Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

đề tài: “Hoạt động kiểm sát việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án – những vấn đề cần làm rõ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.78 KB, 18 trang )

MỤC LỤC

1


A. MỞ ĐẦU
Thi hành án dân sự là giai đoạn tiếp nối cuối cùng của quá trình tố tụng,
đây là giai đoạn bản án, quyết định của Tòa án được đưa ra thi hành, góp phần
bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo lợi ích của Nhà nước, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và củng cố lòng tin của nhân dân
pháp luật. Trên thực tế không phải lúc nào bản án, quyết định của tòa án đều
được thi hành một cách thuận lợi, người phải thi hành án không tự nguyện thi
hành án, không thực hiện nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định của Tòa án,
lúc đó cơ quan, người có thẩm quyền sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành
án dân sự. Để công tác thi hành án dân sự nói chung và việc áp dụng biện pháp
cưỡng chế thi hành án nói riêng được đúng theo quy định của pháp luật thì vai
trò của Viện kiểm sát nhân dân là hết sức quan trọng, thể hiện thông qua chức
năng kiểm sát cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân đã
được pháp luật quy định.
Xuất phát từ những lý do trên, cũng như nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu của
bản thân, em xin chọn đề tài: “Hoạt động kiểm sát việc áp dụng các biện pháp
cưỡng chế thi hành án – những vấn đề cần làm rõ” cho bài tiểu luận của mình.

2


B. NỘI DUNG
I. Khái quát chung về cưỡng chế thi hành án dân sự
1. Khái niệm
Cưỡng chế THADS là biện pháp cưỡng bức bắt buộc của cơ quan có thẩm
quyền THA do chấp hành viên quyết định theo thẩm quyền quy định nhằm buộc


người phải THA phải thực hiện những hành vi hoặc nghĩa vụ về tài sản theo bản
án, quyết định có hiệu lực pháp luật, được áp dụng trong trường hợp người phải
THA có điều kiện THA mà không tự nguyện thi hành trong thời hạn do Chấp
hành viên ấn định hoặc trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án
tẩu tán, hủy hoại tài sản.
Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự thể hiện quyền năng đặc
biệt của Nhà nước và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh Nhà nước. Biện
pháp cưỡng chế thi hành án dân sự phải do cơ quan có thẩm quyền thực hiện.
Thứ hai, biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự được chấp hành viên áp
dụng trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án nhằm
buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định của Tòa án
Thứ ba, đối tượng của biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là tài sản
hoặc hành vi của người phải thi hành án.
Thứ tư, khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, người bị áp
dụng ngoài việc phải thực hiện các nghĩa vụ trong bản án, quyết định do tòa án
tuyên, họ còn phải chịu mọi chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự.
Thứ năm, các biện pháp cưỡng chế được chấp hành viên quyết định áp
dụng không những có hiệu lực đối với người phải thi hành án dấn sự mà còn có
hiệu lực đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.

3


2. Điều kiện áp dụng
Để áp dụng biện pháp cưỡng chế THADS thì cần phải đáp ứng điều kiện
nhất định.
Thứ nhất, người phải THA phải thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định
được đưa ra thi hành của Tòa án, quyết định của trọng tài, quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh của hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc phải nộp phí THA.

Thứ hai, người phải THA có điều kiện THA nhưng không tự nguyện THA
và người có thẩm quyền THA đã xác minh và khẳng định là người phải THA có
đủ điều kiện THA.
Thứ ba, đã hết thời gian tự nguyện THA mà người THA không tự nguyện
THA hoặc chưa hết thời gian tự nguyện hoặc chưa hết thời hạn tự nguyện THA
nhưng để ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh nghĩa vụ THA
được quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật THADS 2014.
3. Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
Khi áp dụng biện pháp cưỡng chế THADS thì cần phải đảm bảo các
nguyên tắc sau:
- Chỉ áp dụng các biện pháp cưỡng chế đã được quy định tại Điều 71 Luật
THADS năm 2014;
- Chỉ được áp dụng biện pháp cưỡng chế sau khi đã hết thời hạn tự nguyện
thi hành án trừ trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán,
hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh nghĩa vụ thi hành án.
- Việc tổ chức cưỡng chế phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi
hành án và các chi phí cần thiết khác.

4


- Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế phải căn cứ vào bản án, quyết định và
từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.
II. Hoạt động kiểm sát cưỡng chế thi hành án dân sự
1. Kỹ năng kiểm sát việc áp dụng các quy định chung về cưỡng chế thi hành án
Kiểm sát viên cần nắm rõ:


Đối với kiểm sát việc áp dụng các căn cứ cưỡng chế THA


- Quyết định cưỡng chế thi hành án theo biện pháp nào thì phải ban hành theo
mẫu hiện hành của biện pháp cưỡng chế đó;
- Căn cứ để ban hành quyết định cưỡng chế thi hành án phải đầy đủ, phù hợp với
đúng nội dung quyết định cưỡng chế; bản án, quyết định; quyết định thi hành án.


Đối với kiểm sát việc lập kế hoạch cưỡng chế THA

- Kế hoạch cưỡng chế thi hành án phải do người có thẩm quyền ký ban hành và đầy
đủ các nội dung chính theo quy định;
- Kế hoạch cưỡng chế phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan
Công an cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế và cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan đến việc cưỡng chế thi hành án.


Đối với việc kiểm sát chi phí cưỡng chế thi hành án:
Đối với chi phí cưỡng chế thi hành án, Kiểm sát viên cần căn cứ Luật

THADS 2014, Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 17/8/2015, Nghị định số
17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010, Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009,
Thông tư liên tịch số 184/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 19/12/2011 của Liên Bộ Tài
chính, Bộ Tư pháp để có thể kiểm sát các chi phí cưỡng chế thi hành án do từng
đối tượng phải chi trả, mức chi cụ thể cho từng nội dung chi phí.
5




Đối với việc kiểm sát việc xử lý tài sản chung để thi hành án
Khi kiểm sát hồ sơ cưỡng chế tài sản thi hành án thuộc sở hữu chung


Kiểm sát viên cần chú trọng các nội dung sau:
- Căn cứ bản án, quyết định, quyết định thi hành án để xác định người phải thi
hành án là hai vợ chồng hay chỉ riêng vợ hoặc chồng hay nghĩa vụ liên đới thi
hành án.
- Xác định xem tài sản tổ chức cưỡng chế kê biên thuộc sở hữu như thế nào,
nếu của hộ gia đình thì Chấp hành viên đã xác minh tại thời điểm xác lập
quyền sở hữu chung của tài sản thì hộ gia đình đó có những ai được quyền sở
hữu chung với tài sản đó. Trường hợp chỉ riêng vợ hoặc chồng hoặc một người
có nghĩa vụ liên đới thì xác định tài sản cưỡng chế đó trong hay ngoài thời kỳ
hôn nhân để xử lý.
2. Kỹ năng kiểm sát việc tổ chức cưỡng chế một số đối tượng cụ thể
2.1. Kỹ năng kiểm sát đối với biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản, thu
hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án
Biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của
người phải thi hành án là một trong các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự,
được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ trả
tiền theo bản án, quyết định mà người phải thi hành án có đang có tiền trong tài
khoản hoặc đang sở hữu giấy tờ có giá.
Đối tượng của biện pháp này là tiền và giấy tờ có giá. Tiền bị cưỡng chế
có thể là tiền trong tài khoản ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc tiền mà chính họ
đang giữ, thu nhập từ hoạt động kinh doanh hằng ngày và tiền do người thứ ba
đang giữ.
Đối với biện pháp này, Kiểm sát viên cần nắm rõ các quy định sau:
6


- Số tiền trong quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi
hành án không được vượt quá nghĩa vụ thi hành án và chi phí cưỡng chế.
- Cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản đã thực hiện ngay việc khấu trừ

tiền theo quyết định để chuyển vào tài khoản của cơ quan thi hành án dân sự
hoặc chuyển cho người được thi hành án hay chưa.
- Quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản phải ghi rõ các nội dung mà
pháp luật đã quy định.
- Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế có mở tài khoản tiền gửi tại nhiều
Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng khác nhau thì Chấp hành viên căn cứ số dư
tài khoản để quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài
khoản đối với một hoặc nhiều tài khoản để đảm bảo thu đủ tiền phải thi hành án
và chi phí cưỡng chế thi hành án, nếu có.
- Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng có trách nhiệm thực hiện ngay quyết
định khấu trừ tiền trong tài khoản; nếu không thực hiện ngay mà đương sự tẩu
tán tiền trong tài khoản dẫn đến việc không thể thi hành được cho người được thi
hành án thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Trường hợp phát hiện người phải thi hành án đang giữ tiền mà có căn cứ
xác định khoản tiền đó là của người phải thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết
định thu tiền để thi hành án. Chấp hành viên lập biên bản thu tiền và cấp biên lai
cho người phải thi hành án. Trường hợp người phải thi hành án không ký vào
biên bản thì phải có chữ ký của người làm chứng.
Trường hợp phát hiện người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành
án thì Chấp hành viên ra quyết định thu khoản tiền đó để thi hành án. Người thứ
ba đang giữ tiền của người phải thi hành án có nghĩa vụ giao nộp tiền cho Chấp
hành viên để thi hành án. Chấp hành viên lập biên bản thu tiền, cấp biên lai cho
7


người thứ ba đang giữ tiền và thông báo cho người phải thi hành án. Trường hợp
người thứ ba đang giữ tiền không ký vào biên bản thì phải có chữ ký của người
làm chứng.
Khi có căn cứ xác định tổ chức, cá nhân đang giữ tiền của người phải thi
hành án thì Chấp hành viên lập biên bản làm việc hoặc có văn bản yêu cầu tổ

chức, cá nhân đang giữ tiền giao nộp cho cơ quan thi hành án dân sự để thi hành
án; Tổ chức, cá nhân đang giữ tiền của người phải thi hành án không thực hiện
yêu cầu của Chấp hành viên về việc giao nộp số tiền đó thì bị áp dụng các biện
pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế để thi hành án; chi phí cưỡng chế thi hành
án do người phải thi hành án chịu.
Trường hợp người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án không
thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên mà giao tiền đó cho người phải thi hành
án hoặc người khác dẫn đến việc không thể thi hành được cho người được thi
hành án thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân đang phải trả tiền cho người phải
thi hành án mà khoản tiền đó đã được xác định bằng bản án, quyết định của Tòa
án đang có hiệu lực pháp luật thì Chấp hành viên yêu cầu tổ chức, cá nhân đó
giao nộp số tiền cho cơ quan thi hành án dân sự để thi hành án. Nếu tổ chức, cá
nhân đó không thực hiện thì Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế thi
hành án cần thiết đối với tổ chức, cá nhân đó để thu tiền thi hành án; chi phí
cưỡng chế thi hành án trong trường hợp này do tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế thi
hành án chịu.
2.2. Kỹ năng kiểm sát đối với biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi
hành án
Biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án là một trong các
biện pháp cưỡng chế THADS được áp dụng trong trường hợp người phải thi
8


hành án phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định. Người phải thi
hành án có thu nhập thực tế và không tự nguyện thi hành. Biện pháp trừ vào thu
nhập được quy định tại Điều 78 luật THADS 2014. Giống với đối tượng của
biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản, đối tượng của biện pháp này cũng là
tiền. Nhưng thu nhập theo quy định của biện pháp cưỡng chế biện pháp trừ vào
thu nhập khác với thu nhập từ hoạt động kinh doanh của biện pháp khấu khấu

trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá. Theo quy định của
pháp luật, tiền bị cưỡng chế là thu nhập của người phải thi hành án gồm: tiền
lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động và thu nhập hợp
pháp khác.
Việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án được thực hiện theo thỏa
thuận của đương sự; bản án, quyết định ấn định trừ vào thu nhập của người phải
thi hành án; thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kỳ, khoản tiền phải thi
hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thi
hành án. Mức trừ cao nhất được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu,
tiền trợ cấp mất sức lao động là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ
trường hợp đương sự có thoả thuận khác. Đối với thu nhập khác thì mức khấu
trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án, nhưng phải đảm bảo
điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người đó và người được nuôi dưỡng theo quy
định của pháp luật.
2.3. Kỹ năng kiểm sát đối với biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải
thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ
Đối tượng của biện pháp này là tài sản bao gồm: tài sản là vật, vốn góp,
nhà ở, tài sản gắn liền với đất, phương tiện giao thông, hoa lợi, quyền sở hữu trí
tuệ và quyền sử dụng đất. Tài sản bị kê biên không bao gồm tiền, giấy tờ có giá.
Những tài sản của người phải thi hành án không được kê biên được quy định cụ
thể tại Điều 87 Luật THADS 2014.
9


Đối với kiểm sát việc tổ chức cưỡng chế đối với tài sản là quyền sử dụng đất:
Trước khi kê biên, Chấp hành viên phải yêu cầu cơ quan đăng ký cung cấp
thông tin về tài sản; sau khi kê biên, Chấp hành viên thông báo bằng văn bản cho
cơ quan đăng ký về việc kê biên tài sản đó để tạm dừng việc thực hiện các yêu
cầu liên quan đến giao dịch đối với tài sản của người phải thi hành án.
Trước khi kê biên tài sản là quyền sử dụng đất ít nhất là 03 ngày làm việc,

Chấp hành viên thông báo cho đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân
phố nơi tổ chức cưỡng chế, đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về
thời gian, địa điểm, tài sản kê biên, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu
tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.
Chấp hành viên chỉ kê biên quyền sử dụng đất của người phải thi hành án
thuộc trường hợp được chuyển quyền sử dụng theo quy định của pháp luật về đất
đai; người phải thi hành án chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
mà thuộc trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy
định của pháp luật về đất đai hoặc thuộc diện quy hoạch phải thu hồi đất, nhưng
chưa có quyết định thu hồi đất thì vẫn được kê biên, xử lý quyền sử dụng đất đó.
Khi kê biên quyền sử dụng đất, Chấp hành viên yêu cầu người phải thi
hành án, người đang quản lý giấy tờ về quyền sử dụng đất phải nộp các giấy tờ
đó cho cơ quan thi hành án dân sự; khi kê biên quyền sử dụng đất có tài sản gắn
liền với đất thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án thì kê biên cả quyền
sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Trường hợp đất của người phải thi hành
án có tài sản gắn liền với đất mà tài sản đó thuộc quyền sở hữu của người khác
thì Chấp hành viên chỉ kê biên quyền sử dụng đất và thông báo cho người có tài
sản gắn liền với đất; Việc kê biên quyền sử dụng đất phải lập biên bản ghi rõ vị
trí, diện tích, ranh giới thửa đất được kê biên, có chữ ký của những người tham
gia kê biên.
10


Đối với việc kiểm sát việc tổ chức cưỡng chế kê biên vốn góp:
- Chấp hành viên yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức nơi người phải thi
hành án có vốn góp cung cấp thông tin về phần vốn góp của người phải thi hành
án để kê biên phần vốn góp đó. Trong trường hợp cần thiết, Chấp hành viên yêu
cầu cơ quan có thẩm quyền xác định phần vốn góp của người phải thi hành án;
trưng cầu tổ chức, cá nhân có chuyên môn xác định phần giá trị vốn góp của
người phải thi hành án để cưỡng chế thi hành án.

- Sau khi tiến hành các bước để xác định được phần vốn góp của người
phải thi hành án có thể căn cứ vào các tài liệu như Giấy phép đăng ký kinh
doanh, biên bản góp vốn và sổ sách kế toán của Doanh nghiệp, khi đó áp dụng
khoản 2 Điều 92 Luật THADS để tiến hành:
+ Chấp hành viên Ban hành Quyết định kê biên, trong Quyết định kê biên
phải kê biên phần vốn góp của người phải thi hành án trong Doanh nghiệp, mà
không phải là kê biên tài sản đã góp vốn hay một tài sản cụ thể khác thuộc sở
hữu của Doanh nghiệp, trừ trường hợp được Doanh nghiệp đồng ý.
+ Phải xác định là người phải thi hành án, bị cưỡng chế kê biên phần vốn
góp theo Điều 92 LTHADS có tư cách chủ thể độc lập với Doanh nghiệp nơi
người đó góp vốn. Trong trường hợp này, Doanh nghiệp không phải là người
phải thi hành án.
+ Khi xử lý phần vốn góp đã bị kê biên Chấp hành viên sẽ yêu cầu các
thành viên còn lại của Doanh nghiệp mua lại, nếu họ không mua khi đó sẽ tiến
hành tổ chức bán đấu giá phần vốn góp đó.
Đối với việc kiểm sát việc tổ chức cưỡng chế kê biên nhà ở:
- Việc kê biên nhà ở là nơi ở duy nhất của người phải thi hành án và gia
đình chỉ được thực hiện sau khi xác định người đó không có các tài sản khác
11


hoặc có nhưng không đủ để thi hành án, trừ trường hợp người phải thi hành án
đồng ý kê biên nhà ở để thi hành án. Trường hợp đương sự tự nguyện giao nhà ở
là tài sản duy nhất nhưng số tiền thu được không đủ để thanh toán các nghĩa vụ
thi hành án mà người phải thi hành án không còn đủ tiền để thuê nhà ở hoặc tạo
lập nơi ở mới thì Chấp hành viên xét thấy trước khi làm thủ tục chi trả cho người
được thi hành án, Chấp hành viên trích lại từ số tiền bán tài sản một khoản tiền
để người phải thi hành án thuê nhà phù hợp với giá thuê nhà trung bình tại địa
phương trong thời hạn 01 năm.
- Khi kê biên nhà ở phải kê biên cả quyền sử dụng đất gắn liền với nhà ở.

Trường hợp nhà ở gắn liền với đất thuộc quyền sử dụng của người khác thì Chấp
hành viên chỉ kê biên nhà ở và quyền sử dụng đất để thi hành án nếu người có
quyền sử dụng đất đồng ý. Trường hợp người có quyền sử dụng đất không đồng
ý thì chỉ kê biên nhà ở của người phải thi hành án, nếu việc tách rời nhà ở và đất
không làm giảm đáng kể giá trị căn nhà.
- Khi kê biên nhà ở của người phải thi hành án đang cho thuê, cho ở nhờ
thì Chấp hành viên phải thông báo ngay cho người đang thuê, đang ở nhờ biết;
trường hợp tài sản kê biên là nhà ở, cửa hàng đang cho thuê được bán đấu giá
mà thời hạn thuê hoặc thời hạn lưu cư vẫn còn thì người thuê có quyền tiếp tục
được thuê hoặc lưu cư theo quy định của Bộ luật dân sự.
2.4. Kỹ năng kiểm sát đối với biện pháp khai thác tài sản của người phải thi
hành án
Biện pháp khai thác tài sản của người phải thi hành án được áp dụng trong
trường hợp người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo bản án,
quyết định mà tài sản của người phải thi hành án có giá trị quá lớn so với nghĩa
vụ phải thi hành và tài sản của người phải thi hành án có thể khai thác để thi hành
án và không tự nguyện thi hành. Biện pháp khai thác tài sản của người phải thi
12


hành án được quy định tại Điều 107 luật THADS 2014. Theo đó, đối tượng của
biện pháp cưỡng chế này là tài sản có thể khai thác. Kiểm sát viên cần chú ý kiểm
sát những vấn đề sau:
- Chấp hành viên cưỡng chế khai thác tài sản của người phải thi hành án
trong các trường hợp: Tài sản của người phải thi hành án có giá trị quá lớn so với
nghĩa vụ phải thi hành và tài sản đó có thể khai thác để thi hành án; Người được
thi hành án đồng ý cưỡng chế khai thác tài sản để thi hành án nếu việc khai thác
tài sản không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
- Chấm dứt việc cưỡng chế khai thác tài sản trong các trường hợp: việc khai
thác tài sản không hiệu quả hoặc làm cản trở đến việc thi hành án; người phải thi

hành án, người khai thác tài sản thực hiện không đúng yêu cầu của Chấp hành
viên về việc khai thác tài sản; người phải thi hành án đã thực hiện xong nghĩa vụ
thi hành án và các chi phí về thi hành án; có quyết định đình chỉ thi hành án.
- Quyết định cưỡng chế khai thác tài sản phải ghi rõ hình thức khai thác; số
tiền, thời hạn, thời điểm, địa điểm, phương thức nộp tiền cho cơ quan THADS để
thi hành án. Quyết định này phải được gửi ngay cho cơ quan có thẩm quyền quản
lý, đăng ký đối với tài sản đó và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản. Việc thực
hiện giao dịch, chuyển giao quyền sở hữu tài sản đang khai thác phải được sự
đồng ý của Chấp hành viên.
2.5. Kỹ năng kiểm sát đối với biện pháp buộc người phải thi hành án thực
hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định
Đối tượng của biện pháp này là công việc nhất định phải thực hiện theo
bản án, quyết định, chấm dứt việc thực hiện công việc mà theo bản án, quyết
định không được thực hiện, giao người chưa thành niên cho người được giao
nuôi dưỡng theo bản án, quyết định, buộc nhận người lao động trở lại làm việc.

13


Biện pháp kết thúc khi công việc được thực hiện. Theo đó, Kiểm sát viên cần
chú ý kiếm sát:
Trường hợp thi hành nghĩa vụ phải thực hiện công việc nhất định theo bản
án, quyết định mà người phải thi hành án không thực hiện thì Chấp hành viên
quyết định phạt tiền và ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết
định phạt tiền để người đó thực hiện nghĩa vụ thi hành án. Theo đó, khi hết thời
hạn đã ấn định mà người phải thi hành án không thực hiện nghĩa vụ thi hành án
thì Kiểm sát viên cần kiểm sát cách xử lý của Chấp hành viên đảm bảo đúng quy
định pháp luật.
Người phải thi hành án không tự nguyện chấm dứt việc thực hiện công
việc mà theo bản án, quyết định không được thực hiện thì Chấp hành viên ra

quyết định phạt tiền đối với người đó, trong trường hợp cần thiết có thể yêu cầu
họ khôi phục hiện trạng ban đầu. Trường hợp người đó vẫn không chấm dứt
công việc không được làm, không khôi phục lại hiện trạng ban đầu thì Chấp
hành viên đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội
không chấp hành án.
Đối với việc cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao
nuôi dưỡng theo bản án, quyết định, trước khi cưỡng chế giao người chưa thành
niên cho người được giao nuôi dưỡng, Chấp hành viên phối hợp với chính quyền
địa phương, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương đó thuyết phục đương sự tự
nguyện thi hành án.
Trường hợp người phải thi hành án hoặc người đang trông giữ người chưa
thành niên không giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng
thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền, ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể
từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó giao người chưa thành niên cho
người được giao nuôi dưỡng. Hết thời hạn đã ấn định mà người đó không thực
14


hiện thì Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế buộc giao người chưa thành niên
hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không
chấp hành án.
Đối với việc cưỡng chế buộc nhận người lao động trở lại làm việc, trường
hợp người sử dụng lao động không nhận người lao động trở lại làm việc theo
bản án, quyết định thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền đối với người sử
dụng lao động là cá nhân hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng lao
động, đồng thời ấn định thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để
người sử dụng lao động thực hiện việc nhận người lao động trở lại làm việc. Hết
thời hạn đã ấn định mà người sử dụng lao động không thực hiện thì Chấp hành
viên đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm
hình sự về tội không chấp hành án.

Trường hợp không thể bố trí người lao động trở lại làm công việc theo nội
dung bản án, quyết định thì người sử dụng lao động phải bố trí công việc khác
với mức tiền lương tương đương theo quy định của pháp luật lao động.
Trường hợp người lao động không chấp nhận công việc được bố trí và yêu
cầu người sử dụng lao động thanh toán các chế độ theo quy định của pháp luật
lao động thì người sử dụng lao động phải thực hiện việc thanh toán để chấm dứt
nghĩa vụ thi hành án.
2.6. Kiểm sát đối với biện pháp buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài
sản, giấy tờ
Biện pháp buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ là một
trong các biện pháp cưỡng chế THADS, được áp dụng trong trường hợp người
phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ trả tài sản, vật và giấy tờ theo bản án,
quyết định. Đối tượng của biện pháp này là việc chuyển giao, trả vật, tài sản,
giấy tờ. Xét về bản chất thì việc buộc chuyển giao vật, tài sản, giấy tờ cũng là
15


nghĩa vụ thực hiện một công việc theo bản án của Tòa án. Tuy nhiên, biện pháp
buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ có điểm khác so với
biện pháp buộc người phải thi hành án thực hiện công việc nhất định ở điểm đối
tượng hướng đến một bên là vật đặt định, vật cùng loại, nhà ở, giấy tờ còn một
bên là hành vi, xử sự của cá nhân, tổ chức như giao người chưa thành niên cho
người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định, nhận người lao động trở lại
làm việc.
Đối với việc cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất, trường hợp bản
án, quyết định tuyên nghĩa vụ chuyển giao quyền sử dụng đất thì Chấp hành viên
tổ chức giao diện tích đất cho người được thi hành án; khi tiến hành giao đất
phải có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cùng cấp
và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất được chuyển giao.
Việc cưỡng chế giao quyền sử dụng đất cho người trúng đấu giá hoặc cho

người nhận quyền sử dụng đất để trừ vào số tiền được thi hành án được thực
hiện như trường hợp xử lý tài sản gắn liền với đất được chuyển giao.

16


C. KẾT LUẬN
Qua bài viết trên, chúng ta có thể hiểu rõ hơn vai trò của Viện kiểm sát nhân
dân trong công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật nói chung và kiểm sát việc áp
dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự nói riêng. Cũng qua đó, nhận
thấy công tác kiểm sát việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự là
cơ sở, tiền đề cho sự thành công của một vụ thi hành án dân sự khi đương sự
không tự nguyện thi hành. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng biện pháp cưỡng
chế thi hành án dân sự để thi hành án gặp nhiều khó khăn, nhiều nguyên nhân
khác nhau gây cản trở cho việc cưỡng chế. Do đó, cần đổi mới cơ chế quản lý,
hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động thi hành án dân sự; tăng cường sự
phối hợp giữa Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự và các cơ quan
hữu quan khác trong tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự. Đặc biệt, để cho công
tác kiểm sát được hiệu quả, cần phải tăng cường bồi dưỡng năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ, phẩm chất, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ Kiểm sát viên, góp phần
cho sự thành công trong hoạt động thi hành án dân sự nói chung, hoạt động cưỡng
chế thi hành án dân sự nói riêng, tạo thuận lợi cho công cuộc xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
Bài tiểu luận trên đã thể hiện toàn bộ những hiểu biết của em về hoạt động
kiểm sát việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án. Tuy nhiên do hạn chế
về mặt kiến thức và kỹ năng nên bài làm sẽ không tránh khỏi những sai lầm, thiếu
sót nên em rất mong được sự góp ý, sửa đổi của thầy cô để giúp bài tiểu luận của
em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


17


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Giáo trình Kiểm sát thi hành án dân sự, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội;
Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014;
Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ;
Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ;
Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ;
Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ;
Thông tư liên tịch số số 184/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 19/12/2011 của Bộ

8.

Tài chính, Bộ Tư pháp;
/>
9.

va-thuc-tien-ap-dung-.html;
/>%C3%A1p-c%C6%B0%E1%BB%A1ng-ch%E1%BA%BF-thi-h
%C3%A0nh-%C3%A1n-d%C3%A2n-s%E1%BB%B1.pdf;


18



×