Hoạt động ngoài giờ LL------------------------------------------------------------------------------------Lớp 10
Tháng: 09 Ngày soạn: 06.09.’07
Ngày dạy: 08.09.’07
Chủ đề hoạt động
THANH NIÊN HỌC TẬP, RÈN LUYỆN VÌ SỰ NGHIỆP
CNH, HĐH ĐẤT NƯỚC
A. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Hiểu được vai trò của CNH, HĐH trong quá trình xây dựng và phát triển đất
nước, xác đònh được quyền và trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH,
HĐH.
- Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện để có thể thực hiện được bổn phận
của thanh niên HS, phấn đấu trở thành những công dân có ích cho tương lai.
- Tích cực chủ động, tự giác trong học tập và rèn luyện, sẵn sàng tham gia các hoạt
động thể hiện vai trò của thanh niên HS trong sự nghiệp chung.
B. CHUẨN BỊ
1. GV: hệ thống câu hỏi và đáp án, nghiên cứu các tài liệu liên qụan đến chủ đề; Giao cho
cán bộ lớp phân công các nhóm chuẩn bò câu trả lời.
2. HS: sắp xếp bàn ghế và trang trí bảng theo sự chỉ đạo của GV; Chuẩn bò các câu trfả
lời, sưu tầm, tiếp cận các tài liệu liên quan đến chủ đề.
- Chuẩn bò một số tiết mục văn nghệ; phân công chủ toạ chương trình.
- Chuẩn bò quà (nếu có)
C. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
1. Ổn đònh lớp và chia nhóm: chia lớp thành 4 nhóm.
2. GV ghi chủ đề lên bảng: “THANH NIÊN HỌC TẬP, RÈN LUYỆN VÌ SỰ NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC”
3. Nội dung chủ đề
* Hoạt động 1: GV đặt câu hỏi thảo luận:” Công nghiệp hoá là gì? Có thể xây dựng và
phát triển đất nước dựa vào nền sản xuất nông nghiệp như hiện nay được không? Con người
sống trong thời đại CNH, HĐH sẽ như thế nào?
- HS thảo luận theo nhóm khoảng 5-7 phút sau đó GV mời nhóm trưởng các nhóm lần lượt
đứng lên phát biểu. ( các thành viên khác trong lớp cũng có thể phát biểu bổ sung).
+ Lưu ý: GV cứ đê HS phát biểu một cách tự nhiên theo sự hiểu biết của các em.
- Đònh hướng: Muốn phát triển đất nước phải làm cho nền sản xuất nhỏ, thủ công hiện nay
trở thành nền sản xuất công nghiệp với các máy móc, thiết bò và phương tiện hiện đại, dựa
trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao
động xã hội cao. Đó chính là công nghiệp hoấ. Nhưng nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp
lạc hậu, muốn phát triển nhanh, theo kòp các nước trong khu vực, chúng ta phải hiện đại hoá
nền công nghiệp.
THPT Trần Quang Khải-----------------------------------------------------------------------------------------------Năm học: 2007 - 2008 -
1 -
Hoạt động ngoài giờ LL------------------------------------------------------------------------------------Lớp 10
- Vai trò cảu CNH,HĐH trong qua trình xây dựng và phát triển đất nước làm cho tốc độ phát
triển KT – XH nhanh hơn, của cải làm ra nhanh hơn , chất lượng tốt hơn, rẻ hơn. Từ đó có
điều kiện đầu tư nhiều hơn cho các công trình công cộng như bệnh viện, trường học, đường
giiao thông, các công trình văn hoá…nâng cao đời sống nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần.
HS có đầy đủ các điều kiện để phát triển tối đa cả về thể chất cũng như tinh thần.
- Để thực hiện CNH, HĐH đất nước, ngoài các yêu cầu khác thì quan trọng nhất là nhân lực
có hàm lượng kiến thức cao => con đường tốt nhất là đầu tư cho GD.
* HOẠT ĐỘNG 2: TRAO ĐỔI VỀ PP HỌC TẬP TÍCH CỰC Ở TRƯỜNG THPT
*Những vấn đề cơ bản của phương pháp học tập tích cực
Bước 1: GVCN nêu mục đích, yêu cầu và nội dung chính của hoạt động , giao cho cán bộ lớp
điều khiển buổi thảo luận. ( Trần Việt Linh và Bùi Thò Minh làm Ban tổ chức)
Bước 2: cán bộlớp điều khiển buổi thảo luận, yêu cầu cả lớp phải chú ý lắng nghe ý kiến của
các bạn khác để có thể cùng trao đổi.
+ Nhóm 1 thảo luận chủ đề: “ Thế nào là phương pháp học tập tích cực?”
+ Nhóm 2: thảo luận chủ đề: “ Sự cần thiết phải học tập theo phương pháp tích cực”
+ Nhóm 3: thảo luận chủ đề: “ Cách thức thực hiện PP học tập tích cực như thế nào?”
- Các nhóm trưởng lần lượt phát biểu ý kiến ( các thành viên khác trong lớp có thể bổ
sung)
Bước 3: BTC mời GVCN phát biểu ý kiến, đánh giá, bổ sung
Đònh hướng:
1. PP học tập tích cực là người học chủ động lónh hội kiến thức. GV giữ vai trò tổ chức
và hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh. HS là người làm chủ hoạt động của mình bằng
cách tự ghi bài theo sự hiểu của mình, tự tìm đọc các tài liệu tham khảo và SGK; phải tìm ra
chỗ chưa hiểu, mạnh dạn đưa ra các thắc mắc để cùng các bạn giải quyết, nếu không giải
quyết được thì mới nhờ thầy cô hướng dẫn…
2. Sự cần thiết của PP học tập tích cực: vì chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ
thông tin, thời đại phát triển không ngừng của khoa học công nghệ. Để tồn tại và phát triển
trong xh ấy, chúng ta phải tìm một PP học tập hữu hiệu, giúp ta nắm bắt thông tin, thu nạp
kiến thức nhanh nhất, hiệu quả nhất. PP học tập tích cực còn giúp chúng ta phát triển khả
năng tư duy và tính chủ động trong các hoạt động khác.
3. Cách thức thực hiện PP học tập tích cực: Khi thực hiện PP học tập này, các em sẽ
gặp nhiều khó khăn hơn so với PP học tập truyền thống: về bản thân ( nề nếp, PP học…) và
các điều kiện học tập khác. Để khắc phục những khó khăn trên, HS cần tự mình nắm vững và
thực hiện nghiêm túc PP học tập tích cực nói chung, cũng như ứng dụng PP này vào từng môn
học cụ thể để có kết quả học tập tốt.
* HOẠT ĐỘNG 3: THI TÌM HIỂU VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA
LUẬT GIÁO DỤC
A. Thể lệ thi
THPT Trần Quang Khải-----------------------------------------------------------------------------------------------Năm học: 2007 - 2008 -
2 -
Hoạt động ngoài giờ LL------------------------------------------------------------------------------------Lớp 10
Người dẫn chương trình nêu mục đích và công bố thể lệ thi:
- Lần 1: Hai đội bảng 1 lên sân khấu, người dẫn chương trình bốc thăm câu hỏi, đọc to
cho hai đội cùng nghe; Hai đội suy nghó 30 giây, trả lời bằng cách giơ bảng chữ cái. Trả lời
đúng được 30 điểm, trả lời sai không được điểm.
Nếu hai đội bằng điểm nhau sẽ sử dụng câu hỏi thứ 6 để phân thắng bại bằng cách trả lời
nhanh, sau khi đọc xong câu hỏi, ai giơ biển trước người đó được quyền trả lời. Nếu trả lời sai,
đội sau được quyền trả lời.
Người dẫn chương trình thứ hai giữ đáp án và công bố đội trả lời đúng ngay sau mỗi lần trả
lời. Thư kí ghi điểm cho từng đội.
- Lần 2: hai đội bảng 2 cũng tiến hành như lần 1 của 2 đội bảng 1.
- Sau đó lấy 2 đội thẳng vào vòng 2. Vòng 2 cũng tổ chức như vòng 1. Sẽ chọn được một đội
nhất, 1 đội nhì, hai đội bò loại ở vòng 1 đồng giải 3.
* GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của các em.
D. ĐÁNH GIÁ
- Gv đánh giá mức độ hiểu biết Luật Giáo dục của học sinh. Nhấn mạnh cho học sinh hiểu rõ:
các em có quyền được học tập nhưng cũng có nghóa vụ hoàn thành các nhiệm vụ học tập đựoc
giao. Tuyên dương học sinh nắm vững những vấn đề thi, nhắc nhở học sinh chưa hiểu Luật
Giáo dục.
- Dùng kết quả thi của các đội để đánh giá học sinh.
E. DẶN DÒ
- Chủ đề tháng tới: “ Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình”
Các em về nhà sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, các bài báo liên quan đến chủ đề trên.
THPT Trần Quang Khải-----------------------------------------------------------------------------------------------Năm học: 2007 - 2008 -
3 -
Hoạt động ngoài giờ LL------------------------------------------------------------------------------------Lớp 10
Tháng: 10 Ngày soạn: 26.10.’07
Ngày dạy: 11.10.’07
Chủ đề hoạt động
THANH NIÊN VỚI
TÌNH BẠN, TÌNH YÊU VÀ GIA ĐÌNH
A. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Nhận thức rõ hơn giá trò của tình bạn, tình yêu và gia đình; Học sinh có quyền
được kết giao bạn bè, được tôn trọng sự kết giao đó; Đồng thời các em cũng phải
xác đònh rõ trách nhiệm của bản thân trong quan hệ bạn bè, trong tình yêu và gia
đình.
- Rèn luyện các kó năng ứng xử phù hợp trong quan hệ bạn bè, tình yêu và gia đình.
- Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, gắn bó với gia đình; Tôn trọng và thân thiện với bạn
bè; sẵn sàng hợp tác với bạn bè trong học tập cũng như trong cuộc sống.
B. CHUẨN BỊ
3. GV: hệ thống câu hỏi và đáp án, nghiên cứu các tài liệu liên qụan đến chủ đề; Giao cho
cán bộ lớp phân công các nhóm chuẩn bò câu trả lời.
4. HS: sắp xếp bàn ghế và trang trí bảng theo sự chỉ đạo của GV; Chuẩn bò các câu trfả
lời, sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, các bài báo liên quan đến chủ đề trên, tiếp cận các
tài liệu liên quan đến chủ đề.
- Chuẩn bò một số tiết mục văn nghệ; phân công chủ toạ chương trình.
- Chuẩn bò quà (nếu có)
C. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
1. Ổn đònh lớp và chia nhóm: chia lớp thành 4 nhóm.
2. GV trang trí chủ đề lên bảng: “THANH NIÊN TÌNH BẠN, TÌNH YÊU VÀ GIA
ĐÌNH”
3. Nội dung:
A. HOẠT ĐỘNG 1: Thi hỏi – đáp về tình bạn, tình yêu và gia đình
+ Bước 1: Gv soạn sẵn thể lệ cuộc thi, bố trí người dẫn chương trình, thư kí, Ban giám
khảo, nội dung cuộc thi…
+ Bước 2: chủ toạ nêu mục đích và công bố thể lệ thi
+ Bước 3: giới thiệu BGK và cách cho điểm của BGK, giới thiệu người dẫn chương
trình và thư kí.
1. Người dẫn chương trình cho bốc thăm chia thành hai bảng
THPT Trần Quang Khải-----------------------------------------------------------------------------------------------Năm học: 2007 - 2008 -
4 -
Hoạt động ngoài giờ LL------------------------------------------------------------------------------------Lớp 10
2. Vòng 1: Hai đội bảng 1 lên sân khấu, mỗi đội ra cho nhau 3 tình huống hoặc câu hỏi
3. Đội 1 ra câu hỏi cho đội 2, đội 2 suy nghó và hội ý 30 giây, trả lời không quá 2 phút. Sau đó
đội 1 trình bày đáp án của mình.
4. Đội 2 ra câu hỏi cho đội 1, đội 1 suy nghó và hội ý 30 giây, trả lời không quá 2 phút. Sau đó
đội 2 trình bày đáp án của mình.
• Ban giám khảo cho điểm bằng cách giơ điểm cho người dẫn chương trình đọc, thư kí ghi
điểm cho từng đội.
Lưu ý: cứ như thế cho đến hết 3 câu hỏi, hoặc tình huống. Thư kí cộng điểm và công bố
điểm cho từng đội . Đội thắng chuẩn bò vào vòng 2. Nếu 2 đội bằng điểm nhau thì BGK cho 1
câu hỏi trả lời nhanh để phân thắng bại ( loại trực tiếp)
5. Vòng 2: tổ chức cũng giống như thi ở vòng 2.
- Sau khi thư kí cộng điểm và công điểm , người dẫn chương trình công bố các giải nhất, nhì,
đồng giải ba. GVCN trao quà cho các đội ( nếu có).
* Lưu ý: để không khí cuộc thi thêm phần sinh động hơn, xen kẽ giữa các phần thi là một số
tiết mục văn nghệ của các đội ( đã được chuẩn bò trước). Nội dung các bài hát: ca ngợi tình
bạn, tình yêu, gia đình.
+ Bước 4: KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
- GV tổng kết hoạt động và khẳng đònh rằng các em có quyền tự do kết giao trong tình
bạn, tình yêu, chống lại mọi hình thức bóc lột và lạm dụng tình ducj: nhận xét điểm
mạnh, điểm yếu chung của lớp và của từng đội.
- Dùng kết quả thi làm điểm đánh giá học sinh.
B. HOẠT ĐỘNG 2: Hội thi: Những người bạn gái đáng mến
Thi trình diễn trang phục học đường và ứng xử
a. Thể lệ cuộc thi
Tiến hành thi giữa các đội. Mỗi lần thi có 2 phần:
- Phần 1: Thi trang phục: các thí sinh của mỗi đội đều phải tham gia trình diễn 2 loại trang phục,
trang phục bắt buộc và tự chọn. Khi trình bày sẽ có nhạc nền và lời giới thiệu cho từng trang
phục .
- Phần 2: Thi ứng xử: sau mỗi lần trình diễn , thí sinh trong đội bốc thăm chọn câu hỏi, giám khảo
nghe thí sinh trả lời và chấm điểm công khai.
b. Tiến hành cuộc thi
- GV nêu mục đích cuộc thi, yêu cầu cuộc thi, công bố thể lệ cuộc thi, giới thiệu người dẫn chương trình.
- Người dẫn chương trình giới thiệu 4 đội thi, ban giám khảo và thư kí.
- Các đội lần lượt trình diễn trang phục, trả lời câu hỏi ứng xử theo thứ tự thăm. Người dẫn chương trình
điều hành phần thi của các đội. Sau mỗi lần các đội thi, Ban giám khảo báo điểm xong đan xen 1 tiết
mục văn nghệ để cuộc thi thêm phần sinh động hơn
- Kết thúc cuộc thi, công bố điểm cho các đội, thứ hạng xếp theo điểm phần điểm phần thưởng cho đội
thắng cuộc.
- GV tổng kết cuộc thi.
THPT Trần Quang Khải-----------------------------------------------------------------------------------------------Năm học: 2007 - 2008 -
5 -
Hoạt động ngoài giờ LL------------------------------------------------------------------------------------Lớp 10
D. ĐÁNH GIÁ
- Gv đánh giá , khẳng đònh lại những ưu, nhược điểm trong cách xử lý các tình huống giao tiếp
của học sinh. Hướng các em vào những cách xử lí tình huống hợp lí. Tuyên dương những em
có khả năng ứng xử tốt.
- Phân loại học sinh dựa vào các hoạt động của các em. Kòp thời khích lệ, động viên các em
trong học tập, rèn luyện sau này.
E. DẶN DÒ
- Chủ đề tháng tới: “ Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo”
Các em về nhà sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, các bài báo liên quan đến chủ đề trên; tập
một số bài hát liên quan đến chủ đề này.
THPT Trần Quang Khải-----------------------------------------------------------------------------------------------Năm học: 2007 - 2008 -
6 -