Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

Những Vấn Đề Cơ Bản Về Công Tác Thiết Bị Dạy Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 24 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN

VỀ CÔNG TÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC


A.TỔNG QUAN
I. MỤC TIÊU
Về kiến thức
Trình bày được hệ thống thiết bị dạy học, vị trí, vai trò của công tác thiết bị
dạy học, nhiệm vụ của viên chức làm công tác thiết bị dạy học.
Trình bày được các quy trình, cách thức tổ chức hoạt động của công tác
thiết bị dạy học.
Hiểu và trình bày được nội dung cơ bản của công tác quản lí thiết bị dạy
học. Về kỹ năng
Xây dựng được kế hoạch và lập hồ sơ quản lí hệ thống thiết bị dạy học,
tham mưu cho lãnh đạo nhà trường về công tác thiết bị dạy học.
Thực hiện được việc tiếp nhận, sắp xếp, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa
nhỏ các thiết bị dạy học.
Biết phòng chống cháy nổ, an toàn phòng thí nghiệm.
Về thái độ
Có ý thức giữ gìn và bảo vệ hệ thống thiết bị dạy học.
Hỗ trợ, hợp tác với các cán bộ, giáo viên, học sinh trong việc bảo quản và
sử dụng thiết bị dạy học.
Chấp hành nghiêm túc các quy định về an toàn lao động, vệ sinh học đường
trong lĩnh vực thiết bị dạy học.


A.TỔNG QUAN
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Đây là chương trình bồi dưỡng


nghiệp vụ chuyên môn nhằm cung cấp
cho học viên những hiểu biết và kỹ năng
làm việc với thiết bị dạy học trong nhà
trường.
Phương pháp dạy học chủ yếu
là thực hành. Ngoài việc tổ chức dạy học
trên lớp, giáo viên có thể tổ chức thêm các
hình thức dạy học khác như báo cáo
chuyên đề, đi thực tế, tham quan, thảo
luận nhằm phát huy tối đa tính tích cực
chủ động học tập của học viên vào giải
quyết các vấn đề cụ thể, công việc cụ thể.


A.TỔNG QUAN
III. ĐÁNH GIÁ

 Điều kiện dự thi: Học viên phải đảm bảo
được từ 90% trở lên số tiết học theo quy định
cảu chương trình.
 Hình thức đánh giá: Thi lí thuyết và thực
hành. Đánh giá kiến thức lí thuyết bằng thi viết
hoặc thi vấn đáp (tùy theo yêu cầu của từng mô
đun). Đánh giá kĩ năng bằng thực hành.
 Thang điểm đánh giá: Thang điểm 10. Điểm
thi lí thuyết hệ số 1. Điểm thi thực hành hệ số 2.
Điểm của khóa học đạt từ 5 trở lên (không có
bài thi nào có điểm dưới 3).
Kết thúc khóa học, những học viên đạt yêu cầu sẽ
được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp chứng chỉ.



A.TỔNG QUAN
www.themegallery.com

Phần thứ nhất

Phần thứ hai

Những vấn đề
cơ bản về công
tác thiết bị dạy
học ở cơ sở giáo
dục phổ thông.

Lắp đặt, sử
dụng, bảo quản,
bảo dưỡng các
thiết bị dùng
chung

.

IV.
CẤU
TRÚC


NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC


B. NỘI DUNG
Chương I
VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC TRONG NHÀ
TRƯỜNG PHỔ THÔNG
(Thời lượng : 04 tiết – Lí thuyết : 02 tiết, Thực hành : 02 tiết)

PHẦN LÍ THUYẾT

§1. KHÁI NIỆM THIẾT BỊ DẠY HỌC


HỆ THỐNG CƠ SỞ VẬT CHẤT TRƯỜNG HỌC


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (TEACHING EQUIPMENT)

Hiện nay có nhiều tên gọi khác nhau về thiết bị dạy học. Các tên gọi sau đây
thường được sử dụng trong ngôn ngữ nói và viết hiện nay:
Thiết bị giáo dục (TBGD) – educational equipments.
Thiết bị trường học (THTH) – school equipments.
Đồ dùng dạy học (ĐDDH) – teaching equipments (aids/ implements).
Thiết bị dạy học (TBDH) – teaching equipments.
Dụng cụ dạy học (DCDH) – teaching equipments (devices).
Phương tiện dạy học (PTDH) – means (facilities) of teaching.
Học cụ (HC) – learning equipments.
Học liệu (HL) – learning (school) materials.
Có một vài tài liệu còn dùng tên gọi là “ Bộ đồ nghề của người thầy giáo” – (tools of
teacher).



PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (TEACHING EQUIPMENT)
Định nghĩa thiết bị dạy học
 Đó là tất cả những phương tiện rất cần thiết cho giáo viên (GV) và học sinh
(HS) tổ chức và tiến hành hợp lí, có hiệu quả quá trình giáo dục và dạy học ở
các môn học, cấp học.
 Đó là một vật thể hoặc một tập hợp đối tượng vật chất mà người GV sử dụng
với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức ; là phương tiện giúp
HS lĩnh hội khái niệm, định luật, thuyết khoa học v.v… nhằm hình thành ở họ các
kĩ năng, kĩ xảo, đảm bảo việc giáo dục, phục vụ mục đích dạy học và giáo dục.
 Thiết bị dạy học là điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy học, là thành tố chủ
yếu và quan trọng nhất trong cấu trúc hệ thống cơ sở vật chất trường học.
Từ những phân tích trên, chúng ta thống nhất:
Thiết bị dạy học là một bộ phận của cơ sở vật chất trường học,
bao gồm những đối tượng vật chất được thiết kế sư phạm mà giáo
viên sử dụng để điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh; đồng
thời là nguồn tri thức, là phương tiện giúp học sinh lĩnh hội tri thức,
hình thành kĩ năng đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu dạy học.


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (TEACHING EQUIPMENT)
CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Hệ thống thiết bị dạy học là công cụ đặc thù của lao động sư phạm.
2. Hệ thống thiết bị dạy học phải cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ
về hiện tượng, đối tượng, quá trình nghiên cứu.
3. Hệ thống thiết bị dạy học phải nâng cao hiệu quả dạy học, tăng
cường nhịp đồ trình bày tài liệu và chuyển tải thông tin.
4. Hệ thống thiết bị dạy học phải thỏa mãn nhu cầu và sự say mê học
tập của HS.
5. Hệ thống thiết bị dạy học phải làm giảm nhẹ cường độ lao động sư

phạm của người dạy và người học.
6. Hệ thống thiết bị dạy học phải nâng cao tính trực quan cho quá trình
dạy học.


PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (TEACHING EQUIPMENT)
CÁC YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG THIẾT BỊ DẠY HỌC

1

Hệ thống thiết bị dạy học phải đảm bảo tính hệ thống (đầy đủ và
đồng bộ).

2

Hệ thống thiết bị dạy học phải đảm bảo tính khoa học, hiệu quả.

3

Hệ thống thiết bị dạy học phải đảm bảo tính sư phạm (giáo khoa).

4

Hệ thống thiết bị dạy học phải đảm bảo tính an toàn.

5

Hệ thống thiết bị dạy học phải đảm bảo tính mĩ thuật.

6


Hệ thống thiết bị dạy học phải đảm bảo tính dùng chung tối ưu
cho một bộ môn, cho nhiều bộ môn, cho nhiều hoạt động.


§2.CÔNG TÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC
Công tác quản lí và điều hành vĩ mô của Bộ GD&ĐT về công tác thiết bị dạy học
a) Xây dựng kế hoạch chiến lược về phát triển TBDH và ban hành văn bản chỉ
đạo, hướng dẫn về công tác TBDH.
b) Ban hành quy chuẩn kĩ thuật phòng bộ môn, phòng thực hành và quy chuẩn kĩ
thuật đối với tường bộ TBDH.
c) Ban hành các Quyết định danh mục tối thiểu TBDH các ngành học, cấp học, bậc
học.
d) Ban hành quy định về công tác thiết bị giáo dục phổ thông (Qđ: 2105/QĐBGDĐT, ngày 25/4/2006), trong đó thống nhất quy trình thực hiện bao gồm:
 Xây dựng, thẩm định và ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu.
 Thiết kế, thẩm định và banh hành mẫu thiết bị dạy học.
 Sản xuất, chuyển giao mẫu thiết bị dạy học tối thiểu.
 Thẩm định đơn giá mẫu thiết bị dạy học tối thiểu.
Các giải pháp chủ yếu sau đây:
 Hướng dẫn các địa phương triển khai công tác TBDH hàng năm.
 Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác TBDH theo từng năm học.
 Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá công tác TBDH
e) Hướng dẫn các địa phương về mua sắm TBDH.


§2.CÔNG TÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC
Công tác quản lí và điều hành của các tỉnh, thành phố về công tác TBDH

a) Xây dựng kế hoạch phát triển TBDH và ban hành văn bản chỉ
đạo, hướng dẫn về công tác TBDH tại các địa phương.

b) Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị kinh phí đầu tư xây dựng phòng
bộ môn, phòng thực hành và mua sắm TBDH hằng năm.
c) Hướng dẫn các cơ sở giáo dục mua sắm TBDH hằng năm.
d) Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, viên chức TBDH về
công tác quản lí, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng TBDH phục
vụ hoạt động dạy học.
e) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ của các cơ sở
giáo dục về công tác TBDH.
f) Tổ chức và điều hành phong trào tự làm thiết bị dạy học.


§2.CÔNG TÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC
Công tác thiết bị dạy học tại các cơ sở giáo dục
Công tác thiết bị dạy học tại một trường học là hệ thống công việc và quá trình
thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực thiết bị dạy học nhằm phục vụ có hiệu quả
cho hoạt động dạy học của nhà trường. Nhiệm vụ của công tác thiết bị dạy học
tại một trường học bao gồm :
a) Tổ chức xây dựng kế hoạch về công tác thiết bị dạy học của nhà trường.
b) Tổ chức mua sắm, bổ sung, sửa chữa TBDH của nhà trường.
c) Tổ chức khai thác sử dụng TBDH phục vụ cho hoạt động dạy học và các
hoạt động giáo dục khác.
d) Tổ chức sắp xếp, giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng hệ thống TBDH hiện có
của nhà trường.
e) Tổ chức kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch về công tác TBDH trong
nhà trường.
f) Tổ chức nghiên cứu, thiết kế, tự làm TBDH.
g) Tổ chức bồi dưỡng giáo viên, viên chức TBDH về công tác quản lí, sử
dụng, bảo quản, bảo dưỡng TBDH phục vụ hoạt động dạy học tại nhà
trường.



§3.VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA CÔNG TÁC TBDH
ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TRƯỜNG PHỎ THÔNG
BẢN CHẤT CỦA THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Thiết bị dạy học phản ánh các đối tượng nghiên cứu, phản ánh
quá trình dạy và học.
2. Thiết bị dạy học chứa đựng trong nó di sản vật chất và phi vật
chất của thế hệ trước.
3. Thiết bị dạy học chứa đựng thông tin về các đối tượng nhận
thức.
4. Thiết bị dạy học là biểu trưng văn hóa của một nền giáo dục.
5. Thiết bị dạy học là phương tiện tái hiện kiến thức và phương
pháp nghiên cứu của các nhà khoa học.
6. Thiết bị dạy học là phương tiện rút ngắn quá trình nhận thức và
tạo niềm tin khoa học.
7. Thiết bị dạy học hàm chứa nội dung và phương pháp dạy học


§3.VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA CÔNG TÁC TBDH
ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TRƯỜNG PHỎ THÔNG
CÁC CHỨC NĂNG CỦA THIẾT BỊ DẠY HỌC
1- Chức năng thông tin

- Chứa thông tin (kiến thức) về nội dung dạy học
- Chứa thông tin về phương pháp dạy học

2 - Chức năng phản ánh

- Phản ánh các sự vật, hiện tượng, các quá trình,

các quy luật khách quan của xã hội, của tự nhiên
và của tư duy

3 - Chức năng giáo dục

- Quá trình giáo dục trở thành quá trình tự giáo dục
- Hàm chứa tư duy của các nhà khoa khọc
- Hàm chứa quá trình phát triển của nền văn minh
nhân loại

4 - Chức năng phục vụ

Phương tiện phục vụ trực tiếp cho GV và HS hoạt động
trong quá trình dạy học


§3.VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA CÔNG TÁC TBDH
ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TRƯỜNG PHỎ THÔNG
VỊ TRÍ VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA TBDH VỚI CÁC THÀNH TỐ KHÁC

Sơ đồ 2. Mối quan hệ giữa các thành tố của QTDH


§3.VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA CÔNG TÁC TBDH
ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TRƯỜNG PHỎ THÔNG

Mục tiêu dạy học  nội dung  phương pháp thiết bị dạy học.
Người dạy và người học tác động lẫn nhau, thông qua thiết bị dạy học người dạy
truyền đạt và người học chiếm lĩnh nội dung dạy học theo mục tiêu dạy học.
TBDH có mối quan hệ khăng khít với phương pháp dạy học. Như vậy TBDH vừa

mang tính độc lập, vừa phụ thuộc vào tác động lẫn nhau với các thành tố khác
của quá trình dạy học (sơ đồ 2).
Tóm lại :
Thiết bị dạy học có vị trí quan trọng trong trường phổ thông. Trong quá
trình dạy học, TBDH chịu sự chi phối của nội dung và phương pháp dạy
học. Nội dung dạy học quy định những đặc điểm cơ bản của thiết bị dạy học.
TBDH lại được lựa chọn để đáp ứng được nội dung chương trình, đồng thời
cũng phải thỏa mãn các yêu cầu về sư phạm, kinh tế và yêu cầu về thẩm mĩ, sự
an toàn cho GV và HS. Trong đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt
động học tập của HS, bồi dưỡng năng lực thực hành, để HS có thể tự học,
tự nghiên cứu, tìm tòi, khám phá kiến thức thì TBDH giữ vai trò vô cùng quan
trọng.


§3.VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA CÔNG TÁC TBDH
ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TRƯỜNG PHỎ THÔNG
VAI TRÒ CỦA THIẾT BỊ DẠY HỌC TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
“Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học
phải được thực hiện đồng bộ với nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học”.
1- Vai trò của thiết bị dạy học đối với phương pháp dạy học
Thiết bị dạy học góp phần nâng cao tính trực quan của quá trình dạy học.
TBDH hướng dẫn hoạt động nhận thức của HS
Nhận biết tên gọi, tính năng của thiết bị,
Lắp ráp thiết bị để tiến hành thí nghiệm thực hành,
Nhận biết, thu thập và phân tích kết quả thí nghiệm.
Thông qua quá trình làm việc với TBDH, HS phát triển khả năng tự lực nắm
vững kiến thức, kĩ năng :
Kĩ năng sử dụng các thiết bị kĩ thuật,
Kĩ năng thu thập dữ liệu,
Kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, kết luận.

Từ đó tự lực nắm vững kiến thức và phát triển trí tuệ.


§3.VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA CÔNG TÁC TBDH
ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TRƯỜNG PHỎ THÔNG

Việc lựa chọn để thực hiện phương
pháp dạy học và việc sử dụng TBDH
có ảnh hưởng đáng kể tới mức độ
tiếp thu kiến thức và kĩ năng của HS
trong quá trình dạy học.

Biểu đồ 1.
Mối quan hệ giữa PPDH, TBDH
với mức độ tiếp thu kiến thức, kĩ
năng của HS trong dạy học.


§3.VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA CÔNG TÁC TBDH
ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TRƯỜNG PHỎ THÔNG

1.5 Sử dụng các thiết bị dạy học trong khi tiến hành các thí nghiệm, thực hành
giúp rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận, khéo léo, cần cù và trung thực của HS
Sử dụng thiết bị dạy học một cách hợp lí, đúng lúc đúng chỗ sẽ đem lại hiệu quả
cao trong dạy học  phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, sự sáng tạo của GV và sự
hỗ trợ hiệu quả của viên chức thiết bị trường học.
1.6 Thiết bị dạy học có tầm quan trọng đặc biệt trong đổi mới phương pháp dạy
học tập trung vào các hướng sau đây :
a) Thay đổi cách thức tổ chức dạy và cách thức tổ chức học để đạt được
hiệu quả dạy học cao nhất.

b) Thay đổi các điều kiện dạy học để phát huy hiệu quả của các phương
pháp dạy học hiện hành
c) Sử dụng công nghệ - kĩ thuật tiên tiến vào quá trình dạy học, đặc biệt là
sử dụng, ứng dụng các thành tựu của CNTT và truyền thông
.


§3.VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA CÔNG TÁC TBDH
ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TRƯỜNG PHỎ THÔNG

2. Vai trò của thiết bị dạy học đối với nội dung dạy học
1. Thiết bị dạy học đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu
của từng đơn vị kiến thức, mục tiêu của từng bài học, vì
vậy nó có vai trò đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu
quả cao nhất các yêu cầu của chương trình và nội dung
sách giáo khoa.
2. Thiết bị dạy học đảm bảo cho việc phục vụ trực tiếp cho
GV và HS cùng nhau tổ chức các hình thức dạy học, tổ
chức nghiên cứu từng đơn vị kiến thức của bài học nói
riêng và tổ chức cả QTDH nói chung.
3. Thiết bị dạy học đảm bảo cho khả năng truyền đạt của
GV và khả năng lĩnh hội của HS theo đúng yêu cầu nội
dung chương trình, nội dung bài học đối với mỗi khối
lớp, mỗi cấp học, bậc học


§3.VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA CÔNG TÁC TBDH
ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TRƯỜNG PHỎ THÔNG
PHẦN THỰC HÀNH
Nội dung

Tổ chức chho học viên trao đổi, thảo luận về các vấn đề sau :
Phân biệt thiết bị dạy học trong các phương tiện dạy học ?
Khái niệm thiết bị dạy học ? Căn cứ vào đâu để nhận biết thiết bị dạy học ?
Vai trò của thiết bị dạy học trong việc nâng cao chất lượng dạy học ?
Ứng dụng CNTT trong công tác thiết bị dạy học ở trường phổ thông hiện nay ?
Phương pháp
Tổ chức cho học viên làm việc theo nhóm (03 nhóm).
Luật chơi :
Học viên làm việc cá nhân (05 phút/1 vấn đề) : Suy nghĩ và trả lời trên giấy A4.
Làm việc theo nhóm (05 phút/ 1 vấn đề) : Trao đổi, thống nhất cả nhóm phương
án trả lời tối ưu, ghi trên giấy khổ A3.
Đại diện các nhóm trình bày phương án trả lời của nhóm (05 phút/1 vấn đề).
Bình luận và kết luận chung (10 phút).


CÁM ƠN



×