Tải bản đầy đủ (.pptx) (10 trang)

Hiệp định paris – thắng lợi lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.18 KB, 10 trang )

Hiệp định Paris – thắng lợi lịch sử của
dân tộc


I. Giới thiệu chung:



Hiệp định Paris năm 1973 – Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở
Việt Nam được ký kết vào ngày kí: 27/1/1973 tại Paris (Pháp). Có hiêu lực vào
ngày 28/1/1973 và hết hiệu lực bằng việc hoàn thành tổng tuyển cử ngày
25/4/1976. Đây là hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam
do 4 bên tham chiến: Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam
Việt Nam vàViệt Nam Cộng hòa ký kết.


II. Bối cảnh lịch sử:



2.1. Giai đoạn từ năm 1968-1972
Sau sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968, các bên đã ngồi vào thương lượng cho

tương lai chiến tranh Việt Nam
Khi một bên đang thắng thế trên chiến trường thì đàm phán thường bế tắc và
điều đó đúng với Hội nghị Paris suốt thời kỳ từ 1968 đến 1972.


2.2. Giai đoạn từ năm 1972-1973





Lập trường ban đầu của Hoa Kỳ: quân đội Hoa Kỳ cùng các đồng minh nước
ngoài rút khỏi Việt Nam phải đồng thời với việc Quân đội Nhân dân Việt Nam rút
khỏi Nam Việt Nam.
Lập trường ban đầu của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: các lực lượng quân đội Hoa
Kỳ phải rút khỏi Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam có quyền ở lại chiến
trường miền Nam


3.Nội dung hiệp ước



Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của
Việt Nam như được công nhận bởi hiệp định Geneva.



Ngừng bắn trên toàn Việt Nam sẽ bắt đầu từ 27/1/1973. Và ở miền Nam tất cả
các đơn vị quân sự Mỹ và đồng minh, hai bên miền Nam Việt Nam ở nguyên vị
trí





Việc trao trả những nhân viên quân sự của các bên bị bắt và thường dân nước
ngoài của các bên bị bắt sẽ tiến hành song song và hoàn thành không chậm hơn
ngày hoàn thành việc rút quân trong vòng 60 ngày

Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cam kết tôn trọng
những nguyên tắc thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam.





Sự tái thống nhất Việt Nam
Các bên tham gia Hội nghị phải triệt để tôn trọng Hiệp định Geneva năm 1954 về
Campuchia và Hiệp định Geneva năm 1962 về Lào đã công nhận các quyền dân
tộc cơ bản của nhân dân hai nước về độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ các nước đó.


III. Ý nghĩa lịch sử và nhận xét



1.Ý nghĩa lịch sử



Hiệp định Paris buộc Mỹ và các nước phải công nhận chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam



Hiệp định Paris là cột mốc đánh dấu thắng lợi to lớn, oanh liệt trong lịch sử
chống ngoại xâm của dân tộc ta






Hiệp định Paris khẳng định bản chất cách mạng, khoa học, sáng tạo và tầm vóc
thời đại trong đường lối chiến lược, sách lược của Đảng Cộng sản Việt Nam và
Chủ tịch Hồ Chí Minh
=>. Thắng lợi này khẳng định sức mạnh của chủ nghĩa xã hội, cổ vũ mạnh mẽ
phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ
và tiến bộ xã hội


2.Nhận xét




Đây thực sự là cuộc đấu trí vô cùng gay go, phức tạp, đầy kịch tính trên mặt trận
ngoại giao, góp phần quan trọng vào chiến thắng chung của toàn dân tộc.
Hiệp định Pa-ri biểu hiện đỉnh cao của nghệ thuật kết hợp nhịp nhàng, hiệu quả
giữa đánh - đàm trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt
Nam - thắng lợi quyết định tạo ra bước ngoặt lịch sử để dân tộc Việt Nam hoàn
thành sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc



×