Tải bản đầy đủ (.ppt) (25 trang)

Các Hình Thức Tổ Chức Kinh Tế Trong Nông Nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.95 KB, 25 trang )

CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC
KINH TẾ TRONG NÔNG
NGHIỆP


1.DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP
1.1. Khái niệm và phân loại
Doanh nghiệp nông nghiệp là tổ chức kinh tế
tham gia vào quá trình sxkd nông nghiệp,
tham gia vào toàn bộ thị trường đầu vào và
đầu ra, được tổ chức và hoạt động phù hợp
với Luật Doanh Nghiệp mà Nhà nước ban
hành
 Phân loại
Có thể chia thành: Công ty cổ phần, công ty
hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công
ty liên doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn
một thàn viên….



1.2. Bản chất và đặc điểm của doanh nghiệp


Doanh nghiệp nông nghiệp là những doanh nghiệp chủ
yếu tiến hành sản xuất và kinh doanh trên địa bàn nông
thôn, được hình thành từ các hộ kinh doanh, các hợp tác
xã và trang trại.




Các doanh nghiệp nông nghiệp tham gia vào kinh doanh
các sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp và kinh tê nông
thôn.



Các doanh nghiệp nông nghiệp chủ yếu là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ.



So với các doanh nghiệp công nghiệp và doanh nghiệp ở
thành thị kinh doanh cùng loại sản phẩm và dịch vụ ,
doanh nghiệp nông nghiệp có chi phí khởi tạo doanh
nghệp và kinh doanh cao hơn.


1.3. Vai trò


Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng
của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra
tổng sản phẩm trong nước (GDP).



DN là yếu tố quan trọng, quyết định đến
chuyển dịch các cơ cấu lớn của nền kinh tế
quốc dân.




DN còn quyết định đến sự ổn định và lành
mạnh hoá các vấn đề xã hội, thực tế đó đã
được phản ảnh qua kết quả hoạt động của
DN


2. Hợp tác xã trong nông nghiệp
2.1. Khái niệm và phân loại


Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể của
các cá nhân, các hộ, các tổ chức kinh tế
khác( doanh nghiệp) được tổ chức và hoạt
động theo Luật hợp tác xã.



HTX nông nghiệp có thể phân làm 3 loại:
- HTX sản xuất nông nghiệp
- HTX dịch vụ nông nghiệp
- HTX kết hợp cả sản xuất và dịch vụ


2.2. Bản chất


Thực chất hợp tác xã là các cá nhân, tổ chức, hộ,
doanh nghiệp hợp tác lại để sản xuất, kinh doanh

và cung cấp các dich vụ trong nông nghiệp, nhằm
thỏa mãn nhu cầu và lợi ích của các thành viên



Hoạt động như một loại hình doanh nghiệp có tư
cách pháp nhân, tự nguyện,bình đẳng, phân cấp,
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài
chính trong phạm vi vốn của hợp tác xã theo quy
định của pháp luật.


2.3. Vai trò
 Hợp tác xã giúp cho hộ, các tổ chức kinh tế khác với
tiên hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong
điều kiện không thể tự mình thực hiện được.
 Hợp tác xã giúp cho các thành viên nâng cao hiệu
quả sử dụng nguồn lực như ruộng đất, công trình
thủy lợi, thiết bị, máy móc và kho xưởng.
 Hợp tác xã còn giúp tăng sức cạnh tranh, khả năng
mặc cả của các thành viên trong thị trường.
 Hợp tác xã giúp cho nông hộ, các thành viên thực
hiện được các mục tiêu xã hội.


3. NÔNG LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH
3.1. Khái niệm

Nông lâm trường quốc doanh:



Là nông trại của kinh tế nhà nước, hạch
toán và sử dụng ngân sách, phục vụ chủ
yếu vì mục tiêu công ích.



Là những nông trại đặc biệt của NN và là
công cụ cơ bản của NN can thiệp vào nền
nông nghiệp.


3.2. Bản chất


Thuộc thành phần kinh tế nhà nước



Sử dụng ngân sách nhà nước



Đơn vị phục vụ công ích



Hoạt động theo luật doanh nghiệp




Công cụ để nhà nước can thiệp vào nền nông
nghiệp

.


3.3. Vai trò


Nông lâm trường quốc doanh góp phần tăng
cường vai trò của kinh tế nhà nước trong nông
lâm nghiệp.



Thông qua nông lâm trường, Nhà nước thực
hiện vai trò điều tiết sự phát triển nông nghiệp
của mình để thực hiện các mục tiêu công ích
của mình như bảo tồn quỹ gen, đa dạng sinh
học, bảo vệ vườn quốc gia, đai rừng phòng hộ,
chống xói mòn, thực hiện các mục tiêu chính trị.



Nông lâm trường quốc doanh còn được coi là
trung tâm phát triển kinh tế xã hội tại vùng biên
giới và hải đảo.



HTX và Doanh nghiệp

Có gì giống và khác nhau?


Giống nhau:
Đều hoạt động dựa vào pháp luật, có thể chế,
pháp chế riêng và hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận
 Đều có tư cách pháp nhân



Khác nhau
HTX
 Là tổ chức của tập thể nông dân có

Doanh nghiệp


Là tổ chức của nhà nước hoặc

cùng nhu cầu, lợi ích chung . HTX là

tư nhân, đầu tư vốn với tư cách

một loại hình của doanh nghiệp đặc biệt.

là chủ sở hữu.

 Là kinh tế tập thể tài sản tiền vốn của




HTX nào thì HTX đó có toàn quyền



quyết định và sử dụng.



 Không được phép phát hành chứng



khoán và trái phiếu
 Thực hiện các mục tiêu kinh tế mà các

khoán và trái phiếu


thành viên trong htx thống nhất
 Các thành viên có quyền biểu quyết ý
kiến ngang nhau.

Được phép phát hành chứng
Thực hiện các mục tiêu kinh tế
nhà nước giao phó.




Các thành viên có quyền biểu
quyết ý kiến theo tỷ lệ góp vốn.


VẬy CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP
HỢP TÁC XÃ
NÔNG LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH
LÀ GÌ?


Phát triển hợp tác xã trong nông nghiệp









Tiếp tục đổi mới nhận thức về hợp tác xã nông
nghiệp, nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò và tác
dụng của hợp tác xã nông nghiệp, đưa nông nghiệp
nước ta phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa
lớn.
Phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất
hàng hóa, khắc phục tình trạng manh mún, khép
kín, tự cấp tự túc của kinh tế hộ nhằm tạo nhu cầu

và động lực tham gia hợp tác xã nông nghiệp của
kinh tế hộ.
Coi trọng công tác cán bộ cho hợp tác xã nông
nghiệp.
Mở rộng liên kết hợp tác giữa hợp tác xã nông
nghiệp với các doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế khác.
Tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước đối với kinh tế
hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp.


Định hướng phát triển doanh nghiệp







Quy hoạch hợp lý các khu công nghiệp và dịch v ụ
ở nông thôn để thu hút các doanh nghiệp
Hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo và phát triển
nhân lực
Đầu tư phát triển CSHT nông thôn
Chính sách ưu đãi thuế, vốn đối với doanh nghiệp
nông thôn.
Giúp DN nông thôn tạo dựng thương hiệu
 Đơn giản hoá thủ tục hành chính và dịch vụ công
khi xin thành lập DN



Hướng phát triển Nông Lâm trường quốc doanh






Trước hết là phân loại các nông, lâm trường và rà soát
phương hướng, nhiệm vụ của từng nông, lâm trường
để có biện pháp củng cố hoặc giải thể.
Về cơ chế quản lý, Chính phủ yêu cầu đổi mới một
cách cơ bản khâu quản lý, sử dụng đất đai và các giải
pháp bảo đảm thực hiện có hiệu quả các hình thức
khoán trong các nông, lâm trường.
Về chính sách, các thành viên Chính phủ nhấn mạnh
yêu cầu khuyến khích khoa học công nghệ, chính sách
tài chính, chính sách đối với người lao động và phân
cấp quản lý nông, lâm trường.


4. Kinh tế hộ gia đình và nông trại






Theo FAO, nông trại (farm) là một mảnh đất trên đó nông hộ
thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ cho

sinh kế của họ. Trong khu vực châu Á, nông trại có thể phân
theo 6 nhóm cơ bản dựa trên mục đích sản xuất, diện tích
đất đai và mức độ phụ thuộc.
1. Nông trại gia đình có quy SX mô nhỏ theo hướng tự cung
tự cấp, chủ yếu cho mục đích tiêu thu của nông trại. Có thể
có SP để bán ra thị trường nhưng không đáng kể. Nông trại
loại này thường độc lập hoặc ít phụ thuộc vào thị trường.
2. Nông trại gia đình quy mô nhỏ, một phần SX hàng hóa.
Mục tiêu SX: (1) Tiêu thụ gia đình, (2) Thu nhập tiền mặt
thông qua bán SP dư thừa so với yêu cầu tiêu dùng của gia
đình.


4. Khái niệm về nông trại
3. Nông trại gia đình quy mô SX nhỏ, SX chuyên môn hóa và
độc lập. Đặc trưng của NT loại này là: chuyên môn hóa
một số hoạt động SX trồng trọt, chăn nuôi cụ thể. Mục tiêu
sản xuất hàng hóa và tiêu thụ gia đình nhưng ở mức
chuyên môn hoá.
4. Nông trại gia đình quy mô nhỏ, SX chuyên môn hóa
nhưng phụ thuộc, có ít quyền lực trong việc ra quyết định
trong SX của NT, với các lý do:
 Đất SX không thuộc quyền sở hữu của gia đình mà có
được do thuê mướn, nhận giao khoáng.
 Hộ gia đình phải vay mượn nguồn đầu vào từ các doanh
nghiệp và SX theo yêu cầu của doanh nghiệp.
 Chịu sự can thiệp của chính phủ vào hoạt động sản xuất
(quy hoạch vùng SX).



4. Khái niệm về nông trại
5. Nông trại gia đình SX hàng hóa với quy mô lớn
 Người hưởng lợi cả nông trại là các thành viên của gia đình và
chủ nông trại.
 Lợi nhuận thông qua SX hàng hóa bán ra thị trường
6. Trang trại SX hàng hóa
 Sản xuất hàng độc canh, diện tích nông trại lớn từ 20ha trở lên
 Người hưởng lợi của NT là chủ NT, họ chỉ làm công tác quản lý,
không gia lao động trực tiếp. Lao động cho nông trại hoàn toàn
thuê mướn.
 Lợi nhuận là mục tiêu chính của Nông trại.
 Loai hình NT thứ 5 và thứ 6 được xem là trang trại. Như vậy trang
trại là NT có quy mô lớn và tập trung vào SX hàng hóa để bán ra
thị trường; mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận.


4. Các loại hình nông trại
(a) Phân loại theo hình thức tổ chứ quản lý


Nông trại gia đình: là kiểu NT độc lập trong SX-KD; do chủ hộ
hay một người có năng lực và y tín trong gia đình đứng ra quản
lý, các thành viên khác của gia đình tham gia sản xuất.



Nông trại liên doanh do 2 -3 NT gia đình tự nguyện hợp nhất
thành một nông trại lớn với tư cách pháp nhân mới, tăng năng
lực về vốn, về tư liệu sản xuất, có sức cạnh tranh với các NT có
quy mô lớn khác, để hưởng ưu đãi của Nhà nước đối với NT

lớn; vẫn giữ nguyên chủ điều hành sản xuất của từng NT cũ. Có
những trường hợp chủ NT có đất đai nhưng thiếu vốn SX, liên
doanh với người có vốn, ở thành thị để SX kinh doanh chung.



Nông trại hợp doanh cổ phần, là nông trại được tổ chức theo
nguyên tắc một công ty cổ phần, hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. 


4. Các loại hình nông trại
(b) Phân loại nông trại theo sở hữu tư liệu sản xuất


Chủ nông trại sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất từ đất
đai, chuồng trại, kho bãi đến công cụ máy móc SX.



Chủ nông trại sở hữu một phần tư liệu sản xuất, phần
lại phải đi thuê. Có nông trại có đất đai, nhưng phải
thuê chuồng trại, kho tàng, máy móc để SX.



Chủ nông trại hoàn toàn không có tư liệu SX mà phải
đi thuê toàn bộ tư liệu, cơ sở để SX.



4. Các loại hình nông trại
( c) Phân loại theo phương thức sản xuất


Chủ nông trại và gia đình ở ngay nông trại ở nông thôn và
trực tiếp lao động sản xuất kinh doanh.



Chủ nông trại không ở ngay trang trại ở nông thôn mà
thường ở thành phố nhưng vẫn tham gia trực tiếp điều
hành trang trại, không thuê người quản lý, có thể tham gia
sản xuất thường xuyên hay định kỳ. Loại này chưa nhiều
nhưng có xu thế phát triển ở các nước công nghiệp phát
triển.



Chủ nông trại sống ở thành phố và thuê người điều hành
nông trại ở nông thôn.



Chủ nông trại nhỏ có ít ruộng, ủy thác cho bà con, bạn bè
quản lý sản xuất từng phần hay toàn bộ, theo từng vụ hay
nhiều vụ.


4. Các loại hình nông trại
(d) Phân loại nông trại theo cơ cấu sản xuất



Nông trại có cơ cấu sản xuất kinh doanh tổng hợp
nhiều sản phẩm khác nhau: trồng trọt, chăn nuôi, lâm
nghiệp, ngành nghề nông thôn. Loại nà rất phổ biến ở
châu Á.



Nông trại có cơ cấu sản xuất chuyên canh cao.



Nông trại kết hợp sản xuất với chế biến.


4. Các loại hình nông trại
(e) Theo cơ cấu thu nhập


Nông trại thuần nông: Thu nhập chủ yếu từ sản xuất
nông nghiệp trong nông trại, bao gồm các nông trại có
nguồn thu nhập hoàn toàn hoặc phần lớn từ nông
nghiệp. Các loại nông trại ngày ngày càng giảm đi ở
các nước nông nghiệp phát triển.



Nông thu nhập chủ yếu ngoài nông nghiệp, ngoài
nông trại: Loại nông trại này ở các nước ngày càng

tăng và tỷ lệ số nông trại kiêm nhiệm cao hơn số nông
trại thuần nông.


×