Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

Chuyên Đề Hướng Dẫn Xây Dựng Và Thực Hiện Khgd Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.79 KB, 26 trang )

CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN
CHUYÊN ĐỀ 1:
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KHGD THEO
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

CHUYÊN ĐỀ 2
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
DỰA TRÊN NGHIÊN CỨU BÀI HỌC


MỤC TIÊU
1. THÔNG HIỂU CÁCH XÂY DỰNG VÀ TRIỂN
KHAI KHGD; THỰC HÀNH XÂY DỰNG KHGD

2. BIẾT CÁCH TỔ CHỨC SINH HOẠT
TỔ/NHÓM CHUYÊN MÔN DỰA TRÊN
NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

3. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN TẠI CƠ SỞ
GIÁO DỤC TỪ NĂM HỌC 2016-2017


CHUYÊN ĐỀ 1
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH


Nội dung chuyên đề
1 Khái niệm, mục đích, yêu cầu


2

Các văn bản pháp lí

3

Thực trạng xây dựng và thực hiện KHGD

4 Khó khăn/hạn chế xây dựng và thực hiện KHGD
5 Hướng dẫn triển khai, xây dựng và thực hiện KHGD
6 Quy trình xây dựng và cách thức thực hiện KHGD
7 Mẫu KHGD tham khảo
4


Khái niệm “kế hoạch giáo dục”
► KHGD là một tập hợp những hoạt động được sắp xếp
theo lịch trình, có thời hạn, nguồn lực, ấn định những
mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp tốt nhất…để thực
hiện một mục tiêu GD của một cấp nhất định.
► Lập kế hoạch GD nhằm xác định các hành động cần
thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu GD đề ra; là việc
ra quyết định mang tính đón đầu trước khi thực hiện
hành động nhằm đạt mục tiêu GD mong muốn.

5


Mục đích xây dựng KHGD nhà trường
a) Khắc phục hạn chế của chương trình (CT), sách giáo

khoa (SGK) hiện hành.
b) Góp phần nâng cao chất lượng dạy học, hoạt động
giáo dục của các trường phổ thông.
c) Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục,
phát triển CT giáo dục nhà trường phổ thông cho đội
ngũ giáo viên các trường phổ thông.
d) Chuẩn bị cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thực
hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
6


Yêu cầu xây dựng KHGD nhà trường
Phát triển CT giáo dục nhà trường phổ thông/ Kế hoạch giáo dục nhà trường
theo định hướng phát triển năng lực học sinh theo các nguyên tắc sau:
a) Nâng cao được kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục của CT GDPT hiện
hành do Bộ GDĐT ban hành.
b) Đảm bảo tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các môn học
và các hoạt động giáo dục.
c) Đảm bảo tổng thời lượng của các môn học và các hoạt động giáo dục trong
mỗi năm học không ít hơn thời lượng quy định trong CT hiện hành.
d) Đảm bảo tính khả thi với quyết tâm cao, tinh thần chủ động, tích cực, sáng
tạo của các cơ sở giáo dục.
e) Có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cơ quan quản lý giáo dục,
các trường/khoa sư phạm.

7


CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG KHGD NHÀ TRƯỜNG
1. Công văn số 791/BGDĐT ngày 25/6/2013 về việc thí

điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ
thông:
►:
+ Rà soát nội dung CT, SGK hiện hành;
+ Sắp xếp lại nội dung dạy học của từng môn học trong
CT hiện hành theo định hướng phát triển năng lực HS;
+ Xây dựng và triển khai một số chủ đề tích hợp liên môn;
+ Xây dựng và triển khai một số chủ đề tự chọn theo
hướng dạy học phân hóa.
+ Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng
phát triển năng lực HS.
8


2. Văn bản hướng dẫn nhiệm vụ các năm học 2014-2015 và 20152016 đối với giáo dục trung học hướng dẫn:
► Trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của
từng cấp học trong chương trình giáo dục phổ thông, các sở/phòng
GDĐT tăng cường giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục
trung học xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng
phát triển năng lực học sinh theo khung thời gian 37 tuần thực học.
► Kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh của
mỗi trường phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa
phương và khả năng học tập của học sinh theo tinh thần Hướng
dẫn số 791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013 của Bộ GDĐT.

9


3.
4.


5.

6.

Các văn bản hướng dẫn tổ chức Cuộc thi khoa học kĩ thuật,
Cuộc thi Liên môn - Tích hợp;
Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 về việc
hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp
dạy học và kiểm tra, đánh giá…;
Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013 về việc
hướng dẫn triển khai thực hiện phương pháp Bàn tay nặn
bột và các phương pháp dạy học tích cực khác;
Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT- BVHTTDL ngày 16/01/2013
của Liên Bộ GDĐT, Bộ VH, TT và DL về sử dụng di sản
trong dạy học ở trường phổ thông…
► Các kế hoạch, đề án và công văn đã tạo khung pháp lý cần
thiết cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục định
hướng phát triển năng lực học sinh.
10


Thảo luận:
về thực trạng của việc xây dựng KHGD

I. Thực trạng

1. Rà soát, cấu trúc lại nội
dung ct, SGK hiện hành.
2. Xây dựng và thực hiện

các chủ đề liên môn, tích hợp.
3. Tổ chức các hoạt động giáo dục
4. Tổ chức các hoạt động
nghiên cứu khoa học cho học sinh.
1. Thói quen: Quản lí, GV, HS.

II. Khó khăn/hạn chế

2. Nhận thức: Quản lí, GV, HS.
3. Năng lực: Quản lí, GV, HS.


HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH

1. Trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ
của từng cấp học trong chương trình giáo dục phổ thông. Ngay từ
đầu năm học, Sở GDĐT giao quyền chủ động cho các trường
THPT, THCS trong tỉnh dựa trên chương trình chi tiết theo khung
thời gian 37 tuần thực học, trong đó: học kỳ I: 19 tuần, học kỳ II:
18 tuần xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát
triển năng lực học sinh như trong Hướng dẫn số 791/HD-BGDĐT
ngày 25/6/2013 của Bộ GDĐT cho phù hợp với điều kiện thực tế
của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh.
12


2. Sở/Phòng GDĐT chỉ đạo các trường THPT, THCS tổ chức cho
giáo viên rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa, điều chỉnh

nội dung dạy học theo hướng như sau:
a) Tinh giản:
Do cấu trúc chương trình kiểu “đồng tâm” hay “xoáy ốc”, một
số kiến thức học sinh đã được học ở lớp dưới có thể lại được tác giả
đưa vào sách giáo khoa lớp trên theo logic của vấn đề khiến học
sinh phải học lại một cách chưa hợp lý, gây quá tải.
Cách điều chỉnh có thể theo hai cách:
+ Cách 1: Tinh giản kiến thức ở lớp trên nếu ở lớp dưới đã được học
đầy đủ hoặc bổ sung thêm để đầy đủ hơn.
+ Cách 2: Tinh giản kiến thức ở lớp dưới để chuyển lên học hoàn
toàn ở lớp trên.(VD. PGDTP :Ninh bình)

13


b) Xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn:
- Những nội dung kiến thức được đề cập đến ở hai hay nhiều môn học
được điều chỉnh theo hai hướng như sau:
+ Hướng thứ nhất: Chỉ dạy kiến thức đó trong một môn học và bổ sung
thêm những kiến thức liên quan đến các môn còn lại.
Cụ thể: Chủ đề liên môn bao gồm các nội dung dạy học gần giống
nhau, có liên quan chặt chẽ với nhau (có thể đang trùng nhau) trong các
môn học của CT hiện hành, có thể là chủ đề liên môn thuộc lĩnh vực Khoa
học Tự nhiên hoặc lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn. Xét nội dung
của chủ đề liên môn, điều kiện về giáo viên... mỗi chủ đề liên môn được đưa
bổ sung vào kế hoạch dạy học của 1 môn học nào đó do nhà trường quyết
định.

14



VD hướng 1: KHGD ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC HỌC SINH CHỦ ĐỀ LIÊN MÔN TÍCH HỢP.

Môn

Nội dung chủ đề

Nội dung tích hợp, liên
môn, NCKH, ngoại
khóa, thăm quan

Thời gian và địa điểm
thực hiện

Toán 9: Chủ đề “Giải toán Tích hợp với môn Vật lý; Dạy tiết 62, 63 ppct
bằng cách lập hệ pt, pt”
Hóa học; Sinh học;

Toán 6: Chủ đề “Biểu đồ”
Toán

Tích hợp với môn : Địa lý Dạy tiết 62, 63 ppct
Vẽ biểu đồ tần số, tần suất
hình cột. Đường gấp khúc
tần số, tần suất. Biểu đồ
tần suất hình quạt.

Toán 9 Chủ đề: Giải hệ Dạy học liên môn : Lí 9: Tháng 11/2013.
phương trình.

Chủ đề 2 tìm điện trở của Phòng bộ môn: Bồi
thiết bị theo hai cách mắc: dưỡng HSG.
Hóa 9 : Tìm khối lượng
15
hai chất tham gia pƯ


+ Hướng thứ hai: Tách những kiến thức có liên
quan ra khỏi các môn học, xây dựng thành các chủ đề
liên môn để tổ chức dạy học riêng.
Cụ thể: Chủ đề liên môn với nội dung giáo dục liên
quan đến các vấn đề thời sự, thực tế của địa phương,
đất nước…
VD: như các chủ đề Học tập tấm gương đạo đức
Bác Hồ; Bảo vệ và sử dụng hiệu quả các nguồn nước;
Biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai; Bảo vệ và
phát triển bền vững môi trường sống; Giới và bình đẳng
giới; An toàn giao thông; Sử dụng năng lượng hiệu
quả; Sử dụng di sản trong dạy học... Các chủ đề liên
môn này được bổ sung vào kế hoạch dạy học và hoạt
động giáo dục của nhà trường.
16


Vd: Trường THCS A thực hiện: “HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOẠI KHÓA”

Đối tượng

Toàn
trường

(14 lớp)

Tên hoạt động

Cuộc thi:
“Tri thức với
tuổi hồng”

Địa điểm

Thời
lượng

Sân trường

Chuẩn bị:
9 tiết/3
tuần
Thực hiện
5 tiết

Điều phối

Đoàn Đội
(Học sinh tự
chủ về hoạt
động)

Môn học/
Lĩnh vực


Kĩ năng sống:
Với KHTN,
KHXH

17


c) Đồng thời xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với
các chủ đề và theo hình thức, phương pháp và kĩ thuật
dạy học tích cực; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị
sống, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội, thực
hành pháp luật.
d) Tăng cường các hoạt động nhằm giúp học sinh vận
dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực
tiễn.

18


QUY TRÌNH XÂY DỰNG KHGD TẠI NHÀ TRƯỜNG
- Ở các trường THCS, THPT: Kế hoạch giáo dục của mỗi
trường được xây dựng từ tổ/nhóm giáo viên mỗi môn học (1)
rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa; (2) điều chỉnh
nội dung dạy học từng môn; (3) xây dựng các chủ đề dạy học
liên môn, tích hợp; (4) xây dựng các hoạt động giáo dục
Nhóm chuyên môn thống nhất, hoàn thiện dự thảo kế hoạch
giáo dục của nhóm (Nội dung ghi tóm tắt Kế hoạch vào sổ
sinh hoạt chuyên môn).
Tổ trưởng tập hợp, xem xét, góp ý hế hoạch các nhóm (nếu

trong tổ có nhiều môn học). Tổ chuyên môn thống nhất, hoàn
thiện dự thảo kế hoạch giáo dục của tổ (Nội dung ghi tóm tắt
vào sổ sinh hoạt chuyên môn). Sau đó trình Kế hoạch lên Ban
giám hiệu xem xét, góp ý và trình lên cho Hiệu trưởng nhà
trường
Hiệu trưởng các trường xem xét và phê duyệt.
19


QUY TRÌNH XÂY DỰNG KHGD TẠI NHÀ TRƯỜNG
- Ở Phòng GDĐT (đối với cấp THCS): Kế hoạch giáo dục của mỗi
trường THCS (đã được Hiệu trưởng phê duyệt): Các trường trình
Kế hoạch giáo dục lên Phòng GDĐT (bộ phận THCS) góp ý và
Lãnh đạo Phòng GDĐT (phụ trách THCS) phê duyệt để làm căn
cứ tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra.

20


HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN KHGD TRONG NHÀ TRƯỜNG
Trên cơ sở kế hoạch dạy học đã được phê duyệt, tổ/nhóm
chuyên môn, giáo viên tổ chức thực hiện. Lưu ý đối với các
chủ đề dạy học: tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên đã thiết kế
tiến trình dạy học cụ thể cho mỗi chủ đề mà không nhất thiết
phải theo bài/tiết trong sách giáo khoa. Mỗi chủ đề dạy học có
thể được thực hiện ở nhiều tiết học, mỗi tiết có thể chỉ thực
hiện một hoặc một số bước trong tiến trình sư phạm của bài
học. Các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong hoặc
ngoài giờ trên lớp. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện
các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, giáo viên chú trọng giao

nhiệm vụ học tập cho học sinh ở ngoài lớp học, ở nhà…
21


Ý NGHĨA CỦA VIỆC XÂY DỰNG KHGD
► Với học sinh: Tạo hứng thú cho học sinh khi tham gia các môn học,
học sinh chủ động, tích cực trong học tập, học sinh chủ động trong
việc thực hiện nghiên cứu khoa học, tự học, tự rèn luyện.
► Với giáo viên: Chủ động hơn trong việc thực hiện đổi mới phương
pháp dạy học, gắn bài học với thực tiễn cuộc sống và có thêm nhiều
hình thức tiếp cận với bài học hơn do sự chủ động về nội dung và
phương pháp. Tăng quỹ thời gian hiệu quả cho việc thực hành, luyện
tập, tạo cơ hội mở rộng kiến thức thực tiễn cho học sinh.
► Với các cấp cán bộ quản lý: Chủ động trong việc chỉ đạo thực hiện
quy chế chuyên môn. Xây dựng được chương trình khoa học phù hợp
với điều kiện thực tế của nhà trường, phù hợp với năng lực học sinh.

22


MINH HỌA MỘT BẢN KẾ HO
ẠCH GIÁO DỤC CỦA NHÀ TR
ƯỜNG

23


Thực hành lập Kế hoạch giáo dục
năm học 2016-2017
1. Nội dung: Mỗi trường soạn một KHGD theo môn học

dựa trên cấu trúc khung KHGD.
2. Cách thức báo cáo:
Bước 1: Chia sẻ, trao đổi về KHGD đã xây dựng theo
huyện.
Bước 2: Trình bày KHGD.
Bước 3: Nộp file cho báo cáo viên theo địa chỉ email:

24/23


Kết luận
Việc giao quyền tự chủ trong việc thực hiện chương trình, xây
dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển
năng lực học sinh, phát huy vai trò sáng tạo của nhà trường và
giáo viên. Việc thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục đã và
đang được chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo, nâng
cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục; tạo cơ chế và điều
kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và
tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, kiểm tra đánh giá. Đây
là việc làm thiết thực để thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về yêu
cầu phải đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực
và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục.


×