Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tây Tiến (tiết 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.86 KB, 5 trang )

Ngày soạn:17 /9 Ngày giảng: 19/9/2008
Tiết 19- Đọc văn
Tây Tiến
Quang Dũng
A. Phần chuẩn bị
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức, kĩ năng tư duy
* Giúp học sinh HS:
- Cảm nhận được người lính Tây Tiến hào hùng hào hoa và vẻ đẹp hùng vĩ thơ mộng
của thiên nhiên miền Tây trong bài thơ.
- Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: bút pháp lãng mạn, những sáng
tạo về hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu.
2. Tư tưởng- tình cảm
Thêm trân trọng cảm phục vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu quê hương đất nước,tinh
thần sẵn sàng "quyết tử cho tỏ quốc quyết sinh" của nhữn người lính Hà thành năm ấy.
II. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV, tài liệu tham khảo
- SGK, tài liệu tham khảo
III. Cách thức tiến hành
Đọc sáng tạo, gợi tìm, trả lời câu hỏi, chia nhóm thảo luận..
B. Tiến trình dạy học
* ổn định tổ chức (1 phút)
I. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
* Câu hỏi: ấn tượng sâu sắc nhất của em về bài "NĐC, ngôi sao sáng trong văn nghệ
của dân tộc" là gì?
* Định hướng:
- Cách nhìn mới mẻ của tác giả đã đem đến một sự đánh giá đúng đắn về vị trí của nhà
thơ NĐC trong nền VH dân tộc.
- Bằng cách nhìn, cách nghĩ sâu rộng, mới mẻ và nhiệt tình của mình PVĐ đã làm
sáng tỏ mối liên hệ khăng khít của những TP thơ văn NĐC với hoàn cảnh của tổ quốc
lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay. Đồng thời t/g hết lòng ca ngợi NĐC một người


trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân cho nước.
- Bài văn có sức lội cuốn mạnh mẽ do cách nghị luận vừa xác đáng, chặt chẽ, vừa xúc
động, thiết tha với nhiều hình ảnh, ngôn từ đặc sắc.
II. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới:
Từ sau CMTT 1945, thơ ca VN tập trung phản ánh hiện thực sôi động của
cuộc KCCP, trong đó đề tài về người lính đã được nhiều nhà thơ tập trung phản ánh.
Có nhiều nhà thơ đã thành công với đề tài này như Chính Hữu với Đồng chí, Hồng
Nguyên với Nhớ, Nguyễn Mĩ với Cuộc chia li màu đỏSong đặc sắc và độc đáo nhất có
lẽ vẫn là hình tượng người lính trong Tây Tiến của QD.
1
Hoạt động của GV & HS Yêu cầu cần đạt
- Học sinh tìm hiểu theo tiểu dẫn
sgk. Tr.67 - 68), tóm tắt những
nét cơ bản về tác giả.
- Gv nhấn mạnh:
I. TÌM HIỂU CHUNG (10 phút)
1. Tác giả
- Quang Dũng là nhà thơ trưởng thành trong
kháng chiến chống Pháp.
- Hồn thơ Quang Dũng bay bổng, hào hoa, nồng
nàn tình yêu đất nước, con người.
- QD là một nghệ sĩ đa tài. Ông vẽ tranh, sáng
tác nhạc, viết văn xuôi, nhưng trước hết là một
nhà thơ.
- Quang Dũng nổi tiếng với 2 thi phẩm Tây
Tiến và Đôi mắt người Sơn Tây
- Bài thơ được viết trong hoàn
cảnh nào?
2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ được viết vào năm 1948 tại Phù
Lưu Chanh (một làng thuộc tỉnh Hà Đông cũ) khi
nhà thơ đã rời Tây Tiến đi nhận nhiệm vụ khác.
Bài thơ được viết trong nỗi nhớ về đơn vị cũ,
đồng đội cũ, nhớ những năm tháng gian khổ anh
hùng.
Bài thơ lúc đầu có tên Nhớ Tây Tiến về
sau nhà thơ bỏ từ nhớ".
- GV thuyết trình: - Đoàn quân TT: đa số là thanh niên Hà Nội, chủ
yếu là trí thức, HS, SV…
- Địa bàn hoạt động: miền rừng núi phía Tây của
tổ quốc. Điều kiện sinh hoạt thiếu thốn. "Đánh
trận tử vong ít, sốt rét tử vong nhiều".
- Xác định bố cục tp b. Bố cục tp
* 4 phần
+ Phần 1 (14 câu thơ đầu): thiên nhiên Tây Bắc
+ Phần 2( 8 câu thơ tiếp): con người Tây Bắc
+ Phần 3 (8 câu thơ thứ 2): Người lính Tây Tiến
+ Phần 4(Còn lại): ấn tượng sâu đậm của cảm
xúc.

- Đoạn thơ mở đầu bằng hình
thức như thế nào?
- Nỗi nhớ ấy ntn, hướng về đâu?
II. TÌM HIỂU TÁC PHẨM
1. Mười bốn câu thơ đầu (27 phút)
- Đoạn thơ mở đầu là một tiếng gọi, một lời thổ
lộ về nỗi nhớ.
- " Nhớ chơi với"; nỗi nhớ không định hình, khó

nắm bắt, vừa bao la bát ngát, vừa có chiều sâu→
toả ra cả không gian mênh mông, dàn trải, không
thể nguôi → nỗi bồn chồn khắc khoải.
2
- Nỗi nhớ ấy hướng về một đối tượng cụ thể:
Sông Mã, Tây Tiến
+ Sông Mã: gợi nhớ núi rừng Tây Bắc xa xôi.
Nơi mà những người lính trong đoàn binh Tây
Tiến đã từng sống và chiến đấu.
+ Tây Tiến: gợi nhớ đoàn quân, người lính, đời
lính → gắn bó.
- Diễn tả nỗi nhớ ấy, em nhận
thấy âm điệu và ngôn ngữ câu
thơ có gì đáng chú ý?
Âm điệu câu thơ mênh mang, tha thiết
được tạo bởi cách gieo vần tài tình khéo léo (ơi,
chơi vơi những âm tiết mở tạo không gian rộng lớn, xúc
cảm như tràn ra ) càng làm cho cảm xúc lan toả,
âm thanh vang như không dứt.
- Sau nỗi nhớ ấy núi rừng Tây
Bắc hiện lên như thế nào? Tìm
chi tiết.
- Phân tích sức gợi tả của những
chi tiết ấy?
- Từ nỗi nhớ, núi rừng Tây Bắc với những chặng
đường hành quân hiện lên thật sống động:
- Núi rừng Tây Bắc hoang vu với những nét vẽ
gân guốc:
+ Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch
→ địa danh xa lạ, xa xôi

hoang vu, hiểm trở, bí ẩn
+ sương lấp: Sương dày đặc, lạnh lẽo, gợi độ cao
→ cảm giác hoang sơ
+ dốc khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
+ heo hút cồn mây... đã gợi rõ sự hình
dung về một con đường, một vùng rừng núi Tây
Bắc đầy những trắc trở gian nan.
Đặc biệt là hình ảnh nhân hoá súng ngửi
trời vừa tinh nghịch vừa táo bạo có khả năng biểu
đạt lớn.
Và vì thế, ý thơ đã cho ta thấy rõ sự gian
khổ mà cũng phi thường của người lính Tây Tiến
trên những chặng đường hành quân lên Tây Bắc.
- Nhận xét cách dùng từ ngữ? Từ
tượng hình?
→ hàng loạt thanh trắc, từ ngữ giàu giá trị tạo
hình, cách ngắt nhịp ngắn → độ cao, độ hiểm trở,
gập ghềnh.
+ ngàn thước lên cao, ngàn th]ớc xuống → độ
cao, độ sâu → không chỉ hiểm trở mà còn tột
cùng hiểm nguy.
+ Âm thanh: chiều: thác gầm thét
3
đêm: cọp trêu ngơi
→ bản hợp xướng vang động đầy đe doạ cùng
với không gian chiều, đêm đầy bí ẩn → màu sắc
huyền bí của núi rừng.
⇒ Tô đậm ấn tượng hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội.
- Ngay trong mạch cảm xúc ấy,
QD nhớ tới hình ảnh nào?

Nỗi nhớ hình ảnh đồng đội trên đường
hành quân:
- "Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi"
- Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời"
- Khi nhắc tới hình ảnh đồng đôi
QD cho ta nhận thức về một sự
thật. Theo em đó là sự thật gì?
- Đó là sự hi sinh không bước nữa(hi sinh) của
người lính Tây Tiến trên chặng đường hành quân
quá khắc nghiệt.
- Nói một điều đau lòng. Song
em có nhận thấy điều gì độc đáo
trong cách diễn đạt của nhà thơ?
- Điều độc đáo là cách diễn đạt dưòng như rất
nhẹ nhàng, thanh thản thậm chí đầy chất thơ. QD
nói tới cái chết trong gian khổ mà chỉ sử dụng
những hình ảnh chân thực giản dị : Gục lên súng
mũ bỏ quên đời, không bước nữa. Bằng cách diễn
đạt ấy sự thật đau đớn đã không thành bi thảm
mà chỉ là một hành động nhẹ nhàng khiến ta vừa
thấm thía nỗi vất vả của người lính vừa khâm
phục họ.
- GV bình: Câu thơ phảng phất ý niệm về cái chết của
bậc trượng phu trong thơ cổ và mang đậm cảm
xúc bi tráng.
- Bên cạnh nét vẽ gân guốc,
những chặng đường hành quân
quá khắc nghiệt là những câu
thơ mềm mại. Đó là những câu

thơ nào, gợi vẻ đẹp gì?
- Cảnh Tây Bắc mỹ lệ, thơ mộng:
+ Nhà ai Pha Luông ma...
+ Mai Châu mùa em...
→ câu thơ toàn thanh bằng, nhịp thơ nhẹ, bay
bổng trong một cảm xúc bâng khuâng → không
gian trải ra mênh mông, mờ ảo, hương thơm
thoang thoảng lan toả chơi vơi → chất men say
lòng ngời.
- Nhận xét về âm điệu, nhịp điệu
của những câu thơ này so với
toàn đoạn thơ?
Âm điệu, nhịp điệu thay đổi so với câu thơ
trên. Từ dữ dội trở nên mềm mại, êm dịu, ấm áp
nồng nàn trong nỗi nhớ hương nếp xôi hoà quyện
trong khói lam chiều.
4
- Em hãy khái quát phần mở đầu
bài thơ.
- GV chốt:
* Tóm lại: Phần đầu bài thơ chủ yếu diễn đạt
nỗi nhớ, hồi ức của nhà thơ QD về những gian
nan, những dữ dội của cảnh Tây Bắc và sự vất vả
gian khổ mà người lính Tây Tiến phải vượt qua.
Đoạn thơ là một minh chứng tuyệt vời về tài thơ
của Quang Dũng trong việc sử dụng âm điệu thơ,
hình ảnh thơ. Và cũng là một minh chứng kì
diệu, cho thấy rõ ràng thơ là sản phẩm của sự
thăng hoa cảm xúc.
* Củng cố: Ân tượng sâu sắc nhất của em về đoạn thơ mở đầu là gì?

- HS nêu điều mình ấn tượng sao cho thật thuyết phục
III. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài (2 phút)
- Học thuộc lòng đoạn thơ
- Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ là gì?
- Điều gì đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất?
- Tiếp tục tìm hiểu bài thơ
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×