Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Lịch sử phát triển kinh tế việt nam Tóm tắt đặc điểm cơ cấu ngành, vị trí ngành trong nền kinh tế phong kiến độc lập, tự chủ Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.94 KB, 6 trang )

Lịch sử phát triển kinh tế Việt Nam
Câu hỏi thảo luận nhóm: Tóm tắt đặc điểm cơ cấu ngành, vị trí ngành trong nền kinh tế
phong kiến độc lập, tự chủ Việt Nam.
Thành viên nhóm: Nguyễn Thị Nguyên
Sầm Cảnh Việt Hùng
Nguyễn Thị Hằng
Vũ Văn Thức

BÀI THU HOẠCH NHÓM 1
*Hoàn cảnh lịch sử:
-Sau khi thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến Phương Bắc và giành được độc lập tự chủ đã
mở ra thời kì phong kiến dân tộc tự chủ ở Việt Nam. Thời kì này kéo gần 10 thế kỉ từ thế kỉ X
đến năm 1858 khi Pháp xâm lược Việt Nam bao gồm các triều đại:Đinh, Tiền Lê,
Lý,Trần,Mạc,Trịnh-Nguyễn. Có thể nói rằng đây là thời kì mà nền kinh tế có sự phát triển rực
rỡ và có đặc điểm khác biệt so với các giai đoạn trước.
-Nền kinh tế thời kì này mang tính chất dân tộc ,tự chủ. Tính độc lập tự chủ được thể hiện ở
chỗ:ngay sau khi thoát khỏi ách nô lệ của phong kiến Phương Bắc,và thành lập nhà nước
phong kiến Việt Nam, các vua Việt Nam đều tuyên bố độc lập chủ quyền nước,quốc hữu hoá
tất cả những gì trước đây phong kiến phương Bắc đã chiếm giữ,thiết lập chế độ kinh tế phong
kiến độc lập, nền kinh tế dân tộc được xác lập, mọi nguồn lực và nguồn lợi trên đất nước Việt
Nam đều là của người Việt Nam. Hướng sự phat triển của ngàng kinh tế cũng như nền kinh tế
phục vụ lợi ích cho nhà nước phong kiến Việt Nam và đất nước Việt Nam.
Nền kinh tế dân tộc tự chủ còn được thể hiện ở chỗ:nhà nước phong kiến có nền tài chính
riêng, có đồng tiền riêng, tự quyết định mọi quan hệ kinh tế đối nội, đối ngoại. Tính dân tộc,
tự chủ được thấm vào mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế-xã hội của đất nước.
*Cơ cấu ngành trong nền kinh tế phong kiến: 3 ngành chính:
- Nông nghiệp
- Thủ công nghiệp
- Thương nghiệp

*Vị trí ngành trong nền kinh tế phong kiến:



I-Nông nghiệp:
-Có thể khẳng định rằng nông nghiệp trong thời kì này rất được coi trọng. Các chính sách
kinh tế của Việt Nam trong thời kí này đều có xu hướng mũi nhọn là ổn định và phát triển
nông nghiệp đuy trì nền kinh tế tự cung, tự cấp mà trong đó nông nghiệp đóng vai trò chủg
đạo.
+Công cuộc mở rộng diện tích đất canh tác,phát triển nông nghiệp:
Bước ra khỏi thời kì 1000 năm Bắc thuộc,quỹ đất giành cho nông nghiệp còn hạn
hẹp,nhiều vùng hoang vu chưa được sử dụng. Điều đó yêu cầu nhà nước phải mở rộng diện
tích canh tác bằng việc khai hoang biến những gò, đồi, ao, đầm…thành cánh đồng.Kết quả
của những cuộc khai khẩn đất hoang ấy là những cánh đồng rộng lớn duy trỳ và phát triển
đến ngày nay như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích nông nghiệp
cũng được thay đổi do bồi tụ, thu lợi từ những cuộc chiến tranh thắng lợi giữa nước ta và


nước khác, cùng với đó là các cuộc khai hoang tự do của người Việt đã góp phần rất lớn. Đặc
biệt ở đồng bằng Nam Bộ công cuộc khai hoang chủ yếu do tự phát được nhà nước khuyến
khích thừa nhận, đất khai hoang trở thành đất tư do vậy công cuộc khai tự phát được phát
triển với tốc độ nhanh chóng.
Công cuộc trị thuỷ cũng góp phần làm tăng diện tích đất canh tác, diện tích đất gieo trồng
được mở rộng bằng việc đắp đê ngăn lũ. Nó đã trở thành chiến dịch có quy mô lớn ở các thời
đại, đặc biệt là thời Trần chiến dịch này đã tạo tường thành bảo vệ dân cư , tưới tiêu góp phần
phát triển nông nghiệp.Việc đắp đê giúp làm chủ được nguồn nước đã trở thành quốc sách
của đất nước được quan tâm và đặt lên hàng đầu.Tuy nhiên ở giai đoạn này công tác đê điều
cũng có một số hạn chế như lâu ngày làm cho lòng sông bị bồi đắp và nhiều nơi đáy sông cao
hơn mặt ruộng, việc đắp đê phải tiếp tục cao hơn. Thêm nữa, việc đắp đê đã ngăn nước phù
sa vào đồng ruộng và tạo thành các ô trũng ở đồng bằng, nguy cơ lụt lội do vỡ đê luôn luôn
rình rập. Ở thời Lê, công cuộc trỵ thủy phát triển sâu rộng nhà nước đã ban hành các điều luật
quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của mỗi người dân đối với công tác đê điều. Ở thời Hậu
Lê thì công tác này được đưa lên tầm cao mới rộng lớn hơn. Việc đắp đê còn tạo mạng lưới

giao thông kết hợp với đường sông,biển có sẵn.
Sự mở rộng đất đai, khai khẩn đất hoang và xây dựng hệ thống thuỷ lợi đã làm cho nông
nghiệp có những bước phát triển nhanh chóng:đất đai thì ngày càng trù phú, giàu có, có
những vùng thâm canh làm tăng năng suất lao động. Nhiều giống lúa mới ra đời cho năng
suất và chất lượng cao, mùa vụ tăng lên 2->3 vụ/năm,nghề làm vườn phát triển, sản phẩm
miệt vườn đa dạng.

+Quan hệ ruộng đất
Quan hệ ruộng đất là quan hệ giữa người với người về ruộng đất. Trong thời kì này có bốn
quan hệ cơ bản: sở hữu, sử dụng, chiếm hữu, định đoạt.
Sở hữu:
Sở hữu ruộng đất trong thời kì phong kiến độc lập tự chủ chỉ có 2 hình thức chủ yếu là sở hữu
nhà nước và sở hữu tư nhân về ruộng đất nhưng được thể hiện ở những mức độ khác nhau,
tạo ra nhiều hình thức cụ thể. Hình thức sở hữu do Nhà nước trực tiếp quản lý chiếm ưu thế
hơn vì Nhà nước muốn duy trì quyền lợi của mình.
Ruộng đất công là ruộng đất thuộc sở hữu của nhà nước bao gồm các loại ruộng:
ruộng tịch điền, ruộng sơn lăng, ruộng quốc khố, đồn điền.
Ruộng tịch điền: loại ruộng này do nhà nước đặt ra ở những nơi nông nghiệp hưng
thịnh với những diện tích nhỏ, lấy hoa lợi để làm lễ cũng tế hay chuẩn bị cho dân nghèo cày
cấy.
Ruộng sơn lăng: nhà vua đặt ra,lấy thu nhập để tu sửa,thờ cúng tổ tiên. Ruộng do
dân địa phương cày cấy và nộp hoa lợi.
Ruộng quốc khố: có được từ việc tịch thu của các trang trại của nhà nước phong
kiến trước đó và được bổ sung qua các thời kì. Loại ruộng này do tù binh canh tác. Thu nhập
từ lọa ruộng này được tích trữ dần để chi phí cho các công việc của Nhà nước.
 Đồn điền: thu được từ việc chiến tranh với các nước láng giềng, lao động chính
trong các đồn điền là tù binh. Thu nhập từ các đồn điền này được tích trữ trong kho nhà nước
để chi phí dần.



Ngoài ra, còn có ruộng công làng xã, loại ruộng này cũng giống như ruộng thuộc
quyền sở hữu trực tiếp của nhà nước trung ương nhưng nhà nước cho phép các làng xã trực
tiêp các làng xã trực tiếp quản lý và tiến hành thu tô thuế.
Bên cạnh ruộng đất thuộc sở hữu Nhà nước là ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân.
Ruộng đất này là của địa chủ hay những người nông dân tự canh, trong đó ruộng đất của địa
chủ là chủ yếu. Sự ra đời của ruộng đất tư trải qua quá trình phát sinh, phát triển lâu dài, chịu
sự tác động của nhiều nhân tố. Đó là sự phân hoá giai cấp trong xã hội, do “chiếm công vi tư”
ruộng đất, hoặc do Nhà nước cho bán ruộng công làm ruộng tư. Chế độ sở hữu tư nhân về
ruộng đất thực chất là đồng sở hữu với nhà nước nhưng họ không có quyền quyết định tuyệt
đối với ruộng đất mà có quyền nhất định do nhà nước đương thời qui định quyền sử dụng
mua bán, thừa kế, phát canh, v.v..
VD: Thành phần ruộng tư của đời Trần:
+ Thái ấp: Ruộng đất được cấp bổng.
+ Điền trang: là điểm dân cư tiểu biểu kinh tế - xã hội thời Trần là khu vực
kinh tế hỗn hợp các hình thức bóc lột nông nô và nông dân lệ thuộc.
+ Ruộng tư của địa chủ.
+Ruộng đất của tiểu nông.
Ta nhận thấy nền nông nghiệp của Việt Nam trong thời kỳ nền kinh tế phong kiến độc
lập tự chủ chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu ngành kinh tế, là ngành sản xuất chủ yếu, chủ đạo
và cơ bản đóng góp tích cực và phù hợp trong nền kinh tế phong kiến Việt Nam.

II-Thủ công nghiệp:
Trong lịch sử phát triển kinh tế phong kiến nói chung và lịch sử phát triển kinh tế
phong kiến độc lập tự chủ nói riêng, chính sách trọng nông hạn chế sự phát triển của thủ công
nghiệp. Tuy nhiên, thủ công nghiệp vẫn có những con đường đi riêng.
Trong thời kì Bắc thuộc, các nghề thủ công đã có bước tiến mới và bước đầu được
chuyên môn hoá.
Trong thời kì phong kiến độc lập tự chủ, thủ công phát triển dưới 2 hình thức:
+Thủ công nghiệp chưa tách khỏi công nghiệp: trở thành nghề phụ, giải quyết việc
làm lúc nông nhàn. Hình thức này tồn tại và phát triển cho đến nay.

+Thủ công nghiệp được tách khỏi công nghiệp, trở thành hoạt động chuyên biệt của
một số người trở thành nghề chuyên biệt của một số người, thành nghề thủ công, là cơ sở
hình thành các làng nghề, các phường thủ công.
Ở dưới bất kì bất kì hình thức nào thì thủ công nghiệp có vai trò bổ trợ cho nông
nghiệp trên nhiều phương diện: cung cấp nông cụ, tăng thu nhập, giải quyết lao động dư
thừa, nông nghiệp kết hợp với thủ công nghiệp là cơ sở của nền kinh tế phong kiến. Cùng với
sự phát triển của các triều đại, như Ngô , Trần, Đinh, Lê sơ, thủ công nghiệp cũng có những
bước phát triển đáng chú ý, đạt được nhiều thành tựu như: kiến trúc, gốm, mộc, đúc đồng,
đúc tượng…


Nghề gốm đã có sự phát triển, ví dụ: các sản phẩm gốm thời Lý – Trần trên mặt
thường trang trí hoa văn trang nhã hài hoà, có loại hoa văn trang trí theo lối khắc chìm, chạm
trổ rất công phu, tỉ mỉ.
Với nghề dệt, việc trồng dâu, nuôi tằm, kéo sợi, trồng các loại cây gai, đay lấy nguyên
liệu dệt vải khá phổ biến trong nhân dân với tính cách là nghề phụ trong gia đình. Kỹ thuật
dệt được cải tiến với các loại sản phẩm như lụa, lĩnh, the có màu sắc và hoạ tiết đẹp.
Bên cạnh những nghề thủ công nêu trên, những nghề thủ công khác trong nhân dân
vẫn tiếp tục phát triển nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt tự cấp, tự túc trong nhân dân. Sự
phát triển của các ngành nghề thủ công đã làm nảy sinh những làng, phường thủ công nghiệp.
Đó là nơi tập trung nhiều thợ thủ công chuyên sản xuất ra một số mặt hàng để đưa ra thị
trường trao đổi. Ngay từ thời Lý, ở kinh đô Thăng Long đã có những phường thủ công
chuyên nghiệp. Sang thời Trần đã xuất hiện những làng thủ công ở nông thôn, như làng Ma
Lôi (Hải Hưng) chuyên làm nghề nón. Theo sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, thời Lê sơ
cả nước có 83 làng phường thủ công. Thăng Long khi ấy có 36 phường thủ công như phường
Yên Thái làm nghề giấy, phường Thuỵ Chương, Nghi tàm dệt vải, Phường Hà Tân nung
vôi… Đặc biệt ở thế kỉ 17, 18 thủ công nghiệp càng được xem trọng, xưởng thủ công của
chúa Nguyễn không thua kém các xưởng thủ công của các nước phương Tây. Nổi bật là chế
tạo súng, chế tạo thành công tàu thuỷ chạy bằng hơi nước.
Sự phát triển của thủ công nghiệp không chỉ được thể hiện bằng sự ra tăng số lượng các

nghề thủ công mà còn được thể hiện trong mỗi nghề thủ công được chuyên môn hoá sâu và
phát triển thành nhiều lĩnh vực nhỏ hơn.
Sản xuất thủ công nghiệp tạo ra nhiều hàng hoá có chất lượng cao, được nhiều thương nhân
nước ngoài ưa chuộng,thúc đẩy giao lưu buôn bán ngoài nước, du nhập văn hoá , phương
thức kinh tế.
Như vậy chúng ta có thế nhận định rằng thủ công nghiệp cũng đóng vai trò khá quan trọng
trong nền kinh tế. Với những bước phát triển vượt bậc, thủ công nghiệp đang dần khẳng định
được vị trí và cải thiện được cơ cấu ngành trong nền kinh tế phong kiến độc lập tự chủ.

III- Thương nghiệp
Nền kinh tế phong kiến độc lập tự chủ Việt Nam lấy nông nghiệp là nòng cốt. Mỗi triều
đại bằng nhiều cách khác nhau luôn ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp. Thương nghiệp hay còn
gọi là kinh tế hàng hóa vì vậy không có nhiều điều kiện để phát triển dù tiềm năng rất lớn.
Tuy nhiên, thương nghiệp Việt Nam vẫn đạt được những thành tựu nhất định.
Thương nghiệp Việt Nam thời phong kiến gồm hai hoạt động chính: nội thương và ngoại
thương.
1) Nội thương
Trong thời kì Bắc thuộc,mọi hoạt động giao thương buôn bán của nước ta đều phụ thuộc vào
Trung Quốc. Chúng nắm độc quyền kinh tế và lưu hành tiền Trung Hoa. Nhưng đến giai đoạn
này, mỗi triều đại đã có đồng tiền riêng như: “Thái Bình hưng bảo”( thời Đinh) , “Thiên Phúc
trấn bảo” ( thời tiền Lê) , “Thuận Thiên đại bảo” ( thời vua Lý Thái Tổ)… Sự xuất hiện của
đồng tiền riêng đã góp phần thúc đẩy buôn bán trong nước và khẳng định tính độc lập tự chủ


của nền kinh tế phong kiến Việt Nam. Đặc biệt đến thời Trần, triều đình đã thống nhất được
đơn vị đo lường , đây là một nỗ lực quan trọng để phát triển nội thương.
Từ chỗ buôn bán tự phát, trên cả nước đã dần dần xuất hiện những khu chợ họp theo phiên,
chợ quy mô huyện, phủ khá sầm uất. Đây đều là những nơi có đường giao thông thuận tiện,
gần bến sông, bến đò, mật độ dân cư cao. Không dừng lại ở việc buôn bán ở trong các phủ,
các huyện, dần dần đã xuất hiện những luồng buôn bán lưu thông hàng hóa giữa các vùng

trong nước như : Thăng Long- Kẻ Chợ, Kẻ Chợ - Thanh Nghệ….Mặt hàng buôn bán chủ yếu
là nông, lâm, thổ, thủy sản, hàng thủ công nghiệp địa phương. Đặc biệt là đã xuất hiện cả
những làng chuyên buôn bán như làng Tá Ngưu chuyên buôn bán thuốc bắc…
Có thể nói nội thương Việt Nam thời phong kiến đã có những bước tiến đáng kể cả về hình
thức và quy mô buôn bán.
2) Ngoại thương
Bên cạnh nội thương, việc giao lưu buôn bán với nước ngoài thời kì này cũng rất phát triển.
Ngay từ thời Lý đã lấy Vân Đồn làm nơi trao đổi hàng hóa với thuyền bè nước ngoài. Đến
thời Trần thì Vân Đồn đã trở thành một trong những thương cảng sầm uất nhất nước ta. Việc
giao thương đa phần chỉ diễn ra với các nước láng giềng và trong khu vực như: Trung Quốc,
Chăm Pa, Xiêm La, Indonexia, Java…
+ Sang thời Lê, hoạt động ngoại thương đã bị hạn chế đáng kể do nhà nước giữ độc quyền,
không cho phát triển tự do công, thương nghiệp.
+ Đến thời Vua Lê- Chúa Trịnh, ngoại thương đã phát triển trở lại, hoạt động giao lưu buôn
bán lúc này đã mở rộng sang cả thị trường phương Tây như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ
Đào Nha, Hà Lan…Mặt hàng mua bán chủ yếu là nông, lâm thổ sản và một số hàng thủ công
đặc biệt là gốm sứ…Điều này đã thúc đẩy buôn bán kinh doanh trong nước, mở rộng thị
trường tiêu thụ, đem lại nguồn thu đáng kể cho nhà nước. Tuy nhiên, sự thoải mái giao
thương giai đoạn này đã tạo cơ hội cho phương Tây can thiệp vào nội tình đất nước.
+ Nhận thấy điều đó nên đến thời Nguyễn, triều đình đã có những chính sách kìm hãm giao
lưu kinh tế, tiêu biểu là chính sách “ bế quan tỏa cảng”. Có thể nói đây là sự hạn chế có phần
tiêu cực của nhà Nguyễn bởi nó đã gần như đã làm đóng băng hoạt động ngoại thương. Chỉ
một số ít thương lái Trung Quốc, Xiêm, Mã Lai được phép giao lưu buôn bán.
Tóm lại, ngành thương nghiệp Việt Nam thời kỳ phong kiến đã có sự phát triển nhất định, tuy
có giai đoạn bị hạn chế nhưng đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của đất nước. Cho
đến nay, thương nghiệp đã thực sự trở thành một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh
tế Việt Nam và vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển.
Kết luận:
Tóm lại, thời kỳ kinh tế phong kiến độc lập tự chủ Việt Nam nông nghiệp là thời kỳ kinh tế
phong kiến phát triển rực rỡ với những đặc điểm khác biệt rõ nét so với các giai đoạn trước.

Trong đó, ngành sản xuất chủ yếu là nông nghiệp trong khi thủ công nghiệp gắn bó chặt chẽ
và phụ thuộc vào nông nghiệp.
Mặc dù đi cùng lịch sử qua nhiều triều đại trong thời kỳ kinh tế độc lập tự chủ, nền kinh tế
tư nhân cũng dần dần xuất hiện và phát triển. Tầng lớp thương nhân đã xuất hiện ngày càng


nhiều và giàu có hơn. Đây là khuynh hướng của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hứa hẹn mở ra
một tiền đề mới cho nền kinh tế Việt Nam ở những thời kỳ sau.
Ở thế kỉ 18 nhất là đầu thế kỷ 19. chế độ phong kiến Việt Nam đang trên đường tan rã,
quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu, cản trở nền kinh tế cũng như xã hội Việt Nam.
Trước sự bành trướng của tư bản phương Tây, triều Nguyễn đã chọn con đường “đóng cửa,
bế quan tỏa cảng”, cô lập hóa, thắt chặt hơn những quan hệ phong kiến, quay lưng với những
tiến bộ xã hội, đối lập với con đường hòa nhập, mở cửa, đổi mới kinh tế, tiếp thu, phổ biến
những thành tựu về kỹ thuật, kinh tế và xã hội của phương Tây, ko biến được những thành
tựu tiến bộ của loài người thành sức mạnh dân tộc. Không phải triều Nguyễn không biết đến
những thành tựu văn minh thế giới mà do vì lợi ích của triều Nguyễn đã cố tình không tiếp
thu và phổ biến nó, do vậy đã kìm hãm xã hội cũng như nền kinh tế Việt Nam trong giới hạn
chật hẹp của chế độ phong kiến, đã làm cho nước ta không thoát khỏi vòng thuộc địa của tư
bản phương Tây. Đây là những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của thời kỳ phong kiến độc
lập tự chủ Việt Nam mở ra thời kỳ hơn 80 năm Pháp thuộc.



×