Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đánh giá tính hợp lý của pháp luật về thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.28 KB, 12 trang )

BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ - MƠN LUẬT HÀNH CHÍNH
A. LỜI MỞ ĐẦU.
Vi phạm hành chính là một loại vi phạm phổ biến trong xã hội, và thay
đổi từng ngày, từng giờ trong tất cả các lĩnh vực thuộc các ngành, các cơ quan
khác nhau. Tuy mức độ nguy hiểm cho xã hội của nó thấp hơn so với tội phạm
nhưng hành vi vi phạm hành chính là hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt
hai cho nhà nước, tập thể, lợi ích cá nhân cũng như lợi ích chung của cộng đồng.
Điều 3 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi 2008) quy định :
“ Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải đình chỉ ngay.…
Việc xử lí vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng
quy đinh của pháp luật”. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lí vi phạm hành
chính được nhanh chóng, kịp thời pháp luật hiện hành đã quy định rất nhiều chủ
thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cũng như cụ thể hơn về thủ tục
xử phạt vi phạm hành chính. Đó là lí do vì sao tơi lựa chọn đề tài :
“Đánh giá tính hợp lý của pháp luật về thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi
phạm hành chính”
B. NỘI DUNG
I. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG
1. Vi phạm hành chính
Khi tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, Nhà nước sẽ
buộc họ sẽ phải chịu những hậu quả bất lợi nhất định. Vậy nên hiểu vi phạm
hành chính là gì?
Tại khoản 2, Điều 1 Pháp lênh xử lí vi phạm hành chính 2002
(PLXLVPHC 2002) sửa đổi 2008, vi phạm hành chính được định nghĩa một
cách gián tiếp: “… Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân,
cơ quan, tổ chức (say đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô
ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội
phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính…”
Trên cơ sở đó ta có thể đưa ra định nghĩa khái quát về vi phạm hành
chính: Là hành vi do cá nhân tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý do vi phạm
quy định của pháp luật về quản lí nàh nước mà khơng phải là tội phạm và theo


quy định của pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Xử phạt vi phạm hành chính
Xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) là hoạt động cưỡng chế thể hiện
thái độ của nhà nước với hành vi vi phạm của cá nhân tổ chức. Có thể hiểu xử
phạt vi phạm hành chính là: “Hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện
pháp xử phạt hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác( trong
trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật) đối với các cá nhân tổ chức.”
Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính phải dựa trên những đặc điểm:
• XPVPHC áp dụng với các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính theo quy
định của pháp luật.

Đỗ Thị Thanh Thúy – KT33D002

1


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ - MƠN LUẬT HÀNH CHÍNH
• XPVPHC được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền theo quy định
của pháp luật.
• XPVPHC được tiến hành theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục được
quy định trong các văn bản pháp luật về XPVPHC do các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành.
• Kết quả của hoạt động XPVPHC thể hiện ở quyết định XPVPHC ghi
nhận các hình thức, biện pháp cử phạt áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm
hành chính.
XPVPHC có rất nhiều vấn đề bàn luận nhưng trong đề tài này tôi chỉ tập
trung đi sâu vào thẩm quyền và thủ tục XPVPHC
II.
TÍNH HỢP LÝ CỦA PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN XỬ

PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (TQXPVPHC) là một trong
những nội dung quan trọng của pháp luật về XPVPHC. TQXPVPHC được quy
định chủ yếu tại chương IV PLXLVPHC và chương II Nghị định 128/2008/NĐCP và các nghị định về XPVPHC trong từng lĩnh vực quản lý của nhà nước.
Ngồi ra, có thể tìm thấy các quy định về thẩm quyền XPVPHC trong một số
đạo luật.
1.

Ưu điểm của pháp luật về TQXPVPHC
Nghiên cứu hệ thống pháp luật hiện hành liên quan đến TQXPVPHC cho
thấy chức danh có thẩm quyền xử phạt đã được quy định tương đối đầy đủ, đảm
bảo không một vi phạm hành chính (VPHC) nào xảy ra lại khơng bị xử phạt bởi
chủ thể có thẩm quyền, đáp ứng nguyên tắc : “Moi vi phạm hành chính phải
được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay…”.(1)
TQXPVPHC thể hiện tập trung và tương đối đầy đủ, rõ ràng trong
PLXLVPHC là căn cứ quan trọng và điều kiện thuận lợi để quy định cụ thể
trong các nghị định XPVPHC trong các lĩnh vực quản lí nhà nước. Các nghị
định này về cơ bản đã bảo đảm tính thống nhất đồng bộ của hệ thống pháp luật
quy định về TQXPVPHC.
Các quy định về nguyên tắc xác định thẩm quyền đã giúp người có thẩm
quyền xử phạt đỡ lúng túng trong việc xác định vụ việc cụ thể có thuộc thẩm
quyền giải quyết của mình hay khơng và giúp cấp trên dễ dàng hơn trong đánh
giá kết quả hoạt động XPVPHC nói chung cũng như xác định trách nhiệm của
cấp dưới trong những vụ việc cụ thể.
Các quy định về ủy quyền cũng được đặt ra tương đối hợp lý.
PLXLVPHC quy định rõ người có thẩm quyền xử phạt chỉ ủy quyền trong
trường hợp vắng mặt; Nghị định 128/2008/NĐ-CP cũng quy định khắt khe khi
tiến hành ủy quyền…(2)
2.


Hạn chế của pháp luật về TQXPVPHC

Đỗ Thị Thanh Thúy – KT33D002

2


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ - MƠN LUẬT HÀNH CHÍNH
• Thứ nhất về chức danh có thẩm quyền xử phạt.
PLXLVPHC đã quy định bằng cách liệt kê các chức danh có thẩm quyền
xử phạt và với mỗi chức danh cụ thể Pháp lệnh quy định rõ hình thức, mức xử
phạt và những biện pháp cưỡng chế khác mà chủ thể đó được áp dụng trong khi
XPVPHC. Theo cách quy định này, những chức danh nào được chỉ rõ trong
Pháp lệnh mới có thẩm quyền xử phạt. Quy định như vậy sẽ không linh hoạt để
theo kịp với những thay đổi về tổ chức trong các cơ quan quản lí và thực tiễn
cơng tác đấu tranh, phịng chống VPHC. Thực tiễn quản lí cho thấy có những
đơn vị thuộc cơ quan nhà nước thành lập hoặc chức danh trong cơ quan quản lí
nhà nước được quyết định sau thời điểm ban hành, sửa đổi PLXLVPHC nên
không được Pháp lệnh quy định thẩm quyền xử phạt. Do đó họ khơng có thẩm
quyền xử phạt mặc dụ hoạt động đặc thù của họ có thể là người trực tiếp phát
hiện vi phạm. Cũng có những lĩnh vực quản lí vào thời điểm PLXLVPHC ban
hành thì các vi phạm hành chính mới xuất hiện lẻ tẻ nên việc giới hạn thẩm
quyền thco một số cơ quan quản lí là hợp lí nhưng sau đó thì vi phạm ngày càng
ra tăng với tốc độ nhanh, nếu khơng mở rộng phạm vi thẩm quyền thì lại là một
quá trình phức tạp kéo dài. Để đáp ứng nhu cầu đó một số văn bản pháp lý thấp
hơn đa đặt ra những quy định về thẩm quyền không phù hợp với PLXLVPHC.
Ví dụ: Quyết định số 709/2005/QĐ-UBTDTT của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy
ban thể dục thể thao ngày 20/04.2005 về việc ban hành Quy chế kiểm tra giải
thi đấu thể thao quy định thẩm quyền XPVPHC cho tiểu ban kiểm tra.
Ngoài ra, PLXLVPHC sủa đổi 2008 cũng chưa quy định thẩm quyền xử

phạt của cá nhân đứng đầu các cơ quan thuộc bộ như cục trưởng Cục bảo vệ
thực vật, Cục thú ý ( Bộ nông nghiệp và phát triển nơng thơn), cục về sinh an
tồn thực phẩm (Bộ y tế), Cục phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ lao động – thương
binh xã hội) và gần đây là Cục cảnh sát bảo vệ môi trường (Bộ công an) mặc dù
các cục và tổng cục “được tổ chức để tực hiện nhiệm vụ quản lí nhà nước chuyên
ngành” (3) thể hiện sự phân cấp trong quản lí hành chính nhà nước. Hơn nữa
nhiệm vụ quản lí của các cục, tổng cục này liên quan chặt chẽ đến vấn đề có tính
thời sự thu hút sự quan tâm của Nhà nước và tồn xã hội, thâm chí đây cịn là
những vấn đề tồn cầu.
Để khắc phục thiếu sót này, chúng cho rằng ngoài việc bổ sung những
chức danh trong cục, tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền xử
phạt thì PLXPVPHC cũng cần có quy định mở để chính phủ có thể quy định
thẩm quyền xử pạt trong những nghị định quy định về vi phạm và XPVP trong
lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước.
• Thứ hai, những hạn chế trong thẩm quyền xử phạt của người trực
tiếp thi hành công vụ.
Trước hết những hạn chế này thể hiện ở thẩm quyền áp dụng mức phạt tiền
của người trực tiếp thi hành công vụ, nhiệm vụ còn quá thấp. Hiện nay, những
người trực tiếp thi hành công vụ, nhiệm cụ như chiến sĩ công an nhân dân, bộ
đội biên phòng, kiểm lâm viên, nhân viên thuế chỉ được phạt tiền đến 200.000
đồng, đổi trưởng của họ cũng chỉ được phạt đến 500.000 đồng, còn chiến sĩ cảnh

Đỗ Thị Thanh Thúy – KT33D002

3


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ - MƠN LUẬT HÀNH CHÍNH
sát biển, kiểm soát viên thị trường, thanh tra chuyên ngành được phạt đến
500.000 đồng. (4). Mức phạt này căn cứ vào mức phạt tối đa của các khung tiền

phạt được pháp luật quy định đối với hành vi vi phạm, không phải là mức phạt
mà người thi hành công vụ, nhiệm vụ đối với từng vi phạm xảy ra trong thực tế.
Các quy định này không đảm bảo cho người thi hành cơng vụ có thể xử phạt
được các vi phạm hành chính xảy ra trong chính nganh, lĩnh vực, địa bàn mà
mình quản lí ngay cả những vi phạm rõ ràng. Ví dụ: PLXLVPHC năm 2008 quy
định thanh tra viên chuyên ngành thi hành công vụ được phạt tiền đến
500.000 đồng nhưng trong một số nghị định về XPVPHC, mức phạt thấp nhất
lại từ là 500.000 đồng.(5)
Hơn nữa, PLXLVPHC chỉ trao cho chủ tịch UBND có thẩm quyền áp dụng
các biện pháp khắc phục hậu quả còn với hầu hết những chức danh nêu trên đều
khơng có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc
phục hậu quả, trừ thanh tra chuyên ngành đang thi hành cơng vụ (6). Do đó mặc
dù hành vi vi phạm nhỏ, mức phạt tiền nằm trong thẩm quyền của những người
đang trực tiếp thi hành công vụ nhưng nếu có tang vật, phương tiện cần tịch thu
hoặc là cần áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính
gây ra thì người trực tiếp thi hành công vụ phải chuyển vụ việc đến người có
thẩm quyền để xử phạt. Thực tiễn xử phạt cho thấy do phải giả quyết quá nhiều
vi phạm do cấp dưới chuyển lên, người xử phạt lại chỉ biết vụ việc qua giấy tờ
dẫn tới giảm hiệu quả của XPVPC và tốn thời gian, chi phí đi lại của cá nhân, tổ
chức bị xử phạt.
Hai là, nếu xem xét thẩm quyền trong mối quan hệ với thủ tục xử phạt thì
các quy định của pháp luật hiện hành cũng không thống nhất. Điều 54 pháp lênh
sửa đổi năm 2008 quy định : “Trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt
tiền từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt quyết
định xử phạt tại chỗ.” Quy định này được hiểu 10.000 đồng đến 200.000 đồng là
mức phạt với chủ thể vi phạm cụ thể không căn cứ vào mức tiền phạt tối đa quy
định cho hành vi vi phạm. Với những vi phạm mà mức tiền phạt tối đa quy định
với hành vi đó cao hơn thẩm quyền của những người trực tiếp thi hành cơng vụ
thì buộc họ phải lập biên bản để chuyển vụ việc vi phạm lên trên xử lí mặc dù
chủ thể chỉ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiến đến 200.000 đồng. Như vậy, mục

đích việc quy định về thủ tục đơn giản là đảm bảo nhanh gọn không đạt được.
Do đó kiến nghị ở đây là quy định về TQXPVPHC phải thể hiện sự phân
công, phân cấp trong quản lí hành chính nhà nước. Với mơ hình quản li hành
chính theo hình chóp thì cần thiết phải tăng thẩm quyền xử phạt cho cấp dưới,
cho người trực tiếp thi hành công vụ, nhiệm vụ đồng thời tăng cường hoạt động
kiểm tra, giám sát của cơ quan cấp trên
• Thứ ba, những bất hợp lý trong các quy định về thẩm quyền xử
phạt của thanh tra chuyên ngành.
Theo Luật thanh tra 2004 về các cơ qua thanh tra được thành lập ở các cơ
quan quản lí theo ngành, theo lĩnh vực (cơ quan thanh tra chun ngành) khơng
có quy định về tổ chức thanh tra trong các cơ quan thuộc bộ, cơ quan ngang bộ

Đỗ Thị Thanh Thúy – KT33D002

4


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ - MƠN LUẬT HÀNH CHÍNH
(6)

(như trong các cục, tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ) nhưng trong cơ cấu
tổ chức của các cục, tổng cục hiện nay vẫn thành lập tổ chức thanh tra với mục
đích thực hiện sự phân cơng, phân cấp trong quản lí cũng như trong cơng tác
thanh tra giữa các cơ quan thuộc bộ. Do đó theo Luật thanh tra thì những cơ
quan này khơng được hiểu là cơ quan thanh tra chun ngành và khơng có
TQXPVPHC. Nhưng trong các nghị định về XPVPHC trong các lĩnh vực những
tổ chức này vẫn được hiểu là những thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền
XPVPHC. Ví dụ: Nghị định số 26/2004/ND-CP ngày 19/03/2004 quy định
XPVPHC trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật quy định thẩm quyền xử
phạt của chánh thanh tra chi cục bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc

trung ương và Chánh thanh tra Cục bảo vệ thực vật.
• Thứ tư, về thẩm quyền quyết định hình thức xử phạt trục xuất.
Trục xuất là hình thức xử phạt chỉ áp dụng với người nước ngồi có hành
vi vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trục xuất được áp dụng
là hình thức xử phạt chính hoặc hình thức xử phạt bổ sung tùy từng trường hợp.
Theo quy định của Pháp lệnh sửa đổi năm 2008 thẩm quyền áp dụng hình thức
xử phạt thuộc về Bộ trưởng Bộ công an, Cục trưởng Cục Quản lý xuất cảnh,
nhập cảnh (7). Ngồi trục xuất ra, bộ trưởng Bộ cơng an, Cục trưởng Cục Quản lý
xuất cảnh, nhập cảnh khơng có thẩm quyền áp dụng bất kì một biện pháp cưỡng
chế hành chính nào được quy định trong PLXLVPHC.
Trong trường hợp trục xuất là hình phạt chính thì các cơ quan có liên quan
chỉ cần tiến hành các thủ tục đề nghị Bộ trưởng Bộ công an quyết định theo quy
định của pháp luật. Nhưng trong trường hợp trục xuất là hình phạt bổ sung đi
kèm với hình thức xử phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền hoặc trong trường hợp
cần áp dụng hình thức xử phạt bổ sung khác hoặc cần khắc phục hậu quả do
hành vi vi phạm gây ra thì khơng thể xác định biện pháp cưỡng chế này do ai có
thẩm quyền quyết định. Do đó khơng thể quy định thẩm quyền quyết định
những biện pháp cưỡng chế này cho Bộ trưởng Bộ công an cùng với hình thức
trục xuất vì thủ tục rất phức tạp khơng phù hợp với biện pháp cưỡng chế đó.
Hơn nữa, để hạn chế tối đa những hậu quả xấu cho xã hội bởi hành vi vi phạm
hành chính do người nước ngồi gây ra thì việc áp dụng các biện pháp cưỡng
chế này cần đảm bảo nhanh chóng kịp thời.
Vì vậy, hợp lý hơn cả là những người có thẩm quyền được quy định trong
Pháp lệnh sẽ quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế này với người nước
ngoài như với công dân Việt Nam. PLXLVPHC cần bổ sung thêm quy định:
“Khi xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân nước ngồi thì người có thẩm
quyền xử phạt như đối với công dân Việt Nam trừ trường hợp điều ước quốc tế
mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia kí kết hoặc tham gia có quy
định khác. Nếu thấy có đủ điều kiện áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thì đề

nghị bộ trưởng Bộ công an quyết định theo quy định của pháp luật”

Đỗ Thị Thanh Thúy – KT33D002

5


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ - MƠN LUẬT HÀNH CHÍNH
III. TÍNH HỢP LÝ CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC XỬ PHẠT VI
PHẠM HÀNH CHÍNH
Thủ tục XPVPHC được quy định chủ yếu tại Chương VI PLXLVPHC
năm 2002 (sửa đổi 2008). Trên cơ sở Pháp lệnh năm 2002, ngày 14/11/2003
Chính phủ ban hành Nghị định 134/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một
số điều của PLXLVPHC năm 2002, trong đó có các quy định về thủ tục
XPVPHC (Chương IV Nghị định). Tiếp đó ngày 16/12/2008 Chính phủ ban
hành Nghị định số 128/2008 NĐ-CP thay thế nghị định 134/2003/NĐ-CP quy
định chi tiết một số điều của PLXLVPHC 2002 (sủa đổi 2008). Các nghị định
quy định XPVPHC trong những lĩnh vực quản lý nhà nước chủ yếu viện dẫn các
quy định của các văn bản trên.
So với PLXLVPHC năm 1995, PLXLVPHC năm 2002 và PLXLVPHC
năm 2008 đã có nhiều quy định cụ thể hơn về thủ tục xử phạt, bố sung thêm một
số quy định mới đáp ứng nhu cầu thực tế như: Điều 65 quy định thủ tục
XPVPHC của PLXLVPHC để thi hành. Nói cách khác, những quy định về thủ
tục XLVPHC đã thể hiện rõ hơn tính minh bạch của pháp luật, thể hiện quan
điểm của nhà nước về cải cách thủ tục hành chính.
1. Thực trạng về thủ tục đơn giản
Cho đến nay, PLXLVPHC vẫn duy trì hai loại thủ tục xử phạt: thủ tục
đơn giản và thủ tục có lập biên bản; tuy nhiên mức tiền xử phạt theo thử tục đơn
giản đã được nâng từ 20.000 đồng (PLXLVPHC 1995) lên 200.000 đồng
(PLXLVPHC 2008). Việc nâng mức tiền phạt theo thủ tục đơn giản là cần thiết

để khắc phục tình trạng vụ việc vi phạm phải dồn lên cấp trên giải quyết. Tuy
nhiên mức tiền xử phạt là 200.000 đồng vẫn còn thấp, nhiều vụ vi phạm chưa
thể xử phạt theo thủ tục này. Theo quy định tại Điều 54 PLXLVPHC 2002 (sửa
đổi 2008), thủ tục đơn giản là trường hợp xử phạt mà người có thẩm quyền xử
phạt khơng lập biên bản mà ra quyết định xử phạt tại chỗ. Những trường hợp
được tiến hành xử phạt theo thủ tục đơn giản bao gồm:

Hành vi vi phạm hành chính mà mức phạt quy định là cảnh cáo
hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng;

Nhiều hành vi vi phạm hành chính do một người thực hiện mà hình
thức và mức phạt quy định đối với mỗi hành vi đều là hình phạt cảnh cáo hoặc
phạt tiền đên 200.000 đồng.
Thông thường thủ tục đơn giản được áp dụng đối với vi phạm nhỏ, khơng
rõ ràng, khơng có tình tiết phức tạp, cần phải xác minh thêm như vượt đền đỏ, đi
vào đường ngược chiều. Đối với những trường hợp này, người có thẩm quyền
xử phạt có thể ra quyết định xử phạt ngay, cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể
nộp tại chỗ, vụ việc được giải quyết nhanh chóng, trật tự quản lý cũng nhanh
chóng khơi phục.
Do vậy, khi xây dựng Luật xử lí vi phạm hành chính (LXLVPHC) cần
duy trì thủ tục đơn giản vì tính hiệu quả của nó trong việc xử phạt đối với những
vi phạm nhỏ, đơn giản trong một số lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đô thị,

Đỗ Thị Thanh Thúy – KT33D002

6


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ - MƠN LUẬT HÀNH CHÍNH
vệ sinh đường phố. Và cần phải nâng mức tiền xử phạt theo thủ tục đơn giản lên

500.000 đồng vì các khung tiền phạt được quy định cho khung tiền phạt rất ít
hoặc khơng có. Chỉ có một số ít nghị định như Nghị định 150/2005/NĐ-CP quy
định XPVPHC trong linh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; Nghị định
146/2007/NĐ-CP ngày 14/03/2007 quy định XPVPHC trong lĩnh vưc giao
thông đường bộ có nhiều mức phạt tiền có thể xử theo thủ tục đơn giản.
2. Thực trạng về thủ tục xử phạt có lập biên bản
Áp dụng đối với những vi phạm tương đối nghiêm trọng mà hành vi vi
phạm được quy định mức phạt tiền từ 200.000 đồng trở lên.
a.
Về người có thẩm quyền lập biên bản: (Điều 55
PLXLVPHC )
Theo quy định mới người có thẩm quyền lập biên bản là người có thẩm
quyền đang thi hành cơng vụ thuộc lĩnh vực quản lí nhà nước của Bộ, ngành, địa
phương mình. Quy định trước đây phù hợp với một số chức vụ, một số ngành
(thanh tra chuyên ngành) nhưng lại tỏ ra chưa hợp lý với yêu cầu “ khi phát hiện
ra vi phạm phải kịp thời lập biên bản” (Khoản 1 Điều 55 PLXLVPHC 2002)
trong trường hợp người đang thi hành cơng vụ là những người khơng có thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính (như kiểm hóa viên, nhân viên hải quan…).
Để khắc phục vướng mắc này, Khoản 1 Điều 55 Pháp lệnh sửa đổi, bố sung như
sau: “người có thẩm quyền đang thi hành cơng vụ có trách nhiệm lập biên bản
đối với vi phạm mà mình phát hiện. trong trường hợp vi phạm hành chính khơng
thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì phải chuyển tới ngay người
có thẩm quyền xử phạt dể tiến hành xử phạt”. Pháp lệnh sửa đổi bổ sung năm
2008 cũng bổ sung trường hợp người vi phạm cố tình trốn tránh hoặc vì lí do
khách quan mà khơng có mặt tại địa điểm xay ra vi phạm thì biên bản được lập
xong phải có chữ kí của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của
hai người làm chứng.
b.
Về nội dung của biên bản (Khoản 2 Điều 55 PLXLVPHC)
Điều 55 quy định nội dung biên bản đã thể hiện rõ tính khoa học, chặt

chẽ, phù hợp với thực tế.
Tuy nhiên một số quy định của Nghị định 128/2008/NĐ-CP (hướng dẫn
thi hành PLXLVPHC năm 2008) và mẫu biên bản xử phạt (ban hành kèm theo
Nghị định) lại quá dài, mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả xử lí vi phạm (8).
Trong nhiều trường hợp, người có trách nhiệm xử lý đã chuyển vụ việc về việc
giải quyết theo thủ tục đơn giản với mức phạt thấp hơn để tránh thủ tục lập biên
bản, dẫn đến lọt nhiều hành vi vi phạm không được xử lí thỏa đáng. Qua thực
tiễn thi hành pháp luật xử lí vi phạm hành chính, nhiều Bộ, ngành, địa phương
cho rằng các mẫu quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, mẫu biên
bản đều rườm rà, chưa phù hợp với thực tế; biên bản tạm giữ phương tiện vi
phạm hành chính theo quy định phải có hai người làm chứng, trên thực tế áp
dụng rất khó. Mẫu biên bản vi pham hành chính chưa hợp lí, vừa thừa, vừa
thiếu, cụ thể: phần nội dung về điều, khoản quy định hành vi vi phạm của tổ

Đỗ Thị Thanh Thúy – KT33D002

7


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ - MƠN LUẬT HÀNH CHÍNH
chức, cá nhân chỉ in một dịng nên khi có hai hành vi vi phạm phải lập thành hai
vi phạm. Do đó hướng hồn thiện ở đây là Pháp lệnh chỉ nên quy định nội dung
bắt buộc đối với quyết định XPVPHC còn việc xây dựng mẫu cụ thể nên giao
cho từng ngành hướng dẫn thực hiện.
Hơn thế nữa Nghị định 128/2008/NĐ-CP quy định "biểu mẫu của các
biên bản, quyết định để sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính được ban
hành kèm theo các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các
lĩnh vực quản lý nhà nước căn cứ vào các Điều 46, 47, 48, 49, 54, 55, 55a, 56,
61, 71, 78, 87, 96 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính". Thực tế một số nghị
định xử phạt vi phạm hành chính theo ngành, từng lĩnh vực khơng có quy định

về biểu mẫu, mà vẫn áp dụng các biểu mẫu quy định tại Nghị định
134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ. Do đó, đã xảy ra nhiều
trường hợp cùng một quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuộc phạm vi đa
ngành, đa lĩnh vực nhưng cơ quan xử lý vi phạm lại ra 2 văn bản xử phạt với các
mẫu biên bản khác nhau theo ngành, lĩnh vực tương ứng..đây cũng là một trong
những điều lưu ý khi xây dưng LXLVPHC.
c. Quyết định xử phạt, nội dung của quyết định xử phạt (Điều 56
PLXLVPHC )
Đây là một trong những điều của pháp lệnh sủa đổi theo quan điểm tạo
điều kiện cho cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt trong việc quyết định xử
phạt nhưng cũng đảm bảo quyền, lợi ích cá nhân, tổ chức. Điều 56 PLXLVPHC
quy định ba loại thời hạn: 10 ngày đối với vụ việc đơn giản; 30 ngày với vụ việc
phức tạp; đối với vụ việc phức tạp cần xác minh thêm, thì người có thẩm quyền
xử phạt được xin ra hạn thêm 30 ngày nữa. qua các trường hợp này người có
thẩm quyền xử phạt khơng được ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp trục xuất.
Điều 23 Nghị đinh 128/2008 NĐ-CP còn quy định cụ thể các trường hợp quá
thời hạn mà người có thẩm quyền khơng được ra quyết định. Qua q trình thực
hiện cho thấy những quy định này phù hợp với thực tế., nhưng cũng còn một số
ý kiến cho rằng 30 ngày là q ít vì nhiều vụ án phức tạp cần có thời gian để xác
minh, thu thập thêm tài liệu liên quan đến nhiều đối tượng,…
Thực tiến cũng cho thấy khi thực thi Điều 56 và Nghị đinh 128/2008/NĐCP chưa quy định cụ thể thủ trưởng trực tiếp có quyền gia hạn thêm thời gian
ban hành quyết định XPVPHC. Trong trường hợp chủ tịch UBND cấp tỉnh cần
thời hạn gia hạn thì cần xin phép Thủ tướng Chính phủ hay Bộ trưởng? Đây là
vướng mắc cần giải quyết khi xây dựng LXLVPHC.
d. Về xử lý tang vật phương tiện bị tịch thu
Điều 61 PLXLVPHC 2002 đưa ra quy định về vấn đề này cịn nhiều hạn
chế đó là việc làm thế nào để xác định được giá trị phương tiện vi phạm để
chuyển giao cho cơ quan tài chính cấp huyện hoặc trung tâm bán đấu giá cấp
tỉnh? Thứ hai, trong một số trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu
khó vận chuyển lên cấp tỉnh, nơi có trung tâm bán đấu giá để bán đấu giá? Nghị

định 134/2003/NĐ-CP ban hành nhưng cũng chưa giải quyết triệt để những
vướng mắc. Để khắc phục một số khó hăn, vướng mắc Khoản 1, điều 61

Đỗ Thị Thanh Thúy – KT33D002

8


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ - MƠN LUẬT HÀNH CHÍNH
PLXLVPHC năm 2008 đã sửa đổi bổ sung theo hướng tích cực hơn: Đối với
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, trường hợp tang vật,
phương tiện vi phạm hành chính do người có thẩm quyền của cơ quan trung
ương hoặc của cơ quan cấp tỉnh ra quyết định tịch thu thì giao cho Trung tâm
dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh nơi xảy ra hành vi vi phạm để bán đấu giá. Trường
hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính do người có thẩm quyền của cơ
quan cấp huyện trở xuống ra quyết định tịch thu thì thành lập Hội đồng bán đấu
giá của cấp huyện để bán đấu giá. Việc bán đấu giá tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá.
Đối với tang vật, phương tiện bị tịch thu mà không bán được thì cơ quan của
người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu thành lập hội đồng để thanh lý tài
sản theo quy định của pháp luật. Tiền thu được từ bán đấu giá tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính, sau khi trừ các chi phí theo quy định của pháp luật,
phải được nộp vào ngân sách nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc nhà nước.
e. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt
Đây cũng là một trong những vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp
luật về XPVPHC. Mặc dù biện pháp cưỡng chế cũng như thẩm quyền ra quyết
định cưỡng chế đã được quy định cụ thể tại Điều 66 và 67 PLXLVPHC 2002
nhưng việc cưỡng chế vẫn gặp những khó khăn nhất định do chưa có sự phối
hợp của cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế, như
biện pháp khấu trừ tài khoản ngân hàng. Thực tiễn cho thấy việc khấu trừ tại tài

khoản ngân hàng gặp khó khăn là do các ngân hàng vì mục đích thương mại,
muốn bảo vệ khách hàng nên không phối hợp cưỡng chế. Hơn thế cưỡng chế thi
hành quyết định hành chính trong XPVPHC là cơng việc khó khăn, phức tạp và
trình tự, thủ tục cưỡng chế quy định tại Nghị định 37/2005/ NĐ-CP cịn nhiều
vướng mắc gây lúng túng cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt.
Ngồi ra cịn những khó khăn trong quy định về cơ quan, có thẩm quyền
xử phạt khơng có lực lượng chuyên trách để thi hành các quyết định XPVPHC
theo quy định tại Điều 67 PLXLVPHC 2002 và Nghị đinh 37/2005/NĐ-CP thì
những người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế và có nhiệm vụ tổ
chức việc cưỡng chế thi hành quyết định XPVP của mình và của cấp dưới, các
cơ quan chức năng của UBND có trách nhiệm thi hành quyết định cưỡng chế
của Chủ tich UBND, lực lượng cảnh sát nhân dân chỉ có nhiệm vụ bảo đảm trật
tự an ninh trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế của chỉ tich UBND
cùng cấp hoặc cơ quan khác của nhà nước khi các cơ quan đó u cầu. Tuy
nhiên quy định này khơng khả thi vì cơ quan xử phạt, chun mơn của UBND
khơng đủ lực lượng để tổ chức cưỡng chế. Việc ban hành quyết định cưỡng chế
thi hành trong lĩnh vực thuế đa áp dụng hết các biện pháp xử phạt như nộp
chậm, tạm đình chỉ sử dụng hóa đơn gặp rất nhiều khó khăn gây thâm hụt ngân
sách nàh nước. Bên cạnh đó ngành thuế lại phải phối hợp với UBND, cơ quan
bảo vệ pháp luật nên quá trình thực hiện không đồng bộ, thi hành cưỡng chế
skhoong đạt hiệu quả.

Đỗ Thị Thanh Thúy – KT33D002

9


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ - MƠN LUẬT HÀNH CHÍNH
Để khắc phục tình trạng, Điều 114 Luật quản lý thuế quy định mức xử
phạt tương ứng với số tiền người nộp thuế phải nộp (bao gồm cả tiền phạt vi

phạm pháp luật về thuế) đối với ngân hàng , tổ chức tín dụng khơng hợp tác với
cơ quan tiến hành cưỡng chế. Tinh thần này cũng được thể hiện trong Điều 66a
PLXLVPHC 2008.
Trên thực tế một số đối tượng bị xử phạt không chây ỳ hoặc chống đối thi
hành quyết định xử phạt mà do đời sống khó khăn nên không thể nộp được tiền
XPVPHC. Đối với địa bàn tỉnh Hà Giang, Lào cai và các tỉnh miền nùi, vùng
nông thơn, đồng bào dân tộc, trình độ dân trí thấp, ý thực pahps luật còn bị hạn
chế, đời sống nhân dân cịn nhiều khó khăn vì vậy việc XPVPHC dưới hình thức
phạt tiền là rất khó thực hiện, cơ quan có thẩm quyền xử lí phải chuyển sang
hình thức xử nhẹ hơn để người dân có điều kiện thực hiện như cảnh cáo nên tính
răn đe ngăn ngừa khơng cao. Do đó theo ý kiến cá nhân tơi cần bổ sung quy
định miễn, giảm việc thi hành quyết định XPVPHC bằng hình thức phạt tiền đới
với những trường hợp nghèo khó về kinh tế, khơng có điều kiện thi hành quyết
định XPVPHC.
C. KẾT LUẬN
Trên đây là những ý kiến đống góp của cá nhân tơi về tính hợp lí của pháp
luật về thẩm quyền xử phạt và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính. Bên cạnh
những ưu điểm thì những quy định của pháp luật về thẩm quyền xử phạt và thủ
tục xử phạt còn nhiều hạn chế, bất cập và làm cho hiệu quả xử phạt không cao.
Đây là một trong những khó khăn trong q trình pháp điển hóa để xây dựng
luật và bộ luật về xử lí vi phạm hành chính. Hơn thế nữa trong những năm gần
đây nước ta đang đẩy mạnh hoạt động “cải cách hành chính”, do đó các nhà làm
luật cần phải linh hoạt hơn nữa để khắc phục những hạn chế của pháp luật về
thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính để làm cho những quy định
pháp luạt có thể đi sâu hơn nữa vào thực tế.
Do vốn kiến thức cịn hạn hẹp nên trong q trình làm đề tài bài làm của
tơi cón nhiều thiếu sót. Mong thầy cơ và các bạn đóng góp để bài được hồn
thiện hơn. Tơi xin chân thành cảm ơn!

Đỗ Thị Thanh Thúy – KT33D002


10


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ - MƠN LUẬT HÀNH CHÍNH

Chú thích:
(1)

Khoản 1 Điều 3 PLXLVPHC năm 2002 (sửa đổi năm 2008)
(2)
Điều 16. Ủy quyền xử lý vi phạm hành chính
Việc ủy quyền xử lý vi phạm hành chính theo Điều 41 và khoản 2 Điều
45 của Pháp lệnh được quy định như sau:
1. Việc ủy quyền xử lý vi phạm hành chính do các chức danh quy định tại
Điều 41 và Điều 45 của Pháp lệnh chỉ được thực hiện đối với cấp phó. Việc
ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản. Việc ủy quyền xử lý vi phạm
hành chính phải xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền.
Trường hợp quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì việc ủy
quyền chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt.
2. Cấp phó được ủy quyền xử lý vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm
về quyết định xử lý vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và trước
pháp luật. Người được uỷ quyền không được ủy quyền tiếp cho bất kỳ cá nhân
nào khác.
(3) Nghị định 86/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ.
(4) Điều 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38 PLXLVPHC.
(5) Nghị định số 144/2007/NĐ-CP ngày 10/09/2007 quy đinh XPVPC trong
hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi có mức
phạt thấp nhất là 500.000 đồng.

(6) xem các điều 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38 PLXLVPHC
(7) Điều 31 PLXLVPHC
(8) Mẫu biên bản vi phạm hành chính (mẫu 01 và 01B), mẫu biên bản sử
dụng trong XPVP giao thông mục nghề nghiệp của người làm chứng hặc
chứng kiến trên thực tế không đủ cơ sở xác định nghề nghiệp của những
người này do người thi hành cơng vụ khó có thể ghi được, dễ gây thắc
mắc cho người bi xử phạt.

Đỗ Thị Thanh Thúy – KT33D002

11


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ - MƠN LUẬT HÀNH CHÍNH

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lt hành chính Việt Nam, Nxb.
Cơng an nhân dân, Hà Nội, 2007, 2008;
2. Nguyễn Ngọc Bích, Thảm quyền xử phạt vi phạm hành chính và những
bất cập trong quy định pháp luật hiện hành, Tạp chí Luật học số 8/2007.
3. T. S Trần Minh Hương, Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính – Thực
trạng quy định, thực tiễn áp dụng và hướng hồn thiện, Tạp chí Luật học
số 8/2008.
4. Trương Khánh Hoàn, Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính – Thực trạng
và hướng hồn thiện, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 15(131), Tháng
9/2008.
5. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi bổ, sung năm
2007, 2008).
6. Các website:







Đỗ Thị Thanh Thúy – KT33D002

12



×