Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Điều tra đánh giá thực trạng chăn nuôi và phân tích giá trị nguồn gen gà Cáy Củm tại tỉnh Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 71 trang )

Header Page 1 of 133.

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀM THỊ THẢO

Tên đề tài:
ĐIỀU TRA, ĐÁNH GÁI HIỆN THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ PHÂN
TÍCH GIÁ TRỊ NGUỒN GEN GÀ CÁY CỦM TẠI TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2011 – 2015

Thái nguyên, năm 2015

Footer Page 1 of 133.


Header Page 2 of 133.

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀM THỊ THẢO
Tên đề tài:
ĐIỀU TRA, ĐÁNH GÁI HIỆN THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ PHÂN


TÍCH GIÁ TRỊ NGUỒN GEN GÀ CÁY CỦM TẠI TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y
Lớp: K43 – CNTY N01
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2011 – 2015
Giảng viên HD: TS. Bùi Thị Thơm

Thái nguyên, năm 2015

Footer Page 2 of 133.


Header Page 3 of 133.
i

LỜI CẢM ƠN
Sau khi học tập và rèn luyện tại trường, được sự hướng dẫn, chỉ dạy tận tình
cùng với những kinh nghiệm quý báu của các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy cô trong
khoa Chăn nuôi Thú y, đến nay em đã thực tập xong và hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp đại học của mình.
Được sự phân công của khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại Học Nông Lâm
Thái Nguyên cùng với sự đồng ý của cô giáo hướng dẫn TS Bùi Thị Thơm em đã
tiến hành thực hiện đề tài “Điều tra, đánh giá thực trạng chăn nuôi và phân tích
giá trị nguồn gen gà Cáy Củm tại tỉnh Cao Bằng”.
Để hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y

cùng toàn thể các quý thầy cô giáo trong khoa đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cán bộ, nhân viên của Trung tâm giống
cây trồng, vật nuôi, thủy sản Cao Bằng đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em
trong quá trình thực tập.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy, cô giáo hướng dẫn TS Bùi Thị Thơm
đã hết lòng tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện
khóa luận tốt nghiệp đại học.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè là chỗ dựa tinh
thần vững chắc nhất giúp em vượt qua những khó khăn trong thời gian thực tập.
Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, do thời gian có hạn và kiến
thức cũng như kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên bài khóa luận của em
không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
thầy, cô giáo và các bạn để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái nguyên, tháng 6 năm 2015
Sinh viên
Đàm Thị Thảo

Footer Page 3 of 133.


Header Page 4 of 133.
ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Chế độ chiếu sáng cho đàn gà ..................................................................39
Bảng 4.2. Lịch phòng vaccine cho gà .......................................................................40
Bảng 4.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ........................................................42

Bảng 4.4. Cơ cấu đàn gà Cáy Củm ở Cao Bằng .......................................................44
Bảng 4.5. Kết quả điều tra tình hình mắc bệnh của gà Cáy Củm .............................44
Bảng 4.6. Một số đặc điểm về ngoại hình và màu sắc lông, da ................................45
Bảng 4.7. Kích thước các chiều đo của gà Cáy Củm trưởng thành ..........................46
Bảng 4.8. Sinh trưởng tích lũy của gà Cáy Củm ......................................................47
Bảng 4.9. Sinh trưởng tuyệt đối của gà Cáy Củm ....................................................48
Bảng 4.10. Kết quả mổ khảo sát đánh giá năng xuất thịt của gà Cáy Củm trưởng
thành ..........................................................................................................................50
Bảng 4.11. Kết quả đánh giá chất lượng thịt gà Cáy Củm và gà Ri (n= 3) ..............50
Bảng 4.12. Kết quả theo dõi một số yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát
dục của gà Cáy Củm .................................................................................................51
Bảng 4.13. Kết quả đánh giá khả năng sinh sản của gà Cáy Củm ............................52
Bảng 4.14. Kết quả kiểm tra huyết học của gà .........................................................53
Bảng 4.15. Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu sinh lý của gà Cáy Củm .....................53

Footer Page 4 of 133.


Header Page 5 of 133.
iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Tra lược và cân bằng giá ...........................................................................33
Hình 3.2. Các bước chuẩn bị gel agarose ..................................................................33
Hình 3.3. Tra mẫu vào giếng điện di.........................................................................34
Hình 3.4. Máy soi gel ................................................................................................35
Hình 3.5. Ảnh bản gel ...............................................................................................35
Hình 4.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà trống và gà mái ...................................48
Hình 4.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối gà Cáy Củm...............................................49

Hình 4.3: Ảnh bản gel gà Cáy Củm .........................................................................54
Hình 4.4. Ảnh bản gel của một số gà khác ...............................................................54

Footer Page 5 of 133.


Header Page 6 of 133.
iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Từ, các cụm từ viết tắt

Footer Page 6 of 133.

Ý nghĩa của từ, cụm từ viết tắt

Cs

Cộng sự

CRD

Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính

CT

Công thức

KL


Khối lượng

Nxb

Nhà xuất bản

G

Gam

TCVN

Tiêu chuẩn vật nuôi

Ts

Tiến sĩ

KHKT

Khoa học kĩ thuật

h2

Hệ số di truyền

R

Hệ số tương quan


E.coli

Escherichia coli

FAO

Tổ chức Lương Nông trên thế giới

PCR

Kỹ thuật nhân gen in vitro

AND

Axit Deoxyribo Nucleic


Header Page 7 of 133.
v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ......................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................3
2.1.1. Đặc điểm về giống gà cáy Củm ........................................................................3
2.1.2. Khả năng sản xuất của gà Cáy Củm .................................................................5
2.1.3. Phân tích ngồn gen của giống gà ....................................................................18
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................23
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................23
2.2.2. Tình hình nghiên ngoài nước ..........................................................................25
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..27
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................27
3.2. Điạ điểm và thời gian tiến hành .........................................................................27
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................27
3.3.1. Công tác phục vụ sản xuất ..............................................................................27
3.3.2. Chuyên đề nghiên cứu .....................................................................................27
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu nghiên cứu .........................................27
3.4.1. Điều tra, đánh giá thực trạng của chăn nuôi gà Cáy Củm ở tỉnh Cao Bằng. ..27
3.4.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu. .................................................................28
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................35

Footer Page 7 of 133.


Header Page 8 of 133.
vi

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................36
4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất .....................................................................36
4.1.1. Công tác giống ................................................................................................36

4.1.2. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà Cáy Củm ..........................................36
4.1.3. Công tác thú y .................................................................................................39
4.1.4. Kết luận về công tác phục vụ sản xuất. ...........................................................43
4.2. Kết quả chuyên đề nghiên cứu. ..........................................................................44
4.2.1. Kết quả điều tra về đàn gà Cáy Củm tại cơ sở. ...............................................44
4.2.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học của Gà Cáy Củm ...............................45
4.2.3. Đặc điểm sinh học về chỉ số huyết học của gà Cáy Củm ..............................52
4.2.4. Đặc điểm sinh lý của gà Cáy Củm ..................................................................53
4.2.5. Kết quả phân tích ADN ...................................................................................54
Phần 5: KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ ............................................................................56
5.1. Kết luận ..............................................................................................................56
5.2. Đề Nghị ..............................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Footer Page 8 of 133.


Header Page 9 of 133.
1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước ta là một nước nông nghiệp, hơn 80% dân số sống ở nông thôn, 70% lực
lượng xã hội tham gia sản xuất nông nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp có hai
ngành sản xuất chính là trồng trọt và chăn nuôi.
Ngành chăn nuôi ở nước ta có từ lâu đời. Được sự quan tâm của Đảng và nhà
nước nghề chăn nuôi gia cầm ngày càng phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế. Không
chỉ cung cấp thực phẩm có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho xã

hội mà còn là nguồn thu nhập đáng kể cho người chăn nuôi. Bên cạnh đó còn cung
cấp lượng phân bón lớn cho ngành trồng trọt.
Đối tượng của ngành chăn nuôi gia cầm là: Gà, vịt, ngan, ngỗng. Trong đó gà
được nuôi nhiều và phổ biến nhất.
Trong một vài chục năm trước đây, để đáp ứng nhu cầu về số lượng thực
phẩm cho xã hội, chúng ta đã nhập khẩu nhiều giống gà công nghiệp có năng suất
cao. Số lượng các trang trại cũng như quy mô chăn nuôi không ngừng tăng cao qua
các năm. Do vậy, các giống gà bản địa phương năng suất đã bị thu hẹp, có giống đã
bị tuyệt chủng.
Hiện nay đời sống của các tầng lớp nhân dân đã được nâng cao, nhu cầu thị
trường thiên về các thực phẩm của các giống gia súc, gia cầm địa phương có chất
lượng thơm ngon. Đặc biệt các giống gà bản địa đã trở thành đặc sản vì chất lượng
thịt và hương vị quyến rũ của nó. Các giống gà địa phương lại thích nghi với điều
kiện khí hậu ở Việt Nam, chịu đựng được kham khổ, sức chống bệnh cao.
Vấn đề còn có ý nghĩa rất to lớn, vì nước ta là một trong những nước được
xem là quê hương của các giống gà ngày nay. Các giống gà địa phương là nguồn
gen rất quý trong công việc thực hiện các công thức lai kinh tế có hiệu quả cao
trong thời gian trước mắt đồng thời chuẩn bị nguyên liệu di truyền cho việc tạo ra
các gia cầm mang thương hiệu Việt Nam cho tương lai.
Là tỉnh miền núi nhưng Cao Bằng có nhiều lợi thế như có nhiều cửa khẩu
kinh tế, diện tích đồi rừng rộng, dân cư thưa, môi trường sạch, dịch bệnh ít, thuận

Footer Page 9 of 133.


Header Page 10 of 133.
2

cho việc chăn nuôi gia cầm đặc biệt là chăn nuôi gia cầm theo phương thức chăn thả
tự do hoặc bán chăn thả.

Gà Cáy củm là một giống gà lạ, có lông đa dạng như : nâu xám, trắng có sọc
đen,ánh xanh cánh sả, mào nâu, chân vàng và đặc biệt đuôi cụp xuống (vì phao câu
không lồi ra), trọng lượng mỗi con chỉ đạt trung bình từ 1,5 - 2,5 kg, mỗi lứa đẻ trung
bình từ 10- 12 quả, tỷ lệ ấp nở giống như các giống gà nội khác của địa phương, thịt
chắc và thơm ngon nhưng lại ít người biết đến, hiện nay giống gà này đã có mặt tại
Hà Giang và Cao Bằng.
Giống gà này chưa được nuôi rộng rãi và vẫn còn rất ít người nghiên cứu nên
chắc hẳn rất ít người biết đến. Để chăn nuôi đạt năng suất, hiệu quả và nhiều người
biết đến giống gà này. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn sản xuất giúp mọi người hiểu
hơn về giống gà lạ này tôi tiến hành đề tài “Điều tra, đánh giá thực trạng chăn
nuôi và phân tích giá trị nguồn gen gà Cáy Củm tại tỉnh Cao Bằng”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Điều tra, đánh giá thực trạng chăn nuôi, phân tích giá trị nguồn gen gà Cáy
Củm tại tỉnh Cao Bằng.
- Kết quả đề tài là cơ sở cho người chăn nuôi áp dụng vào việc chăn nuôi và
nhân giống để phục vụ sản xuất.
- Kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở quan trọng cho việc đánh giá giá trị giống
của một giống gà Cáy Củm của nước ta, từ đó làm cơ sở khoa học vững chắc
cho việc bảo tồn giống gà này trong tương lai.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài sẽ đóng góp bảo tồn nguồn gen động vật của Việt Nam và
nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tri thức bản địa của khu vực miền
núi phía Bắc.
Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học cho người chăn nuôi áp
dụng nguồn gốc con giống để có cơ sở chăn nuôi đạt hiệu quả cao, góp phần xóa
đói, giảm nghèo cho đồng bào vùng cao.

Footer Page 10 of 133.



Header Page 11 of 133.
3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Đặc điểm về giống gà cáy Củm
• Cơ sở nghiên cứu về giống gà :
Các tính trạng ngoại hình gia cầm bao gồm: màu sắc lông, da, mỏ, chân, màu
mắt, dái tai, kiểu mào, màu mỏ, qua đó chia ra những màu sắc và hình dạng đặc
trưng cho từng giống gà, kèm theo đó là sự khác biệt giữa gà trống và gà mái với
từng chỉ tiêu đó. Kết quả nghiên cứu của Đặng Hữa Lanh và cộng sự, (1999) [18]
cho biết màu sắc da, lông là tín hiệu để nhận dạng một số gia cầm. Đây là đặc điểm
quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng khi thu mua gia cầm, nó đã đi vào khía cạnh
thẩm mỹ của con người và gà ta có màu của lá chuối khô, da vàng, chân vàng sẽ
được ưu tiên.
Tính trạng ngoại hình còn là chỉ tiêu đánh giá phẩm giống, nếu màu lông của
đàn gà có sự đồng nhất cao cho thấy giống gà đó thuần, theo đánh giá của
Johansson (1972) [16]. Sắc tố da, lông ở gia cầm được xác định bởi hai yếu tố
Melanin và Xantophyl. Xantophil là sắc tố ở dạng tinh thể màu vàng, nằm ở da, mỏ
và chân. Melanin tồn tại dạng hạt ,có ở da và gốc lông, sự xuất hiện của Melanin
không phụ thuộc vào lứa tuổi.
Đầu: cấu tạo xương đầu được coi như có độ tin cậy cao nhất trong việc đánh
giá đầu gia cầm. Da mặt và các phần phụ của đầu cho phép rút ra kết luận và sự
phát triển của mô đỡ và mô liên kết. Gà trống có ngoại hình đầu giống gà mái sẽ có
tính dục kém, gà mái có ngoại hình của gà trống sẽ không cho năng suất cao, trứng
thường không phôi. Mào là đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp có thể phân biệt trống
mái. Mào gà có hình thái rất đa dạng cả về hình thái, kích thước, màu sắc, có thể
đặc trưng cho từng giống. Hình dáng của mào, mào dưới và mào tai có thể biết

được sức khỏe và điều kiện sống của chúng. Theo tài liệu của Nguyễn Chí Thành
(2008) mào nụ thường gặp đối với gà Đông Tảo và gà chọi, mào hoa hồng thường
thấy ở trên gà Hồ (chỉ còn tại thôn Lạc Thổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), và

Footer Page 11 of 133.


Header Page 12 of 133.
4

đặc biệt kiểu mào đơn chỉ gặp trên gà Mía; với các răng cưa cao thấp khác nhau,
cuối cùng là kiểu mào hồ đào (hay gặp trên gà trống) với 2 rãnh sâu chũng và có 1
đường gờ cao hơn ở chính giữa. Ngoài hình thái của mỗi kiểu mào, kích thước và
màu sắc đặc trưng cho mỗi giống.
Bộ lông: lông là 1 dẫn suất của da, thể hiện đặc điểm di truyền của giống và có
ý nghĩa quan trọng trong việc phân loại. Khi mới nở, gia cầm non được lông tơ che
phủ, trong quá trình phát triển lông tơ sẽ dần dần được thay thế bằng lông cố định.
• Đặc điểm về giống gà Cáy Củm:
Gà Cáy Củm hay còn gọi là gà cúp đuôi (gà không có phao câu).
Theo báo Tiền phong, 2014 [1]: Gà Cáy Củm đã được nuôi từ lâu đời tại xã
Đức Xuân và Ngũ Lão (huyện Hòa An) và xã Lưu Ngọc (huyện Trà Lĩnh, Cao
Bằng) và rải rác tại một số xã thuộc huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang), từng được
dùng cúng lễ cầu may mắn và là vật linh thiêng trong nhà người H’Mông. Hiện nay,
giống gà này giảm số lượng và chỉ được nuôi xen kẽ rất ít ở các hộ người H’Mông,
vì theo quan niệm của người địa phương, những ngày giỗ, tết phải ăn và biếu bố mẹ
gà trống thiến to béo. Gà Cáy Củm không đạt yếu tố thẩm mỹ.
• Đặc điểm về ngoại hình
- Lông: Màu sắc của lông đa dạng giống gà Ri: Màu lông nâu, xám, hoa mơ,
vàng có sọc đen, ánh xanh cánh sả, đen… Lông mượt và nhiều.
Lúc mới nở và còn nhỏ con trống và con mái có màu lông giống nhau.

Khi trưởng thành:
+ Con trống: Màu lông con trống rực rỡ, đẹp mắt. Màu sắc lông đa dạng: nâu
đỏ, xám, nâu, đen, ánh vàng.
+ Con mái: Màu nâu, xám, vàng nâu, đen... Lông mềm sang có màu nâu,
xám, lông trắng sọc đen.
- Đặc biệt là lông đuôi cúp xuống (vì không có phao câu).
- Mào: Mào đơn, mào dâu, màu đỏ.
- Tầm vóc: Tầm vóc thanh gọn, thân tương đối ngắn, chân cao vừa phải, mào
bé, xương nhỏ, lông xếp xít vào thân.

Footer Page 12 of 133.


Header Page 13 of 133.
5

- Màu mắt: Đen, nâu.
- Màu dái tai: Trắng đỏ, trắng
- Màu sắc chân: Chủ yếu có màu vàng, có một số màu đen, nâu.
• Đặc điểm về tập tính
Sống theo đàn, tính tình hiền lành, linh hoạt, nhanh nhẹn.
2.1.2. Khả năng sản xuất của gà Cáy Củm
Khối lượng gà trưởng thành:
Con trống: 2, 0 – 2.5 kg.
Con mái: 1, 5 – 2, 0 kg.
Tuổi thành dục:
Trống : 150 ngày
Mái: 130 ngày
Tuổi đẻ lứa đầu: 150 ngày
Sản lượng trứng trung bình: 13 – 16 quả/lứa, 130 – 150 quả/năm.

Trọng lượng trứng: 40 – 50 gam/ quả.
Vỏ trứng thường có màu trắng, một số ít có màu nâu.
Khoảng cách lứa đẻ: Trung bình 20 ngày.
Thời gian ấp nở: 21 ngày
Tỷ lệ ấp nở là: 80%.
2.1.2.1. Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng ở gà.
Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992) [28], sinh trưởng là quá trình
tích lũy hữu cơ do đồng hóa là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng
của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền của đời
trước. Sinh trưởng chính là sự tích lũy dần dần các chất, chủ yếu là protein, nên tốc
độ và khối lượng tích lũy các chất, tốc độ và sự tổng hợp protein chính cũng là tốc
độ hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể.
Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như quá trình tổng hợp protein, nên
người ta thường lấy việc tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh
trưởng. Ở cơ thể gà sự tăng trưởng được tính ở hai thời kỳ là thời kỳ hậu phôi và

Footer Page 13 of 133.


Header Page 14 of 133.
6

thời kỳ trưởng thành. Tất cả các đặc tính như ngoại hình, thể chất, sức sản xuất đều
không sẵn có trong tế bào sinh dục hoặc trong phôi đã có đầy đủ khi hình thành mà
chúng được hoàn chỉnh trong quá trình sinh trưởng. Các đặc tính của các bộ phận
hình thành quá trình sinh trưởng tuy là một sự tiếp tục thừa hưởng các đặc tính di
truyền của bố mẹ nhưng hoạt động mạnh hay yếu còn do tác động của môi trường.
Đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng thông qua khối lượng cơ thể được theo dõi
từng tuần tuổi:
• Khối lượng cơ thể

Khối lượng cơ thể là một tính trạng số lượng và nó cũng được quy định bởi
các yếu tố di truyền nhất định. Khối lượng gà con mới nở ra có mối tương quan chặt
chẽ với khối lượng trứng, khối lượng của gà mẹ vào đúng thời kỳ đẻ trứng. Theo
Jonhanson (1972) [16] thì khối lượng gà mới nở ra ít ảnh hưởng đến khối lượng
tăng trưởng tiếp theo.
Căn cứ vào khối lượng cơ thể của gà được cân qua từng tuần tuổi ta đánh giá
được tốc độ sinh trưởng của gà.
- Tốc độ sinh trưởng
Trong chăn nuôi gia cầm thường dùng các chỉ tiêu sau để đánh giá tốc độ
sinh trưởng:
+ Sinh trưởng tuyệt đối
Sinh trưởng tuyệt đối và sự gia tăng về khối lượng trung bình cơ thể trong
một ngày đêm. Chỉ tiêu này thường được tính bằng số g/con/ngày hay số
g/con/tuần. Đồ thị có dạng tăng dần theo hình parabol và được dùng để đánh giá
chính xác tốc độ tăng trưởng khối lượng gia cầm, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ
chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế càng lớn.
Ngoài chỉ tiêu sinh trưởng tuyệt đối còn có chỉ tiêu sinh trưởng tương đối
cũng được dùng để theo dõi tốc độ sinh trưởng của gia cầm.
+ Sinh trưởng tương đối
Chỉ tiêu này được tính dựa vào tỷ lệ phần trăm (%) tăng lên của khối lượng,
kích thước và thể tích khi kết thúc khảo sát (TCVN 240,1997). Đồ thị có dạng
hypebol.

Footer Page 14 of 133.


Header Page 15 of 133.
7

Theo Chambers (1990) [33] đường cong của gà thịt gồm 4 pha và mỗi pha có

đặc điểm như nhau:
- Pha sinh trưởng tích lũy: tăng tốc độ nhanh gà con sau khi nở.
- Điểm uốn của đường cong sinh trưởng có tốc độ tăng cao nhất.
- Pha sinh trưởng có tốc độ sinh trưởng giảm dần theo điểm uốn.
- Pha sinh trưởng tiệm cận có giá trị khi gà trưởng thành.
+ pha sinh trưởng tích lũy
Là chỉ tiêu thường được theo dõi qua các tuần tuổi căn cứ vào khối lượng gà
đạt được, điều đó cho phép xác định một cách đơn giản nhất về đường cong sinh
trưởng gia cầm.
Đường cong sinh trưởng không chỉ sử dụng để chỉ rõ về khối lượng mà còn
chỉ ra một phần về chất lượng, sự sai khác giữa các dòng, các giống, tính biệt, điều
kiện môi trường, nuôi dưỡng và chăm sóc.
Thông qua nghiên cứu của Ngô Giản Luyện (1994) [22] cho biết đường cong
sinh trưởng của 3 dòng gà thuần chủng V1, V2, V3 của giống gà Hồ, cả 3 dòng gà
này đều phát triển theo đúng quy luật sinh học. Trong đó gà trống có khả năng sinh
trưởng cao nhất lúc 7 – 8 tuần tuổi và gà mái khi được 6 - 7 tuần tuổi.
Tốc độ vật nuôi phụ thuộc vào loài, giống và tính biệt, đặc điểm cơ thể,
ngoại cảnh và điều kiện chăm sóc.
+ Kích thước cơ thể
Kích thước cơ thể là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá tốc độ sinh trưởng,
điều này đặc trưng cho từng giai đoạn sinh trưởng, giống, tính biệt và thông qua
theo dõi kích thước các chiều cơ thể từng tuần tuổi để từ đó điều chỉnh tình trạng
chăm sóc và dinh dưỡng phù hợp với gà. Kích thước chiều cơ thể của từng loài và
cá thể..., do tính di truyền quy định và tuân theo các quy luật di truyền của Meldel.
Kích thước các chiều cơ thể luôn có mối tương quan chặt chẽ với khối lượng
cơ thể gia cầm cân ở từng tuần tuổi. Kích thước cơ thể liên quan đến các chỉ tiêu
sinh sản như: tuổi thành thục về thể trọng, chế độ dinh dưỡng và từ đó xác định thời
điểm giết mổ có lợi nhất cho người chăn nuôi gà.

Footer Page 15 of 133.



Header Page 16 of 133.
8

Khi nghiên cứu về sinh trưởng không thể không nói đến phát dục. Phát dục
là quá trình thay đổi về chất tức là tăng thêm và hoàn chỉnh các tính chất, chức năng
của các bộ phận của cơ thể. Phất dục của cơ thể con vật hình thành từ khi trứng thụ
tinh, trải qua nhiều giai đoạn phức tạp cho đến khi trưởng thành.
Sinh trưởng và phát dục là hai quá trình diễn ra trong cùng một cơ thể gia súc
gia cầm. Sinh trưởng được coi là quá trình thay đổi chức năng, hình thái, kích thước
các bộ phận. Phát dục diễn ra từ lúc trứng thụ tinh, qua các giai đoạn khác nhau đến
khi trưởng thành.
Sinh trưởng là một quá trình sinh lý phức tạp, khá dài, từ lúc thụ tinh đến khi
trưởng thành. Do vậy, việc xác định chính xác toàn bộ quá trình sinh trưởng không
phải dễ dàng. Thông qua chăn nuôi gia súc gia cầm, ta thấy được rằng: Trong giai
đoạn đầu của sự sinh trưởng, thức ăn dinh dưỡng được dùng tối đa cho sự phát triển
của xương, mô cơ và một phần rất ít tạo nên mỡ. Đến giai đoạn cuối của sự sinh
trưởng, nguồn dinh dưỡng vẫn tiếp tục sử dụng nhiều để cấu tạo hệ thống xương,
cơ, nhưng lúc này hai hệ thống này đã giảm bớt tốc độ phát triển. Càng ngày con
vật càng già và dinh dưỡng chuyển sang tích lũy mỡ. Trong tất cả các tổ chức ở cơ
thể chiếm tỷ lệ nhiều nhất so với khối lượng cơ chiếm tỷ lệ nhiều nhất so với khối
lượng cơ thể, ở gà từ 42 – 45 %; ngỗng 48 – 50 %; gà tây 52 – 54 % (Ngô Giản
Luyện ,1994) [22].
Khối lượng cơ thể ở một thời điểm nào đó là một chỉ số được sử dụng quen
thuộc nhất về sinh trưởng. Khối lượng cơ thể là một chỉ số thích hợp nhất về sinh
trưởng (tính theo tuổi), song chỉ tiêu này không nói lên được mức độ khác nhau về
tốc độ sinh trưởng trong một thời gian. Xác định được khối lượng cơ thể ở các
khoảng thời gian khác nhau, như ở các tuần tuổi ta có thể biểu thị trên đồ thị sinh
trưởng tích lũy.

Quá trình sinh trưởng của gà con trong hai tháng đầu được chia thành 3 giai
đoạn, đó là:
+ Giai đoạn 10 ngày tuổi đầu: gà con chưa hoàn thiện cơ quan điều chỉnh nhiệt
cơ thể, có tốc độ sinh trưởng nhanh do được sử dụng chất dinh dưỡng dự trữ ở lòng đỏ
lộn vào xoang bụng, chưa có sự khác nhau giữa con trống và con mái. Gà con giai đoạn

Footer Page 16 of 133.


Header Page 17 of 133.
9

này ít vận động, buồn ngủ, đòi hỏi nhiệt độ môi trường cao, có phản xạ yếu với điều
kiện ngoại cảnh. Giai đoạn này gà cần có chăm sóc, nuôi dưỡng cẩn thận.
+ Giai đoạn từ 11 đến 30 ngày tuổi, gà con sinh trưởng rất nhanh, cơ quan
chức năng điều khiển thân nhiệt đã hoàn thiện, có sự khác biệt về sự sinh trưởng của
con trống và con mái, màu lông và đặc điểm sinh dục thứ cấp như mào, tích, tai. Gà
con sử dụng và chuyển hóa thức ăn tốt.
+ Giai đoạn từ 31 đến 60 ngày tuổi: khối lượng của gà con tăng lên gấp
nhiều lần. Gà con có tốc độ sinh trưởng nhanh, hiệu suất sử dụng thức ăn tốt. Gà
con kết thúc quá trình thay lông tơ bằng lông vũ. Các phản xạ về thức ăn, nước
uống, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng được củng cố bền vững.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng của gà: các yếu tố di truyền
về giống, giới tính, tốc độ mọc lông, khối lượng bộ xương, dinh dưỡng và điều kiện
chăn nuôi, sức khỏe gà...
Di truyền là một trong những yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng đến tốc độ
sinh trưởng của gia cầm. Theo tài liệu tổng hợp của Chambers (1990) [33], có rất
nhiều gen ảnh hưởng tới nhóm tính trạng, có gen ảnh hưởng tới một số tính trạng
riêng lẻ. Trong thực tế sản xuất cũng như nghiên cứu, để xác định mức độ ảnh
hưởng của di truyền đến sinh trưởng của vật nuôi người ta sử dụng hệ số di truyền

(h2). Tài liệu của Đặng Hữu Lanh và cộng sự (1999) [18] cho biết gà 23 tuần tuổi có
hệ số di truyền và khối lượng cơ thể là 0,55; khối lượng trứng là 0,50; sản lượng
trứng là 0,10. Theo Đặng Vũ Bình (2002) [2] người ta phân chia hệ số di truyền
thành 3 nhóm, hay nói cách khác là các tính trạng thường gặp có 3 mức khác nhau
về hệ số di truyền:
- Các tính trạng có hệ số di truyền thấp (từ 0 – 0,2) thường bao gồm các tính
trạng về tốc độ sinh sản như tỷ lệ đẻ, tỷ lệ nuôi sống, số con đẻ ra/lứa, sản lượng
trứng...
- Các tính trạng có hệ số di truyền trung bình (từ 0,2 – 0,4) thường bao gồm
các tính trạng về tốc độ sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng cơ
thể...

Footer Page 17 of 133.


Header Page 18 of 133.
10

- Các tính trạng có hệ số di truyền cao (từ 0,4 trở lên) thường bao gồm các
tính trạng thuộc về phẩm chất sản phẩm như khối lượng trứng, tỷ lệ mỡ sữa, tỷ lệ
nạc trong thân thịt.
Sự khác nhau giữa khối lượng cơ thể còn do giới tính, gà trống nặng cân hơn
gà mái khoảng 24 – 32 %. Nhưng sai khác này cũng được biểu hiện về cường độ
sinh trưởng, được quy định không phải là do hormon sinh dục mà do các gen liên
kết với giới tính, những gen này ở gà trống ( hai thễ nhiễm sắc giới tính) hoạt động
mạnh hơn ở gà mái (một thể nhiễm sắc giới tính). Sự sai khác về mặt sinh trưởng do
giới tính còn thể hiện rõ hơn đối với dòng phát triển nhanh so với dòng phát triển
chậm (Khavecman, 1963 trích theo Chamber (1990) [33] đã rút ra kết luận: lúc mới
nở gà trống nặng hơn gà mái 1%; tuổi càng tăng sự khác nhau càng lớn, ở 2 tuần
tuổi hơn 5%; 3 tuần tuổi hơn 11%; 5 tuần tuổi hơn 17%; 6 tuần tuổi hơn 20%; 7

tuần tuổi hơn 23%; 8 tuần tuổi hơn 27%.
Thức ăn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài đến toàn bộ các giai đoạn sinh
trưởng và phát dục của gia cầm. Trần Đình Miên và cộng sự (1975) [30] thì việc nuôi
dưỡng mà chủ yếu là thức ăn có tác dụng đến đối với sự sinh trưởng của gia súc, gia
cầm. Theo Bùi Hữu Lũng (1992) [20] để phát huy khả năng sinh trưởng cần phải cung
cấp thức ăn tốt, được cân bằng nghiêm ngặt giữa protein và axit amin và năng lượng.
kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai (1994) [25], đều đã khẳng định ảnh hưởng rất
lớn của thức ăn và dinh dưỡng đến khả năng sinh sản của gia cầm.
- Thời tiết, mùa vụ cũng là một tác nhân quan trọng của môi trường ảnh
hưởng đến tốc độ sinh trưởng, phát triển của gia cầm, đặc biệt là nhiệt độ, độ ẩm và
ánh sáng. Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ là những tác động liên quan đến việc tiêu
thụ thức ăn làm hoạt động sinh lý của hệ tuần hoàn, hô hấp, gây stress.
- Tính biệt và tuổi gia cầm ảnh hưởng đến năng suất thịt. Gà trống và gà mái
mổ khảo sát tại thời điểm nhất định cho một kết quả nhất định. Nhìn chung, tỷ lệ
thân thịt chỉ tăng đến một thời điểm nhất định đối với từng giống gà và khác nhau
cho cả gà trống và gà mái. Theo báo cáo của Ricard (1988) [38] đưa ra gà trống có
tốc độ tăng trọng nhanh hơn như vậy khối lượng lớn hơn nhưng thịt ngực của gà
mái có kết quả cao hơn. Tỷ lệ thân thịt gia cầm tăng theo tuần tuổi từng được thông
qua trong nhiều tài liệu khoa học.

Footer Page 18 of 133.


Header Page 19 of 133.
11

Năng suất thịt còn liên quan đến tình trạng tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra
1kg thịt và giá trị kinh tế của sản phẩm thịt gia cầm. từ đó cần xác định thời điểm
giết mổ gà thịt cho phù hợp khi gà có tốc độ tăng trọng cơ thể bắt đầu giảm.
Ngoài các yếu tố chủ yếu trên, năng suất thịt còn chịu tác động của yếu tố

thời tiết, khí hậu, chế độ chiếu sang, chăm sóc và nuôi dưỡng…
• Phẩm chất thịt gà
Chất lượng thịt gà mang lại do nhiều yếu tố: di truyền, dinh dưỡng, chăm sóc và
các tác động môi trường. trong đó di truyền và dinh dưỡng có vai trò chủ yếu. để có
được con giống tốt cần có sự đóng góp của quá trình nghiên cứu lâu dài. Khẩu phần
dinh dưỡng cân bằng giữa thành phần protein và năng lượng giúp quá trình tổng hợp
protein của cơ thể diễn ra nhanh chóng, đồng thời nâng cao chất lượng phẩm giống. có
nhiều tài liệu nghiên cứu về chất lượng thịt gia cầm và theo kết quả nghiên cứu của
Chambers (1990) [33] còn cho biết tốc độ sinh trưởng phẩm chất thịt gà có tương quan
âm với tỷ lệ thịt mỡ (r = 0,39) và tương quan dương với tỷ lệ protein (r = 0,53).
Với gà ác ở 8 tuần tuổi, con trống có tỷ lệ protein thịt ngực 24,5%; mỡ 0,6%;
khoáng tổng số 1,2% và protein thịt đùi 22%, mỡ 1,7%; khoáng tổng số 1,1%. Gà mái
có thịt ngực với chỉ tiêu tương ứng như sau: 24,8; 0,6; 1,1; thịt đùi là: 21,9; 2,3; 1,2%.
2.1.2.2. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản ở gà.
Khả năng sinh sản của gia cầm được thể hiện bởi các chỉ tiêu về sản lượng
trứng, khối lượng, hình dạng, chất lượng trứng, tỷ lệ đẻ, khả năng thụ tinh và kết quả
ấp nở. Đối với các giống gia cầm khác nhau, khả năng sinh sản cũng khác nhau.
Sức đẻ trứng của gia cầm chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, mỗi
yếu tố ảnh hưởng tới sức đẻ trứng ở mức độ nhất định. Một số yếu tố chính ảnh
hưởng đến sức đẻ trứng của gia cầm như các yếu tố di truyền cá thể, giống dòng
gia cầm, tuổi, chế độ dinh dưỡng, điều kiện ngoại cảnh (Nguyễn Thị Mai,
(2009) [26].
- Các yếu tố di truyền cá thể
Sức đẻ trứng: là một tính trạng số lượng có lợi ích kinh tế quan trọng của gia
cầm đối với con người. Có 5 yếu tố di truyền ảnh hưởng đến sức đẻ trứng của gia

Footer Page 19 of 133.


Header Page 20 of 133.

12

cầm: tuổi thành thục sinh dục, cường độ đẻ trứng, tính nghỉ đẻ, thời gian kéo dài
chu kì đẻ trứng sinh học và tính ấp bóng .
+ Tuổi thành thục sinh dục
Tuổi thành thục sinh dục là tuổi bắt đầu hoạt động sinh dục và có khả năng
tham gia quá trình sinh sản. ở gà mái tuổi thành thục là tuổi đẻ quả trứng đầu tiên
đối với từng cá thể hoặc được xác định theo tuổi đạt tỉ lệ đẻ 5% đối với mỗi đàn gà.
Tuổi thành thục sinh dục của gà khoảng 170 – 180 ngày, biến động trong khoảng 15
– 20 ngày. Tuổi thành thục sinh dục sớm hay muộn phụ thuộc vào giống và môi
trường. Các giống khác nhau thì tuổi thành thục về tính cũng khác nhau; tuổi đẻ quả
trứng đầu của gà Ri là 135 – 144 ngày.
Thể trạng và độ dài ngày chiếu sáng ảnh hưởng đến khả năng thành thục sinh
dục, những gà thuộc giống có tầm vóc nhỏ thì phần lớn bắt đầu đẻ trứng sớm hơn
những giống gà có tầm vóc lớn. Gà hướng trứng có tuổi thành thục sớm hơn gà
hướng thịt. Thời gian gà đẻ mạnh là vào những ngày ngắn của mùa thu đông, điều
đó cũng nói lên rằng thời gian chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng đến tuổi thành thục
sinh dục. Theo Đặng Hữu Lanh và cộng sự (1999) [18] cho biết, hệ số di truyền của
tính trạng này là h2 = 0,32.
Tuổi đẻ sớm hay muộn liên quan chặt chẽ đến khối lượng cơ thể ở một thời
điểm nhất định. Những gia cầm có khối lượng nhỏ thường có tuổi thành thục sớm
hơn những gia cầm có khối lượng lớn. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thành thục
thời gian nở ra trong năm, khoảng thời gian chiếu sáng tự nhiên hay nhân tạo. Ngoài
ra còn các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển như tiêm phòng vac xin cho
gà con sẽ dần đến đẻ lùi quả trứng đầu tiên. Khẩu phần ăn cũng ảnh hưởng mạnh
đến chỉ tiêu này (Jonhanson, 1972) [16].
+ Cường độ đẻ trứng
Là sức đẻ trứng trong một thời gian ngắn, có liên quan chặt chẽ với sức đẻ
trứng trong năm của gia cầm. Gà Ri nuôi bán thâm canh có tỷ lệ đẻ cao hơn so với
gà Ri nuôi chăn thả (39,43 % so với 31,45 %).


Footer Page 20 of 133.


Header Page 21 of 133.
13

Sự xuất hiện bản năng đòi ấp hay tính ấp bóng là phản xạ không điều kiện có
liên quan đến sức đẻ trứng của gia cầm. Trong tự nhiên, tính ấp bóng giúp gia cầm
duy trì nòi giống. Bản năng đòi ấp rất khác giữa các giống và các dòng. Trong các
vòng nhẹ cân có tần số thể hiện bản năng thấp hơn các dòng nặng cân. Bản năng đòi
ấp là một đặc điểm duy truyền của gia cầm,nó là một phản xạ nhằm hoàn thiện quá
trình sinh sản. Phần lớn các dòng gà ham ấp đều có sức đẻ trứng kém. Song với
thành công trong lĩnh vực ấp trứng nhân tạo, để nâng cao sản lượng trứng của gia
cầm cần rút ngắn và làm mắt hoàn toàn bản năng ấp trứng. Bởi vì bản năng ấp trứng
là một yếu tố ảnh hưởng đến sức bền đẻ trứng và sức đẻ trứng.
+ Thời gian nghỉ đẻ: ở gà thường có hiện tượng nghỉ đẻ trong một thời gian
giữa các chu kì đẻ trứng , từ vài ngày đến vài tuần, thậm chí kéo dài 1 – 2 tháng.
Thời gian nghỉ đẻ thường vào mùa đông, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng
trứng cả năm. Gia cầm thường thay lông vào mùa đông nên thời gian này gà nghỉ
đẻ. Trong điều kiện bình thường, lúc thay lông đầu tiên là thời điểm quan trọng để
đánh giá gà đẻ tốt hay xấu. Những đàn gà thay lông sớm, thời gian bắt đầu thay
lông từ tháng 6 – 7 và quá trình thay lông diễn ra chậm, kéo dài 3 – 4 tháng là
những đàn gà đẻ kém. Ngược lại, có những đàn gà thay lông muộn, thời gian thay
lông từ tháng 10 – 11, quá trình thay lông diễn ra nhanh là đàn gà đẻ tốt. Đặc biệt ở
một số gà cao sản, thời gian nghỉ đẻ chỉ 4 – 5 tuần và lại đẻ ngay khi chưa hình
thành xong bộ lông mới. Có con gà đẻ ngay trong thời kì thay lông.
+ Tuổi gia cầm: tuổi gia cầm cũng liên quan đến năng suất trứng. Sản lượng
trứng của gia cầm giảm theo tuổi, thường thì sản lượng năm thứ hai giảm xuống 15
– 20 % so với năm thứ nhất (Nguyễn Thị Mai và cộng sự, (2009) [26].

+ Chế độ dinh dưỡng: thức ăn và dinh dưỡng có quan hệ chặt chẽ với khả
năng đẻ trứng. Muốn gia cầm có sản lượng trứng cao, chất lượng trứng tốt thì phải
đảm bảo một khẩu phần ăn đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng theo nhu cầu.
Quan trọng nhất là cân bằng giữa năng lượng và protein, cân bằng các axit amin,
cân bằng các chất khoáng và vitamin. Thức ăn có chất lượng kém sẽ không thể cho
năng suất cao, thậm chí còn gây bệnh cho gia cầm. Các loại thức ăn bảo quản không

Footer Page 21 of 133.


Header Page 22 of 133.
14

tốt bị nhiễm nấm mốc, các loại thức ăn bị nhiễm độc kim loại nặng, thuốc bảo vệ
thực vật... Thậm chí các loại thức ăn hỗn hợp đảm bảo đầy đủ và cân bằng các chất
dinh dưỡng nhưng bảo quản không tốt cũng không phát huy được tác dụng trong
chăn nuôi gia cầm (Nguyễn Thị Mai và cộng sự, 2009) [26].
+ Điều kiện ngoại cảnh: các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, độ ẩm, ánh
nắng, mùa vụ... ảnh hưởng rất lớn tới sức đẻ trứng của gia cầm.
Mùa vụ ảnh hưởng rõ rệt đến sức đẻ trứng của gà. ở nước ta vào mùa hè sức đẻ
trứng giảm xuống so với mùa xuân, đến mùa thu thì sức đẻ trứng của gà lại tăng lên.
Nhiệt độ môi trường xung quanh có liên quan mật thiết đến sản lượng trứng.
Nhiệt độ thích hợp cho gia cầm đẻ trứng là 18 – 240C, (Nguyễn Thị Mai và cộng sự,
2009) [26].
Liên quan chặt chẽ giữa nhiệt độ là độ ẩm không khí của chuồng nuôi. Độ
ẩm thích hợp từ 65 – 70 %. Độ ẩm thấp sẽ làm lượng bụi trong chuồng tăng lên, đây
là một tác nhân gây bệnh đường hô hấp. Ngược lại độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi
cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển, nhất là các bệnh đường tiêu hóa. Độ ẩm cao
kết hợp với nhiệt độ cao sẽ gây stress nóng ẩm rất bất lợi với gia cầm, làm giảm khả
năng đẻ trứng, chất lượng trứng và giảm hiệu quả chăn nuôi.

Ngoài nhiệt độ và ẩm độ, chế độ chiếu sáng cực kì quan trọng trong chăn
nuôi gia cầm nói chung và gà đẻ trứng nói riêng. Gia cầm không chỉ cần ánh sáng
để nhìn và tìm thức ăn, nước uống, nơi ở....mà nó còn khởi động cơ quan sinh dục.
Theo Nguyễn Thị Mai và cộng sự (2009) [26] võng mạc và não bộ của gia cầm rất
nhạy cảm với kích thích của ánh sáng. Cơ chế dẫn truyền kích thích của ánh sáng là
cơ chế thần kinh – thể dịch mà tuyến yên là trung tâm truyền dẫn, chỉ có những ánh
sáng có bước sóng dài mới đi qua được. Vì vậy, muốn kích thích cơ quan sinh dục,
cần sử dụng ánh sáng ẩm có nhiều màu đỏ và cam. Ánh sáng tác động đến sức đẻ
trứng từ hai khía cạnh là thời gian chiếu sáng và bản chất của ánh sáng. Nếu muốn
kích thích gà ăn nhiều, hoạt động tìm ổ đẻ hiệu quả, tránh đẻ rơi trứng trên sàn đối
với gà đẻ cần sử dụng ánh sáng trắng lạnh với nhiều màu xanh. Cần tăng cường ánh
sáng đỏ đối với gà mái đẻ nhất là giai đoạn chuẩn bị vào đẻ (giai đoạn tiền đẻ). Yêu

Footer Page 22 of 133.


Header Page 23 of 133.
15

cầu của gà đẻ về thời gian chiếu sáng là từ 12 – 16 giờ/ngày, cường độ chiếu sáng
10,8 lux đủ cho năng suất trứng cao nhất. Trong chăn nuôi gà đẻ, có thể sử dụng
ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo để chiếu sáng cho gà với cường độ chiếu sáng từ 3
– 3,5 W/m2.
Năng suất trứng: năng suất trứng là số trứng một gia cầm mái sinh ra trong
một đơn vị thời gian. Đối với gia cầm đẻ trứng, đây là chỉ tiêu năng suất quan trọng
nhất, phản ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh dục. Năng suất
trứng là một tính trạng số lượng nên nó phụ thuộc nhiều vào giống, đặc điểm của cá
thể, hướng sản xuất, mùa vụ và dinh dưỡng.
Năng suất trứng là tính trạng có mối tương quan nghịch chặt chẽ với tốc độ
sinh trưởng sớm, do vậy trong chăn nuôi gà sinh sản, cần chú ý cho gà ăn hạn chế

trong chế độ dò, gà hậu bị để đảm bảo năng suất trứng trong giai đoạn sinh sản.
Năng suất trứng phụ thuộc vào số lượng và chất lượng thức ăn, phụ thuộc vào mức
năng lượng, hàm lượng protein và các thành phần khác trong khẩu phần ăn.
Sản lượng trứng: là lượng trứng mà gia cầm mái đẻ ra trong một vòng đời.
Sản lượng trứng/năm của một quần thể gà mái cao sản, được thể hiện theo
quy luật cường độ đẻ trứng cao nhất vào tháng thứ hai, thứ ba sau đó giảm dần đến
hết năm đẻ. Để tiến hành chọn giống về sức đẻ trứng Hutt (1978) [14], đã áp dụng
ổ đẻ có cửa sập tự động để kiểm tra trứng của từng gà mái. Tác giả cho rằng sản
lựng trứng 3 tháng đẻ đầu và sản lượng trứng hằng năm có tương quan di truyền
chặt chẽ (0,7 – 0,9).
Khối lượng trứng: khối lượng trứng là một chỉ tiêu liên quan mật thiết tới
chất lượng trứng giống, kết quả ấp nở, chất lượng và sức sống của gà con. Khối
lượng trứng gia cầm phụ thuộc vào giống, tuổi đẻ, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng...
Theo Brandsch và Bilchel (1978) giá trị trung bình khối lượng quả trứng đẻ
ra trong một chu kỳ, là một tính trạng do nhiều gen có tác động cộng gộp quy định,
nhưng hiện giờ vẫn chưa xác định rõ số lượng gen quy định tính trạng này. Sản
lượng trứng, khối lượng trứng là chỉ tiêu quan trọng cấu thành năng suất của đàn bố
mẹ. Khối lượng có hệ số di truyền cao, do đó có thể đạt được nhanh chóng thông

Footer Page 23 of 133.


Header Page 24 of 133.
16

qua con đường chọn lọc. Trứng của gia cầm mới bắt đầu đẻ nhỏ hơn trứng gia cầm
trưởng thành 20 - 30%. Khối lướng trứng mang tính đặc trưng của từng loài và
mang tính di truyền cao. Hệ số di truyền tính trạng này h2 =0,6 – 0,74. Ý kiến của
nhiều tác giả cho rằng trong cùng một giống, dòng, cùng một đàn, nhóm trứng có
khối lượng lớn nhất hoặc bé nhất đều cho tỷ lệ ấp nở thấp, khối lượng trứng to thì sẽ

kéo dài thời gian ấp nở.
Chất lượng trứng: trứng gà gồm ba phần cơ bản: vỏ, lòng đỏ và lòng trắng.,
tỷ lệ các phần so với khối lượng trứng thì vỏ trứng chiếm khoảng 10 – 11,6 %; lòng
trắng 57 – 60 %; lòng đỏ 30 – 32 %. Thành phần hóa học của trứng không vỏ: nước
chiếm 73,5 – 74,4 %; protein 12,5– 13 %; mỡ 11 – 12 %; khoáng 0,8 – 1,0 %.
Hình dạng trứng: trứng gia cầm thường có hình ô van và được thể hiện qua
tỷ số giữa chiều dài và chiều rộng của trứng hay ngược lại. Chỉ số này không biến
đổi theo mùa.
Trong chăn nuôi gia cầm sinh sản, chỉ số hình dạng của trứng là một chỉ tiêu
để xem xét chất lượng của trứng ấp, những quả trứng dài hoặc quá tròn đều có tỷ lể
nở thấp. Trứng gà Tam Hoàng chỉ số hình dạng trứng trung bình 1.24 – 1,39 cho tỷ
lệ nở cao hơn so với nhóm trứng có hình dạng nằm ngoài biên độ này.
Màu sắc vỏ trứng: không có ý nghĩa lớn trong việc đánh giá chất lượng
trứng, nhưng có giá trị trong chọn giống và thị hiếu tiêu dùng. Màu sắc trứng là tính
trạng đa gen, có hệ số di truyền biến động h2 = 0,55 – 0,75
Độ dày và độ bền của vỏ trứng: độ dày, độ bền hay độ chịu lực của vỏ trứng
là những chỉ tiêu quan trọng đối với trứng gia cầm, có ảnh hưởng tới kết quả ấp nở
và vận chuyển. Chúng phụ thuộc vào giống, tuổi già hay stress đều làm giảm độ dày
và sức bền của trứng.
Hệ số di truyền độ dày của vỏ trứng theo Marco và cộng sự (1982) [37] là
0,3 – 0,6.
Trứng gà Mía ở 38 tuần tuổi có độ dày trung bình 0,36mm và độ chịu lưc
2,88kg/cm2 (Trịnh Xuân Cư và cộng sự, 2001) [4]. Chỉ số lòng đỏ, chỉ số lòng trắng
và đơn vị Haugh: khi xem xét chất lượng của trứng thương phẩm cũng như trứng

Footer Page 24 of 133.


Header Page 25 of 133.
17


giống, người ta đặc biệt quan tâm đến chỉ tiêu này. Các chỉ tiêu này càng cao thì
chất lượng trứng càng tốt và tỷ lệ ấp nở càng cao.
Chỉ số lòng đỏ: chỉ số lòng dỏ là tỷ số giữa chiều cao và lòng đỏ so với
đường kính của nó. Chỉ số lòng đỏ của trứng gà khoảng 0,4 – 0,42. Trứng có chỉ số
lòng đỏ càng lớn thì chất lượng trứng càng tốt .
Chỉ số lòng trắng: là chỉ tiêu đánh giá chất lượng lòng trắng, chỉ số lòng
trắng được tính bằng tỷ lệ giữa chiều cao lòng trắng đặc so với trung bình cộng
đường kính lớn và đường kính nhỏ của nó. Chỉ số này càng lớn thì chất lượng lòng
trắng càng cao. Chỉ số lòng trắng bị ảnh hưởng bởi giống, tuổi và chế độ nuôi
dưỡng.
Theo Marco (1982) [37] hệ số di truyền của khối lượng lòng trắng h2 = 0,22
– 0,78.
+ Khả năng thụ tinh và tỷ lệ ấp nở trứng gà
Sự thụ tinh là một quá trình trong đó tinh trùng và trứng hợp lại thành một
hợp tử. Tỷ lệ thụ tinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tỷ lệ trống/mái trong đàn,
phương thức chăn nuôi, mật độ nuôi, chế độ dinh dưỡng. Tỷ lệ thụ tinh được đánh
giá bằng tỷ lệ trứng có phôi.
Để nâng cao tỷ lệ thụ tinh cần có tỷ lệ trống/mái thích hợp. Tỷ lệ này cao hay
thấp đều làm giảm tỷ lệ thụ tinh. Đồng thời cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho
đàn bố mẹ, bởi dinh dưỡng của đàn bố mẹ ảnh hưởng trực tiếp tới đến tỷ lệ thụ tinh.
Nếu khẩu phần thiếu protein, , phẩm chất tinh dịch kém, vì protein là nguyên liệu là
nguyên liệu cơ bản hình thành tinh trùng. Còn khẩu phần ăn mà thiếu các loại
vitamin A, E sẽ làm cho cơ quan sinh dục phát triển không bình thường, từ đó ảnh
hưởng tới khả năng sinh tinh và các hoạt động sinh dục, làm giảm tỷ lệ thụ tinh.
Tỷ lệ ấp nở của gà được xác định bằng tỷ lệ phần trăm số gà con nở ra so với
số trứng vào ấp. Tỷ lệ nở là một chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của phôi, sức sống
của gia cầm non. Đối với trứng có chỉ số hình dạng chuẩn, khối lượng trung
bình của giống sẽ cho tỷ lệ ấp nở cao nhất. Tỷ lệ ấp nở chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố như: khối lượng trứng, tuổi, các chỉ số hình thái, phương thức xử

lý trứng ấp, chế độ ấp...

Footer Page 25 of 133.


×