Tải bản đầy đủ (.ppt) (114 trang)

Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 114 trang )

Báo cáo nghiên cứu thị trường
Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

By

For

Ngày

Tháng 3/ 2008

Dự án:

Knight-errant

Mã số đề nghị: 08-01-036

Khách hàng: VinaGame

Chi Do Thuy An – Giám đốc nhãn hàng

CBI

Chị Nguyễn Khánh Minh Thụy – Giám đốc
nghiên cứu

Người liên lạc

1



Mục lục
Nội dung

Trang

Bối cảnh chung

3

Kết quả nghiên cứu

15

Chân dung cuộc sống

16

Thái độ và thói quen chơi game online

36

Suy nghĩ về game online

37

Suy nghĩ về lọai hình game MMORPG

42

Suy nghĩ về lọai hình game Casual


50

Một số vấn đề khác liên quan đến việc chơi game

59

Đánh giá về từng game

65

Mong đợi về game online lý tưởng

109

Đánh giá về các công ty cung cấp game

127

2


Bối cảnh chung









VinaGame là nhà cung cấp game hàng đầu ở Việt Nam với thị phần khoảng 60%. VinaGame
cung cấp game nhập vai nhiều người chơi trên mạng (MMORPG) và game giản đơn.
VinaGame muốn có đầy đủ thông tin về quan niệm và cách sử dụng của người chơi game đối
với các game điện tử nói chung và các sản phẩm, dịch vụ của VinaGame nó riêng. Những thông
tin này sẽ giúp VinaGame phát triển chiến lược tiếp thị hiệu quả cũng như phát triển các game
hiện tại.
Ngoài những hiểu biết nội bộ sâu rộng về gamer (chủ yếu thu thập từ những nguồn trong
game), VinaGame mong đợi một cuộc nghiên cứu tìm hiểu mở rộng từ một công ty nghiên cứu
thị trường độc lập để có những thông tin khách quan về hành vi và thói quen sử dụng của các
gamer.
CBI đã tiến hành thực hiện dự án cho Vinagame trong tháng 4/ 2008

3


Mục tiêu nghiên cứu



Mục tiêu chính là tìm hiểu hành vi và thói quen sử dụng của các gamer với chi tiết như sau:

Tìm hiểu mô tả về gamer ở Việt Nam (cuộc sống, giải trí, quan niệm về cuộc
sống,…)
 Tìm hiểu động cơ của các gamer khi chơi game điện tử nói chung và game mà
họ đang chơi nói riêng.
 Hiểu về thói quen chơi game
 Hiểu những mong đợi của họ khi chơi game cũng như những yếu tố ảnh hưởng
đến việc họ chọn game để chơi.
 Đo mức độ hài lòng/ không hài lòng với game họ đang tham gia

 Đánh giá quan niệm của gamer đối với Vinagame (và những đối thủ cạnh tranh
chính)


4


Thiết kế nghiên cứu



Chi tiết thiết kế nghiên cứu cho mảng game nhập vai online như sau:
Số nhóm
Bang chủ

1

Gamer

2 (20-30 tuổi)

Tổng cộng



3 nhóm

Chi tiết thiết kế nghiên cứu cho mảng game giản đơn như sau :
Nam


Nữ

Teen 12-15

1

1

Teen 16-18

1

1

Thanh thiếu niên 19-25

1

1

Tổng cộng

6 nhóm
12


Thiết kế nghiên cứu


Chi tiết thiết kế nghiên cứu cho các gamer tiềm năng của cả 3 mảng như

sau:
Males

Females

Teen 12-15 tuổi (Casual)

1

1

Teen 16-18 tuổi (Casual)

1

1

Thanh thiếu niên 18-22 tuổi (Casual)

1

1

Thanh thiếu niên 18-22 tuổi (Hardcore)

1

1

Thanh niên 22-28 (Hardcore)


1

Tổng cộng

9 nhóm

13


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

15


CHÂN DUNG CUỘC SỐNG

16


Chân dung cuộc sống





Trong phần này, chúng ta sẽ nhìn nhận và đánh giá tính cách, lối sống, hành vi và
thái độ của ‘gamers’ ở những độ tuổi khác nhau.
 Giúp hiểu được động cơ, thái độ và suy nghĩ của gamer khi họ chơi game
online nói chung, hoặc ‘casual’ và ‘MMORPG’ nói riêng, cũng như những nhận

định của họ về các game mà họ đang chơi ở những phần sau.
Trước tiên, dù ở độ tuổi nào, gamers vẫn có 1 số đặc điểm chung như sau:
 Đa số các bạn đều thích kết bạn và xem bạn là một phần ảnh hưởng quan
trọng trong cuộc sống.
 Họ thích làm theo lời khuyên của bạn bè, thậm chí là bắt chước bạn bè trong
nhiều khía cạnh của cuộc sống:
 Giải trí
 Thời trang
 Giải quyết tình huống/ vấn đề gặp phải trong cuộc sống


Bạn bè có thể là ‘đại sứ’ đưa họ tiếp cận với những khuynh hướng mới
“Có người chia sẽ, bạn bè đồng trang lứa thì dễ hiểu nhau hơn về mặt tình cảm, sự
tương đồng về sở thích” (Teen 12-15)
17


Chân dung cuộc sống


Họ là những người rất đam mê Internet, họ có nhiều hoạt động trên mạng. Nói
cách khác, họ khám phá thế giới qua mạng:
 Tìm kiếm thông tin liên quan đến việc học
 Giải trí:
 Nghe và download nhạc: nhacso.net, nhaccuatui.com, mp3.zing.vn,...
 ‘Chộp’ thông tin/ scandals của người nổi tiếng (ca sĩ, ngôi sao, diễn
viên): vnexpress.net, dantri.com, etc.
 Chơi, tìm hiểu và trao đổi về game: gamethu.net và các trang web
riêng của game mà họ đang chơi
 Chat, kết bạn: Yahoo! Messenger

 Vì sử dụng Internet nhiều như thế, họ ít đọc các báo và tạp chí bản in (đặc
biệt là nam; nữ thì có đọc TTGD, VHTT…)
 Đây là điểm khách hàng nên lưu ý khi làm các hoạt động quảng cáo
tiếp thị

18


Chân dung cuộc sống



Phần lớn các bạn thích dùng Internet ở các tiệm bên ngoài (để được tự do truy
cập, tránh bị gia đình để ý và có không khí hơn ở nhà, dù nhà vẫn có kết nối
internet)
 Đa số bắt đầu biết đến game online và chơi game online từ các tiệm
Internet
 Tiệm internet là một nơi khá quan trọng để truyền bá và phổ biến games
mới cũng như những thông tin về games



Xét về mặt tâm lý, họ còn rất trẻ và đều ấp ủ mơ ước được ‘nổi bật’ và ‘chứng
tỏ bản thân’:
 Nếu không thể qua việc học hành/ làm việc thì ở những khía cạnh khác như:
chơi game, thời trang, ‘sành điệu’ (cập nhật nhanh những khuynh hướng
mới)

19



Chân dung cuộc sống– Nhóm 12-15 tuổi

20


Chân dung cuộc sống– Nhóm 12-15 tuổi



Ở tuổi này, các bạn vẫn khá vô tư trong cuộc sống

Chưa bị ràng buộc bởi bất cứ trách nhiệm gì ngoài việc phải học tốt
 Được chăm sóc/ thương yêu
 Chưa có kế hoạch rõ ràng cho tương lai
“Cuộc sống hiện giờ đầy đủ, đi học có người đưa rước, ăn uống theo ý thích của
mình. Cô thầy, bạn bè cũng nhiều hơn”




Chúng khá “ham vui”:


Để giảm bớt những áp lực đến từ việc học (đa số học vì bổn phận chứ chưa ý
thức rõ ràng sự liên quan của học tập đến tương lai), chúng tìm niềm vui từ
bạn bè và game
 2 hoạt động này giúp chúng cảm thấy phần nào được tự do (làm những gì
mình thích) và giải tỏa những bức bối tâm lý vì vẫn bị Ba Mẹ quản thúc chặt
chẽ

 Mong muốn được tự do hơn còn được thể hiện trong một số ước mơ
của chúng
“Em muốn được làm doanh nhân để được đi nhiều nơi.”
21


Chân dung cuộc sống– Nhóm 12-15 tuổi



Các bạn nhỏ này chưa độc lập trong suy nghĩ và hành động:




Tính ‘bầy đàn’ được thể hiện khá cao; các bạn hay bắt chước bạn bè và người
xung quanh (chưa có lập trường và sự chọn lọc)
Thích làm/ chơi những gì liên quan đến đông người (phong trào)
 Dễ chán khi không còn đám đông hoặc bạn bè
 Dễ dàng theo/bỏ một trò chơi dưới sự lôi cuốn của bạn bè
“Mình theo người ta thì mình không bị cho là lạc hậu không biết gì hết”



Thời trang và chưng diện bắt đầu là mối quan tâm của các bạn gái


Quần áo, phụ kiện (tóc, giày, trang sức…)
 Bắt đầu ý thức việc thu hút sự chú ý của bạn khác phái
 Những trò chơi/ hoạt động giải trí giúp thể hiện tính thời trang và tạo

cơ hội tiếp xúc, giao tiếp với bạn khác phái sẽ có sức hấp dẫn lớn các
bạn gái ở tuổi này


Bạn gái sẽ là cầu nối (hoặc động cơ) để hấp dẫn bạn trai cùng đến với trò chơi/ hoạt
động đó

22


Chân dung cuộc sống– Nhóm 16-18 tuổi

23


Chân dung cuộc sống – Nhóm 16-18 tuổi


Nhóm tuổi này vẫn được cha mẹ chăm sóc:





Chúng xem đó là việc hiển nhiên và vẫn vô tư hưởng thụ
Bắt đầu có chút đòi hỏi, so sánh hoàn cảnh gia đình

Tuy nhiên, các bạn cũng bắt đầu biết lo lắng về tương lai với cột mốc quan trọng là kỳ thi
đại học:




Các bạn cũng bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của việc học
Việc học (chính qui và phụ đạo) chiếm khá nhiều thời gian trong ngày của
chúng
“Ước mơ thi được vào trường đại học mình thích”

24


Chân dung cuộc sống – Nhóm 16-18 tuổi



Tương tự nhóm tuổi 12-16, bạn bè có ảnh hưởng rất lớn đến các bạn




Tuy nhiên, bạn bè không chỉ đơn thuần để cùng vui chơi mà còn chia sẻ những
suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của tuổi mới lớn (những điều họ ngại nói với cha
mẹ, người lớn trong gia đình)
 Mâu thuẫn thế hệ với cha mẹ
 Tuổi này đối diện với nhiều sự đối lập giữa những ước muốn của bản
thân và kỳ vọng của Ba Mẹ (Ba Mẹ chưa tin tưởng cho họ tự quyết định
một số việc quan trọng)
 Bạn trai/ bạn gái, tình cảm tuổi học trò
 Những yếu kém trong học tập
 Chọn ngành học (có đôi khi không giống ý Ba Mẹ)
Bạn bè cũng vẫn là nguồn ảnh hưởng đến các hoạt động vui chơi giải trí và

thời trang nhưng tuổi này đã bớt bắt chước một cách máy móc, rập khuôn và
thụ động:
 Chúng để ý bạn bè và chọn lọc cái nào phù hợp với sở thích của mình

25


Chân dung cuộc sống – Nhóm 16-18 tuổi



Ở tuổi này, các bạn vẫn bị Ba Mẹ giám sát nhưng vẫn được tự do hơn:


Đi học nhiều và đã tự di chuyển/ đi lại (ít cần Ba Mẹ đưa đón) nên có thể tranh
thủ thời gian để đi chơi, giao tiếp với bạn bè

“So với thời cấp 2 thì thỏai mái hơn, có thể đi chơi quá 10h. Đi học thỏai mái có thể về trễ
từ 5-30phút đi uống nước với bạn bè. Cấp 2 Ba Mẹ nghĩ còn nhỏ nên chở đi, rước về
đúng giờ”


Các trò chơi và hoạt động giải trí cho phép chúng chủ động và thể hiện sự tự do (không
quá nhiều luật lệ, gò bó gợi nhớ đến sự quản thúc của Ba Mẹ ở nhà), với sự tham gia của
bạn bè trang lứa sẽ là điểm hấp dẫn

26


Chân dung cuộc sống– Nhóm 19-22 tuổi


27


Chân dung cuộc sống – Nhóm 19-22 tuổi



Ở nhóm tuổi này, các bạn vẫn yêu đời và lạc quan nhưng cũng bắt đầu cảm nhận được
những mặt trái của cuộc sống


Bắt đầu than phiền: Một số cảm thấy thất vọng với bản thân vì chưa thành
công, chưa có nhiều tiền, hay đơn giản là bắt đầu tự mình phải đối diện và giải
quyết một số áp lực trong cuộc sống (công việc, không khí ô nhiễm hay thậm
chí là chuyện kẹt xe)
“Em chưa hài lòng, vừa đi học vừa đi làm cực quá”





Làm quen với những hoạt động giải trí của người lớn như đi uống cà phê, đi
nhậu, …

Ít chịu sự quản lý từ gia đình hơn, có nhiều tự do hơn:


Từ giờ giấc đến một số lựa chọn cho bản thân (công việc…)


28


Chân dung cuộc sống – Nhóm 19-22 tuổi



Ở tuổi này, nam và nữ bắt đầu có sự khác biệt


Các bạn nữ bắt đầu có những dự định cho tương lại, như nghĩ đến việc tìm
công việc tốt để dành dùm cho gia đình tương lai
 Tuy nhiên, các bạn nữ không đặt nặng vấn đề thành công hay thất bại (họ
chỉ cần có thu nhập ổn định)
“Công việc hòa đồng với mọi người, mức lương ổn định”



Các bạn nam có xu hướng tập trung vào sự nghiệp và có vẻ quan tâm hơn đến
“thành/ bại”
 Họ có vẻ không thể chấp nhận việc không thành công bằng bạn bè (dù mọi
thứ chỉ mới bắt đầu)
“Muốn làm sao để kiếm được tiền nhiều”



Họ thích tham gia vào những hoạt động có thể giúp khẳng định bản thân, mang đến cho họ
một chút cảm giác ‘thành công’ nào đó (ví dụ, danh vọng, vị trí trong game mà họ chơi)
“Game là cách giải trí về tinh thần, nó không phân biệt gì hết. Ngòai đời có thể bạn là người
yếu đuối nhưng vô game chưa chắc


29


Chân dung cuộc sống– Nhóm 22-28 tuổi

30


Chân dung cuộc sống – Nhóm 22-28 tuổi



Họ có cái nhìn khá lạc quan về cuộc sống vì ở tuổi này họ đã gầy dựng được 1
nền tảng cơ bản cho mình và gia đình sau 1 thời gian cố gắng.



Mặc dù, cũng như nhóm 19-22, một số trong nhóm tuổi 22-28 chưa có vị trí cao
trong xã hội cũng như sự nghiệp, nhưng họ không cảm thấy điều đó là thua thiệt
và thất bại. Họ vẫn hài lòng với một số ‘thành quả’ mà họ đang có:
 Người yêu đồng quan điểm
 Vợ/ chồng/ con cái hòa thuận, êm ấm
 Thu nhập tương đối ổn định và đủ sống
 Có thời gian và điều kiện chơi trò chơi mà mình thích và đạt được 1 vị trí/ đẳng
cấp tương đối cao trong trò chơi
“Mình có gia đình, có vợ hiền, vợ đẹp, có baby. Tất cả yếu tố đó góp phần làm cho mình
cảm thấy hài lòng”




Đặc biệt, nhóm bang chủ (cũng trong độ tuổi này) khá thành công trong công
việc/ sự nghiệp:
 Họ có công việc tốt với thu nhập cao
 Một số có doanh nghiệp riêng
31


Chân dung cuộc sống – Nhóm 22-28 tuổi



Nhóm tuổi này thích những trò chơi/ hoạt động giúp họ dùng trí óc để giải quyết/ phán
đoán tình huống:




Họ thích những trò chơi với tổ chức và những tình huống tương tự cuộc sống
bên ngoài
Đồng thời, họ quan tâm đến việc có một vị trí/ đẳng cấp trong trò chơi đó
(bằng năng lực – tiền bạc cũng như kỹ năng – của họ và sự công nhận của
mọi người)
 Nhưng họ không quá ‘máu me’/ ganh đua
“Mình chơi mà mình cứ tưởng là mình không hà. Mình yếu quá mình phải ráng làm cho
mình mạnh hơn. Đó là chỗ thể hiện bản thân mình
“Trong quá trình chơi sẽ tạo được uy tín nhất định, nó cũng giống như ngòai xã hội”
“Mình hay gặp những người chơi trong game, nói chuyện hoài không biết chán. Uống
café rồi bàn chuyện làm ăn ngoài đời luôn, tiến xa hơn thành những mối quan hệ
ngoài đời”


32


Sự khác nhau giữa người chơi game Casual và
MMORPG


Bên cạnh đó chúng tôi cũng nhận ra một số điểm khác biệt cơ bản giữa người chơi game
Casual và MMORPG:

33


×