Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

thuyet minh dự án ứng dụng công nghệ sản xuất gạch không nung cốt liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (781.62 KB, 54 trang )

thuyết minh dự án
xây dựng mô hình ứng dụng và phát triển
công nghệ sản xuất gạch không nung
từ cát, mạt đá và nguyên liệu sẵn có
tại tỉnh phú thọ

chủ dự án : công ty tnhh đồng tâm

Năm 2015

1


THUYẾT MINH DỰ ÁN
Thuộc Chương trình nông thôn miền núi giai đoạn 2016-2025
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án: “Xây dựng mô hình ứng dụng và phát triển công nghệ sản xuất
gạch không nung từ cát, mạt đá và nguyên liệu sẵn có tại tỉnh Phú Thọ”
2. Mã số:
3. Cấp quản lý: - Bộ Khoa học và Công nghệ:
4. Thời gian thực hiện: 36 tháng từ tháng 10/2016 đến tháng 10/2019
5. Dự kiến kinh phí thực hiện: 12.000.000.000 đồng (Mười hai tỷ đồng chẵn )
Trong đó:

- Hỗ trợ từ ngân sách SNKHCN: 5.360.000.000 đồng
- Hỗ trợ từ ngân sách địa phương:
- Nguồn tự có và huy động khác: 6.640.000.000 đồng

6. Tổ chức chủ trì thực hiện Dự án:
- Tên tổ chức: CÔNG TY TNHH ĐỒNG TÂM
- Điện thoại:


- Địa chỉ trụ sở: Thành phố Việt Trì -Tỉnh Phú Thọ.
7. Chủ nhiệm Dự án:
- Họ tên: Lê Anh Vũ
- Chức vụ: Giám đốc
8. Cơ quan chủ trì chuyển giao công nghệ:
- Tên cơ quan: Công ty TNHH Thiết Bị Gia Hưng
- Địa chỉ: Tầng 2, số 227 Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh
Xuân, thành phố Hà Nội
- Email: -
9. Tính cấp thiết của Dự án:
9.1. Các căn cứ pháp lý:

2


Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 121/2008/QĐ-TTg ngày
29/8/2008 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp
vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020, nêu rõ về vật liệu xây dựng; khuyến
khích đầu tư phát triển và sử dụng vật liệu xây không nung, hạn chế tối đa việc
sản xuất vật liệu từ đất nông nghiệp, đưa ra lộ trình đưa gạch không nung vào
thay thế vật liệu nung quy hoạch tới năm 2020;
Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 24/8/2010 của Thủ tướng chính phủ;
quy định từ năm 2011, các công trình nhà cao tầng (từ 9 tầng trở lên) phải sử
dụng tối thiểu 30% vật liệu xây dựng không nung;
Quyết định số 1831/QĐ-TTg ngày 01/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và
công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn

2011-2015;
Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 13/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công
nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi, vùng dân tộc
thiểu số giai đoạn 2016-2025;
Văn bản số 2383/BXD-VLXD ngày 27/11/2008 của Bộ Xây dựng gửi Sở
Xây dựng các tỉnh thành phố phát triển gạch không nung thay thế cho gạch ngói
nung để giảm ô nhiễm môi trường;
Thông tư số 09/2012/TT-BXD ngày 28/11/2012 của Bộ Xây dựng quy
định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng;
Quyết định số

/QĐ-UBND ngày

của UBND tỉnh Phú Thọ phê

duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020 tỉnh Phú Thọ;
Quyết định số

/QĐ-UBND ngày

và sửa đổi, bổ sung Quyết định số

của UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt tại
/QĐ-UBND ngày

3

của UBND tỉnh



Phú Thọ phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020 tỉnh
Phú Thọ;
9.2. Tình hình sản xuất và sử dụng gạch không nung xi măng cốt liệu tại
Việt Nam
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, để sản xuất 1 tỷ viên gạch đất sét nung
có kích thước tiêu chuẩn sẽ tiêu tốn khoảng 1,5 triệu m3 đất sét, tương đương
75ha đất nông nghiệp và 150.000 tấn than, thải ra môi trường khoảng 0,57 triệu
tấn khí CO2, gây hiệu ứng nhà kính và các khí thải độc hại khác gây ô nhiễm
môi trường. Theo đó, nếu cứ kéo dài tình trạng trên, Việt Nam sẽ bị mất đất
canh tác, tiêu tốn hàng triệu tấn than mỗi năm, gây ô nhiễm môi trường trầm
trọng. Do đó, việc từng bước triển khai thay thế gạch đất sét nung bằng vật liệu
không nung sẽ đem lại nhiều hiệu quả tích cực về mặt kinh tế, xã hội, bảo vệ
môi trường, đồng thời hạn chế các bất lợi nêu trên, ngoài ra còn góp phần tiêu
thụ một phần đáng kể phế thải các ngành khác như: nhiệt điện, luyện kim, khai
khoáng, xây dựng … góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm chi phí xử
lý phế thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hướng tới một đất nước phát triển
bền vững.
Do vậy, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định phê duyệt “Quy hoạch
tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2030”.
Mục tiêu của chương trình là phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu
không nung để thay thế gạch đất sét nung, tiết kiệm đất nông nghiệp, góp phần
đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà
kính và ô nhiễm môi trường, giảm chi phí sử lý phế thải của các ngành công
nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã
hội. Chương trình cũng đặt ra mục tiêu cụ thể phát triển sản xuất và sử dụng
loại vật liệu này thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 20-25% vào năm 2015 và
30-40% vào năm 2020. Hàng năm sử dụng 15-20 triệu tấn phế thải công nghiệp
để sản xuất ra vật liệu không nung, tiết kiệm được khoảng 1.000 ha đất nông

nghiệp và hàng trăm ha diện tích đất chứa phế thải.
4


Nội dung chương trình nêu rõ, sẽ có 3 chủng loại vật liệu xây dựng không
nung được phát triển sản xuất và sử dụng gồm gạch xi măng cốt liệu, gạch nhẹ
và các loại gạch khác. Trong đó, tỷ lệ gạch xi măng cốt liệu trên tổng số vật liệu
xây dựng không nung khoảng 74% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020. Gạch
nhẹ chiếm tỷ lệ vào khoảng 21% vào năm 2015 và 25% vào năm 2020 trên
tổng số vật liệu không nung. Gạch khác chiếm tỷ lệ khoảng 5% từ năm 2015
trên tổng số vật liệu không nung. Để chương trình thực hiện đúng kế hoạch,
Chính phủ quy định, các Dự án chế tạo thiết bị sản xuất vật liệu xây không nung
nhẹ và sản xuất gạch xi măng cốt liệu công suất từ 7 triệu viên/năm trở lên
ngoài các chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu, thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi
và hỗ trợ khác theo quy định hiện hành còn được hưởng ưu đãi như đối với các
Dự án thuộc chương trình cơ khí trọng điểm. Từ năm 2011, các công trình nhà
cao tầng (từ 9 tầng trở lên) sử dụng tối thiểu 30% vật liệu xây dựng không nung
loại nhẹ trong tổng số vật liệu xây.
Do có những ưu điểm vượt trội như trên, nên các nước phát triển hiện nay
đã sản xuất vật liệu không nung chiếm trên 70% sản lượng vật liệu xây sản xuất
hàng năm. Còn lại gần 30% vật liệu nung được chuyển đối sang sản xuất chủ
yếu cho vật liệu trang trí cao cấp. Trong khi đó ở Việt Nam, hiện tại vật liệu
nung đang chiếm tỷ lệ hơn 93%, còn vật liệu không nung chỉ chiếm chưa đến
7% trong tổng sản lượng gạch ngói xây. Như vậy vật liệu xây dựng không nung
kém phát triển không những trong nước mà còn cách biệt quá xa so với các
nước trong khu vực và thế giới.
Mặt khác, các doanh nghiệp trong nước hiện chưa bắt nhịp được với xu
thế mới này bởi nhiều nguyên nhân, trong đó việc tìm đầu ra cho sản phẩm gặp
nhiều khó khăn. Các công trình trong nước ít sử dụng loại vật liệu này vì phụ
thuộc nhiều quy định phức tạp, thiếu những quy chuẩn, tiêu chuẩn về kỹ thuật

dẫn tới khó khăn cho hoạt động thanh toán, quyết toán công trình xây dựng.
Trong khi đó các công trình lớn của các nhà đầu tư nước ngoài và tư nhân như:
Keangnam Hanoi Landmark Tower, Hanoi Hotel Plaza, Làng Việt kiều Châu
Âu – Hà Đông, Habico Tower, Khách sạn Horison … lại luôn ưu tiên sử dụng
5


gạch không nung. Hơn nữa tâm lý e dè trong việc đầu tư sản xuất vật liệu xây
dựng không nung, phần lớn doanh nghiệp trong nước vừa sản xuất vừa chuyển
giao công nghệ nên xảy ra hiện tượng chồng chéo trong chiến lược phát triển
cũng như trong quy mô sản xuất.
9.3. Tình hình sản xuất và nhu cầu sử dụng gạch xây dựng trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ.
Sản xuất vật liệu xây dựng nói chung là lĩnh vực có lợi thế và được ưu tiên
phát triển, trong đó sản phẩm gạch xây chiếm tỷ trọng lớn. Hàng năm nhu cầu về
gạch xây hiện nay trên địa bàn tỉnh là rất lớn (khoảng 400 triệu viên/năm). Gạch
xây cung cấp cho thị trường phần lớn vẫn là sản phẩm gạch nung thủ công từ đất
sét, gây ô nhiễm môi trường và mất đất canh tác,… Chủ trương của tỉnh Phú Thọ
là từng bước xóa lò gạch thủ công, thực hiện định hướng và quy định của Chính
phủ về phát triển gạch không nung trên địa bàn tỉnh.

Những lò gạch thủ công đang cướp đi hàng ngàn hecta đất màu mỡ

6


Khói trắng mờ độc hại bay ra từ các lò gạch thủ công
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã và đang có gần 100 cơ sở sản xuất và kinh
doanh gạch không nung nhưng đó chỉ là các loại gạch sản xuất mang tính thủ
công, chất lượng thấp, không có tiêu chuẩn, trong khi đó các sản phẩm gạch xây

không nung đủ tiêu chuẩn xây dựng chưa phát triển. Mặt khác các sản phẩm gạch
nung khó kiểm soát được chất lượng và có những tác động lớn đến môi trường…
Trên địa bàn tỉnh có 1 - 2 đơn vị đã áp dụng công nghệ sản xuất gạch không
nung nhưng với quy mô nhỏ, còn nhiều công đoạn là thủ công.
Nhìn chung, qua khảo sát sơ bộ nhận thấy ở tỉnh Phú Thọ có các nguồn
nguyên liệu, đặc biệt nguồn nguyên liệu sẵn có trên địa bàn rất thích hợp cho
sản xuất một số loại vật liệu xây dựng không nung thân thiện môi trường. Trong
đó, xác định nguồn nguyên liệu cát, xi măng, bột đá là hết sức phong phú, dồi
dào để ứng dụng và phát triển công nghệ sản xuất gạch không nung, tạo bước đột
phá mới về vật liệu xây dựng không nung trên địa bàn tỉnh.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ, đến nay vẫn còn những lò
gạch thủ công hoạt động tại các huyện, việc chấm dứt hoạt động và chuyển đổi
nghề nghiệp đang mắc phải khó khăn khi hỗ trợ chuyển đổi nghề do không có
cơ chế hỗ trợ cho các đối tượng này. Những năm qua thị trường VLXD đã sụt
giảm một cách khốc liệt, đặc biệt từ năm 2012 giảm khoảng 10- 30% so với
năm 2011 khiến cho nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh VLXD gặp khó
khăn. Nguyên nhân khiến thị trường VLXD liên tục xuống dốc như vậy là do
những khó khăn chung của nền kinh tế, cùng với chủ trương cắt giảm đầu tư
công theo Chỉ thị 1792 của Chính phủ. Trong khi đó, giá cả nhiên liệu đầu vào
và lãi suất ngân hàng liên tục tăng cao, nhiều doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận
được với nguồn vốn. Bên cạnh đó, việc phải cạnh tranh với các mặt hàng nhập
khẩu cũng khiến cho thị trường VLXD tiêu thụ tiếp tục giảm, gia tăng hàng tồn
kho. Từ cuối năm 2015 thị trường bắt đầu khởi sắc do nền kinh tế tăng trưởng
GDP tăng 5,8% cao hơn so với các năm. Dự báo thị trường VLXD tiêu thụ sẽ
có nhu cầu lớn trong năm 2016 khi các dự án lớn của nhà nước sẽ triển khai
theo quy định của Luật Đầu tư công.
7


Để tăng khả năng tiêu thụ cũng như tăng tính cạnh tranh, đáp ứng kịp thời

chủ trương của Chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng
Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 doanh nghiệp cần đầu tư
máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ tiên tiến hơn nhằm hạ giá thành sản
phẩm, đồng thời sản xuất các mẫu sản phẩm mới với hình thức đẹp hơn, chất
lượng cao hơn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
9.4. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ.
a) Vị trí địa lý: Phú Thọ là tỉnh miền núi phía Bắc có tọa độ địa lý 21 o
30'- 22o40' vĩ độ Bắc và 104o53'- 105o40' kinh độ Ðông, cách Thủ đô Hà Nội
km 2, chiếm

80Km, Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là

% diện tích cả nước.

Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh là quốc lộ 2 đi qua địa bàn
tỉnh dài 300km từ Phú Thọ lên Hà Giang, quốc lộ 32 đi qua Lâm Thao, Thanh
Sơn đi Yên Bái. Hệ thống sông ngòi của tỉnh bao gồm 500 sông suối lớn nhỏ
chảy qua các sông chính như: Sông Lô, sông Hồng.
b) Ðịa hình: Phú Thọ bao gồm vùng núi cao chiếm trên 50% diện tích
toàn tỉnh gồm toàn bộ huyện Thanh Sơn, Yên Lập, xã vùng cao của huyện Tân
Sơn và 02 xã của huyện vùng cao Đoan Hùng; vùng núi thấp và trung du chiếm
khoảng 50% diện tích của tỉnh, bao gồm các xã còn lại của 02 huyện Hạ Hòa,
Thanh Ba
c) Khí hậu: Mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng
của khí hậu lục địa Bắc Á - Trung Hoa có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh - khô
hạn và mùa hè nóng ẩm - mưa nhiều; mưa bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 8
và thường gây ra lũ lụt, lũ quét. Các hiện tượng như mưa đá, gió lốc thường xảy
ra trong mùa mưa bão với lượng mưa trung bình hàng năm đạt từ 1.500 - 1.700
mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 22 0 - 240C. Cao nhất trung bình 330 350C, thấp nhất trung bình từ 12 0 - 130C; tháng lạnh nhất là tháng 11 và 12 (âm
lịch), hay có sương muối.

d) Hệ thống đường giao thông: Phú Thọ có các đường giao thông quan
trọng như Quốc lộ 2 đi qua địa bàn tỉnh (từ xã Cầu Việt Trì đến xã Đoan
Hùng) nối liền TuyeenQuang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Quốc lộ 32C từ Phú
8


Thọ, Sơn La, Hòa Bình. Toàn tỉnh có
đường huyện;

km đường quốc lộ;

km đường tỉnh;

km đường đô thị; kết cấu mặt đường bao gồm các loại: cấp

phối, thâm nhập nhựa và bê tông. Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn, 96,3%
thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm. Tỉnh đã hoàn thành quy hoạch tổng thể
mạng lưới giao thông đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm
2020. Trong tương lai, Phú Thọ có một hệ thống giao thông hoàn chỉnh gồm
đường bộ, đường thuỷ, đường sắt. Trong đó có những tuyến giao thông huyết
mạch, chiến lược của cả nước đi qua địa phận tỉnh như: đường Hồ Chí Minh,
quốc lộ 279, đường cao tốc Phú Thọ - Lào Cai, đường sắt Việt Trì - Tuyên
Quang - Yên Bái - Lào Cai, tuyến đường sông Việt Trì - Tuyên Quang . Hệ
thống giao thông này sẽ làm thay đổi một cách căn bản địa kinh tế của tỉnh, tạo
điều kiện thu hút đầu tư và mở rộng giao thương để phát triển.
e) Hệ thống điện: Phú Thọ được cung cấp điện mua từ Trung Quốc theo
tuyến điện 110 kV từ ..................................................Ngoài ra Phú Thọ có thể
nhận nguồn cung cấp dự phòng từ tỉnh .(nhà máy thuỷ điện Thác Bà) và tỉnh
Thái Nguyên (trạm 220 KV Thái Nguyên) qua đường dây 110KV Thác Bà Thái Nguyên. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 613 trạm biến áp các loại; 1.447,8
km đường dây tải điện từ 6 KV - 35KV.

f) Thông tin liên lạc: Đến nay mạng lưới thông tin liên lạc tiếp tục phát
triển, 100% trung tâm huyện, thị phủ sóng điện thoại di động, 100% xã,
phường, thị trấn có điện thoại.
g) Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Phú Thọ đã và đang tổ chức đầu tư xây
dựng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn nhằm tăng số người được sử
dụng nước sạch.
h) Hệ thống ngân hàng, tài chính: Hệ thống ngân hàng của Phú Thọ bao
gồm các chi nhánh: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển; Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn; Ngân hàng Chính sách xã hội; Ngân hàng phát
triển; Ngân hàng Công Thương... có lực lượng nhân viên đủ năng lực và trình
độ để phục vụ nhu cầu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước (như vay vốn,

9


chuyển tiền, thanh toán, bảo lãnh...) với thời gian nhanh nhất qua hệ thống giao
dịch điện tử hiện đại.
i) Kinh tế: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 15,00%; cơ cấu
kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp,
dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản. Thu nhập bình
quân đầu người theo giá hiện hành đạt 29,3 triệu đồng/người/năm; các chỉ tiêu
chủ yếu về kinh tế - xã hội đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Giá trị sản xuất công
nghiệp (giá so sánh năm 2010) đạt 10.310 tỷ đồng, bằng 100,6% kế hoạch, tăng
11% so với năm 2014. Năm 2014 tổng số thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn
1.261,45 tỷ đồng. Tạo việc làm mới cho 19.500 lao động; đưa 400 lao động đi
làm việc ở nước ngoài. Tỷ lệ hộ nghèo từ 13,09% năm 2014, đến nay giảm
xuống còn 9,31%. Quốc phòng an ninh, TTATXH được giữ vững.
Nhận xét chung: Tỉnh Phú Thọ có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, khoáng
sản, đặc biệt là các khoáng sản để sản xuất vật liệu xây dựng thông thường như
đá vôi, cát có chất lượng cao. Đặc biệt khu dự án có 2 nhà máy Xi măng lớn của

tỉnh với công xuất trên 1.050.000 tấn/năm.
9.5. Qui hoạch phát triển vật liệu xây dựng của tỉnh Phú Thọ.
Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu
xây dựng đến năm 2020 tỉnh Phú Thọ tại Quyết định số

/QĐ-UBND ngày

và phê duyệt tại và sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số

/QĐ-UBND ngày

với một số nội dung cụ thể như sau:
a) Quan điểm phát triển
- Phát triển vật liệu xây dựng phải đảm bảo tính bền vững về các mặt, gắn
hiệu quả kinh tế của nhà sản xuất với hiệu quả kinh tế xã hội chung. Bảo vệ và
tiết kiệm tài nguyên, môi trường sinh thái, di tích văn hoá, lịch sử, cảnh quan và
an ninh, quốc phòng.
- Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng trên cơ sở khai thác có hiệu quả thế
mạnh về nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng của tỉnh và các thế
mạnh liên quan đến lĩnh vực kinh tế xây dựng.
10


* Ưu tiên phát triển nhóm vật liệu trên địa bàn tỉnh có thế mạnh như: xi
măng, cát, sỏi, đá xây dựng, vật liệu xây (nung và không nung) và các loại vật
liệu mới từ nguyên liệu địa phương, các loại vật liệu phục vụ phát triển cơ sở hạ
tầng xã hội và các khu đô thị mới. Tiết kiệm tài nguyên khoáng sản bằng giải
pháp đầu tư công nghệ tiên tiến trong khai thác chế biến. Khai thác sâu các mỏ
lộ thiên, ưu tiên tạo ra các loại sản phẩm vật liệu có giá trị cao cùng một nguồn
khoáng sản.

- Đa dạng hoá các hình thức đầu tư, khuyến khích, thu hút mọi nguồn lực
vào phát triển sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.
Tạo điều kiện thuận lợi các thủ tục đầu tư, cấp phép hoạt động khoáng
sản làm vật liệu xây dựng. Khai thác tối đa công suất các cơ sở đã đầu tư. Hạn
chế và chấm dứt tình trạng khai thác sản xuất trái phép, sản xuất nhỏ lẻ, công
nghệ lạc hậu."
- Dự báo nhu cầu gạch xây đến năm 2020:
Năm 2015: 400-500 triệu viên.
Năm 2020: 650-700 triệu viên.
b) Phương hướng phát triển:
- Đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất gạch không nung công nghệ tiên tiến,
quy mô công suất từ 15 triệu viên/năm trở lên ở các khu công nghiệp và các dây
chuyền công suất từ 1 triệu viên/năm trở lên, có thể sản xuất cơ động ở các
huyện. Dự kiến tỷ lệ gạch không nung ở năm 2010 khoảng 11% và năm 2015
khoảng 18% và năm 2020 khoảng 27% tổng sản lượng xây dựng trong tỉnh.
- Phát triển sản xuất vật liệu xây không nung để thay thế gạch đất sét nung,
tiết kiệm đất nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, giảm
thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử
lý phế thải của các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu quả
kinh tế chung cho toàn xã hội. Phát triển các cơ sở sản xuất với quy mô hợp lý,
phù hợp với từng vùng, từng khu vực, sử dụng công nghệ tiên tiến, tận dụng tối
đa các nguồn phế thải của các ngành công nghiệp khác, đa dạng hóa sản phẩm
phù hợp với thực tế thi công các công trình xây dựng và đáp ứng yêu cầu về chất
11


lượng. Phát triển sử dụng gạch không nung thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ
20-25% vào năm 2015, 30-40% vào năm 2020.
c) Quy hoạch sản xuất gạch không nung:
- Khuyến khích các công trình xây dựng sử dụng vật liệu nhẹ, vật liệu

xây không nung có độ rỗng 30% trở lên.
- Ưu tiên phát triển sản xuất và sử dụng các chủng loại sản phẩm gạch
không nung gồm: gạch xi măng - cốt liệu, dự kiến đạt tỷ lệ khoảng 74% trên
tổng số vật liệu xây không nung vào năm 2015 và 70% vào năm 2020; gạch nhẹ
dự kiến đạt tỷ lệ khoảng 21% trên tổng số vật liệu xây không nung vào năm
2015 và 25% vào năm 2020; gạch không nung từ đất đồi, phế thải xây dựng,
phế thải công nghiệp..., dự kiến đạt tỷ lệ khoảng 5% trên tổng số vật liệu xây
không nung từ năm 2015.
Đây là yêu cầu và quyết tâm lớn của tỉnh Phú Thọ trong việc xóa bỏ,
chuyển đổi và thay thế gạch xây đất nung hiện nay, đặt ra cho KH&CN tỉnh
phải nghiên cứu, tìm hiểu, ứng dụng và chuyển giao các giải pháp công nghệ
gạch không nung mới phù hợp, hiệu quả.
9.6. Tổng quan về gạch không nung
Về bản chất của sự liên kết tạo hình, gạch không nung khác hẳn gạch đất
nung. Quá trình sử dụng gạch không nung, do các phản ứng hoá đá của nó trong
hỗn hợp tạo ra, gạch sẽ tăng dần độ bền theo thời gian.
Gạch không nung ở Việt Nam đôi khi còn được gọi là gạch block, gạch blốc,
gạch bê tông, gạch block bê tông,... tuy nhiên với cách gọi này thì không phản ánh
đầy đủ khái niệm về gạch không nung. Mặc dù gạch không nung được dùng phổ
biến trên thế giới nhưng ở Việt Nam gạch không nung vẫn chiếm tỉ lệ thấp.
Gạch không nung có khoảng 300 tiêu chuẩn quốc tế khác nhau với kích
cỡ viên gạch khác nhau, sức nén viên gạch không nung tối đa đạt 35MPa.
Sản phẩm gạch không nung có nhiều chủng loại để có thể sử dụng rộng rãi
từ những công trình phụ trợ nhỏ đến các công trình kiến trúc cao tầng, giá thành
phù hợp với từng công trình. Có nhiều loại dùng để xây tường, lát nền, kè đê và
trang trí... Hiện nay, gạch không nung đã khẳng định chỗ đứng vững chắc trong
12


các công trình, nó đang dần trở lên phổ biến hơn và được ưu tiên phát triển. Có rất

nhiều công trình sử dụng gạch không nung, từ công trỉnh nhỏ lẻ, phụ trợ cho đến
các công trình dân dụng, đình chùa, nhà hàng, sân gôn, khu nghỉ dưỡng, cao ốc,...
Gạch không nung bảo vệ ngôi nhà của bạn thông qua tính năng làm giảm
sự tác động của môi trường bên ngoài, giúp tiết kiệm năng lượng trong việc làm
mát (hoặc làm ấm) cho ngôi nhà.
Ngoài ra, một trong những ưu điểm lớn của Gạch không nung là nó có
thể làm giảm khả năng tác động của nhiệt độ bên ngoài và làm tăng hiệu quả sử
dụng năng lượng bên trong của tòa nhà.
Độ cứng cao, bảo ôn, cách nhiệt tốt có thể thay thế hoàn toàn các loại vật
liệu cách nhiệt hiện có trên thị trường, phòng hoả, chống thấm, chống nước,
kích thước chuẩn xác… nâng cao hiệu quả kiến trúc, giảm thiểu được kết cấu
cốt thép, rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm vữa xây, giá thành hạ.
Về cơ lý, Gạch không nung là loại gạch xây sau khi được tạo hình thì tự
đóng rắn đạt các chỉ số về cơ học: Cường độ nén, uốn, độ hút nước ... mà không
cần qua sử lý nhiệt độ.
Có nhiều loại gạch không nung hiện nay đang sử dụng như: Gạch papanh
không nung được sản xuất từ phế thải công nghiệp là xỉ than, vôi bột được sử
dụng lâu đời ở nước ta, gạch có cường độ thấp chủ yếu dùng cho các loại tường
ít chịu lực; Gạch Block được hình thành từ đá vụn, cát, xi măng, từ phế thải xây
dựng như gạch vỡ, vữa, bê tông….. có cường độ chịu lực cao có thể xây nhà
cao tầng, tuy nhiên loại gạch này còn có trọng lượng khá nặng so với gạch nung
hiện nay; loại gạch không nung như gạch bê tông khí chưng áp, gạch bê tông
nhẹ, những loại này nhẹ song đầu tư lớn cho công nghệ và thiết bị, chưa thích
ứng với đại đa số người tiêu dùng hiện nay. Bên cạnh đó còn có gạch không
nung tự nhiên: Từ các biến thể và sản phẩm phong hóa của đá bazan, granit, loại
gạch này chủ yếu sử dụng ở các vùng có nguồn puzolan tự nhiên, hình thức sản
xuất tự phát, mang tính chất địa phương, quy mô nhỏ; Gạch không nung có thể
sản xuất từ phế thải xây dựng tận dụng được các nguồn phế thải xây dựng góp
phần cải thiện môi trường xanh, sạch, đẹp…
13



Nhìn chung, các công nghệ sản xuất không nung giúp giảm thiếu tối đa
tiêu hao năng lượng, nhất là các dạng năng lượng hóa thạch góp phần bảo vệ
môi trường…
Nếu như công nghệ sản xuất VLXD nung từ đất truyền thống vừa hủy
hoại môi trường bằng cách gốm hóa tài nguyên đất, vừa thải thêm các loại chất
có hại làm thay đổi môi trường, thì khi sử dụng VLXD không nung, tất cả
những tác hại nêu trên đều được loại bỏ hoặc hạn chế. Do sản xuất theo công
nghệ không nung, quá trình sản xuất gạch đã không gây ô nhiễm khói bụi vào
không khí. Không những thế, loại gạch này còn có những ưu điểm khác như: bề
mặt phẳng, kích thước đồng đều, tiết kiệm vữa, cách âm và chịu lực tốt, ngâm
trong nước độ chắc bền vẫn tốt, đổ bền không hao vỡ..., do đó đảm bảo chất
lượng xây dựng các công trình bền, đẹp, an toàn mà chi phí đầu tư lại giảm.
9.7. Sự cần thiết của Dự án
Cuộc cách mạng khoa học vật liệu không những đã tạo ra tính đa dạng
sản phẩm cho xã hội mà còn tạo ra sự đa dạng về bản chất của vật liệu. Đặc biệt
trong lĩnh vực vật liệu xây dựng nói chung và sản phẩm gạch xây nói riêng, đi
từ những sản phẩm truyền thống như gạch bê tông xi măng – cát; gạch đất sét
nung, đến gạch bê tông polymer vô cơ từ đất sét và gạch polymer khoáng, rồi
gạch polymer khoáng tổng hợp. Sản phẩm ngày càng có nhiều đặc tính thân
thiện với môi trường, dễ sản xuất và dễ sử dụng hơn.
+ Công nghệ sản xuất gạch không nung từ cát, đá với thành phần nguyên
liệu chủ yếu là xi măng và phụ gia sẵn có, song cho các sản phẩm hoàn toàn
mới với hình thức chất lượng ưu điểm vượt trội, chi phí đầu tư, chi phí sản xuất
và giá thành thấp.
+ Sản phẩm gạch rỗng không nung này đạt tiêu chuẩn chất lượng của
Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng – Bộ KH&CN phù hợp tiêu chuẩn,
kiểm định đạt TCVN 6477:2001. Công nghệ vừa đáp ứng được yêu cầu sản xuất
gạch, vừa giải quyết triệt để vấn đề môi trường, sử dụng đa dạng các loại cát, đất

không có khả năng canh tác dọc hai bên bờ sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy

14


dùng cho sản xuất gạch xây. Đây là một công nghệ sản xuất vật liệu xây mới với
những tính năng ưu việt.
+ Nguyên liệu chính dùng để sản xuất gạch không nung hầu như có sẵn ở
tất cả các địa phương, đặc biệt sẵn có ở tỉnh Phú Thọ.
+ Hình dáng và kích thước sản phẩm tương tự gạch nung truyền thống
với các tính chất cơ lý tính tương tự gạch nung cùng loại, do đó không thay đổi
tập quán sử dụng của đại đa số người dân.
+ Sản phẩm sớm đạt cường độ cao do đó tiết kiệm mặt bằng sản xuất và
kho bãi;
+ Giá thành sản phẩm sản xuất ra thấp.
+ Chi phí đầu tư cho dây chuyền sản xuất thấp.
- Tính xã hội cao do:
+ Hoàn toàn có thể chuyển đổi công nghệ cho các lò gạch đất sét nung
thủ công truyền thống.
+ Phù hợp với xu thế hiện đại là thời đại phát triển vật liệu xây không nung.
+ Phù hợp với chiến lược phát triển vật liệu xây không nung của Chính phủ
đáp ứng kịp thời cho sự chuyển đổi phương thức sản xuất, thay thế cho những
công nghệ cũ, tiến lên một thời kỳ mới, thời kỳ của những vật liệu tiên tiến.
- Đối với môi trường, tham gia giải quyết một số vấn đề ô nhiễm môi
trường, hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính, giảm thiểu khả năng ảnh hưởng
đến sức khỏe con người trong quá trình sản xuất.
- Về phương diện kinh tế, tiết kiệm được một lượng lớn tài chính vào đầu tư
ban đầu (thiết bị, công nghệ), giá thành sản phẩm thấp, tính cạnh tranh cao hơn.
9.8. Cơ sở để lựa chọn Dự án
- Tỉnh Phú Thọ có lợi thế lớn về các nguyên liệu đầu vào phù hợp với công

nghệ sản xuất của Dự án, lĩnh vực phát triển vật liệu xây dựng được tỉnh coi là một
trong các lĩnh vực có lợi thế canh tranh, ưu tiên phát triển.
- Định hướng phát triển vật liệu xây dựng của Nhà nước, của tỉnh đặc biệt
là đối với việc phát triển vật liệu xây dựng và gạch không nung nhằm bảo vệ
môi trường, tận thu được nguồn nguyên liệu từ hoạt động khai thác chế biến
15


khoáng sản, sản xuất công nghiệp ở địa phương, tạo và phát triển ngành nghề
bền vững, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
- Bên cạnh những lý do nêu trên, việc lựa chọn Dự án và công nghệ của
Dự án góp phần nâng cao trình độ, năng lực công nghệ, nâng cao năng suất,
chất lượng, sự cạnh tranh sản phẩm vật liệu xây dựng nói chung, gạch không
nung nói riêng của các cơ sở sản xuất trên địa bàn, tạo ra sản phẩm gạch xây
dựng mới, thúc đẩy sản xuất công nghiệp của tỉnh phát triển.
- Việc lựa chọn thực hiện Dự án là cấp thiết do hiện nay trên địa bàn tỉnh đã
và đang xóa các cơ sở sản xuất gạch nung truyền thống gây ô nhiễm môi trường,
mặt khác lại chưa có những công nghệ gạch không nung để thay thế phù hợp, do
vậy Dự án có tính khả thi về kinh tế - xã hội – môi trường, phù hợp với định hướng
phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước nói chung và của tỉnh nói riêng.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu các công nghệ sản xuất gạch không nung, công
nghệ sản xuất gạch ống không nung nói trên là công nghệ hoàn toàn phù hợp với
điều kiện nguồn nguyên sẵn có, đặc biệt là nguồn cát sông Lô, sông Hồng là rất
dồi dào ở tỉnh Phú Thọ. Công nghệ phù hợp với khả năng đầu tư của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, khả năng trình độ tiếp thu, chuyển giao KHCN của đội ngũ
cán bộ quản lý sản xuất, cán bộ KH&CN của địa phương. Việc chuyển giao áp
dụng công nghệ mới này chắc chắn sẽ góp phần tích cực thực hiện chủ trương,
quy hoạch sản xuất VLXD không nung của Chính phủ, của Bộ xây dựng và của
UBND tỉnh Phú Thọ đề ra đến năm 2015 và 2020, trước mắt góp phần giải quyết
triệt để Chương trình xóa và từng bước chuyển đổi lò gạch thủ công hiện nay, tiết

kiệm nguyên liệu đất, không sử dụng đất canh tác, giải quyết vấn đề môi trường
trong công nghiệp sản xuất hiện nay.
Tỉnh Phú Thọ: Sản xuất vật liệu xây dựng là lĩnh vực được ưu tiên, có lợi
thế phát triển, trong đó có sản xuất gạch phục vụ nhu cầu xây dựng chiếm tỷ
trọng lớn. Tuy nhiên, trước yêu cầu phải cắt giảm tiến tới xóa dần sản phẩm
gạch nung gây ô nhiễm tài nguyên và môi trường của Chính phủ và tỉnh Phú
Thọ, cần sớm chủ động phát triển các sản phẩm gạch không nung đạt tiêu chuẩn
thay thế các sản phẩm gạch nung trên địa bàn tỉnh. Hiện tại, ở tỉnh Phú Thọ
16


đang thực hiện xóa các lò gạch nung thủ công. Điều này đặt ra bài toán lớn cho
những người làm công tác quản lý, định hướng và cả những người đã làm nghề
sản xuất gạch là chuyển đổi, lựa chọn công nghệ, sản phẩm sản xuất gạch không
nung nào là phù hợp và tạo được việc làm, duy trì được sản lượng gạch đáp ứng
được nhu cầu thị trường và bảo vệ môi trường hiện nay.
Từ các luận cứ trên, việc đề xuất lựa chọn Dự án “Xây dựng mô hình ứng
dụng và phát triển công nghệ sản xuất gạch không nung từ cát và nguyên liệu
sẵn có tại tỉnh Phú Thọ” cần sớm được triển khai, thực hiện từ Chương trình hỗ
trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển nông thôn và
miền núi giai đoạn 2011-2015, cần sự đầu tư hỗ trợ của Bộ KH&CN và của địa
phương, là mô hình ứng dụng và phát triển công nghệ gạch không nung trên địa
bàn địa phương.
10. Tính tiên tiến và thích hợp của công nghệ được chuyển giao
10.1. Đặc điểm xuất xứ công nghệ
Công ty sử dụng công nghệ sản xuất Gạch không nung từ cát và
nguyên liệu sẵn có của địa phương. Với tiêu chí sản xuất thân thiện với môi
trường, nguồn nguyên liệu được tận dụng tối đa, chất lượng tốt và giá thành
cạnh tranh được với những vật liệu truyền thống. Một thế hệ vật liệu mới ra đời
từ việc kế thừa những công nghệ truyền thống. Nguyên liệu chính cũng đi từ

cát, khoáng hoạt tính cao, xi măng đặc biệt, phụ gia gốc polymer hữu cơ làm
chất phân tán và phụ gia hoạt tính vô cơ làm mầm kết tinh sớm.
Sản phẩm gạch có hình thức, mẫu mã kiểu gạch nung tuynel.
10.2. Tính tiên tiến của công nghệ
- Không ô nhiễm môi trường do không thải khói bụi và chất thải khác,
làm sạch thêm môi trường;
- Kiểu dáng gọn, không sử dụng nhiệt nên tiết kiệm năng lượng;
- Chất lượng gạch tăng lên theo thời gian, tồn tại trong các môi trường
(chịu nhiệt, hút ẩm, chống nóng; chịu nén, uốn cao…, đạt TCVN 6477:2011)
- Dây chuyền có thể tự động cho năng suất cao cho phép tăng năng suất,
hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo tính cạch tranh của sản phẩm trên thị trường.
17


- Với tiêu chí sản xuất thân thiện với môi trường, nguồn nguyên liệu được
tận dụng tối đa, chất lượng tốt và giá thành cạnh tranh được với những vật liệu
truyền thống. Một thế hệ vật liệu mới ra đời từ việc kế thừa ứng dụng thành tựu
nghiên cứu KH&CN và phát triển một số công nghệ không nung khác. Quy
trình sản xuất không qua nung sấy, sản phẩm sớm đạt cường độ, trong vòng 3
ngày có thể sử dụng.
- Công nghệ với thành phần nguyên liệu chủ yếu là xi măng, cát, đá mạt, xỉ
than và phụ gia, song cho các sản phẩm hoàn toàn mới với hình thức chất lượng
ưu điểm vượt trội cao hơn, chi phí đầu tư, chi phí sản xuất và giá thành thấp.
- Hình dáng và kích thước sản phẩm tương tự gạch nung truyền thống với
các tính chất cơ lý tính tương tự gạch nung cùng loại, do đó không thay đổi tập
quán sử dụng của đại đa số người dân và phù hợp với định mức xây dựng của
Bộ xây dựng.
- Hoàn toàn có thể chuyển đổi công nghệ cho các lò gạch đất sét nung
truyền thống.
- Phù hợp với xu thế hiện đại là thời đại phát triển vật liệu xây không nung.

Điểm khác biệt của công nghệ là:
- Thiết bị không phức tạp do công nghệ đơn giản
- Năng suất gạch được sản xuất cao (3.500 ÷ 5.000 viên/h)
- Sản phẩm gạch tương tư gạch truyền thống (kích thước viên gạch
220x105x65mm).
- Chất lượng gạch đạt cường độ nén từ: M3,5; M5,0; M7,5; M10,0;
M15,0; M20,0 trở lên theo tiêu chuẩn gạch bê tông TCVN 6477:2011
- Sản phẩm thân thiện với môi trường
- Không sử dụng phụ gia gốc polyme
- Thay khuôn mẫu dễ dàng .
10.3. Tính thích hợp của công nghệ áp dụng:
- Công nghệ gạch không nung hoàn toàn có thể chuyển đổi công nghệ
cho các lò gạch đất sét nung truyền thống do chi phí đầu tư thấp ;
- Phù hợp với xu thế hiện đại là thời đại phát triển vật liệu xây không nung;
18


- Phù hợp với chiến lược phát triển vật liệu xây không nung của Chính phủ;
đáp ứng kịp thời cho sự chuyển đổi phương thức sản xuất, thay thế cho những
công nghệ cũ, tiến lên một thời kỳ mới, thời kỳ của những vật liệu tiên tiến;
- Toàn bộ thiết bị được thiết kế và chế tạo trong nước, tạo việc làm cho
một số nhà máy sản xuất thiết bị phụ trợ;
- Yêu cầu về mặt bằng nhỏ gọn, có thể đặt ở các địa hình khác nhau;
- Nguyên liệu đầu vào phù hợp và đặc biệt sẵn có ở địa phương tỉnh
Tuyên Quang, phụ gia sẵn có trên thị trường;
- Có nhiều loại quy mô công suất khác nhau đáp ứng yêu cầu thị trường;
- Mức độ đầu tư rẻ, hợp lý với nhà đầu tư;
- Giá thành thấp tùy theo nguồn nguyên liệu và khu vực sản xuất, dao
động từ 570 – 700 đồng/viên.
- Nguyên liệu chủ yếu hầu như có sẵn ở tất cả các địa phương;

- Hình dáng và kích thước sản phẩm tương tự gạch nung truyền thống với
các tính chất cơ lý tính tương tự gạch nung cùng loại, do đó không thay đổi tập
quán sử dụng của đại đa số người dân; Mẫu mã sản phẩm đẹp, kích thước tiêu
chuẩn, đồng đều, phong phú có thể đặc hoặc rỗng,
- Sản phẩm sớm đạt cường độ cao do đó tiết kiệm mặt bằng sản xuất.
* So sánh về công nghệ
- So sánh một số chỉ tiêu đầu tư dây chuyền sản xuất Gạch rỗng
không nung so với Gạch rỗng đất sét nung :

Đặc điểm
Gạch rỗng không nung
- Giá trị đầu tư
Thấp
- Diện tích mặt bằng
Nhỏ
- Giá thành sản xuất
Thấp
- Lợi nhuận
Cao
- Nguyên liệu
Dồi dào
- Thuế
Ưu đãi về thuế
- Môi trường
Không gây ô nhiễm
- Định hướng phát triển
Khuyến khích phát triển
của Chính phủ
19


Gạch rỗng đất sét nung
Cao
Lớn
Ngày càng tăng
Thấp
Khan hiếm
Không được ưu đãi thuế
Ô nhiễm nghiêm trọng
Siết chặt việc sản suất,
hạn chế cấp phép đầu tư


- So sánh đặc tính của 2 loại gạch :
Đặc tính

Gạch không nung 2 lỗ

Gạch lỗ đất sét nung

Màu sắc

Màu xám bê tông

Màu đỏ

Kích thước
Độ rỗng
Trọng lượng
Cường độ nén


Giống nhau
Bằng nhau
Bằng nhau
10 Mpa
Xi măng + cát, đá mạt, xỉ than

Giống nhau
Bằng nhau
Bằng nhau
7.5 MPa

Nguyên liệu

+ phụ gia đông kết+ nước
Rất thẳng, phẳng như khối bê

Đất sét + nước

Mỹ thuật

tông đúc

Bị vênh do quá trình nung

* Hình ảnh mẫu mã và kiểu dáng sản phẩm gạch:

* Phương pháp thi công

20



Gạch được xây theo định mức và phương pháp thông thường như đối với
gạch đất nung. Có thể dán các viên gạch bằng nước xi măng. Tiết kiệm chi phí
xây dựng. Thời gian dán gạch nhanh hơn xây gấp hơn 2 lần.
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI DỰ ÁN
11. MỤC TIÊU
11.1.Mục tiêu chung:
Ứng dụng thành công công nghệ mới trong sản xuất gạch không nung,
giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm nhiên liệu; xây dựng được mô hình
sản xuất gạch không nung phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ.
11.2. Mục tiêu cụ thể:
- Tiếp nhận, làm chủ và triển khai mô hình công nghệ sản xuất gạch
không nung từ cát, đá, xỉ than và nguồn nguyên liệu tại chỗ sẵn có tại tỉnh
Tuyên Quang sử dụng 01 công nghệ sản xuất Gạch không nung từ cát và
nguyên liệu sẵn có của địa phương công suất 22 triệu viên/năm.
- Phát triển sản xuất gạch không nung để thay thế dần dần gạch đất sét
nung, tiết kiệm đất nông nghiệp, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia,
giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường, giảm chi
phí xử lý phế thải của các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu than, đem lại
hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội.
- Quảng bá, giới thiệu rộng rãi đến các tổ chức, đơn vị, cơ sở và người dân
thấy rõ công dụng và lợi ích của gạch không nung cũng như công nghệ sản xuất
loại gạch này.
- Góp phần nâng tổng sản lượng gạch không nung chiếm 40% tổng sản
lượng VLXD ở Việt Nam trong mục tiêu phấn đấu đến 2020 của Chính phủ.
- Tiến tới xoá bỏ hoàn toàn các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò
thủ công.
- Ngoài ra, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho dự án doanh nghiệp
cũng đề ra các mục tiêu như sau:
+ Mục tiêu hiệu quả: Thực hiện hệ thống tổ chức, quản lý, phát triển công

nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
21


+ Mục tiêu thị trường: Đáp ứng nhu cầu bức thiết của khu vực, tiến tới
mở rộng thị trường trong tỉnh, khu vực miền núi phía Bắc, phát triển và trở
thành một công ty có thị phần lớn ở trong tỉnh và khu vực.
- Sản xuất các sản phẩm đạt chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu bức thiết và
có tính cạnh tranh cao trên thị trường, xây dựng thương hiệu và đưa doanh
nghiệp phát triển ngày càng vững mạnh.
- Đảm bảo ổn định đời sống, thu nhập và đầy đủ các chế độ cho cán bộ
công nhân viên trong công ty.
- Đảm bảo phát triển vốn, lợi ích của cổ đông, đối tác và khách hàng.
- Thực hiện tốt các chính sách xã hội của Đảng và nhà nước.

22


12. NỘI DUNG
12.1 Mô tả công nghệ ứng dụng
a. Mô tả quy trình sản xuất gạch không nung 2 lỗ thủy lực song động
XI LÔ XI

XI LÔ TRO
BAY

MĂNG

TRỘN


THÙNG
CHIA LIỆU

THÙNG
CHIA LIỆU
Băng tải

MÁY ÉP
1

Quy trình
01/TT
Loại sản phẩm

Băng tải

Băng tải

MÁY ÉP
3

MÁY ÉP
2

SẢN XUẤT GẠCH BÊ TÔNG

Băng tải

MÁY ÉP
4


Ngày ban hành:
25/05/2016

Gạch bê tông- xi măng cốt liệu

b. Lưu đồ quy trình sản xuất gạch
Dây truyền được thiết kế và chế tạo với mức độ tự động hóa hoàn chỉnh, bao
gồm các bộ phận chính: Hệ thống máy trộn, hệ thống băng tải rót nguyên liệu tự
động và một máy ép tĩnh thủy lực hai hướng phương ngang không rung. Tất cả
được sản xuất trong nước nhằm thay thế công nghệ cho các lò Gạch đất nung
gây ô nhiễm môi trường theo tinh thần Quyết định 121/2008/QĐ-TTg ngày
29/08/2008 của Thủ Tướng Chính Phủ và được chuyển giao đồng bộ hoàn
chỉnh.
23


Xử lý nguyên vật liệu
Cát
Mạt đá

Xi măng

Nước

Cân định lượng

Phối trộn nguyên vật liệu

Băng tải

Ép định hình
Dưỡng hộ, đóng gói

Sơ đồ: Quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất là sử dụng các nguyên liệu có sẵn tại địa phương: Xi
măng, đá mạt … đưa vào trạm trộn, qua xe nâng tới máy ép tĩnh thủy lực, nhờ
khuôn mà thành hình sản phẩm, sau đó đưa ra bãi dưỡng hộ. Với đặc điểm công
nghệ là sản phẩm sau khi ép đã đạt một độ cứng nhất định, có thể xếp khối
trong khay và bảo dưỡng tự nhiên từ 15 – 28 ngày là có thể đưa vào sử dụng.
c.Các bước thực hiện
(1). Xử lý nguyên liệu
+ Nguyên liệu mạt đá, cát đen được phân loại, hạt thô sẽ được nghiền nhỏ tới
độ hạt mịn (kích thước hạt

6mm). Sau khi nghiền thì được dự trữ ở kho bãi

tập kết để tiện cho việc trộn cấp phối;
+ Nguyên liệu (Xi măng, nước, tro bay) dự trữ tại kho bãi chứa nguyên liệu ,
sau đó đưa vào bộ phận định lượng.

24


(2). Định lượng và trộn tự động
Nguyên vật liệu bao gồm mạt đá được đổ vào phễu chứa. Đá mạt được đổ
vào phễu bằng xe xúc lật. Nguyên vật liệu khi nhập mua được nghiệm thu tại
mỏ đá thông qua máy xay đá, cỡ hạt được xác định thông qua mắt sàng, được
khiểm tra thường xuyên bằng mắt thường. Các lô đá có cỡ hạt nguyên liệu thô
to quá cỡ, không thích hợp với việc sản xuất gạch block sẽ không được nhập về
kho nguyên liệu. Nguyên vật liệu phù hợp sẽ được cân định lượng và đổ vào

bồn đong liệu. Khi đủ trọng lượng cốt liệu cho một mẻ trộn (Trọng lượng này
do người vân hành đặt trước), tín hiệu từ phễu cân sẽ phát ra và ra lệnh cho
công nhân đong liệu dừng lại. Khi đó công nhân đong liệu phần xi măng sẽ
đong đủ định lượng xi măng cho 1 mẻ trộn.
Khi nguyên vật liệu đã đủ cho một mẻ trộn, máy trộn sẽ hoạt động trộn liệu,
thời gian trộn một mẻ sẽ do người vận hành máy đặt trước. Nước được cấp vào
máy trộn bằng một thiết bị cấp nước bên cạnh máy trộn. Lượng nước cho một
mẻ trộn được người vận hành đặt trước. Lượng nước này có thể thay đổi tùy
theo độ ẩm của nguyên vật liệu (phụ thuộc thời tiết). Sau khi quá trình trộn liệu
kết thúc, cửa máy trộn sẽ được mở bằng một cần gạt, vữa bê tông sẽ được xả
xuống phễu. Vữa từ phếu này được xe nâng đổ thẳng vào khay đong liệu của
máy chính. Hệ thống của máy trộn sẽ hoạt động liên tục trong suốt quá trình
máy hoạt động nhằm đảm bảo vữa trộn sẽ không bị phân tầng đồng thời hệ
thống trộn sẽ là lực đẩy hồ trộn ra khỏi bồn trộn đến bồn chứa liệu.
Các hoạt động đóng mở bồn trộn được thực hiện bằng hệ thống điện tử
thông qua bảng điều khiển. Sau khi vữa được xả hết từ máy trộn, cửa máy trộn
sẽ tự động đóng lại. Một chu trình định lượng và trộn tự động lại được tiếp tục.
Toàn bộ quá trình được điều khiển bởi tủ điều khiển trung tâm, liên kết giữa
các quá trình của máy.
(3). Ép tạo hình viên gạch
Tại máy ép tĩnh thủy lực , khi phễu chứa của máy chính đã được cấp đầy
nguyên vật liệu, khuôn dưới hạ xuống mặt sàn nhà xưởng. Hộp nạp liệu tiến vào
và nạp liệu cho khuôn . Sau khi nạp liệu xong, hộp nạp liệu rút ra và khuôn trên
25


×