Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

skkn xây dựng câu hỏi kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực học sinh chủ đề sinh vật và môi trường sinh học 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.65 KB, 46 trang )

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
XÂY DỰNG CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
CHỦ ĐỀ : SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG – SINH HỌC 9

Bộ môn : Sinh học

Năm học 2014 - 2015

1


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Xây dựng câu hỏi kiểm tra đánh giá theo định hướng phát
triển năng lực học sinh chủ đề: Sinh vật và môi trường - sinh học 9
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Sinh học 9
3. Tác giả:
Họ và tên: Dương Thị Tuyến

Nam (nữ): Nữ

Ngày tháng/năm sinh: 29 - 9 - 1983
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm sinh học
Chức vụ: Tổ phó tổ khoa học tự nhiên
Đơn vị công tác: Trường THCS Đồng Lạc
Điện thoại:0989 931 352
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THCS Đồng lạc


Địa chỉ : Xã Đồng Lạc – Thị xã Chí Linh – Tỉnh Hải Dương
Điện thoại:03203 888 078
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
Tên đơn vị: Trường THCS Đồng lạc
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Học sinh, Phòng bộ môn, có
đầy đủ thiết bị dạy học đặc biệt các thiết bị dạy học hiện đại,
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2014-2015
TÁC GIẢ
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP
(ký, ghi rõ họ tên)
DỤNG SÁNG KIẾN

Dương Thị Tuyến

2


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết số 29-NQ/TW8 về
đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo là “Đổi mới hình thức, phương
pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo”. Trong xu hướng
chuyển đổi đó, việc đổi mới dạy và học theo hướng phát triển phẩm chất, năng
lực người học đang được chú trọng.
Thực hiện theo công văn chỉ đạo của Sở giáo dục và đào tạo về nhiệm vụ
năm học, năm học 2014-2015 tiếp cận hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá
theo hướng phát triển năng lực học sinh. Để đổi mới được hình thức, phương
pháp dạy học mới thì “mắt xích” cần phải tập trung, nỗ lực nhiều nhất, đầu tư
nhiều thời gian, trí tuệ, tiền bạc nhất chính là khâu đổi mới cách thức kiểm tra
đánh giá học sinh. Trong đánh giá thành tích học tập của HS không chỉ đánh

giá kết quả mà chú ý cả quá trình học tập. Đánh giá thành tích học tập theo
quan điểm phát triển năng lực không giới hạn vào khả năng tái hiện tri thức mà
chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức
hợp.
Cần sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá
khác nhau. Kết hợp giữa kiểm tra miệng, kiểm tra viết và bài tập thực hành. Kết
hợp giữa trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan.
2.Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
Với đề tài : Xây dựng câu hỏi kiểm tra đánh giá theo định hướng phát
triển năng lực học sinh chủ đề: Sinh vật và môi trường - sinh học 9 sử dụng
trong dạy học chính khóa và dạy học sinh giỏi tập trung nghiên cứu phạm vi
kiến thức lớp 9 khối THCS , và đây cũng là tiền để học sinh học tiếp chương
trình THPT sau này. Đối với năm học 2014-2015 khi nội dung sách giáo khoa
chưa đổi mới thì đề tài này có thể sử dụng dạy chuyên đề. Sau năm 2015 khi có
nội dung chương trình đổi mới của bộ thì đề tài này có thể áp dụng dạy chính
khóa. Đề tài có thể sử dụng để dạy các chủ đề khác trong môn sinh học từ khối

3


6,7,8,9. Bộ câu hỏi có thể sử dụng làm các đề kiểm tra thường xuyên, kiểm tra
định kì hay kiểm tra học kì.
3. Nội dung sáng kiến
Tính mới của đề tài đó là bám sát vào chủ trương, kế hoạch của bộ giáo
dục về việc đổi mới hình thức, phương pháp dạy hoc từ hướng tiếp cận nội
dung sang hướng tiếp cận năng lực.
Sau khi tìm hiểu thực trạng tôi đi tìm hiểu các bước chung, các bước cụ
thể xây dựng bộ câu hỏi bài tập, rồi sử dụng để kiểm tra thường xuyên, kiểm tra
định kì môn sinh học 9.Sau đó khảo sát học sinh lấy số liệu thống kê cụ thể rồi
đối chiếu với kết quả năm học trước khẳng định hiệu quả của đề tài.

4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
Qua kết quả khảo sát thấy được học sinh phát triển được các năng lực
nhận thức chung , khả năng vận dụng kiến thức vào các tình huống cụ thể
tương đối tốt. Học sinh thấy yêu mến bộ môn và tầm quan trọng của bộ môn là
ngoài nhiệm vụ cung cấp tri thức còn phát triển ở học sinh năng lực nhận thức,
thói quen tư duy, hình thành kỹ năng kỹ xảo, nhằm biến các kiến thức sinh học
có tính năng động sáng tạo trong sản xuất, trong chỉ đạo đời sống khỏe mạnh
và có văn hóa trong việc thể hiện danh lam thắng cảnh, trong cuộc đấu tranh có
tính chất thế giới quan tư tưởng giữa duy vật và duy tâm.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.
Dạy học theo hướng tiếp cận năng lực phù hợp với nội dung SGK viết theo chủ
đề vì vậy cần đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa cho phù hợp.
Đối với các cấp cần phải khuyến khích GV áp dụng đa dạng các hình thức đánh
giá, đánh giá bằng trắc nghiệm, bằng kiểm tra viết tự luận, đánh giá bằng sản
phẩm, bằng hồ sơ học sinh, bằng trình bày miệng, thảo luận/ tranh luận thông
qua tương tác của nhóm, thông qua các sản phẩm của nhóm… đầu tư trang
thiết bị dạy học hiện đại phục vụ cho việc dạy học hiệu quả.

4


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
1.1. Lí do chọn đề tài
Thực hiện theo công văn chỉ đạo của Sở giáo dục và đào tạo về nhiệm vụ
năm học, năm học 2014-2015 tiếp cận hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá
theo hướng phát triển năng lực học sinh. Để đổi mới được hình thức, phương
pháp dạy học mới thì “mắt xích” cần phải tập trung, nỗ lực nhiều nhất, đầu tư
nhiều thời gian, trí tuệ, tiền bạc nhất chính là khâu đổi mới cách thức kiểm tra
đánh giá học sinh. Trước hết chúng ta phải hiểu kiểm tra đánh là bộ phận

không thể tách rời của quá trình dạy học bởi đối với người giáo viên, khi tiến
hành quá trình dạy học phải xác định rõ mục tiêu của bài học, nội dung và
phương pháp cũng như kỹ thuật tổ chức quá trình dạy học sao cho hiệu quả.
Muốn biết có hiệu quả hay không, người giáo viên phải thu thập thông tin phản
hồi từ học sinh để đánh giá và qua đó điều chỉnh phương pháp dạy, kỹ thuật
dạy của mìnhvà giúp học sinh điều chỉnh các phương pháp học. Như vậy, kiểm
tra đánh giá là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học và có thể nói
kiểm tra đánh giá là động lực để thúc đẩy sự đổi mới quá trình dạy và học.
Chính vì lí do đó tôi chọn đề tài này để nghiên cứu, chọn chủ đề : Sinh
vật và môi trường - sinh học 9 làm ví dụ minh họa vì phần sinh vật và môi
trường là nội dung chính của học kì II, chương trình trên lớp học sinh đang tiếp
cận nội dung này và đã hoàn thành xong nội dung chương I như vậy dễ dàng
dạy thực nghiệm và kiểm tra đánh giá để so sánh với cách dạy học và kiểm tra
đánh giá theo hướng tiếp cận nội dung đang sử dụng phổ biến hiện nay để thấy
những ưu việt của dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng tiếp cận năng
lực học sinh.
1.2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với đề tài : Xây dựng câu hỏi kiểm tra đánh giá theo định hướng phát
triển năng lực học sinh chủ đề: Sinh vật và môi trường - sinh học 9 trong dạy
học chính khóa và dạy học sinh giỏi tập trung nghiên cứu phạm vi kiến thức

5


lớp 9 khối THCS , và đây cũng là tiền đề để học sinh học tiếp chương trình
THPT sau này.
Đối với năm học 2014-2015 khi nội dung sách giáo khoa chưa đổi mới
thì đề tài này có thể sử dụng dạy chuyên đề. Sau năm 2015 khi có nội dung
chương trình đổi mới của bộ thì đề tài này có thể áp dụng dạy chính khóa. Đề
tài có thể sử dụng để dạy các chủ đề khác trong môn sinh học từ khối 6,7,8,9.

Bộ câu hỏi có thể sử dụng làm các đề kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì
hay kiểm tra học kì.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
+ Đọc, nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến việc đổi mới kiểm tra đánh giá
theo hướng phát triển năng lực học sinh.
+ Tham khảo tài liệu: Phương pháp giải các câu hỏi bài tập về sinh vật và môi
trường, chuẩn kiến thức kĩ năng
+ Xây dựng bộ cau hỏi theo hướng dẫn của tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm
tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn sinh học cấp
trung học cơ sở.
+ Tiến hành khảo sát và thống kê trắc nghiệm và so sánh kết quả để đúc rút
kinh nghiệm.
2.Cơ sở lí luận của đề tài
Dạy học theo phương pháp tiếp cận năng lực là phương pháp dạy học
nhắm trúng vào năng lực của người học để thiết kế chương trình. “Muốn dạy
học theo phương pháp tiếp cận năng lực đạt hiệu quả mong muốn thì khâu xác
định sở thích và năng lực người học là quan trọng hàng đầu, nhưng chỉ dựa vào
sở thích của người học thì đúng, nhưng chưa đủ. Để quyết định thành công, yếu
tố có tính quyết định ở đây là năng lực người học. Từ trước đến nay, chúng ta
chủ yếu dạy học theo phương pháp tiếp cận nội dung. Chương trình và nội
dung giáo dục được xác định là chuẩn mực, không được phép xê dịch. Khi học
họ không biết học để làm gì, khi làm không hiểu tại sao phải làm,... chính do sự
nghiêm túc thái quá vô hình trung là nguyên nhân sâu xa của sự thụ động
6


không dám sáng tạo, không dám vượt qua những yếu tố chuẩn mực truyền
thống, mặc dù những yếu tố đó đã lạc hậu, bất cập.
Đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ là động lực thúc đẩy các quá trình khác như
đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học,

đổi mới quản lý…. Nếu thực hiện được việc kiểm tra đánh giá hướng vào đánh
giá quá trình, giúp phát triển năng lực người học, thì lúc đó quá trình dạy học
trở nên tích cực hơn rất nhiều. Quá trình đó sẽ nhắm đến mục tiêu xa hơn, đó là
“nuôi dưỡng hứng thú học đường, tạo sự tự giác trong học tập và quan trọng
hơn là gieo vào lòng học sinh sự tự tin, niềm tin” “người khác làm được mình
cũng sẽ làm được”… Điều này vô cùng quan trọng để tạo ra mã số thành công
của mỗi học sinh trong tương lai.Tại sao người ta nói “kiểm tra đánh giá rất
quan trọng và kiểm tra đánh giá thế nào thì việc dạy học sẽ bị lái theo cái đó”.
Nếu chúng ta chỉ tập trung đánh giá kết quả như một sản phẩm cuối
cùng của quá trình dạy và học, thì học sinh chỉ tập trung vào những gì GV ôn
và tập trung vào những trọng tâm GV nhấn mạnh, thậm chí những dạng bài tập
GV cho trước… học sinh chỉ việc thay số trong bài toán mẫu… để đạt được
điểm số tối đa theo mong muốn của thầy/cô giáo. Và như vậy, kiểm tra đánh
giá đã biến hình không còn theo đúng nghĩa của nó. Bởi khi xây dựng chương
trình, người ta cần làm rõ triết lý kiểm tra đánh giá… tức là xác định rõ mục
tiêu của kiểm tra đánh giá là gì? Kiểm tra đánh giá xem học sinh có đạt mục
tiêu học tập, giáo dục, có đạt được kết quả mong đợi theo chuẩn? Và sử dụng
kết quả kiểm tra đó để làm gì?
Khi giáo viên hiểu được triết lý và tầm quan trọng của đổi mới đánh giá
giáo dục, hướng quá trình kiểm tra đánh giá vào phát hiện các năng lực của học
sinh và kiểm tra đánh giá quá trình thay vì chỉ kiểm tra đánh giá kết quả (ghi
nhớ, học thuộc, làm theo bài mẫu, làm theo cách của thầy…), thì lúc đó quá
trình dạy học trở nên tích cực hơn rất nhiều và quá trình dạy học đó sẽ nhằm
đến mục tiêu xa hơn như là nuôi dưỡng hứng thú học đường, tạo sự tự giác
trong học tập. Và quan trọng hơn là gieo vào lòng học sinh niềm tin, tôi có
năng lực gì, việc học giúp gì cho tôi trong tương lai và quá trình đó vô cùng
7


quan trọng để tạo ra mã số thành công của học sinh trong tương lai. Vì người

học sinh học xong trường phổ thông vào đời muốn thành công trước hết phải
“hiểu rõ mình có những khả năng/ năng lực gì, phải biết cách xác định mục
tiêu, phải xác định được một nhóm các năng lực nhận thức như trí thông minh,
trí sáng tạo, … một nhóm các năng lực phi nhận thức như sự tự tin, khả năng
vượt khó, tính độc lập…” là sống còn với mình, bằng cách nào để tự phát triển
chúng, để trên cơ sở đó hoạch định thời gian, chọn lựa những mục tiêu trong
cuộc sống .
3. Thực trạng của vấn đề
Thực tiễn giảng dạy môn Sinh học 9 tôi nhận thấy rằng: Trong dạy học
môn sinh học cần truyền thụ cho học sinh kiến thức cơ bản về sinh giới một
cách vững chắc, đó chính là những khái niệm sinh học. Ðồng thời còn làm rõ
khả năng vận dụng những kiến thức này trong đời sống. Học sinh phải được
làm quen với các phương pháp và biện pháp kỹ thuật khoa học tự nhiên. Cần
phối hợp thống nhất giữa truyền thụ kiến thức với phát triển năng lực và giáo
dục. Kiến thức đạt được là cơ sở cho sự hoạt động có mục đích, cho hướng
nghiệp một cách có ý thức khi chọn nghề cũng như cho nghề nghiệp tương lai
và khả năng hình thành, phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh.
Môn sinh học ngoài nhiệm vụ cung cấp tri thức còn phát triển ở học sinh
năng lực nhận thức, thói quen tư duy, hình thành kỹ năng kỹ xảo, nhằm biến
các kiến thức sinh học có tính năng động sáng tạo trong sản xuất, trong chỉ đạo
đời sống khỏe mạnh và có văn hóa trong việc thể hiện danh lam thắng cảnh,
trong cuộc đấu tranh có tính chất thế giới quan tư tưởng giữa duy vật và duy
tâm.
Hiện nay trong các nhà trường, giáo viên sử dụng hầu như rất hạn chế
các hình thức đánh giá mới, hiện đại, phần lớn những đánh giá GV đang sử
dụng có tính truyền thống: dựa vào viết luận, làm các bàì tập như kiểm tra 15
phút, 1 tiết… , và thông qua một số câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận mà chính
giáo viên cũng không rõ mình định đánh giá kỹ năng hay năng lực gì ở học
sinh. Khi giáo viên chưa đa dạng hóa các kiểu đánh giá sẽ làm cho hoạt động
8



học tập trở nên nhàm chán, sẽ khó phát triển các năng lực bậc cao ở người học
(như năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo…). Trong khi đó,
yêu cầu của đổi mới kiểm tra đánh giá là phải áp dụng đa dạng các hình thức
đánh giá: đánh giá bằng trắc nghiệm, bằng kiểm tra viết kiểu tự luận, vấn đáp…
đánh giá thông qua sản phẩm, qua hồ sơ học sinh, qua thuyết trình/trình bày,
thông qua tương tác nhóm, thông qua các sản phẩm của nhóm…, đánh giá bằng
các tình huống bài tập, các hình thức tiểu luận, …, thì giáo viên chưa làm được
vì chưa được đào tạo.
Tính ì của giáo viên, từ trước đến nay vì họ thường kiểm tra đánh giá
dựa trên những kinh nghiệm, họ soạn câu hỏi kiểm tra miệng, hay bài kiểm tra
15 phút, bài thi 1 tiết hoặc học kỳ phần lớn dựa trên kinh nghiệm. Giáo viên
thường ra đề kiểm tra, đề thi dựa trên theo lối mòn (kinh nghiệm, thói quen…)
mà ít khi để ý đến cơ sở khoa học, tính quy chuẩn của việc thiết đề thi hay đề
kiểm tra. Các đề thi/kiểm tra chủ yếu là nhằm đánh giá việc nhớ, hiểu kiến
thức, kỹ năng thực hành, mà ít chú ý đánh giá khả năng học sinh vận dụng kiến
thức vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn đời sống, ít chú ý đến việc
đánh giá năng lực người học theo chuẩn mong đợi. Giáo viên chọn kiểu câu
hỏi, cách thức ra đề thi đánh giá học sinh chủ yếu do bắt trước những đề mẫu,
theo “sách”… mà ít khi để ý đến mục tiêu đo lường, đánh giá, ít khi suy nghĩ
về cơ sở khoa học của việc ra đề thi hay đề kiểm tra là nhằm kiểm tra kiến
thức, kỹ năng gì, đặc biệt là kiểm tra năng lực gì trong đó, họ không định hình
rõ ràng. Chính vậy họ sưu tầm một số đề họ thấy “hay” trong sách GK hay sách
tham khảo, trên cơ sở đó bắt chước cách làm. Còn các kiến thức được tập huấn
về thiết kế đề thi như thế nào cho khoa học, xây dựng bảng trọng số, viết item
thế nào… nhiều lúc còn mới lạ với họ.
Điểm nữa là, sau mỗi bài kiểm tra/ kỳ thi, giáo viên thường chỉ quan tâm
đến điểm số của học sinh để lên bảng điểm, xếp loại, đánh giá, chứ không nghĩ
rằng cần phân tích đánh giá chất lượng các đề kiểm tra/thi để rút kinh

nghiệm…đồng thời xem xét chúng giúp phát hiện những thiếu hụt gì ở học
sinh, để điều chỉnh hoạt động dạy và học. Nhiều giáo viên chỉ quan tâm, kiểm
9


tra đánh giá để có điểm, thực hiện yêu cầu theo quy chế…mà quên rằng kiểm
tra đánh giá còn có nhiều chức năng khác…
Như vậy, hiểu biết của giáo viên về triết lý, các phương pháp, kỹ thuật,
hình thức kiểm tra đánh giá còn nghèo nàn
Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này những năm học trước tôi
vẫn thực hiện dạy các tiết học theo hướng tiếp cận nội dung phổ biến hiện nay
bám sát sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, giảm tải. Các
bài kiểm tra thường tái hiện lại kiến thức sách giáo khoa, có 1 ý nhỏ liên hệ
thực tế. Năm học 2013-2014 kết quả bài kiểm tra 15 phút số 1 học kì II, với
khối 9 tổng số 32 học sinh đối tượng lớp 9A như sau:
Lớp



Giỏi

9A

số
32

SL

Khá
%


SL

%

Trung bình

Yếu

SL

SL

%

%

3
9,4%
12
37,5
11
34,3
6
18,8
Phân tích kết quả: Số học sinh đạt điểm giỏi chưa nhiều nguyên nhân là
do trong câu hỏi kiểm tra có ý vận dụng vào thực tiễn các em làm còn lúng
túng, phần lí thuyết kiến thức cơ bản các em nắm tương đối tốt nhưng phần vận
dụng các em gặp khó khăn. Còn một số em bị điểm yếu do ghi nhớ máy móc
kiến thức vì vậy khi bị quên 1 ý là các em không nhớ được kiến thức của bài.

4. Các bước thực hiện
4.1. Các bước chung xây dựng câu hỏi kiểm tra đánh giá theo định
hướng phát triển năng lực
Bước 1. Xác định chuẩn kiến thức, Kĩ năng, thái độ
Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ (KT, KN, TĐ) ,TL Hướng dẫn
giảm tải của Bộ để xác định KT, KN, TĐ của chủ đề.
Bước 2. Xác định những năng lực có thể đánh giá
Căn cứ vào hệ thống năng lực chung và các năng lực chuyên biệt của bộ môn
để xác định những năng lực có thể đánh giá.
Bước 3. Xây dựng bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt
10


Cơ sở để xây dựng bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi chủ đề là dựa
vào tiêu chí hóa chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của bộ môn.
Bảng mô tả
Nội dung
(Chuẩn

Nhân biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp Vận

dụng

KT, (Mô tả yêu cầu (Mô tả yêu cầu (Mô tả yêu cầu cao

KN, TĐ của cần đạt)


cần đạt)

cần đạt)

từng chủ đề)

(Mô tả yêu
cầu cần đạt)

Bước 4. Biên soạn hệ thống câu hỏi/bài tập
+ Tìm bối cảnh phù hợp không chỉ với nội dung, kĩ năng, thái độ định kiểm tra
đánh giá mà còn phải phù hợp với đối tượng HS và đặc điểm địa phương, tình
hình đất nước,...
+ Xác định loại câu hỏi/bài tập
+ Viết câu hỏi/bài tập theo đúng mức độ yêu cầu của từng chuẩn gắn với thực
tiễn.
* Lưu ý :Mỗi câu hỏi/bài tập có thể tương ứng với 1 hoặc 2 chuẩn, nhưng
cũng có thể chỉ thực hiện 1 yêu cầu nào đó trong 1 chuẩn.
Bước 5: Kiểm tra lại hệ thống câu hỏi, bài tập đánh giá theo các mức đã
mô tả
Bước 6: Chỉnh sửa lại hệ thống câu hỏi/ bài tập đánh giá theo các mức
đã mô tả.
Lưu ý : Bước 5, 6 thực hiện trong quá trình biên soạn hệ thống câu hỏi/bài tập
nhưng có thể không thể hiện ở văn bản sản phẩm cuối cùng
Bước 7: Nêu phương pháp và kĩ thuật dạy học đối với chủ đề:
- Phương pháp: Dạy học nhóm; Nêu vấn đề; Dạy học dự án…
-Xây dựng các hoạt động học trong chủ đề
+ Mục đích hoạt động
+ Nội dung hoạt động

+ PP, kĩ thuật tổ chức
+ Thời gian và hình thức tổ chức hoạt động: (trên lớp, ngoài lớp, ở
nhà….)
11


4.2.Các bước xây dựng câu hỏi kiểm tra đánh giá chủ đề: Sinh vật và
môi trường – Sinh học 9
Bước 1: Xác định chủ đề: Sinh vật và môi trường - Sinh học 9
Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức kĩ năng thái độ của chủ đề Sinh vật và môi
trường – Sinh học 9
Kiến thức:
- Khái niệm về sinh vật và môi trường:
+ Phát biểu được khái niệm chung về môi trường sống, Nêu các loại môi
trường sống của sinh vật, cho ví dụ sinh vật sống ở môi trường đó.
+ Phân biệt được các nhân tố sinh thái. Nêu các nhóm nhân tố sinh thái: Vô
sinh , Hữu sinh gồm Con người và sinh vật khác
+ Trình bày được khái niệm về nhân tố sinh thái
+ Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái. Nêu ví dụ
- Nêu được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô sinh (nhiệt độ,ánh
sáng,độ ẩm) đến sinh vật.
+ Nêu được ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đến các đặc điểm hình thái, giải
phẫu, sinh lý và tập tính của sinh vật.
+ Giải thích được sự thích nghi của sinh vật với môi trường.
+Liên hệ vận dụng giải thích một số hiện tượng về đặc điểm sinh lý và tập tính
của sinh vật.
+ Học sinh mô tả được ảnh hưởng của nhân tố sinh thái: nhiệt độ môi trường
đến các đặc điểm về hình thái, sinh lí và tập tính của sinh vật một cách sơ
lược.Phân tích, tổng hợp rút ra sự thích nghi của sinh vật.
+ Học sinh mô tả được ảnh hưởng của nhân tố sinh thái độ ẩm môi trường đến

các đặc điểm về hình thái, sinh lí và tập tính của sinh vật. Phân tích rút ra sự
thích nghi của sinh vật
+Nêu được các nhóm sinh vật và đặc điểm của các nhóm : ưa sáng, ưa bóng, ưa
ẩm, chịu hạn, hằng nhiệt và biến nhiệt……
12


- Học sinh trình bày được thế nào là nhân tố sinh vật.
+ Học sinh trình bày được những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và
khác loài.
+ Học sinh nêu đặc điểm các mối quan hệ cùng loài, khác loài giữa các sinh
vật: cạnh tranh, hỗ trợ, cộng sinh, hội sinh, kí sinh, ăn thịt sinh vật khác.
Kĩ năng :
+ Học sinh nhận biết được các môi trường sống của sinh vật ngoài thiên nhiên
các nhân tố sinh thái của môi trường ảnh hưởng lên đời sống sinh vật.
+ Học sinh biết cách thu thập mẫu.
Thái độ: Xây dựng tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thiên nhiên.
Bước 3: Các năng lực có thể hình thành thông qua chủ đề:
1. Các năng lực chung
+ NL tự học
- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là:
Nêu được các khái niệm: môi trường, nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái
Nêu được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô sinh (nhiệt độ,ánh sáng,độ
ẩm ) đến sinh vật.
Nêu được một số nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái của một số nhân tố
sinh thái(ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm). Nêu được một số ví dụ về sự thích nghi
của sinh vật với môi trường
Kể được một số mối quan hệ cùng loài và khác loài
- HS lập và thực hiện được kế hoạch học tập chủ đề.
+ NL giải quyết vấn đề

- HS giải quyết được các tình huống học tập Ví dụ: Tại sao cây sống ở nơi
quang đãng có đặc điểm khác cây sống trong bóng râm?Gấu Bắc cực kiểu hình
khác gấu Việt Nam? Giải thích được sự thích nghi của sinh vật với các nhân tố
sinh thái?
Những ảnh hưởng của môi trường lên đời sống sinh vật, mối quan hệ giữa sinh
vật và môi trường sống.
13


+ NL tư duy sáng tạo
- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập:
Tại sao lại nuôi vịt đàn, lợn đàn, trồng xen canh, thả nhiều cá trong 1 ao?
- Đề xuất được ý tưởng:
Vận dụng trong thực tế đề xuất các biện pháp kĩ thuật trong chăn nuôi trồng
trọt để có năng xuất cao
+ NL tự quản lý
- Quản lí nhóm học tập: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập.
+ NL giao tiếp
- Trao đổi thảo luận về các nội dung, ghi chép, báo cáo kết quả.
+ NL hợp tác
- Làm việc theo nhóm trao đổi nội dung thảo luận
+ NL sử dụng CNTT và truyền thông (ICT)
- Sưu tầm tư liệu môi trường sống của một số sinh vật, hình ảnh một số loại
thực vật, động vật
+ NL sử dụng ngôn ngữ
- NL sử dụng Tiếng Việt:Trình bày giải thích, phát hiện kiến thức theo chủ đề.
2. Các năng lực đặc thù bộ môn sinh học
+ Năng lực quan sát
- Học sinh quan sát tranh ảnh, vi deo, mẫu vật, mô tả được đặc điểm quan sát
về hình thái của thực vật, cấu tạo ngoài một só động vật do ảnh hưởng của một

số nhân tố sinh thái như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm.
+ Phân loại hay sắp xếp theo nhóm: Căn cứ vào các đặc điểm sắp xếp các
sinh vật vào các nhóm theo các nhân tố sinh thái: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm.
+ Tìm mối liên hệ: Đặc điểm của sinh vật thích nghi với các nhân tố sinh thái
của môi trường
+ Tính toán: Tính giới hạn sinh thái của một số loài
+ Xử lí và trình bày các số liệu: Sử lí số liệu và vẽ biểu đồ giới hạn sinh thái
+ Thí nghiệm: Thu thập và sử lí các mẫu vật bài thực hành ảnh hưởng của các
14


nhân tố sinh thái đến sinh vật.
Bước 4: Xây dựng bảng ma trận dùng để xây dựng bộ câu hỏi- bài tập đánh giá
năng lực của học sinh ở chủ đề: Sinh vật và môi trường – sinh học 9
Nội dung kiến thức chủ đề : Môi trường và các nhân tố sinh thái
Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái
Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật
Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
Bài 45,46: Thực hành – Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của các nhân tố
sinh thái lên đời sống sinh vật
MA TRẬN KIẾN THỨC
Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận


dụng Vận

CKTKN
Môi

thấp
cao
Nêu được khái niệm Xác định các loại Vẽ biểu đồ So sánh giới

trường và môi trường sống của môi trường sống giới
các nhân tố sinh vật, nêu các của sinh vật
sinh thái

loại

môi

sinh thái

trường Phân biệt các nhóm 18, 19

dụng

hạn hạn sinh thái
của một số
loài để xác

sống của sinh vật, nhân tố sinh thái,

định


khả

khái niệm nhân tố tại sao con người

năng

phân

sinh thái, các nhóm tách thành nhóm

bố của sinh

nhân tố sinh thái

riêng.

vật

1,2,3,4,5

Kĩ năng :

20,21

14.1

Nhận biết một số
nhân tố sinh thái
trong môi trường

14.2, 14.3,15,16,17

15


Ảnh hưởng Nêu
được
ảnh So sánh nhóm cây Ứng dụng - Liên hệ vận
của
ánh hưởng của nhân tố ưa sáng và cây ưa trong chăn dụng
giải
sáng
lên ánh sáng đến các bóng
nuôi trồng thích một số
đời sống đặc điểm hình thái, Kĩ năng :
trọt
hiện tượng
sinh vật

giải phẫu, sinh lý và Nhận biết một số
tập tính của sinh vật. cây ưa sáng và cây

về đặc điểm

ưa bóng, động vật

tập tính của

ưa sáng, động vật


sinh vật.

6,7,

sinh lý và

ưa tối
8,9,12,13
Ảnh hưởng Học sinh mô tả Phân tích, tổng hợp Ứng dụng Giải
thích
của nhiệt được ảnh hưởng của rút ra sự thích nghi trong chăn một số đặc
độ và độ nhân tố sinh thái: của sinh vật.
nuôi trồng điểm thích
ẩm lên đời nhiệt độ, độ ẩm của Phân biệt sinh vật trọt
sống sinh môi trường đến các biến nhiệt và hằng 22.3, 25
vật
đặc điểm về hình nhiệt
thái, sinh lí và tập Kĩ năng :
tính của sinh vật Nhận biết được các
một cách sơ lược.
sinh vật : ưa sáng,

nghi

của

sinh vật với
nhân tố sinh
thái
26


Nêu được các nhóm ưa bóng, ưa ẩm,
sinh vật : ưa sáng, chịu hạn,biến nhiệt
ưa bóng, ưa ẩm, và hằng nhiệt trong
chịu hạn, hằng nhiệt thực tế
và biến nhiệt……

10,11, 23, 24

22.1,23.1
Ảnh hưởng

Nêu được các mối + Học sinh trình Ứng dụng Giải
nhau quan hệ cùng loài bày được những trong chăn ứng

thích

lẫn

dụng

giữa
sinh vật

các khác loài

mối quan hệ giữa nuôi

trồng mối quan hệ


27. 1

các sinh vật cùng trọt

sinh

học

loài và khác loài.

trong

thực

27.2, 28

tiễn 27.3

Bước 5: Bộ câu hỏi và bài tập chủ đề : Sinh vật và môi trường – Sinh học 9
16


1. Phần trắc nghiệm
1. Điều sau không đúng với môi trường:
A. Bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái ở xung quanh sinh vật.
B. Gồm 3 loại: môi trường đất, nước và sinh vật.
C. Ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
D. Là nơi sinh sống của các sinh vật.
2. Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm :
A. Tất cả các nhân tố vật lý hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.

B. Đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các nhân tố vật lý bao quanh sinh
vật.
C. Đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, các chất hoá học của môi trường
xung quanh sinh vật.
D. Đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh
sinh vật.
3. Điều sau không đúng với nhân tố vô sinh:
A. Tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật.
B. Là tất cả các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật.
C. Là thế giới sinh vật của môi trường.
D. Là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.
4. Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm:
A. Thực vật, động vật và con người.
B. Vi sinh vật, thực vật, động vật và con người.
C. Vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người.
D. Thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa các sinh vật với
nhau.
5. Điều sau không đúng với nhân tố hữu sinh:
A.Là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.
B. Là tất cả các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường
C. Là thế giới hữu cơ của môi trường.
D. Tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật.
17


6. Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật
A. Hoạt động kiếm ăn, tạo điều kiện cho độngvật nhận biết các vật, định hướng
di chuyển trong không gian.
B. Đã ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản.
C. Hoạt động kiếm ăn, khả năng sinh trưởng, sinh sản.

D. Ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản, tạo điều kiện cho
động vật nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian.
7. Đặc điểm sau không phải của cây ưa sáng:
A. Phân cao, thẳng.
C. Lá nằm ngang.
B. Phiến lá dày.
D. Mô giậu phát triển.
Cho các cây sau đây (dùng cho câu 8 và 9):
I. Phi lao.
II. Vạn niên thanh.
IV. Thông.
V. Lá lốt.
8. Những cây sau đều là cây ưa sáng
A. I, III, V.
B. III, IV, V.
9. Những cây sau đều là cây ưa bóng:

III. Xà cừ.
VI. Ráy.

C. I, III, IV.

D. II, III,VI.

A. I, III, IV.
B. IV, V, VI
C. I, II, III.
10. Những sinh vật sau là sinh vật hằng nhiệt:

D. II, V, VI.


A. Vi khuẩn, lạc đà, đà điểu, sóc.
C. Gấu, dơi, hươu sao, cá heo.
B. Thằn lằn, thỏ, chó sói, cá sấu.
D. Dơi, chuột chù, rùa biển, cá voi.
11. Những loài sau là độngvật biến nhiệt:
A.Cá heo, cá rô phi, cá lưỡi trâu
C. Cá rô phi, cá heo, cá nóc.
B. Cá chim, cá voi, cá chép.
D. Cá sấu, cá nhám, cá đuối.
12. Những động vật hoạt động ban đêm là:
A. Lươn, bướm đêm, trâu.
C. Muỗi, thằn lằn,chim sẽ.
B. Ong, gà rừng, bồ câu.
D. Chim cú, chim lợn, dơi.
13. Đặc điểm thích nghi sau không gặp ở những động vật hoạt động ban đêm:
A. Thân có màu sắc sặc sỡ dễ nhận C. Xúc giác phát triển.
biết.
B. Mắt rất tinh dễ quan sát.
Đáp án phần trắc nghiệm
1.B
2.C
8.C
9.D
2.Phần tự luận

3.D
10.C

D. Mắt nhỏ lại hoặc tiêu giảm.

4.D
11.A

5.B
12.D

6.D
13.A

7.C

Câu 14: Giả sử có các sinh vật sau: Trâu, lợn, sán lá gan, sán sơ mít,
18


giun đũa, giun đất, cá rô phi, sáo.
1.Trình bày khái niệm môi trường sống của sinh vật, có mấy loại môi trường
sống của sinh vật? Cho biết môi trường sống của các loại sinh vật kể trên?
2. Nhân tố sinh thái là gì? Có mấy nhóm nhân tố sinh thái trong môi trường?
Trâu chịu tác động của những nhân tố sinh thái nào? Các nhân tố sinh thái đó
thuộc vào những nhân tố sinh thái nào?
Đáp án
1. Khái niệm môi trường:
- Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh
chúng, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của
sinh vật.
- Có 4 loại môi trường chủ yếu:
+ Môi trường nước.
+ Môi trường trên mặt đất – không khí.
+ Môi trường trong đất.

+ Môi trường sinh vật.
- Môi trường sống của các loài sinh vật:
* Trâu: Môi trường mặt đất và không khí
* Lợn: Môi trường sinh vật mặt đất và không khí
* Ve: Môi trường sinh vật
* Sán lá gan: Môi trường sinh vật
* Sán xơ mít: Môi trường sinh vật
* Cá rô phi: Môi trường nước
* Giun đất: Môi trường trong đất
* Giun đũa: Môi trường sinh vật
* Sáo: Môi trường mặt đất và không khí
2. Nhân tố sinh thái là các yếu tố của môi trường, có tác động trực tiếp
hay gián tiếp lên đời sống sinh vật.
Sinh vật phản ứng lại bằng các phản ứng thích nghi, hình thành các đặc
điểm thích nghi ở sinh vật.
19


- Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm:
+ Nhóm nhân tố vô sinh: Là các yếu tố không sống trong môi trường như
ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm trong không khí và gió, lượng mưa hàng năm, thành
phần hóa học của đất, … có tác động lên cơ thể sinh vật, gây ảnh hưởng đến
sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Ví dụ: Đất có nhiều mùn giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt; ánh sáng
giúp thực vật quang hợp và các động vật sưởi ấm, giúp cơ thể tăng cường hấp
thụ canxi…
+ Nhóm nhân tố hữu sinh: Là các yếu tố sống trong môi trường bao gồm
các sinh vật và nhân tố con người. Nhân tố hữu sinh bao gồm tác động của các
sinh vật khác trong môi trường và tác động trực tiếp hay gián tiếp của con
người lên cơ thể sinh vật…

Ví dụ: Cây thụ phấn nhờ côn trùng, hạt lan nảy mầm nhờ vi khuẩn
Rhizoctonia, giun sán gây bệnh cho người…
Con người là sinh vật cấp cao, ngoài hoạt động bản năng con người còn
có các hoạt động có ý thức khác nên con người có thể khai thác, sử dụng tài
nguyên và cải tạo môi trường.
- Các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến trâu: ánh sáng, nhiệt độ, không khí,
nước, cỏ, người, ve, sán lá gan, sáo…
Các nhân tố sinh thái đó gồm 3 nhóm:
+ Nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, không khí, nước.
+ Nhân tố hữu sinh: Cỏ, ve, sán lá gan, sáo…
+ Nhân tố con người: Con người.
Câu 15: Khi nuôi gà chúng ta cố gắng chọn những giống gà tốt. Tùy theo mục
đích nuôi gà mà họ chọn theo hướng trứng hay hướng thịt, trong quá trình
chăm sóc chú ý : Cho ăn thức ăn đầy đủ: Bột cá, ngô. cua, ốc, giun…Và nuôi
dưỡng chúng trong chuồng cao và ánh sáng đầy đủ để chống bệnh tật.
a. Có mấy nhóm nhân tố sinh thái ? Những loại nhân tố sinh thái nào
ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của gà? Hãy sắp xếp những nhân tố
trên theo phân loại đó?
20


b. Hãy phân tích sự tác động của các nhân tố sinh thái trên lên đời sống
của gà?
Đáp án
a. Có hai nhóm nhân tố sinh thái:
+ Nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, đất, nước, địa hình...
+ Nhân tố hữu sinh:
Nhân tố sinh vật: VSV, nấm, động vật, thực vật,
Nhân tố con người: tác động tích cực: cải tạo, nuôi dưỡng, lai ghép.... tác động
tiêu cực: săn bắn, đốt phá làm cháy rừng...

*Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và sinh sản của gà là:
+ Nhân tố vô sinh: Chuồng cao ráo, sạch sẽ, độ ẩm, gió, nhiệt độ, ánh sáng
đầy đủ.
+ Nhân tố hữu sinh: Chính là thức ăn (bột cá, cua, ốc, ngô, giun).
+ Nhân tố con người: Tạo ra những giống gà chuyên sản xuất trứng, thịt,
chăm sóc tốt(chuồng, thức ăn).
b. Phân tích sự tác động của các nhân tố lên sự sinh trưởng, phát triển của
gà:
+ Nhân tố vô sinh: Chuồng cao ráo, sạch sẽ, ánh sáng đầy đủ ảnh hưởng tốt
đến sự sinh trưởng, phát triển của gà dẫn đến gà cho sản phẩm chất lượng cao.
+ Nhân tố hữu sinh: Bột cá, ngô, cua, ốc, giun là thức ăn có thành phần dinh
dưỡng cao cũng ảnh hưởng tốt đến sự sinh trưởng, phát triển của gà, làm cho gà
có sản phẩm chất lượng cao.
*Nhận xét: Vậy tất cả các nhân tố sinh thái đều đã tạo nên một tác động tổng
hợp lên cơ thể gà để gà cho sản phẩm có chất lượng. Nếu một trong các nhân tố
sinh thái trên không tốt đối với gà cũng làm ảnh hưởng đến sản phẩm thu
hoạch. Cụ thể: nếu giống gà không tốt có chăm sóc tốt, thức ăn đầy đủ thì cũng
chỉ cho sản phẩm ở mức giới hạn đó. Hoặc nếu chuồng sạch, cao ráo, ánh sáng
đầy đủ cùng với giống tốt nhưng thức ăn thiếu, kém chất lượng thì gà sẽ bị
bệnh, gầy và sản phẩm thu hoạch cũng không được như ý muốn.
Câu 16: Bài tập 1 SGKtr121
21


Chuột sống trong rừng mư nhiệt đới chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái
sau: Mức độ ngập nước, kiến độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ
ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, cây gôc giá thổi, gỗ mục, thảm
lá khô, sâu ăn lá cây, độ tơi xốp của đất, lượng mưa. Hãy sắp xếp các nhân tố
đó vó các nhóm nhân tố sinh thái.
Câu 17: Bài tập 2SGKtr121

Quan sát lớp học và tìm các nhân tố sinh thí tác động đế việc học tập và sức
khỏe của học sinh.
Câu 18: Bài tập 3SGK Tr121
Khi ta đem một cây phong lan từ trong rừng rậm về trồng ở vườn nhà, những
nhân tố sinh thái của môi trường tác động lên cây phong lan sẽ thay đổi. Em
hãy cho biết những thay đổi của các nhân tố sinh thái đó.
Câu 19. Thế nào là giới hạn sinh thái? Giới hạn sinh thái có quan hệ như thế
nào với sinh vật?
Trả lời
Khái niệm giới hạn sinh thái
- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố
sinh thái nhất định.
- Mỗi loài, cá thể đều có giới hạn sinh thái riêng đối với từng nhân tố sinh thái.
Sinh vật có giới hạn sinh thái rộng phân bố rộng, dễ thích nghi.
- Giới hạn trên: điều kiện tối đa mà sinh vật có thể chịu đựng được.
- Giới hạn dưới: điều kiện tối thiểu mà sinh vật có thể chịu đựng được.
Trong giới hạn sinh thái, điểm cực thuận là điều kiện thích hợp nhất để
sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt.
Ví dụ: Cá rô phi có giới hạn chịu đựng nhiệt độ từ 5,6 0C – 420C, cá quả
là 20C – 440C.
Giới hạn sinh thái có quan hệ với sinh vật
Vượt ra ngoài hai giới hạn chịu đựng (trên và dưới) sinh vật sẽ yếu dần
rồi chết: Nhiệt độ quá thấp làm tê liệt các hoạt động như nảy mầm, hô hấp,
thoát hơi nước, nhiệt độ quá cao làm chết tế bào.
22


Giới hạn sinh thái có thể rộng hay hẹp tùy thuộc từng loài, từng yếu tố
môi trường khác nhau và được hình thành trong quá trình tiến hóa của sinh vật.
Câu20: Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống của Cá Rô

Phi ở nước ta, chúng chết ở nhiệt độ dưới 5,60C và trên 420C. Nó phát triển tốt
nhất ở nhiệt độ 300C Người ta tiến hành nuôi cá Rô Phi ở môi trường có nhiệt
độ khác nhau là: 40C, 290C, 400C, 5,70C. Em hãy so sánh sự phát triển của cá
Rô Phi trong các môi trường trên. Từ đó hãy rút ra nhận xét?
Trả lời
Trong những môi trường có nhiệt độ như vậy thì cá rô phi phát triển tốt hơn cả
là ở nhiệt độ 290C còn ở nhiệt độ 5,70C và 400C cá phát triển chậm hơn và có
thể dẫn đến rối loạn hoạt động sống vì nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao, gần vượt quá giới hạn chịu đựng của cá rô phi. Nếu tiếp tục kéo dài thì cá sẽ chết.
Còn ở nhiệt độ 40C cá rô phi sẽ chết vì đã vượt quá giới hạn chịu đựng về nhiệt
độ ( 420C - 5,60C = 36,40C)
* Nhận xét: Như vậy càng ở xa điểm cực thuận sinh vật phát triển càng kém.
Câu 21: Cá rô phi nuôi ở nước ta bị chết khi nhiệt độ xuống dưới 5,60C hoặc
khi cao hơn 420C và sinh sống tốt ở nhiệt độ 300C
a. Đối với cá rô phi, các giá trị về nhiệt độ 5,6 0C, 420C và 300C gọi là
gì?
b. Cá chép sống ở nước ta có cá giá trị về nhiệt độ tương ứng là 20C,
440C và 280C
So sánh 2 loài cá rô phi và cá chép, loài nào co khả năng phân bố rộng hơn so
với loài kia?
c. Biên độ dao động nhiệt độ của nước ao hồ ở miền Bắc nước ta là 20C và
420C và ở miền Nam nước ta là 100C và 400C loài nào sống ở đâu sẽ thích hợp,
tại sao?
Trả lời
a. Đối với cá rô phi, giá trị về nhiệt độ: 5,6 0C gọi là giới hạn dưới, 420C gọi là
giới hạn trên, 300C gọi là điểm cực thuận. Khoảng cách giữa hai giá trị 5,6 0C và
420C gọi là giới hạn chịu đựng về nhiệt độ của cá rô phi.
23


b. Đánh giá khả năng của một loài nào đó ta dựa vào giới hạn chịu đựng về

nhân tố sinh thái: Nếu lớn thì loài đó có khả năng phân bố rộng hay ngược lại.
Giới hạn chịu đựng về nhiệt độ của cá rô phi là 36,4 0C( từ 5,60C đến 420C )
của cá chép là 440C - 20C = 420C.
c. Biên độ dao động về nhiệt độ nước:
+ Của ao hồ miền Bắc là 420C - 20C = 400C
+ Của ao hồ miền Nam là 400C - 100C = 300C
* Giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ nước:
+ Của ao hồ miền Bắc là 20C và 420C
+ Của ao hồ miền Nam là 100C và 400C.
Ta có sơ đồ so sánh như sau:
Miền Bắc
Miền Nam
0 2

5

10

Cá rô phi

40

42 44

to C

Nhận thấy:

Mức độ sinh trưởng


Cá chép

- Cá chép thích hợp phân bố ở cả Miền Nam và Miền Bắc.
- Cá rô phi thích hợp phân bố ở Miền Nam hơn vì nhiệt độ nước ao hồ của
Miền Bắc có khi xuống thấp hơn 5oC và gây chết cá rô phi.
Câu 22: Bài tập 4 SGK tr121
Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của:

Giới hạn trên

- Loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 0 oC đến +90oC, trong
đó điểm cực thuận là +55oC.
Giới hạn dưới

- Loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 0 oC đến +56oC, trong đó
điểm cực thuận là +32oC.
Lời giải

Điểm gây chết

Điểm cực
thuận
Giới hạn chịu đựng

Điểm gây chết

24


0


55

90

to

Mức độ sinh trưởng

Giới hạn nhiệt độ của vi khuẩn suối nước nóng.

Giới hạn dưới

Câu 21

Mức độ sinh trưởng

Giới hạn trên

0

32

56

to C

Giới hạn nhiệt độ của xương rồng sa mạc.
Điểm cực thuận


Cây thông đuôiĐiểm
ngựa
sống được
nước
có nồng độ
muối
từ 0,5‰ đến 4‰
Điểm
gây chết
Giớitrong
hạn chịu
đựng
gây chết
và sinh trưởng tốt ở nồng
độ dưới
muối 2‰.
Giới hạn

Giới hạn trên

a.

Vẽ sơ đồ tác động của nồng độ muối lên cây thông đuôi ngựa.

b.

Cây mắm biển sống ở các bãi lầy ven biển chịu đựng được nồng độ

muối trong nước từ 5‰ đến 9‰.
So sánh khả năng chịu đựng và thích

nghi
với nồng độ muối của cây mắm biển
Điểm
cực thuận
và cây thông đuôi ngựa.
Điểm gây chết Giới hạn chịu đựng
Lời giải:

Điểm gây chết

25


×