Tải bản đầy đủ (.ppt) (27 trang)

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.9 KB, 27 trang )

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế

1


NỘI DUNG TRÌNH BÀY
1. Sự cần thiết của Quản lý chất lượng dịch vụ khám chữa
bệnh
2. Nội dung Thông tư 19/2013/TT-BYT hướng dẫn thực
hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
tại bệnh viện
3. Liên hệ trong hướng dẫn thực hiện cải tiến chất lượng
chăm sóc và điều trị HIV/AIDS đối với hoạt động khám
ngoại trú
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế

2


SỰ CẦN THIẾT CỦA QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG KHÁM CHỮA BỆNH

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế

3


SỰ CẦN THIẾT CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG


1. Tại Việt Nam, vấn đề “Chất lượng khám chữa
bệnh” đang được Chính phủ, Quốc hội và dư
luận xã hội đặc biệt quan tâm.
2. Trong thời gian gần đây, nhiều tai biến y khoa
xảy ra, “được” báo chí phản ánh
3. Câu hỏi dư luận đang thường xuyên đặt ra:
“Viện phí tăng thì chất lượng khám chữa bệnh có
tăng hay không”?
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế


SỰ CẦN THIẾT CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
Vậy chất lượng dịch vụ KCB ở Việt Nam như thế nào?
• Chưa có nghiên cứu con số chính xác về sai sót chuyên môn
• Không có nghĩa là chúng ta không có. Báo chí hàng ngày vẫn
đưa tin về các hiện tượng (như những tảng băng nổi) xảy ra

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế

5


SỰ CẦN THIẾT CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
• Chất lượng KCB là vấn đề được tất cả các phía
cung ứng và sử dụng dịch vụ y tế quan tâm.
• Trên thế giới, việc áp dụng các phương thức cải
tiến và công nhận chất lượng bệnh viện đã rất phổ
biến
• Tại nhiều nước, các bệnh viện sẽ không được cơ
quan/tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán nếu không

đạt các chứng nhận về chất lượng
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế


SỰ CẦN THIẾT CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
Cải tiến chất lượng dịch vụ KCB là 1 trong những giải pháp
ưu tiên trong Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng
cao SKND giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030 (QĐ
122/2013/QĐ-TTg)
• Xây dựng chương trình bảo đảm và cải thiện chất lượng dịch vụ
khám, chữa bệnh;
• Kiện toàn cơ chế xử lý, phản hồi ý kiến, bảo vệ quyền lợi của
người bệnh;
• Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng phù hợp đối
với các bệnh viện ở Việt Nam, từng bước áp dụng chuẩn khu
vực và quốc tế trong khám bệnh, chữa bệnh.
• Thiết lập hệ thống quản lý, kiểm định và kiểm soát chất lượng
dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh từ trung ương đến địa phương .
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế

7


SỰ CẦN THIẾT CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
Khi chưa có thông tư về QLCL, một số BV muốn nâng cao
chất lượng bệnh viện nhưng không có hành lang pháp lý nên
không thực hiện được, ví dụ như:
Muốn thành lập tổ chức về chất lượng ở trong bệnh viện
(tổ/phòng quản lý chất lượng), hội đồng quản lý chất lượng
nhưng có một số SYT không đồng ý do không có văn bản

quy định
Muốn áp dụng các phương pháp, mô hình chất lượng
nhưng không có dòng kinh phí…
Nhiều bệnh viện lúng túng trong việc lựa chọn, tiếp cận các
phương pháp chất lượng
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế


SỰ CẦN THIẾT CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Làm
Làm gì
gì để
để có
có thể
thể có
có kết
kết
quả
quả dịch
dịch vụ
vụ khám
khám chữa
chữa
bệnh
bệnh được
được tốt
tốt hơn
hơn ???
???


Quản lý chất lượng dịch
vụ khám chữa bệnh
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế

9


NỘI DUNG THÔNG TƯ 19/2013/TT-BYT
Hướng dẫn thực hiện QLCL dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế

10


THÔNG TƯ 19/2013/TT-BYT

MỤC TIÊU CHUNG
Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại tất
cả các bệnh viện

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế


THÔNG TƯ 19/2013/TT-BYT
MỤC TIÊU CỤ THỂ
•Tạo hành lang pháp lý và thúc đẩy triển
khai các hoạt động cải tiến CLBV

•Thiết lập hệ thống tổ chức và phân công
nhiệm vụ cụ thể để triển khai các hoạt động
liên quan đến cải tiến chất lượng của các
bệnh viện
•Giúp BV xác định các nội dung quản lý chất
lượng
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế


THÔNG TƯ 19/2013/TT-BYT
NộI dung Thông tư gồm 5 chương, 22 điều:
•Chương I: Quy định chung
•Chương II: Nội dung triển khai quản lý chất lượng
trong bệnh viện
•Chương III: Hệ thống quản lý chất lượng trong
bệnh viện
•Chương IV: Trách nhiệm thực hiện QLCLBV
•Chương V: Điều khoản thi hành
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế


Chương I. Quy định chung
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Điều 2. Nguyên tắc tổ chức thực hiện QLCL
1. Lấy người bệnh làm trung tâm.
2. Việc bảo đảm và CTCL là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của
bệnh viện, được tiến hành thường xuyên, liên tục và ổn định.
3. Các quyết định liên quan đến hoạt động QLCL trong BV dựa
trên cơ sở pháp luật, cơ sở khoa học với các bằng chứng cụ
thể và đáp ứng nhu cầu thực tiễn nâng cao CL của BV

4. Giám đốc bệnh viện chịu trách nhiệm về CLBV. Tất cả CBCC,
VC, người lao động (gọi chung là NVYT) trong bệnh viện có
trách nhiệm tham gia hoạt động QLCL.
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế


Chương II. Nội dung triển khai QLCL trong BV
Điều 3. Xây dựng kế hoạch, chương trình bảo đảm
và CTCL trong bệnh viện
1. Bệnh viện xây dựng, ban hành, phổ biến mục tiêu chất
lượng để nhân viên y tế, người bệnh và cộng đồng được
biết. Mục tiêu chất lượng phù hợp với chính sách, pháp
luật liên quan đến chất lượng và nguồn lực của bệnh viện.
2. Bệnh viện xây dựng, phê duyệt kế hoạch và lập chương
trình bảo đảm, cải tiến chất lượng thông qua việc xác định
các vấn đề ưu tiên. Nội dung của kế hoạch chất lượng
được lồng ghép vào kế hoạch hoạt động hằng năm và 5
năm, phù hợp với nguồn lực của bệnh viện.
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế


Chương II. Nội dung triển khai QLCL trong BV
Điều 4. Duy trì quy chuẩn kỹ thuật QG về BV
Điều 5. Xây dựng chỉ số chất lượng, cơ sở dữ liệu và đo
lường CLBV
1. Xây dựng bộ chỉ số CLBV dựa trên hướng dẫn của Bộ Y tế và
tham khảo các bộ chỉ số CLBV trong nước hoặc nước ngoài.
2. Thực hiện đo lường chỉ số chất lượng trong bệnh viện.
3. Tổ chức thu thập, quản lý, lưu trữ, khai thác và sử dụng dữ
liệu liên quan đến chất lượng bệnh viện.

4. Lồng ghép báo cáo CL vào báo cáo hoạt động chung của BV.
5. Ứng dụng CNTT để xây dựng cơ sở dữ liệu, phân tích, xử lý
thông tin liên quan đến QLCLBV.
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế


Chương II. Nội dung triển khai QLCL trong BV
Điều 6. Tổ chức triển khai các quy định, hướng
dẫn chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh
Điều 7. Triển khai các biện pháp bảo đảm an
toàn người bệnh và nhân viên y tế
Điều 8. Áp dụng bộ tiêu chuẩn quản lý chất
lượng bệnh viện
Điều 9. Đánh giá chất lượng bệnh viện
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế


Chương III. Hệ thống QLCL trong bệnh viện
Điều 10. Tổ chức hệ thống QLCL trong BV
1. Hệ thống QLCL trong BV gồm: hội đồng quản lý chất lượng bệnh

viện do giám đốc bệnh viện làm chủ tịch và phó giám đốc phụ trách
chuyên môn làm phó chủ tịch; phòng/tổ QLCL; nhân viên chuyên
trách về QLCL; mạng lưới QLCL phù hợp với quy mô của BV.
2. Bệnh viện hạng đặc biệt và bệnh viện đa khoa hạng I thành lập
phòng quản lý chất lượng; các BV khác tùy theo quy mô, điều kiện
và nhu cầu của từng bệnh viện để quyết định thành lập phòng hoặc
tổ QLCL. Phòng/tổ QLCL phối hợp chặt chẽ với các khoa, phòng
chức năng để thực hiện nhiệm vụ QLCLBV.
3. Mạng lưới quản lý chất lượng bệnh viện: được thiết lập từ cấp bệnh

viện đến các khoa, phòng, đơn vị trong bệnh viện, do phòng/tổ
QLCL làm đầu mối điều phối các hoạt động.
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế


Chương III. Hệ thống QLCL trong bệnh viện
Điều 11. Tổ chức và nhiệm vụ của hội đồng QLCL
Điều 12. Tổ chức và nhiệm vụ của phòng/tổ QLCL
Điều 13. Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng
phòng/tổ trưởng quản lý chất lượng
Điều 14. Nhiệm vụ và quyền hạn của nhân viên
phòng/tổ quản lý chất lượng bệnh viện
Điều 15. Các thành viên mạng lưới QLCL
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế


Chương IV. Trách nhiệm thực hiện QLCLBV
Điều 16. Trách nhiệm của giám đốc bệnh viện
Điều 17. Trách nhiệm các trưởng phòng chức
năng của bệnh viện
Điều 18. Trách nhiệm của các trưởng khoa
Điều 19. Trách nhiệm của các nhân viên y tế trong
bệnh viện
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế


Chương V. Điều khoản thi hành
Điều 20. Lộ trình thực hiện công tác quản lý chất
lượng ở bệnh viện
Điều 21. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 9 năm 2013.
Điều 22. Tổ chức thực hiện

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế


LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI THÔNG TƯ
• Các bệnh viện sẽ thiết lập bộ máy tổ chức
về quản lý chất lượng bệnh viện
• Các bệnh viện sẽ xây dựng kế hoạch
nâng cao chất lượng bệnh viện
• Bộ Y tế và các cơ sở đào tạo sẽ tổ chức
các khóa đào tạo về quản lý chất lượng
cho các bệnh viện

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế


LIÊN HỆ TRONG HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
CTCL CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHÁM NGOẠI TRÚ

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế

23


TRỌNG TÂM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

Mục tiêu:

Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, bảo đảm cho mọi
người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế cơ bản, đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân
dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế

24


ĐỊNH HƯỚNG CHUNG
• Tạo hành lang pháp lý cho quản lý chất lượng bệnh
viện
• Bộ Y tế xây dựng tài liệu hướng dẫn, tổ chức đào tạo
cho các bệnh viện thực hiện.
• Tuỳ theo điều kiện các bệnh viện có thể lựa chọn mô
hình quản lý chất lượng phù hợp
• Có hệ thống tổ chức theo dõi, giám sát đồng bộ từ TW
đến BV địa phương
• Có tổ chức đánh giá các dự án quản lý chất lượng ở
bệnh viện, hiệu quả áp dụng các mô hình, phương
pháp.
• Có hệ thống chuyên gia hỗ trợ cho các bệnh viện
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế

25


×