Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư sản xuất nguyên liệu và thu mua nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (906.85 KB, 88 trang )

Header Page 1 of 133.

tr-ờng đạI học nông nghiệp hà nội
khoa kinh tế và phát triển nông thôn
------ ------

Lấ KINH NAM

NH GI HIU QU HOT NG U T SN
XUT NGUYấN LIU V THU MUA NGUYấN LIU
CA CễNG TY C PHN MA NG LAM SN

luận văn tốt nghiệp
Tờn sinh viờn

: Lấ KINH NAM

Chuyờn ngnh o to

: Kinh t nụng nghip

Lp

: KT 50B

Niờn Khoỏ

: 2005 2009

Ging viờn hng dn


: NGUYN TH THU QUNH

Hà Nội - 2009

Footer Page 1 of 133.

đại học


Header Page 2 of 133.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Số liệu và
kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất cứ
luận văn, luận án nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
đều đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ
rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày16 tháng 05 năm 2009
Sinh viên

Lê Kinh Nam

Footer Page 2 of 133.

i


Header Page 3 of 133.


LỜI CẢM ƠN!
Trong thời gian 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Nghiệp
Hà Nội, tôi được sự dạy dỗ chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô giáo, đặc biệt là
các giảng viên trong Khoa Kinh tế & PTNT đã giúp đỡ tôi tích lũy kiến thức
cơ bản cũng như đạo đức tư cách con người. Đến nay tôi đã hoàn thành báo
cáo tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư sản xuất
nguyên liệu và thu mua nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường Lam
Sơn” dưới sự giúp đỡ, bảo ban cặn kẽ tận tình của các thầy cô giáo trong
khoa. Nhân dịp tổng kết thực tập, cũng là dịp tổng kết 4 năm học tôi xin được
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các tập thể và các cá nhân đã giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và thực tập.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo Nguyễn Thị Thu Quỳnh,
Giảng viên Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã trực tiếp hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các cán bộ trong Công ty cổ phần mía
đường Lam Sơn đã giúp đỡ nhiệt tình trong thời gian tôi thực tập tại công ty.
Tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình và toàn thể bạn bè đã là nguồn động
viên khích lệ và là động lực để tôi nỗ lực cố gắng trong suốt quá trình học tập.
Do thời gian thực tập ngắn cộng với trình độ năng lực bản thân hạn chế
nên bài luận văn tốt nghiệp của tôi không tránh khỏi những sai sót, kính mong sự
đóng góp ý kiến của thầy, cô, các anh chị và bạn bè để bài luận văn ngày một
hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của mọi người!
Hà Nội, ngày16 tháng 05 năm 2009
Sinh viên

Lê Kinh Nam

Footer Page 3 of 133.


ii


Header Page 4 of 133.

MỤC LỤC
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn! ....................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục bảng................................................................................................ vii
Danh mục bản đồ............................................................................................ viii
Danh mục sơ đồ.............................................................................................. viii
Danh mục từ viết tắt ......................................................................................... ix
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................. 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ........................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 3
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 3
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vị nghiên cứu ............................................ 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 3
PHẦN 2: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................... 4
2.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................... 4
2.1.1 Cơ sở lý luận về nguyên liệu và hoạt động thu mua nguyên liệu ........... 4
2.1.1.1 Khái niệm về nguyên liệu và hoạt động thu mua nguyên liệu.............. 4
2.1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của vùng nguyên liệu. ......................... 6
2.1.2 Khái niệm, đặc điểm của mía nguyên liệu ............................................... 7
2.1.2.1 Khái niệm mía nguyên liệu ................................................................... 7
2.1.2.2 Khái niệm và ý nghĩa hình thành vùng nguyên liệu ............................. 8
2.1.2.3 Hoạt động đầu tư sản xuất mía nguyên liệu .......................................... 9

2.1.2.4 Hoạt động thu mua mía nguyên liệu ................................................... 10
2.1.2.5 Hệ thống đánh giá chất lượng mía nguyên liệu. ................................ 11
2.1.3 Đánh giá hiệu quả đầu tư sản xuất và thu mua nguyên liệu .................. 11
2.2 Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 12
Footer Page 4 of 133.

iii


Header Page 5 of 133.

2.2.1 Một số vấn đề về sản xuất và thu mua mía nguyên liệu trên thế giới.... 12
2.2.2 Một số vấn đề về sản xuất và thu mua mía nguyên liệu tại Việt Nam
hiện nay ........................................................................................................... 12
PHẦN 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 15
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 15
3.1.1 Lịch sử phát triển của Công ty cổ phần Lam Sơn ................................. 15
3.1.2 Đặc điểm của Công ty ........................................................................... 18
3.1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý Công ty mía đường Lam Sơn ...................... 18
3.1.2.2 Nguồn lực lao động của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn ......... 21
3.1.2.3 Tình hình nguồn vốn của Công ty....................................................... 24
3.1.2.4 Vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn ..... 25
3.1.3 Tình hình sản xuất và kinh doanh của Công ty..................................... 26
3.2 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 29
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu ........................................................................... 29
3.2.2 Thu thập số liệu ...................................................................................... 30
3.2.2.1 Số liệu thứ cấp ..................................................................................... 30
3.2.2.2 Số liệu sơ cấp ...................................................................................... 30
3.2.3 Xử lý, phân tích và tổng hợp số liệu ...................................................... 32
3.2.3.1 Phương pháp xử lý số liệu................................................................... 32

3.2.3.2 Phương pháp phân tổ thống kê........................................................... 32
3.2.3.3 Phương pháp so sánh........................................................................... 32
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 33
4.1 Thực trạng và kết quả đầu tư sản xuất mía nguyên liệu ........................... 33
4.1.1 Thực trạng đầu tư sản xuất mía nguyên liệu ......................................... 33
4.1.1.1 Cơ cấu tổ chức chỉ đạo sản xuất mía................................................... 33
4.1.1.2 Kênh chuyển tải vốn đầu tư ............................................................... 35
4.1.1.3 Các phương thức đầu tư của Công ty .................................................. 36
4.1.1.3.1 Đầu tư trực tiếp cho các hộ trồng mía .............................................. 36
4.1.1.3.2 Phương thức đầu tư qua khối Nông trường quốc doanh .................. 38
Footer Page 5 of 133.

iv


Header Page 6 of 133.

4.1.1.4 Tình hình đầu tư sản xuất mía trong giai đoạn 2005 - 2008 ............... 39
4.1.1.5 Tình hình đầu tư của các hộ điều tra ................................................... 41
4.1.2 Kết quả đầu tư sản xuất mía nguyên liệu ............................................... 42
4.1.2.1 Mức đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất mía .................................. 42
4.1.2.2 Xây dựng vùng nguyên liệu bền vững ................................................ 43
4.2 Thực trạng và kết quả thu mua mía nguyên liệu của Công ty .................. 45
4.2.1 Thực trạng thu mua mía nguyên liệu của Công ty ................................. 45
4.2.1.1 Ký hợp đồng đầu tư sản xuất và mua bán mía .................................... 45
4.2.1.2 Quy trình thu mua mía ........................................................................ 45
4.2.1.3 Hình thức thu mua mía ........................................................................ 47
4.2.1.4 Giá và công tác thanh toán .................................................................. 48
4.2.2 Kết quả thu mua mía nguyên liệu .......................................................... 49
4.2.2.1 Sản lượng mía các vụ .......................................................................... 49

4.2.2.2 Sản lượng mía bình quân .................................................................... 52
4.2.2.3 Kết quả thực hiện kế hoạch sản lượng của công ty ........................... 53
4.2.2.4 Chất lượng mía qua 3 vụ ..................................................................... 56
4.3 Đánh giá hiệu quả đầu tư sản xuất mía nguyên liệu và thu mua mía
nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn .................................. 57
4.3.1 Hiệu quả kinh tế ..................................................................................... 57
4.3.1.1 Mức đáp ứng công suất ép cho hai nhà máy ....................................... 57
4.3.1.2 Hiệu quả đầu tư theo vốn trên đơn vị diện tích ................................... 59
4.3.1.3 Lợi nhuận/ tấn mía nguyên liệu .......................................................... 60
4.3.2 Hiệu quả xã hội ...................................................................................... 61
4.3.2.1 Tạo việc làm cho người dân ................................................................ 61
4.3.2.2 Nâng cao thu nhập cho người trồng mía ............................................. 62
4.3.2.3 Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội vùng Lam Sơn phát triển.................... 64
4.4 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động đầu tư sản xuất mía và thu mua
mía nguyên liệu ............................................................................................... 65
4.4.1 Thuận lợi ................................................................................................ 65
Footer Page 6 of 133.

v


Header Page 7 of 133.

4.4.2 Khó khăn ................................................................................................ 66
4.5 Đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất
mía và thu mua mía nguyên liệu ..................................................................... 67
4.5.1 Kiện toàn và tăng cường tổ chức bộ máy của Xí nghiệp nguyên liệu ... 67
4.5.2 Giải pháp về chính sách đầu tư cho người trồng mía ............................ 67
4.5.3 Giải pháp về các hình thức tổ chức sản xuất.......................................... 68
4.5.4 Giải pháp về phương thức tiêu thụ ......................................................... 68

4.5.5 Xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa công ty và người trồng mía. ... 70
4.5.5.1 Hỗ trợ cho các hộ trồng mía. ............................................................... 70
4.5.5.2 Biện pháp tạo mối quan hệ mật thiết của công ty với người trồng mía. ... 71
4.5.6 Các giải pháp khác ................................................................................. 72
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 74
5.1 Kết luận ..................................................................................................... 74
5.2 Kiến nghị ................................................................................................... 76

Footer Page 7 of 133.

vi


Header Page 8 of 133.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thu nhập bình quân người lao động qua các năm......................... 22
Bảng 3.2: Đặc điểm cơ cấu nguồn vốn ........................................................... 25
Bảng 3.3: Sản lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm qua các năm .................. 27
Bảng 3.4: tổng hợp doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách nhà nước ........... 29
Bảng 3.5: Tỷ lệ hộ điều tra theo thu nhập ....................................................... 31
Bảng 4.1: Tình hình đầu tư qua khối các trạm giai đoạn 2005 - 2008 ........... 37
Bảng 4.2: Đầu tư ứng trước cho khối Nông trường quốc doanh giai đoạn
2005 – 2008 ..................................................................................................... 39
Bảng 4.3: Tình hình đầu tư sản xuất mía trong giai đoạn 2005 – 2008 .......... 40
Bảng 4.4: Chi phí đầu tư cho 1 ha mía các loại của 3 nhóm hộ điều tra ........ 41
Bảng 4.5: Mức đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất mía của Công ty ......... 43
Bảng 4.6: Công tác thanh toán mía của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
giai đoạn 2005 - 2008 ...................................................................................... 48
Bảng 4.7: Sản lượng mía 3 vụ 2005 – 2006; 2006 – 2007; 2007 - 2008 ........ 50

Bảng 4.8: Sản lượng mía bình quân ................................................................ 52
Bảng 4.9: Tỷ lệ thực hiện kế hoạch sản lượng mía thu mua của 3 vụ ............ 54
Bảng 4.10: Tỷ lệ mía đen, mía đầu đỏ và CCS bình quân cả 3 vụ ................. 56
Bảng 4.11: Mức đáp ứng công suất chê biến cho hai nhà máy trong giai đoạn
2005 – 2008 ..................................................................................................... 58
Bảng 4.12: Sản lượng, vốn đầu tư ứng trước và diện tích trồng mía.............. 59
Bảng 4.13: Đánh giá lợi nhuận qua 3 vụ......................................................... 60
Bảng 4.14: Hiệu quả sản xuất mía bình quân/ 1 ha của các nhóm hộ vụ 2007
– 2008 .............................................................................................................. 63

Footer Page 8 of 133.

vii


Header Page 9 of 133.

DANH MỤC BẢN ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Doanh thu, lợi nhuận và lộp ngân sách Nhà nước qua 3 năm
2006-2008........................................................................................................ 29
Biểu đồ 4.1. Sản lượng mía bình quân ............................................................ 53
Biểu đồ 4.2. Mức đáp ứng công suất ép mía ................................................... 58
Biểu đồ 4.3. Lợi nhuận / tấn mía ..................................................................... 61

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần mía đường Lam Sơn ............ 20
Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức xí nghiệp nguyên liệu ........................................... 21
Sơ đồ 4.1: Bộ máy chỉ đạo sản xuất mía nguyên liệu ..................................... 34
Sơ đồ 4.2: Phương thức đầu tư thông qua Nông trường quốc doanh ............. 38
Sơ đồ 4.3: Quy trình thu mua mía ................................................................... 46


Footer Page 9 of 133.

viii


Header Page 10 of 133.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CCS: Commercial Cane Sugar
LASUCO: Lam Son Sugar Joint Stock Coporation
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
PTNT: Phát triển nông thôn
NT: Nông trường nguyên liệu
Tr: Trạm nguyên liệu
HTX: Hợp tác xã

Footer Page 10 of 133.

ix


Header Page 11 of 133.

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngành mía đường của Việt Nam hiện nay tuy là một ngành còn non trẻ,

nhưng đã có những bước đột phá trong 5 năm trở lại đây. Về cơ bản ngành mía
đường đã đáp ứng được nhu cầu đường tiêu dùng trong nước chấm dứt tình trạng
nhập khẩu đường. Bên cạnh đó ngành mía đường của Việt Nam không ngừng gia
tăng sản lượng đường xuất khẩu ra nước ngoài, góp phần không nhỏ vào sự tăng
trưởng nền kinh tế quốc dân. Đáng chú ý nhất là ngành mía đường đã giúp dân
khai hoang, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mở thêm diện tích đất trồng mía được
hơn 250.000 ha đất tự nhiên, đưa tổng diện tích trồng mía bán nguyên liệu cho các
nhà máy và các cơ sở chế biến thủ công được gần 30 triệu tấn mía cây, giải quyết
việc làm cho hơn 2 triệu lao động trong nông nghiệp. Hàng năm có từ 250 đến
300 nghìn hộ dân trồng mía ký kết hợp đồng kinh tế trồng và bán mía cho các nhà
máy, trong đó 70% số hộ hàng năm đã được các nhà máy ký hợp đồng đầu tư và
bao tiêu sản phẩm ổn định sản xuất. Nhiều nhà máy đường đã đầu tư ứng trước
giống mía, phân bón, cày bừa đất, thuốc sâu… và cử cán bộ hướng dẫn tập huấn
chuyển giao kỹ thuật trồng mía, tăng năng suất sản lượng bán cho nhà máy, tăng
thêm thu nhập, ổn định sản xuất và cuộc sống cho dân. Có thể nói gần 80% số hộ
dân ở các vùng trồng mía trong cả nước bán nguyên liệu cho các nhà máy đường,
nhờ kết quả trồng mía, hầu hết dân đã xây dựng nhà ở kiên cố, mua sắm được
nhiều phương tiện, hơn 90% số hộ có ti vi, 60% số hộ có xe máy, trên 300 hộ đã
có xe ôtô vận tải lớn để vận chuyển mía đến nhà máy bán; 120 hộ có máy kéo làm
đất; hơn 1000 hộ trồng mía hiện đang là cổ đông có cổ phần tại nhà máy
Tuy nhiên giai đoạn hiện nay nhiều Công ty mía đường đang gặp nhiều
khó khăn do thiếu nguyên liệu cho sản xuất. Để giải quyết vấn đề đó nhiều
Công ty đã mở rộng vùng nguyên liệu của mình bằng cách tăng mức vốn đầu
tư cho nông dân trồng mía. Mỗi công ty có các mức đầu tư khác nhau nhưng

Footer Page 11 of 133.

1



Header Page 12 of 133.

họ có một mục tiêu chung là hiệu quả đầu tư.
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế
kỷ trước đến nay đã xây dựng vùng nguyên liệu rộng lớn trên 11 huyện thuộc
trung du và miền núi phía Tây Tỉnh Thanh Hóa, với trên 125 xã, 4 Nông trường
và trên 30.000 hộ nông dân trồng mía. Để có đủ nguyên liệu phục vụ sản xuất
đường, Công ty đã kết nghĩa với từng xã, từng thôn cung cấp giống mía, phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật và ký hợp đồng nhận tiêu thụ sản phẩm nhằm đảm bảo
được lượng mía nguyên liệu đầy đủ và liên tục. Công ty hỗ trợ người dân trồng
mía về đầu vào cho sản xuất mía như nghiên cứu và liên tục đưa ra giống mới,
cung cấp tiền làm đất, đầu tư phân bón, kỹ thuật, thuốc bảo vệ thực vật ... Nhưng
người trồng mía phải bán mía sau thu hoạch cho Công ty. Nhìn chung mô hình
này một phần đảm bảo được lượng nguyên liệu mía cho nhà máy đồng thời đã hỗ
trợ nông dân chuyển đổi cây trồng, từ đó góp phần quan trọng hình thành một
vùng nguyên liệu đủ sức cung cấp cho các nhà máy đường chủ động sản xuất.
Vùng nguyên liệu ổn định, tạo ra rất nhiều thuận lợi trong việc thu mua
nguyên liệu của công ty. Những hợp đồng giữa Công ty với người nông dân giữa
bên cung cấp nguyên liệu với người thu mua nguyên liệu đã tạo ra mối liên kết
chặt chẽ bền vững. Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư sản xuất mía và thu mua mía
nguyên liệu cũng gặp không ít khó khăn. Do tình trạng công tác thiếu trách nhiệm
của một số cán bộ mà tình hình sử dụng vốn đầu tư chưa đạt được hiệu quả như
mong muốn, diện tích trồng mía chênh lệch giữa trong sổ sách và thực tế là lớn,
dẫn tới việc thực hiện kế hoạch thu mua mía đặt ra không hoàn thành. Bên cạnh
đó trữ lượng đường trong mía không ổn định, khối lượng mía bẩn, mía cháy, dệp,
mía lẫn lá xanh vẫn còn nhiều. Giá mía lúc lên, lúc xuống, nhà máy thu mua
không kịp thời, sản lượng chế biến không ổn định làm cho hiệu quả kinh tế thấp.
Xuất phát từ thực tế đó tôi tiến hành tìm hiểu đề tài: “Đánh giá hiệu
quả hoạt động đầu tư sản xuất nguyên liệu và thu mua nguyên liệu của
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn” làm đề tài tốt nghiệp đại học.


Footer Page 12 of 133.

2


Header Page 13 of 133.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng và đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư sản xuất
nguyên liệu và thu mua nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn,
phân tích các khó khăn qua đó đưa ra được một số giải pháp nâng cao hiệu quả
của hoạt động đầu tư sản xuất nguyên liệu và thu mua nguyên liệu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động đầu tư sản xuất mía
nguyên liệu và thu mua mía nguyên liệu.
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động đầu tư sản xuất nguyên liệu và thu mua
nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn.
- Đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư sản xuất nguyên liệu và thu mua
nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn.
- Phân tích những khó khăn và thuận lợi đối với hoạt động đầu tư sản xuất
nguyên liệu và thu mua nguyên liệu.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư sản xuất
nguyên liệu và thu mua nguyên liệu.
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vị nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động đầu tư sản xuất mía nguyên liệu
và thu mua mía nguyên liệu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn - Thanh
Hoá trong giai đoạn 3 vụ ép gần đây nhất (2005-2006, 2006-2007, 2007-2008).

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian
Đề tài tiến hành nghiên cứu tại Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn có
địa chỉ tại thị trấn Lam Sơn – huyện Thọ Xuân – Thanh Hóa.
- Phạm vi thời gian: thời gian đề tài nghiên cứu là 3 vụ ép (2005 – 2006,
2006 – 2007, 2007 – 2008) và theo năm tài chính là 3 năm 2006, 2007 và 2008.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ tập trung nghiên
cứu về hoạt động đầu tư sản xuất nguyên liệu và thu mua nguyên liệu của
công ty cổ phần mía đường Lam Sơn.
Footer Page 13 of 133.

3


Header Page 14 of 133.

PHẦN 2
CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Cơ sở lý luận về nguyên liệu và hoạt động thu mua nguyên liệu
2.1.1.1 Khái niệm về nguyên liệu và hoạt động thu mua nguyên liệu
* Khái niệm nguyên liệu: theo tôi nguyên liệu là phạm trù mô tả đối
tượng lao động được tác động vào để biến thành sản phẩm. Nguyên liệu là
những đối tượng chưa được chế biến, nó là sản phẩm của các ngành nông,
lâm, thuỷ, sản. Nguyên liệu là các sản phẩm tươi sống khó bảo quản rất dễ
hao hụt và hư hại. Chính vì thế hoạt động thu mua nguyên liệu phải hợp lý
đảm bảo vừa đủ cho sản xuất (tài liệu tham khảo [3]).
Đặc điểm nguyên liệu: mọi nguyên liệu đều chỉ tham gia một lần vào
quá trình sản xuất sản phẩm. Sự tham gia này có thể dẫn đến quá trình biến

dạng nguyên liệu theo ý muốn của con người, ví dụ: mía bị ép thành nước
mía…giá trị toàn bộ của mọi nguyên liệu không bị mất đi mà nó được kết tinh
vào giá trị sản phẩm được tạo ra từ nguyên liệu đó đưa vào sản xuất. Nguyên
liệu là sản phẩm của các ngành nông, lâm, thuỷ sản nên nó mang tính thời vụ
do đặc tính sinh học của cây, con quy định được thể hiện ở thời gian sinh
trưởng, phát triển và thu hoạch của cây, con đó. Năng suất và chất lượng của
nguyên liệu phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên.
Phân loại nguyên liệu:
- Theo nguồn gốc:
+ Nguyên liệu là sản phẩm nông nghiệp: Ngô, Khoai, Sắn, Mía …
+ Nguyên liệu là sản phẩm của lâm nghiệp: Tre, Nứa, Luồng …
+ Nguyên liệu là sản phẩm của thuỷ sản: Tôm, Cá, Ba Ba, Ếch …
- Theo đặc điểm sinh học:
+ Nguyên liệu là thực vật.
+ Nguyên liệu là động vật

Footer Page 14 of 133.

4


Header Page 15 of 133.

- Theo hình thức tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm:
+ Nguyên liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất không qua chế
biến: cây mía sau khi thu hoạch được đưa vào sản xuất đường luôn.
+ Nguyên liệu phải thông qua chế biến mới được đưa và sản xuất: Lúa, Ngô
sau khi thu hoạch phải được phơi sấy, sát, nghiền mới được đưa vào sản xuất.
* Hoạt động thu mua nguyên liệu
Thu mua nguyên liệu là hoạt động mua sắm, vận chuyển nguyên liệu

đảm bảo đầu vào cho sản xuất, tổ chức thu mua nguyên liệu là một trong các
nội dung quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hoạt động thu mua nguyên liệu cũng phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên và
mang tính thời vụ. Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh để có hoạt
động kinh doanh có hiệu quả thì hoạt động sản xuất phải tốt, ít chi phí, sản
lượng sản phẩm lớn, nhưng để có hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao thì
trước hết hoạt động thu mua nguyên liệu phải đạt hiệu quả cao.
Kinh doanh càng phát triển, phạm vi hoạt động càng rộng, thị trường
không phải chỉ trong phạm vi một tỉnh, một vùng mà mở rộng ra cả nước, khu
vực và quốc tế thì hoạt động thu mua nguyên liệu càng trở nên rất quan trọng.
Khi đó lượng thu mua nguyên liệu đều lớn nên cần phải hết sức chú ý trong
khâu thu mua nguyên liệu.
Yêu cầu của hoạt động thu mua nguyên liệu: Trong quản lý việc thu
mua nguyên liệu cần phải xác định kế hoạch thu mua, xác định lượng dự trữ
tối ưu, lượng dự trữ tối thiểu cần thiết cũng như quy trình thu mua nguyên
liệu cho tốt.
Nguyên liệu là một trong các yếu tố sản xuất cơ bản, thu mua nguyên
liệu đảm bảo cung cấp thường xuyên nguyên liệu cho sản xuất nên là một
trong các điều kiện tiên đề nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất có hiệu quả.
Ở nhiều doanh nghiệp sản xuất giá trị nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong
giá thành thì hoạt động thu mua nguyên liệu có hiệu quả sẽ càng góp phần rất
lớn vào tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp thương
Footer Page 15 of 133.

5


Header Page 16 of 133.

mại cung ứng hàng hóa đầu vào là điều kiện để tiêu thụ chúng: mua sắm

đúng, dự trữ đúng sẽ tiêu thụ tốt với hiệu quả cao, ngược lại mua sắm không
đúng, dự trữ không phù hợp vừa gây khó khăn gián đoạn cho hoạt động tiêu
thụ, vừa giảm hiệu quả của tiêu thụ hàng hoá.
Nguyên liệu là sản phẩm của nông, lâm, ngư nghiệp nên thường là do
người dân nuôi trồng, đánh bắt. Các doanh nghiệp mua nguyên liệu là mua
các sản phẩm của người dân nuôi trồng và đánh bắt. Nếu các doanh nghiệp
chỉ mua và người dân sản xuất nguyên liệu tự sản xuất thì nguồn nguyên liệu
mua được sẽ không đảm bảo nhất là khi các hộ dân sản xuất ở mức độ tự
phát và manh mún không ổn định. Một số doanh nghiệp muốn đảm bảo
nguồn nguyên liệu đầy đủ và kịp thời cho sản xuất họ đã có chính sách đầu
tư các yếu tố đầu vào cho các hộ sản xuất nguyên liệu, nhưng đổi lại các hộ
sản xuất nguyên liệu phải bán sản phẩm sản xuất được cho doanh nghiệp đó.
Các khoản mục đầu tư phụ thuộc vào loại nguyên liệu, đầu tư phân bón, làm
đất, giống, thuốc bảo vệ thực vật, khoa học kỹ thuật … (đối với nguyên liệu
là thực vật), đầu tư giống, thức ăn, khoa học kỹ thuật … (đối với nguyên liệu
là động vật). Để dễ dàng quản lý được tình hình đầu tư và thu mua nguyên
liệu thì các doanh nghiệp tiến hành quy hoạch vùng nguyên liệu, ràng buộc
với người dân bằng các hợp đồng đầu tư, mua bán nguyên liệu lâu dài.
2.1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của vùng nguyên liệu.
Khái niệm vùng nguyên liệu: là một hình thức biểu hiện cụ thể của
chuyên môn hoá theo vùng, là kết quả của sự tập trung hoá sản xuất một
hoặc một số loại nông sản phẩm trong một phạm vi không gian nhất định với
điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội thuận lợi nhất, nhằm thu được khối
lượng sản phẩm lớn nhất trên một đơn vị diện tích với chi phí sản xuất nhỏ
nhất tạo ra các đơn vị sản phẩm làm nguyên liệu cho hoạt động chế biến
hoặc xuất khẩu.
Đặc điểm của vùng nguyên liệu: về địa lý nó gồm nhiều địa phương
nằm gần nhau và có cùng khả năng sản xuất một loại nguyên liệu đó. Vùng
Footer Page 16 of 133.


6


Header Page 17 of 133.

nguyên liệu có thể không đồng nhất với vùng địa lý, có thể gồm các địa
phương ở các vùng địa lý khác nhau nhưng có cùng khả năng sản xuất cùng
loại nguyên liệu.
Vai trò: vùng nguyên liệu là vùng sản xuất nguyên liệu cho doanh
nghiệp, đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp chủ động sản xuất.
2.1.2 Khái niệm, đặc điểm của mía nguyên liệu
2.1.2.1 Khái niệm mía nguyên liệu
Mía nguyên liệu là loại nguyên liệu xuất phát từ sản phẩm của nông
nghiệp, làm đầu vào cho công nghiệp chế biến đường, mật mía … Mía là cây
công nghiệp có giá trị kinh tế cao.
Mía là loại cây dễ trồng phù hợp với nhiều loại địa hình khác nhau như
đất đồi, đất bãi, đất ruộng, đất vườn … Tuỳ theo từng loại địa hình mà có các
phương pháp canh tác khác nhau. Nhưng trong đó cây mía phát triển tốt nhất
là địa hình đất đồi vì nó có nhiều yếu tố giúp cho cây mía phát triển tốt như
đất tơi xốp, độ ẩm phù hợp khoảng 85 % và nhiệt độ trung bình khoảng 21230C, những yếu tố này là khí hậu đặc trưng của vùng phía tây tỉnh Thanh Hóa.
Có rất nhiều giống mía làm nguyên liệu cho sản xuất đường, nhưng tiêu
biểu có các giồng mía sau:
- Giống VĐ93-159: thân to, lóng hình trụ hơi phình to ở giữa, dài 15 -18 cm.
- Giống QĐ94-166: thân không có vết nứt to tròn, chắc và không rỗng.
- Giống QĐ94-119: thân dài, lóng dạng ống, có lõi rỗng ở trong và có rễ phụ.
- Giống Đài Ưu: thân cây cao, lóng dài, thân ra rễ phụ.
- Giống Viên Lâm: thân to đều, cây mọc thẳng, lóng dài và không có vết nứt.
- Giống mía Việt Đường: thân to đều, lóng ngắn không bị rỗng, không nứt
và không có mầm rãnh.
- Giống mía ROC: thuộc loại trung bình đến lớn lóng dài từ 8 – 20cm.

- Giống MY: trong các loại giống mía thì đây là giống mía có năng suất cao
nhất, dễ thích ứng với mọi thời tiết, nhưng giống đắt và thời gian trồng dài.
Hiện nay Công ty đang khuyến khích và hỗ trợ bà con nông dân trồng
Footer Page 17 of 133.

7


Header Page 18 of 133.

giống mía MY để đạt được lượng mía cao hơn.
Thời vụ trồng mía: thời vụ trồng mía có thể kéo dài từ tháng 9 năm
trước đến 30/3 năm sau. Trong đó có thể tạm chia làm 4 thời vụ sau:
- Thời vụ trồng cuối mùa mưa đầu mùa khô: Thời vụ này dễ trồng, năng
suất cao nhưng khó tìm đất và tìm giống.
- Thời vụ trồng trong mùa khô: Từ giữa tháng 11 đến tháng 1. Thời vụ
này khó trồng do thiếu ẩm nhưng rất sẵn đất và sẵn giống, nếu trồng đúng kỹ
thuật vẫn đảm bảo mật độ và dạt năng suất cao do thời gian sinh trưởng dài.
- Thời vụ trồng trong mùa xuân: Từ giữa tháng 1 đến hết tháng 3 – thời vụ
này dễ trồng nhưng năng suất không cao bằng trồng sớm.
- Thời vụ trồng mía giống để lấy giống trồng vào vụ xuân năm sau: Phải
trồng gọn trong tháng 6 đến trung tuần tháng 7 dương lịch. Thời vụ này khó làm
đất nhưng dễ trồng.
Thời vụ thu hoạch kéo dài từ tháng 11 đến tháng 6 sang năm. Mía thu
hoạch xong có thể lưu gốc cho vụ sau, và mía lưu gốc sẽ có năng suất thấp hơn
mía trồng mới, nhưng lại không phải mất chi phí về giống.
Các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng có ảnh hưởng lớn tới sự sinh
trưởng và phát triển của cây mía.
2.1.2.2 Khái niệm và ý nghĩa hình thành vùng nguyên liệu
- Khái niệm vùng nguyên liệu mía: vùng nguyên liệu mía là biểu hiện cụ

thể của vùng nguyên liệu, là vùng có điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội phù
hợp với sự phát triển của cây mía. Vùng nguyên liệu mía được quy hoạch và đầu
tư phát triển sản xuất mía nhằm đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu cho một số cơ
sở chế biến đường.
Đối với các công ty mía đường sản xuất mía qua các hình thức Nông
trường và khu vực đất trồng mía của người dân. Để dễ dàng quản lý vùng
nguyên liệu các Doanh nghiệp phân chia nhỏ vùng thành các Trạm nguyên liệu
và các Nông trường nguyên liệu, trong đó các Trạm nguyên liệu mía được hình
thành từ những điểm trồng mía của người dân. Bộ phận trực tiếp quản lý vùng
Footer Page 18 of 133.

8


Header Page 19 of 133.

nguyên liệu thực hiện việc đầu tư sản xuất mía và thu mua mía là Xí nghiệp
nguyên liệu.
- Ý nghĩa việc hình thành vùng nguyên liệu mía: Trong tình hình nhiều
công ty mía đường khan hiếm về mía nguyên liệu, công ty nào mạnh đưa ra
giá mua mía cao thì người nông dân sẽ bán cho công ty đó, các công ty khác
sẽ không mua được mía, thiếu nguyên liệu cho sản xuất ảnh hưởng đến quá
trình sản xuất kinh doanh. Nếu công ty nào xây dựng riêng cho mình vùng
nguyên liệu mía thì sẽ đảm bảo được nguồn nguyên liệu cho sản xuất đường.
Bên cạnh đó việc hình thành vùng nguyên liệu sẽ góp phần giải quyết được
đầu ra cho người trồng mía, giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho vùng
nguyên liệu.
2.1.2.3 Hoạt động đầu tư sản xuất mía nguyên liệu
Hoạt động đầu tư sản xuất mía nguyên liệu là hoạt động mà các công ty
mía đường bỏ vốn ra đầu tư ứng trước cho vùng nguyên liệu của mình nhằm

mục đích phục vụ cho việc sản xuất mía.
Giữa các công ty mía đường với người trồng mía sẽ có mối quan hệ
ràng buộc với nhau qua hợp động đầu tư sản xuất mía và mua bán mía. Những
hộ gia đình có hợp đồng với công ty mía đường sẽ nhận được vốn đầu tư từ
phía công ty. Các khoản đầu tư cho sản xuất mía sẽ không tính lãi. Trong đầu
tư sản xuất mía gồm các khoản đầu tư sau:
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho vùng nguyên liệu mía: xây dựng đường
giao thông, xây dựng hệ thống kênh mương, hệ thống nhà ở các Trạm nguyên liệu …
- Đầu tư trực tiếp cho sản xuất mía: làm đất, giống, phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật, công nghệ …
Trong hoạt động đầu tư sản xuất mía các công ty mía đường thường sử
dụng các kênh chuyển tải vốn như sau:
- Đối với nông trường các công ty phân bổ vốn xuống cho các nông
trường trồng mía, sau đó nông trường sẽ phân bổ xuống cho các công nhân

Footer Page 19 of 133.

9


Header Page 20 of 133.

của nông trường theo diện tích của mỗi người.
- Đối với các chủ hợp đồng trực tiếp ký hợp đồng với công ty sẽ nhận
vốn đầu tư ứng trước sau đó sẽ phân bổ xuống cho các hộ làm theo.
Sau vụ mía nông trường và các chủ hợp đồng không nhất thiết phải trả
số vốn đầu tư ứng trước bằng tiền mặt mà theo hợp đồng nếu nhận vốn đầu tư
ứng trước của công ty thì phải bán mía cho công ty.
2.1.2.4 Hoạt động thu mua mía nguyên liệu
Thu mua mía diễn ra theo mùa vụ, dựa trên đặc điểm sinh học của cây

mía. Thời vụ thu hoạch mía diễn ra từ tháng 11 năm nay đến tháng 6 năm sau.
Có nhiều hình thức thu mua khác nhau, có công ty tự đến các hộ trồng mía
thu mua, nhưng cũng có công ty để tự người dân vận chuyển mía đến công ty
bán. Các phương thức thu mua hiện nay là mua theo trữ lượng đường và mua
theo khối lượng mía, để đạt được hiệu quả cao trong thu mua thì nên kết hợp
cả hai phương thức trên cùng một lúc.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu mua mía nguyên liệu:
- Điều kiện tự nhiên: nguyên liệu mía là sản phẩm của nông nghiệp,
nên quá trình sản xuất mía phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Cây
mía là cây công nghiệp quá trình sinh trưởng và phát triển của cây phụ thuộc
vào các yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, độ ẩm … các yếu tố trên
không thuận lợi sẽ làm năng suất, chất lượng mía kém rất nhiều ảnh hưởng tới
hiệu qủa thu mua mía. Ngoài ra mưa gió, bão sẽ làm cho công tác vận chuyển
khó khăn hoặc không thể vận chuyển mía về được.
- Khoa học công nghệ: việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào công tác sản
xuất và thu hoạch mía đã đạt được nhiều thành công. Gần đây các đơn vị sản
xuất mía áp dụng “Hệ thống Công nghệ cao tưới nước nhỏ giọt cho cây mía”
dự án này được triển khai với mục tiêu mía nguyên liệu đạt năng suất 150 tấn/ ha
trở lên, chất lượng đạt chữ đường 12 CCS và trồng một vụ sau đó 5 đến 6 năm
mới phải trồng lại. Để đạt được năng suất đột phá gấp hơn hai lần năng suất
bình quân như hiện nay, dự án tưới nước nhỏ giọt không chỉ đơn thuần là tưới
Footer Page 20 of 133.

10


Header Page 21 of 133.

nước cho cây mía mà phải áp dụng đồng thời các biện pháp kỹ thuật tiên tiến
nhằm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cần thiết cho cây mía sinh trưởng và phát

triển thuận lợi nhất. Đưa công nghệ sinh học vào sản xuất mía tạo ra các
giống mía có chất lượng và sản lượng cao. Đặc biệt hiện nay công ty đang áp
dụng công nghệ chặt mía bằng máy, số lượng mía chặt được nhiều hơn rất
nhiều rút ngắn thời gian thu hoạch và đảm bảo được nguyên liệu cho sản xuất.
2.1.2.5 Hệ thống đánh giá chất lượng mía nguyên liệu.
Công ty đánh giá chất lượng mía dựa vào các chỉ tiêu sau:
- Trữ lượng đường có trong mía đơn vị CCS nhiều Công ty mía đường
lấy mức 10 CCS làm chuẩn mực, lượng đường càng cao thì giá mía càng cao
và ngược lại,….
- Tỷ lệ mía đỏ đầu
- Tỷ lệ mía đen
- Tỷ lệ mía bẩn, mía dệp, mía lẫn lá xanh, mía cháy …
Tuy có những chuyến mía chất lượng kém nhưng công ty vẫn mua
nhằm khuyến khích người dân trồng mía và dựa và tỷ lệ mía chất lượng kém
mà giảm giá mua.
2.1.3 Đánh giá hiệu quả đầu tư sản xuất và thu mua nguyên liệu
* Khái niệm hiệu quả: hiệu quả phản ánh mặt chất lượng của mọi hoạt
động trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, khi các nguồn lực ngày càng trở nên
khan hiếm.
* Hiệu quả trong đầu tư sản xuất nguyên liệu và thu mua nguyên liệu:
là phạm trù đánh giá việc sử dụng nguồn lực trong hoạt động đầu tư sản xuất
nguyên liệu và thu mua nguyên liệu.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư sản xuất mía nguyên liệu và thu
mua mía nguyên liệu:
- Hiệu quả kinh tế:
+ Mức đáp ứng công suất ép của các nhà máy đường.
Footer Page 21 of 133.

11



Header Page 22 of 133.

+ Lợi nhuận/ tấn mía nguyên liệu
+ Sản lượng/ vốn đầu tư/ ha
- Hiệu quả xã hội
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Một số vấn đề về sản xuất và thu mua mía nguyên liệu trên thế giới
Trên thế giới hiện nay ngành sản xuất mía nguyên liệu rất phát triển
nhất là ở các nước như Cu Ba, Trung Quốc, Ấn Độ … Trung Quốc và Ấn Độ
là hai quốc gia có lịch sử sản xuất mía nguyên liệu từ rất lâu. Trong quy
hoạch, tổ chức sản xuất mía nguyên liệu hầu hết các nước trên thế giới đều
sản xuất theo hình thức dồn điền đổi thửa, các vùng nguyên liệu luôn tập
trung và phát triển xung quanh các nhà máy chế biến đường với cự li vận
chuyển nhỏ hơn 30 km.
Các nước sản xuất mía đường trên thế giới sự phân chia lợi ích giữa người
trồng mía và và cơ sở chế biến đường vẫn được xem xét điều chỉnh theo tỷ lệ
nhất định phù hợp với sự biến động của thị trường trong nước và thế giới. Các
Công ty sản xuất đường trên thế giới rất quan tâm vào công tác thu mua mía
nguyên liệu vì đây là yếu tố đầu vào quan trọng cho quá trình sản xuất. Họ đã và
đang xây dựng cho mình vùng nguyên liệu phát triển bền vững.
2.2.2 Một số vấn đề về sản xuất và thu mua mía nguyên liệu tại Việt Nam
hiện nay
Nghề trồng mía làm mật ở nước ta có từ những năm 767 – 791 vào thời
Lý, nó được du nhập từ nước bạn Trung Quốc. Nhưng công nghệ làm đường
từ mía xuất hiện tại Việt Nam từ những năm Pháp thuộc, khi quân Pháp tiến
hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất chúng đã đưa công nghệ làm đường vào.
Từ đó ngành mía đường nước ta trải qua bao nhiêu thăng trầm đến nay có 40
Công ty mía đường ra đời vùng chiếm nhiều nhất là Đồng Bằng Sông Cửu

Long. Ngành mía đường nước ta hiện nay đang trên đà phát triển, trong tương
lai sẽ chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Ngành sản xuất mía đường ở nước ta phát triển rất mạnh, thế nhưng

Footer Page 22 of 133.

12


Header Page 23 of 133.

nguyên liệu mía lại đang là vấn đề nan giải cho rất nhiều nhà máy đường
trong nước. Đồng Bằng Sông Cửu Long có tới 10 nhà máy đường cạnh tranh
nhau rất khốc liệt.. Điều làm cho người dân trồng mía sớm ở đây không yên
tâm là cùng thời điểm có những năm giá mía xuống kéo theo hàng ngàn ha
mía không bán được, người dân trồng mía lỗ đậm. Nhưng có những năm
không mới vào đầu vụ, các Công ty đổ xô về tranh giành nhau mua mía. Họ
dùng nhiều cách để nua cho được mía, người trồng mía chưa bán thì họ đặt
tiền cọc, nâng giá ép nông dân bán cả mía non. Cuối tháng 10 giá mía đang từ
340 - 360 đồng/kg, sang tháng 11 tăng lên 400 đồng/kg, rồi 450 - 500
đồng/kg. Khan hiếm không chỉ nổi lên ở Đồng Bằng Sông Cửu Long mà còn
ở nhiều Công ty khác, Công ty cổ phần mía đường La Ngà sẽ thu mua mía với
mức giá cao hơn năm ngoái 150.000 đồng/tấn (giá mía năm 2008 là 280.000
đồng/tấn), ngoài nguyên nhân thiếu nguyên liệu thì Công ty cũng bảo đảm
cho người trồng mía có thu nhập ổn định, tránh tình trạng ngày càng nhiều
người trồng mía chuyển sang trồng các loại cây trồng khác.
Ở Thanh Hóa có trên 32.000 ha, trong đó vùng mía đường Lam Sơn
gần 16.000 ha; vùng mía đường phía Bắc có trên 11.000 ha; còn lại là vùng
mía đường Tây - Nam với trên 5.000 ha. Với năng suất bình quân gần 60 tấn
mía cây/ha, tổng sản lượng mía thu hoạch hàng năm đạt gần 2 triệu tấn mía đã

đáp ứng nguyên liệu cho Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn khoảng 115%
công suất, Công ty cổ phần mía đường Nông Cống 100% công suất và Công
ty TNHH Đường mía Việt Nam - Đài Loan 75% công suất. Ước tính, sản
lượng mía đường của Thanh Hóa đã chiếm 25% sản lượng đường trong cả
nước và chiếm 50% khu vực Bắc Trung bộ. Trong phát triển kinh tế, giá trị
sản xuất ngành công nghiệp mía đường liên tục tăng trưởng với tốc độ cao,
như năm 2005 đạt 1.108,3 tỷ đồng, gấp 2,35 lần so với năm 2000, chiếm tỷ
trọng 11,21% trong cơ cấu của ngành công nghiệp và là một trong những
ngành đạt giá trị cao so với các ngành công nghiệp trong tỉnh.
Hiện nay công tác thu mua nguyên liệu mía đang gặp phải một trở ngại
Footer Page 23 of 133.

13


Header Page 24 of 133.

tương đối lớn là người dân trồng mía đã mất niềm tin vào các nhà máy đường
do giá mía không ổn định. Và không ít người đã bỏ cây mía sang trồng cây
trồng khác. Ngành mía đường đang đương đầu với tình trạng thiếu mía
nguyên liệu. Bên cạnh đó việc đầu tư sản xuất nguyên liệu một số Công ty
chưa có hiệu quả gây thất thoát vốn và ảnh hưởng tới mối quan hệ bền vững
giữa Công ty với người trồng mía.

Footer Page 24 of 133.

14


Header Page 25 of 133.


PHẦN 3
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Lịch sử phát triển của Công ty cổ phần Lam Sơn
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn là đơn vị có lịch sử hình thành,
xây dựng và phát triển rất vẻ vang trong ngành mía đường Việt Nam. Công ty
cổ phần mía đường Lam Sơn, tiền thân là Nhà máy đường Lam Sơn ra đời
theo quyết định số 24/TTg ngày 12 tháng 01 năm 1980 của Thủ tướng Chính
Phủ ký phê duyệt nhiệm vụ thiết kế xây dựng Nhà máy đường Lam Sơn thiết
bị và công nghệ của hãng FCB Cộng hòa Pháp cung cấp. Công ty cổ phần mía
đường Lam Sơn ra đời nhằm khai thác tiềm năng đất đai, phủ xanh đất trống
đồi trọc và lực lượng lao động ở khu vực miền Tây Thanh Hóa, giải quyết
tình trạng thiếu đường trong cả nước. Địa điểm xây dựng tại xã Thọ Xương
(nay là Thị trấn Lam Sơn), huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Các giai đoạn phát triển:
- Ngày 31/ 03/ 1980: Bộ trưởng bộ Lương thực Thực phẩm (nay là Bộ
Nông nghiệp và PTNT) ký quyết định số 488 LT-TP/KTCB thành lập Ban
kiến thiết Nhà máy đường Lam Sơn.
- Ngày 14 / 03/ 1981: Thủ tướng Chính Phủ ký quyết định số 61/TTg khởi
công xây dựng nhà máy và đưa công trình vào danh mục trọng điểm cấp Nhà nước.
- Ngày 28 / 04/1984: Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Thực phẩm (nay là Bộ
nông nghiệp và PTNT) ký quyết định số 24/CNTP-TCCB thành lập Nhà máy
đường Lam Sơn.
- Ngày 08/01/1994: Bộ Nông Nghiệp & PTNT ký quyết định số 14
NN-TCCB đổi tên Nhà máy đường Lam Sơn thành Công ty đường Lam Sơn.
- Ngày 06/12/1999: Thủ tưởng Chính Phủ ký quyết định số 1133/QĐTTg chuyển Công ty đường Lam Sơn thành Công ty cổ phần mía đường Lam

Footer Page 25 of 133.


15


×