Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

BAI GIANG BOI DUONG THIET BI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.04 KB, 16 trang )

CHƯƠNG 1:
KIẾN THỨC CƠ BẢN ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC
HÓA HỌC.
1.1. Vai trò, tầm quan trọng của người làm công tác hóa học.
− Hoá học là môn khoa học thực nghiệm, vì vậy thí nghiệm hoá học và các đồ
dùng, thiết bị dạy học có vai trò rất quan trọng trong công tác giáo dục học sinh ở các
trường THCS và THPT.
− Thí nghiệm hoá học giúp cho học sinh phát triển tư duy cũng như nâng cao
nhận thức về lĩnh vực hoá học.
− Trong giảng dạy giáo viên cần sử dụng thí nghiệm và các phương tiện trực
quan làm nguồn kiến thức để hình thành và phát triển khái niệm hoá học, hiểu rõ bản chất
hoặc minh chứng cho các giả thuyết khoa học đã nêu ra.
− Để tạo điều kiện cho giáo viên giảng dạy tốt hơn, học sinh phát huy tốt tính
chủ động sáng tạo trong quá trình học tập thì người làm công tác hoá học cần có những kỹ
năng sử dụng và bảo quản hoá chất, thiết bị thí nghiệm; có kiến thức về chuyên môn để
chuẩn bị các điều kiện cho thực hành thí nghiệm phù hợp.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ đối với người làm công tác hóa học.
− Chức năng người làm công tác hoá học:
+ Quản lý và sử dụng các thiết bị, thí nghiệm dạy học giúp giáo viên giảng dạy
trong quá trình lên lớp.
− Nhiệm vụ người làm công tác hoá học:
+ Biết cách sắp xếp, bố trí chỗ biểu diễn thí nghiệm, đảm bảo tính trực quan, khoa
học và mỹ thuật.
+ Nghiên cứu kỹ tài liệu thực hành theo yêu cầu của giáo viên, chuẩn bị hoá chất,
dụng cụ thực hành, thí nghiệm...
+ Nghiên cứu kỹ chương trình hoá học và sách giáo khoa hoá học phổ thông. Cần
biết rõ mỗi thí nghiệm cần chuẩn bị thuộc bài nào, chương nào, lớp mấy trong chương trình
sách giáo khoa, nhờ đó hiểu được sơ bộ mục đích yêu cầu của thí nghiệm để có sự chuẩn bị
chu đáo hơn.
1.3. Công tác và phương pháp quản lý phòng bộ môn hóa học.
1.3.1. Vai trò của phòng bộ môn ở trường phổ thông.


− Người làm công tác hoá học cần có kế hoạch cụ thể, ít nhất là kế hoạch tuần
và nếu được là phải làm kế hoạch hàng tháng, học kỳ để chủ động trong việc chuẩn bị các
điều kiện thực hành, thí nghiệm cũng như cung cấp các phương tiện, đồ dùng dạy học
phục vụ quá trình lên lớp cho giáo viên.
Trang bị và sử dụng cơ sở vật chất (CSVC) và thiết bị dạy học (TBDH) theo phòng bộ
môn (PBM) trong những năm gần đây đã được một số trường trung học cơ sở trọng điểm
của một số tỉnh, thành chú trọng. Phòng bộ môn có vai trò:
− Giúp giáo viên và học sinh sử dụng có hiệu quả CSVC và TBDH đã được
trang bị.
− Tạo điều kiện thuận lợi cho các trường học thực hiện đổi mới phương pháp
dạy học, trong đó chú trọng đến các hoạt động nghiên cứu thực hành của học sinh.
− Góp phần nâng cao hiệu quả công việc, tiết kiệm thời gian trên lớp.
− Tạo dựng khung cảnh đặc trưng của mỗi môn học, từ đó góp phần kích thích
khả năng nghiên cứu và học tập của học sinh, giúp những học sinh có tinh thần say mê
nghiên cứu khoa học được nghiên cứu và học tập sâu hơn về bộ môn.
− Việc trang bị và sử dụng TBDH trong phòng học bộ môn còn giúp đảm bảo
an toàn cho giáo viên và học sinh.
1.3.2. Một số cơ sở xác định mô hình phòng bộ môn hoá học.
1.3.2.1. Số lượng phòng bộ môn hoá học.
− Điều kiện về cơ sở vật chất và số tiết dạy của các khối lớp trong tuần.
− Ở các nước phát triển người ta áp dụng công thức sau để xác định số PBM
cho mỗi trường: m = T/30 . Trong đó m là số PBM; T là tổng số tiết học/tuần.
− Tuỳ tình hình thực tế mỗi trường để xây PBM cho phù hợp.
1.3.2.2. Phương pháp dạy học bộ môn.
− Bên cạnh việc truyển thụ một cách có hệ thống những khái niệm, định luật,
học thuyết cơ bản…phần lớn thời gian còn lại dành cho việc nghiên cứu các bài về chất,
sự biến đổi chất này thành chất khác (Quy luật lượng và chất).
− Trong quá trình dạy học bên cạnh việc sử dụng khá phong phú các loại thiết
bị dạy học khác nhau như tranh ảnh, mô hình, mẫu vật, phim đèn chiếu, băng ghi hình…
thì trên 80% số giờ lên lớp của giáo viên cần tiến hành các thí nghiệm. Từ tình hình trên,

yêu cầu PBM hoá học phải được cấu trúc, trang bị sao cho thực sự giúp được giáo viên và
học sinh sử dụng tốt hệ thống TBDH đem lại hiệu quả cao, tăng năng suất giảng dạy, tiến
hành tốt các thí nghiệm và đảm bảo an toàn trong thực hành.
1.3.2.3. Cấu trúc phòng lớp và hệ thống thiết bị PBM
− Tương tự các môn học mang tính chất thực nghiệm khác, về nguyên tắc PBM
hoá học phải có 2 phòng liền nhau.
+ Phòng có diện tích nhỏ hơn dùng làm kho chứa TBDH và hoá chất.
+ Phòng có diện tích lớn hơn dùng làm lớp học.
1.4. Một số kiến thức cơ bản để phòng ngừa và cấp cứu ở phòng bộ
môn hóa học
1.4.1. Quy tắc về kỹ thuật bảo hiểm khi làm thí nghiệm.
1.4.1.1. Thí nghiệm với chất độc.
− Trong phòng thí nghim hoá hc có rt nhiu cht   c nh:
+ Thuỷ ngân (Hg): gây rối loạn thần kinh, làm rụng răng...
+ Hợp chất của Asen (As), phốt pho trắng (P
tr
): Làm mục xương, gây bỏng nặng…
+ Hợp chất xianua (CN
-
), cacbon oxit (CO): thở phải không khí có chứa các hơi đó
khoảng 1% có thể gây ngạt và chết người.
+ Khí Hydrosunfua (H
2
S): thở phải không khí chứa hàm lượng 1,2 mg/l trong 10
phút có thể chết người.
+ Khí NO
2
, SO
2
, NH

3
, Cl
2
, Br
2
: Có khả năng phá huỷ nặng cơ quan hô hấp.
+ Br
2
, C
6
H
5
OH, HCOOH: gây bỏng.
+ Rượu metylic CH
3
OH: uống phải 10 ml có thể bị mù mắt.
+ Benzen, etxăng… cũng đều là các chất độc.
− Do ó khi s dng phi ht sc thn trng và phi theo úng các qui tc
sau:
+ Chỉ chuẩn bị và lấy lượng hoá chất tối thiểu để làm được nhanh và giảm thiểu
chất độc sinh ra.
+ Trường hợp có tủ hút thì phải làm thí nghiệm trong tủ hút. Nếu không có tủ hút
chất độc thì phải làm ở nơi thoáng gió, mở rộng cửa phòng, cải tiến dụng cụ thí nghiệm để
loại bỏ chất độc sinh ra hoặc hoá chất độc bị dư.
+ Phải đeo khẩu trang và tốt nhất là loại khẩu trang có bọc than hoạt tính để hấp
phụ chất độc bay ra trong quá trình làm thí nghiệm.
+ Nếu phải ngửi các chất độc thì mở nút, phẩy nhẹ tay, tuyệt đối không nghiêng
miệng lọ, bình vào mũi để ngửi trực tiếp. Không được nếm và hút trực tiếp chất độc.
+ Thủy ngân phải đựng trong lọ dày, đậy kín và nên có một lớp nước mỏng ở trên.
Khi rót Hg phải có chậu to hứng phía dưới, thu hồi ngay những giọt Hg bị rơi vãi bằng

cách dùng đủa thủy tinh gạt các giọt Hg vào mãnh giấy cứng. Trường hợp Hg rơi vào các
khe hở nhỏ khó thu hồi lại thì phải rắc ít bột S vào (để chuyển thành dạng HgS). Tuyệt đối
không được lấy Hg bằng tay.
+ Hạn chế và tránh thở phải hơi brom, khí clo và nitơdioxit. Không để hơi và các
khí đó hắt vào mặt hoặc brom lỏng dính vào tay.
1.4.1.2. Thí nghiệm với các chất dễ ăn da và làm bỏng.
− Các chất như axit đặc, kiềm đặc, kim loại kiềm, brom, phenol…dễ ăn da và
làm bỏng.
Khi sử dụng các chất này phải tuyệt đối cẩn thận, không để dính vào tay chân, quần áo,
nhất là mắt. Nên đeo kính khi cần quan sát gần.
− Không nên đựng axit vào các bình quá lớn (sẽ gây khó khăn khi rót ra), khi
rót không nên nâng bình cao quá. Khi pha loãng axit nói chung phải đổ axit từ từ vào nước
và khuấy đều (không được làm ngược lại nhất là đối với axit H
2
SO
4
đậm đặc).
− Khi đun nóng các chất dễ ăn da, làm bỏng phải tuyệt đối tuân thủ quy tắc đun
nóng hoá chất trong ống nghiệm (hơ nóng đều, hướng miệng ống nghiệm về phía không
có người)
1.4.1.3. Thí nghiệm với các chất dễ cháy.
− Rượu, cồn, dầu hoả, etxăng, axeton, benzene…rất dễ gây tai nạn cháy nên
phải cẩn thận khi làm thí nghiệm với các chất đó. Trong quá trình thí nghiệm cần tuân thủ
các nguyên tắc sau:
+ Lượng hoá chất thí nghiệm chỉ ở mức tối thiểu. Không để những bình lớn đựng
những chất đó ra bàn thí nghiệm. Để xa lửa khi rót các dung dịch dễ cháy. Không để gần
lửa, không đựng các chất đó trong bình thành mỏng và không có nút đậy kín.
+ Khi đun nóng các chất dễ cháy, không được đun trực tiếp mà phải đun cách
thủy.
+ Đèn cồn không nên để cồn gần cạn hết (khi cồn còn độ khoảng ¼ của bầu dễ

gây ra tai nạn nổ). Phải tắt đèn trước khi rót cồn vào đèn, dùng phểu để rót. Không được
châm lửa đèn cồn bằng cách chúc ngọn đèn này với ngọn đèn kia mà phải dùng đóm. Tắt
đèn phải dùng nắp đậy, không được dùng miệng để thổi.
1.4.1.4. Thí nghiệm với các chất dễ nổ.
− Các chất dễ nổ thường là các muối clorat, nitrat..khi làm thí nghiệm với các
chất này cần đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Không để các chất dễ nổ gần lửa. Không đập, va chạm mạnh vào các chất đó.
+ Khi pha trộn hỗn hợp nổ phải dùng đúng liều lượng qui định.
+ Không tự động làm thí nghiệm nếu chưa nắm vững kỹ thuật và thiếu phương
tiện bảo hiểm. Ví dụ như: đập hỗn hợp nổ kaliclorat với lưu huỳnh, đốt hỗn hợp nổ
axetylen, etylen với oxy…
+ Tuyệt đối không cho học sinh làm những thí nghiệm quá nguy hiểm (ví dụ như:
đập hỗn hợp nổ kaliclorat với phốt pho) khi điều kiện bảo hiểm không đầy đủ.
+ Trước khi đốt một chất khí nào cũng phải kiểm tra, nhắc nhở học sinh thử độ
tinh khiết của chất đó. (vì các khí cháy được khi trộn lẫn với không khí thường tạo thành
hỗn hợp nổ.
+ Luôn nhắc nhở học sinh chỉ được dùng lượng nhỏ natri và kali (bằng hạt đậu
xanh) khi làm thí nghiệm. Không được dùng một lượng lớn Na, K vứt vào chậu nước hay
bể rửa sẽ dễ gây tai nạn nổ.
1.4.2. Một số cách cứu chữa khi gặp tai nạn và phương pháp sơ cứu.
1.4.2.1. Tủ thuốc cấp cứu của phòng thí nghiệm.
− Trong phòng thí nghiệm cần có tủ thuốc cấp cứu với những loại thuốc thông
dụng sau:
+ Rượu Iốt 3%-5%
+ Dung dịch FeCl
3
đặc hoặc nước oxy già H
2
O
2

.
+ Dung dịch NaHCO
3
3%.
+ Dung dịch amoniac 5%.
+ Dung dịch KMnO
4
2-3%.
+ Dung dịch axit Boric (H
2
BO
3
) 2%.
+ Dung dịch CH
3
COOH 3%.
+ Dung dịch CuSO
4
5%.
+ Bông, băng, gạc đã tẩy trùng.
+ Dung dịch AgNO
3
10%.
+ Dung dịch Na
2
S
2
O
3
5%.

+ Vazơlin
+ …
1.4.2.2. Cứu chữa khi bị thương.
− Đứt tay chảy máu nhẹ:
+ Lấy bông tẩm máu.
+ Cầm máu bằng dung dịch FeCl
3
.
+ Lấy bông bôi thuốc sát trùng: dung dịch KMnO
4
, cồn Iốt.
+ Dùng băng, gạc băng lại.
− Trường hợp vết thương làm rách động mạch, máu phun mạnh:
+ Gọi ngay cán bộ y tế của trường đến làm garô. Trong khi chờ có thể dùng dây…
buộc chặt phía trên của vết thương lại.
+ Đắp bông sạch lên trên vết thương để giữ cho vết thương khỏi bị nhiễm trùng.
+ Cầm máu bằng dung dịch FeCl
3
(oxi già) rồi dùng gạc băng kín lại.
1.4.2.3. Cứu chữa khi bị bỏng.
− Bỏng bởi vật nóng:
+ Dùng bông tẩm dung dịch KMnO
4
1% (pha loãng từ dung dịch 2%) lên vết
bỏng.
+ Bôi vazơlin lên vết bỏng rồi băng lại. Nếu có những nốt phồng trên vết bỏng thì
không được làm vỡ nốt phồng đó vì rất dễ bị nhiễm trùng.
− Bỏng bởi axit đặc, nhất là H
2
SO

4
đặc:
+ Dội nước rửa ngay nhiều lần, tốt nhất là cho vòi nước chảy mạnh vào vết bỏng
khoảng chừng 5 phút.
+ Rửa bằng dung dịch NaHCO
3
(tuyệt đối không rửa bằng xà phòng).
− Bỏng kiềm:
+ Dội nước rửa ngay nhiều lần, tốt nhất là cho vòi nước chảy mạnh vào vết bỏng
khoảng chừng 5 phút.
+ Rửa bằng dung dịch CH
3
COOH hay giấm ăn.
− Trường hợp axit hoặc kiềm bắn vào mắt:
+ Nhanh chóng phun nước cất từ bình tia vào mắt (hoặc nhanh chóng nhúng mắt
vào chậu nước và mở to mắt ra trong vài phút).
+ Sau đó rửa mắt bằng dung dịch NaHCO
3
3% (nếu axit bắn vào mắt) hoặc rửa
mắt bằng dung dịch axit boric 2% (nếu kiềm bắn vào mắt).
− Bỏng phốt pho:
+ Nhúng ngay vết bỏng vào dung dịch thuốc tím loãng hoặc dung dịch AgNO
3
10% hoặc dung dịch CuSO
4
5%..
+ Đến trạm y tế để lấy hết phốt pho còn lẫn trong vết bỏng.
+ Tuyệt đối không bôi vazơlin hay thuốc mỡ lên vết bỏng (vì phốt pho hoà tan
trong các chất đó)
− Bỏng brom lỏng:

+ Dội nước ngay vào vết bỏng rồi rửa lại bằng dung dịch amoniac.
+ Rửa lại bằng dung dịch Na
2
S
2
O
3
5%.
+ Bôi vazơlin, băng lại rồi đưa đến bệnh viện cứu chữa tiếp.
1.4.2.4. Cứu chữa khi ngộ độc hoá chất.
a) Ăn hay uống phải chất độc
− Ăn phải Asen và hợp chất của nó:
+ Làm cho bệnh nhân nôn ra ngay, móc tay vào tiểu thiệt (lưỡi gà trong cuốn
họng).

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×