Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiểu luận Thực trạng thức khuya của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 13 trang )

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Thức khuya được xem là một thói quen phổ biến ở sinh viên hiện nay. Và nhiều người
trong chúng ta thường tự hỏi “thức để làm gì”,đó đang là những trăn trở, băn khoăn của mọi
sinh viên, những tác động tích cực cũng như sự tác động, ảnh hưởng tiêu cực như thế nào tới
sức khỏe, tinh thần cũng như thời gian mà sinh viên thức khuya để rồi ảnh hưởng tới học tập
như thế nào?. Các công trình nghiên cứu về vấn đề này không nhiều, kết quả cũng không
được tốt, chưa chu đáo. Nếu chúng ta không tìm hiểu kỹ , nghiên cứu và hiểu về nó thì làm
sao chúng ta có thể khắc phục được tình trạng này, mặc dù vấn đề này cũng được các phương
tiện truyền thông nhiều lần đề cập tới nhưng có trên thực tế thì tình trạng này đang càng ngày
gia tăng, và các biện pháp đưa ra cũng chưa có những tác động đáng kể. Và nhằm đưa ra các
biện pháp cụ thể, các hướng giải quyết vấn đề này chính là lý do mà tôi chọn đề tài này.
2. Nội dung chính:
- Thống kê % số sinh viên thức khuya trong tổng số sinh viên được khảo sát
- Tìm hiểu thực trạng thức khuya của sinh viên, tần suất cũng như thời gian thức khuya
- Xác định nguyên nhân dẫn tới tình trạng thức khuya này
- Tìm hiểu về những tác động tích cực, tiêu cực của vấn đề này, mối liên hệ giữa chúng,
cũng như đưa ra các định hướng, giải pháp phù hợp để khắc phục tình trạng này.
- Định hướng, sắp xếp thời gian cho hiệu quả, hợp lý và khoa học để đảm bảo sức khỏe của
sinh viên cũng như nâng cao chất lượng học tập.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là 20 sinh viên tại KTX ĐH LAO ĐỘNG XÃ HỘI CSII.
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Ký túc xá Đại học Lao động xã hội cơ sở 2.
- Thời gian: Năm 2015


PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ.


1.Khái niệm sinh viên :
Sinh viên là những người đã tốt nghiệp trung học phổ thông và đang theo học tại
một hoặc hơn một trường Đại học (hay cao đẳng).
2. Khái niệm thức khuya :
Theo các bác sĩ thì mỗi ngày con người nên ngủ từ 7-8h mỗi ngày.Những người
thức khuya là những người không ngủ trước 11h đêm và hầu như không ngủ đủ 7-8h mỗi
ngày.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG THỨC KHUYA CỦA SINH VIÊN.
Theo số liệu thống kê cũng như biểu đồ cho thấy thực trạng thức khuya của sinh viên
nội trú tại KTX ĐH LAO ĐỘNG XÃ HỘI CS2 còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm.
Khảo sát chung với số lượng là 25 sinh viên (15 sinh viên năm nhất và 10 sinh viên năm
cuối ) thì số sinh viên nữ ít hơn sinh viên nam với tỉ lệ phần trăm tương ứng là nữ 38% ,
nam 62%.

( hình 1. Sinh viên KTX ĐH LAO ĐỘNG XÃ HỘI CS2 thức khuya)
Qua khảo sát cho thấy rằng số lượng sinh viên thức ở KTX thức khuya, chiếm đến
98,2%. Trong đó thức khuya trong khoảng 23h-1h chiếm tỉ lệ cao nhất (72,1%). Theo
quy định của sinh viên nội trú thì thức khuya là nhu cầu của mỗi người, nên không thể


cấm sinh viên thức khuya, nhưng thức khuya phải bảo đảm trật tự không gây ồn ào ảnh
hưởng đến các phòng xung quanh và 11h thì sinh viên phải về phòng. Như vậy, hiện
tượng thức khuya này giờ đây đã trở nên phổ biến.
Khi được hỏi thức khuya cùng ai thì có đến 39,7% số sinh viên được khảo sát chọn
đáp án “hơn 2 người” và số sinh viên thức khuya cùng cả phòng là 24,4%. Như vậy , xu
hướng chung của những sinh viên nội trú là thức khuya từ 2 người trở lên (số lượng này
chiếm tổng cộng là 73,1%).Hơn nữa, có đến 65,4% sinh viên trả lời “có” khi được hỏi
“Có khi nào vì xu hướng chung là mọi người đều thức khuya nên bạn thức khuya hay
không?” cũng ảnh hưởng khá rõ đến việc thức khuya của sinh viên nội trú. Có đến 59%
số sinh viên được khảo sát trả lời nguyên nhân thức khuya là do “thói quen” và 39,7% là

do nguyên nhân “Bài vở quá nhiều”. Ngoài ra để minh chứng cho những nguyên nhân
chủ quan gây nên thức khuya ở sinh viên nội trú thì số sinh viên chọn câu trả lời do “Xu
hướng chung của cả phòng” và “Sắp xếp thời gian không hợp ly” chiếm tỷ lệ cao ( lần
lượt là 41,8% và 22,7%). Số sinh viên năm nhất đi ngủ trước 23h chiếm 4,9%, từ 23h tới
1h sang là 65,9% và qua 1h sáng hôm sau là 29,3%. Còn số sinh viên năm cuối ngủ trước
23h chiếm 2,5%, từ 23h tơi 1h sáng là 70% và sau 1h sáng là 27,5%
Tuy rằng sinh viên có thể đổ lỗi cho nguyên nhân khác gây ra việc thức khuya nhưng quy
cho cùng thì họ thức khuya chủ yếu là do “không biết sắp xếp thời gian”. Hai đáp án có
tỷ lệ chọn cao nhất là “do thói quen” và “bài vở quá nhiều” cũng phần nào cho thấy
nguyên nhân chủ quan chủ yếu của hiện tượng thức khuya là do không biết sắp xếp thời
gian. Chỉ khi sinh viên không biết sắp xếp thời gian thì họ mới phải thức khuya để học
bài. Vì những lần thức khuya lặp đi lặp lại nhiều lần nên mới trở thành thói quen. Vì vậy,
chính việc không biết sắp xếp thời gian hợp lý là nguyên nhân (chủ quan) chính dẫn đến
hiện tượng thức khuya của sinh viên dù sắp xếp thời gian hợp lý nhưng vẫn thức khuya…
nhưng đó là những trường hợp thiểu số, chúng ta không đề cập đến trong phạm vi báo
cáo này).
Đáng ngạc nhiên, mục đích của sinh viên thức khuya chủ yếu là để “học bài” (26,2%)
và “giải trí” (39,4%), “quan hệ” (trò chuyện qua chát và nhắn tin…, chiếm 37,5%), “Lên
mạng” (72,9%).

(hình 2. Sinh viên ở KTX ĐHLĐ-XH thức khuya để vui chơi)


Như vậy ngoài mục đích học bài, thì một số đông sinh viên thức khuya với các mục đích
giải trí nói chung chính là nguyên nhân khiến sinh viên không tỉnh táo vào buổi sáng. Qua đó,
ta có thể thấy ảnh hưởng của internet đến đời sống của sinh viên như thế nào. ngoài những
mặt lợi ích không thể chối cãi, internet đã làm đảo lộn đời sống vật chất lẫn tinh thần của sinh
viên (nói riêng) và các bạn trẻ (nói chung) ngày nay.
Nghĩa là ngoài mục đích học ra, sinh viên dành phần lớn thời gian để lướt web, chat, chơi
game, nghe nhạc online… Điều này cho thấy ảnh hưởng từ môi trường sinh sống và cả xu

hướng chung đến thói quen thức khuya của sinh viên.
Đáng chú ý, có đến 26,7% sinh viên chọn câu trả lời “không ăn gì” đối với câu hỏi “Khi
thức khuya, bạn có dùng thêm thức ăn, đồ uống phụ nào không?” .Điều này cho thấy mức độ
chủ quan đối với sức khoẻ của các bạn là rất cao.

(sinh viên không ý thức được tác hại của thức khuya)
Dù cho đa số sinh viên được hỏi đều trả lời là có nghe nói đến tác hại của thức khuya
(chiếm đến 93,8% số sinh viên) và 73,1% số sinh viên chọn thức khuya là thói quen xấu.
Nhưng qua nghiên cứu bảng hỏi thì điều đáng ngạc nhiên là có tới 35,9% sinh viên trả lời
“không có y định cải thiện tình trạng thức khuya” và 6,4% có ý kiến khác.
Đa số sinh viên đều đã thức khuya khi còn là học sinh : có thức khuya nhưng ít (82,5%),
thường xuyên thức khuya (27,1%).Như vậy việc thức khuya của sinh viên bây giờ có thể nói
là ảnh hưởng của thói quen vì khi còn là học sinh ít nhiều đã có thức khuya.


Bên cạnh việc cảm thấy tự do và có không gian riêng ( chiếm tỉ lệ 19,3%) thì thức
khuya ảnh hưởng xấu nhiều đến sinh viên ( cao nhất là “mệt mỏi ”chiếm tỉ lệ 76% và “mắt
thâm quần, da mặt nhợt nhạt, nổi mụn ” chiếm đến 28,4% ) . Mặc dù đây chỉ là cảm nhận chủ
quan của sinh viên, nhưng nó cũng cho thấy tác hại rõ ràng của việc thức khuya.

(hình 3. Sinh viên nam ktx thức khuya ảnh hưởng tới sức khỏe)
So sánh sinh viên năm nhất với năm cuối: Có 11,4% sinh viên năm cuối cho rằng thức
khuya là tốt . Và số sinh viên thật sự suy nghĩ về tác hại của thức khuya là rất ít ( dưới 1,8%) .
Các bạn chủ yếu quan tâm giải quyết công việc cho bản thân ( tỉ lệ 42,7% ) .
Như được biết thức khuya của sinh viên nội trú khá cao (98,3%). Và tỷ lệ sinh viên năm
nhất thức khuya (ngủ sau sau 23h) so với các anh sinh viên năm cuối là tương đương nhau
( 87,1% và 91,3%). Điều này cũng dễ hiểu. Ngoài yếu tố chủ quan là không biết sắp xếp thời
gian biểu và thói quen thức khuya, sinh viên năm nhất còn chịu ảnh hưởng từ nguyên nhân
khách quan mà các anh chị năm tư phần nào đã “miễn nhiễm”. Đó là môi trường sống mới lạ,



xa gia đình. Các bạn sinh viên năm nhất phải thích nghi với nơi ở mới, cách học khác hoàn
toàn ở cấp trung học phổ thông… trên hết là nỗi nhớ nhà và cảm giác lạc lõng. Đó là lý do tại
sao sinh viên năm nhất thức khuya cũng nhiều như sinh viên năm tư.
Rõ ràng, bên cạnh những mặt tích cực thì tác hại của thức khuya rất lớn. Tuy các bạn biết rõ
điều đó nhưng vẫn có ý định tiếp tục tình trạng này.
CHƯƠNG III: TÁC ĐỘNG CỦA THỨC KHUYA TỚI SINH VIÊN.
Xét về khía cạnh nào đó thì thức khuya vẫn có những mặt tích cực nhưng chiếm phần lớn
lại là mặt tiêu cực của nó.
1. Tác động tích cực:
Không thể phủ nhận mặt tốt do thức khuya đem lại. Nhờ thức khuya mà người ta có thể làm
được nhiều thứ, giải quyết được nhiều việc. Nhìn chung thì thức khuya đem lại những lợi ích
sau:
Đối với sinh viên , nhất là những sinh viên có gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn thì ngoài
thời gian đi học vào ban ngày , những công việc làm thêm vào ban đêm giúp những sinh viên
có thêm chi phí cung cấp cho học hành, sinh hoạt (chiếm tỉ lệ 8,4% trên tổng số sinh viên
được nghiên cứu). Hơn nữa , lượng kiến thức, bài vở của sinh viên là rất nhiều. Đặc biệt, vào
những mùa thi thì sinh viên phải thức khuya mới có thể giải quyết hết công việc bài vở của
mình được ( chiếm tỉ lệ 53,2% trên tổng số sinh viên được nghiên cứu ). Đây cũng là lí do tại
sao tần số thức khuya của sinh viên khi học đại học lại nhiều hơn so với khi họ học ởbậTrong
môi trường kí túc xá, do đông người , ồn ào nên sinh viên phải tranh thủ thời gian đêm khuya
để học bài.
Sau một ngày làm việc , học tập mệt nhọc và căng thẳng thì sinh viên thường chọn
thời gian đêm khuya để giải trí, nghe nhạc, đọc truyện, nhắn tin…Và số sinh viên chọn
câu trả lời này rất đông, đây cũng là cách giảm stress của sinh viên.
2. Tác động tiêu cực:
Nhắc đến thức khuya thì không thể không nói đến những mặt xấu do nó gây ra. Dù
con người không muốn thì nó vẫn tồn tại, ảnh hưởng không nhỏ đến họ. Có khi chúng ta
ý thức được tác hại của việc thức khuya nhưng bên.
cạnh công việc giải quyết được nhờ thức khuya thì sẵn sàng chấp nhận những tác động

xấu mà nó gây ra.


( hình ảnh tác hại của thức khuya)
- Thức khuya trong thời gian dài dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn so với những
người không thức khuya. Các nhà khoa học của Trường Đại học Tổng hợp về bảo hộ lao
động của Nhật Bản đã tiến hành khám bệnh cho hơn 14000 nam công nhân thường xuyên
làm ca đêm và kết quả cho thấy : sự sản sinh chất Melatonin-là chất có khả năng ngăn cản,
tiêu diệt nhanh chống các tể bào ung thư,chỉ sản sinh khi màn đêm buông xuống- theo chiều
hướng bất lợi, tạo điều kiện cho sự phát triển của các tế bào ung thư ở những người thường
xuyên thức khuya.
- .Da mặt nhợt nhạt, thiếu sinh khí, nhiều dầu, đôi khi sần sùi và nổi mụn, dưới mắt có
quầng thâm. Thức khuya ảnh hưởng đến làn da, nhất là da mặt. Thông thường là khoảng từ
10-11 giờ đêm da ở trong trạng thái dưỡng và hồi phục nếu như thường xuyên thức khuya sẽ
làm rối loạn hệ tuần hoàn bình thường của việc trao đổi chất và hệ thống thần kinh, sẽ khiến
cho da bị khô, giảm sức đàn hồi, bị sạm và không mịn màng…những ảnh hưởng xấu thường
thấy sau khi thức khuya như mắt thâm quầng, da mặt nhợt nhạt, thiếu sinh khí, nổi
mụn.Trung khu thần kinh uể oải thì thần kinh vị giác cũng trì trệ dẫn tới ăn không ngon
miệng. Nguy cơ giảm sút trí nhớ rất cao, gấp 5 lần so với những người không thức khuya.
- Ngoài ra, nó còn gây ra các tác động phụ như ù tai, chóng mặt, hay nóng nảy, khó tập
trung, cơ thể mệt mỏi, hay bị chuột rút. Trung khu thần kinh uể oải thì thần kinh vị giác
cũng trì trệ, dẫn tới ăn uống không ngon miệng.


(hình ảnh sinh viên mệt mỏi vì thức khuya)
- Hơn nữa, thức khuya là làm giảm sức đề kháng. Vì khoảng thời gian từ 1h tới 5h sáng là
lúc cơ thể tiết ra chất tái sinh và nâng cao hệ miễn dịch, cũng là lúc tiết ra nhiều hooc môn
để cân bằng và nâng cao sức đề kháng. Do vậy, thức khuya làm đảo lộn đồng hồ sinh học,
làm cơ thể mất cân bằng, là nguy cơ gây ra nhiều căn bệnh khác.
- Nếu thức khuya, chúng ta có khả năng béo phì theo chiều hướng có hại. Nghiên cứu gần

đây tiến hành trên 6000 người Mỹ có thói quen thức đêm làm việc hay học bài.Kết quả cho
thấy trên 70% trong số đó mắc chứng bệnh béo phì. Ban đêm là lúc cơ thể chúng ta nghỉ
ngơi và tiêu hóa hết lượng thức ăn còn lại. Thức khuya làm việc, đặc biệt là lao động trí óc
kết hợp với “nạp” thêm các thức ăn, đồ uống phụ thì lượng thức ăn sẻ không tiêu hóa hết,
tạo nên lượng mỡ dư thừa gây nên béo phì. Nó còn là nguy cơ cuả các chứng bệnh như tiểu
đường, tim mạch, huyết áp.
- Một tác hại nữa do thức khuya gây ra rất hay gặp ở các bạn sinh viên, dó là những căn
bệnh về mắt. Nếu thức khuya trong điều kiện thiếu ánh sáng thì hay dẫn tới cận thị. Một
điều không thể tránh khỏi là khi học tập hay làm việc vào ban đêm thì mắt chúng ta tiếp xúc
với ánh sáng trắng của bóng đèn làm cho mắt điều tiết nhiều hơn, do đó thị lực chúng ta
giảm xuống.Ngoài ra còn gặp phải các bệnh về mắt như khô mắt, nhức mỏi mắt, đau mắt,
loạn thị…Mà khi chúng ta không có đôi mắt tốt thì điều dĩ nhiên nó sẽ ảnh hưởng không tốt
đến kết quả học tập và hơn hết là cuộc sống của bạn.
- Nguy hiểm hơn là khi thức khuya mà bạn không biết điều chỉnh thời gian ngủ hợp lý,
không bảo đảm ngày ngủ từ 7-8 tiếng thì sẽ phát sinh thêm nhiều bệnh.Thời gian ngủ it hơn
dẫn tới sự suy giảm của não bộ, nguy cơ bị bệnh tim cao hơn so với những người bảo đảm
thời gian ngủ.Bác sỹ Najib Ayasm, chuyên gia về giấc ngủ tại bệnh viện Brigham &Women


ở Boston đã phân tích số liệu của hơn 71000 phụ nữ. Kết quả cho thấy có mối liên hệ tương
tự giữa sự phát triển của bệnh tim và thời lượng ngủ. So với những người ngủ từ 7-8 giờ thì
sổ người bị cơn đau tim tăng 37% ở những người ngủ hơn 9 tiếng mỗi ngày, tăng 18% ở
những người chỉ ngủ 6 giờ, tăng 39% ở những người ngủ dưới 5 giờ mỗi ngày.
- Điều đáng nói là sau một đêm thức trắng, bạn không thể lấy lại sức khoẻ bằng cách ngủ
bù, cơ thể con người không hoạt động đơn giản như vậy. Vì ngoài độ dài, chất lượng của
giấc ngủ cũng rất quan trọng đến sức khoẻ. Một giấc ngủ sâu trong vài tiếng có thể có lợi
hơn là nhiều giờ đồng hồ ngủ mơ màng. Có nghĩa là phải mất rất nhiều thời gian để ngủ bù
mà chưa chắc cơ thể của bạn sẽ khoẻ mạnh như xưa.
- Nếu thức khuya trong thời gian dài mà không bảo đảm thời gian ngủ 7-8 tiếng mỗi ngày
thì cơ thể chúng ta sẽ bị suy sụp thấy rõ. Chúng ta sẽ không có được cơ thể khỏe mạnh,

trạng thái minh mẫn để học tập và giải quyết các công việc. Và điều này sẽ dẫn đến một
cuộc sống chán chường và mệt mỏi.
- Tác hại của việc thức khuya, ngủ muộn có rất nhiều, có loại về lâu dài mới phát tác, có
loại thì ngay hôm sau đã có thể phát tác rồi, ví dụ như mắt thâm quầng, mệt mỏi, trí nhớ
giảm sút. Thức khuya cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Nên nhớ rằng ban đêm hệ thần
kinh giao cảm của con người sẽ nghỉ ngơi, vì ban ngày nó đã hoạt động rất mạnh để giúp
con người làm việc và sinh hoạt. Nhưng những người thức khuya thì thần kinh giao cảm vẫn
hoạt động mạnh. Như vậy, ngày hôm sau chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, sa sút
tinh thần, đầu óc căng thẳng, trí nhớ kém, khó tập trung tư tưởng, phản ứng chậm, hay quên,
chóng mặt, nhức đầu… Lâu ngày sẽ dẫn đến bị bệnh suy nhược thần kinh.
Như vậy, việc thức khuya ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và công việc của con
người, đặc biệt là sinh viên. Nếu không có một sức khỏe tốt, một đôi mắt tốt và tinh thần
làm việc sảng khoái, minh mẫn thì bạn không thể hoàn thành công việc của bạn một cách tốt
nhất. Không phải mọi người không ý thức được tác hại của việc thức khuya, nhưng nhận
thức của con người chỉ ở mức nhất định nào đó. Do vậy, những mặt xấu của việc thức khuya
nêu ra ở đây không phải là không quan trọng. Điều đáng nói ở đây là những tác hại đó có
làm thay đổi được thói quen thức khuya của mọi người, đặc biệt là các bạn sinh viên hay
không. Liệu sinh viên có thể cải thiện tình hình thức khuya của mình hay không đó mới là
điều quan trọng.


CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP

- Sắp xếp thời gian sao cho tổng thời gian ngủ trong ngày đủ khoảng 8 giờ. Nếu ngủ bữa
tối không đủ thì nên ngủ trưa “bù” 1 - 2 tiếng để bảo đảm tinh lực dồi dào. Đắp mặt nạ sẽ
giúp da phục hồi nhanh và sáng hơn. Bạn có thể dùng dưa chuột, cà chua hay đơn giản là
thoa sữa tươi lên mặt trong 10 phút sau khi đã vệ sinh xong, làn da sẽ trở nên mát dịu,
những chỗ sưng phồng hay căng nóng cũng dịu đi nhanh chóng. Thực hiện vài động tác
massage mặt trước khi ngủ cũng có tác dụng tốt giúp giảm các dấu hiệu “xấu” vào sáng hôm
sau.

- Không nên thức quá 24h để tránh những căn bệnh về đường huyết.
- Trước khi ngủ soi gương tự làm ra nhưng biểu lộ tốt nhất, ví dụ cười với mình bằng nụ
cười tươi tắn, ngủ với tâm khảm vui tươi rất có ích cho việc làm đẹp. Không khí trong
phòng cần đảm bảo có độ ẩm, thực hiện những hoạt động thể dục vừa phải để tránh sự uể
oải, mệt nhọc hôm sau.
- Mỗi sinh viên cần ý thức được tác hại của việc thức khuya, để từ đó thay đổi chính bản
thân mình.
- Chúng ta nên sắp xếp công việc cho phù hợp với đồng hồ sinh học của cơ thể, không vì
bất cứ lý do gì mà thức quá khuya, ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ, gây nên các căn bệnh
về: gan, thận, mật, thần kinh, giảm trí nhớ.
- Đừng để dồn bài vở đến tối mới học. Hãy tranh thủ đọc ngay bài học sau khi vừa ở
trường về. Thường cách học này giúp sinh viên hiểu bài và nhớ lâu, vì nó giúp ôn lại ngay
những gì thầy cô vừa giảng trên lớp trước đó vài giờ. Cũng vậy, nếu dành được khoảng 1
giờ để đọc trước bài học trước khi lên lớp, thì sẽ hiểu bài khi thầy cô giảng rất nhanh. Học
kiểu này sẽ giúp các sinh viên để dành được nhiều thời gian buổi tối để tập trung học những
phần quan trọng hơn.
- Nên tập một thói quen và cố gắng lập đi lập lại, cố gắng giữ cho bằng được. Hãy nói lập
đi lập lại với chính mình là tôi sẽ làm được, tôi nhất định làm được. Thói quen đó là ngồi
vào bàn học đúng giờ, và hễ ngồi vào là học, không xao lãng vì bất cứ chuyện gì.
- Mỗi ngày, phải lập kế hoạch học tập cho chính mình. Buổi sáng, trước khi đi học, dành ra
10 phút ngồi suy nghĩ và ghi vào sổ tay, những môn nào cần phải học trong ngày, học lúc
nào, ở đâu, học những gì. Cố gắng ghi thật chi tiết. Buổi trưa hay chiều rảnh, lấy ra đọc lại
xem có cần bổ sung hay thay đổi gì không. Mỗi khi hoàn tất một việc, đánh dấu “R”. Nếu
chưa xong, lên lại kế hoạch khi nào sẽ học cho xong.
- Nên sắp xếp bàn học ngăn nắp, để đỡ mất thời gian tìm kiếm bài vở, bút viết… mà cũng
để tạo ra một không gian thoáng đãng để dễ tập trung khi học nữa. Đừng trang trí bàn học
bằng những “kích thích sự mơ mộng”. Nhà bác học Einstein gắn trên tường trong phòng học
của mình hình Newton, Edison, Faraday, những nhà bác học ông ngưỡng mộ. Những người
này giúp ta có cảm hứng trong học tập, có động lực để nỗ lực vươn lên. Cũng nên trang trí
thêm vài hình ảnh thiên nhiên để tạo cảm giác thư giãn thoải mái. Nên tạo khung cảnh chỗ

học thoáng đãng, ngăn nắp.


- Không nên để đồ ăn trên bàn học, và vừa học vừa ăn. Nhưng có thể vừa học và thỉnh
thoảng nhấp một ngụm nước. Nên uống nước lọc hoặc nước trái cây. Không nên uống cà
phê và tuyệt đối không được uống rượu bia.
- Không nên vừa nghe nhạc vừa học bài, cách này rất dễ làm thay đổi tâm trí. Thỉnh thoảng
lúc nghỉ ngơi có thể nghe nhạc nhẹ, nhưng cũng nên hạn chế 1 hoặc 2 bài mà thôi.
- Cố gắng bố trí chỗ học cách xa TV, càng xa càng tốt. Không có gì có thể làm thay đổi
tâm trí và tốn thời giờ nhiều bằng TV.
- Học trong khoảng 1 giờ đồng hồ, nên dừng lại, nghỉ ngơi khoảng 5 phút. Có thể nằm lăn
ra sàn nhà, vươn vai, duỗi chân một chút. Cũng có thể chạy lên sân thượng hay ra trước sân
hít thở sâu một chút rồi quay trở lại học.
- Phương pháp học cũng rất quan trọng để tiết giảm thời gian. Khi gặp một vấn đề gây thắc
mắc, hoặc khó hiểu, đừng nên suy nghĩ quá lâu. Nên tra cứu thêm tài liệu khác về vấn đề đó.
Ngày nay trên mạng internet đã có khá nhiều tài liệu để tham khảo đối chứng, giúp hiểu
nhanh hơn và sâu hơn. Cách khác nữa là trao đổi với bạn bè, “học thầy không tày học bạn”.
Nhà nào bây giờ cũng có điện thoại, internet giúp trao đổi với nhau dễ dàng hơn. Vấn đề là
đừng lạm dụng để tốn phí thời gian vô bổ vì “chat, chít”. Nên tra cứu nhiều tài liệu.
- Trạng thái thể chất và tinh thần cũng rất quan trọng. Nếu mệt mỏi, hoặc buồn ngủ thì sẽ
rất khó tập trung để học. Như vậy năng suất việc học rất thấp, sẽ tốn phí thời gian vô ích.
Thường thì nên kiếm chỗ nằm nghỉ, chợp mắt chừng 5, 10 phút rồi sau đó “quơ tay, múa
chân” một chút rồi quay lại bàn học. Nhà bác học Edison dùng cách này, hễ mệt mỏi ông
ngã người ra ghế bố, ngủ chừng 15 phút, sau đó thức dậy và làm việc tiếp.
- Sau bữa ăn chúng ta thường dễ buồn ngủ, do máu dồn xuống bao tử để tiêu hóa thức ăn
nên não thiếu oxigen. Thường ăn nhiều chất bột và dầu mỡ sẽ dễ buồn ngủ hơn ăn rau hoặc
ăn thịt. Do vậy, để không bị uể oải và buồn ngủ sau bữa ăn, nên ăn vừa thôi, đừng ăn no và
nên ăn nhiều rau, trái cây, thịt (đừng nhiều thịt quá), tránh ăn nhiều dầu mỡ và các chất bột.

PHẦN III: KẾT LUẬN


Như vậy hầu hết các sinh viên năm nhất và năm cuối ở Kí Túc Xá đều thức khuya.Có
thể do điều kiện khách quan, điều kiện chủ quan, nhưng với khách thể là sinh viên thì
nguyên nhân chủ yếu là do thói quen và do xu hướng chung đã hình thành nên lối sống thức
khuya như hiện nay. Những điều kiện khách quan về kinh tế có tác động tới việc thức
khuya, nhất là thời buổi hiện nay. Giá cả thị trường tăng cao, cộng thêm đó là ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng kinh tế nữa cho nên sinh viên phải đi làm thêm vào ban đêm để có
chi phí trang trải cho sinh hoạt và học tập.


Việc thay đổi địa vị xã hội cũng là nguyên nhân dẫn tới thức khuya.Theo như khảo sát
thì phần lớn sinh viên khi còn học ở trường Trung học Phổ thông thì ít hoặc không thức
khuya.Chứng tỏ việc thức khuya hình thành trong quá trình sinh viên học đại học. Đôi khi
không phải vì lí do tài chính mà sinh viên thức khuya là để phù hợp với xu hướng chung, tập
thích nghi với dung lượng bài vở nhiều .
Môi trường sống thay đổi cũng không nằm ngoài nguyên nhân dẫn tới thức khuya
của sinh viên. Không khí ồn ào của lối sống đô thị làm cho sinh viên không thể tập trung
học bài .Do đó sinh viên chọn học bài vào đêm khuya ( mà xu hướng chung của cả phòng
đều thức khuya ).
Nhiều sinh viên cho rằng không thể thay đổi thói quen đó của họ nhưng trong một
chừng mực nào đó có thể hạn chế và thay đổi dần. Sinh viên có thể sắp xếp lại thời gian
biểu thay vì thức khuya. Vì vậy , chúng ta nên tăng cường tuyên truyền tác hại của việc thức
khuya trên các phương tiện truyền thông đại chúng để cho sinh viên nói riêng và mọi người
nói chung có thể thấy được thức khuya là không nên. Việc nhận thức được ảnh hưởng tiêu
cực của thức khuya sẽ làm cho sinh viên cân nhắc lại giữa thức khuya và lợi ích mà thức
khuya đem lại .
Trong những điều kiện không thể thay đổi được thói quen thức khuya thì sinh viên nên
đảm bảo thời gian ngủ từ 7-8 tiếng mỗi ngày để bù lại khoảng thời gian mà mình đã thức .
Hơn nữa , các cơ quan giáo dục cũng cần xem xét thay đổi thời gian học của sinh viên
hiện nay . Hầu hết sinh viên đều có thói quen thức khuya , nếu như giờ học buổi sáng bắt

đầu trễ hơn một chút có lẽ sẽ phù hợp với sinh viên hơn .

MỤC LỤC
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………...…1
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………………....1
2. Nội dung chính…………………………………………………………………..….1
3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………….....1
4. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………………....1
PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG………………………………………………………2-11
Chương I: Khái quát vấn đề…………………………………………………………2
1. Khái niệm sinh viên………………………………………………………………...2
2. Khái niệm thức khuya………………………………………………………………2
Chương II: Thực trạng thức khuya ở sinh viên……………………………………2-5
Chương III: Tác động của thức khuya tới sinh viên……………………………….5-9
1.Tác động tích cực……………………………………………………………………5-6


2.Tác động tiêu cực…………………………………………………………………....6-9
Chương IV: Giai pháp……………………………………………………………….9-11
PHẦN III: KẾT LUẬN……………………………………………………………..11-12
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. />2. />3. />4. />5. />


×