Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Hiệp định Geneve – Hoàn cảnh lịch sử, diễn biến và ý nghĩa lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.69 KB, 21 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Hội nghị Geneve về Đông Dương là hội nghị thương lượng hoà bình
giữa phe đế quốc gây chiến và phe dân chủ hoà bình. Họp tại Geneve ( thủ đô
của Thuỵ Sĩ) . Khuôn khổ của cuộc đàm phán ở Geneve phản ánh xu thế hoà
hoãn giữa hai bên. Hội nghị được triệu tập từ kiến nghị của phía Liên Xô,
được các nước phương Tây chấp thuận. Đây là hội nghị quốc tế đầu tiên với
sự tham gia của các nước lớn, ngoài cơ chế Liên Hợp Quốc, trong bối cảnh
bước đầu tiên có hoà dịu Đông Tây sau khi chiến tranh Triều Tiên đã lắng dịu
và quân đội viễn chinh Pháp trong cơn nguy kịch.
Hội nghị tập trung giải quyết bốn vấn đề lớn trong một giải pháp kết
thúc chiến tranh:
Vấn đề đình chiến và khu vực tập kết
Vấn đề hoà bình, độc lập, thống nhất và dân chủ
Vấn đề quân sự, chính trị trong mối quan hệ giữa ba nước Đông Dương
và giữa ba nước này với bên ngoài
Vấn đề quan hệ với nước Pháp
1
Chương 1: Hoàn cảnh lịch sử
1. Tình hình thế giới
Trên thế giới, vào năm1953 chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ
ra sức chuẩn bị chiến tranh, nhanh chóng triển khai chiến lược toàn cầu hoá
phản cách mạng của chúng. Đế quốc Mỹ áp dụng chiến lược quân sự “trả đũa
ồ ạt’ và chính sách ngoại giao “bên miệng hố chiến tranh” của Ai-xen-hao và
Đa-lét nhằm bao vây Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa,
ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản, đàn áp phong trào giải phóng
dân tộc, hòng làm bá chủ thế giới. Lợi dụng chiến tranh Triều Tiên, đế quốc
Mỹ pháp triển quân đội Mỹ từ 1.400.000 người (năm 1949) lên 3.500.000
người vừa chống Liên Xô ở châu Âu, vừa chống Trung Quốc ở châu Á.
Chúng xúc tiến vũ trang lại Tây Đức khôi phục lại chủ nghĩa phục thù Tây
Đức, thành lập quân đội Tây Âu (NATO), khôi phục lại chủ nghĩa quân phiệt
Nhật ở châu Á.


Từ sau cách mạng Trung Quốc thành công, sự so sánh lực lượng trên
thế giới đang thay đổi có lợi cho cách mạng. Phe xã hội chủ nghĩa đứng đầu là
Liên Xô, với liên minh Xô Trung làm nòng cốt, ngày một củng cố vững
mạnh.
Cả Liên Xô và Trung Quốc đã đi vào thời kỳ kinh tế kế hoạch dài hạn.
Liên Xô đã có bom khinh khí (8.1953) và Trung Quốc sau chiến tranh Triêu
Tiên, đã trở thành một nước có lực lượng quân sự mạnh nhất Châu Á.
Liên Xô, Trung Quốc và phe xã hội chủ nghĩa đoàn kết nhất chí và
gương cao ngọn cờ chống đế quốc gây chiến, bảo vệ hoà bình, ủng hộ phong
trào giải phóng dân tộc, nên có uy tín to lớn trên thế giới.
Song song với sự hình thành phe xã hội chủ nghĩa, phong trào giải
phóng dân tộc tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở Nam Á, Đông Nam Á, Trung
Cận Đông và châu Phi.
2
Xu hướng trung lập tích cực, không tham gia các liên minh quân sự với
các nước phương Tây, phát triển trong các nước mới dành được độc lập như 5
nước tham gia kế hoạch Colombo Ấn Độ, Miến Điện, Pa-ki-xtan, In-đô-nê-xi-
a, và chủ nghĩa dân tộc Nát-xe ở Ai Cập.
Hai phe đều tranh thủ tập hợp lực lượng và đấu tranh quyết liệt. Nhưng
so sánh lực lượng lúc bấy giờ, hai phe đã có hoà hoãn với nhau ở mức thấp.
Chấp nhận đình chiến tại Triều Tiên (1953) gần như nguyên trạng của cả hai
bên ở vĩ tuyến 38 và sau đó thoả thuận họp hội nghị Bá Linh(1.1954) để bàn
giải quyết hoà bình vấn đề Triều Tiên và bàn việc lập lại hoà bình ở Đông
Dương. Đây là hội nghị đầu tiên của bốn nước lớn kể từ năm 1949, sau những
năm hết sức căng thẳng của chiến tranh lạnh Đông Tây. Kết quả hội nghị này
là hai phe đồng ý triệu tập hội nghị Geneve vào ngày 26 tháng 4 năm 1954
với sự tham dự của Trung Quốc.
2. Tình hình Đông Dương
Ở Đông Dương, trải qua 8 năm kháng chiến, vào Thu-Đông năm 1953
lực lượng ta trên chiến trường đã dành được chủ động tiến công trên chiến

trương chính. Ta đã liên tiếp mở bốn chiến dịch lớn thắng lợi: giải phóng Lai
Châu ở Tây Bắc (10.12.1953), tiến quân vào Thà Khẹt (25.12.1953) ở Trung
và Hạ Lào, giải phóng khu vực sông Nậm Líu và Phong-sa-lỳ (26.11.1953) ở
Thượng Lào và giải phóng Comtum ở Tây Nguyên.
Vào mùa hè năm 1953, Pháp đã gặp nhiều khó khăn lớn ở Đông
Dương. Lực lượng Pháp tuy còn 45 vạn quân( so với khoảng trên 30 vạn của
ta), song phân tán, làm nhiệm vụ chiếm đóng ở ba nước Đông Dương, thiếu
quân cơ động, nhiều nguỵ quân và tinh thần giảm sút.
Tướng Hăng-ri Na-va, là một nhà chiến lược xuất sắc ở Pháp, vừa được
cử sang làm tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương, lúc đó nhận xét rằng:
“Sau 7 năm chiến tranh, nhìn chung so sánh các phương tiện của chúng
ta với đối phương đã trở nên bất tiện cho ta”. Và y báo cáo chính phủ pháp
như sau:
3
“Sự phân tán và tình trạng bất động của lực lượng chúng ta chỉ còn để
lại Bộ chỉ huy những khả năng hết sức hạn chế. Mọi cuộc hành quân chiến
lược tương đối lớn đều không thể tiến hành được trong tình trạng hiện nay.”
Để cứu vãn tình hình, chính phủ Pháp thông qua kế hoạch Na-va gồm
hai giai đoạn:
- 1953 – 1954: phòng ngự chiến lược ở miền Bắc Việt Nam, tấn công
chiến lược ở Nam vĩ tuyến 18 đi đôi vói viêc tăng cường quân cơ động bằng
xây dựng nguỵ quân và tăng viện từ Pháp sang.
- 1954 – 1955: tấn công chiến lược miền Bắc, giành lấy thắng lợi quân
sự to lớn, buộc ta phải đình chiến theo điều kiện của Pháp.
Đây là một kế hoạch đầy tham vọng, được Mỹ hết sức ủng hộ và viện
trợ thêm 385 triệu đô la để thực hiện.
Nhưng vì qua nhiều khó khăn, không thể đáp ứng hết yêu cầu xin tăng
quân của Na-va, Ngày 13.11.1953, Uỷ ban quốc phòng Pháp chỉ thị cho Na-
va phải sử dụng các lực lượng hiện có, phát triển tối đa quân nguỵ và xác định
mục tiêu hành động của Pháp ở Đông Dương là làm sao cho đối phương

“nhận thấy không thể giành được một quyết định quân sự.
Để thực hiện kế hoạch trên, trong Hè – Thu năm 1953, Na-va liên tiếp
mở hàng chục cuộc càn quét ở vùng chúng chiếm đóng ở Bắc Bộ, Bình Trị
Thiên và Nam Bộ, nhẩy dù tập kích Lạng Sơn (7,1953), tăng cường biệt kích
thổ phỉ ở Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, mở cuộc tấn công lớn gọi là chiến dịch
Hải Âu vào vùng Nho Quan ( Ninh Bình), tuyên bố đã dành được chủ động
chiến trường. Nhưng bị tổ thất nặng chúng phải rút khỏi Nho Quan.
Trước việc ta tiến quân lên hướng Tây Bắc, Na-va cho quân nhảy dù
xuống Điện Biên Phủ (20.11.19530 nhằm mở rộng địa bàn của chúng ở Tây
Bắc và bảo vệ Lào mà Pháp mới trao trả độc lập chưa đầy một tháng
(22.10.1953).
Lực lượng của địch lúc đầu có 6 tiểu đoàn. Ngày 3.12 tướng Na-va
quyết định tăng cường lực lượng cho Điện Biên Phủ và tiếp nhận cuộc chiến
4
đấu với lực lượng chủ lực của ta ở Điện Biên Phủ và Điện Biên Phủ trở thành
tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.
Trước khi ta đánh Điện Biên Phủ, ngày 20.11.1954, Na-va mở chiến
dịch “Át-lăng-tơ’ (Atlante) đổ bộ lên Tuy Hoà, Phú Yên, đánh chiếm vùng tự
do liên khu 5. Sau mấy chiến dịch lớn của ta Na-va cho rằng ta không đủ sức
tấn công nữa, càng không thể đánh Điện Biên Phủ được, Vì vậy, ngày
12.3.1954, Pháp đổ bộ lên chiếm Quy Nhơn, tiếp tục chiến dịch Atlante.
Ngày 13.3.1954, ta mở cuộc đại tấn công vào tập đoàn cứ điểm Điện
Biên Phủ và sau 55 ngày đêm chiến đấu, ta tiêu diệt hoàn toàn Điện Biên Phủ,
16.000 quân địch gồm 21 tiểu đoàn bị tiêu diệt và bị bắt làm tù binh.
Nhìn chung, trong Đông – Xuân 1953 – 1954 địch bị thiệt hại 112.000
tên, tức ¼ lực lượng vũ trang của địch tại Đông Dương. Những thắng lợi đó
đã đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ hình thái phản công cục bộ tiến
lên hình thái phản công lớn, từ tư thế chủ động chiến lược trên chiến trường
Bắc Bộ tiến lên giành chủ động trên chiến trường cả nước.
3. Tình hình nước Pháp

Nước Pháp bị kệt quệ trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, phải
nhờ vào viện trợ của Mỹ ngày càng nhiều và do đó càng bị lệ thuộc vào Mỹ
và chắc chắn sẽ bị Mỹ hất cẳng ở d.
Trước sự thất bại ngày càng lớn ở Đông Dương, Pháp rất lúng túng:
không tăng viện cho Đông Dương thì quân đội viễn chinh Pháp có nguy cơ bị
tiêu diệt, mà tăng viện từ Pháp hoặc lấy quân từ Bắc Phi sang, sẽ làm yếu lực
lượng ở châu Âu, có nguy cơ Mỹ sẽ đẩy nhanh việc phục hồi quân đội phát
xít Đức ở châu Âu trong cái gọi là phòng thủ châu Âu: CED, là một hiểm hoạ
truyền thống của nước Pháp, và không đủ lực lượng đối phó vói phong trào
giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa Bắc Phi.
Vấn đề cứu vãn quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương trở thành cấp
bách đối với Pháp không những để duy trì quyền lợi của chúng ở Đông
Dương mà còn đối với cả quyền lợi của Pháp ở châu Âu và Bắc Phi.
5
Trên đất Pháp, phong trào nhân dân Pháp đòi chấm dứt cuộc chiến
tranh bẩn thỉu ở Đông Dương ngày càng phát triển mạnh. Giai câp tư sản
Pháp phân hoá thành hai lực lượng chủ hoà và chủ chiến đối lập nhau.
Trong chính phủ Pháp, phái chủ chiến là bọn Laniel, thủ tướng và
Bidault, bộ trưởng ngoại giao cầm đầu, bọn này đại diện cho tập đoang Nhà
băng Đông Dương có nhiều quyền lợi ở Viễn Đông gắn liền với Mỹ. Phái chủ
hoà có Paul reynaud, phó thủ tướng, Edgảe Fảue, bộ trưởng bộ tài chính,
M.Mitterand, bộ trưởng trước kia phụ trách các vấn đề Châu Âu và Jacquinot,
Bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại, đại biểu cho quyền lợi của Pháp ở Bắc Phi.
Trong quốc hội Pháp, ngoài các nghị sĩ cộng sản trước sau vẫn kiên
quyết chống chiến tranh Đông Dương, còn có một bộ phận Đảng xã hội cấp
tiến Mendes France cầm đầu, đại biểu lợi ích cho tập đoàn gang thép
Scheider, và dệt Pousste, một bộ phận của nhóm dân chủ xã hội đề nghị
kháng liên minh (UDSR do Francois Mitterand cầm đầu, đại biểu cho lợi ích
của tập đoàn Ngân hàng Lassale, bọn này liên hiệp với các nghị sĩ cánh tả của
Đảng xã hội và Cộng hoà bình dân).

6
Chương 2: Diễn biến hội nghị
1. Thành phần hội nghị
Hội nghị Geneve về Đông Dương có 9 đoàn đại biểu tham dự ,ngoài 5
nước lớn:Liên Xô,Trung Quốc,Anh,Pháp, Mỹ còn có các đoàn của Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hoà do Phạm Văn Đồng dẫn đầu,của Quốc Gia Việt Nam do
Nguyễn Quốc Bình dẫn đầu,của Vương Quốc Lào do Phoui Sanaikone dẫn
đầu,của Vương Quốc Campuchia do Nhiếp Tiêu Long dẫn đầu.
Hội nghị có hai đồng chủ tịch là Liên Xô và Anh.
Các đoàn đại biểu Pathet Lào và Khơme Issarak đều có mặt tại Geneve.
Đoàn đại biểu của ta ngay từ đầu đã yêu cầu hội nghị mời họ tham gia .
Nhưng Liên Xô thì né tránh còn Trung Quốc đã công nhận tính hợp pháp cảu
Chính phủ Vương quốc Campuchia,Vương quốc Lào, cho nên họ không ủng
hộ việc Pathet Lào và Khơme Issarak tham dự hội nghị.
2. Diễn biến hội nghị
Hội nghị Geneve về Đông Dương diễn ra từ ngày 8 tháng 5 đến 21
tháng 7 năm 1954.Cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán cũng như bên lề hội
nghị diễn ra gay gắt ,ta có thể khái quát thành 3 thời kì.
a. Thời kì từ 8 -5 -1954 đến 19-6-1954
Nội dung chính của thời kì này là các bên trình bày lập trường, cách
giải quyết của mình về vấn đề kết thúc chiến tranh ,lập lại hoà bình ở Đông
Dương. Tại hội nghị phía ta yêu cầu bàn song song giữa vấn đề quân sự và
chính trị còn Pháp ,Mỹ thì yêu cầu bàn riêng từng vấn đề một.
Trong phiên họp đầu tiên ,trưởng đoàn đại biểu Pháp Bidault trình bày
lập trường của Pháp.
- Tập kết quân đội hai bên vào vùng quy định.
- Giải giáp lưc lượng dân quân du kích.
- Trao trả tù quân sự và dân sự.
- Kiểm soát quốc tế.
- Đình chỉ chiến sự.

7
Phiên thứ hai Nguyễn Quốc Định đại biểu Quốc gia Việt Nam đề nghị
ưu tiên giải quyết vấn đề thả tù binh bị thương ở Điện Biên Phủ ,Phạm Văn
Đồng tuyên bố chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà sẵn sàng để Pháp
nhận tù nhân bị thương ,nhưng đại diện hai Bộ tổng tư lệnh sẽ thảo luận cụ
thể các biện pháp cần thiết.Vấn đề này phía Pháp đồng ý ngay.
Sau đó Phạm văn Đồng nêu lên lập trường của Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hoà trên cơ sở :Hoà bình , độc lập, thống nhất và dân chủ đồng thời
trình bày 8 điểm cho việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam
và Đông Dương:
*Pháp công nhận độc lập ,chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt
Nam,Lào và Campuchia.
*Kí một hiệp định rút quân đội nước ngoài ra khỏi Việt Nam ,Lào và
Campuchia trong thời hạn do các bên tham chiến ấn định. Trước khi rút quân,
đạt thoả thuận về nơi đóng quân của lực lượng Pháp hay Việt Nam trong một
số khu vực hạn chế.
*Tổ chức tổng tuyển cử tự do trong ba nước nhằm thành lập chính phủ
duy nhất cho mỗi nước.
*Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tuyên bố ý định xem xét việc tự nguyện
gia nhập Liên hiệp Pháp và những điều kiện của việc gia nhập đó.Các chính
phủ Lào và Campuchia cũng tuyên bố tương tự.
*Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà ,Campuchia và Lào thừa nhận các
quyền lợi kinh tế, văn hoá của Pháp trong ba nước. Sau khi chính phủ duy
nhất được thành lập,quan hệ kinh tế và văn hoá được giải quyết theo đúng
nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi.
*Hai bên cam kết không truy tố những người hợp tác với đối phương
trong thời gian chiến tranh.
*Trao trả tù binh.
*Các biện pháp nói trên được thực hiện sau khi đình chiến sự. Pháp và
ba nước Đông Dương kí Hiệp định về từng nước trên cơ sở dưới đây:

8

×