Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nghiên cứu hiệu quả một số mô hình nông lâm kết hợp tại xã Cát Thịnh huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.67 KB, 74 trang )

Header Page 1 of 133.

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ VUI

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ MỘT SỐ MÔ HÌNH NÔNG LÂM
KẾT HỢP TẠI XÃ CÁT THỊNH, HUYỆN VĂN CHẤN,
TỈNH YÊN BÁI

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khoá học

: Chính quy
: Quản lý tài nguyên rừng
: Lâm nghiệp
: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015

Footer Page 1 of 133.


Header Page 2 of 133.

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


NGUYỄN THỊ VUI

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ MỘT SỐ MÔ HÌNH NÔNG LÂM
KẾT HỢP TẠI XÃ CÁT THỊNH, HUYỆN VĂN CHẤN,
TỈNH YÊN BÁI

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khoá học
Giảng viên hướng dẫn

: Chính quy
: Quản lý tài nguyên rừng
: K43 – QLTNR – N01
: Lâm nghiệp
: 2011 - 2015
: PGS.TS Trần Quốc Hưng

Thái Nguyên, năm 2015

Footer Page 2 of 133.


Header Page 3 of 133.

i
LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của khoa Lâm nghiệp, trường Đại học Nông lâm

Thái Nguyên. Em thực tập tại xã Cát Thịnh - huyện Văn Chấn - tỉnh
Yên Bái với đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả một số mô hình nông lâm
kết hợp tại xã Cát Thịnh - huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái”.
Trong quá trình thực hiện chuyên đề, ngoài sự nỗ lực của bản thân em
còn nhận được nhiều sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp và sự tận tình giảng dạy
của các thầy cô giáo suốt 4 năm học vừa qua.
Với lòng biết ơn sâu sắc em xin cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm
khoa cùng toàn thể các thầy cô giáo. Đặc biệt, em xin cảm ơn thầy giáo phó
giáo sư tiến sĩ Trần Quốc Hưng người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt
thời gian thực hiện chuyên đề.
Em cũng chân thành cảm ơn các cô, chú tại Uỷ ban nhân dân xã Cát
Thịnh đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại xã.
Em cũng xin gửi lời biết ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã động
viên, giúp đỡ em suốt thời gian học tập vừa qua.
Do thời gian thực tập và điều kiện có hạn cho nên chuyên đề của em
khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy cô giáo và các bạn sinh viên
đóng góp ý kiến để chuyên đề của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

Sinh viên

Nguyễn Thị Vui

Footer Page 3 of 133.

năm 2015



Header Page 4 of 133.

ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang

Bảng 2.1: Các loại đất của xã Cát Thịnh....................................................................15
Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất ...............................................................................16
Bảng 4.1: Các dạng mô hình NLKH tại các xóm của xã Cát Thịnh .......................26
Bảng 4.2: Phân loại các dạng hệ thống NLKH tại xã Cát Thịnh.............................27
Bảng 4.3: Kết cấu mô hình NLKH của các hộ được điều tra ..................................31
Bảng 4.4: Thu nhập từ các thành phần và tỉ trọng của mỗi thành phần trong các
mô hình điều tra............................................................................................................33
Bảng 4.5: Phân bố số hộ NLKH theo diện tích .........................................................35
Bảng 4.6: Phân bố số hộ NLKH theo mức thu chi/ha ..............................................36
Bảng 4.7: Cơ cấu tổng thu nhập sản phẩm của các loại hệ thống ...........................37
Bảng 4.8: Cơ cấu tổng chi phí sản phẩm của các loại hệ thống ..............................37
Bảng 4.9 Giá các loại rừng hiện có trên địa bàn xã Cát Thịnh ................................38
Bảng 4.10: Dự kiến hiệu quả kinh tế của các mô hình sau 5 năm(2019) ...............39
Bảng 4.11. Cơ cấu sử dụng đất của hộ gia đình ........................................................42
Bảng 4.12. Cơ cấu sử dụng đất của hộ gia đình ........................................................45
Bảng 4.13. Cơ cấu sử dụng đất của hộ gia đình ........................................................48
Bảng 4.14: Kết quả phân tích vai trò của các tổ chức xã hội đến vấn đề phát triển
các hệ thống NLKH tại xã Cát Thịnh.........................................................................53
Bảng 4.15: Sơ đồ SWOT cho sự phát triển các mô hình NLKH ............................55

Footer Page 4 of 133.



Header Page 5 of 133.

iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 1: Sơ đồ lát cắt hệ thống R – Rg- Ao- C...........................................................44
Hình 2: Sơ đồ lát cắt hệ thống R – Rg – C ................................................................47
Hình 3: Sơ đồ lát cắt mô hình R- Rg- Ao ..................................................................50
Hình 4: Sơ đồ Venn thể hiện mối quan hệ giữa các tổ chức với phát triển các mô
hình NLKH ...................................................................................................................54

Footer Page 5 of 133.


Header Page 6 of 133.

iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
NLKH

: Nông lâm kết hợp

ICRAF

: Trung tâm Quốc tế về nghiên cứu Nông lâm kết hợp

PRA


: Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia

R - Rg – C

: Rừng - Ruộng - Chuồng

Rg - C - Chè

: Ruộng - Chuồng – Chè

R - Rg - Chè

: Rừng -Ruộng – Chè

R - Rg - Ao

: Rừng - Ruộng – Ao

R - Rg - Ao –

: Rừng - Ruộng - Ao - Chuồng- Vườn

C- V
Rg - Ao - Chè

: Ruộng - Ao – Chè

R – Rg


: Rừng - Ruộng

Footer Page 6 of 133.


Header Page 7 of 133.

v

MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
1.2. Mục đích .................................................................................................................. 3
1. 3. Mục tiêu .................................................................................................................. 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ................................................ 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất .................................................................................. 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................ 5
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ................................................................ 5
2.1.1. Các khái niệm ...................................................................................................... 5
2.1.2. Đặc điểm các mô hình Nông lâm kết hợp ......................................................... 6
2.2. Tình hình nghiên cứu về NLKH trên thế giới ...................................................... 6
2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................................... 9
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu ...........................................................................12
2.4.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................12
2.4.2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.................................................................18
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 21
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...........................................................................21

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................21
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành...........................................................................21
3.3. Nội dung ................................................................................................................21
3.4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................22
3.4.1. Công tác ngoại nghiệp.......................................................................................22

Footer Page 7 of 133.


Header Page 8 of 133.

vi
3.4.2. Phương pháp nội nghiệp - Phương pháp xử lý số liệu ...................................23
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 25
4.1. Nghiên cứu các dạng mô hình NLKH hiện có ở xã Cát Thịnh .......................25
4.2. Nghiên cứu về quy mô và kết cấu của các dạng mô hình NLKH điển hình...26
4.3. Đánh giá hiệu quả các dạng mô hình ..................................................................29
4.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình NLKH tại xã Cát Thịnh..................29
4.3.2. Đánh giá hiệu quả về môi trường .....................................................................51
4.3.3. Đánh giá hiệu quả về xã hội .............................................................................52
4.4. Đánh giá những khó khăn, thuận lợi trong phát triển mô hình NLKH tại xã
Cát Thịnh.......................................................................................................................52
4.4.1. Vai trò của các tổ chức ......................................................................................52
4.5. Đề xuất một số giải pháp góp phần đẩy mạnh sản xuất nông lâm nghiệp trong
toàn xã ...........................................................................................................................56
4.5.1. Giải pháp chung .................................................................................................56
4.5.2. Giải pháp cụ thể .................................................................................................57
PHẦN 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ................................... 60
5.1. Kết luận ..................................................................................................................60

5.2. Tồn tại ....................................................................................................................61
5.3. Kiến nghị ...............................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 63

Footer Page 8 of 133.


Header Page 9 of 133.

1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam với tổng số diện tích đất tự nhiên là 330.000km2, trong đó
trên 70% diện tích là đất dốc, chính vì vậy hiện tượng xói mòn, rửa trôi và
thoái hoá đất ở vùng đất dốc xảy ra thường xuyên và ngày càng có tính chất
nghiêm trọng. Đặc biệt trong giai đoạn gần đây dưới sức ép của dân số, nguồn
đất dự trữ ở đồng bằng đã sử dụng hết, bình quân diện tích đất tự nhiên trên
đầu người chỉ 0,46 ha (Nguyễn Văn Bích, 1983) [1], để đảm bảo nhu cầu về
lương thực người dân đã mở rộng diện tích đất canh tác bằng việc khai phá
rừng, cho nên nạn chặt phá rừng ngày càng xảy ra mạnh mẽ, dẫn đến suy
thoái tài nguyên rừng và môi trường như: Độ che phủ rừng cả nước giảm từ
40,7% (1940) xuống chỉ còn 27,7% (1993) (NXB chính trị quốc gia, 2005)
[2], các diện tích rừng còn lại phần lớn là rừng nghèo kiệt, trữ lượng gỗ thấp
và ít loài cây có giá trị kinh tế. Mất rừng kéo theo nhiều hậu quả nghiêm
trọng, gây lũ lụt hạn hán, mất đi sự đa dạnh sinh học.....
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần hàng đầu của môi trường sống, là một trong những điều kiện
không thể thiếu cho hoạt động sản xuất và đời sống của con người. Việc xây
dựng kế hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa vô cùng to lớn không chỉ trước mắt

mà còn cả lâu dài. Trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước,
việc sử dụng đất hợp lý có hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội , giữ
vững an ninh quốc phòng tránh gây lãng phí hạn chế sự hủy hoại đất và tránh
phá vỡ môi trường sinh thái. Ngành lâm nghiệp có tác dụng rất lớn đối với
ngành kinh tế có nhiều mặt không chỉ cung cấp đặc sản rừng mà còn tác dụng
giữ đất, điều tiết nguồn nứơc, chống ô nhiễm môi trường, điều hòa khí hậu,
phòng hộ bảo về môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và các giá trị cảnh

Footer Page 9 of 133.


Header Page 10 of 133.

2
quan, du lịch , văn hóa…Vậy mà những năm qua dường như con người đã
lãng quên ý nghĩa quan trọng đó, chỉ tập trung khai thác triệt để thỏa mãn nhu
cầu trước mắt của mình. Đầu tiên là khai thác kiệt quệ những loài gỗ quý có
giá trị cao về mặt kinh tế và thẩm mỹ, làm giảm tính đa dạng sinh học, mất đi
nguồn gen sinh vật quý và những giá trị văn hóa tồn tại trong nó mà còn làm
xuất hiện hàng loạt các biến đổi tiêu cực của khí hậu như hiệu ứng nhà kính,
thủng tầng ozon hay sự xuất hiện của lũ quét, lũ ống gay thiệt hại nặng nề về
người và của.
Nước ta là một nước nông nghiệp với dân số khoảng 90,5 triệu người
(năm 2014)trong đó có trên 75% dân số sống dựa vaò nông nghiệp nên đời
sống còn nhiều khó khăn, đặc biệt ở nông thôn và miền núi thu nhập của họ từ
nông lâm nghiệp. Ở nước ta nói chung và miền núi nói riêng thì ngành nông
lâm nghiệp còn kém phát triển, hoạt động sản xuất còn nhiều khó khăn, trình
độ canh tác chưa cao nên năng suất lao động thấp. Hơn nữa nhiều nơi việc sử
dụng đất đai còn bất hợp lý, việc sử đụng đất mới chỉ dừng lại ở việc lợi dụng
mà chưa có biện pháp cải tạo đất, nâng cao chất lượng dinh dưỡng trong

đấtnhằm sử dụng đất một cách bền vững. Do vậy, để có thể nâng cao hiệu quả
sử dụng đất đai, góp phần nâng cao năng suất cây trồng . Việc quy hoạch sử
dụng đất khu vực miền núi là việc làm cần thiết góp phần cải thiện và nâng
cao đời sống nhân dân khi vực miền núi.
Cát Thịnh là xã miền núi, vùng cao. Cát Thịnh là xã vùng ngoài huyện
Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Cách trung tâm huyện lỵ Văn Chấn khoảng 20km,
cách thành phố Yên Bái khoảng 50km. Có tổng diện tích theo ranh giới hành
chính là 16.912,28 ha.Trong đó diện tích đất nông nghiệp: 15883,13 ha chiếm
93,9% diện tích đất tự nhiên của toàn xã, diện tích đất phi nông
nghiệp:160,6ha chiếm 1% diện tích đất toàn xã. Diện tích đất chưa sử dụng:
868,54ha, chiếm 5,1% diện tích đất toàn xã.Với 26 xóm và có 11 dân tộc anh

Footer Page 10 of 133.


Header Page 11 of 133.

3
em cùng sinh sống đó là: Kinh, Tày, Nùng, H Mông,… Do trình độ đân trí
chưa cao nên sản xuất còn manh mún, đời sống nhan dân còn gặp nhiều khó
khăn, cơ sở hạ tầng còn kém phát triển. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn
trên nên tôi đã chọn xã Cát Thịnh để thực hiện đề tài này:” Nghiên cứu một
số mô hình nông lâm kết hợp điển hình tại xã Cát Thịnh huyện Văn Chấn”
đề tài này sẽ góp phần cho xã có thêm tài liệu để phát triển các mô hình nông
lâm kết hợp có tiềm năng và bền vững, môi trường sinh thái sẽ được cải thiện,
sức khỏe cộng đồng sẽ được đảm bảo.
1.2. Mục đích
Đánh giá hiệu quả một số mô hình NLKH điển hình tại xã Cát ThịnhHuyện Văn Chấn- Tỉnh Yên Bái.
1. 3. Mục tiêu
Đánh giá được hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của một số mô

hình NLKH điển hình tại địa phương. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp
nhằm phát huy thuận lợi và hạn chế các khó khăn trong phát triển kinh tế
nông lâm nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp sinh viên củng cố kiến thức đã học, bước đầu làm quen với nghiên
cứu khoa học.
- Thực hiện đề tài giúp sinh viên củng cố kiến thức đã học vào công tác
nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất lâm nghiệp một cách có kết quả.
Ngoài ra sinh viên có khả năng lập kế hoạch nghiên cứu hợp lý, tổng hợp,
phân tích và đánh giá kết quả, cũng như viết một báo cáo nghiên cứu.
- Bổ sung tài liệu tham khảo cho khoa, Trường Đại học Nông lâm và
địa phương, các hộ gia đình trong việc phát triển sản xuất mô hình NLKH ở
trong khu vực.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất

Footer Page 11 of 133.


Header Page 12 of 133.

4
- Nghiên cứu, đánh giá thực tế địa phương và ứng dụng những tiến bộ
kĩ thuật để làm tài liệu cho các hộ gia đình tham khảo. Với những hộ gia đình
đã và đang áp dụng những mô hình NLKH thì hiệu quả như thế nào khi phát
triển theo hướng như vậy, có những giải pháp nào cho việc trồng mới rừng,
canh tác giống cây trồng, chăm sóc vật nuôi.
- Đề xuất một số giải pháp giúp cán bộ kĩ thuật triển khai áp dụng các
biện pháp kĩ thuật có hiệu quả hơn trong việc chuyển giao khoa học kĩ thuật.


Footer Page 12 of 133.


Header Page 13 of 133.

5
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Các khái niệm
Nông lâm kết hợp là một lĩnh vực khoa học mới được đề xuất vào thập
niên 1960 bởi Keng (1969). Lịch sử phát triển về khái niệm mô hình NLKH
được các nhà nghiên cứu diễn tả và phát triển nó:
Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý đất đai vững bền làm gia
tăng sức sản xuất tổng thể của đất đai, phối hợp sản xuất các loại hoa màu (kể
cả cây trồng lâu năm), cây rừng hay với gia súc cùng lúc hay kế tiếp nhau trên
một diện tích đất và áp dụng các kỹ thuật canh tác tương ứng với các điều
kiện văn hoá xã hội của dân cư địa phương (Benn và các cộng sự, 1977).
Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý đất đai trong đó các sản
phẩm rừng và trồng trọt được sản xuất cùng lúc hay kế tiếp nhau trên các diện
tích thích hợp để tạo ra các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho cộng đồng
dân cư tại địa phương (PCARRD, 1979).
Nông lâm kết hợp là một hệ thống sử dụng đất trong đó phối hợp cây
lâu năm với hoa màu và/hay vật nuôi một cách thích hợp với điều kiện sinh
thái và xã hội, theo hình thức phối hợp không gian và thời gian, để tăng sức
sản xuất tổng thể của thực vật trồng và vật nuôi một cách bền vững trên một
đơn vị diện tích đất, đặc biệt trong các tình huống có kỹ thuật thấp và trên các
vùng đất khó khăn (Nan, 1987).
Nông lâm kết hợp là tên chung của những hệ thống sử dụng đất trong
đó các cây lâu năm (cây gỗ, cây bụi, cọ, tre, hay cây ăn quả, cây công

nghiệp...) được trồng có suy tính trên cùng một đơn vị diện tích quy hoạch đất
với hoa màu và/hoặc với vật nuôi dưới dạng xen theo không gian hay theo

Footer Page 13 of 133.


Header Page 14 of 133.

6
thời gian. Trong các hệ thống nông lâm kết hợp có mối tác động hỗ tương qua
lại về cả mặt sinh thái lẫn kinh tế giữa các thành phần của chúng (Lundgren
và Raintree, 1983).
Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý tài nguyên đặt cơ sở trên
đặc tính sinh thái và năng động nhờ vào sự phối hợp cây trồng lâu năm vào
nông trại hay đồng cỏ để làm đa dạng và bền vững sự sản xuất cho gia tăng
các lợi ích về xã hội, kinh tế và môi trường sinh thái của các mức độ nông trại
kinh tế hộ nhỏ đến "kinh tế trang trại". Một cách đơn giản, Nông lâm kết hợp
là trồng cây trên nông trại (ICRAF, 1997) (Đặng Kim vui và cs, 2007) [12].
2.1.2. Đặc điểm các mô hình Nông lâm kết hợp
Với định nghĩa của trên của ICRAF, một hệ thống canh tác sử dụng đất
được gọi là nông lâm kết hợp có đặc điểm sau:
- Kỹ thuật nông lâm thường bao gồm hai hay nhiều hơn hai loại thực
vật (hay động vật và thực vật) trong đó ít nhất phải có một loại cây thân gỗ
đa niên.
- Có ít nhất hai hay nhiều hơn sản phẩm từ hệ thống.
- Chu kỳ sản xuất thường dài hơn là một năm.
- Đa dạng hơn về sinh thái (cấu trúc và nhiệm vụ) và về kinh tế so với
canh tác độc canh.
- Cần có một mối quan hệ hỗ tương có ý nghĩa giữa thành phần cây gỗ
và các thành phần khác ( Đặng Kim Vui và cs, 2007) [12].

2.2. Tình hình nghiên cứu về NLKH trên thế giới
Canh tác cây thân gỗ cùng với cây trồng nông nghiệp trên cùng một
diện tích là một tập quán sản xuất lâu đời của nông dân ở nhiều nơi trên thế
giới. Theo King (1987), cho đến thởi Trung cổ ở châu Âu vẫn tồn tại một tập
quán phổ biến là “chặt và đốt” rồi sau đó tiếp tục trồng cây thân gỗ cùng với
cây nông nghiệp sau khi thu hoạch nông nghiệp. Hệ thống canh tác này vẫn

Footer Page 14 of 133.


Header Page 15 of 133.

7
tồn tại ở Phần Lan cho đến cuối thế kỷ XIX và vẫn còn ở một số vùng của
Đức đến tận những năm 1920.
Cuối thế kỷ XIX, hệ thống Taungya bắt đầu phát triển rộng rãi ở
Myanmar dưới sự bảo hộ của thực dân Anh. Trong các đồn điền trồng cây gỗ
tếch người lao động được phép trồng cây lương thực giữa các hàng cây tếch
chưa khép tán để giải quyết nhu cầu lương thực hàng năm. Phương thức này
sau đó được áp dụng rộng rãi ở Ấn Độ và Nam Phi.
Nông lâm kết hợp hạn chế sự suy giảm tài nguyên rừng, bảo vệ và nâng
cao độ phì của đất. Chính vì vậy mà ngay từ các kỳ họp vào năm 1967 và
1969 của Tổ chức nông lương thế giới (FAO) đã quan tâm đến vấn đề này và
đi đến một sự thống nhất đúng đắn là: “Áp dụng các biện pháp nông lâm kết
hợp là phương thức tốt nhất để sử dụng đất rừng nhiệt đới một cách hợp lý,
tổng hợp nhằm giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm và sử dụng lao động
dư thừa đồng thời thiết lập lại cân bằng môi trường sinh thái”
Năm 1977, hội đồng quốc tế về nghiên cứu NLKH được thành lập, năm
1991 đổi thành trung tâm quốc tế nghiên cứu NLKH (ICRAF). Nhờ có sự
quan tâm đầu tư nghiên cứu và tuyên truyền phổ biến thông tin của các tổ

chức quốc tế nên NLKH có những bước phát triển nhảy vọt trong thời kỳ này.
Người ta đi sâu vào phân loại các phương thức canh tác, điều tra đánh giá,
tổng hợp các mô hình, tổ chức xây dựng các mô hình mới phù hợp với từng
vùng, hình thành các tổ chức chuyên nghiên cứu tuyển chọn, sưu tầm các loài
cây đa tác dụng, cây cố định đạm, cây gỗ củi, cây cho thực phẩm...
Trong nhiều mô hình NLKH được thực hiện ở các quốc gia trên thế
giới thì cần phải kể đến các hệ thống canh tác trên đất dốc (SALT) nhằm sử
dụng đất dốc bền vững đã được Trung tâm đời sống nông thôn Bapstit
Mindanao của Philippin tổng kết và phát triển từ những năm 1970. Đến năm

Footer Page 15 of 133.


Header Page 16 of 133.

8
1992 đã có 4 mô hình tổng hợp về kỹ thuật canh tác nông nghiệp bền vững
trên đất dốc được các tổ chức thế giới ghi nhận như sau:
- Hệ thống SALT 1: Đây là một hệ thống tổng hợp dựa trên cơ sở các
biện pháp bảo vệ đất nước và sản xuất lương thực. Kỹ thuật canh tác như sau:
25% cây lâm nghiệp + 25% cây lưu niên + 50% cây nông nghiệp hàng năm.
Hệ thống này cơ ưu điểm là bảo tồn đất và nước, phục hồi độ phì của đất, tăng
năng suất và thu nhập.
- Hệ thống SALT 2 (hệ thống lâm – nông - đồng cỏ): Đây là kỹ thuật sử
dụng đất tổng hợp dựa trên kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc bằng
cách dành một phần đất trồng cây thức ăn để chăn nuôi theo phương thức
nông súc kết hợp. Bố trí diện tích canh tác của SALT 2 như sau: 40% cây
nông nghiệp + 20% cây lâm nghiệp + 20% cây trồng làm thức ăn chăn nuôi +
20% làm nhà ở và chuồng trại.
- Hệ thống SALT 3 (hệ thống canh tác nông – lâm bền vững): Kỹ thuật này

dựa trên cơ sở kết hợp trồng rừng quy mô nhỏ với sản xuất cây lương thực, thực
phẩm. Bố trí diện tích canh tác của hệ thống: 40% nông nghiệp + 60% lâm
nghiệp. Hệ thống này đòi hỏi đầu tư rất cao về nguồn lực. Trong đó người dân sử
dụng vùng đất thấp ở dưới chân đồi để trồng cây lương thực và những cây cố định
đạm, phần đất cao ở bên trên từ sườn đến đỉnh tiến hành trồng rừng.
- Hệ thống SALT 4 (hệ thống sản xuất cây ăn quả với quy mô nhỏ ): Hệ
thống này là sự phát triển sau của các hệ thống SALT ở trên, kỹ thuật canh tác
của hệ thống như sau: 60% cây lâm nghiệp + 15% cây nông nghiệp + 25%
cây ăn quả, kỹ thuật này được xây dựng và hoàn thiện vào năm 1992. Trong
hệ thống này, ngoài đất đai để trồng cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp, cây
băng chắn người dân còn dùng một phần đất để trồng cây ăn quả và một số
loài cây công nghiệp khác. Đây là hệ thống cần đầu tư nhiều về tài chính,
công chăm sóc và đòi hỏi kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm.

Footer Page 16 of 133.


Header Page 17 of 133.

9
Tháng 5-1990, Hội thảo quốc tế về NLKH khu vực châu Á Thái Bình
Dương đã được tổ chức, có 12 nước tham gia trong đó có Việt Nam được tổ
chức tại Bangkok, Thái Lan. Hội nghị đưa ra một số nguyên nhân cần thiết
phải mở rộng và phát triển NLKH trong khu vực do đây là khu vực có dân số
chiếm 69% dân số thế giới, trong khi đó diện tích đất sản xuất lại không lớn.
Von Uc Kill bsg Bosshart (1998) sau khi nghiên cứu về sự phát triển
nông lâm nghiệp ở vùng nhiệt đới đã rút ra kết luận: “Cây lâu năm là những
cây trồng có khả năng sản xuất lâu bền và thích hợp với điều kiện khắc
nghiệt. Những thí nghiệm ở Pêru chỉ rõ cần tính toán đến các nhân tố: khí
hậu, đất đai và gắn với môi trường của hệ thống canh tác. Bởi canh tác đồi núi

khó hơn canh tác ở đồng bằng rất nhiều do địa hình có độ dốc lớn. Khi canh
tác việc chọn được các loài cây phối hợp với nhau cần được xem xét thật kỹ
lưỡng nên trồng xen canh luân canh để hiệu quả phối hợp đạt cao nhất”.
NLKH đã và đang được quan tâm nghiên cứu ở nhiều nơi trên thế giới
nhất là ở các nước đang phát triển có phần lớn dân số làm việc trong lĩnh vực
sản xuất nông, lâm nghiệp. Việc sản xuất theo hướng NLKH sẽ mang lại hiệu
quả lâu dài và có tính bền vững cao giúp con người vừa có thể sản xuất ra
lương thực, thực phẩm mà vẫn bảo vệ môi trường sinh thái.
2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước
Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, các phương thức canh tác
NLKH có ở Việt Nam từ lâu đời, như các hệ thống canh tác nương rẫy truyền
thống của đồng bào các dân tộc ít người, hệ sinh thái vườn nhà ở nhiều vùng
địa lý sinh thái trên khắp cả nước..
Từ thập niên 60 của thế kỷ trước song song với phong trào thi đua sản
xuất giỏi hệ sinh thái VAC được nhân dân các tỉnh miền Bắc phát triển mạnh
mẽ và lan rộng trên khắp cả nước dưới nhiều hình thức khác nhau, thích hợp

Footer Page 17 of 133.


Header Page 18 of 133.

10
cho từng vùng sinh thái cụ thể. Các hệ thống RVAC và vườn đồi cũng được
phát triển mạnh mẽ ở các khu vực dân cư miền núi.
Mặc dù việc nghiên cứu và phát triển hệ thống NLKH trên thế giới đã
có từ lâu nhưng hệ thống này mới được du nhập vào Việt Nam vào đầu những
năm 70 của thế kỷ trước. Năm 1981-1985, Nhà nước ta tiến hành chương
trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về NLKH từ đó tạo tiền đề cho hàng
loạt các công trình nghiên cứu NLKH cũng như ứng dụng vào thực tiễn sản

xuất của các nhà khoa học trong nước. Kết quả thu được đã góp phần đáng kể
vào sự nghiệp phát triển kinh tế vùng đồi núi của Việt Nam.
Nông lâm kết hợp là hệ thống canh tác đã được nhiều dân tộc ít người
ở Trung du miền núi nước ta tiến hành từ lâu đời, như: các hệ thống canh tác
nương rẫy truyền thống của đồng bào các dân tộc ít người, hệ sinh thái vườn
nhà ở nhiều vùng địa lý sinh thái trên khắp cả nước.
Tuỳ theo từng địa phương mang phương thức canh tác, cơ cấu luân
canh cây trồng được thay đổi khác nhau. Ở Miền Bắc hệ thống Vườn - ao chuồng (VAC) đã được phát triển mạnh mẽ và lan rộng trong những thập niên
60. Sau đó là hệ thống Rừng - vườn - ao - chuồng (RVAC) và vườn đồi được
phát triển mạnh ở các khu vực miền núi. Các hệ thống rừng ngập mặn phát
triển ở các khu vực miền Trung. Nhiều dự án đã bắt đầu quan tâm tới vấn đề
về kinh tế - xã hội - môi trường và đã giới thiệu về các mô hình canh tác trên
đất dốc theo đường đồng mức (SALT) ở một số khu vực miền núi, như: Hệ
thống canh tác xen theo băng (SALT 1), hệ thống nông lâm đồng cỏ (SALT
2), hệ thống canh tác nông lâm bền vững (SALT 3) và hệ thống nông lâm
nghiệp với cây ăn quả quy mô nhỏ (SALT 4).
Đặc điểm của mô hình NLKH là thành phần cây trồng đa dạng, tận
dụng được không gian gieo trồng, tạo ra nhiều tầng tán che nên có tác dụng
bảo vệ tốt (Trần Quốc Hưng, 2010) [3].

Footer Page 18 of 133.


Header Page 19 of 133.

11
Kỹ thuật và mô hình NLKH tại Việt Nam phát triển không ngừng. Có
một số mô hình NLKH thành công và hiệu quả như:
- Mô hình hồi - trám - rừng tái sinh (Văn Quan - Lạng Sơn): Rừng tái
sinh + trám + hồi.

- Mô hình trồng chè xen hồi (Bình Gia - Lạng Sơn): Đỉnh đồi là rừng
tái sinh. Dưới là trồng hồi + chè + đậu xanh (cây cốt khí).
- Mô hình trúc sào - cây lương thực (Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang):
Trồng lúa nương (hay sắn) xen trúc trong thời gian cây trúc chưa được
thu hoạch.
- Hệ thống thảo quả dưới tán rừng của người H'mông ở vùng cao phía Bắc.
- Trồng quế dưới tán rừng của người Dao ở Yên Bái, lúa cạn và sắn xen
với cây xoan của người Mường ở Thanh Hoá.
Mô hình chè San - cây lương thực (Hà Giang): Đây là mô hình trồng
chè trên diện tích rừng đã khai thác chọn nhưng vẫn để lại cây rừng rải rác
làm cây che bóng hoặc trồng xen cây lấy gỗ. Khoảng trống có thể trồng xen
các cây lương thực như: đậu, đỗ, ngô hoặc cây phân xanh.
Ngoài ra còn có một số mô hình khác cũng đã được phát triển và đem
lại nhiều lợi ích cho nông hộ.
Sản xuất theo mô hình Nông lâm kết hợp chính là sự bố trí thích hợp
các loại cây trồng lâm nghiệp, cây nông nghiệp, cây công nghiệp, chăn nuôi
trên một đơn vị diện tích cụ thể.
Trong thời đại nền kinh tế thị trường hiện nay, đòi hỏi việc sản xuất mô
hình NLKH không phải theo hướng tự cung tự cấp như trước đây mà phải
chuyển đổi theo hướng thị trường hàng hoá. Đảm bảo các yêu cầu về số lượng
và chất lượng phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Do đó việc kết
hợp các loại cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi sẽ tạo ra nhiều
sản phẩm phong phú, đa dạng và tăng thêm nguồn thu nhập cho người dân.
Ở Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu NLKH một số tác giả như: Hoàng
Hòe, Nguyễn Đình Hưởng, Nguyễn Ngọc Bình đã tập hợp hệ thống NLKH,

Footer Page 19 of 133.


Header Page 20 of 133.


12
chính trên cơ phân vùng tự nhiên, để xác định khả năng thực hiện ở các vùng,
đó là: Vùng ven biển với các loài cây ngập mặn, chịu phèn, chống cát di động,
vùng đồng bằng các hệ thống VAC (vườn - ao - chuồng), trồng cây phân tán,
đai xanh phòng hộ; vùng đồi núi và trung du các hệ thống vườn rừng (VR),
VAC, rừng - vườn - chuồng (R-V-C), trồng rừng kết hợp nuôi ong lấy bằng
(R-O)… chống xói mòn và bảo vệ đất, vùng đồi núi cao, chăn thả dưới tán
rừng, làm ruộng bậc thang NLKH gồm: cây gỗ sống lâu năm + cây thân
thảo+vật nuôi (Đặng Thị Thái, 2008) [5].
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.4.1. Điều kiện tự nhiên
2.4.1.1. Vị trí địa lý
Cát Thịnh là xã vùng ngoài huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Cách trung
tâm huyện lỵ Văn Chấn khoảng 20km, cách thành phố Yên Bái khoảng 50km.
Có tổng diện tích theo ranh giới hành chính là 16.912,28 ha, có vị trí địa lý
như sau:
Phía Bắc giáp xã Suối Bu huyện Văn Chấn.
Phía Nam giáp xã Mường Thải huyện Phù Yên.
Phía Đông giáp xã TTNT Trần Phú, huyện Văn chấn.
Phía Tây giáp xã Tà xi Láng, huyện Trạm Tấu.
Đường giao thông liên thôn trong xã ngày một phát triển, mặt khác xã
nằm trên đường giao thông nối liền thị trấn Nghĩa Lộ và thành phố Yên Bái
nên đây là một thuận lợi lớn cho việc buôn bán trao đổi hàng hoá.
2.4.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình của xã Cát Thịnh chủ yếu là đồi núi, có nhiều núi cao và suối
lớn chia cắt, độ dốc cao. Độ cao trung bình so với mặt nước biển 400 m. Đồi
gò chiếm khoảng 80% diện tích tự nhiên, có độ dốc tương đối, trên diện tích
đất dốc chủ yếu trồng các loài cây lâm nghiệp như: Bồ đề, keo và quế. Nơi
đây có điều kiện rất thuận lợi cho cây quế phát triển, đây là điều kiện rất


Footer Page 20 of 133.


Header Page 21 of 133.

13
thuận lợi để có thể phát triển cây lâm nghiệp. Hiện nay xã vẫn còn một diện
tích khá lớn đất chưa canh tác do địa hình khó khăn gây cản trở quá trình sản
xuất của người dân. Các vùng chân đồi là dốc thoải có thể tự tưới tiêu theo
chế độ thủy văn, do đó gặp nhiều thuận lợi trong quá trình sản xuất nông lâm
nghiệp, đặc biệt trong trồng lúa nước, tuy nhiên lại gây khó khăn đối với việc
bố trí xây dựng cơ sở hạ tầng.
2.4.1.3. Đặc điểm khí hậu
Theo nguồn tài liệu của Phòng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện
Văn Chấn thì đặc điểm khí hậu của xã Cát Thịnh là :Thời tiết thuộc vùng Tây
Bắc, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có
4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông).
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20 – 300c. Mùa đông, nhiệt
độ trung bình là 170c, tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2. Mùa hạ, nhiệt độ
trung bình là 270c, tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7. Tổng nhiệt cả năm
đạt 7.500 – 8.1000 C. Với nền nhiệt độ cao gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng
và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Đáng lo ngại nhất là vào mùa đông nhiệt
độ thường xuống rất thấp làm ảnh hưởng rất lớn tới sinh trưởng và phát triển
của cây trồng và vật nuôi.
- Độ ẩm, ánh sáng: Độ ẩm không khí trung bình năm 83 – 87%, tháng có
độ ẩm cao nhất là 90% (tháng 3), thấp nhất là 55% (tháng 11). Lượng bốc hơi
trung bình từ 770 – 780 mm/năm. Thời gian chiếu sáng nhiều nhất từ tháng 5
đến tháng 9, ít nhất từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Tổng số giờ nắng trong
năm từ 1360 – 1730 giờ, lượng bức xạ thực tế đến được mặt đất bình quân cả

năm đạt 45%.
- Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm là mùa
mưa nhiều, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm, các tháng mưa
nhiều là tháng 7,8,9. Do lượng mưa quá lớn, lại tập trung vào một thời gian

Footer Page 21 of 133.


Header Page 22 of 133.

14
nhất định nên hiện tượng sụt lở đất thường xuyên xảy ra từ đó gây ảnh hưởng
rất lớn đến việc thông thương, vận chuyển sản phẩm từ các thôn, xóm trong
xã ra ngoài thành phố và vào trong thị trấn.
- Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm
khoảng 20% lượng mưa cả năm. Các tháng ít mưa nhất là tháng 12, 1, 2, có
tháng hầu như không có mưa. Trong mùa khô thường thiếu nước nghiêm
trọng do vậy gây khó khăn lớn cho sản xuất và hiệu quả không cao, đây là
một thách thức không nhỏ đối với hoạt động sản xuất và đời sống sinh hoạt
của người dân địa phương.
- Gió: Do đặc điểm địa hình lòng máng chảy theo hướng Đông Nam –Tây
Bắc nên hướng gió chủ yếu thổi theo độ mở của thung lũng. Gió khô và nóng
thường xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm (tập trung nhất vào tháng 5
đến tháng 7), ngày gió nóng nhiệt độ lên tới 35 đến 380 C, bình quân mỗi năm
có 20 ngày gió nóng .
- Bão: Do nằm trong vùng Tây Bắc nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng
của bão hoặc áp thấp nhiệt đới gây ra lũ quét, bình quân từ 4 – 6 trận/ năm.
Hàng năm về mùa mưa thường xảy ra các đợt lũ quét phá hoại đường sá,
hoa màu và diện tích lúa nước ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt
của người dân.

2.4.1.4. Đặc điểm thủy văn
Do điều kiện địa hình đồi núi dốc, lượng mưa lớn và tập trung nên tạo
cho Cát Thịnh một hệ thống ngòi suối khá dày đặc, có tốc độ dòng chảy lớn
và lưu lượng nước thay đổi theo từng mùa. Mùa khô nước cạn, mùa mưa dễ
gây lũ quét ở các vùng ven suối.
Xã Cát Thịnh có hai dòng suối chính là suối Lao và suối Phà chảy qua, cùng
với một hệ thống các khe suối nhỏ khá dày đặc như khe Kẹn, khe Căng, khe Rịa.
Cung cấp nguồn nước tưới cho sản xuất vào mùa khô, nó còn là nơi tập trung
cư trú của nhiều loài cá vào mùa lạnh.

Footer Page 22 of 133.


Header Page 23 of 133.

15
2.4.1.5. Đặc điểm tài nguyên đất
* Tài nguyên đất
Bảng 2.1: Các loại đất của xã Cát Thịnh
STT

Các loại hình sử dụng đất

Diện tích( ha)

Tỷ trọng(%)

1

Đất nông nghiệp


15883,13

93,9

2

Đất phi nông nghiệp

160,6

1

3

Đất chưa sử dụng
Tổng

868,54

5,1

16912,28

100

( Nguồn UBND xã Cát Thịnh năm 2014)
Diện tích đất nông nghiệp chiếm rất lớn trong tổng diện tích tự nhiên
của toàn xã với 15883,13 ha chiếm 93,9%, đây là tiềm năng rất lớn để người
dân phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, nó sẽ góp phần không nhỏ vào việc

giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
Với đặc điểm về địa hình và cơ cấu diện tích đất đai như trên, đất đai
của xã Cát Thịnh được chia ra làm 02 loại đất chính sau:
*Đất đồi: Chủ yếu là đất Feralitich đỏ vàng, là nhóm đất chiếm phần
lớn diện tích. Đặc điểm của loại đất này là hàm lượng mùn và đạm thấp, có
tính chua nhẹ. Thích hợp với phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng
rừng và phát triển đồng cỏ chăn nuôi đại gia súc.
*Nhóm đất dốc tụ: Phân bố rải rác ở các thung lũng, ven suối, thành
phần cơ giới thô, lẫn sỏi đá, nghèo mùn, đạm trung bình, có khả năng cải tạo
thâm canh cây lương thực, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày.
* Hiện trạng sử dụng đất

Footer Page 23 of 133.


Header Page 24 of 133.

16
Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất
Các loại hình sử dụng đất

STT

Diện tích( ha)

Tỷ trọng(%)

Tổng diện tích đất tự nhiên

16912,28


100

Đất nông lâm nghiệp

15883,13

93,91

13615,4

80,5

1.1.1 Đất rừng tự nhiên phòng hộ

2631,4

15,56

1.1.2 Đất rừng sản xuất

10984

64,95

1
1.1

Đất lâm nghiệp


1.2

Đất nông nghiệp

2261,63

13,37

1.3

Đất nuôi trồng thủy sản

6,1

0.04

160,6

0,95

Đất phi nông nghiệp

2
2.1

Đất ở

35,5

0,21


2.2

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

15,52

0,0918

2.3

Đất chuyên dụng

0,16

0,000946

2.4

Đất phi nông nghiệp khác

70,54

0,4171

Đất chưa sử dụng

3

868,54


5,14

(Nguồn UBND xã Cát Thịnh năm 2014)
Diện tích đất lâm nghiệp chiếm rất lớn trong tổng diện tích tự nhiên của
toàn xã với 13615,4 ha chiếm 80,5 %, đây là tiềm năng rất lớn để người dân
phát triển sản xuất lâm nghiệp, nó sẽ góp phần không nhỏ vào việc giải quyết
việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Tài nguyên rừng tự nhiên của
xã rất phong phú và đa dạng song hiện nay diện tích rừng tự nhiên đang bị thu
hẹp do tình trạng phá rừng vẫn diễn ra.
Diện tích đất nông nghiệp của toàn xã lại thấp 2261,63 ha chiếm
813,37% đất khá bằng phẳng do đó thuận lợi cho việc trồng cây lương thực
như : Lúa, ngô, sắn… Diện tích đất vườn nhà chủ yếu là vườn tạp được trồng
các loài cây ăn quả và trồng rau ăn.

Footer Page 24 of 133.


Header Page 25 of 133.

17
Diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn 868,54 ha chiếm 5,%,14 chủ
yếu là đất đồi, núi đá song nó cũng cho thấy việc khai thác và sử dụng tiềm
năng đất đai chưa hiệu quả, trong thời gian tới cần có các biện pháp sử dụng
đất có hiệu quả và bền vững thông qua các chương trình, kế hoạch trồng rừng,
khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng.
2.4.1.6. Đặc điểm tài nguyên nước
Nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã được
khai thác từ hai nguồn là nước mặt và nước ngầm, trữ lượng nước khá dồi dào.
- Nguồn nước mặt: Đây là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất và

đời sống của nhân dân trong xã có hai dòng suối chính là suối Lao và suối Phà
chảy qua, cùng với một hệ thống các khe suối nhỏ khá dày đặc như khe Kẹn,
khe Căng, khe Rịa,...
- Nguồn nước ngầm: Hiện tại chưa có số liệu điều tra chính về trữ
lượng nước ngầm trên địa bàn xã, song qua điều tra, khảo sát sơ bộ ở một số
khu vực người dân đã đào giếng và sử dụng nước ngầm phục vụ cho sinh
hoạt, chất lượng nước tốt, không mùi. Tuy nhiên do địa hình cao nên khả
năng giữ nước hạn chế và ở tầng sâu, theo cấu trúc địa chất của toàn vùng cho
thấy mức độ chứa nước ngầm không nhiều.
Do địa hình cao và chia cắt nên hệ thống suối và ngòi phân bố không
đều, độ dốc lớn, mặt nước thấp hơn so với mặt đất canh tác và các điểm dân
cư. Do vậy khả năng khai thác cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân
dân còn rất hạn chế, đặc biệt là vào mùa khô.
- Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 6,01 ha
2.4.1.7. Đặc điểm tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp của xã là 13.615,4 ha. Trong đó đất rừng tái sản
xuất là 11.126,5 ha chiếm 81,7%, đất rừng phòng hộ là 2488 ha chiếm 18,3%. .
Độ che phủ rừng đạt 70%, rừng có thảm thực vật đa dạng và phong
phú, giữ và tạo môi trường cảnh quan trong sạch, phát triển nghề rừng còn là
tiềm năng và thế mạnh của xã trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình.

Footer Page 25 of 133.


×