Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

đồ án xuất khẩu gạo sang trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.49 KB, 46 trang )

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU
Thế kỷ XXI, thế kỷ cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công
nghệ mới, thế kỷ của quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Điều đó đã làm cho nền
kinh tế thế giới trở thành một chỉnh thể thống nhất, trong đó mỗi quốc gia là một
bộ phận có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Xu hướng quốc tế hóa đã đặt ra một
vấn đề tất yếu khách quan: mỗi quốc gia phải mở cửa ra thị trường thế giới và chủ
động tham gia vào phân công lao động quốc tế và khu vực nhằm phát triển nền
kinh tế của mình, tránh bị tụt hậu so với các nước khác.
Hoà cùng với quá trình hội nhập đó, Việt Nam đã và đang không ngừng
tạo cho mình những thế mạnh mới, những bạn hàng mới và ngày càng khẳng định
được vị thế của mình trên trường quốc tế. Năm 2007 là một năm đánh dấu một
mốc son quan trọng với nước ta, đặc biệt khi Vệt Nam đã gia nhập WTO, đó vừa là
cơ hội tốt nhưng cũng vừa tiềm ẩn những thách thức mới với nền kinh tế đang phát
triển như nước ta.
Trong những năm qua, Việt Nam đã không ngừng đổi mới hệ thống chính sách
để phát triển kinh tế cho phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Trong đó
ngoại thương là một ngành không thể thiếu được trong hệ thống chính sách đó.
Ngoại thương có vai trò quan trọng và lâu dài vì: mỗi một quốc gia cũng giống như
cá thể không thể tồn tại và phát triển mà không có các mối quan hệ. Ngoại thương
phát triển mới tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển, nó khuyến khích
mở rộng phạm vi tiêu dùng của một quốc gia, nó là một nhân tố quan trọng góp
phần thúc đẩy quá trình phát triển nhanh và bền vững.Vì vậy mà ngoại thương là
1


một trong những ngành được Nhà nước ta khuyến khích đẩy mạnh trong nền kinh
tế. Hay nói cách khác hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là một ngành kinh tế
tạo ra nguồn thu đáng kể về mọi mặt mà còn tạo điều kiện cho quá trình công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.


Đóng góp một phần không nhỏ vào hoạt động kinh doanh Xuất Nhập Khẩu đó
không thể không kể đến hoạt động của ngành Nông sản trong đó có xuất khẩu mặt
hàng gạo. Xuất khẩu gạo là một ngành ngày càng phát triển với tốc độ cao, sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực sẵn có, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp
phần nâng cao chất lượng đời sống người dân và ổn định xã hội, góp phần không
nhỏ vào ngân sách Nhà nước.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã mở rộng quan hệ thương mại với
nhiều quốc gia trên thế giới và đã tạo được những bước ngoặt đáng kể trong quá
trình hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế vừa là quá trình
hợp tác vừa là quá trình cạnh tranh, vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức
không nhỏ đặc biệt với các doanh nghiệp Việt Nam. Muốn hoạt động có hiệu quả,
các doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ thị trường và cơ chế quản lý XNK gạo ở cả hai
thị trường. Sau đó là công tác lập phương án xuất khẩu, là việc hết sức cần thiết đối
với một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu vì nó là một bước khởi đầu trong
một dự án kinh doanh của doanh nghiệp. Dự án kinh doanh của doanh nghiêp
thành công hay thất bại là do doanh nghiệp có tính toán một cách chính xác các
nguồn lực và dự kiến phương thức thực hiện đúng hay sai. Do đó lập phương án
xuất khẩu là một công việc không thể thiếu được với bất kỳ một doanh nghiệp kinh
doanh xuất nhập khẩu nào.

2


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY
1.1 Giới thiệu công ty
1.1.1. Giới thiệu chung về công ty
TÊN CÔNG TY : TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC
VINAFOOD 1
Tên giao dịch quốc tế : VIETNAM NORTHERN FOOD CORPORATION
Trụ sở chính: Số 6 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội

Tel:(84) 4 3926 4466
Fax:(84) 4 3926 4477
Mã số thuế: 0100102608
Email:
Website:
1.1.2. Lịch sử hình thành
Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc VINAFOOD 1 thành lập ngày 24/5/1995
theo Quyết định số 312/TTG của Thủ tướng Chính phủ .Với nhiệm vụ chính là tổ
chức, quản lý sản xuất kinh doanh các mặt hàng lương thực, nông sản, thu mua
lương thực, nông sản cho nông dân, thực hiện bình ổn giá cả, đảm bảo an ninh
lương thực quốc gia.
Ngày 25/9/2009, Tổng Công ty Lương thực miền Bắc chuyển sang hoạt động theo
hình thức Công ty mẹ-công ty con theo quyết định số 1544/QĐ-TTG do Thủ tướng
Chính phủ ban hành . Từ đó thành lập nên Công ty mẹ - Tổng Công ty Lương thực
miền Bắc. Cuối năm 2009, Tổng Công ty Muối thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn sáp nhập nguyên trạng vào Tổng Công ty Lương thực miền Bắc.
Ngày 25/6/2010, Tổng Công ty Lương thực miền Bắc chuyển thành công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

3


1.1.3. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh
1.1.3.1. Ngành, nghề kinh doanh chính:
 Ngành lương thực:
• Thu mua, bảo quản, dự trữ, lưu thông thực phẩm, bán buôn , bán lẻ
trong các cửa hàng chuyên doanh lương thực, nông sản, bình ổn giá,
đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
• Xuất, nhập khẩu lương thực, nông sản (gạo, ngô, lúa mỳ, bột mỳ...),
vật tư nông nghiệp, phân bón.

• Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu, thành phẩm thức
ăn chăn nuôi gia súc.
• Cung ứng máy móc, vật tư thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp
 Ngành muối:
• Khai thác, sản xuất, chế biến, thu mua, bán buôn, bán lẻ, xuất, nhập
khẩu muối, kinh doanh hóa chất làm muối.
• Hỗ trợ dịch vụ tài chính, tư vấn đầu tư, xây dựng công trình chuyên
ngành muối.
1.1.3.2.Ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính:
• Tái chế phế liệu (sản xuất trấu ép viên và trấu ép ván) phụ phẩm của chế
biến lúa gạo, muối
• Sản xuất chế biến các loại bánh, kẹo.
• Nhập khẩu vật tư nguyên liệu, máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển,
vật liệu xây dựng, phục vụ cho sản xuất, kinh doanh; cho thuê tài sản, nhà
kho, văn phòng làm việc.
• Sản xuất, kinh doanh ,xuất nhập khẩu các loại nguyên liệu, vật liệu nhựa,
các sản phẩm từ nhựa.
• Chế biến gỗ; sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre , nứa…

4


1.1.4. Sơ đồ tổ chức

 Danh mục các công ty con
I. Các công ty Tổng công ty nắm giữ 100% vốn điều lệ
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Muối Việt Nam;
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Bột mỳ Vinafood1.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lương thực Lương Yên;
II. Các công ty Tổng công ty nắm giữ từ 51% - 65% vốn điều lệ

1. Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội.
2. Công ty cổ phần Phân phối - Bán lẻ VNF1.
3. Công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà.
4. Công ty cổ phần Lương thực Đông Bắc.
5. Công ty cổ phần Lương thực Hà Sơn Bình.
6. Công ty cổ phần Lương thực Hà Bắc.
7. Công ty cổ phần Lương thực Hà Giang.
8. Công ty cổ phần Lương thực Thanh Hóa.
9. Công ty cổ phần Lương thực Cao Lạng.
10.Công ty cổ phần Lương thực Điện Biên.
11.Công ty cổ phần Lương thực Yên Bái.
12.Công ty cổ phần Lương thực Nam Định.
13.Công ty cổ phần Lương thực Sơn La.
14.Công ty cổ phần Lương thực Tuyên Quang.
15.Công ty cổ phần Lương thực Thái Nguyên.
16.Công ty cổ phần Muối và Thương mại Hà Tĩnh.
5


17.Công ty cổ phần Lương thực Sông Hồng.
18.Công ty cổ phần Lương thực Hà Tĩnh.
19.Công ty cổ phần Lương thực Thanh Nghệ Tĩnh
20.Công ty cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên.
21.Công ty TNHH Phương Đông
 Danh mục các công ty liên kết
1. Công ty TNHH Sản xuất bột mỳ VIMAFLOUR.
2. Công ty CP Lương thực Ninh Bình.
3. Công ty liên doanh Sản xuất, Chế biến và Xuất khẩu gạo (V.I.P Ltd)
4. Công ty CP Lương thực Lào Cai.
5. Công ty CP Vinafood1 Hải Dương.

6. Công ty CP Lương thực Hưng Yên.
7. Công ty CP Lương thực Hà Nam.
8. Công ty CP Lương thực Vĩnh Phúc.
1.2 Giới thiệu về sản phẩm của công ty
1.2.1. Các loại gạo thương hiệu của công ty
STT
1

Tên sản phẩm
Gạo Bắc Hương

Vùng trồng
Đặc điểm nổi bật
Thái Bình, Nam Định Hạt nhỏ, trắng trong. Cơm
thơm, dẻo vừa, đậm vị.
Điện Biên
Hạt nhỏ, thon. Cơm trắng, bóng
hạt, thơm, dẻo, đậm đà
Điện Biên
Hạt nhỏ dài, hút ít nước. Cơm
dẻo, săn, bóng, hương vị đậm
đà, thơm ngào ngạt.

2

Gạo Tám Điện Biên

3

Gạo Tám Di Nhiên


4

Gạo Séng Cù

Vùng cao Tây Bắc

5

Gạo Tám Sóc Trăng

Sóc Trăng

Cơm dẻo, bùi ngậy, vị vô cùng
đậm đà
Hạt nhỏ đều, trắng ngà. Cơm
dẻo mềm, vị ngọt, hạt bóng,
thơm nhẹ

1.2.1. Hai loại gạo xuất khẩu chính của công ty
 Gạo thơm Jasmine 5%
6


Hạt Gạo Thơm Jasmine có kích thước lớn, hạt thon dài, trong.
Cơm dẻo, hạt bóng, vị ngọt và hương thơm đặc biệt, cơm vẫn dẻo khi để nguội.
Quy cách tiêu chuẩn
Tấm ( ¾ hạt)
- Độ ẩm
- Hạt bạc bụng (¾ Hạt)

- Hạt đỏ & sọc đỏ
- Hạt dư
- Hạt vàng
- Tạp chất
- Hạt thóc
Độ xay xát

Tối đa 5%
Tối đa 14%
Tối đa 3.0%
Tối đa 0.5%
Tối đa 0.5%
Tối đa 0.5%
Tối đa 0.1%
Tối đa 5 Hạt/Kg
Xay xát tốt, đánh bóng 2 lần & tách màu

 Gạo trắng hạt dài 5%
Gạo trắng hạt dài 5% có hạt dài, trắng trong.
Cơm dẻo, mùi thơm nhẹ và vị ngọt đậm
Quy cách tiêu chuẩn
Tấm ( ¾ hạt)
- Độ ẩm
- Hạt bạc bụng (¾ Hạt)
- Hạt đỏ & sọc đỏ
- Hạt dư
- Hạt vàng
- Tạp chất
- Hạt thóc
Độ xay xát


Tối đa 5%
Tối đa 14%
Tối đa 6.0%
Tối đa 1.0%
Tối đa 0.5%
Tối đa 0.5%
Tối đa 0.5%
Tối đa 10 Hạt/Kg
Xay xát tốt, đánh bó...

1.3. Chiến lược phát triển của Tổng công ty lương thực miền Bắc cho đến năm
2020.
 Thị trường trong nước:
• Chú trọng phát triển thị trường trong nước, tập trung vào các sản phẩm
sạch, có chất lượng cao; tăng cường giới thiệu quảng bá, phát triển
7


thương hiệu; tổ chức kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu mà trong
nước chưa sản xuất được một cách phù hợp, theo hướng ưu tiên dùng
hàng Việt Nam.
• Tiếp tục đa dạng hoá sản phẩm, củng cố, mở rộng hệ thống phân phối
bán lẻ tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
• Thông qua chuỗi hệ thống sản xuất - phân phối - bán lẻ tạo ra một hệ
thống phân phối hàng hoá chuyên nghiệp, hiệu quả, liên hoàn; đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm.
 Thị trường nước ngoài
• Xác định chiến lược để giữ vững các thị trường truyền thống.
• Đẩy mạnh xúc tiến thương mại; mở rộng sang các thị trường mới tiềm

năng. Nâng cao tính cạnh tranh về giá và chất lượng, xây dựng uy tín
thương hiệu VINAFOOD 1 trên thị trường quốc tế.
• Tăng cường việc tham gia hội nhập với các tổ chức lương thực quốc tế,
các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước, các diễn đàn quốc tế; phối
hợp chặt chẽ với các thương vụ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước
ngoài.

CHƯƠNG 2: LẬP PHƯƠNG ÁN XUẤT KHẨU
2.1 Nghiên cứu nắm vững thị trường
2.1.1. Thị trường trong nước
2.1.1.1. Cung về mặt hàng gạo trong nước
Trong giai đoạn 2003 - 2014, do chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp
của Nhà nước, đặc biệt thể hiện trên các vấn đề: Diện tích trồng lúa được mở rộng,
ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, sử dụng những giống lúa mới có năng suất
cao,... góp phần tăng nhanh năng suất lúa và sản lượng tiêu thụ trong nước, xuất
khẩu nước ngoài.

8


Hình 1 : Năng suất lúa Việt Nam giai đoạn 2003-2014
Do năng suất lúa tăng cùng với diện tích trồng lúa mở rộng, sản lượng lúa của Việt
Nam cũng tăng đều liên tục trong giai đoạn 2003-2014 và đạt khoảng 44,32 triệu
tấn trong vụ 2013/2014.
Năm 2015, mặc dù diện tích gieo trồng lúa cả năm giảm 52.000 ha nhưng năng
suất lúa tăng nhẹ đạt 57,7 tạ/ha nên sản lượng lúa đạt 45,2 triệu tấn (tăng khoảng
230.000 tấn) so với năm 2014.
Do sản lượng lúa tăng, nên sản lượng gạo của Việt Nam cũng tăng và đạt mức 27,7
triệu tấn năm 2014.


9


Hình 2 : Sản lượng gạo Việt Nam và tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2003- 2014
2.1.1.2. Cầu về mặt hàng gạo trong nước
Hiện nay dân số nước ta vào khoảng 92 triệu dân. Mức tiêu thụ gạo bình quân đầu
người của nước ta là 136 kg/người/năm. Vậy cầu về gạo trong nước vào khoảng
12,5 triệu tấn/ năm. Lượng tiêu thụ gạo ở khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông
thôn và không ngừng giảm xuống. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng dân số hàng
năm khoảng 1 triệu người, tiêu thụ gạo bình quân trên đầu người vẫn có tiềm năng
tăng trưởng. Theo ước tính, Việt Nam cần thêm 150.000 tấn gạo sử dụng làm
lương thực hàng ngày.
Yếu tố khác tác động tới sự gia tăng tiêu thụ gạo tại Việt Nam chính là việc sử
dụng nhiều gạo hơn trong chế biến thức ăn cho gia súc và thuỷ sản, cũng như gia
tăng lượng gạo trong chế biến thực phẩm công nghiệp, đặc biệt là ngành công
nghiệp sản xuất bia và rượu gạo. Số lượng gạo sử dụng cho ngành công nghiệp chế
biến thực phẩm dự tính là 50.000 đến 100.000 tấn mỗi năm. Trong đó, sản xuất bia
và rượu gạo phát triển ổn định ở mức 10% hàng năm.Trong ngành công nghiệp
thức ăn chăn nuôi, nguồn cung gạo chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu tiêu thụ, 50%
còn lại được lấy từ các nguồn thức ăn tự chế biến tại địa phương. Gạo là một trong
những nguồn chính để làm ra thức ăn tự chế dành cho lợn, cá và gia cầm, đặc biệt
tại khu vực ĐBSCL. Theo số liệu ước tính của Bộ NN&PTNT, lượng gạo tối đa
dùng làm thức ăn chăn nuôi rơi vào khoảng 500.000 tấn/năm. Tuy nhiên, thực tế số
10


liệu này chỉ dao động trong khoảng từ 200.000 đến 300.000 tấn mỗi năm, phụ
thuộc vào sự cạnh tranh về giá so với các loại thức ăn thay thế khác như ngô và
sắn.
Dự báo đến năm 2020, dân số nước ta sẽ tăng lên khoảng 100 triệu dân. Mức tiêu

thụ gạo bình quân đầu người duy trì trong khoảng từ 140-150 kg/người/năm. Vậy
dự báo cầu về gạo trong nước đến năm 2020 sẽ khoảng 14- 15 triệu tấn/ năm.
2.1.1.3. Giá gạo nguyên liệu và thành phẩm trong nước
(Tính đến ngày 14/04/2016)
Loại hàng hóa

Đơn giá ( đồng/kg)

Lúa Jasmine

5900-6200

Luá dài
Gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm
Gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 25% tấm
Gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn
Gạo 15% tấm
Gạo 25% tấm

5400-5700
6950-7050
6750-6850
7900-8000
7700-7800
7550-7650

2.1.1.4. Những quy định liên quan đến xuất khẩu hàng hóa
Nghị định 109/2010/NĐ-CP: Nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo
Thông tư 44/2010/TT-BCT : Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định
số 109/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ về kinh doanh

xuất khẩu gạo.
a) Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
1. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
b) Có ít nhất 01 (một) kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 (năm nghìn)
tấn thóc, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ban hành.

11


c) Có ít nhất 01 (một) cơ sở xay, xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn
thóc/giờ, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ban hành.
2. Kho chứa, cơ sở xay, xát quy định tại Điều này phải thuộc sở hữu của thương
nhân và phải nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo
hàng hóa xuất khẩu hoặc có cảng biển quốc tế có hoạt động xuất khẩu thóc, gạo tại
thời điểm thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
b) Thủ tục, trình tự đăng kí hợp đồng xuất khẩu gạo
1. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng xuất khẩu gạo được ký kết,
thương nhân nộp hồ sơ theo quy định của Bộ Công thương để đăng ký hợp đồng
xuất khẩu tại Hiệp hội Lương thực Việt Nam.
Hồ sơ đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo gồm:
• Văn bản đề nghị đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo.
• Bản chính hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng xuất khẩu gạo đã được ký kết.
• Bản chính báo cáo lượng thóc, gạo có sẵn, trong đó nêu rõ tổng lượng thóc,
gạo thương nhân có sẵn trong kho; địa chỉ cụ thể và lượng thóc gạo có trong
mỗi kho chứa thóc, gạo của thương nhân.
• Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo còn
hiệu lực

2. Thương nhân phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin nội dung
hợp đồng đã đăng ký; chỉ được thực hiện giao hàng sau khi hợp đồng đã được đăng
ký theo quy định; xuất trình hợp đồng xuất khẩu đã được đăng ký với cơ quan hải
quan khi làm thủ tục xuất khẩu.
3. Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ của
thương nhân, Hiệp hội Lương thực Việt Nam có trách nhiệm đăng ký hợp đồng
xuất khẩu của thương nhân nếu thương nhân đáp ứng đủ các tiêu chí đăng ký hợp
đồng xuất khẩu gạo theo quy định.
2.1.2. Thị trường xuất khẩu
2.1.2.1. Thị trường thế giới
a) Cầu về mặt hàng gạo của thế giới
12


 Tiêu thụ gạo thế giới ở mức 482,02 triệu tấn
 Khoảng 83% lượng gạo tiêu thụ, tương đương 400,08 triệu tấn, sẽ tương ứng
với lượng tiêu dùng thực phẩm.
 Lượng gạo dành cho bữa ăn là 14,46 triệu tấn, tương đương 3% trong tổng
lượng tiêu thụ.
 67,48 triệu tấn còn lại, tương đương 14%, để làm hạt giống, được sử dụng
trong công nghiệp dưới dạng phi thực phẩm và thải loại.
 Tính theo bình quân đầu người, mức tiêu thụ gạo bình quân đầu người của
thế giới là 66,03 kg/người/năm.
b) Cung về mặt hàng gạo của thế giới
Sản lượng gạo toàn cầu năm 2015 đạt 474 triệu tấn, giảm nhẹ so với 475 triệu tấn
năm 2014, chủ yếu do sản lượng gạo của Trung Quốc tăng 1,5% lên 144,5 triệu tấn
không đủ bù đắp sự sụt giảm tại nhiều vùng khác.

BẢNG CUNG CẦU GẠO TOÀN CẦU GIAI ĐOẠN 2012-2015
( Đơn vị : Triệu Tấn )

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Tồn kho đầu vụ

100

108

112

109

Sản lượng

467

472

475

474

Tổng sử dụng


458

468

478

482

Tồn kho cuối vụ
- Các nước XK
chính

108
37

112
40

109
38

102
32
13


Thương mại

39


39

42

41,6

*Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, Mỹ, Việt Nam
c) Giá gạo trên thế giới
(Tính đến ngày 26/01/2016)
Tên gạo

Giá FOB ( USD/tấn)

Gạo trắng hạt dài – chất lượng cao
Gạo Việt Nam 5% tấm

330-340

Gạo Thái Lan 5% tấm

355-360

Gạo Ấn Độ 5% tấm

355-365

Gạo Pakistan 5% tấm

340-350


Gạo Myanmar 5% tấm

415-425

Gạo Cambodia 5% tấm

425-435

Gạo Mỹ 4% tấm

465-475

Gạo Uruguay 5% tấm

475-485

Gạo Argentina 5% tấm

470-480

Gạo trắng hạt dài – chất lượng trung bình
Gạo Việt Nam 25% tấm

340-350

Gạo Thái Lan 25% tấm

350-360

Gạo Pakistan 25% tấm


305-315

Gạo Cambodia 25% tấm

405-415

Gạo Ấn Độ 25% tấm

325-335

Gạo Mỹ 15% tấm

445-455

14


Gạo Việt Nam Jasmine

425-435

Gạo Thái Lan Hommali 92%

680-690

Gạo Cambodia Phka Mails

750-760


Gạo thơm
Gạo Việt Nam Jasmine

425-435

Gạo Thái Lan Hommali 92%

680-690

Gạo Cambodia Phka Mails

750-760

Gạo tấm
Gạo Việt Nam 100% tấm

320-330

Gạo Thái Lan A1 Super

320-330

Gạo Pakistan 100% tấm

290-300

Gạo Cambodia A1 Super

345-355


Gạo Ấn Độ 100% tấm

280-290

Trên thị trường gạo châu Á, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm thấp xuống dưới
mức giá gạo Thái Lan do nhu cầu tiêu thụ yếu và triển vọng nguồn cung tăng lên
khi Việt Nam bắt đầu thu hoạch lúa Đông Xuân, vụ lúa lớn nhất trong năm, vào
tháng tới. Gạo 5% tấm của Việt Nam giảm xuống còn 350 – 360 USD/tấn (FOB
cảng Sài Gòn), so với 355 – 365 USD/tấn tuần trước, thấp hơn so với gạo cùng loại
của Thái Lan ở mức 355 – 360 USD/tấn.
Nhu cầu mua vào vẫn yếu do các nhà nhập khẩu dự đoán giá sẽ giảm thêm khi
nông dân vùng ĐBSCL thu hoạch lúa Đông Xuân vào cuối tháng 2. Lúa vụ Đông
Xuân, vụ lúa có năng suất cao nhất trong 3 vụ lúa của Việt Nam, chủ yếu để xuất
khẩu.
2.1.2.2. Thị trường Trung Quốc
a) Cầu về mặt hàng gạo của thị trường Trung Quốc
15


Trung Quốc là một thị trường chuộng lúa gạo. Gạo là một trong những loại lương
thực thực phẩm quan trọng không thể thiếu trong bữa cơm hằng ngày của người
Trung Quốc. “Một bữa ăn hằng ngày của người Trung Quốc bình thường sẽ có hai
phần chính là phần bột và phần rau. Theo quan niệm của người Trung Quốc thì
phần bột có thể là cơm hay mỳ…và là thức ăn chính còn phần rau là các thức ăn ăn
kèm với cơm có thể là rau củ quả, thịt, tôm, cá… Quan điểm này của người Trung
Quốc trái ngược với nước Mỹ và các nước Bắc Âu. Ở Mỹ hay các nước Bắc Âu,
người ta quan niệm thịt, tôm, cá…là thức ăn chính.
Hình 3: Dân số Trung Quốc từ năm 2008 - 2015
Trung Quốc được biết đến là nước đông dân nhất thế giới, dân số hơn 1 tỷ người
và dân số Trung Quốc có xu hướng ngày càng tăng. Vì vậy mà nhu cầu về lương

thực, thực phẩm ngày càng tăng. Trung Quốc là nước tiêu thụ gạo nhiều nhất thế
giới. Sản lượng gạo tiêu thụ mỗi năm của Trung Quốc khoảng 1/3 sản lượng gạo
của thế giới, tức là hơn 160 triệu tấn/năm.
Trung Quốc tiêu thụ 147 triệu tấn gạo trong năm 2015 - mức cao kỷ lục, nhiều hơn
tới 10% so với chỉ 5 năm trước đây, và hơn 18% so với lượng gạo tiêu thụ năm
1990. Con số đó vượt 3 triệu tấn so với sản lượng dự kiến.
Người dân Trung Quốc ăn gạo tăng 3% từ 143 triệu tấn niên vụ 2012-13 lên 147
triệu tấn niên vụ 2014-15. Do đó, nhập khẩu gạo vào Trung Quốc tăng, biến Trung
Quốc thành nước nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới. Hầu hết lượng gạo nhập khẩu
vào Trung Quốc là gạo cấp thấp lấy từ Việt Nam và Pakistan, nhưng Trung Quốc
cũng nhập gạo cấp cao để cung ứng cho các khách sạn, nhà hàng và hệ thống siêu
thị.

16


Hình 4: Sản lượng và tiêu thụ gạo ở Trung Quốc 2006 - 2013
b) Cung về mặt hàng gạo của thị trường Trung Quốc
Là nước tiêu thụ và có nhu cầu gạo ngày càng tăng như vậy nhưng Trung Quốc lại
không thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu đó. Bởi Trung Quốc đang phải đối mặt với
tình trạng diện tích đất trồng lúa giảm mạnh do các khu đất nông nghiệp bị biến
thành những khu đất công nghiệp xây dựng nhà máy, công xưởng hay để xây dựng
nhà ở. Diện tích đất trồng trọt được của Trung Quốc đã giảm xuống còn 122 triệu
ha. Điều này cho thấy sản lượng gạo Trung Quốc sản xuất ra không đủ khả năng
bảo đảm an ninh lương thực của lúa gạo.
Theo như hình 4, sản lượng gạo của Trung Quốc niên vụ 2013-2014 (tháng 7 năm
trước đến tháng 6 năm sau) ước đạt 144 triệu tấn, tăng nhẹ so với con số 143 triệu
tấn niên vụ 2012-13 tuy nhiên, sản lượng lúa của Trung Quốc năm 2015-2016
giảm xuống 206 triệu tấn từ 206,429 triệu tấn năm 2014-2015.
Năm 2012, lượng gạo Trung Quốc nhập khẩu sẽ đạt từ 2,3 – 2,4 triệu tấn, gấp 4 lần

con số 600.000 tấn của năm 2011 và vượt xa mức 2 triệu tấn được FAO đưa ra hồi
tháng trước.
Năm 2015, Trung Quốc nhập khẩu tăng 0,3 triệu tấn; lên mức 4 triệu tấn và trở
thành nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới trong 3 năm liên tiếp. Trước năm 2012,
17


Trung Quốc nhập khẩu từ 0,3-0,6 triệu tấn/ năm; hầu hết là gạo thơm từ Thái Lan
và là nước xuất khẩu thuần.
Sản lượng nhập khẩu gạo năm 2015-2016 (tháng 7 - tháng 6) của nước này đạt
4,315 triệu tấn, tăng hơn 7,8% so với 4 triệu tấn năm 2014-2015 do giá gạo nội địa
tăng. Trung Quốc đang tăng cường kiểm soát việc nhập khẩu gạo qua biên giới,
đồng thời tăng cường nhập khẩu theo đường chính thức từ nhiều nguồn cung cấp
như Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Myanmar....

c) Giá về mặt hàng gạo của thị trường Trung Quốc
Giá gạo ở Bắc Kinh, thủ đô Trung Quốc sau năm 2014 tăng khá mạnh, và tiếp tục
tăng ngay khi vừa bước sang năm 2015, đầu năm 2016 đạt kỷ lục cao trên 715
USD/tấn. Xu hướng giá tăng cũng xảy ra ở khu vực phía Bắc và vùng duyên hải
phía trung – đông đất nước.
Trong khi đó giá gạo tại những nước xuất khẩu lớn như Việt Nam, Thái Lan và
Pakistan liên tục giảm bởi sản lượng cao và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa
những nước xuất khẩu để giành thị phần trên thế giới.
Trong khi gạo nhập khẩu có sức cạnh tranh như vậy, người Trung Quốc lại “ngán”
gạo của Chính phủ Trung Quốc, cho nên tiêu thụ kho gạo dự trữ khổng lồ này hiện
đã trở thành vấn đề nan giải. Trong khi giá gạo xuất khẩu của Việt Nam chỉ có giá
410 USD/tấn thì ở Trung Quốc gạo cùng phẩm cấp cao ngất ngưởng ở mức 635
USD/tấn. Đó là chưa kể tới việc tồn trữ càng lâu ngày thì chất lượng càng giảm.

18



Hiện giá gạo tại Trung Quốc cao hơn gần 50% giá gạo xuất khẩu loại đắt nhất của
Việt Nam.
d) Tình hình cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc
Trung Quốc tiếp tục là nước nhập khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam với 2 triệu tấn
gạo đã xay xát trong niên vụ 2013/2014, giảm 200.000 tấn so với niên vụ
2012/2013. Lượng gạo xuất khẩu tới thị trường Trung Quốc vẫn giữ vững trong
niên vụ 2014/2015. Tuy nhiên, Việt Nam đã có nhiều đối thủ mạnh như Thái Lan,
Ấn Độ, Pakistan và Myanmar cùng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc trong
niên vụ này. Từ 66% lượng nhập khẩu gạo vào Trung Quốc năm 2012-2013, thị
phần gạo Việt Nam giảm chỉ còn 53% năm 2014 và hiện chỉ còn xấp xỉ 50%.
Có 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này:
Thứ nhất: Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ hơn việc nhập khẩu tiểu ngạch qua biên
giới, tăng cường nhập khẩu chính ngạch.
Thứ hai: Cạnh tranh gia tăng từ các quốc gia khác trong khu vực, cả về số lượng
đối thủ cũng như giá cả. Thái Lan trước đây chủ yếu tập trung xuất khẩu các sản
phẩm gạo cao cấp, gần như không quan tâm thị trường gạo thấp cấp nhưng 2 năm
trở lại đây đã bắt đầu gia tăng, chiếm lĩnh thị trường gạo thấp cấp, cạnh tranh trực
tiếp với gạo Việt. Giá gạo Việt giờ cũng không chênh lệnh nhiều so với một số
xuất xứ khác như Ấn Độ, Pakistan…
Thứ ba: Trung Quốc phá giá đồng NDT khoảng 5% trong tháng 8 vừa qua làm
giảm năng lực cạnh tranh của gạo Việt khi mà tiền đồng của Việt Nam giảm giá ít
hơn so với tiền baht của Thái Lan, tiền rupee của Ấn Độ…Trong khi tiền đồng
giảm giá khoảng 4% thì baht giảm giá khoảng 8%.
Hiện nay, không những phải đối mặt với các đối thủ kỳ cựu về xuất khẩu gạo như:
Thái Lan, Ấn Độ…thì từ năm 2014, Việt Nam cũng phải cạnh tranh với hai nước
Myanmar và Campuchia, là hai nước bước đầu tham gia vào thị trường nhập khẩu
gạo lớn của Việt Nam là Trung Quốc. Cụ thể, năm 2014 Myanmar đã xuất 1,2 triệu
tấn gạo vào Trung Quốc, 3 tháng đầu năm 2015, Campuchia xuất cho Trung Quốc

70.000 tấn gạo chủ yếu theo hình thức tiểu ngạch. Trong 10 năm trở lại đây,
Campuchia luôn mở rộng diện tích và tăng năng suất thu hoạch lúa. Hiện chất
lượng gạo cũng được đánh giá khá cao trên thị trường trong 3 năm qua. Những
điều đó cho thấy Campuchia và Myanmar đang là là hai đối thủ cạnh tranh mới của
Việt Nam.
Bên cạnh đó, trước đây gạo cao cấp là sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Thái Lan,
thị phần gạo cấp thấp gần như không quan tâm nhưng trong 2 năm trở lại đây 2014
– 2015, Thái Lan bắt đầu chú trọng xâm nhập vào thị trường gạo cấp thấp là thị
trường chủ yếu của gạo Việt Nam.
19


Chỉ trong vòng 2 năm 2014 – 2015, 3 nước Thái Lan, Campuchia và Pakistan đã
chiếm giữ 12% thị phần xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc của Việt Nam.
Các nước Ấn Độ, Thái Lan và Campuchia cũng đang cạnh tranh trực tiếp về giá
với gạo Việt Nam. Do đó mặc dù gạo Việt Nam có lợi thế về giá nhưng buộc phải
cạnh tranh ở thị trường xuất khẩu truyền thống là Trung Quốc.
- Những quy định liên quan đến nhập khẩu gạo vào Trung Quốc
Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đang có nhiều khó khăn
khi nước này đang hạn chế nhập khẩu tiểu ngạch, nhập lậu. Trung Quốc đang kiểm
soát chặt chẽ việc nhập khẩu gạo theo hình thức qua biên giới, tăng cường nhập
khẩu theo đường chính thức từ nhiều nguồn cung cấp với giá thấp của Ấn Độ,
Pakistan, Myanmar.
Doanh nghiệp Việt Nam khi muốn xuất khẩu gạo vào thị trường này trước hết phải
tuân thủ đáp ứng các yêu cầu của Nghị định thư về công tác kiểm dịch thực vật đối
với việc xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc đã ký năm 2004.
Thị trường Trung Quốc mặc dù được các chuyên gia đánh giá là thị trường dễ tính
song các mặt hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường này phải đảm bảo đáp ứng
được yêu cầu khá gắt gao đối với các vấn đề về kiểm dịch nhằm đảm bảo an toàn
việc nhập khẩu gạo Việt Nam vào Trung Quốc, ngăn chặn dịch hại xâm nhập, bảo

đảm cho sức khỏe người tiêu dùng. Cụ thể, để xuất khẩu doanh nghiệp phải có giấy
20


kiểm dịch thực vật, nêu nguồn gốc xuất xứ lô hàng, trong gạo không có 12 loại côn
trùng và các loại đất cát, hạt cỏ… Để đảm bảo điều này, doanh nghiệp phải thực
hiện hàng loạt khử trùng, đánh bóng, sử dụng máy tách màu để loại trừ các loại tạp
chất và hạt cỏ lẫn vào gạo. Đến công đoạn đóng bao nhựa PP cũng phải thực hiện
ban ngày để tránh bị côn trùng thâm nhập.
Trung Quốc đòi hỏi sản phẩm nhập khẩu phải tuân thủ các quy định trong Luật vệ
sinh An toàn thực phẩm của Trung Quốc. Các mặt hàng gạo nhập khẩu vào nước
này được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược Phẩm Quốc gia Trung Quốc (SFDA)
giám sát ngay tại địa điểm nhập khẩu đối với tất mặt hàng nông sản.
2.2 Xác định mục tiêu
2.2.1. Mục tiêu ngắn hạn
Đến năm 2020, Tổng công ty tiếp tục phấn đấu trở thành một tập đoàn sản xuất, chế
biến kinh doanh xuất nhập khẩu lương thực, thực phẩm hàng đầu Việt Nam. Tập đoàn
hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, đa sở hữu, trong phạm vi cả nước, trong đó, sản xuất
kinh doanh chế biến, xuất nhập khẩu lương thực giữ vai trò chủ đạo.
- Tiếp tục phát triển các ngành hàng chủ lực.
Kinh doanh lương thực, thực phẩm tiếp tục là ngành hàng chủ đạo, mang tính chiến
lược của Tổng công ty. Trong đó, Công ty mẹ giữ vai trò chi phối trong việc tìm
kiếm, mở mang thị trường xuất khẩu gạo. Các công ty con trực tiếp liên kết đầu tư
vùng sản xuất nguyên liệu; kinh doanh lương thực, nông sản nội địa, tập trung vào
các mặt hàng có chất lượng cao, rõ nguồn gốc xuất xứ và tham gia cung ứng gạo xuất
khẩu gạo cho Tổng công ty.
- Đa dạng hóa ngành nghề, tập trung vào lĩnh vực chế biến lương thực, thực
phẩm và chế biến các sản phẩm muối. Một số cơ sở chế biến hiện đại, công
nghệ tiến tiến, mang tính tổng hợp, trên cơ sở đa dạng hóa mặt hàng ngoài gạo
như: sản phẩm phụ của chế biến gạo; nuôi trồng, chế biến thủy sản (cá tra và

các phụ phẩm); sản xuất, chế biến muối, phụ phẩm từ sản xuất muối.
- Tăng vốn điều lệ từ 3456 tỷ lên 4000 tỷ đồng
Tốc độ tăng trưởng của Công ty trên các chỉ tiêu đạt:
Doanh thu tăng trưởng bình quân : từ 18%/năm.
Lợi nhuận sau thuế tăng trưởng bình quân : từ 15%/năm.
• Tỷ lệ chia cổ tức hàng năm phấn đấu: từ 12% trở lên



21


2.2.2. Mục tiêu dài hạn
- Tạo dựng tên tuổi, thương hiệu của công ty trên phạm vi toàn cầu. Nâng cao tính
cạnh tranh về giá và chất lượng, xây dựng uy tín thương hiệu VINAFOOD 1 trên
thị trường quốc tế.
- Chiếm lĩnh thị phần từ các nước xuất khẩu gạo khác. Tăng thị phần ở các thị
trường truyền thống thông qua việc thâm nhập sâu và đa dạng hóa sản phẩm. Nắm
bắt thị trường mới, mở rộng thị trường sang các nước châu Âu, Mỹ,…
- Xây dựng chuỗi chất lượng và giá trị của gạo, cụ thể:
• Thành lập viện nghiên cứu Vinafood nghiên cứu về giống, công nghệ ươm
trồng, phòng ngừa dịch bệnh.
• Thành lập trại sản xuất giống chất lượng cao, sạch bệnh.
• Xây dựng nhà máy sản xuất phân bón, chất bảo vệ thực vật.
• Thành lập chuỗi cung ứng: cung cấp hạt giống, thuốc bảo vệ thực vật,phân bón

2.3. Nghiên cứu lựa chọn đối tác
Sau khi nghiên cứu khảo sát thị trường, công ty xác định Trung Quốc là thị trường
tiềm năng, và đã gửi đơn chào hàng tới 1 vài đối tác Zhong Shang Foreign Trade
Foreign Trade Limited Company; Tianjin GENERAL IMPORT-EXPORT

TRADING CORPORATION, Good Food Co. Ltd,…
2.3.1. Giới thiệu về đối tác
Zhong Shang Foreign Trade Limited Company (viết tắt là Zhong Shang Company)
là một trong những nhà phân phối và xuất khẩu gạo lớn của Trung Quốc với 72
năm lịch sử.
Address: No.9 Wangfujing Street, Dongcheng, Beijing, China
22


Tel: 86-10-88874990
Fax: (+84) 4 3926 4477
Zhong Shang Company được thành lập vào năm 1944 trụ sở chính của công ty đặt
tại Bắc Kinh chuyên thu mua, phân phối, chế biến, bảo quản các sản phầm từ lúa
gạo, cà phê, hạt điều và các loại rau quả… Ban đầu vốn điều lệ của công ty là 60
triệu nhân dân tệ.
Hiện nay Zhong Shang Company nằm trong số 40 công ty phân phối thực phẩm
lớn nhất Trung Quốc.
Zhong Shang Company đã ký nhiều hợp đồng kinh tế có giá trị lớn rộng khắp toàn
quốc và liên kết hợp tác với 60 quốc gia trên toàn thế giới. Hiện nay công ty cung
cấp nông sản thông qua các đại lý phân phối nông sản và các hệ thống siêu thị lớn
ở các nước như Hoa Kỳ, Hồng Kông, Đức, Úc…
Zhong Shang Company luôn không ngừng tìm kiếm nguồn cung ứng sản phẩm có
chất lượng tốt và đặc biệt thực hiện chế biến phục vụ 11.400 khách hàng trên toàn
thế giới. Công ty tiến hành nhập khẩu nông sản từ các nước và thực hiện chế biến,
phân phối đến các nước.
Đội ngũ toàn cầu của công ty lên tới hơn 8.000 công nhân viên có kinh nghiệm
cùng chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo bài bản đã thành công xây dựng nên
thương hiệu được nhiều khách hàng biết đến. Bên cạnh đó công ty sở hữu hệ thống
máy móc thiết bị hiện đại, cho ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế có chất
lượng cao thu hút được nhiều hợp đồng đặt hàng.


23


2.3.2. Dự kiến nội dung hợp đồng
Thư chào hàng
VIETNAM NORTHERN FOOD 1 CORPORATION
Address: 6 Ngo Quyen, Hoan Kiem, Ha Noi, Viet Nam
Email:
Tel: (84) 4 3926 4466
Fax: (+84) 4 3926 4477
Date: 15th, April 2016
Mr. Zhumin – The director
of Zhong Shang Foreign
Trade Limited Company
No.9 Wangfujing Street,
Dongcheng, Beijing, China
OFFER
Dear Sirs,
We wish to inform you that we have started producing a new rice products in
which we think you may be interested.
The high quality of our product is well know and universally acknowledged and
we are confident that a trial order would convince you that, at the prices quoted,
the goods we are offering are excellent value for money.
We are nevertheless allowing a special 10 discount for some products to
distributors who place orders before the end of the current month. We feel sure that
our offer will be of interest and we are looking forward to receiving your order
soonest.
Attached is a list of our products, visit our Website at
for more detail information.

Thanks and best regards,
Yours faithfully
24


Thư trả lời của đối tác
From: ZHONG SHANG FOREIGN TRADE LIMITED COMPANY
No: 9 Wangfujing Street, Dongcheng, Beijing, China
Tel: 86-10-88874990
Fax: (+84) 4 3926 4477
Beijing, April 18th, 2016
To: VIETNAM NORTHERN FOOD 1 CORPORATION
Address: No.6 Ngo Quyen, Hoan Kiem, Ha Noi, Viet Nam
Tel: (84) 4 3926 4466
Fax: (+84) 4 3926 4477
CONFIRMATION
Dear Sirs,
We have received your email and we are interested in new rice products of your
company. So I want to have an appointment with you to discuss the possibility of
our cooperation.
As agreed, we will meet at our office in no.9 Wangfujing Street, Dongcheng,
Beijing, China at 3 p.m on Thursday 28th April, 2016. I have sheduled the whole
day for the meeting.
If for any reason you are unable to attend, please contact, please contact us as soon
as possible.
I am looking forward with great pleasure to our meeting.
Yours sincerely,
Director

25



×