Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

tiểu luận ctxh trong cssktt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.76 KB, 26 trang )

Contents

1


Lý do chọn đề tài
Cũng có thể do xã hội càng tiến bộ, con người ta mải chạy theo những thứ đó
mà quên đi mất rằng hạnh phúc đơn giản và gần ngay họ, đó chính là sự quan tâm
của người với người, sự giúp đỡ nhau không mang mục đích tính toán lợi hơn.
Không còn sự quan tâm của những người thân nữa. Đặc biệt với phụ nữ sau sinh.
Họ rất cần sự quan tâm của người thân vì họ vừa trải qua một kì mang nặng đẻ
đau. Và ngày nay do những yếu tố trên cũng như là lo lắng trong vấn đề làm mẹ,
họ hoàn toàn bước sang một giai đoạn mới. Rất nhiều người phụ nữa đã không thể
vướt qua được những điều đó và họ bế tắc trong cuộc sống đẫn đến tỉ lệ mắc bệnh
trầm cảm sau sinh rất nhiều ở Việt Nam. Nó đang được rất nhiều người quan tâm
và nghiên cứu. Nó không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ mà còn ảnh hưởng đến
con nhỏ, gia đình và xã hội. Cũng có rất nhiều trường hợp mắc rồi lại bị tái phát trở
lại.
Là một sinh viên khoa công tác xã hội và đã được trang bị kiến thức qua môn
học chăm sóc sức khỏe tâm thần nhưng chưa một lần được vận dụng kiến thức
mình đã học vào thực tế. Có lẽ do duyên phận sắp đặt khi đi thực hành hai môn
học xong tôi về nhà và tình cờ gặp trường hợp một chị bên cạnh nhà tôi mới sinh
em bé được 2 tuần nhà bên cạnh tôi vì có một số biểu hiện như: “ hay cáu gắp,
nóng nảy, gắt gỏng, luôn lo lắng, bồn chồn, cả ngày và đêm cũng không ngủ, …” tôi
đã cố gắng tiếp cận và muốn giúp đỡ chị không chỉ là khỏi bệnh mà còn muốn giúp
chị có những cách khắc phục căn bệnh nữa.

2


Phần 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn


1.

Các kiến thức khái quát liên quan tới sức khỏe tâm thần

1.1 Khái niệm
-

Theo tổ chức Y tế thế giới( WHO): “Sức khỏe tâm thần là trạng thái hoàn toàn
thoải mái mà ở đó mỗi cá nhân nhận thức rõ khả năng của mình, có thể đối
phó với những căng thẳng bình thường trong cuộc sống, làm việc hiệu quả,

-

năng suất và có thể đóng góp cho cộng đồng”
Chăm sóc sức khỏe tâm thần nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống,
giúp cá nhân tận hưởng cuộc sống một cách tốt nhất trong hoàn cảnh của họ,





ngay cả khi hoàn cảnh đó rất khắc nghiệt khó khăn
1.2 Thực trạng bệnh tâm thần
Trên thế giới
theo WHO, hiện nay có khoảng 450 triệu người đang bị bệnh tâm thần hoặc
lệch lạc trong các vấn đề tâm lí và thái độ cư xử.
Trung bình có 800.000 người tự sát/ năm
86% số này ở các nước thu nhập thấp và trung bình, 50% nằm trong độ tuổi

15-44

• Thống kê toàn cầu chỉ ra rằng trong năm 2010 có 36 triệu người sống với


chứng mất trí trong khu vực Tây Thái Bình Dương
Tại Việt Nam
Theo thống kê năm 2009 tỉ lệ người Việt Nam có nguy cơ bị rối loạn tâm thần

một lần trong đời là 15%-20% dân số
• 33% phụ nữ đến phòng khám sức khỏe tổng quát tại TP. Hồ Chí Minh bị trầm
cảm và 19% có ý định tự tử
• Theo điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên: 27,6% đã trải qua cảm
giác rất buồn hoặc thấy mình là người không có ích đến nỗi không thể hoạt
động như bình thường. Tỉ lệ vị thanh niên và thanh niên đã từng cảm thấy hoàn
toàn thất vọng về tương lai là 21,3%; 7,5% vị thành niên và thanh niên đã từng
tự gây thương tích và 4,1% người đã từng nghĩ đến chuyện tự tử

1.3 Luật pháp, chính sách và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần


Trên thế giới
• Hiện nay có khoảng 75% quốc gia trên thế giới có luật sức khỏe tâm thần( Mỹ
1946; Anh 1983; Singapore 2008; Ireland 2001; Ấn Độ 1987;…)
3




Trong số những quốc qia có luật sức khỏe tâm thần, khoảng 50% trong số đó
có luật sức khỏe tâm thần được thông qua tại thời điểm mà các cách can thiệp


hiện đại với bệnh nhân tâm thần còn chưa có.
• Hầu hết các nước châu Âu( chiếm 91,7%) có luật chăm sóc sức khỏe tâm thần.
• Các dịch vụ
Hệ thống y tế

Dịch vụ CSSKTT
lồng ghép trong
CSSK ban đầu

Dịch
vụ vụ
Dịch
Dịch vụ
CSSKTT
trong bệnh CSSKTT
trong
cơtâm trong bệnh
viện
sở CSSK
thần cho
viện đa
bantùđầu
nhân
khoa

Dịch vụ CSSKTT
dựa vào cộng
đồng

Dịch vụ

CSSKTT
cộng đồng
chính thức

Dịch vụ
CSSKTT
cộng đòng
không
chính thức

4

Dịch vụ CSSKTT
tại các cơ sở
chuyên khoa

Dịch vụ
trong bệnh
viện
chuyên
khoa tâm
thần


 Tại Việt Nam

Chính sách, nghị định
Nội dung
Luật bảo vệ sức khỏe Luật đề cập đến quyền của người rối loạn tâm thần
nhân dân ban hành

năm 1989
Dự án bảo vệ sức khỏe Xây dựng mạng lưới, triển khai mô hình lồng ghép
tâm thần cộng
nội dung chăm sóc sức khỏe tâm thần với các nội
dung chăm sóc sức khỏe khác của trạm y tế xã,
phường hướng tới hòa nhập cộng đồng
Luật hôn nhân và gia Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc
đình năm 2000
con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng
khuyết tật hoặc mất năng lực hành vi dân sự…
Pháp lệnh Giám định tư Quy định về việc thành lập trung tâm giám định pháp
pháp năm 2004
y tâm thần
Luật người khuyết tật Đây là cơ sở để người tâm thần được hưởng một số
năm 2010
chính sách hỗ trợ của nhà nước
Luật bảo hiểm y tế Quy định bảo hiểm bắt buộc đối với các thân chủ bảo
2005
trợ xã hội được hưởng cấp hàng tháng trong đó bao
gồm người tâm thần
Nghị định số 67- nghị Chính sách trợ giúp xã hội với các đối tượng bảo trợ
định 13 (nghị định 136) xã hội trong đó có người tâm thần
Quyết định số 32/QĐ- Phát triển công tác xã hội trở thành một nghề ở Việt
TTg ngày 25 tháng 3 Nam
năm 2010
Thông tư số 08/2010
Quy định chức danh, mã số ngạch viên chức CTXH
Quyết
định
số Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho

1215/2011/QĐ-TTg
người có vấn đề tâm thần, người rối nhiễu tâm trí
giai đoạn 2011-2020
Quyết định 1364/QĐ- Phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội
LĐTBXH
chăm sóc và phục hồi chức năng cho người có vấn
đề tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng
đồng giai đoạn 2012-2020
Mạng lưới chăm sóc - Một viện sức khỏe tâm thần quốc gia
sức khỏe tâm thần của - Hai bệnh viện chuyên khoa tâm thần tuyết trung
ngành y tế
ương
- 32 bệnh viện tâm thần tỉnh
- 33 khoa tâm thần thuộc bệnh viện đa khoa tỉnh, 33
khoa trong trung tâm phòng chống bệnh xã hội tuyến
tỉnh
- 70% số xã/phường trên cả nước đã triển khai mô
hình lồng ghép nội dung chăm sóc sức khỏe tâm
thần cộng đồng trong hoạt động của trạm y tế
Mạng lưới chăm sóc - 26 trung tâm điều dưỡng phục hồi chức năng tâm
sức khỏe tâm thần của thần tại 25 tỉnh thành trong cả nước
Ngành
Lao
động- - Chăm sóc nuôi dưỡng người có vấn đề tâm thần
Thương binh và xã hội được thực hiện trong trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh
5


- Các bộ thuộc phòng bảo trợ xã hội huyện hướng
dẫn thủ tục, thực hiện chính sách cho đối tượng là

người tâm thần
2. Kiến thức liên quan tới vấn đề
2.1 Khái niệm
• Khái niệm “Trầm cảm”

Theo WHO: “Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi sự
buồn bã, mất đi hứng thú hoặc khoái cảm, cảm thấy tội lỗi hoặc mất đi giá trị


bản thân, bị rối loạn giấc ngủ hoặc ăn uống và kém tập trung.”
Khái niệm “Trầm cảm sau sinh”
Theo TS.BS.Lê Thị Thu Hà- Khoa khám bệnh bệnh viện Từ Dũ: “Trầm cảm
sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán,
lo lắng xuất hiện sau sinh. Những phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh
thường kèm theo trạng thái lo sợ con mình sẽ bị hại và bản thân mình là người
mẹ xấu.”
2.2 Thực trạng

- Theo thống kê của một số nghiên cứu cứ 7 phụ nữ Mỹ thì có khoảng 1
người mắc trầm cảm trước lúc có bầu, trong thời gian mang thai và sau khi
sinh em bé, kết quả còn phát hiện thêm rằng hơn một nửa số phụ nữ trầm
cảm sau khi sinh cũng từng trải qua cơn trầm cảm trước khi có bầu và trong
suốt thời gian mang thai.
- Tại Việt Nam: (TPHCM) trong khảo sát cuối năm 2002 do Bệnh viện (BV)
Tâm thần phối hợp với BV Từ Dũ có 5,3% phụ nữ trầm cảm sau sinh.
- theo tác giả Lương Bạch Lan ( 2009) tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm ở các bà mẹ
sau sinh là 11,6%
2.3 Nguyên nhân
Theo ThS.BS Lê Thị Phương Huệ, bệnh viện Thanh Nhàn, có rất nhiều
nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm sau sinh, có thể do thay đổi về nội tiết tố

trong cơ thể người phụ nữ sau khi sinh (giảm đột ngột nội tiết tố estrogen và
progestrogen). Hormones tuyến giáp giảm nhanh chóng cũng có thể gây ra
cảm giác mệt mỏi và trầm cảm sau sinh.
6


Ngoài ra, cũng phải kể đến một số nguyên nhân khác tác động đến tâm lý của
người mẹ như: Mắc phải một số bệnh sau sinh viêm nhiễm sau sinh, viêm tắc
tuyến sữa, ung thư vú… Mâu thuẫn gia đình; vấn đề tài chính; thiếu sự giúp
đỡ của người thân đặc biệt người chồng trong việc chăm sóc con cái…
Nhiều sảm phụ, nhất là những người lần đầu làm mẹ khó tránh khỏi cảm giác
lo lắng, cảm thấy khó khăn trong chăm sóc con. Từ đó, dễ dần tới cảm mất
hứng thú sống và mất kiểm soát bản thân.
Điều đáng nói là, hầu hết các trường hợp bị trầm cảm sau sinh, chị em đều
không kiểm soát được tâm trạng của mình, không hề nhận ra mình đang bị
trầm cảm, cần được giúp đỡ nên họ thực hiện các hành vi một cách vô thức,
không biết mình đang làm những gì, làm những điều đó có đúng hay không.
Sau khi tổng hợp nhóm đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm
cảm sau sinh ở phụ nữ:
- Bạo lực gia đình: Sau khi phụ nữ sinh con, người chồng giữ một vai trò vô
cùng quan trọng trong việc động viên tinh thần, giúp đỡ vợ vượt qua những
khó khăn trong việc chăm con, nếu người chồng có những hành vi bạo lực sẽ
làm trầm trọng thêm những cảm xúc tiêu cực đang diễn ra ở người vợ làm tình
trạng trầm cảm cảm nghiêm trọng.
- Mâu thuẫn gia đình: mẹ chồng, nàng dâu, vấn đề tài chính, thiếu sự giúp đỡ
của người thân dẫn đến những căng thẳng về mặt thần kinh, cùng với những
khó khăn khi mới chăm sóc con là một nguyên nhân dễ dẫn đến tình trạng
trầm cảm sau sinh ở phụ nữ.
- Khó khăn trong chăm sóc bé: Nhiều bà mẹ cảm thấy căng thẳng, mất ngủ, lo
lắng về khả năng chăm sóc bé. Từ đó cảm thấy mất hứng thú sống và mất

kiểm soát cuộc sống bản thân.
- Trẻ tử vong ngay sau khi sinh: Mất con sau khi sinh là một cú sốc vô cùng
lớn đối với người mẹ, nếu không có sự quan tâm, chăm sóc, động viên của
người thân bà mẹ rất dễ bị khủng hoảng, và không thể vượt qua được sự mất
mát ấy.
7


- Sinh con gái (ở một số địa phương): Quan niệm “Trọng nam khinh nữ” đã có
từ lâu, và đến nay suy nghĩ ấy hầu hết đã thay đổi, tuy nhiên ở một số vùng
sâu, vùng xa, kinh tế khó khăn, điều kiện thiếu thống, người dân chưa có
nhiều kiến thức
- Thay đổi về nội tiết: Sau khi sinh, việc giảm đột ngột estrogen và
progestrogen góp phần gây nên. Hormones tuyến giáp giảm nhanh chóng gây
ra cảm giác mệt mỏi và trầm cảm.
- Yếu tố di truyền: trong gia đình có người bị trầm cảm (mẹ, chị, cha) thì nguy
cơ bệnh cao.
- Thiếu sự quan tâm của chồng
- Khó khăn kinh tế, nghề nghiệp không ổn định
- Sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, ma túy…đẻ khó, đẻ mổ
- Sinh con ở độ tuổi vị thành niên không có người hỗ trợ chăm sóc
- Sinh con trong tình trạng li dị hoặc ly thân
- Đặt áp lực quá nhiều trong việc chăm sóc con
2.4 Ảnh hưởng của trầm cảm sau sinh đến sức khỏe
• Ảnh hưởng đến bản thân người mẹ
– Thể chất: suy dinh dưỡng, tụt cân.
– Về tinh thần: suy nhược thần kinh, mất ngủ, bánh bột lọc có nhiều hành vi
nguy hiểm
• Ảnh hưởng đến người thân:
– Mức độ nhẹ: chồng và con không được chăm sóc tốt, trẻ sơ sinh thiếu nguồn

sữa mẹ.
– Mức độ nặng: người bị trầm cảm dễ có ý định tự tử. Ở một số người rối loạn
tâm thần gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ sơ sinh.
2.5 Một số kĩ năng chính
8


- Kỹ năng đánh giá, kỹ năng phỏng vấn
- Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe
- Kỹ năng phản hồi, kỹ năng xác định vấn đề, kỹ năng ghi chép
- Kỹ năng quan sát, kỹ năng tuyên truyền, kỹ năng tham vấn, biện hộ
- Kỹ năng huy động kết nối nguồn lực, kỹ năng lập kế hoạch….
2.6 Vai trò của NVXH
1. Vai trò tham vấn

Đây là một vai trò vô cùng quan trọng của nhân viên xã hội khi làm việc với
phụ nữ trầm cảm sau sinh. NVXH sẽ sử dụng những kiến thức, kỹ năng tham
vấn của mình để hỗ trợ cho phụ nữ trầm cảm sau sinh và gia đình họ vượt
qua thời kỳ khủng hoảng. Để thực hiện tốt vai trò này đòi hỏi ở người NVXH
ngoài những kiến thức về tham vấn, còn phải vô cùng nhạy cảm và có kiến
thưc liên quan đến bà mẹ sau sinh. Làm tốt vai trò này, nhiều ca trầm cảm sau
sinh đã có thể được giải quyết mà không cần đến các việc thực hiện các hoạt
động khác.
2. Vai trò kết nối

Trong vai trò này, NVXH ở vị trí của người chuyên môn trong việc kết nối thân
chủ với các nguồn lực, dịch vụ xã hội. Chính vì vậy NVXH cần có kiến thức về
các dịch vụ này, cũng như xác định đúng đắn nhu cầu của phụ nữ trầm cảm
sau sinh để có hỗ trợ tối ưu nhất.
3. Vai trò là người quản lý trường hợp


Với vai trò là một người quản lý trường hợp, NVXH sẽ làm việc với nhiều cơ
quan, tổ chức, ban ngành và các cơ sở để có thể cung cấp cho phụ nữ trầm
cảm sau sinh các dịch vụ phù hợp.

4.

Vai trò tác nhân thay đổi
9


Khi làm việc với bất kì một thân chủ nào NVXH cũng cần thiết phải tin tưởng
vào sự thay đổi ở bản thân họ. Việc này thực sự không hề dễ dàng, nhưng đó
là yếu tố cần thiết để phụ nữ trầm cảm sau sinh có niềm tin vào NVXH. Khi
thực hiện vai trò này NVXH cần đặc biệt lưu ý phương châm của nghê “Cho
cần câu chứ không cho xâu cá”, NVXH luôn là người hỗ trợ, giúp đỡ, kết nối
để đưa thân chủ phát huy tiềm năng thế mạnh của mình, chứ không làm hộ,
làm thay họ.
5. Vai trò biện hộ

Vai trò này nhằm mục đích đề cao quyền của thân chủ trong việc tiếp cận các
dịch vụ và tích cực cho việc thay đổi các chương trình, chính sách có tác động
tiêu cực trước cá nhân, gia đình và nhóm thân chủ. Khi làm việc với phụ nữ
trầm cảm sau sinh, NVXH sẽ thể hiện vai trò này trong một số trường hợp.
2.7 liệu pháp tâm lý
Trị liệu tâm lý có hiệu quả trong điều trị bệnh trầm cảm sau sinh. Trị liệu tâm lý
thường được sử dụng kết hợp với điều trị thuốc . Trong nhiều trường hợp, sự
phối hợp trị liệu tâm lý với điều trị thuốc tỏ ra có hiệu quả. Thuốc chống trầm
cảm có thể nâng trạng thái cảm xúc, giúp người bệnh tham gia tích cực hơn
vào quá trình trị liệu và đưa đến kết quả tốt hơn. Nhưng với cương vị là một

người NVCTXH thì việc am hiểu về thuốc là còn hạn chế nên dưới đây tôi tập
chung vào những phương pháp trị liệu tâm lý.
Liệu pháp phân tâm (phân tích tâm lý): cho rằng người ta mắc bệnh là do
những xung đột giữa những nhu cầu, những mong muốn mang tính bản năng
với khả năng thoả mãn những nhu cầu, mong muốn đó. Người bệnh không ý
thức được những nguyên nhân này, nên nhiệm vụ của nhà trị liệu là bằng
nghiệp vụ chuyên môn của mình phải phát hiện ra những dồn nén, tức là
những nguyên nhân gây bệnh. Khi nguyên nhân được soi sáng trên bình diện
ý thức (được giải toả), thì xung đột sẽ hết, người bệnh sẽ khỏi bệnh.
Liệu pháp hành vi: không chú trọng đến nguyên nhân, chỉ tập trung vào điều
chỉnh những hành vi lệch lạc. Người bệnh chỉnh hành vi theo mẫu đúng, có sự
10


hướng dẫn đánh giá của nhà trị liệu và chế độ thưởng phạt rõ ràng. Người
bệnh nhận thức được hành vi cần phải điều chỉnh như thế nào.
Liệu pháp nhận thức: cho rằng những nghĩ sai lệch và không được tổ chức
(những suy nghĩ này có ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi của người bệnh)
là điểm chung cho tất cả các xáo trộn tâm lý. Việc đánh giá hiện thực và làm
giảm những suy nghĩ này tạo sự tiến bộ về cảm xúc và hành vi. Nhà trị liệu
bằng nhiều cách khác nhau tìm kiếm việc tạo ra những thay đổi nhận thức thay đổi hệ thống tư duy và niềm tin của người bệnh - trong trật tự - Để cuối
cùng đem đến sự thay đổi trong cảm xúc và hành vi.
2.8 Biện pháp khắc phục
Để hạn chế chứng bệnh này, các chuyên gia đưa giới thiệu một số lời khuyên
như sau:
Hai vợ chồng nên tham gia một lớp học về tiền sản. Khoá học này sẽ cung cấp
kiến thức cũng như các hướng dẫn về tâm lý của người mẹ sau sinh, cũng
như cách chăm sóc em bé, người chồng sẽ hiểu và cảm thông, hỗ trợ cho vợ.
Khi đã được các chuyên gia hướng dẫn cụ thể, rõ ràng sẽ giúp bạn phần nào
tự tin, thoải mái hơn khi chăm sóc em bé sơ sinh.

Ngoài ra, để khắc phục chứng trầm cảm thì các thành viên trong gia đình cố
gắng tạo bầu không khí vui vẻ, quan tâm đến người mẹ cũng như chia sẻ
phần nào việc chăm sóc em bé mới chào đời để người mẹ thực sự cảm thấy
được hỗ trợ, động viên từ gia đình. Sẽ không còn cảm giác lo lắng không
chăm sóc tốt cho con hay cảm thấy cô đơn, tủi thân. Tránh gây tổn thương
tâm lý cho sản phụ.
Nếu vẫn lo lắng, bỡ ngỡ về cách chăm sóc em bé, đừng ngại trao đổi, chia sẻ
với những người có kinh nghiệm. Những lời khuyên, tư vấn của họ sẽ rất hữu
ích vì ít nhiều họ đã có kinh nghiệm trải qua thời gian mang thai, sau sinh và
chăm sóc em bé. Tham khảo thêm thông tin trên sách báo, internet để giảm
bớt tâm lý lo lắng, hoang mang.

11


Một lưu ý mà sản phụ luôn cần ghi nhớ rằng ngoài chăm sóc con, sản phụ
cũng cần chăm sóc cho bản thân, cố gắng dành thời gian dù chỉ trong chốc lát
để nghỉ ngơi, thư giãn như nghe nhạc, đọc sách, đan len, đi dạo bộ... Những
việc tuy rất đơn giản nhưng lại có thể giúp bạn thoải mái, thư thái hơn.
Người chồng, người thân trong gia đình nên để ý xem thái độ, biểu hiện cùa
người phụ nữ sau sinh. Nếu thấy sản phụ có các dấu hiệu như kể trên và kéo
dài trong thời gian dài mà tình trạng không bớt thì nên đưa sản phụ đến gặp
bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ là nhân tố
giúp điều trị thành công và hết bệnh nhanh.
Việc điều trị bệnh đôi khi chỉ cần điều trị về liệu pháp tâm lý để giúp giải toả
tâm lý lo lắng, hoang mang nhưng đối khi trong một số trường hợp phải cần
sử dụng thuốc và kết hợp cả hai cách để điều trị bệnh. Do đó việc phát hiện
sớm là rất quan trọng, điều trị trong giai đoạn đầu bao giờ cũng dễ dàng hơn.
Người mẹ cần:
- Ngủ đủ giấc: Khi cảm thấy căng thẳng mệt mỏi và trầm cảm thì hãy điều

khiển cuộc sống bạn theo một hướng tích cực hơn, và đặc biệt hãy dành
nhiều thời gian ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể thoải mái bớt đi mệt nhọc do phải
chăm em bé cả ngày lẫn đêm, hãy nhờ người nhà giúp bạn trông bé để có thời
gian nghỉ ngơi thêm.
- Ăn uống lành mạnh: Bà mẹ sau sinh cần có chế độ ăn uống hợp lý theo chỉ
dẫn của bác sĩ, đặc biệt không vì quá buồn stress mà sử dụng thuốc lá hay
rượu bia.
- Giao tiếp nhiều hơn: Hãy nói với chồng, bạn bè và người thân biết cảm giác
mà bạn đang thấy. Mọi người sẽ dành nhiều thời gian trò chuyện tâm sự với
bạn nhiều hơn, giúp bạn giải tỏa tâm lý căng thẳng.
- Dành nhiều thời gian cho bản thân: Phụ nữ thời nay cần phải chăm chút bản
thân nhiều hơn, hãy cố gắng chăm chút cho bản thân nhiều hơn, đó chính là
yêu bản thân mình thêm, sẽ làm cho bạn có cảm giác cuộc sống thêm phần
tươi đẹp hơn.
12


- Nói chuyện với con hàng ngày: Hãy dành thời gian nựng con và chơi với con,
nói chuyện nhiều với con, con bạn tuy chưa nhận thức được nhưng sẽ cảm
nhận được phần nào niềm vui đó, việc làm này sẽ giúp bạn cảm nhận được
thêm nhiều niềm vui trong cuộc sống.

13


Phần 2: Vận dụng thực hành công tác xã
hội
Trường hợp cụ thể: chị Trần Thị Thúy 26 tuổi. Chị lấy chồng được 3 năm mà
chưa có em bé. Thật may mắn 2 tháng trước chị đã có một đứa con gái đầu
lòng. Mọi tình yêu thương chị đặt hết cho con trai của mình và bỏ bê hết mọi

việc trong nhà. Chị ở cùng bố mẹ chồng nên nhiều khi vì những việc nhà mà
mẹ chồng chị hay nói bóng gió và không giúp đỡ chị. Chồng chị đi làm sơn
suốt ngày nên cũng không đỡ đần được cho chị mà có khi đi hơn tuần mới
về. Bố chồng thì tuổi cũng đã cao nên không thể giúp đỡ gì cho chị được mấy.
Áp lực khi lần đầu làm mẹ, quán xuyến nhiều việc đặc biệt là không có sự giúp
đỡ của người thân trong gia đình. Vì bố mẹ đẻ chị ở xa không thể qua được
thi thoảng chỉ gọi điện hỏi thăm. Và đặc biệt gần 1 tuần nay chị có những biểu
hiện lạ như thường xuyên bỏ bữa, luôn lo lắng và cáu gắt khi có người động
vào em bé, tự thu mình lại và không giao tiếp với ai… Bố chồng chị ấy hay
sang nhà tôi uống nước nên đã nói chuyện với bố mẹ tôi đúng dịp tôi về và
nghe được. Tôi đã xin phép bác ấy cho tôi được gặp chị Thúy và giúp đỡ chị.
Kế hoạch thực hiện giải quyết vấn đề

1. Phát hiện sớm

Trong giai đoạn tôi đã thực hiện được các kỹ năng như:
-

Kỹ năng quan sát: quan sát thấy mặt chị xanh sao, buồn bã, ít giao tiếp, không

-

ra ngoài, hay cáu gắt
Kỹ năng kết nối với gia đình
Gia đình và người thân của chị nên hiểu rằng, trầm cảm là một bệnh và rất
cần được các bác sĩ điều trị như những bệnh khác.
Gia đình chị nên hiểu rằng bệnh đang ở giai đoạn tạm thời và sự giúp đỡ của
họ có thể giúp cho chị phục hồi nhanh chóng. Hãy cố gắng đối xử với chị như
bình thường. Hãy để chị được nghỉ ngơi nhiều hơn, làm điều họ thích.
Thường thì một người mẹ trầm cảm không thích sự cô độc, do vậy hãy cố


-

gắng sắp xếp để lúc nào cũng có 1 người mà chị có thể tin tưởng ở bên cạnh.
Kỹ năng kết nối tới trung tâm y tế ( bệnh viện tâm thần trên tỉnh)
14


Chị bị trầm cảm sau sinh cần được các bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt,
để được các bác sĩ chuẩn đoán và kê đơn thuốc chính xác về bệnh. Thuốc
được kê để điều trị thường là thuốc an thần hoặc là thuốc chống trầm cảm.
Bên cạnh việc dùng thuốc thì điều quan trọng là phải duy trì chế độ dinh
dưỡng tốt.
2. Xác định và phân tích vấn đề
Các kỹ năng vận dụng được như:
- Kỹ năng xác định và phân tích vấn đề
Trầm cảm sau sinh
Chưa có kiến thức về nuôi dạy con
Lần đầu sinh con
Tâm lý không ổn định
Ít có kiến thức chia sẻ về nuôi dạy con
Quá đặt áp lực trong việc nuôi dạy con
Ít có sự chia sẻ từ người thân, bạn bè

Qua cây vấn đề ta thấy được nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm sau
sinh đó là do áp lực trong việc nuôi dạy con và chị Thúy hầu như không nhận
được sự quan tâm từ người thân, bạn bè. Qua cây vấn đề ta có thể đưa ra
các giải pháp can thiệp đối với chị
15



16


Sơ đồ phả hệ

M


Bố chồng

Bố

Mẹ

c

Chị Thúy

Chồng

Con gái

Chú thích

nam

nữ

kết hôn


tương tác 2 chiều
tương tác 1 chiều

Qua sơ đò ta thấy cần tương tác tích cực hơn các mối quan hệ giữa các
thành viên trong gia đình. Cải thiện mối quan hệ giữa mẹ chồng với chị. Và
cần cải thiện mối quan hệ với bố mẹ ruột

17


Sơ đồ sinh thái

Câu lạc bộ
Hàng xóm

Họ hàng
C
h


Chính quyền

Trạm y tế
Hội phụ nữ

Qua sơ đồ ta thấy được hàng xóm, trạm y tế, hội phụ nữ có sự tương tác với
chị Thúy hai chiều và có vai trò vô cùng quan trọng.tuy nhiên chính quyền, họ hàng,
câu lạc bộ có vai trò vô cùng to lớn trong việc trợ giúp chị thì lại rất xa và hầu như
chỉ là tương tác 1 chiều. qua đó ta có thể thấy và cần huy động, cải thiện lại khoảng

cách này.
3.

Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch

Bảng kế hoạch hỗ trợ
Mục tiêu
Phục hồi
sức khỏe
cho chị
Thúy

Hoạt động

Kết nối chị
tới bệnh
viện tâm
thần trên
tỉnh
ổn định tâm Tư vấn,
lý cho chị
tham vấn
Thúy
cá nhân
Nghe nhạc
Hướng dẫn
cách thư
giãn
Cải thiện
Tham vấn

mối quan
gia đình
hệ giữa các
thành viên

Nguồn lực

Thời gian

Chị Thúy,
chồng, bác
sỹ, tôi

Trong giai
đoạn đầu

Chị Thúy,
tôi

Trong suốt
quá trình
điều trị

Thành viên
trong gia
đình

Trong suốt
quá trình
điều trị

18

Người thực
hiện
Chị Thúy,
tôi, bác sỹ

Kết quả
mong đợi
Sức khỏe
được cải
thiện,
không còn
bỏ bữa
Tâm lý
được ổn
định

Tôi, các
thành viên
trong gia
đình

Các thành
viên quan
tâm hỗ trợ
lẫn nhau


Nâng cao

kiến thức
chăm sóc
con cho
chị, và gia
đình

Cung cấp
các biện
pháp khắc
phục bệnh
trầm cảm
sau sinh
cho chị và
cả gia đình

Cung cấp
các thông
tin cần thiết
về chăm
sóc trẻ
cũng như
bản thân
người mẹ
Tìm kiếm
các tài liêu
liên quan
tới chăm
sóc con
Tìm kiếm
tài liệu liên

quan đến
bệnh trầm
cảm
Hỏi ý kiến
của một số
chuyên gia
qua mạng
online

Khi chị đã
đỡ và nhận
thức được

Các chuyên Tuần cuối
gia về bệnh
tâm thần và
đặc biệt là
trầm cảm
sau sinh,
tôi

Các thành
viên trong
gia đình
đều biết
chăm sóc
con cái
đúng cách,
khoa học


Chị và gia
đình nắm
bắt được
các biện
pháp khắc
phục bệnh
và để
phòng
chống lần
sau

Một buổi phúc trình trong quá trình can thiệp và hỗ trợ
Buổi 7 trong tiến trình
Địa điểm: nhà chị Thúy
Thời gian: 8h00 ngày 13 tháng 11 năm 2016
Mục tiêu: cung cấp các biện pháp khắc phục bệnh trầm cảm sau sinh cho chị Thúy
Nội dung các hoạt động
Tôi: Em chào chị ạ
Chị Thúy: Chào em
Tôi: Hôm nay chị thấy thế nào rồi
ạ?
Chị Thúy: Ừ. Hôm nay chị thấy
đỡ nhiều rồi em ạ.
Tôi: Em thấy chị hôm nay vui và
không còn lo lắng, buồn như mấy
hôm trước nữa, đúng không chị?
Chị Thúy: Đúng rồi em. Hôm nay
chị thấy cuộc sống tươi đẹp hoen
rất nhiều, được cả nhà quan tâm
và giúp đỡ nữa. À mà em uống

nước đi. Chị mải nói mà quên

Kỹ năng thực hiện
Kỹ năng đặt câu hỏi
mở, dùng từ “ như thế
nào” để đặt câu hỏi

Đánh giá
Đã sử dụng tốt và
thu được thông tin

Kỹ năng quan sát, kỹ
năng đặt câu hỏi

Đã sử dụng tốt:
Quan sát nét mặt,
điệu bộ, cử chỉ, hành
vi để biết được diễn
biến tâm lý, thu thập
thông tin

Kỹ năng đặt câu hỏi
19


chưa mời em.
Tôi: Dạ vâng. Em cảm ơn chị.
Chị cứ khách sáo với em làm gì.
Mà chị cho em hỏi nhé. Chị có
thể chia sẻ với em là chị đã khắc

phục bệnh như thế nào trong quá
trình trị liệu không ạ?
Chị Thúy: Thực ra thì chị chẳng
biết khắc phục thế nào đâu. Chị
còn chẳng nhớ được lúc ở viện
chị đã làm những gì nữa, chị chỉ
nhớ mang máng thôi.
Tôi: Dạ vâng ạ. Chị có thể chia
sẻ với em về những gì chị nhớ và
đã rút ra được kinh nghiệm gì
không ạ?
Chị Thúy: Thì chị nghĩ do chị lần
đầu làm mẹ lại chưa biết cách
chăm sóc con và không tham
khảo từ ai nên chị lo lắng thêm
nữa do anh nhà chị đi làm suốt
bố mẹ đẻ thì ở xa, ông bà nội thì
sức khỏe kém nên chị thấy không
nhận được sự quan tâm.
Tôi: theo như chị nói thì em có
thể tóm lược lại đó là do chị chưa
biết cách chăm sóc con và một
phần nưa là do chưa có sự quan
tâm của gia đình phải không ạ?
Chị Thúy: À. Còn nữa đó là do
lần đầu chị làm mẹ, chị thấy áp
lực lắm em ạ, làm gì chị cũng
nghĩ như thế đúng không, như
thế nào thì em bé mới khỏe
mạnh vì thế càng ngày chị càng

lo lắng
Tôi: Dạ vâng. Chị đã chia sẻ
được những nguyên nhân dẫn
đến chị bị trầm cảm sau sinh.
Thế chị nghĩ khác phục nó thế
nào ạ?
Chị Thúy: Thì cần khắc phục
nguyên nhân như gia đình cần
quan tâm, cần hỏi và tham khảo
ý kiến của mọi người về cách
nuôi dạy con.
Tôi: Chị nói rất đúng về cách
khắc phục rồi đấy ạ. Theo chị còn

để khai thác vấn đề

Kỹ năng lắng nghe,
phản hồi

Chưa hiệu quả. Và
không khai thác
được thông tin

Đã đạt kết quả tốt từ
đó khai thác được
thông tin cần thiết
trong quá trình hỗ trợ

Kỹ năng tóm lược
Đạt hiệu quả cao.

Tóm lược lại nội
dung và có ý khai
thác xem chị còn
chưa chia sẻ gì nữa
không để thông tin
thu được một cách
chính xác
Kỹ năng tóm lược và
kỹ năng đặt câu hỏi
Đạt hiệu quả

Kỹ năng khích lệ

Kỹ năng cung câp
thông tin

Chưa đạt hiệu quả
cao vì chưa khuyến
khích được sự chia
sẻ hơn nữa của chị
Đạt hiệu quả cao.

20


cách nào nữa không ạ?
Chị Thúy: Chị nghĩ thế thôi em ạ.
Còn theo em thì sao?
Tôi: Dạ vâng. Thực ra thì theo
các chuyên gia về sức khỏe chia

sẻ thì ngoài những cách khắc
phục mà chị nói ở trên thì còn có
thêm một số cách khắc phục
khắc nữa đó là bà mẹ cần ngủ đủ
giấc, ăn uống đầy đủ, giao tiếp
nhiều hơn, nói chuyện với con
nhiều hơn, cười với con nhỏ,
giành thời cho bản thân để thư
Kỹ năng cung cấp
giãn
thông tin
Chị Thúy: cảm ơn em đã cho chị
biết thêm một số cách khắc phục
nhé. Để chị có thể khắc phục nó
trong cuộc sống hằng ngày.
Tôi: Dạ. đó là điều em nên làm
mà.
Chị Thúy: mà em cho chị
hỏi có những cách nào để
thư giãn?
Tôi: Vâng. Chị có thể nghe
nhạc để thư giãn, gần đây
có những bản nhạc không Kỹ năng đặt câu hỏi
lời rất thích hợp cho việc
thư giãn. Ngoài ra chị có
thể ngồi thiền
Chị Thúy: Thế mà chị
không nghĩ ra nhỉ. Cảm ơn
em nhé. Buổi trước thì em
hướng dẫn chị và anh nhà

chị cách chăm sóc con nhỏ
hôm nay thì em lại cung
cấp cho chị các biện pháp
khắc phục bệnh trầm cảm
sau sinh
Tôi: hihi. Không có gì đâu
chị ạ. Đây là việc em nên
làm mà. Mà anh đi làm
suốt à chị?
Chị Thúy : Ừ. Anh nhà chị
bận lắm. đi làm suốt nhưng
từ khi chị bị bệnh anh về
nghỉ và mới đi làm lại từ
hôm qua. Nhưng lúc nào
rảnh là anh lại gọi điện về
21

Đạt hiệu quả

Đạt hiệu quả


cho chị, bảo chị phải ăn
uống đầy đủ, lúc nào con
ngủ thì cũng tranhh thủ
ngủ cùng con luôn.
Tôi : Thế là tốt quá rồi còn
gì nữa. nhất chị đó. Hihi.
Chị Thúy : Cũng nhờ có
em mà chị và gia đình chị

Kỹ năng tóm lược
tốt đẹp hơn trước rồi.
Tôi : chị lại khách sáo rồi
( chị Thúy có điện
thoại,chồng chị gọi)
Chị Thúy : Chị xin lỗi nhé.
Chị nghe điện thoại chút đã
Tôi : Vâng chị nghe đi ạ.
( chị và chồng chị nói
chuyện 15 phút, chồng chị
gọi bảo chị nhớ ăn uống
đầy đủ và hỏi thăm con….)
Chị Thúy : hihi. Đó em ạ.
Từ hôm quá tới nay cứ
rảnh trong lúc giải lao là
anh lại gọi về.
Tôi : vâng ạ. Mà em xin
tóm lược lại nội dung hôm
nay chị nhé. Em còn về
chuẩn bị nấu cơm nữa.
hôm nay chị và em đã chia
sẻ về cách khắc phục bệnh
trầm cảm sau sinh, các
cách thư giãn khi mà gặp
lo lắng, căng thẳng. Hôm
sau khi anh về thì em xin
phép được gặp cả gia đình
mình được không ạ ?
Chị Thúy : Được chứ em.
Tôi : Vâng ạ. Thế em chào

chị em về nhá
Chị Thúy : Ừ. Chào em.

Đạt hiệu quả. Và
tổng kết lại những gì
đã chia sẻ, giúp chị
có thể nhớ lại những
gì đã chia sẻ

Đánh giá chung về việc thực hiện các kỹ năng
Nhìn chung thì tôi đã thực hiện được các kỹ năng cơ bản, kỹ năng chính trong quá
trình trợ giúp chị. Nhưng còn một số kỹ năng chưa thực hiện được và một số kỹ
năng đã thực hiện được nhưng không hiệu quả như kỹ năng khích lệ, động viên, kỹ
22


năng thấu cảm. Qua đó mới thấy được việc học kỹ năng trên lớp là một phần và
phần quan trọng là thực hành thế nào trong quá trình hỗ trợ. Sau mỗi buổi làm việc
tôi thấy kỹ năng mình sử dụng càng nhiều hơn và càng đạt kết quả hơn những lần
trước. Sau những lần can thiệp kỹ năng tôi học được càng lúc càng nhiều và
nhuầng nhuyễn hơn và cũng gọi là đạt hiệu quả hơn. Các kỹ năng mà tôi hay thực
hiện đó là kỹ năng tóm lược, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng phản hồi, kỹ năng vãng
gia, kỹ năng vẽ sơ đồ phả hệ, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng phân tích và xác định
vấn đề. Còn những kỹ năng còn lại tôi rất khi dùng. Qua đây tôi thấy tôi cần học hỏi
hơn nữa và cần dùng cách kỹ năng đúng lúc chứ không phải dùng những kỹ năng
mình quen dùng. Đó là bài học tôi rút ra được qua những lần can thiệp trợ giúp.

23



Phần 3: kiến nghị và giải pháp
- Đối với xã hội:
+Nhà nước: Cần nhân rộng mô hình công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm
thần về các tỉnh thành, các huyện, các xã để kịp thời ngăn ngừa
+ Nhà trường: Cần có thêm một môn thực hành chăm sóc sức khỏe tâm thần để
sinh viên trau dồi kỹ năng
+ Thầy cô giáo: giảm bớt số giờ học lý thuyết tăng tình huống thực tế cho sinh viên
vận dụng kỹ năng
- Đối với gia đình:
+ Cần có các kiến thức và hiểu biết nhất định về bệnh trầm cảm khi có người nhà
bị trầm cảm sau sinh.
+ Cần phối hợp với các cơ sở y tế để thường xuyên theo dõi bệnh tình của người
nhà
-Đối với cá nhân người bị bệnh
+ Cần trang bị cho mình các kỹ năng cần thiết về cách phòng chống bệnh
+ Có chế đọ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý
-Đối với bản thân sinh viên
Về kỹ năng, kỹ thuật chưa thể vận dụng triệt để và vận dụng còn chưa linh hoạt.
Nhưng cũng đã vận dụng tối đa được kĩ năng quan sát, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
nghe tích cực, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng phản hồi, kỹ năng tham vấn.
Một thời gian không phải dài để tiến hành trợ giúp một cá nhân nhưng nó là điều
kiện cần thiết, là khoảng thời gian quý giá để tôi học hỏi những kinh nghiệm.
Đợt học tập môn này là tiền đề cho tôi vạch ra kế hoạch cho bản thân, cho quá
trình phát triển chuyên môn của mình sau này. Qua quá trình làm việc tôi đã được
bổ sung thêm nhiều kiến thức về nhóm đối tượng. Và tôi cảm thấy nó thưc sự phù
hợp với trình độ của mình. Sau này theo đuổi một chuyên ngành thì trẻ em theo tôi
sẽ là chuyên ngành của mình. Bởi vậy sau đợt thực tập này, tôi dự định sẽ tìm hiểu
sâu hơn về nhóm đối tượng này. Sẽ tiếp tục đồng hành với thân chủ cho tới khi
thấy thân chủ đã có khả năng tự lập, cuộc sống ổn định...


24


KẾT LUẬN
Như vậy qua quá trình học tập và thực hành các kỹ năng vào quá trình hỗ trợ can
thiệp chắc hẳn ai cũng có trải nghiệm riêng cho mình và có những điều mình chưa
thể làm tốt, còn run khi nói chuyện với thân chủ, trong quá trình trò chuyện còn để
thời gian trống vì không biết nên hỏi gì, nên nói chuyện gì, vận dụng kỹ năng gì…
nhưng đó cũng là lần trải nghiệm đáng quý cho mỗi chúng ta. Có thể nó chưa được
hiệu quả trong lần đó nhưng sẽ là bài học cho lần sau. Cứ mỗi lần va vấp chúng ta
sẽ trưởng thành hơn, hiểu biết hơn, tự tin hơn trong cuộc sống. Qua môn học này
tôi lại biết thêm một kiến thức mới, củng cố thêm nhiều kiến thức thực tế, lấp đầy
những lổ hổng trong phần học lý thuyết. Nó giúp cho tôi tự tin hơn trong vấn đề
giao tiếp, tạo lập mối quan hệ và hơn hết ấy là vận dụng được những gì đã học vào
cuộc sống. Sau môn học này tôi dã tự tin hơn rất nhiều, trong quá trình học lý
thuyết thầy luôn có những phần vận dụng để chúng tôi can thiệp và thực hành. Tôi
như được lột xác qua những lần học tập và vận dụng. Môn học này giúp tôi trưởng
thành hơn rất nhiều và có lẽ chẳng bao giờ quên những bài học quý giá này.

25


×