự,..)với
người vắng mặt mà sự vắng mặt của người đó ảnh hưởng tới quyền lợi của họ.
Mục đích của việc tuyên bố chết đối với một cá nhân là tạo ra cơ sở pháp
lí để những người nói trên có thể thực hiện và bảo vệ các quyền, lợi ích của
mình.
Mặt khác, theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì Toà án chỉ thụ lí
vụ việc khi có đơn khởi kiện của đương sự. Vì vây, Toà án chỉ có thể ra quyết
4


định tuyên bố môt cá nhân chết khi có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên
quan. Bởi vậy, khi xem xét yêu cầu của đương sự, Tòa án phải kiểm tra các điều
kiện cần thiết và nếu thấy đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà pháp luật quy định,

Tòa án ra quyết định người biệt tích đó là mất tích.
II.

Hậu quả pháp lí của việc tuyên bố cá nhân mất tích.

Việc tuyên bố một người là mất tích kéo theo những hậu quả pháp lí nhất định:
1)

Tạm thời đình chỉ tư cách chủ thể của người bị tuyên bố là mất tích,

2)

tuy nhiên quyết định này không làm chấm dứt tư cách chủ thể của họ.
Tài sản của người bị tuyên bố mất tích được quản lí theo quy định của
Tòa án được quy định tại các điều 75, 76, 77, 79 Bộ luật Dân sự 2005
về quản lí tài sản của người vắng mặt, của người bị tuyên bố là mất
tích.
Điều 75. Quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú
1. Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án
giao tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú cho những người sau
đây quản lý:
a) Đối với tài sản đã được người vắng mặt uỷ quyền quản lý thì
người được uỷ quyền tiếp tục quản lý;
b) Đối với tài sản chung thì do chủ sở hữu chung còn lại quản
lý;
c) Tài sản do vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng
tiếp tục quản lý; nếu vợ hoặc chồng chết hoặc mất năng lực hành vi
dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con đã thành niên
hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý.
2. Trong trường hợp không có những người được quy định tại

khoản 1 Điều này thì Toà án chỉ định một người trong số những người
thân thích của người vắng mặt tại nơi cư trú quản lý tài sản; nếu
không có người thân thích thì Toà án chỉ định người khác quản lý tài
sản.

5


Điều 76. Nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng
mặt tại nơi cư trú
Người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú có các
nghĩa vụ sau đây:
1. Giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt như tài sản
của chính mình;
2. Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị
hư hỏng;
3. Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn của
người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Toà
án;
4. Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và
phải thông báo cho Toà án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản
mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Điều 77. Quyền của người quản lý tài sản của người vắng mặt
tại nơi cư trú
Người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú có các
quyền sau đây:
1. Quản lý tài sản của người vắng mặt;
2. Trích một phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện
nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn của người vắng
mặt;

3. Được thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài
sản.
Điều 79. Quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích
Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú
quy định tại khoản 1 Điều 75 của Bộ luật này tiếp tục quản lý tài sản
của người đó khi người đó bị Toà án tuyên bố mất tích và có các
quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 76 và Điều 77 của Bộ luật này.
Trong trường hợp Toà án giải quyết cho vợ hoặc chồng của
người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được
giao cho con đã thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý;
nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của
6


người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Toà án chỉ
định người khác quản lý tài sản.
Cụ thể: Tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú do người
được người vắng mặt ủy quyền quản lí. Trong trường hợp người đó
không ủy quyền cho ai quản lí tài sản, nếu là tài sản thuộc sở hữu
chung thì sẽ do chủ sở hữu chung còn lại quản lí; nếu tài sản đang do
vợ/ chồng của người đó quản lí thì vợ/ chồng tiếp tục quản lí, nếu vợ/
chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự thì con đã thành niên hoặc cha mẹ của người vắng mặt
quản lí. Trong trường hợp không có những người quản lí nói trên thì
Tòa án chỉ định một trong những người thân thích của người vắng mặt
tại nơi cư trú quản lí tài sản; nếu không có người thân thích thì Tòa án
3)

chỉ định cho người khác quản lí tài sản.
Trong trường hợp vợ/ chồng của người bị tuyên bố là mất tích xin li

hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. Sau khi li hôn thì tài sản của
người mất tích được giao cho con đã thành niên hoặc cha, mẹ của
người mất tích quản lí; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ
định người khác quản lí tài sản.

7


B.

Tuyên bố cá nhân chết và hậu quả của việc tuyên bố cá nhân chết
Điều 81. Tuyên bố một người là đã chết
1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Toà án ra quyết
định tuyên bố một người là đã chết trong các trường hợp sau đây:
a) Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Toà án có
hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
b) Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm, kể từ ngày chiến tranh kết
thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm, kể từ ngày tai
nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là
còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
d) Biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn
sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 78 của Bộ luật
này.
2. Tuỳ từng trường hợp, Toà án xác định ngày chết của người bị tuyên
bố là đã chết căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
I.

Điều kiện để tuyên bố cá nhân chết.


Đây là một chế định đặc biệt của luật dân sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của cá
nhân cũng như chủ thể khác có liên quan. Cái chết của cá nhân là sự kiện pháp lí làm
chấm dứt tư cách chủ thể của cá nhân. Nhưng cái chết đó phải được xác định một cách
đích xác và theo quy định của pháp luật phải được khai tử (Điều 30 BLDS ). Trong
thực tế có những trường hợp, vì các lí do khác nhau đã không thể xác định được cá
nhân đó còn sống hay đã chết. Để tăng cường tính chính xác và nhằm giảm thiểu
những sai sót trong các trường hợp người biệt tích vẫn còn sống nhưng đã bị toà án
tuyên bố là đã chết, trước khi ra quyết định tuyên bố chết đối với một cá nhân Toà án
cần xem xét đầy đủ các điều kiện sau:
1)

Điều kiện về thời gian.
Theo điều kiện trên Toà án chỉ tuyên bố một cá nhân đã chết nếu qua thời hạn

luật định mà họ vẫn không có tin tức là còn sống. Thời hạn đó là khoảng thời gian
8


bao nhiêu sẽ được xác định theo từng trường hợp cụ thể. Theo quy định tại khoản 1
điều 81 BLDS thì thời hạn để tuyên bố chết đối với một cá nhân như sau:
Nếu tuyên bố chết đối với một cá nhân đã qua thủ tục tuyên bố mất tích thì
phải qua thời hạn là ba năm kể từ ngày tuyên bố mất tích của Toà án có hiệu lực
pháp luật.
Nếu tuyên bố chết đối với người chưa qua thủ tục tuyên bố mất tích thì phải
qua thời hạn là năm năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc ( nếu người đó mất tích
trong chiến tranh) hoặc là một năm kể từ ngày tai nạn, thiên tai, thảm hoạ kết thúc
(nếu người đó mất tích trong đợt thiên tai, thảm hoạ đó).
Nếu là tuyên bố chết đối với người biệt tích lâu ngày mà chưa qua thủ tục
tuyên bố mất tích thì phải qua thời hạn là năm năm kể từ ngày, tháng, năm biết
được tin tức cuối cùng về sự sống còn của họ. Trong trường hợp này, thời điểm bắt

đầu để tính thời hạn năm năm là ngày có tin tức cuối cùng về người đó. Nếu không
xác định được ngày thì tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức
cuối cùng, nếu không xác định được ngày, tháng thì tình từ ngày đầu tiên của năm
tiếp theo có tin tức cuối cùng.
Trong bộ luật dân sự không quy định phạm vi không gian về ngày biết tin
tức cuối cùng, nên hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Nhiều
người căn cứ vào hướng dẫn của Nghị quyết 03/HĐTP ngày 19/10/1990 của Toà
án nhân dân tối cao để xác định không gian của nơi có tin tức cuối cùng là nơi cư
trú của người đó.
Có quan điểm cho rắng, nơi cư trú của cá nhân đã được BLDS quy định với
tinh thần hoàn toàn mới nên việc xác định phạm vi không gian về nơi có tin tức
cuối cùng theo hướng dẫn của nghị quyết nói trên không còn phù hợp nữa. Mặt
khác khi xác định sự sống còn của một người còn phải chú trọng tính thực tế của
nó. Chẳng hạn người không có tin tức còn sống tại nơi cư trú cuối cùng của họ đã
quá năm năm nhưng nếu có căn cứ chính xác về việc người đó có lần xuất hiện( có
9


mặt) tại địa phương khác thì vẫn phải coi ngày họ có mặt tại địa phương đó( không
phải là nơi cư trú cuối cùng) là thời điểm bắt đầu tính thời hạn.
2)

Phải thông qua thủ tục tìm kiếm.
Việc thông báo tìm kiếm với mục đích xác định lại lần cuối cùng về tin tức sống

còn của một người trước khi Toà án quyết định về thân phận pháp lí của họ. Vì vậy,
nếu thủ tục này là không thể thiếu khi tuyên bố cá nhân mất tích thì cũng không thể
thiếu khi tuyên bố cá nhân chết.
Mặc dù BLDS không quy định điều này nhưng nhiều ý kiến cho rằng không thể
thiếu được điều này khi muốn tuyên bố là môt người đã chết. Bởi lẽ, qua thủ tục này

có thể nâng cao tính xác thực trong quyết định của Toà án. Mặt khác, về nguyên tắc,
Toà án chỉ được phép tuyên bố một người là đã chết khi họ “vẫn không có tin tức là
còn sống”.
Qua việc phân tích ở trên cho chúng ta thấy rằng, việc thông báo tìm kiếm là
thủ tục rất cần thiết để tuyên bố chết đối với một cá nhân khi chưa qua thủ tục tuyên
bố mất tích. Vậy đối với người đã bị tuyên bố mất tích, nay muốn tuyên bố họ là đã
chết vì đã “sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Toà án có hiêu
lực pháp luật mà vẫn không có tin tức là còn sống” thì có cần thủ tục thông báo tìm
kiếm không?
Đối với trường hợp này, có trường hợp cho rằng đã được thực hiện trong thủ tục
tố tụng khi tuyên bố người đó mất tích nên khi tuyên bố là họ đã chết thì không cần
thực hiện lại nữa. Tuy nhiên em cho rằng mục đích chủ yếu và thiết thực của việc
thông báo tìm kiếm là để xác định lần cuối cùng về tin tức sống còn của một người
nên trước khi tuyên bố một người là đã chết cần phải thông báo lại việc tìm kiếm( mặc
dù họ là người đã được tuyên bố là đã chết.
3)

Phải có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan.

10


Người có quyền, lợi ích liên quan là những người có mối liên hệ nào đó (hôn
nhân gia đình, quan hệ hành chính, quan hệ lao động, quan hệ dân sự,..)với người
vắng mặt mà sự vắng mặt của người đó ảnh hưởng tới quyền lợi của họ.
Mục đích của việc tuyên bố chết đối với một cá nhân là tạo ra cơ sở pháp lí để
những người nói trên có thể thực hiện và bảo vệ các quyền, lợi ích của mình. Chẳng
hạn một chủ nợ yêu cầu Toà án tuyên bố một người (vốn là một con nợ của mình) là
đã chết khi họ đã biệt tích lâu ngày nhằm thu hồi khoản nợ từ tài sản mà người đó để
lại theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Mặt khác, theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì Toà án chỉ thụ lí vụ
việc khi có đơn khởi kiện của đương sự. Vì vây, Toà án chỉ có thể ra quyết định tuyên
bố môt cá nhân chết khi có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan.
II.

Xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.

Việc xác định ngày chết của một người có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đó là
một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn, liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của nhiều
người. Ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết là cơ sở để xác định ngày mở thừa
kế đối với di sản của người đó và là ngày để xác định các quan hệ khác mà người đó
tham gia được coi là chấm dứt. Tuy nhiên bộ luật dân sự mới quy định một cách
chung chung nhất về việc xác định ngày chết như sau: “Tùy từng trường hợp, Tòa án
xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết căn cứ vào các trường hợp quy
định tại khoản 1 điều này”. Trong quá trình soạn thảo Bộ luật dân sự, đây là một vấn
đề có nhiều ý kiến khác nhau.
Có ý kiến cho rằng cần sửa đổi quy định trên về việc xác định ngày chết của
người bị tuyên bố là đã chết theo hướng không căn cứ vào ngày quyết định của Tòa án
tuyên bố người đó là đã chết có hiệu lực pháp luật mà tùy trường hợp cụ thể, Tòa án
sẽ xác định ngày chết của người đó và nêu rõ trong quyết định tuyên bố chết. Việc sửa
đổi này là cần thiết, vì nếu giữ nguyên như quy định của bộ luật Dân sự năm 1995 sẽ
không bảo vệ được các quyền, lợi ích chính đáng của người khác là người có các
11


quyền, lợi ích liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố chết. Trên thực tế,
cách giải quyết của các Tòa án cũng có nhiều điểm khác biệt. Có trường hợp Tòa án
tuyên bố ngày chết là căn cứ vào ngày người đó vắng mặt tại nơi cơ trú, nhưng cũng
có trường hợp lại xác định là ngày Tòa án mở phiên tòa, nhưng có trường hợp xác
định vào ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực. Qua nội dung các bản án cho thấy

mặc dù tình tiết của Tòa án tương đối giống nhau, nhưng cách xác định ngày chết của
mỗi Tòa án lại khác nhau, không thống nhất, trong khi đó đây lại là một vấn đề rất
quan trọng, có liên quan đến việc xác định thời điểm mở thừa kế, diện người thừa kế,
thời hiệu khởi kiện về thừa kế.
Bên cạnh ý kiến nêu trên có ý kiến cho rằng nên xác định ngày chết của người bị
tuyên bố chết là ngày người đó biệt tích khỏi nơi cư trú, vì các lí do sau:


Quyết định này đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân

có liên quan, đặc biệt là các đối tượng thuộc diện được hưởng di sản thừa kế thế
vị. Thực tế cho thấy người bị Tòa án tuyên bố chết bị biệt tích ở nơi cư trú trong
khoảng thời gian rất dài, tính đến ngày người có quyền, lợi ích liên quan yêu
cầu Tòa án xác định người đó đã chết. Do đó nếu xác định ngày chết là ngày
người đó biệt tích tại nơi cư trú sẽ tránh được các vấn đề phức tạp phát sinh từ
khối tài sản của người thừa kế.

Do khoảng thời gian kể từ khi người đó biệt tích cho đến khi bị Tòa án
tuyên bố chết là khá dài (khoảng 5 năm),nếu xác định ngày chết là ngày quyết
định của Tòa án có hiệu lực như quy định của bộ luật dân sự 1995 thì sẽ ảnh
hưởng đến quyền lợi của những người có quyền, lợi ích liên quan đến tài sản
của người bị tuyên bố chết (ví dụ: người đang có quan hệ hợp đồng mua bán tài
sản với người đó, người đã đồng sở hữu với tài sản thuộc sở hữu chung với
người bị tuyên bố chết) và các quan hệ dân sự đó sẽ bị ngưng trệ cho đến khi
Tòa án có quyết định tuyên bố người đó chết.

12


Tuy nhiên ý kiến này không được chấp nhận và khoản 2 điều 81 Luật dân sự

2005 sửa lại theo hướng tùy từng trường hợp, Tòa án xác định ngày chết của người bị
tuyên bố chết căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 81 luật này
III.

Hậu quả pháp lí đối với người bị tuyên bố là đã chết.

Điều 82. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Toà án tuyên bố là
đã chết
1. Khi quyết định của Toà án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp
luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó
được giải quyết như đối với người đã chết.
2. Quan hệ tài sản của người bị Toà án tuyên bố là đã chết được giải quyết như
đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp
luật về thừa kế.
Việc tuyên bố một người là đã chết gây ra các hậu quả pháp lí như sau:


Tư cách chủ thể của người bị ra quyết định tuyên bố là đã chết chấm dứt

hoàn toàn.

Về quan hệ nhân thân: quan hệ về hôn nhân gia đình và các quan hệ nhân
thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết.

Về quan hệ tài sản: được giải quyết như đối với người đã chết, tài sản của
người bị tuyên bố là đã chết được giải quyết theo quy định của pháp luật về
thừa kế.
IV.
Quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một cá nhân là đã chết và
hậu quả của sự hủy bỏ đó.

Khi Tòa án ra quyết định tuyên bố là đã chết với cá nhân thì cái chết đó chỉ là
cái chết mang tính “suy đoán pháp lí”. Do đó, sự suy đoán này có thể chính xác hoặc
không chính xác. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực
là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích
liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.
Hậu quả pháp lí của quyết định hủy bỏ này là:
13


Thứ nhất, tư cách chủ thể của người bị tuyên bố là đã chết được trở lại tình trạng
ban đầu như khi họ còn sống.
Thứ hai, quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi
Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết nhưng cần lưu ý
các trường hợp sau:


Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết được tòa án cho li hôn

theo quy định tại khoản 2 điều 78 BLDS 2005 thì quyết định cho li hôn vẫn có
hiệu lực pháp luật. Nếu người bị tuyên bố là đã chết trở về mà muốn xác lập lại
quân hệ vợ chồng đối với vợ hoặc chồng đã được Tòa án cho li hôn sẽ phải làm
thủ tục đăng kí kết hôn theo quy định của pháp luật.

Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người
khác thì việc kết hôn với người đó vẫn có hiệu lực pháp luật.
Thứ ba, về quan hệ tài sản: người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu
cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản. Trong trường hợp người thừa
kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm
nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả lại toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa
lợi lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.


14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Giáo trình luật dân sự 1 của trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.
Giáo trình luật dân sự 1 của trường Đại học Luật Hà Nội.
Bộ luật dân sự Việt Nam sửa đổi 2005.
Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Việt Nam ( tập 1)- PGS.TS Hoàng

Thế Liên (chủ biên).
5.
Web trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.
6.
Web trường Đại học Luật Hà Nội.
7.
Web của Bộ tư pháp.
8.
Web của Tòa án nhân dân tối cao.
9.
Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

15



MỤC LỤC

A.

2)
3)
B.
I)
2)
3)

Nội dung
LỜI NÓI ĐẦU
Tuyên bố cá nhân mất tích và hậu quả pháp lí đối với việc tuyên
bố cá nhân mất tích.
I.
Điều kiện để tuyên bố cá nhân mất tích.
1)
Điều kiện về thời gian.
Phải thông qua thủ tục tìm kiếm.
Phải có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan.
II.
Hậu quả pháp lí của việc tuyên bố cá nhân mất tích.
Tuyên bố cá nhân chết và hậu quả của việc tuyên bố cá nhân chết
Điều kiện để tuyên bố cá nhân chết.
1)
Điều kiện về thời gian.
Phải thông qua thủ tục tìm kiếm.
Phải có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan.
II)

Xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.
III)
Hậu quả pháp lí đối với người bị tuyên bố là đã chết.
IV)
Quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một cá nhân là đã
chết và hậu quả của sự hủy bỏ đó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

16

Trang
2
3
3
3
4
4
5
8
8
9
10
11
11
13
13
15




×