Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây Phay (Duabanga sonneratioides Ham) giai đoạn vườn ươm tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 52 trang )

Header Page 1 of 133.

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

NGUYỄN VĂN PHÒNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN ĐẾN SINH
TRƯỞNG CỦA CÂY PHAY (DUABANGA SONNERATIOIDES HAM) GIAI
ĐOẠN VƯỜN UƠM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2011 – 2015

Thái Nguyên - 2015



Footer Page 1 of 133.


Header Page 2 of 133.

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------

-----------

NGUYỄN VĂN PHÒNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN ĐẾN SINH
TRƯỞNG CỦA CÂY PHAY (DUABANGA SONNERATIOIDES HAM ) GIAI
ĐOẠN VƯỜN UƠM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Khoa


: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2011 – 2015

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lê Sỹ Hồng
Khoa Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm

Thái Nguyên - 2015

Footer Page 2 of 133.


Header Page 3 of 133.
i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực. Các loại số liệu, bảng
biểu được kế thừa, điều tra dưới sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền
chứng nhận.

Giảng viên hướng dẫn

Sinh viên

Nguyễn Văn Phòng

Xác nhận của Hội đồng phản biện


Footer Page 3 of 133.


Header Page 4 of 133.
ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn không thể thiếu để mỗi sinh viên
có thể vận dụng được những kiến thức đã học và làm quen với thực tiễn, nâng
cao chuyên môn nghiệp vụ và tích lũy được những kinh nghiệm thực tế.
Để đạt được điều đó, được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Lâm
Nghiệp trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên tôi tiến hành thực tập tốt
nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng
của cây Phay (Duabanga sonneratioides Ham) giai đoạn vườn ươm tại
trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên”. Để hoàn thành khóa luận này
tôi đã nhận sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ thuộc Viện Nghiên cứu Lâm
nghiệp Vùng núi phía Bắc, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, các
thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo tận
tình của giáo viên hướng dẫn: Ths. Lê Sỹ Hồng đã giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình làm đề tài.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa
Lâm Nghiệp, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn của
quá trình hoàn thành khóa luận này.
Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành tốt
bản khóa luận, nhưng do thời gian và kiến thức bản thân còn hạn chế. Vì vậy
bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy tôi rất mong được
sự giúp đỡ, góp ý chân thành của các thầy cô giáo và toàn thể các bạn bè đồng
nghiệp để khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Văn Phòng

Footer Page 4 of 133.


Header Page 5 of 133.
iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1:

Kết quả sinh trưởng H vn của cây Phay giai đoạn vườn ươm ở các
công thức thí nghiệm .................................................................. 25

Bảng 4.2:

Bảng tổng hợp kết quả sinh trưởng chiều cao vút ngọn (cm) của
các loại Phân bón đến sinh trưởng của cây Phay ở giai đoạn
vườn ươm.................................................................................... 26

Bảng 4.3.

Bảng phân tích phương sai một nhân tố đối với loại Phân bón
tới sinh trưởng chiều cao cây Phay ............................................ 27

Bảng 4.4:


Bảng sai dị từng cặp xi − xj cho sinh trưởng về chiều cao vút
ngọn của Phay............................................................................. 27

Bảng 4.5:

Kết quả sinh trưởng D 00 của cây Phay giai đoạn vườn ươm ở các
công thức thí nghiệm .................................................................. 28

Bảng 4.6:

Bảng tổng hợp kết quả sinh đường kính cổ rễ (cm) của các loại
Phân bón đến sinh trưởng của cây Phay ở giai đoạn vườn ươm 30

Bảng 4.7:

Bảng phân tích phương sai một nhân tố đối với loại Phân bón
tới sinh trưởngđường kính cổ rễ của cây Phay ........................... 32

Bảng 4.8: Bảng sai dị từng cặp xi − xj cho sự tăng trưởng về đường kính
cổ rễ ............................................................................................ 32
Bảng 4.9:

Footer Page 5 of 133.

Tỷ lệ xuất vườn của cây Phay ở các CTNN ............................... 33


Header Page 6 of 133.
iv


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1:

Sơ đồ bố trí các công thức thí nghiệm........................................ 16

Hình 4.1:

Đồ thị biểu diễn sinh trưởng H vn của cây Phay ở các công
thức thí nghiệm ........................................................................... 26

Hình 4.2:

Đồ thị biểu diễn sinh trưởng về đường kính cổ rễ (cm) của cây
Phay ở các công thức thí nghiệm................................................ 29

Hình 4.4:

Biểu đồ tỷ lệ % cây tốt, trung bình, xấu của Phay ở công thức
thí nghiệm 1 ................................................................................ 34

Hình 4.5:

Biểu đồ tỷ lệ % cây tốt, trung bình, xấu của Phay ở công thức
thí nghiệm 2 ................................................................................ 35

Hình 4.6:

Biểu đồ tỷ lệ % cây tốt, trung bình, xấu của Phay ở công thức
thí nghiệm 3 ................................................................................ 36


Hình 4.7:

Biểu đồ tỷ lệ % cây tốt, trung bình, xấu của Phay ở công thức
thí nghiệm 4 ................................................................................ 37

Hình 4.8

Đồ thị thể hiện tỷ lệ cây xuất vườn của các công thức thí nghiệm .......38

Hình 4.9:

Công thức 1 ................................................................................ 39

Hình 4.10: Công thức 2 ................................................................................ 39
Hình 4.11: Công thức 3 ................................................................................ 39
Hình 4.12: Công thức 4 ................................................................................ 39

Footer Page 6 of 133.


Header Page 7 of 133.
v

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 3
1.3. Ý nghĩa nghiên cứu ................................................................................................. 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................................ 4

2.2. Những nghiên cứu trên thế giới .............................................................................. 7
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam .............................................................................. 9
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu ............................................................................10
2.5. Một số thông tin về loài cây Phay ........................................................................11
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......14
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................14
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................14
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................14
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................................14
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ..........................................................................................14
3.2.2. Thời gian nghiên cứu .........................................................................................14
3.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................14
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các bước tiến hành .................................................15
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ..........................................................................15
3.4.2. Phương pháp theo dõi và thu tập số liệu ...........................................................16
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................19
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................25
4.1. Kết quả nghiên cứu sinh trưởng về chiều cao của cây Phay dưới ảnh hưởng
của các loại phân bón....................................................................................................25

Footer Page 7 of 133.


Header Page 8 of 133.
vi

4.2. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng đường kính cổ rễ D 00 của cây Phay
giai đoạn vườn ươm ở các công thức thí nghiệm ....................................................28
4.3. Dự tính tỷ lệ xuất vườn của cây Phay ở các công thức thí nghiệm ...........33
4.4. Đánh giá tỷ lệ xuất vườn cây Phay của các công thức........................................37

PHẦN 5: KẾT LUẬN, VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................40
5.1. Kết luận ..................................................................................................................40
5.2. Tồn tại.....................................................................................................................41
5.3. Đề nghị ...................................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................43

Footer Page 8 of 133.


Header Page 9 of 133.
1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá của loài người, nếu chúng ta biết
khai thác và sử dụng, bảo vệ một cách hợp lý. Rừng không chỉ cung cấp
những vật dụng thực phẩm lâm đặc sản như: thuốc men, gỗ củi, tre, nứa…mà
rừng còn là lá phổi xanh của nhân loại, điều hòa khí quyển, hấp thu chất độc
hại như: CO2, SO2 và làm cân bằng môi trường sinh thái đem lại cuộc sống
trong lành cho con người và mọi sinh vật.
Trong một thời gian dài, diện tích rừng Việt Nam giảm đi liên tục (Năm
1943 là 14,3 triệu ha và năm 1993 chỉ còn 9,3 triệu ha). Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, diện tích rừng có xu hướng tăng rõ rệt, (theo kết quả
kiểm kê rừng công bố năm 2003 tổng diện tích đất có rừng là 11.784.589 ha).
Tuy diện tích rừng có tăng nhưng chất lượng rừng ngày càng giảm sút. Đối
với rừng trồng, tỷ lệ thành rừng thấp, năng suất không cao và chất lượng rừng
còn chậm được cải thiện. Trước thực tế mất rừng và các nhu cầu về gỗ, đảm
bảo an ninh môi trường cũng như nhu cầu phát triển bền vững của đất nước,
trong nhiều năm qua, Chính phủ Việt Nam bằng nỗ lực của mình và sự trợ

giúp của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ đã đầu tư khá lớn vật tư, tiền
vốn để trồng, phục hồi và phát triển rừng thông qua các chương trình mục tiêu
như Chương trình 327, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, và các nguồn vốn
khác ... Đồng thời đã có những chính sách, chiến lược nhằm bảo vệ và phát
triển tài nguyên rừng.
Mặc dù rừng có vai trò to lớn như vậy những diện tích rừng không
những trong nước mà ở một số nước khác diện tích rừng ngày càng giảm về
số lượng và chất lượng [6]. Do việc tăng lên về dân số và sự phát triển nhanh
chóng của nền công nghiệp đã dẫn tới việc phá rừng, lạm dụng tài nguyên

Footer Page 9 of 133.


Header Page 10 of 133.
2

rừng một cách trầm trọng. Điều này gây ra những hậu quả nghiêm trọng như:
xói mòn, rửa trôi, cạn kiệt nguồn nước, phá hủy môi trường sống của động
vật, làm mất đa dạng sinh học, gây nên biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường…
hàng loạt những hậu quả xấu diễn ra khi diện tích rừng bị giảm.
Việc bảo vệ và phát triển vốn rừng là nhiệm vụ quan trọng trước mắt và
lâu dài. Nhưng không phải làm bằng bất cứ giá nào, mà đòi hỏi chúng ta phải
lựa chọn những giải pháp có tính hiệu quả cao. Chính vì vậy, thực hiện công
việc này bằng các giải pháp lâm sinh như khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự
nhiên, trên cơ sở sinh vật học, sinh thái học lại càng cấp thiết.
Trước thực trạng đó Đảng và nhà nước đã tạo mọi điều kiện để thu hút
người dân sống trong và gần rừng tham gia bảo vệ rừng trồng, để bảo vệ
nguồn gen cũng như làm cho rừng giàu thêm và phục hồi lại nhằm phủ xanh
đồi núi trọc.
Với địa thế tự nhiên nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa đã

hình thành nên kiểu rừng nhiệt đới nhiều tầng tán, cây cối xanh tốt quanh năm
thực vật rừng rất phong phú và đa dạng cả về loài cây và về số lượng, nó
không chỉ làm giàu thêm cho rừng mà nó còn có tác dụng bảo vệ môi trường
khỏi ô nhiễm mà còn tránh gây tiếng ồn cho môi trường xung quanh. Với
những lợi thế trên, đất nước ta ngày càng phát triển. Trồng rừng cảnh quan
cũng góp phần làm tăng khả năng phòng hộ cuả rừng.
Giống là một khâu đặc biệt quan trọng trong các chương trình trồng
rừng kể cả trong rừng kinh tế, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và trồng cây
phân tán. Công tác giống đóng vai trò không thể thiếu được trong trồng rừng,
nhằm tái tạo, giúp cho nghề rừng được lâu dài, sớm phát huy tác dụng phòng
hộ và bảo vệ môi trường.
Để có cây con đản bảo cả về số lượng, chất lượng cung cấp cho trồng
rừng hàng năm, cần đảm bảo tốt các khâu kỹ thuật trong sản xuất. Tuy nhiên

Footer Page 10 of 133.


Header Page 11 of 133.
3

trong sản xuất cây con từ hạt có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của
cây con trong giai đoạn vườn ươm, trong đó có phân bón.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây Phay (Duabanga
sonneratioides Ham) giai đoạn vườn ươm tại trường Đại Học Nông Lâm
Thái Nguyên.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Lựa chọn được loại phân bón tốt nhất đối với sự sinh trưởng về chiều
cao và đường kính cổ rễ của cây Phay giai đoạn vườn ươm.
1.3. Ý nghĩa nghiên cứu

-Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Qua quá trình thực hiện đề tài tạo cơ hội cho sinh viên tiếp cận phương
pháp nghiên cứu khoa học, giải quyết vấn đề khoa học ngoài thực tiễn.
- Làm quen với một số phương pháp được sử dụng trong nghiên
cứu đề tài cụ thể.
- Học tập và hiểu biết thêm về kinh nghiệm, kỹ thuật trong thực tiễn tại
địa bàn nghiên cứu.
- Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
+ Trang bị cho sinh viên cách tiếp cận thực tiễn những vấn đề trong sản
xuất, kinh doanh rừng, quản lý nguồn tài nguyên rừng hiện nay
+ Kết quả nghiên cứu vận dụng vào sản xuất cây giống Phay
+ Đề xuất xây dựng những biện pháp chăm sóc tạo giống cây con Phay
ở giai đoạn vườn ươm. Tạo cây con đảm bảo có chất lượng tốt.

Footer Page 11 of 133.


Header Page 12 of 133.
4

PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
Mục đích của việc bón phân là nhằm làm cho cây phát triển và đạt
năng suất cao, có phẩm chất tốt, cho nên bón phân phải phù hợp với yêu cầu
sinh trưởng và phát triển của cây trồng mới phát huy tối đa tác dụng của
phân bón. Sinh trưởng và phát triển của cây trồng có quan hệ mật thiết với
điều kiện bên ngoài.
Phân bón là chất dùng để cung cấp một trong nhiều chất cần thiết cho
cây. Phân bón có thể là sản phẩm thiên nhiên hoặc được chế tạo trong công

nghiệp. Trong cả hai cả hai trường hợp các nguyên tố dinh dưỡng đều như
nhau và tác dụng như nhau đối với sinh trưởng của cây [1].
Có hai cách bón phân cho cây trồng: Bón phân qua rễ và bón phân qua
lá[16].
+ Bón phân qua rễ: Lượng phân bón trực tiếp vào đất, chất dinh dưỡng được
ngấm vào đất. Bộ rễ của cây hút chất dinh dưỡng từ đất chuyển lên các bộ phận
lên trên mặt đất của cây (thân, lá, hoa quả) cây trồng phát triển bình thường.
+ Bón phân qua lá: (Lá , thân, cành, quả) lượng phân hòa tan vào nước ở
một nồng độ cho phép. Phun ướt đẫm lá và thân cây quả, chất dinh dưỡng
được ngấm qua lá.
Bón phân vào đất (qua rễ) cây hấp thụ thường không hết nên giữ lại
trong đất hoặc tự rửa trôi. Còn bón phân qua lá nồng độ bón phân qua lá
thường nhỏ. Nếu bón nồng độ cao thì cây tự xót và chết. Nếu bón nồng độ
quá thấp thì hiệu quả không rõ. Vì vậy trong một đời cây phải bón nhiều lần ở
những nồng độ thích hợp. Trong vườn ươm hầu hết phân bón được trộn với
đất trong hỗn hợp ruột bầu, tùy theo tính chất đất, đặc tính sinh thái học của
cây con mà tỉ lệ pha trộn hỗn hợp ruột bầu cho phù hợp. Bón phân cần kết

Footer Page 12 of 133.


Header Page 13 of 133.
5

hợp với các biện pháp lâm sinh như: Nhổ cỏ, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh
thường xuyên để phát huy tối đa hiệu lực của phân bón.
Phân bón có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của thực vật, nó
không những có tác dụng làm cho cây sinh trưởng nhanh mà còn là nhân tố
ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của cơ thể thực vật.
Theo nhiều tài liệu trên thế giới, chỉ sử dụng phân bón chiếm 30%.

Việc kết hợp cân đối nguồn phân, khả năng cung cấp của đất, thể thống canh
tác, giống cây trồng, điều kiện thời tiết thích hợp sẽ nâng cao hiệu quả sử
dụng phân bón, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản suất, bảo vệ môi trường
sinh thái bền vững [15].
Phân bón là chất dùng để cũng cấp một trong nhiều chất cần thiết cho
cây. Phân bón có thể là một sản phẩm thiên nhiên học được chế tạo trong
công nghiệp. Trong cả hai trường hợp các nguyên tố dinh dưỡng đều như
nhau và tác động như nhau đối với sinh trưởng của cây, trong các biện pháp
kỹ thuật được sử dụng phổ biến thường xuyên đem lại hiệu quả lớn. Tuy
nhiên bón phân cần phải cân đối để cung cấp cho cây trồng các chất dinh
dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý theo từng
đối tượng cây trồng, từng loại đất và mùa vụ cụ thể sẽ đảm bảo năng xuất cao,
chất lượng tốt [14].
Các loài phân hóa học được sử dụng chăm sóc cây con trong thời gian
ngắn. Bón phân này cần kết hợp với các biện pháp lâm sinh như: Nhổ cỏ, tưới
nước, phòng trừ sâu bệnh phải thường xuyên phát huy tối đa hiệu lực của
phân bón [8].
Trong sản xuất nông nghiệp: Đất là giá thể, môi trường sinh sống trực
tiếp của bộ rễ và là nguồn cung cấp nước, chất dinh dưỡng cho cây. Đất tốt,
cây sinh trưởng tốt ra hoa kết quả sớm, sản lượng - chất lượng quả, hạt cao
chu kỳ sai quả ngắn và ngược lại. Đất tốt là đất giàu dinh dưỡng chủ yếu là N,

Footer Page 13 of 133.


Header Page 14 of 133.
6

P, K ... và các nguyên tố vi lượng cần thiết đồng thời các thành phần đó có
một tỉ lệ thích hợp [3].

Trong gieo ươm:
- Điều kiện đất đai:
Đất là hoàn cảnh để cây con sinh trưởng, phát triển sau này, cây con
sinh trưởng, phát triển tốt hay sấu là do đất cung cấp chất dinh dưỡng, nước
và không khí cho cây.
Chất dinh dưỡng, nước và không khí trong đất có đầy đủ cho cây hay
không chủ yếu là do: Thành phần cơ giới, độ ẩm, độ pH… của đất quyết định.
+ Thành phần cơ giới của đất: Đất vườn ươm nên chọn thành phần cơ
giới cát pha có kết cấu tơi xốp, thoáng khí, khả năng thấm nước và giữ nước
tốt, loại đất này thuận lợi cho hạt nảy mầm, sinh trưởng của cây con, dễ làm
đất và chăm sóc cây con hơn… Tuy nhiên chọn đất xây dựng vườn ươm cũng
cần căn cứ vào đặc tính sinh học loài cây, ví dụ: Gieo ươm cây Mỡ ưa đất thịt
trung bình, đất tơi xốp, thoáng khí và ẩm. Gieo ươm cây Thông ưa đất cát
pha, thoát nước tốt.
+ Độ phì của đất: Đất có độ phì tốt là đất có hàm lượng cao các chất
dinh dưỡng khoáng chủ yếu cho cây như: N, P, K, Mg, Ca và các chất vi
lượng khác… Đồng thời tỷ lệ các chất phải cân đối và thích hợp. Gieo ươm
trên đất tốt cây con sinh trưởng càng nhanh, khỏe mập, các bộ phận rễ,
thân, cành, lá phát triển cân đối.
+ Độ ẩm của đất: Có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển cân
đối giữa các bộ phận dưới mặt đất và trên mặt đất của cây con. Đất quá khô
hoặc quá ẩm đều không tốt. Mực nước ngầm trong đất cao hay thấp có liên
quan đến độ ẩm của đất, mực nước ngầm thích hợp cho loại đất cát pha ở độ
sâu là 1,5 - 2m, đất sét là trên 2,5m.

Footer Page 14 of 133.


Header Page 15 of 133.
7


Chọn đất vườn ươm không nên chỉ dựa vào độ ẩm của đất, mực nước
ngầm cao hay thấp mà còn tùy thuộc vào đặc tính sinh vật học của từng loài
cây ươm. Ví dụ: Gieo ươm cây Phi lao nên chọn đất thường xuyên ẩm, song
gieo ươm cây Thông cần phải chọn đất nơi cao ráo, thoát nước.
+ Độ pH của đất: Có ảnh hưởng tới tốc độ nẩy mầm của hạt giống và
sinh trưởng của cây con, đa số các loài cây thích hợp với độ pH trung tính, cá
biệt có loài ưa chua như cây Thông, ưa kiềm như Phi lao [13].
Ruột bầu: Là môi trường trực tiếp nuôi cây, thành phần ruột bầu gồm
đất và phân bón. Đất làm ruột bầu thường sử dụng loại đất có thành phần cơ
giới nhẹ hoặc trung bình, phân bón là phân hữu cơ đã ủ hoai mục (phân
chuồng, phân xanh), phân vi sinh và phân vô cơ. Tùy theo tính chất đất, đặc tính
sinh thái học của cây con mà tỷ lệ pha trộn hỗn hợp ruột bầu cho phù hợp [12].
- Sâu bệnh hại:
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều nên
hầu hết các vườn ươm đều có nhiều sâu, bệnh hại, làm ảnh hưởng đến sản
lượng và chất lượng cây con, tăng giá thành sản xuất cây con, thậm chí có nơi
còn dẫn đến thất bại hoàn toàn. Cho nên trước khi xây dựng vườn ươm cần
điều tra mức độ nhiễm sâu bệnh hại của đất, để có biện pháp xử lý đất
trước khi gieo ươm hoặc không xây dựng vườn ươm ở những nơi bị nhiễm
sâu bệnh nặng.
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới
Phân bón đã được sử dụng từ lâu trên thế giới. Hàng năm trên thế giới
tiêu thụ khoảng 130 triệu tấn phân bón [9].
Mở đầu là nhà thực vật học Hà Lan - Van Helmont (1629) ông đã trồng
cây Liễu nặng 2.25kg vào thùng chứa 80kg đất. Một năm sau cây liễu nặng
66kg trong khi đất chỉ giảm 66g. Tác giả kết luận cây chỉ cần nước để sống.

Footer Page 15 of 133.



Header Page 16 of 133.
8

Vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX thuyết mùn do thaer (1873) đề xuất
cho từng cây hấp thụ mùn để sống. Đến thế kỷ XIX nhà hóa học người Đức
Liibig (1840) đã xây dựng thuyết chất khoáng. Liibig cho rằng độ mầu mỡ của
đất là do muối khoáng trong đất. Ông nhấn mạnh rằng việc bón phân hóa học
cho cây sẽ làm tăng năng suất cây trồng. Năm 1963 Kinur và Chiber khẳng định
việc bón phân cho đất theo từng thời kỳ khác nhau là khác nhau. Cùng năm đó
Turbittki đã đưa ra quan điểm: phân bón là nguồn dinh dưỡng bổ sung cho cây
sinh trưởng và phát triển tốt, đối với từng loài cây, từng tuối cây cần có nhiều
nghiên cứu cụ thể tránh lãng phí phân cón không cần thiết. Việc bón phân thừa
hay thiếu đều dẫn tới biểu hiện cây sinh trưởng chậm và chất lượng kém.
Năm 1974 polster, Fidler và lir cũng đã kết luận: sinh trưởng của cây
than gỗ phụ thuộc vào sự hút các nhân tố khoáng từ trong đất trong suốt quá
trình sinh trưởng. Nhu cầu dinh dưỡng của mối cây than gỗ ở mỗi thời kỳ
khác nhau là khác nhau.
Chất lượng cây con có mối quan hệ logic với tình trạng chất khoáng.
Nitơ và phốt pho cung cấp nguyên liệu cho sự sinh trưởng và phát triển của
cây con. Tình trạng dinh dưỡng của cây con thể hiện rõ qua màu sắc của lá.
Phân tích thành phần hóa học của mô là một cách duy nhất để đo lường mức
độ thiếu hụt dinh dưỡng của cây con.
Ở Mỹ, Canada, Braxin… những cánh đồng rau nhờ áp dụng phương
pháp bón phân đã tăng năng xuất từ 6,5 tấn/ha lên 25tấn/ha [7]. Do đó tính ưu
việt của chế phẩm sinh học có khả năng nhanh chóng cung cấp cho cây dưỡng
chất phát huy hiệu lực phân đa lượng giữ cân bằng sinh thái và đạt hiệu quả
cao. Nên trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển việc nghiên cứu, sử dụng
các chể phẩm sinh học rất được chú trọng đầu tư.
Phân bón sinh học trở thành loại phân phổ biến và không thể thiếu trong

sản xuất, nông lâm nghiệp hiện đại.

Footer Page 16 of 133.


Header Page 17 of 133.
9

Theo Thomas (1985) chất lượng cây con có quan hệ logic với tình trạng
chất khoáng. Nito và photpho cung cấp nguyên liệu cho sự sinh trưởng và
phát triển của cây con. Tình trạng dinh dưỡng của cây con thể hiện rõ qua
mầu sắc lá. Phân tích thành phần hóa học của mô là cách duy nhất để đo
lường mức độ thiếu hụt dinh dưỡng của cây con.
Trong những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Anh,
Nhật, Trung Quốc… đã sử dụng nhiều chế phẩm phân bón qua lá có tác dụng
làm tăng năng suất cho nông sản, không làm ô nhiễm môi trường như:
Atonik, Yogen… ( Nhật Bản ), Bloom, Blus, Solu, Spray-NGrow… ( Hoa
Kỳ), Diệp lục tố, đặc phong… ( Trung Quốc ). Nhiều chế phẩm đã được
nghiện cứu và cho phép sử dụng trong sản suất nông nghiệp ở Việt Nam.
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Đi đầu trong lĩnh vực này có thể kể đến Nguyễn Hữu Thước (1963),
Nguyễn ngọc Tân (1985), Nguyễn Xuân Quát (1985), Trần Gia Biển
(1985)…các tác giả đều đi đến kết luận chung cho rằng mỗi loại cây trồng
đều có yêu cầu về loại phân, nồng độ, phương thức bón, tỷ lệ hỗn hợp hoàn
toàn khác nhau.
Nước ta là một nước có nền sản xuất chủ yếu là nông nghiệp nên việc sử
dụng phân bón đã được dùng trong canh tác từ lâu. Chúng ta cũng luôn tìm tòi
nghiên cứu để tìm ra các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất cây trồng
cho nền nông nghiệp với mong muốn không ngừng nâng cao đáp ứng nhu cầu
của cuộc sống ngày càng tăng.

Một trong các biện pháp kỹ thuật đó là dựa vào tính ưu việt của các chế
phẩm sinh học có khả năng cung cấp một cách nhanh chóng dưỡng chất cho
cây, phát huy hiệu lực của phân đa lượng, giữ cân bằng sinh thái và đạt hiệu
quả kinh tế cao. Vì vậy các nhà nghiên cứu, các nhà sản xuất nông nghiệp đã
chú trọng đầu tư nghiên cứu sử dụng các chế phẩm sinh học.

Footer Page 17 of 133.


Header Page 18 of 133.
10

Hướng tới nền sản xuất nông nghiệp sạch, các cơ quan nghiên cứu, các
công ty thuộc mọi thành phần kinh tế đã và đang sản xuất ra nhiều sản phẩm
phân bón đa dạng, phân bón sinh học trở thành phân bón không thể thiếu
trong sản xuất nông nghiệp do đó: Phân vi sinh, Phân bón, phân hữu cơ cũng
được ra đời và đã được sản xuất tại Việt Nam như: Công ty xuất nhập khẩu
vật tư kỹ thuật Henco, công ty sinh hóa nông nghiệp và thương mại Thiên
Sinh… đã cho ra thị trường nhiều loại phân bón có tác dụng đối với nhiều loại
cây trồng như: NPK Lâm Thao, Supe Lân… khi chúng ta sử dụng phân bón
vào sản xuất nông nghiệp đã thu được nhiều kết quả khả quan.
Cây cối tiếp nhận được 95% phân bón và được đánh giá là 1 tấn Phân
bón có hiệu suất bằng 20 tấn phân bón vào đất. Do trên mỗi lá có hàng triệu
khí khổng có khả năng hấp thụ ánh sáng, không khí, nước và chất khoáng.
Phân được xâm nhập trực tiếp, di chuyển nhanh chóng trong cây nên đáp ứng
được yêu cầu cần thiết nhu cầu dinh dưỡng của cây trong thời gian ngắn, giúp
cây sinh trưởng tốt cho năng suất và chất lượng cao [11].
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu
*Vị trí địa lý
- Đề tài được tiến hành tại vườn ươm, trường Đại Học Nông Lâm thái

Nguyên thuộc địa bàn xã Quyết Thắng, căn cứ vào bản đồ địa lý Thành Phố
Thái Nguyên thì vị trí của trường như sau:
- Phía Bắc giáp với phường Quan Triều
- Phía Nam giáp với phường Thịnh Đán
- Phía Tây giáp với xã Phúc Hà
- Phía Đông giáp với khu dân cư trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
* Địa hình
Địa hình của xã chủ yếu là đồi bát úp không có núi cao. Độ dốc trung
bình 10 - 15°, độ cao trung bình 50 - 70m, địa hình thấp dần từ Tây Bắc
xuống Đông Nam.

Footer Page 18 of 133.


Header Page 19 of 133.
11

Vườn ươm nằm ở khu vực chân đồi, hầu hết đất ở đây là loại đất feralit
phát triển trên đá sa thạch. Theo kết quả phân tích mẫu đất của trường thì ta
nhận thấy:
- Độ pH của đất thấp điều đó chứng tỏ đất ở đây chua.
- Đất nghèo mùn, hàm lượng N, P2O5 ở mức thấp. Chứng tỏ đất nghèo
dinh dưỡng.
Bảng 2.1: Kết quả phân tích mẫu đất
Độ sâu
tầng đất
(cm)

Chỉ tiêu dễ tiêu/100g đất


Chỉ Tiêu
Mùn

N

P2O5

K2O

N

P2O5

K2O

PH

1 -10

1.766 0.024 0.241 0.035

3.64

4.56

0.90

3.5

10 - 30


0.670 0.058 0.211 0.060

3.06

0.12

0.12

3.9

30- 60

0.711 0.034 0.131 0.107 0.107

3.04

3.04

3.7

(Nguồn: Theo số liệu phân tích đất của trường ĐHNL Thái Nguyên)
* Đặc điểm khí hậu thủy văn:
- Xã Quyết Thắng là một xã nằm trong địa bàn thành phố Thái Nguyên
nên cũng là một xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do vậy điều
kiện khí hậu rất thuận lợi đối với sự phát triển của sản xuất nông lâm nghiệp.
Do đặc điểm của địa hình và sự phân bố lượng mua hằng năm nên thường ít
có lũ quét, lũ ống hay lở đất, và ảnh hưởng của gió bão là rất ít.
2.5. Một số thông tin về loài cây Phay
- Phay (Duabanga sonneratioides Ham)

- Họ: Bần (Sonneratiaceae)
- Bộ: Sim (Myrtales)
- Cây gỗ cao tới 35m, đường kính 80-90cm, gốc có bạnh nhỏ.

Footer Page 19 of 133.


Header Page 20 of 133.
12

- Cỏ nhẵn màu hồng xám, Cành ngang đầu rủ xuống. Lá đơn, mọc đối,
hình thuỗn, đuôi hình tim, đầu có mũi tù, dài 12-17cm, rộng 6 – 12cm. Cuống
ngắn khoảng 0,5cm, mép lá cong. Lá kèm nhỏ.
- Cụm hoa chùy đầu cành. Hoa lớn màu trắng. Cánh đài 4 – 7, chất thịt
dày, màu xanh. Cánh tràng 4 - 7, mỏng, màu trắng hay trắng vàng. Nhị nhiều,
xếp thành vòng, chỉ nhị quăn, màu trắng. Bầu hình nón, gắn liền với đài, có 6
- 8 ô, mỗi ô nhiều noãn; quả nang hình cầu, màu nâu đen, nứt 4 - 8 mảnh. Hạt
nhỏ nhiều, 2 đầu có đuôi dài.
Phân bố:
Cây mọc rộng khắp các tỉnh miền Bắc. Thường mọc ờ chân núi, ven
khe suối, ven các khe ẩm, ưa đất sâu mát hoặc đất có lẫn đá. Mọc lẫn với các
loài: Vàng anh, Vả, Dâu da đất....
Sinh thái:
Cây sinh trưởng nhanh, tái sinh hạt tốt. Hoa tháng 5 - 6.
Công dụng:
Gỗ rắn, nặng, tỷ trọng 0,458. Lực kéo ngang thớ 17kg/cm2, lưc nén dọc
thớ 343kg/cm2, oằn 869kg/cm2, hệ số co rút 0,24 - 0,37, dùng trong kiến trúc,
đóng đồ dùng gia đình.
* Chăm sóc cây con:
- Thời gian đầu cần phải có giàn che, sau đó giảm độ che phủ từ từ và

cho cây ra ánh sáng hoàn toàn.bằng cách giảm bớt giàn che, tăng thời gian
chiếu sáng (chỉ che đậy khi nắng gắt hoặc trời mưa lớn).
- Luôn đảm bảo cho cây đủ ẩm, 2 tuần/lần làm cỏ, phá váng, tưới thêm
một ít phân NPK: 30 – 30 – 30, pha loãng 1% để tưới. Sau khi tưới phân cần
tưới lại nước lã , để không làm cháy lá cây.
* Tiêu chuẩn cây giống:
Cây con khỏe mạnh, không sâu bệnh, cong queo, chiều cao tối thiểu
40cm – 80 cm, nhưng tùy theo nhu cầu có thể trồng cây lớn hơn 1m.

Footer Page 20 of 133.


Header Page 21 of 133.
13

* Kỹ thuật trồng:
- Cự ly trồng 6 x 6 m, hoặc 4 x 4m, mật độ trồng 280 cây - 625 cây, tùy
theo điều kiện đất tốt hay xấu mà bố trí mật độ trồng cho thích hợp.
- Trước khi trồng cần tiến hành đào hố 40 x 40 x 40cm hay 60 x 60 x
60cm.
- Tiến hành bón phân: phân chuồng hoai (5 – 10 kg/ hố) và phân NPK
(100gr/hố) trước khi đặt cây xuống hố ít nhất 15 ngày.
- Cách trồng: Dùng cuốc moi đất sao cho vừa đủ đặt cây con vào hố,
đặt miệng bầu ngang mặt hố, nén chặt đất xung quanh, rồi lấp đất bằng mặt
đất. Lấp đến đâu ặm chặt đến đất. Tưới nước sau khi lấp xong đất. Cây
thường được trồng vào đầu mùa mưa.

Footer Page 21 of 133.



Header Page 22 of 133.
14

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cây con Phay được gieo từ hạt trong giai đoạn
vườn ươm.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Ảnh hưởng của 4 loại phân bón:
+ Phân NPK Đầu trâu 20-20-15+TE.
+ Phân Lân.
+ Phân Vi sinh.
+ Phân Đạm hạt vàng Đầu trâu 46A+.
Đến sinh trưởng của cây Phay trong giai đoạn vườn ươm.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại vườn ươm, Trường Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên.
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ tháng 01- 05/2015.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu sinh trưởng về chiều cao (Hvn) của cây phay ở các công
thức thí nghiệm phân bón.
- Nghiên cứu sinh trưởng về đường kính (Doo) của cây Phay ở các công
thức thí nghiệm phân bón.
- Tỷ lệ xuất vườn của cây Phay.

Footer Page 22 of 133.



Header Page 23 of 133.
15

3.4. Phương pháp nghiên cứu và các bước tiến hành
- Sử dụng phượng pháp nghiện cứu kế thừa các tài liệu, số liệu, kết quả
đã nghiên cứu trước.
- Sử dụng phương pháp bố trí thí nghiệm, thu thập số liệu.
- Sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu điều tra: Từ
những số liệu thu thập qua các mẫu biểu điều tra ngoại nghiệp, tôi tiến hành
tổng hợp và phân tích kết quả thí nghiệm bằng các phương pháp thống kê
toán học trong Lâm nghiệp.
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Để theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng tôi bố trí thí nghiệm là một luống
với 360 bầu . Mỗi thí nghiệm này tôi bố trí thành 4 công thức và 3 lần nhắc
lại, tất cả là 12 ô thí nghiệm, các công thức thí nghiệm được bố trí cách nhau
0,5m. Mỗi công thức thí nghiệm có 90 cây, dung lượng mẫu quan sát là 30 cây
trong 1 ô. Có 4 công thức, và tỉ lệ phân bón ở mỗi công thức là khác nhau.
- Công thức I: Phân Đạm hạt vàng Đầu trâu 46A+, thành phần gồm có:
Nitrogen (N): 46% , Agrotain.
- Công thức II: Phân Lân, thành phần gồm có: P2O5: 13-21%; MgO:1020%; Cao:20-35%; SiO2:20-30%...
- Công thức III: Phân Vi Sinh
- Công thức IV: Phân NPK Đầu trâu 20-20-15+ET, thành phần gồm có:
Đạm (N): 20%, Lân hữu hiệu (P2O5hh): 20%, Kali (K2O): 15%, Canxi (CaO):
0.25, Magiê (MgO): 0.35%, Lưu huỳnh (S): 0.5%, Fe: 10ppm; Cu: 5ppm;
Zn: 5ppm; B: 10ppm.

Footer Page 23 of 133.



Header Page 24 of 133.
16

Hình 3.1: Sơ đồ bố trí các công thức thí nghiệm
Số lần nhắc lại

Công thức thí nghiệm

1

CT1

CT2

CT3

CT4

2

CT2

CT3

CT4

CT1

3


CT3

CT4

CT1

CT2

Mẫu bảng 3.1: Các chỉ tiêu sinh trưởng Hvn , Số lá, Doo , chất lượng của
cây con Phay
STT

CTTN

D00

Hvn

Chất lượng
Tốt

TB

Xấu

Ghi chú

1
2

3
4

3.4.2. Phương pháp theo dõi và thu tập số liệu
- Theo dõi thí nghiệm và thu tập số liệu.
Cứ một tháng theo dõi sinh trưởng một lần kết quả theo dõi được ghi vào
mẫu bảng theo dõi sinh trưởng. (bảng 3.2)
Trong mỗi công thức thí nghiệm theo dõi 30 cây được đánh số từ 1-30.
Cách đo: đo tất cả các cây có trong ô thí nghiệm.
Đo cao: Sử dụng thước đo chiều cao và độ chính xác là ±0.1cm. Đặt
thước sát miệng bầu đến hết ngọn cây.
Đo đường kính cỗ rễ (D00) dùng thước kẹp kính palmer
Chỉ số đo được ghi vào mẫu ( bảng 3.3) :

Footer Page 24 of 133.


Header Page 25 of 133.
17

Bảng 3.2: Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng Hvn và D00 và chất lượng của
cây Phay
OTC Ngày điều tra CTTN:
Chất lượng
STT

D00

Hvn


Tốt

TB

Xấu

Ghi chú

1
2

30
- Chuẩn bị thí nghiệm:
Bước 1:chuẩn bị công cụ ,vật tư phục vụ nghiên cứu
- Hạt giống, túi bầu, đất đóng bầu
- cuốc, xẻng, sàng đất
- Thước đo chiều cao thước dây, thước kẹp
- Bảng biểu, giấy, bút
- Các loại phân bón đem thử nghiệm
- Bình phun nước
Bước 2: kỹ thuật tạo bầu
Vỏ bầu bằng polyetylen, có đáy đục lỗ hai bên
-Thành phần hỗn hợp ruột bầu:
Đất ruột bầu được đập nhỏ, sàng loại bỏ rễ cây, sỏi đá, tạp vật dồi trộn
đều với phân theo từng công thức thí nghiệm .
- Tạo luống đặt bầu:
Luống rộng 1,2m mặt luống được rẫy sạch cỏ dại, san phẳng, nền dặt
bầu là nền đất cố định.
- Làm đất đóng bầu:


Footer Page 25 of 133.


×