Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Tom tat bai giang - BAO IN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.55 KB, 42 trang )

BÁO IN
Khái niệm báo in:
Báo in là một loại hình báo chí, chuyển tải nội dung các vấn đề, sự
kiện bằng văn bản, chữ viết, ký tự, hình ảnh thông qua trang giấy cung cấp
thông tin cho độc giả”.
Theo Tiến sĩ Hà Huy Phượng, “Báo in là thuật ngữ chỉ một loại hình
báo chí định kỳ thông tin thời sự các sự kiện, các vấn đề trong đời sống xã
hội thông qua việc sử dụng ngôn ngữ chữ viết và kỹ thuật in ấn để chuyển
tải thông tin”.
Báo in còn được hiểu là những ấn phẩm xuất bản định kỳ, đăng tải
các sự kiện vấn đề thời sự, phát hành rộng rãi nhằm phục vụ công chúngnhóm đối tượng nào đó với mục đích nhất định.
Báo in bao gồm: báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn (theo
Luật báo chí).
Sự đa dạng của báo in:
+ Nhật báo: xuất bản hằng ngày, có thể phát hành vào buổi sáng, trưa, tối,..
+ Tuần báo: xuất bản định kỳ tuần một số.
+ Nguyệt san là tờ báo, tạp chí xuất bản theo chu kỳ tháng một số.
+ Bán nguyệt san là những tờ báo hoặc tạp chí đặt tên theo chu kỳ xuất bản 15
ngày một số.
+ Đặc san là những tờ báo, tạp chí xuất bản định kỳ hoặc không định kỳ và được
xuất bản trog những điều kiện cụ thể như các dịp lễ tết, các sự kiện chính trị trọng
đại.
+ Phụ san là những tờ báo hay tạp chí xuất bản thêm số phụ định lỳ hoặc không
định kỳ. Với mục đích là đi sâu vào những vấn đề bạn đọc quan tâm thuộc lĩnh vực
mà tờ báo, tạp chí chính thức không có điều kiện đăng tải.
+ Ngoài ra còn có nội san, chuyên san, tập san, chuyên đề, bản tin và các loại tạp
chí khác.


Chương I
Sự ra đời và phát triển của báo in


I/- Sự ra đời và phát triển:
1/- Thời kì tiền báo chí
+ Biểu hiện:
-Những thông tin chép tay phát triển mạnh mẽ ở Ý ( 1556- Venise).Mỗi
tờ bướm chép tay được bán với giá 1 đồng tiền Ý có tên : Gazzetle.
-Những cuốn sách nhỏ, xuất hiện từ tk XV,từ khi có máy in của
Guytembec , nội dung đã tường thuật những vấn đề nổi bật như : chiến
trận , tang lễ trong cung đình, lễ hội.
-Những tác phẩm bút chiến, những tiểu phẩm đả kích, những tín hiệu
thông tin sơ khai.
2.Thời kì ngự trị của báo in :
Thế kỷ XIX, là thời kỳ ngự trị của báo in, báo in đã có mặt khắp nơi
trên thế giới.
+ Những dạng báo chí xuất hiện đầu tiên trên thế giớí .
• Báo do chủ nhà in xuất bản
• Báo do những người làm lâu năm ở ngành bưu điện.
• Báo của các chính trị gia
• Báo của các chủ quản sách, chủ quán café (1690- Mỹ )
• Báo do ông vua tiến bộ tạo tiền đề cho báo chí phát triển ( vua Piot đệ
nhất - Nga sáng lập - 1702 )
3. Các dạng nhật báo đầu tiên:
-Báo chí thuộc địa - xuất hiện ở các nước Châu Á: Trung Quốc ,
Inđonexia.
-Báo chí phát triển vào tk XIX do Mac-Anghen lãnh đạo ( Nhật báo tỉnh
Ranh [ 1/1/1842-31/3/1843 ], nhật báo tỉnh Ranh mới [ 1/6/184819/5/1849] ).
-Báo chí TBCN xuất hiện đầu 1661, do 1 người Áo- Huena sang


lập.Trong 2 năm báo xuất hiện đc 20 số , mỗi số có 8 cột.
- Báo chí Bồ Đào Nha và Thuỵ Sĩ cũng xuất hiện vào dầu tk XVI.

- Báo chí các nước khác, châu lục khác xuất hiện vào đầu tk XVII có nhật
báo.
Sau đó nhữg tờ báo xuất hiện hang loạt ở Châu Âu (Áo- 1605 , Đức,1609, Anh- 1621, Pháp - 1631...)
4. Nhật báo phát triển :
+ Những cuộc cách mạng trong báo chí diễn ra đã thúc đẩy báo chí phát
triển : Báo chất lượng và báo đại chúng, các tổ chức công đoàn ra đời gắn
với báo rẻ tiền, đưa giai cấp công nhân và nhân dân lao động vào chính
sách chính trị .Tờ " công luận" xuất hiện.
+ Nguyên nhân:
- Nền văn minh cơ khí vào giữa tk XIX
-Tự do cạnh tranh và quy luật cạnh tranh.
- Những cải tiến của chủ báo về nội dung, hình thức, giá cả, đạo luật của
nhà nước.
- Nhật báo của địa phương cũng bắt đầu phát triển.
5. Một số kỉ lục phát triển của nhật báo:
• Nước có số nhật báo đứng đầu thế giới : Ấn Độ.
• Nước có chỉ số người đọc nhật báo nhiều nhất : Nhật Bản ( 644 bản /
1000 dân )
• Số lượng phát hành lớn nhất :Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản,Mỹ.
• Số lượng phát hành cao nhất của 1 cơ quan báo chí : Yomiuri, Shimbun
, với số lượng phát hành buổi sáng 10.000 bản , buổi chỉều 4,8triệu bản,
báo Asashi Shimbun - 12triệu bản.
• Những nhật báo trong topten : " Con người và những phát minh". ĐứcBild :4,5 triệu bản. Anh- The sun>300.000 bản...
6. Xu hướng Quốc tế hoá của Báo chí thế giới
Trong bối cảnh thông tin toàn cầu đang phát triển, các tập đoàn truyền


thông, các cơ quan báo chí đều muốn đẩy mạnh ảnh hưởng của mình tở
các quốc gia khác. Chính vì vậy mà họ cố gắng đưa tờ báo của mình ra
khỏi khuôn khổ của một quốc gia.

Quốc tế hóa báo chí là hình thức mà một tờ báo, ấn phẩm báo chí được
phát hành ở nhiều quốc gia, hoặc phát hành ở quốc gia này nhưng được
bán ở quốc gia khác.
7.Biểu hiện của quốc tế hóa trong lĩnh vực báo in:
- Báo chí in ấn ở nước này, nhưng lại được phát hành ở nhiều nước trên
thế giới.
- Báo chí in ấn ở nhiều nước cùng một lúc (thí dụ Nhân dân Nhật báo
của Trung quốc, tạp chí Tuyển tập (Readers Digest).
- Hai nước liên kết với nhau xuất bản một số báo
- Cơ quan báo chí mở nhiều chi nhánh ở nước ngoài
- Các tập đoàn báo chí phát triển những tờ báo cho khu vực riêng với
ngôn ngữ của khu vực đó.
- Thế kỷ XX, được coi là thời kỳ bùng nổ của báo chí với sự đa dạng của
các thể loại, loại hình báo chí được chia theo các lĩnh vực và lứa tuổi. Ở các
nước công nghiệp phát triển cứ 1000 người dân thì tiêu thụ 400-500 nhật
báo.
- Tuy nhiên, đầu thế kỷ XXI nhiều chuyên gia cho rằng đây là thời kỳ
khó khăn của báo in trên thế giới. Bởi chất lượng của tờ báo chưa đảm bảo,
sự ra đời và phát triển của các loại hình báo chí khác như phát thanh, truyền
hình, báo mạng điện tử. Hơn nữa một xu thế báo phát không đang diễn ra
làm cho báo in gặp nhiều vấn đề trong việc phát hành.
- Các yếu tố chi phối sự phát triển báo chí nói chung, báo in nói riêng:
+ Những nước có nên kinh tế phát triển mạnh kéo theo nền báo chí
phát triển.
+ Báo chí phát triển tùy thuộc vào yếu tố chính trị. Nền chính trị thay
đổi, báo chí thay đổi.
+ Yếu tố văn hóa tác động mạnh đến sự phát triển báo chí.
+ Báo chí mỗi nước, mỗi khu vực mang đậm phong cách văn hóa ở
những nơi đó.



II/ - Báo in ở Việt Nam:
1/- Tờ báo quốc ngữ đầu tiên:
-

Khai sinh sớm nhất trong làng báo quốc ngữ Việt Nam tờ Gia Định
báo.
Tờ báo tổng hợp này ra hàng tuần tại Sài Gòn và tồn tại suốt 44 năm
sau khi phát hành số đầu tiên vào ngày 15/4/1865.
Tờ nguyệt san tư nhân đầu tiên: Tờ Thông loại khóa trình - tờ báo
quốc ngữ tư nhân đầu tiên phát hành số 1 vào tháng 5- 1888.
Tờ báo Việt Nam đầu tiên chuyên về phụ nữ : Tuần báo Nữ giới chung
- xuất bản số 1 tại Sài Gòn ngày 1-2-1918.

2/- Tờ báo cách mạng đầu tiên:
-

Ngày 21-6-1925: Tuần báo Thanh Niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng
lập ra số đầu tiên, khai sinh nền báo chí cách mạng Việt Nam và ngày
này được trang trọng chọn làm Ngày Báo chí Việt Nam.

3/- Lớp học về báo chí đầu tiên :
-

Tháng 4-1949: Lớp học báo chí đầu tiên mang tên Huỳnh Thúc Kháng
được Đoàn Báo chí kháng chiến mở để đào tạo cán bộ viết báo, thu hút
gần 60 học viên.

4/ - Tờ báo cách mạng đầu tiên
-


Tuần báo Thanh Niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và trực tiếp chỉ đạo
trở thành cơ quan ngôn luận trung ương của tổng bộ Việt Nam thanh niên
cách mạng đồng chí hội là tờ báo cách mạng đầu tiên. Số báo thứ nhất
phát hành ngày 21/6/1925 và ngày đó được vinh dự chọn là ngày Báo chí
Cách mạng Việt Nam.

5/- Tờ báo kinh tế đầu tiên


-

Báo Nông Cổ Mín Đàm (ngồi uống trà bàn chuyện làm ruộng và đi
buôn), phát hành vào thứ Năm hàng tuần tại Sài Gòn, ra số báo đầu tiên
vào ngày 1/8/1901.

6/- Tờ báo văn học đầu tiên
Tờ An Nam tạp chí do nhà thơ Tản Đà (Nguyễn Khắc Hiếu) sáng lập là
tờ báo đầu tiên chuyên về văn học. Số 1 của nó ra ngày 1/7/1926.
7/- Tờ báo khoa học kỹ thuật đầu tiên
-

-

Tờ Khoa Học tạp chí do Nguyễn Công Tiễu sáng lập và làm chủ nhiệm
kiêm chủ bút, xuất bản tại Hà Nội, là tờ báo đầu tiên chuyên sâu vào lĩnh
vực khoa học kỹ thuật. Phát hành số đầu tiên ngày 1/7/1931.

8/ - Tờ báo phụ nữ đầu tiên :
-


Báo Nữ Giới Chung (tiếng chuông của nữ giới) xuất bản vào thứ Sáu
hàng tuần tại Sài Gòn trong năm 1918, là tờ báo đầu tiên chuyên về phụ
nữ. Số 1 của nó ra ngày 1/2/1918.

9/ - Cuộc bút chiến trên báo đầu tiên:
-

Báo Hữu Thanh là nơi xảy ra cuộc bút chiến đầu tiên trên báo chí, giữa
hai nhân vật Phạm Quỳnh và Ngô Đức Kế về tác phẩm Truyện Kiều,
diễn ra năm 1921.

10/- Báo tồn tại ngắn nhất, lâu nhất
-

-

Trong lịch sử báo chí Việt Nam, có những tờ báo tồn tại rất ngắn: chỉ
xuất bản một số rồi đình bản; điển hình là tờ Nhà Quê, chỉ ra được đúng
một số vào ngày 11/2/1926.
Ngược lại, có nhiều tờ báo tồn tại mấy chục năm bền vững và ngày càng
phát triển, như báo Lao Động của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
Suốt từ khi ra số đầu ngày 20/7/1946, báo liên tục phát triển cho đến
ngày nay.


11/- Nhà báo Việt Nam đầu tiên:

I.


-

Nhà báo Việt Nam đầu tiên là Trương Vĩnh Ký (1837 - 1898), tên tự là Sĩ
Tải, thường được gọi là Pétrus Ký, quê ở Vĩnh Thanh, Tân Minh, Vĩnh
Long (nay thuộc Bến Tre).
- Ông là một học giả lớn, thông thạo 26 ngoại ngữ, là tác giả của hơn
100 bộ sách, hàng nghìn bài viết. Ông có “chân” trong nhiều hội khoa
học quốc tế, cống hiến xuất sắc cho các chuyên ngành văn hóa, ngôn ngữ,
địa lý, nhân chủng học... và được người đương thời xếp vào danh sách 18
nhà bác học hàng đầu thế giới!
Ông thành lập và làm tổng biên tập những tờ báo quốc ngữ đầu tiên,
đồng thời là cây bút chủ chốt của rất nhiều tờ báo, được coi là người đặt
nền móng cho báo chí quốc ngữ Việt Nam.

-

Đến nay, trên cả nước có hơn 450 cơ quan báo, gần 500 triệu bản báo,
tạp chí được phát hành.
Xu hướng phát triển của báo in

Trên thế giới, nỗi quan ngại về sự "hết thời" của báo in đã được đặt ra
cách đây đã lâu, khi sự khủng hoảng số lượng phát hành lan tới cả các "đại
gia" báo in của nước Mỹ, như: New York Times, Washington Post, Los
Angeles Times... thậm chí tờ báo đã có 80 năm tuổi là Newsweek cũng phải
đình bản in để chuyển hoàn toàn sang báo điện tử.
Công nghệ số ra đời và phát triển đã làm xuất hiện nhiều loại hình báo
chí mới, trong đó có báo điện tử. Sự phát triển nhanh chóng của báo điện tử
với phương thức đưa tin, truyền tin kiểu mới dường như đã làm cho báo in
không còn giữ được vị thế như trước. Việc nhiều tờ báo in vốn rất hấp dẫn
đối với người đọc nay phải giảm số lượng phát hành đang đặt ra một số vấn

đề cần giải quyết, và trên thực tế, loại hình báo chí truyền thống này đang đi
tìm sự thích nghi mới...
Ở Việt Nam, báo điện tử cũng tạo ra một bước ngoặt trong hoạt động
báo chí, với sự gia tăng không ngừng số lượng các tờ báo, trang tin điện tử.
Thống kê cho thấy đến hiện tại, cả nước có 77 tờ báo điện tử và gần 200
trang tin điện tử với lượng thông tin dày đặc mỗi ngày. Và báo in cũng phải


đối diện với cuộc cạnh tranh khốc liệt khi các báo điện tử không chỉ mang
đến một cách đọc tin mới mà còn mang đến những cách tiếp cận thông tin
mới mẻ, phù hợp tâm lý của đông đảo công chúng hiện đại. Nhiều tờ báo in
cũng đã có một số dấu hiệu "lùi bước" khi phải cắt giảm phóng viên, nhân
viên, vì sự suy giảm phát hành và quảng cáo đã làm cho nguồn thu giảm
nghiêm trọng. Quả thực, báo mạng với những tiện ích mà báo in khó có thể
sánh được đã bùng nổ mạnh mẽ, khiến một số báo in không còn cách nào
khác là phải giảm số lượng phát hành và ngậm ngùi nhường vị trí áp đảo cho
báo mạng.
Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, sự ra đời của báo điện tử có thể ảnh
hưởng tới số lượng phát hành báo in nhưng chưa hẳn là sẽ đẩy báo in tới bờ
vực thẳm như có người nói. Nhất là sau thời kỳ phát triển rầm rộ, nhanh
chóng, đến nay báo điện tử như đã bước vào giai đoạn bão hòa, với sự ra đời
hàng trăm tờ báo, trang tin na ná nhau. Ðây là thời điểm để báo in lấy lại đà
phát triển dựa trên những lợi thế nhất định.
Một trong những lợi thế của báo in là chất lượng thông tin được bảo
đảm. Việc kiểm duyệt, biên tập được thực hiện chặt chẽ kỹ lưỡng, khiến các
thông tin trên báo in được bảo đảm về tính chính xác, tính chính thống, tính
khách quan. Các vấn đề của đời sống, kinh tế, văn hóa,... được bàn giải
chuyên sâu, có chọn lọc với những bài chuyên luận sâu sắc.
Với những ưu thế riêng, báo in vẫn còn "đất để sống" nếu mỗi tòa
soạn có định hướng phát triển đúng đắn và phù hợp công chúng của mình.

Ðó có lẽ là lý do giải thích cho việc vào thời kỳ báo in dường như không tìm
được lối thoát thì ông trùm truyền thông Rupert Murdoch vẫn tin tưởng rằng
"báo in sẽ vươn tới những đỉnh cao mới trong thế kỷ 21" và theo ông, những
ai cho rằng báo in đang dần bị giết chết là "những người thiếu suy nghĩ".
Tất nhiên, ngành báo in thế giới cũng như Việt Nam còn nhiều việc
phải làm nhưng với những thế mạnh hiện có cộng thêm các đổi mới phù
hợp, hoàn toàn có thể tin tưởng ở một bước phát triển mới của báo in trong
thời đại mới.
Chương II: Các thể loại báo in
I.

Vấn đề tác phẩm báo chí và thể loại báo chí


-

-

Trong số các tác phẩm báo chí được đăng tải trên báo chí nói
chung, không phải tác phẩm nào cũng đều thể hiện rõ ràng tiêu chí của
thể loại nào Giữa “tác phẩm báo chí “và “thể loại báo chí” vẫn có một
ranh giới khá rõ ràng với những khác biệt có thể nhận diện được.
Trong thực tế hiện nay, số tác phẩm báo chí không thể hiện rõ các tiêu
chí của thể loại thường chiếm tỷ lệ khoảng 60 -70% trong tổng số tác
phẩm báo chí. Các tác phẩm đạt tiêu chí thể loại thường chỉ chiếm tỷ lệ
khoảng 30 - 40%. Hiện tượng này là phổ biến trên tất cả các loại hình
báo chí. Điều này có lý do là ở chỗ: không phải người viết báo nào cũng
hiểu rõ và vận dụng được các đặc điểm thể loại báo chí, được hiểu
là chỉnh thể tương đối ổn định về hình thức để tương ứng với một loại
nội dung nào đó.

II.

Nhận diện hệ thống thể loại báo chí ở nước ta

Trên cơ sở đối tượng phản ánh, chức năng, nhiệm vụ phản ánh và phương
pháp phản ánh của các thể loại báo chí, có thể tạm xác định hệ thống các
thể loại báo chí ở Việt Nam hiện nay gồm ba nhóm thể loại :
1. Nhóm các thể loại Thông tấn báo chí
2. Nhóm các thể loại Chính luận báo chí
3. Nhóm các thể loại Tài liệu - nghệ thuật
III.Nhóm các thể loại Thông tấn báo chí
-

-

Tập hợp một số thể loại có nhiệm vụ thông tin (dưới sự chi phối của các
yêu cầu của tính xác thực, thời sự) mà trong đó thể loại tin giữ vị trí
hàng đầu. Bên cạnh tin còn có một số thể loại khác như bài thông tấn,
tường thuật, điều tra, ghi nhanh, phỏng vấn sự kiện, phóng sự sự
kiện v.v..
Đặc điểm nổi bật nhất của các thể loại trong nhóm này là chúng đều thể
hiện rõ năng lực thông tin sự kiện thời sự. Sự kiện được thông tin trong
các thể loại thuộc nhóm này được biểu hiện với những cấp độ khác nhau,
nhưng dù ở cấp độ nào thì cũng phải đáp ứng các yêu cầu về tính thời sự
và tính xác thực tối đa.

1. Tin:


- Đây là một trong những thể loại cơ bản nhất trong các thể loại

báo chí.
- Đặc điểm nổi bật của tin: Có nhiệm vụ thông báo một cách
kịp thời nhất về những sự kiện mới nhất, dưới hình thức ngắn gọn,
chặt chẽ nhất.
- Trong tin không có sự xuất hiện của nhân vật, không có cái tôi
tác giả, không sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc và bút pháp,
giọng điệu linh hoạt, sinh động như các thể loại báo chí khác.
2. Bài Thông tấn:
-

-

Đối tượng phản ánh của thể loại này là những sự kiện, vấn đề, tình
huống, hoàn cảnh, con người… xác thực, tiêu biểu trong đời sống. Thông
tin trong bài thông tấn chủ yếu là mô tả, trình bày, phân tích để tái lập
một bức tranh trung thực về các vấn đề và sự kiện. Nó giúp cho công
chúng nhận biết về các mối liên hệ phong phú bên trong cùng với xu
hướng vận động của các vấn đề và sự kiện trong đời sống.
Về hình thức, bài thông tấn có thường được trình bày một cách ngắn gọn,
chặt chẽ, ngôn ngữ trực tiếp, cụ thể, chính xác, gắn liền với sự thật.
Cũng giống như tin, trong bài thông tấn tác giả không xuất hiện trực tiếp
ở ngôi thứ nhất, và không đóng vai trò là nhân vật trần thuật (được hiểu
là tác giả, là nhân chứng khách quan, là người trực tiếp chứng kiến và
thuật lại toàn bộ những sự thật).

3. Tường thuật:
-

-


Là thể loại báo chí có nhiệm vụ phản ánh các sự kiện mới (giống như
các thể loại tin và ghi nhanh).
Đặc điểm cơ bản: về phương diện nội dung và hình thức của nó là trình
bày trung thực sự kiện một cách chính xác, cặn kẽ, tỷ mỷ theo đúng tiến
trình diễn biến có thật của sự kiện đó.
Trong tường thuật, tác giả đóng vai trò là người chứng kiến sự kiện và
thuật lại một cách tường tận, với một thái độ khách quan. Cấu trúc của
bài tường thuật chính là cấu trúc của sự kiện. Ngôn ngữ trong tường
thuật chủ yếu là kể, tả lại một cách chi tiết, đôi chỗ xen kẽ những lời
bình nhằm tạo điều kiện cho công chúng hiểu đúng về sự kiện.


4. Điều tra:
Là thể loại báo chí có nhiệm vụ trả lời những câu hỏi mà cuộc sống
đang đặt ra thông qua một hệ thống các bằng chứng, các luận cứ kết hợp
ít nhiều với lý lẽ. Chính hệ thống các bằng chứng là yếu quyết định tạo ra
sự tin cậy của công chúng đối với tác phẩm điều tra.
- Bằng chứng trong bài điều tra hết sức đa dạng. Đó có thể là các con số,
chi tiết, dữ kiện, văn bản, chứng từ, những quan sát trực tiếp, băng ghi âm,
ảnh chụp…
- Tuy nhiên, điều quan trọng là tác giả bài điều tra phải có nhiệm vụ chỉ ra
được bản chất của các bằng chứng đó thông qua một cách trình bày với logic
nhất và với một văn phong có phần đơn giản cả về ngôn từ, bút pháp và
giọng điệu.
-

5. Ghi nhanh:
“Bản chất của ghi nhanh là thông tin miêu tả một sự kiện thời sự diễn ra
trong không gian cụ thể. Trong thực tế, ghi nhanh chỉ phản ánh các sự
kiện mới (giống như tin, tường thuật) .

- Trong một số trường hợp, những tác phẩm thuộc thể loại này lại có sự
xuất hiện trực tiếp của nhân vật trần thuật và nhất là ở năng lực miêu tả,
diễn tả sự kiện một cách giàu hình ảnh. Mang tính chất giao thoa giữa
nhóm các thể loại Thông tấn báo chí với nhóm thứ ba là nhóm các thể
loại Tài liệu - nghệ thuật.
6. Phỏng vấn sự kiện:
-

-

-

Là một dạng của thể loại phỏng vấn. Hình thức của thể loại này là những
câu hỏi, đáp do tác giả thực hiện đối với các nhân chứng xoay quanh một
chủ đề cụ thể nào đó. Phỏng vấn sự kiện phải gắn liền với việc phản ánh
một sự kiện mới (có thể là đã xảy ra, đang xảy ra, sắp xảy ra) nhưng có
nhiều ý nghĩa và có liên quan đến nhiều người.
Nhiệm vụ của phỏng vấn sự kiện là làm sáng tỏ những khía cạnh xung
quanh sự kiện đó, cung cấp cho công chúng thông tin khách quan và
trung thực để có thể điều chỉnh hành vi, nhận thức của mình.Không


-

giống với các dạng phỏng vấn khác, phỏng vấn sự kiện thường cung cấp
cho công chúng những tài liệu, chi tiết rất xác thực, cụ thể về sự kiện, tạo
cơ sở cho những hành động xã hội của họ.
Bên cạnh các tác phẩm phỏng vấn sự kiện như trên còn có các dạng khác
như phỏng vấn vấn đề, phỏng vấn chân dung…


6. Phóng sự sự kiện:
-

-

Là một một dạng khá phổ biến trong phóng sự hiện đại. Cũng giống như
tin, ghi nhanh, tường thuật hay phỏng vấn sự kiện, dạng phóng sự
này chỉ có nhiệm vụ phản ánh các sự kiện (mới, tiêu biểu, nổi bật, có ý
nghĩa…).
Điểm khác biệt của nó so với các dạng phóng sự khác là trong tác phẩm
thường không có sự xuất hiện của nhân vật trần thuật, của ngôn ngữ, bút
pháp, giọng điệu sinh động.
- Tuy nhiên, quá phản ánh sự kiện của dạng phóng sự này phải đáp ứng
được yêu cầu của tính góc độ và ít nhiều sử dụng lối viết đặc tả nhằm
làm cho sự kiện được phản ánh một cách ấn tượng.

IV.Nhóm các thể loại Chính luận báo chí
-

-

-

Đây là một nhóm bao gồm các thể loại có nhiệm vụ đánh giá, phân tích,
giải thích, bàn luận về những sự thật của đời sống. Thế mạnh chủ yếu
của các thể loại trong nhóm thể loại này biểu hiện ở năng lực thông tin lý
lẽ. Tất nhiên lý lẽ phải gắn liền với những sự kiện thời sự.
“Nội dung của tác phẩm chính luận báo chí tập trung một cách rõ nhất,
nhiều nhất lập trường, quan điểm trong sứ mệnh định hướng tư tưởng và
hành động theo mục đích của từng tờ báo”

Trong nhóm này có các thể loại như bình luận, xã luận, điều tra, bài phê
bình, phỏng vấn vấn đề… Trong đó, thể loại bình luận giữ vai trò là hạt
nhân vì nó đã thể hiện sinh động nhất những đặc điểm cơ bản của cả
nhóm.

1. Bình luận:


-

-

Là một thể loại có chức năng giải thích, đánh giá, phân tích về những sự
thật tiêu biểu của đời sống. Đối tượng phản ánh của bình luận có thể là
các sự kiện, hoàn cảnh, tình hình, hiện trạng tiêu biểu của đời sống, đang
cần được làm sáng tỏ và được định hướng.
Với nghệ thuật lập luận mềm dẻo, linh hoạt bằng cách kết hợp giữa các
bằng chứng, luận cứ, luận điểm, tác phẩm bình luận có thể thuyết phục
công chúng hiểu và hành động theo hướng mà người viết bình luận
hướng tới.

2. Xã luận:
-

-

-

Là một bài bình luận quan trọng nhất trình bày quan điểm, đường lối của
tờ báo đối với những vấn đề thời sự, chính trị trước mắt”. Nó thường

xuất hiện trước một biến cố hay một chủ trương hành động lớn có tác
động đến toàn xã hội.
Chức năng của xã luận là định hướng trên một phạm vi rộng lớn, do đó
thể hiện tiếng nói chính thức của tờ báo (của Đảng, của Nhà nước hoặc
của cơ quan, ngành chủ quản của tờ báo). Ở các loại báo chính trị, xã
luận có vai trò rất quan trọng. Cùng với bình luận, nó thể hiện rõ nhất ý
chí, thái độ chính trị của tờ báo.
Giữa bình luận và xã luận có khác biệt. Tác phẩm xã luận thường đề ra
các nhiệm vụ chính trị, còn một bài bình luận không nhất thiết phải là
chỉ thị để hành động. Các bài xã luận thường có cấu trúc theo phương
pháp diễn dịch - từ một vài luận điểm, triển khai thành những nội dung
lớn có tính chất định hướng rộng, còn bình luận chủ yếu đi theo phương
pháp quy nạp. Nó rút ra kết luận thông qua việc bàn luận về những cái cụ
thể.

3. Bài phê bình:
-

Bày tỏ thái độ (khen, chê) của tác giả về những vấn đề - chủ yếu là trong
lĩnh vực văn học nghệ thuật, đang đặt ra trong cuộc sống. Đối tượng của
nó không phải là những sự kiện trực tiếp của hiện thực - những cơ sở của
phóng sự, ký sự… mà là những hiện tượng thông tin như sách, kịch,
phim, chương trình truyền hình, tập thơ.


-

Người viết phê bình phải nhìn thấy những điều mà người khác không
(hoặc chưa) nhìn thấy. Nền tảng của một bài phê bình là sự phân tích, lập
luận trên cơ sở của một thái độ công tâm, khách quan. Kiến thức, kinh

nghiệm, vốn sống và cá tính sáng tạo của người viết bài phê bình được
thể hiện rất rõ qua phương pháp triển khai các luận cứ, luận chứng và
qua các yếu tố khác như ngôn từ, giọng điệu của tác phẩm.

4. Phỏng vấn vấn đề:
-

Thường được thực hiện khi một sự kiện, sự việc đã xảy ra, và công
chúngđã được thông tin về sự việc sự kiện đó. Nhiệm vụ của bài phỏng
vấn thuộc dạng này là làm sáng tỏ những khía cạnh, những vấn đề chưa
được làm rõ xung quanh một sự kiện, sự việc nổi bật nào đó (chẳng
hạn: một lễ hội lớ;, một cuộc gặp quan trọng; một cuộc họp cấp cao;
một vụ tai nạn; một cây cầu bị sập; một trận lũ quét hay bão lốc gây hậu
quả nghiêm trọng; một vụ tham ô tài sản lớn mới bị phát hiện v.v…
- Dạng bài phỏng vấn này không có nhiệm vụ thông tin sự kiện mà khả
năng thông tin lý lẽ. Do đó, có thể coi nó như một dạng giao thoa giữa
nhóm Thông tấn báo chí với nhóm Chính luận báo chí.
V. Nhóm các thể loại Tài liệu - nghệ thuật

Không hoàn toàn giốngvới hai nhóm nêu trên, các thể loại trong nhóm
này có nhiệm vụ mô tả, diễn tả một cách có hình ảnh, có cảm xúc và
giọng điệu về những sự thật đời sống.
- Về hình thức thể hiện, trong các tác phẩm thuộc nhóm này thường có vai
trò quan trọng của nhân vật trần thuật và sử dụng ngôn từ, bút pháp, giọng
điệu giàu chất văn học.
- Thể loại được coi là hạt nhân của nhóm này là phóng sự. Ngoài ra trong
nhóm này còn có các thể loại có hình thức thể hiện sinh động, giàu tính chất
văn học như phỏng vấn chân dung, ký chân dung, ký chính luận, thư phóng
viên, sổ tay phóng viên, nhật ký phóng viên cùng với một vài biến thể khác
nữa. Điều đáng lưu ý là một dạng của thể loại tiểu phẩm cũng có thể được

xếp vào nhóm này.
-

1. Phóng sự:


So với các thể loại báo chí khác, phóng sự là thể loại có thể kết hợp
những tính chất văn học một cách hiệu quả trong quá trình phản ánh một
hiện thực thời sự và xác thực, thông qua vai trò quan trọng của nhân vật trần
thuật, của các nhân chứng và bút pháp, ngôn ngữ, giọng điệu sinh động, giàu
hình ảnh và cảm xúc.
Về nội dung, phóng sự phản ánh hiện thực dưới dạng một bức tranh
sống động, vừa có tính khái quát, vừa rất cụ thể, chi tiết, sống động. Đây là
thể loại rất thích hợp với những đề tài có tính nhân văn sâu sắc.
2. Phỏng vấn nội dung:

Là một dạng của phỏng vấn, có nhiệm vụ tái tạo chân dung những
con người tiêu biểu, nổi tiếng. Trong đó, tác giả (người hỏi) cũng nổi lên với
vai trò như một người đối thoại, trò chuyện, tâm tình, gợi mở để nhân vật
bộc lộ những suy nghĩ, chính kiến, nỗi niềm… sâu kín nhất.
So với các dạng phỏng vấn ở hai nhóm thể loại ở trên, dạng phỏng
vấn chân dung này có thế mạnh trong việc đi sâu vào những khía cạnh riêng
tư, thầm kín của đối tượng trả lời phỏng vấn. Do đó, cũng giống như phóng
sự chân dung hay ký chân dung, dạng bài này có thế mạnh trong việc tái tạo
chân dung con người và giàu tính nhân văn. Trong phỏng vấn chân dung, đối
tượng được phỏng vấn tự nói về mình nên tác phẩm thường có độ tin cậy và
có chiều sâu.
3. Ký chân dung:
-


-

Là một thể loại báo chí có nhiệm vụ chủ yếu là phản ánh về những con
người tiêu biểu, điển hình trong đời sống.
Con người (cá nhân hoặc tập thể) là đối tượng phản ánh chủ yếu trong
tác phẩm ký chân dung. Đây cũng là một trong những thể loại rất giàu
tính nhân văn (giống như tác phẩm phóng sự chân dung). Tất nhiên, con
người ở đây thường phải gắn với những hành động, việc làm tiêu biểu và
được đặt trong một bối cảnh điển hình có ý nghĩa thời sự.
Trong ký chân dung, đặc tả được sử dụng như một trong những bút pháp
quan trọng để khắc hoạ tính cách, phẩm chất của nhân vật.


4. Ký chính luận:

Là một thể loại nằm trong khu vực giao thoa giữa hai nhóm Tài liệu
nghệ thuật vàChính luận báo chí. Điều này có nguyên nhân chính từ những
đặc điểm cơ bản của thể loại.
So với các thể loại khác, ký chính luận có nhiệm vụ vừa thông tin sự
thật, vừa thông tin thái độ, lý lẽ, cách đánh giá trực diện của tác giả về sự
thật đó.
Về bố cục, thể loại này thường có hai phần rõ rệt, phần đầu thường
được bố trí những những luận cứ và trên cơ sở phân tích, đánh giá luận cứ
đó, tác giả đi đến những kết luận thể hiện rõ cách nhìn nhận mang tính công
dân của mình.
VI. Một số thể loại khác:
Thư phóng viên, Sổ tay phóng viên và Nhật ký phóng viên…
Thể hiện những đặc điểm riêng trên cơ sở tuân thủ đặc điểm chung
của nhóm các thể loại Tài liệu- nghệ thuật. Điểm chung của các thể loại này
là: chúng đều phản ánh trực tiếp về những sự việc, tình huống, vấn đề… có

liên quan đến nghề nghiệp, công việc của người phóng viên.
Thư phóng viên là những tác phẩm báo chí có nhiệm vụ trình bày, phản
ánh những sự thật thời sự dưới hình thức thư từ (đôi khi chỉ có tính chất giả
định). Sổ tay phóng viên và Nhật ký phóng viên là những ghi chép riêng tư
của phóng viên trong quá trình hoạt động thực tiễn. Những ghi chép có thể
chỉ là riêng tư nhưng khi được đăng tải trên mặt báo (tức là khi đã được xã
hội hoá) thì phải đáp ứng được những yêu cầu chung của tác phẩm báo chí
về tính xác thực, tính thời sự, tính định hướng.
VII.

Các tác phẩm giao thoa giữa các thể loại:

Trong hệ thống hệ thống thể loại báo chí với ba nhóm như đã nêu ở
trên, các thể loại có thể tồn tại độc lập nhưng cũng có thể giao thoa với
các thể loại (và các loại thể) ở trong và ở bên ngoài hệ thống.
Một tác phẩm báo chí có thể là kết quả từ sự giao thoa của nhiều
thể loại khác nhau. Trong đó, có thể có một thể loại nào đó nổi lên giữ vai
trò chủ yếu và ta có thể gọi tên thể loại của tác phẩm đó.


Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, không thể xác định rõ rệt tính
chất thể loại của một bài báo vì nó được viết ra trong sự giao thoa hoà
trộn của nhiều thể loại. Đối với những trường hợp như vậy, tiêu chí quan
trọng nhất để đánh giá tác phẩm báo chí đó là độ xác thực và khả năng
đáp ứng những yêu cầu về tính thời sự và tính định hướng trực tiếp...

Chương III: Một số kỹ năng viết cho báo in
I/- Tin tức:
1. Đặc điểm tin tức của báo in:


- Dùng ngôn ngữ, ngắn gọn, chính xác phản ánh sự kiện, hiện
tượng đời sống.
- Tin tức thường đi liền với hình ảnh để minh họa.
2. Cách chọn tin tức:

1/- Những gì bạn quan tâm.
2/- Việc liên quan đến nhiều người. ( Luật mới ban hành, phương
thuốc mới cứu sống người…)
3/- Phù hợp với nhóm độc giả mục tiêu của tờ báo.
4/- Tin nhiều kỳ (diễn biến của thông tin)
5/-Cụ thể và cá nhân.
6/- Những thành phố lớn hoặc người nổi tiếng
7/- Thông tin quan trọng . ( Khai trương, khởi công, bệnh dịch, lụt
lội, cháy rừng…)
8.Tin tức độc quyền của tờ báo.
3. Viết tin

1. Đi thẳng vào vấn đề, trình bày hệ quả cụ thể sau đó viết tiếp các
thông tin liên quan.
2. Tin được viết theo cấu trúc tam giác ngược. Thông tin quan
trọng được sắp xếp theo thứ tự giảm dần.
• What: Chuyện gì xảy ra
• When: Khi nào ?








Where: Ở đâu ?
Who : Với ai ?
Why: Tại sao xảy ra ?
How: Xảy ra như thế nào

Mô hình Kim tự tháp ngược
4.Những nội dung cần có trong tin:
-

-

Cố gắng có nhận dạng cá nhân trong tin – ít nhất trong 1 tin ngắn có 1
tên người.
Không đưa tin không có tên người.
Sử dụng các địa danh cụ thể trong tin.
Cung cấp những số liệu thực tế và những hậu quả của sự kiện, sự việc.
Tập trung vào con người sau những số liệu.
Không nhồi quá nhiều thông tin vào một tin ngắn.

II/- Kỹ năng phỏng vấn:


1. Phỏng vấn là gì ?

Phỏng vấn là nền tảng quan trọng nhất trong báo chí vừa để thu thập
thông tin vừa để trình bày thông tin.
• Interview = Inter + view + Phỏng vấn = Quan sát lẫn nhau.
• Cuộc phỏng vấn là một cuộc gặp gỡ, một sự tương tác.
2. Các loại phỏng vấn:


1/- Phỏng vấn lấy thông tin ( tìm hiểu sự kiện và con số)
2/- Phỏng vấn lấy ý kiến ( quan điểm về 1 vụ việc, 1 vấn đề, 1 diễn biến
trong xã hội)
3/- Phỏng vấn lấy trích dẫn trong tin.
4/- Phỏng vấn nhân vật ( tìm hiểu về cuộc sống, kinh nghiệm và tính cách để
viết bài chân dung.)
3. Các xu hướng phỏng vấn:

1/- Trở thành nghệ thuật giải trí
2/- Phỏng vấn trực tiếp tại phòng thu.
3/-Phỏng vấn điện thoại
4/-Người được phỏng vấn là các quan chức đc đào tạo để trả lời phóng viên.
( Người phát ngôn)
5/-Sử dụng micro lén khi phỏng vấn trở thành phổ biến.
4. Các loại câu hỏi phỏng vấn:

1/- Đóng: Trả lời: - Có/Không
2/- Câu hỏi mở: ( Trên cơ sở Ai ? Cái gì ? ở đâu ? Khi nào ? Tại sao và như
thế nào ? –Có thể mở rộng câu hỏi khi phỏng vấn.
3/- Câu hỏi dẫn dắt: ( Những câu hỏi khiến người được hỏi trả lời theo ý
người phỏng vấn muốn)
4/- Câu hỏi cắt ngang ( Khiến câu trả lời dễ hiểu hơn với công chúng)
5/- Câu hỏi gián tiếp: ( Dùng bên thứ 3 làm bình phong cho câu hỏi của
phỏng vấn.)
5. Những điều nên và không nên trong phỏng vấn:


Nên:
- Chuẩn bị kỹ
- Đến sớm

- Hỏi từng câu một
- Biết lắng nghe
- Dùng các câu hỏi mở để phát triển chủ đề phỏng vấn
Không nên:
- Bắt đầu bằng một câu hỏi khiêu chiến
- Chuyển quá nhanh từ câu hỏi này sang câu hỏi khác
- Sợ sự im lặng
- Quên các câu hỏi tiếp tục.
Những câu hỏi nên tránh khi phỏng vấn:
1/- Khẳng định, tuyên bố:
Đây chắc là điều tồi tệ nhất xảy ra từ trước tới giờ với ông ?
2/- Hỏi quá nhiều câu cùng 1 lúc:
Tại sao ? Đó có phải là lỗi của ông không ?
3/- Quá tải thông tin trong một câu hỏi:
Điều gì khiến ông quả quyết khắng định. ?
Biện pháp mới này tối ưu hơn như thế nào ?
4/- Bình luận câu hỏi:
- Tại sao ông đòi hỏi số tiền thưởng lớn hơn ? 20 triệu đồng là quá nhiều ?
5/-Sử dụng ngôn ngữ nhạy cảm:
Ông có nghĩ con gái ông là kẻ dối trá không ?
6/-Phóng đại, chuyện bé xé ra to:
Ông chắc là đã chiến thắng hàng nghìn cuộc tranh tài ?
6/-Đặt câu hỏi đóng: Câu trả lời là có/không
Cô có phải là người hay ghen không ?
-Câu trả lời: - Tôi không có bình luận gì” sẽ được sử dụng để quy trách
nhiệm cho người không trả lời câu hỏi đối với công luận.
6. Kỹ năng phỏng vấn viết chân dung:
-

Tiến hành phỏng vấn chi tiết. Ghi chép quang cảnh, trang phục, tâm

trạng, nét biểu cảm trên gương mặt người phỏng vấn. Đưa vào bài những
chi tiết khiến bạn đọc xúc động.


-

Nội dung câu chuyện hay và sử dụng các câu trích dẫn trực tiếp. Tạo sự
gần gũi giữa độc giả và nhân vật.
Sử dụng các hình ảnh tương phản thấy trong lúc phỏng vấn. Thu hút sự
chú ý của độc giả.

7. 10 kỹ năng của nhà báo để có cuộc phỏng vấn thành công:

1. Đảm bảo rằng bạn đang phỏng vấn đúng người
2. Hãy bắt đầu bằng những câu hỏi dễ
(Hãy bắt đầu bằng những câu hỏi nhẹ nhàng và thân thiện)
3. Tạo sự đồng cảm
4. Nhắc lại những gì họ đã nói
5. Thật sự lắng nghe
6. Hãy chú ý đến những câu chuyện bên lề, giai thoại hay ví dụ có liên quan
7. Hỏi về cảm nhận và ý kiến của người được phỏng vấn
8. Khéo léo từ chối việc sử dụng các thuật ngữ
9. Ghi lại những ý chính tốt hơn là ghi âm cuộc phỏng vấn
10. Biết rằng bạn sẽ có được câu bình luận hay nhất ở phút cuối cùng
(Theo Daphne Gray-Grant, chủ bút của trang Publicationcoach.com)
III- Điều tra và bài điều tra:
1. Điều tra là gì ?
- Điều tra là một thể loại báo chí nằm trong nhóm các thể thông tấn báo

chí. Nó có mục đích và có nhiệm vụ đem lại những câu trả lời trước

những sự thật chứa đựng mâu thuẫn nổi bật trong đời sống.
- Tác phẩm điều tra có nhiều khác biệt với cách hiểu về phương pháp điều
tra. Với tư cách là một thể loại trong nhóm các thể thông tấn báo chí,
điều tra có mục đích thông qua trình bày sự thật để giải thích và giải
đáp những vấn đề, câu hỏi mà cuộc sống đang đặt ra, góp phần vào giải
quyết mâu thuẫn trong cuộc sống, thúc đẩy cuộc sống phát triển.
2. Phương pháp điều tra:
Điều tra trước hết là phương pháp cơ bản của nghề báo, trong đó bao
gồm các thao tác như: phỏng vấn, nghiên cứu tâm lý, quan sát, phân tích,
tổng hợp, thống kê, so sánh… Dù nhà báo viết tin, phóng sự, bài thông
tấn hay ghi nhanh, bình luận, điều tra thì cũng đều phải sử dụng phương
pháp điều tra nhằm xác minh tính xác thực của thông tin, tạo căn cứ để


xem xét, nhìn nhận sự kiện, vấn đề, từ đó tìm ra được bản chất của sự
thật để phản ánh nó trong tác phẩm báo chí của mình.
3. Đặc điểm nội dung của tác phẩm điều tra:
- Tác phẩm điều tra phải “làm rõ những thông tin còn chứa nhiều uẩn khúc,
nhiều mâu thuẫn, thường không có sẵn lời giải đáp từ các cơ quan công
quyền hoặc các cơ quan chuyên môn. Cũng có thể câu trả lời đang nằm đâu
đó, nhưng để đến được với nó, phóng viên phải bỏ nhiều công sức.
- Bài điều tra có nhiệm vụ nêu vấn đề, trình bày vấn đề, phân tích vấn đề, và
cuối cùng phải kết luận. Kết luận của điều tra có sức thuyết phục, chính vì
các bằng chứng được trình bày một cách thuyết phục và sự phân tích với lý
lẽ thuyết phục...
- Bài điều tra cần phải có một kết luận rõ ràng, dứt khoát để giúp độc giả có
được câu trả lời cuối cùng, chính xác nhất về vấn đề được đề cập. Kết luận
thường nhấn mạnh đến điều quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định nhất đến
vấn đề đó. Kết luận phải rõ ràng, dứt khoát và có sức thuyết phục. Trong
thực tế, tác phẩm điều tra có thể trả lời với những cấp độ khác nhau: vạch

trần sự thật; nêu bài học kinh nghiệm và giải pháp; nêu ý kiến, kiến nghị
giải quyết…
4. Đặc điểm hình thức của tác phẩm điều tra:

+Tít và sapô của bài điều tra thường được đặt đơn giản, ngắn gọn, chặt
chẽ. Nó gây ấn tượng và thuyết phục công chúng bằng sự chính xác. Tít
thường được đặt theo cách nêu lên thông tin chi tiết, số liệu hoặc nêu chi
tiết, số liệu kết hợp với ý nghĩa, tính chất của sự việc.
Trong tác phẩm điều tra, ngoài tít chính thì thường có các tít xen đặt rải
rác trong bài. Trong mỗi tít xen thường có một luận cứ chính. Ngoài ra, các
tít này còn tóm tắt và giúp cho người đọc dễ dàng nắm được nội dung chủ
yếu của toàn bài.
+Sapô : Nêu tóm tắt những nội dung cốt lõi. Sapô của điều tra thường
ngắn gọn, rõ ràng và có tính khái quát, giúp cho người đọc có cái nhìn tổng
quát về sự kiện, vấn đề mà tác giả muốn đề cập trong bài viết.
5. Ngôn ngữ, giọng điệu:


Tác phẩm điều tra thường có ngôn ngữ trực tiếp, xác thực, đơn giản.
Ngôn ngữ trong bài điều tra có tính chất thông tấn. Vì đặc thù của bài điều
tra là phân tích, lý giải, chứng minh sự thật nên ngôn từ càng đơn giản, trực
tiếp, dễ hiểu bao nhiêu thì người đọc càng dễ tiếp nhận bấy nhiêu.
Tác giả có thể xuất hiện trong bài điều tra với tư cách “cái tôi nhân
chứng”, vì vậy để đảm bảo tính khách quan, giọng điệu trong bài điều tra
bao giờ cũng phải là một giọng điệu nghiêm túc.Giọng điệu nghiêm túc, đơn
giản kết hợp với lý lẽ, phân tích của tác giả nhằm tăng sức thuyết phục người
đọc.
6. Dung lượng, bố cục:

Tác phẩm điều tra thường có dung lượng lớn. Tuy nhiên dung lượng

này cũng tuỳ thuộc vào tính chất của nội dung. Có bài điều tra chỉ dài
khoảng 800 - 1000 chữ. Tuy nhiên, cũng có những bài phải đăng đến vài kỳ
trên báo. Nhìn chung, dung lượng của bài điều tra thường lớn hơn các thể
loại khác.
Tác phẩm điều tra thường có bố cục rất rõ ràng gồm ba phần:nêu vấn
đề - chứng minh vấn đề - kết luận.Về bút pháp, người viết thường sử dụng
kết hợp các bút pháp phân tích, tổng hợp , đôi khi còn có thống kê, so sánh
nhằm giúp độc giả hiểu rõ thêm về vấn đề. Tác giả có thể so sánh vấn đề đó
với các vấn đề khác, so sánh sự việc này với chính nó trước đây hoặc so
sánh các số liệu với nhau. Thông qua các so sánh đó, công chúng sẽ hình
dung được quy mô, tầm vóc của sự việc, vấn đề…
7. Bằng chứng, luận cứ, luận chứng trong tác phẩm điều tra :

Bằng chứng: Bằng chứng trong tác phẩm báo chí nói chung và trong
tác phẩm điều tra nói riêng có thể là các bức ảnh, các con số, chi tiết, câu
nói, văn bản... hoặc cũng có thể là kết quả của sự quan sát, phỏng
vấn của tác giả. Những bằng chứng này có khi được trích trích từ các văn
bản dài hàng trăm chữ; cũng có khi chỉ là một con số. Có lúc các bằng
chứng đứng độc lập thành hẳn một đoạn, cũng có lúc nó nằm lẫn vào
trong các đoạn khác. Những bằng chứng này là chất liệu để hình thành
nên những luận cứ. Bằng chứng càng tiêu biểu thì độ tiêu biểu của các
luận cứ càng cao.


Trong luận cứ của tác phẩm điều tra, có thể chứa đựng các dạng bằng
chứng khác nhau. Sự chặt chẽ, lôgic của một bài điều tra bao giờ cũng
dựa trên cơ sở của những luận cứ xác đáng và có sức thuyết phục.
Luận cứ trong tác phẩm điều tra có thể có nhiều dạng:
+ Luận cứ chính: chứa đựng những chi tiết, số liệu quan trọng nhất. Nó là
chỗ dựa chủ yếu để phát triển những lập luận và đi đến kết luận. Đây chính

là thành phần cơ bản làm nên nội dung tác phẩm.
+ Luận cứ phụ: là những bằng chứng có vai trò bổ sung cho luận cứ chính,
làm sáng rõ thêm nội dung của luận điểm cần chứng minh.
+ Luận cứ bắc cầu: Tạo ra mối liên hệ cần thiết giữa các luận cứ trong tác
phẩm.
+ Luận cứ then chốt: Giúp các luận cứ khác trong bài gắn kểt, nhất quán và
nâng lên tầm biểu hiện mới, tạo tiền đề đạt được câu trả lời quan trọng nhất
của một tác phẩm điều tra… Tuy nhiên, không phải bài điều tra nào cũng có
những luận cứ then chốt.
8. Kết luận:

Thể loại điều tra có nhiệm vụ trả lời những câu hỏi thông qua một hệ
thống các bằng chứng được bố trí một cách chặt chẽ, hợp lý, kết hợp với lý
lẽ.
Câu trả lời mà bài điều tra mang lại cho công chúng phải là những vấn
đề tiêu biểu, nổi bật thể hiện xu thế phát triển của đời sống.
Nêu vấn đề và phân tích vấn đề trên cơ sở những sự kiện, sự việc để
làm sáng tỏ bản chất là đặc điểm của thể loại điều tra.
Tác phẩm điều tra thể hiện chỗ đứng và cách nhìn của tác giả.
Một bài điều tra tốt phải được xây dựng trên cơ sở những bằng chứng
và luận cứ xác thực, kết hợp với lý lẽ, lập luận.
IV. TÍT BÁO:
1. Tít báo là gì ?

+Tít của tin bài chính là điểm thu hút bạn đọc. Là ấn tượng đầu tiên
gợi cho độc giả và thu hút khiến họ đọc tiếp nội dung tin bài.


+ Cùng với ảnh và các hộp dữ liệu, tít bài là yếu tố quyết định bài báo
có được đọc hay không.

+ Nghệ thuật viết tít liên quan đến viết để PR hơn là viết báo.
2.

Một số nguyên tắc viết tít báo

Ngắn gọn và dễ hiểu
Lý thú
Tít mang nội dung bài viết
Đôi khi, nếu phù hợp với bài viết, tít được phép có các yếu tố nói lái
hoặc chơi chữ.
- Tránh dùng con số và từ viết tắt trong tít báo
- Tít không được đối lập với các yếu tố còn lại trong bài như ảnh, chú
thích ảnh, nội dung tin bài…
-

3. 4 yêu cầu cho một tít báo

- Trung thực
- Hẫp dẫn
- Chính xác
- Trình bày đẹp
Trung thực:
-

-

Tít phải phản ánh trung thực nội dung và sắc thái của câu chuyện và phải
phù hợp với ảnh và/hoặc đồ họa kèm bài.
Bài viết về vấn đề gì và mào đầu của bài viết như thế nào? Lấy ý tưởng
từ mào đầu (vấn đề chính của câu chuyện) để viết tít nhưng KHÔNG đơn

thuần sao chép lại mào đầu.
Đây là một câu chuyện vui, buồn, nghiêm túc hay nhẹ nhàng? Câu
chuyện về một cá nhân hay là tin về một chính sách của chính phủ? Đây
là tin thời sự hay một bài? Hãy cố gắng viết tít đúng với sắc thái của câu
chuyện và tính chất của bài viết.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×