Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

QUAN ĐIỂM CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.36 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


Đề tài:

QUAN ĐIỂM CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ
(Lớp sáng thứ 6 – Tiết 123 – Phòng A109)

GVHD : Th.S Phùng Thế Anh
SVTH :

TP.HỒ CHÍ MINH-T6/2016


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................1
1.

Lý do chọn đề tài.................................................................................................................. 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu. ........................................................................................................... 2

3.

Những nội dung chính: ........................................................................................................ 2

NỘI DUNG .....................................................................................................................3


CHƯƠNG I: KIẾN THỨC CƠ BẢN ..........................................................................3
1.

2.

Nội dung đường lối đối ngoại của Đảng Cộng Sản Việt Nam............................................. 3
1.1.

Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo........................................................................ 3

1.2.

Một số chủ trương, chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại. .............................. 4

Quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng Sản Việt Nam về giải quyết tranh chấp quốc tế. .. 5
2.1.

Giải quyết tranh chấp quốc tế trên cơ sở tôn trọng Luật pháp quốc tế. ......................... 5

2.1.1.

Luật pháp quốc tế là gì? .................................................................................... 5

2.1.2.

Vai trị của Luật pháp quốc tế trong giải quyết tranh chấp. .............................. 5

2.1.3. Việt Nam với tư cách là thành viên của Liên hiệp quốc đã vận dụng có hiệu
quả Luật pháp quốc tế trong vấn đề tranh chấp quốc tế. ................................................ 5
2.2. Giải quyết tranh chấp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ và đơi

bên cùng có lợi. ........................................................................................................................ 6

2.2.1.

Độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đơi bên cùng có lợi. ........................ 6

2.2.2. Vai trị của tơn trọng độc lập chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ và đơi bên cùng có
lợi trong giải quyết tranh chấp quốc tế. .......................................................................... 7
2.2.3. Việt Nam giải quyết các tranh chấp quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ
quyền, tồn vẹn lãnh thổ và đơi bên cùng có lợi. ........................................................... 7
2.3. Giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua đối thoại, thương lượng, tuyệt đối không sử
dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. ................................................................................. 8

2.3.1. Đối thoại, thương lượng, tuyệt đối không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng
vũ lực. ........................................................................................................................... 8
2.3.2. Vai trị của đối thoại, thương lượng, tuyệt đối khơng sử dụng hoặc đe dọa sử
dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp quốc tế. ........................................................... 9
2.3.3. Việt Nam giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua đối thoại, thương lượng,
tuyệt đối không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. ...................................... 10
2.4.

Giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua các biện pháp pháp lý ................................. 10

2.4.1.

Biện pháp pháp lý quốc tế là gì? ..................................................................... 10

2.4.2.

Vai trị của các biện pháp pháp lý trong giải quyết tranh chấp quốc tế. ......... 11


2.4.3.

Việt Nam giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua các biện pháp lý.............. 11

CHƯƠNG II: KIẾN THỨC VẬN DỤNG .................................................................13


1.

Thực trạng về giải quyết tranh chấp quốc tế trên thế giới.................................................. 13

2.

Giải quyết tranh chấp quốc tế ở Việt Nam. ........................................................................ 14

3.

Trách nhiệm của sinh viên trong xây dựng và bảo vệ đất nước......................................... 17

KẾT LUẬN ..................................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................20


LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Ngày nay, hợp tác và liên kết kinh tế trên phương diện toàn cầu là một xu thế tất
yếu khách quan. Hồ bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế hàng đầu của mỗi quốc
gia, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc trong quá trình phát triển. Các
quốc gia dù lớn hay nhỏ vẫn đang tìm cách tham gia tích cực vào q trình hội nhập

quốc tế để mang lại hiệu quả cao nhất cho quốc gia. Việt Nam đã và đang bước chân
vào quá trình hội nhập quốc tế với những lợi thế và thách thức lớn phải giải quyết. Tuy
nhiên, việc chọn hợp tác với ai?, trên phương diện nào?, thời điểm nào? Cũng là những
câu hỏi khó mà Đảng và Nhà nước ta phải giải quyết.
Bên cạnh đó, bất cứ sự hợp tác, thỏa thuận nào cũng đều tìm ẩn những nguy cơ
xảy ra mâu thuẫn, bất đồng và xảy ra tranh chấp. Hơn nữa, tình hình thế giới tiếp tục
chứng kiến nhiều biến đổi phức tạp, bất ổn và khó lường về ngoại giao giữa các nước
trong khu vực và trên thế giới. Do đó, đường lối đối ngoại đối với mỗi quốc gia, dân tộc
có một vai trị vơ cùng quan trọng trong cơng tác ngoại giao, nó được xác định là kim
chỉ nan cho công tác đối ngoại, quyết định sự thành bại của công tác đối ngoại. Đối với
Việt Nam, qua mỗi thời kỳ cách mạng, dựa trên thực tiễn trong và ngồi nước, Đảng ta
ln xác định đường lối đối ngoại phù hợp với điều kiện của đất nước ở thời điểm đó.
Bước vào thời kì đổi mới, trước những biến đổi đa dạng, đa chiều của tình hình thế giới
cũng như trong khu vực, và tình hình nước ta cũng biến đổi to lớn sau 30 năm tiến hành
công cuộc đổi mới, với nhận thức đúng đắn về đối ngoại thời kì mới, tại Đại hội XI của
Đảng đã xác định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình
và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong
cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa
vững mạnh” (Văn kiện Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia,
tr.235-236).
Vì vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề về giải quyết tranh chấp thực sự
rất cần thiết đối với tất cả mọi người, nhất là thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của
đất nước. Để mọi người hiểu rõ hơn về quan điểm, chủ trương của Đảng và thấy rằng
việc xây dựng và bảo vệ đất nước không phải là của Đảng, của Nhà nước, của các lãnh
1


đạo cấp cao… mà là của tất cả mọi người yêu nước trên đất nước mà ta đang sống, góp
phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, vững mạnh.
2. Mục tiêu nghiên cứu.

Tìm hiểu các khía cạnh liên quan đến vấn đề, đưa ra những dẫn chứng cụ thể nhất
về đề tài để có cái nhìn tồn diện và chiều sâu theo đúng đường lối của Đảng Cộng Sản
Việt Nam. Làm rõ được: Mục tiêu, tư tưởng chỉ đạo của Đảng; những đường lối, chủ
trương của Đảng về giải quyết tranh chấp quốc tế. Từ đó liên hệ thực tế để đưa ra những
nhận định, đánh giá đúng đắn nhất, khách quan nhất.
Qua đó, thấy rõ được ý nghĩa thiêng liêng cao quý và bất khả xâm phạm về chủ
quyền, biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xác định trách nhiệm
của công dân trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước.
3. Những nội dung chính:
-

Giải quyết tranh chấp quốc tế trên cơ sở tôn trọng Luật pháp quốc tế.

-

Giải quyết tranh chấp trên cơ sở tơn trọng độc lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ

và đơi bên cùng có lợi.
-

Giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua đối thoại, thương lượng, tuyệt đối

không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
-

Giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua các biện pháp pháp lý.

2



NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KIẾN THỨC CƠ BẢN
1.

Nội dung đường lối đối ngoại của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo.

Cơ hội: Xu thế hịa bình, hợp tác phát triển và xu thế tồn cầu hóa kinh tế tạo
điều kiện thuận lợi cho nước ta mở rộng quan hệ đối ngoại; hợp tác phát triển kinh tế.
Mặt khác, thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đã nâng cao thế và lực của nước ta trên trường
quốc tế, tạo tiền đề mới cho quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế.
Thách thức: Những vấn đề tồn cầu như phân hóa giàu nghèo, dịch bệnh, tội
phạm xuyên quốc gia…gây tác động xấu đến nước ta. Ngoài ra, nền kinh tế phải chịu
sức ép cạnh tranh và tác động của thị trường thế giới, tiềm ẩn nguy cơ gây rối loạn, thậm
chí gây khủng hoảng kinh tế - tài chính. Đặc biệt, các thế lực thù địch sử dụng chiêu bài
“dân chủ”, “dân quyền” chống phá chế độ chính trị, sự ổn định, phát triển của nước ta.
Mục tiêu: Lấy việc giữ vững môi trường hịa bình, ổn định để phát triển kinh tế xã hội là lợi ích cao nhất của tổ quốc. Mở rộng đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế là
để tạo thêm nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước; kết hợp nội lực với các
nguồn lực từ bên ngoài tạo thành nguồn lực tổng hợp để đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,hiện
đại hóa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh;phát huy
vai trò và nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ khu vực và quốc tế.
Nhiệm vụ: Giữ vững mơi trường hịa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho
công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh
chung của nhân dân thế giới vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Tư tưởng chỉ đạo:
Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính là xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo khả năng của Việt
Nam.
Giữ vững độc lập tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa dạng hóa, đa phương

hóa quan hệ đối ngoại.

3


Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế; cố gắng thức đẩy
mặt hợp tác, nhưng vẫn phải đấu tranh dưới hình thức và mức độ thích hợp với từng đối
tác; đấu tranh để hợp tác; tránh trực diện đối đầu, tránh bị đẩy vào thế cô lập.
Mở rộng quan hệ với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, không phân
biệt chế độ chính trị xã hội.
Kết hợp đối ngoại của Đảng, đối ngoại nhà nước và đối ngoại nhân dân. Xác định
hội nhập kinh tế quốc tê là công việc của tồn dân.
Giữ vững ổn định chính trị, kinh tế-xã hội ; giữ gìn bản sắc dân tộc; bảo vệ mơi
trường sinh thái trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Phát huy tối đa nội lực đi đôi với thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
bên ngoài; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.
Trên cơ sở thực hiện các cam kết gia nhập WTO, đẩy nhanh nhịp độ cải cách thể
chế, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng
và Nhà nước.
Giữ vững và tăng cưòng sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy vai trò của
Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đòan thể nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm
chủ của nhân dân, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết tồn dân trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế.
1.2. Một số chủ trương, chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại.
Đưa các quan hệ đã được thiết lập vào chiều sâu, ổn định, bền vững.
Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp.
Bổ sung và hồn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các
nguyên tắc, quy định của WTO.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước.
Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm trong hội nhập

kinh tế quốc tế.
Giải quyết tốt các vấn đề văn hóa, xã hội và mơi trường trong q trình hội nhập.
Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối
ngoại nhân dân; chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại.
Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với
hoạt động đối ngoại.
4


2.

Quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng Sản Việt Nam về giải quyết

tranh chấp quốc tế.
2.1. Giải quyết tranh chấp quốc tế trên cơ sở tôn trọng Luật pháp quốc
tế.
2.1.1. Luật pháp quốc tế là gì?
Luật pháp quốc tế: là hệ thống những nguyên tắc và quy phạm pháp luật điều
chỉnh các mối quan hệ giữa các chủ thể của luật pháp quốc tế (trước hết và chủ yếu là
giữa các quốc gia). Quốc gia là một thực thể được cấu thành bởi 3 yếu tố: dân xư, lãnh
thổ và chính quyền có chủ quyền. Nói đến quốc gia là nói đến chủ quyền quốc gia tức
là nói đến quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập
của quốc gia trong quan hệ quốc tế.
2.1.2. Vai trò của Luật pháp quốc tế trong giải quyết tranh chấp.
Luật pháp quốc tế có vai trị vơ cùng quan trọng bởi nó liên quan trực tiếp đến sự
phát triển và tồn vong của một quốc gia khi đặt chân vào sân chơi của thế giới:
+ Là công cụ điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích của
mỗi chủ thể trong luật pháp quốc tế.
+ Là nhân tố quan trọng nhất để bảo vệ hịa bình và an ninh của một quốc
gia và quốc tế.

+ Góp phần phát triển văn minh của nhân loại, thúc đẩy cộng đồng quốc tế
phát triển theo hướng ngày càng văn minh, hiện đại.
+ Thúc đẩy việc phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế đặc biệt là quan hệ
kinh tế quốc tế trong bối cảnh hiện nay.
2.1.3. Việt Nam với tư cách là thành viên của Liên hiệp quốc đã vận
dụng có hiệu quả Luật pháp quốc tế trong vấn đề tranh chấp quốc tế.
Việt Nam là một quốc gia trong cộng đồng thế giới, là thành viên của Liên Hiệp
Quốc và chúng ta đã tham gia ký kết nhiều bộ luật, công ước, điều ước quốc tế. Như vậy
Việt Nam ta có nghĩa vụ và trách nhiệm phải tôn trọng và thực hiện bộ luật quốc tế và
đồng thời dựa trên bộ luật quốc tế để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.
Về quan hệ song phương, tiếp tục phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa
quan hệ đối ngoại, Việt Nam sẽ ưu tiên phát triển quan hệ hợp tác và hữu nghị truyền
thống với các nước láng giềng có chung biên giới, đồng thời nỗ lực làm sâu sắc hơn nữa
5


quan hệ với các đối tác chủ chốt. Là thành viên ASEAN, Việt Nam sẽ chủ động, tích
cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN vững mạnh,
tăng cường quan hệ với các đối tác, duy trì và củng cố vai trị quan trọng của ASEAN
trong các khuôn khổ hợp tác ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Đặc biệt, thúc đẩy giải quyết những vấn đề còn tồn tại về biên giới, lãnh thổ, ranh
giới biển và thềm lục địa với các nước liên quan, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của
Luật pháp quốc tế và nguyên tắc ứng xử của khu vực, làm nồng cốt cơng tác quản lí biên
giới, xây dựng đường biên giới hịa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.
Tồn cầu hóa làm cho hệ thống pháp luật Việt Nam trở thành hệ thống pháp luật
mở, các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia cùng với các tập quán quốc
tế mà Việt Nam thừa nhận trở thành một bộ phận trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Thực tiễn đó buộc chúng ta phải giải quyết tốt các mối quan hệ giữa các nguồn của Luật
pháp quốc tế và các nguồn của luật pháp quốc gia.
Việt Nam hiện đang là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế quan trọng như:

APEC, WTO và cịn là ủy viên khơng thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiếp Quốc.
Điều này mang lại cho Việt Nam vị trí và tiếng nói nhất định trên trường quốc tế. Đồng
thời tạo cơ hội cho sự phát triển kinh tế đất nước ngày càng phát triển.
2.2. Giải quyết tranh chấp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền,
tồn vẹn lãnh thổ và đơi bên cùng có lợi.
2.2.1. Độc lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ và đơi bên cùng có lợi.
Độc lập: là quyền bất khả xâm phạm của một quốc gia của chính người dân sinh
sống ở đó, có nghĩa là có chủ quyền tối cao. Là tình trạng khơng bị điều khiển, cai trị
bởi một thế lực khác thông qua chủ nghĩa thực dân, sự bành trướng hay chủ nghĩa đế
quốc.
Chủ quyền quốc gia: là quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về
mọi mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của
quốc gia đó. Quốc gia thể hiện chủ quyền của mình trên mọi phương diện kinh tế, chính
trị, quân sự, ngoại giao. Chủ quyền quốc gia là đặc trưng chính trị và pháp lý thiết yếu
của một quốc gia độc lập, được thể hiện trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước và
trong hệ thống pháp luật quốc gia.

6


Toàn vẹn lãnh thổ: là bảo đảm toàn vẹn vùng đất quốc gia, vùng biển quốc gia
(nội thuỷ và lãnh hải), vùng trời quốc gia, ngồi ra cịn gồm lãnh thổ quốc gia đặc biệt
của một quốc gia theo công ước quốc tế.
Đơi bên cùng có lợi: là các quốc gia liên quan cùng thực hiện một hành động,
phát ngôn,… phù hợp với công ước, nguyên tắc quốc tế giúp đem lại lợi ích cho nhau
hoặc ích nhất là lợi ích của đơi bên khơng bị phương hại.
2.2.2. Vai trị của tơn trọng độc lập chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ
và đơi bên cùng có lợi trong giải quyết tranh chấp quốc tế.
Tạo ra vị thế bình đẳng giữa các quốc gia trên thế giới: mỗi quốc gia đều có
quyền hạn và nghĩa vụ như nhau trong Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, không phân biệt

nước lớn hay nước nhỏ. Tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp tác hiệu quả giữa
các quốc gia trên thế giới.
Là một trong những nguyên tắc bất di bất dịch, bất khả xâm phạm của một quốc
gia, góp phần bảo vệ an ninh thế giới: khơng có một ngun tắc nào có thể thay thế, giữ
vai trò to lớn trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế xảy ra. Nguyên tắc được xây
dựng và hồn thiện trên sự đồng tình và thống nhất giữa tất cả các quốc gia trên thế giới,
không một quốc gia hay tổ chức nào có thể can thiệp sửa đổi nội dung của nguyên tắc.
Hạn chế được những cuộc xung đột vũ trang: Nguyên tắc độc lập chủ quyền,
tồn vẹn lãnh thổ và đơi bên cùng có lợi được sử dụng trước và trong giai đoạn đầu của
các cuộc tranh chấp, xung đột vũ trang góp phần hạn chế xảy ra chiến tranh, chiến tranh
xảy ra không những ảnh hưởng đến quan hệ giữa các nước có liên quan mà cịn ảnh
hưởng đến lợi ích của các nước khác, đến hồ bình, ổn định và sự hợp tác phát triển của
khu vực và thế giới.
2.2.3. Việt Nam giải quyết các tranh chấp quốc tế trên cơ sở tơn
trọng độc lập chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ và đơi bên cùng có lợi.
Việt Nam tơn trọng các ngun tắc, luật định về chủ quyền lãnh thổ, lợi ích của
các quốc gia trên thế giới một cách đúng đắn và ln tin tưởng vào sự bình đẳng giữa
các quốc gia trên thế giới.
Việt Nam sử dụng các nguyên tắc về chủ quyền lãnh thổ, tồn vẹn lãnh thổ, đơi
bên cùng có lợi trong các cuộc tranh chấp về chủ quyền một cách nghiêm túc, khơng
“nói một đằng làm một nẻo”, không đi ngược lại với chủ trương của nguyên tắc.
7


Chủ trương của Việt Nam là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ cũng như lợi ích của quốc gia; đồng thời giữ gìn mơi trường hồ bình, ổn định
thuận lợi cho phát triển đất nước và các quốc gia trong khu vực cũng như các các quốc
gia trên thế giới, tránh xảy ra xung đột vũ trang trong mọi trường hợp. Tiên quyết giải
quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hịa bình trên cơ sở các nguyên tắc tôn
trọng độc lập chủ quyền, đơi bên cùng có lợi theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Trong giải quyết các vấn đề về tranh chấp lãnh thổ, biên giới, Đảng và Nhà nước ta
luôn nhất quán thực hiện quan điểm giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng hịa
bình, tơn trọng độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của hai
bên.
Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước đối ngoại
quốc phòng đã chủ động, tích cực mở rộng quan hệ song phương và hoạt động trên các
diễn đàn đa phương đê phục vụ cho sự nghiệp đối ngoại chung, gớp phần giải quyết các
vấn đề về biển Đông.
2.3.

Giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua đối thoại, thương

lượng, tuyệt đối không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
2.3.1. Đối thoại, thương lượng, tuyệt đối không sử dụng vũ lực
hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Đối thoại là ngồi lại trao đổi với nhau những vấn đề mà các bên tham gia đối
thoại quan tâm. Trong ngoại giao, đối thoại được dùng để nói lên quan điểm của khách
quan của quốc gia mình và lắng nghe quan điểm của các bên cùng đối thoại. Mục đích
cuối cùng là đạt được sự thống nhất trong quan điểm và đi đến hành động.
Thương lượng là phương tiện dùng để giải quyết mâu thuẫn giữa các bên. Để
dung hịa các lợi ích khơng cùng chiều này các bên tham gia phải ngồi vào bàn đàm
phán, thương lượng. Thương lượng là hành vi và q trình điều hịa quan hệ giữa các
bên tham gia, thông qua hiệp thương mà đi đến ý kiến thống nhất. Thương lượng là
phương tiện cơ bản giúp chúng ta đạt được những điều mà chúng ta mong muốn từ người
khác.
Sử dụng vũ lực được hiểu là sử dụng sức mạnh vũ trang để chống lại quốc gia có
độc lập chủ quyền; việc sử dụng các biện pháp khác như: kinh tế, chính trị ( phi vũ trang)

8



chỉ được coi là dùng vũ lực nếu kết quả của nó dẫn đến việc sử dụng vũ lực (gián tiếp
sử dụng vũ lực).
Đe dọa sử dụng vũ lực là hành động hoặc đe dọa tiến hành hành động bằng vũ
trang trong quá trình giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng, tranh chấp; cho quân vượt qua
biên giới quốc tế, trong đó có giới tuyến hịa giải; thực hiện các hành vi đe dọa trấn áp
bằng vũ lực; cho phép quốc gia khác sử dụng lãnh thổ của mình để tiến hành xâm lược
chống nước thứ ba; tổ chức, khuyến khích, xúi giục, giúp đỡ hay tham gia vào nội chiến
hay các hành vi khủng bố tại quốc gia khác; tổ chức, giúp đỡ các băng đảng vũ trang,
nhóm vũ trang, lính đánh thuê đột nhập phá hoại lãnh thổ quốc gia khác.
2.3.2. Vai trò của đối thoại, thương lượng, tuyệt đối không sử
dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp quốc tế.
Đảm bảo được sự bình đẳng giữa các quốc gia và được tơn trọng của mỗi quốc
gia trước công lý quốc tế: chi phối các nguyên tắc khác của luật pháp quốc tế như nguyên
tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, nguyên tắc quyền tự quyết dân tộc, nguyên
tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác, ngun tắc giải quyết
hịa bình các tranh chấp quốc tế.
Giúp các bên liên quan có thể tiếp cận vấn đề một cách trực quan, chính xác:
trong đối thoại, thương lượng các bên sẽ được bày tỏ quan điểm của mình và lắng nghe
quan điểm của đối phương trực tiếp hoặc gián tiếp một cách công khai minh bạch với
nhau hoặc với cộng đồng quốc tế, thơng qua đó các bên có thể phản biện và ghi nhận để
đảm bảo lợi ích của quốc gia mình. Buộc bên cịn lại phải phúc đáp hợp tình, hợp lý, từ
đó vấn đề sẽ dần đến được đích trước cơng luận quốc tế.
Giữ được danh dự, uy tín, quyền và lợi ích của chính quốc: khi tuyệt đối tơn trọng
quy tắc khơng sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, thay vào đó là các biện pháp
hịa bình để giải quyết tranh chấp, các quốc gia có liên quan đến tranh chấp trước tiên
sẽ đẹp trước cái nhìn của quốc tế, hình ảnh một người bạn thân thiện, đối tác tin cậy,
láng giềng hữu nghị, an toàn, ổn định và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc
tế hiện ra, theo sau đó là lợi ích kinh tế sẽ được giữ vững hậu tranh chấp, không hao tổn
người và của vơ ích cho những đụng độ khơng đáng có.

Hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang giữa các bên có
tranh chấp: các vấn đề tranh chấp khi được đưa ra thảo luận, bàn bạc một cách công
9


khai ít nhất là với những nước liên quan sẽ giúp cho vấn đề được đối chiếu trên quan
điểm của nhau để tìm ra điểm trái chiều, từ đó buộc các bên phải bảo vệ quan điểm đối
lập của mình bằng phương pháp luận khoa học trên nền tảng tôn trọng luật pháp quốc tế
2.3.3. Việt Nam giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua đối thoại,
thương lượng, tuyệt đối không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Việt Nam trên thực tế, đã áp dụng giải quyết các tranh chấp quốc tế thông qua
đối thoại, thương lượng, tuyệt đối không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng bạo lực khá
tốt và thường đạt nhiều kết quả tốt đẹp như mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, cũng
như các nước châu Âu đang ngày càng được phát triển.
Việt Nam kiên trì lập trường nguyên tắc tơn trọng chủ quyền và tồn vẹn lãnh
thổ của các quốc gia, phản đối các hành động sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ
lực, chủ trương giải quyết các tranh chấp, nhất là các tranh chấp ở Biển Đơng, bằng biện
pháp hịa bình trên cơ sở Luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển
năm 1982 và các quy tắc ứng xử chung ở khu vực.
Trong bối cảnh còn bất ổn và nguy cơ xung đột ở nhiều nơi trên thế giới, Việt
Nam cho rằng tất cả các quốc gia cần tôn trọng Luật pháp quốc tế, từ bỏ việc sử dụng
vũ lực hoặc đe dọa dũng vũ lực trong quan hệ quốc tế và thúc đẩy giải quyết tranh chấp
bằng các biện pháp hịa bình. Hơn lúc nào hết, các quốc gia thành viên, không phân biệt
lớn – nhỏ, giàu – nghèo đều phải tôn trọng và thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc,
chuẩn mực, quy định của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liê hiệp quốc.
Vậy có thể kết luận rằng việc giải quyết các tranh chấp quốc tế thông qua đối
thoại, thương lượng, tuyệt đối không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng bạo lực là hết
sức cần thiết và quan trọng trong đường lối đối ngoại của Việt Nam cũng như của các
quốc gia, dân tộc trên thế giới nhằm duy trì hịa bình và đời sống ấm no cho nhân loại.
2.4.


Giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua các biện pháp pháp lý
2.4.1. Biện pháp pháp lý quốc tế là gì?

Biện pháp pháp lý: là các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế một cách hịa
bình, văn minh, tiến bộ dựa trên cơ sở của luật pháp quốc tế, thơng qua đó và thơng qua
các cơ quan trung gian để bảo vệ quyền lợi chính đáng của chính quốc mình. Khi các
biện pháp chính trị - ngoại giao đã được sử dụng, nhưng không mang lại kết quả, thì sử
dụng biện pháp pháp lý để giải quyết tranh chấp là sự lựa chọn khôn ngoan được luật
10


pháp quốc tế thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Vì trật tự của thế giới vẫn phải được vận
hành trong khn khổ của luật pháp quốc tế.
2.4.2. Vai trị của các biện pháp pháp lý trong giải quyết tranh
chấp quốc tế.
Biện pháp pháp lý là một trong những biện pháp nhằm thực thi luật pháp quốc
tế: các biện pháp pháp lý phải dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, giải quyết các tranh chấp
một cách hịa bình đúng theo luật pháp quốc tế.
Đảm bảo lợi ích các quốc gia: các biện pháp pháp lý bảo vệ công lý theo đúng
tinh thần của Hiến chương Liên Hiệp Quốc để bảo vệ tồn vẹn lợi ích của các quốc gia
khi có tranh chấp giữa các quốc gia.
Đảm bảo hịa bình và an ninh quốc tế: các biện pháp pháp lý giải quyết các tranh
chấp theo phương châm hịa bình, hữu nghị, khơng có chiến tranh, làm giảm thiểu tối đa
những xung đột có thể gây ra để bảo vệ nền hịa bình và an ninh quốc tế một cách bền
vững.
Thể hiện sự nhất quán, kiên định trong quan điểm, song song với việc hướng tới
một giải pháp hịa bình: điều này thể hiện vị thế vừa tự tôn, vừa đĩnh đạc, vừa nghiêm
túc nhưng đồng thời cũng thể hiện được rằng sử dụng giải pháp pháp lý là giải pháp văn
minh và đây là điều bất đắc dĩ chúng ta phải sử dụng để bảo vệ quyền và lợi ích của đất

nước khi các giải pháp chính trị, ngoại giao rơi vào bế tắc.
2.4.3. Việt Nam giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua các biện
pháp lý.
Chủ trương nhất quán của Việt Nam trong vấn đề tranh chấp quốc tế là kiên trì
thơng qua các biện pháp hịa bình để giải quyết các tranh chấp, trên cơ sở luật pháp và
công ước quốc tế, vận dụng tổng hợp các biện pháp đấu tranh, chủ yếu bằng chính trị,
ngoại giao và coi trọng đấu tranh pháp lý.
Đối với Việt Nam hiện nay, việc sử dụng các biện pháp pháp lý để giải quyết các
tranh chấp quốc tế là cần thiết, nhất là trong thời kì vừa qua có xảy ra tranh chấp biển
đảo với Trung Quốc.
Việc đấu tranh bằng con đường ngoại giao pháp lý là nỗ lực bền bỉ mà các nước
nhỏ như Việt Nam cần theo đuổi trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ, hay tranh chấp
trên các vùng biển. Đứng trước pháp luật, công lý, các quốc gia dù lớn hay nhỏ cũng
11


đều có vị thế bình đẳng như nhau. Cũng khơng thể loại trừ khả năng cuộc đấu tranh ngày
càng công khai, sử dụng công luận và công cụ pháp lý hiệu quả sẽ mở ra khả năng sử
dụng các cơ quan tài phán quốc tế để giải quyết tranh chấp hoặc hạn chế ít các hành
động gây hấn, các tuyên bồ u sách vơ lí khơng tn thủ Cơng ước Luật biển năm 1982.
Vì vậy, Việt Nam cần vận dụng linh hoạt tất cả các biện pháp hịa bình để giải quyết các
tranh chấp, đặc biệt tận dụng thế mạnh pháp lý và công luận để bảo vệ chủ quyền thiêng
liêng của Tổ quốc.
Nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 180/193 quốc gia thành viên Liên
Hiệp Quốc và các quan hệ quốc tế được đa dạng hóa, đa phương hóa. Đó là những tiền
đề thuận lợi cho việc huy động và kết hợp chặt chẽ hai nguồn lực to lớn - sức mạnh dân
tộc và sức mạnh thời đại - trong sự nghiệp bảo vệ đất nước hiện nay. Đồng thời với
truyền thống đề cao chính nghĩa lên hàng đầu, Việt Nam luôn cân nhắc trong mọi hành
động và tranh thủ được sự ủng hộ của thế giới trong các vấn đề liên quan đến Việt Nam.
Trước khi sử dụng biện pháp pháp lý để giải quyết các tranh chấp quốc tế, Việt

Nam luôn giữ thái độ hòa nhã, sẵn sàng và nghiêm túc hợp tác, cố gắng và tìm mọi biện
pháp chính trị, ngoại giao hịa bình, thu nhận những ý kiến khách quan từ nhân dân tiến
bộ thế giới, từ các chuyên gia, nhà phân tích chun mơn trong và ngồi nước, từ những
hướng giải quyết của các quốc gia giống hoặc gần giống trường hợp đang đối mặt trước
đó.
Đảm bảo tuyệt đối khơng phương hại các cá nhân, tổ chức về tính mạng, danh
dự, tinh thần, lợi ích kinh tế của phía đối diện (đang có tranh chấp với Việt Nam) đang
có nguồn đầu tư, hoạt động, sinh hoạt ở Việt Nam với mọi tư cách cá nhân hay đại diện
quốc gia.

12


CHƯƠNG II: KIẾN THỨC VẬN DỤNG
1. Thực trạng về giải quyết tranh chấp quốc tế trên thế giới.
Tính tới thời điểm hiện tại, có rất nhiều tranh chấp quốc tế trên biển. Tuy nhiên,
các tranh chấp phức tạp, kéo dài thường rơi vào những loại tranh chấp như: Tranh chấp
chủ quyền lãnh thổ; tranh chấp trong việc hoạch định ranh giới biển và thềm lục địa
chồng lấn... Luật quốc tế chưa quy định cụ thể một giải pháp nhất định nào cho việc giải
quyết tranh chấp quốc tế mà chỉ nêu lên một số phương thức thông dụng dành cho các
quốc gia quyền tự do lựa chọn những phương pháp hịa bình khác hợp lý, có lợi và chấp
nhận được. Một số phương thức nhằm giải quyết tranh chấp mà chúng ta có thể phân
loại thành các nhóm sau:
 Thứ nhất, giải quyết tranh chấp thông qua phương thức phi tài phán. Ở
phương thức này, các biện pháp thường được đề cập đến đó là: Đàm phán, thương lượng;
mơi giới, trung gian, hòa giải; Ủy ban Điều tra và Ủy ban Hịa giải Quốc tế trong khn
khổ các tổ chức quốc tế và biện pháp ngoại giao công chúng,…
 Thứ hai, giải quyết tranh chấp thông qua phương thức tài phán như trọng
tài quốc tế, tòa án quốc tế. Tuy nhiên do tính chất phức tạp của các tranh chấp trên biển,
nên dưới góc độ bài viết này, chúng tơi chỉ đề cập đến vấn đề giải quyết tranh chấp chủ

quyền lãnh thổ thông qua biện pháp đàm phán như một giải pháp tối ưu hiện nay cho
các quốc gia tranh chấp ở biển Đơng.
Hiện tại, chưa có một khái niệm nhất quán nào về đàm phán và Luật pháp quốc
tế cũng chưa có quy định cụ thể về quy trình, thủ tục pháp lý khi tiến hành quá trình đàm
phán để giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển. Tuy nhiên trong bối cảnh
quốc tế hiện nay, thì đàm phán là một thuật ngữ thường được nhắc tới và sử dụng phổ
biến trong đời sống quốc tế, nhất là trong quá trình đàm phán ngoại giao giữa các quốc
gia trên thế giới bởi tính chất linh hoạt của biện pháp này. Các quốc gia có thể tiến hành
đàm phán để giải quyết bất kỳ tranh chấp nào phát sinh với một hay nhiều quốc gia khác
mà không phụ thuộc vào bản chất hay nội dung của tranh chấp là gì (có thể là kinh tế,
chính trị, lãnh thổ hay biên giới). Hơn thế nữa, các quốc gia khơng bị ràng buộc bởi các
quy trình, thủ tục nghiêm ngặt như đối với các biện pháp tài phán mà hồn tồn có thể
tiến hành theo mong muốn, ý chí của các bên có liên quan. Trong q trình tiếp xúc trực
13


tiếp, các bên hữu quan có khả năng tìm hiểu lập trường của nhau rõ ràng hơn và bằng
thiện chí, có thể đi đến những giải pháp thỏa đáng cho tất cả các bên. Trong nhiều trường
hợp, đàm phán không nhất thiết phải đi đến một giải pháp cuối cùng, mà đơn thuần đóng
vai trị như một diễn đàn chung để các bên liên quan trao đổi ý kiến, xác định các vấn
đề chưa đạt được nhất trí chung cũng như thảo luận, đàm phán những vấn đề cốt lõi và
thủ tục cho việc áp dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp khác về sau. Chính sự linh
hoạt và tự do khá lớn mà các quốc gia có được trong quá trình áp dụng, biện pháp đàm
phán được áp dụng phổ biến hơn các biện pháp khác và thường mang lại hiệu quả trong
việc giải quyết các tranh chấp giữa các bên. Có thể thấy được điều này thơng qua thống
kê các hiệp định (hay điều ước) phân định trên biển tính đến ngày 25/11/2014 dưới đây:
- Khu vực Châu Phi: 29 hiệp định đã ký kết (chiếm 11,7%);
- Khu vực Châu Á: 53 hiệp định đã ký kết (chiếm 21,4%);
- Khu vực Châu Âu: 93 hiệp định đã ký kết (37,6%);
- Khu vực Châu Mỹ: 50 hiệp định đã ký kết (20,2);

- Khu vực Châu Đại Dương: 22 hiệp định đã ký kết (8,9%).
Như vậy, rất nhiều tranh chấp về phân định trên biển đã được giải quyết thông
qua con đường đàm phán và kết quả được thể hiện qua các hiệp định. Với việc nhận
thức đúng về biện pháp đàm phán - một biện pháp phổ biến, hiệu quả và linh hoạt nhất,
nên hầu hết các khu vực, đặc biệt khu vực Châu Âu đã sử dụng phổ biến biện pháp này.
2. Giải quyết tranh chấp quốc tế ở Việt Nam.
Tại sao ở thời điểm hiện tại, đàm phán lại là một giải pháp tối ưu cho Việt Nam,
một quốc gia đang sử sụng mọi biện pháp hịa bình để bảo vệ chủ quyền hai quần đảo
Hồng Sa và Trường Sa trước các quốc gia và vùng lãnh thổ khác như: Trung Quốc,
Phi-líp-pin, Mai-lai-xia, Bru-nây, Đài Loan? Có lẽ là bởi những lý do sau:
Xuất phát từ thẩm quyền của Tịa án quốc tế, Việt Nam khó có thể khởi kiện các
bên tranh chấp (đặc biệt là Trung Quốc) ra Tòa án quốc tế, (bao gồm: Tòa án quốc tế
(ICJ), Tòa án Quốc tế về Luật biển (thành lập theo Phụ lục VI Công ước quốc tế về Luật
Biển năm 1982) và Tòa án đặc biệt (phụ lục VIII Công ước quốc tế về Luật Biển năm
1982),… để yêu cầu giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông. Theo truyền thống, hầu
hết những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ của các quốc gia trên thế giới đều được đưa ra
Tịa án Cơng lý Quốc tế (ICJ). Tuy nhiên, theo quy định của Hiến chương Liên Hiệp
14


Quốc và quy chế Tòa án quốc tế của Liên Hiệp Quốc, ICJ chỉ giải quyết các tranh chấp
giữa các quốc gia khi có yêu cầu và các quốc gia đó đều đã chấp nhận thẩm quyền giải
quyết của ICJ. Trên thực tế, Việt Nam và các bên tranh chấp chưa ký kết điều ước quốc
tế nào có quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp tại ICJ. Hơn nữa, kể cả việc khi đã
đưa ra Tòa án quốc tế thì việc phải tuân thủ nguyên tắc pacta sunt servanda (tận tâm,
thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế) thì khả năng rủi ro rất cao, có thể nếu thắng sẽ
được tất cả nhưng cũng có thể bị thua và mất tất cả. Trong trường hợp này, có lẽ chúng
ta chưa không nên mạo hiểm đặt cược chủ quyền của quốc gia vào sự phán xét của Tòa
án và chắc chắn thời gian theo đuổi vụ kiện sẽ không phải là ngắn.
Các biện pháp phi tài phán khác ngoài đàm phán như thương lượng; mơi giới,

trung gian, hịa giải; ủy ban điều tra và ủy ban hòa giải quốc tế; trong khuôn khổ các tổ
chức quốc tế và biện pháp ngoại giao công chúng cũng là những biện pháp quan trọng
trong quá trình giải quyết tranh chấp, song chúng chỉ là một trong các biện pháp bổ trợ
cho biện pháp đàm phán mà thôi. Thực tế thống kê về các vụ tranh chấp biển, thì chưa
có vụ tranh chấp nào chỉ sử dụng đơn thuần một trong các biện pháp trên.
Trong khi đó, việc sử dụng biện pháp đàm phán (có thể là song phương hoặc đa
phương) trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông sẽ làm sáng tỏ những bất đồng,
là cơ hội, điều kiện thuận lợi nhất để các bên tranh chấp bày tỏ quan điểm, lập trường,
yêu sách của mình về vấn đề tranh chấp và cùng nhau thương lượng, nhượng bộ để giải
quyết. Hơn thế nữa, trong quá trình đàm phán sẽ giúp Việt Nam hồn tồn kiểm sốt
được nội dung, thủ tục và tiến trình giải quyết tranh chấp mà khơng bị cuốn vào quá
trình tố tụng kéo dài. Và trong khi vấn đề chủ quyền giữa các quốc gia trên biển chưa
được giải quyết triệt để thì sử dụng biện pháp đàm phán để giải quyết là một trong những
hướng đi đúng đắn giúp Việt Nam tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế, từ đó có thể
xây dựng các đối sách phù hợp đồng thời có thời gian củng cố thêm cơ sở pháp lý để
bảo vệ quan điểm chính đáng của mình và phản bác những lập luận, yêu sách sai trái
của đối phương.
Chủ trương của Việt Nam là bảo vệ vững chắc chủ quyền và lợi ích của quốc gia
trên Biển Đơng; giữ gìn mơi trường thuận lợi cho phát triển đất nước, giải quyết các
tranh chấp ở Biển Đơng bằng biện pháp hịa bình trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của
Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Công ước quốc tế của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm
15


1982 và “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC). Thực tế, Việt Nam đã và
đang thực hiện rất tích cực biện pháp đàm phán và cần tiếp tục kiên trì thực hiện trong
tương lai.
Để biện pháp đàm phán mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình giải quyết
tranh chấp, chúng ta cần chú ý các vấn đề sau:
Một là, cần tôn trọng các nguyên tắc, tuân thủ quy định của pháp luật quốc tế một

các đúng đắn, phù hợp dù muốn hay không, luật pháp hiện hành đóng vai trị chi phối
trong việc giải quyết vấn đề phân định ranh giới biển là Công ước của Liên Hiệp Quốc
về Luật Biển năm 1982. Đây là một bài học quan trọng đã được Đại sứ ArifHavas
Oegroseno, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Ngoại giao In-đô-nê-xi-a và
hiện là Đại sứ của In-đô-nê-xi-a tại Bỉ rút ra từ kinh nghiệm giải quyết thơng qua q
trình đàm phán để phân định biển giữa In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin để đi đến một kết
quả cuối cùng là Hiệp định phân định biển giữa hai quốc gia được ký kết vào ngày
23/5/2010.
Hai là, việc đàm phán cần được tiến hành hết sức linh hoạt dựa trên điều kiện
thực tế của việc giải quyết tranh chấp, không nên giữ quan điểm cứng nhắc. Trong các
cuộc đàm phán để tiến tới giải pháp phân định cuối cùng, nếu cần thiết và dựa trên sự
đồng ý của các bên, Việt Nam có thể cùng các nước lựa chọn tiến hành các biện pháp
tạm thời theo tinh thần của Điều 74, Điều 83 Công ước Quốc tế về Luật Biển (về hoạch
định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối
diện nhau và hoạch định ranh giới thềm lục địa giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền
hay đối diện nhau).
Ba là, vận dụng và học hỏi kinh nghiệm thực tiễn từ việc phân định biển của các
nước khác, cần phải nhận rõ những thách thức, nắm bắt đúng thời cơ để vận dụng cho
phù hợp với hoàn cảnh thực tại.
Bốn là, khẩn trương nhưng khơng chủ quan, nóng vội trong đàm phán phân định
biển để có thể tận dụng hết mọi khả năng cũng như cơ hội mà mình có được.
Năm là, thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao
cũng như các cấp của hai nước, tăng cường mối quan hệ và hiểu biết lẫn nhau để có thể
thơng cảm và tạo điều kiện thuận lợi cùng nhau đi đến thống nhất chung.

16


Sáu là, tích cực tham gia vào các vịng đàm phán song phương cũng như đa
phương để tìm kiếm các giải pháp hịa bình giúp giải quyết tranh chấp Biển Đơng.

Bảy là, do hồn cảnh hiện nay các nước khu vực Biển Đơng đều có lợi ích từ
vùng biển này nên trong đàm phán cần biết cân đối lợi ích giữa các bên để có thể đem
đến một sự cơng bằng tương đối cũng như bảo vệ được lợi ích hợp pháp của quốc gia
mình.
Tám là, trong đàm phán cần có lập trường vững vàng cũng như thái độ rõ ràng,
dứt khoát để kiên quyết phản đối những hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền
và quyền tài phán của các quốc gia.
Chín là, cần thỏa thuận các điều khoản là chế tài ràng buộc nghĩa vụ pháp lý của
các bên tham gia ký kết nhằm giúp các điều ước đó thực hiện và có ý nghĩa cũng như
giá trị thật sự trên thực tế.
Cuối cùng, cần đặc biệt lưu ý chuẩn bị hồ sơ đàm phán, nhất là hồ sơ pháp lý một
cách đầy đủ, chặt chẽ, khách quan, khoa học… nhằm có đủ luận cứ, luận chứng để bảo
vệ các quan điểm chính đáng của mình và phản bác những lập luận, yêu sách sai trái của
đối phương.
3. Trách nhiệm của sinh viên trong xây dựng và bảo vệ đất nước.
Trong những năm qua, sinh viên cả nước dưới những chủ trưởng, chính sách của
Đảng và Nhà nước đã phát huy tài năng và sức trẻ của mình, đóng góp cơng sức để xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hình ảnh của những con người trẻ tuổi thông minh, năng động,
giàu nhiệt huyết đang ngày đêm miệt mài học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học, tham
gia các hoạt động xã hội ln là hình ảnh đẹp, xứng đáng được ngợi ca và khuyến khích
phát huy.
Hiện nay, hầu hết sinh viên của chúng ta đều nhận thức được vai trị, nhiệm vụ
của mình trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, họ có ý thức chuẩn bị những hành trang
cần thiết để tu thân, lập nghiệp. Sự thông minh, nhanh nhẹn và sáng tạo của tuổi trẻ đã
giúp các bạn sinh viên khơng cịn bó hẹp phạm vi tiếp cận thông tin, giao lưu, học hỏi
trong nước mà có thể mở rộng giao tiếp, tiếp cận thơng tin rộng rãi và nhanh chóng trong
khu vực và trên toàn thế giới, nắm bắt nhiều cơ hội phát triển bản thân, quảng bá hình
ảnh của Việt Nam với bạn bè quốc tế, góp phần nâng vị trí của đất nước sánh với các
cường quốc trên thế giới.
17



Không chỉ cần tri thức, kỹ năng mà mỗi sinh viên cần phải tự tin và bản lĩnh.
Nước ta mới bước vào q trình hội nhập cịn gặp mn vàn khó khăn như thuyền ra
biển lớn, bởi vậy chỉ khi các bạn dám thể hiện khả năng của mình, dám đối đầu với thử
thách, dám chấp nhận thất bại và khơng bỏ cuộc thì mới hội nhập tốt. Các bạn biết ngoại
ngữ nhưng ngại giao tiếp, học hỏi, không biết nắm bắt cơ hội cho mình thì cũng khơng
mang lại hiệu quả. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, chỉ cần một thao tác
nhỏ, các bạn đã có thể tiếp cận với một lượng thông tin khổng lồ, tuy nhiên các bạn cần
có sự chọn lọc để khơng bị tác động bởi những thông tin xấu. Bên cạnh đó, cũng cần
kiên quyết đấu tranh với những hành vi sai trái, những thông tin lệch lạc ảnh hưởng tiêu
cực tới đời sống dân cư và sự phát triển vững mạnh của đất nước.
Ý thức được vai trò trách nhiệm của mình, là một sinh viên trường Đại học Sư
Phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh đang cùng với sinh viên cả nước sẽ cố gắng
khắc phục những khó khăn, ngày càng ra sức học tập, rèn luyện, góp phần mang lại
những thành công cho đất nước trên con đường hội nhập quốc tế. Hi vọng rằng các bạn
sinh viên sẽ luôn là những gương mẫu, tự tin, năng động hội nhập, là hình ảnh đẹp của
một Việt Nam đầy tiềm năng phát triển trong mắt bạn bè quốc tế.
Tóm lại, là một sinh viên thì chúng ta cần phải học tập và rèn luyện về phẩm chất,
tư tưởng - chính trị thật tốt; tuân thủ luật pháp Việt Nam; đoàn kết bạn bè; mỗi sinh viên
là một đại sứ hịa bình tun truyền cho bạn bè thế giới về chủ quyền lãnh thổ, tinh thần
dân tộc, lòng tự tôn của dân tộc; không nghe theo phản động, bạo lực chống phá; lên án
mạnh mẽ các hành động thù địch nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; ln tin tưởng
vào đường lối chính sách của Đảng và nhà nước. Nói chung thì điều quan trọng nhất của
mỗi sinh viên hiện nay chính là phải học tập thật tốt, chấp hành tốt các chính sách, chủ
trưởng của Đảng và Nhà nước để cho đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh và hiện
đại.

18



KẾT LUẬN
Trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia thì những tranh chấp vượt ra ngồi
biên giới lãnh thổ ln ln ẩn hiện dưới mọi hình thức khác nhau, và ở mỗi thời kỳ thì
việc giải quyết các tranh chấp quốc tế ấy được thực hiện mang đậm đặc trưng của dấu
ấn thời đại. Nhân loại đang đứng trước thế giới của hịa bình, hợp tác cùng phát triển.
Nhưng bên dưới bề mặt phẳng phiêu ấy vẫn còn tồn tại những tranh chấp đang tiềm ẩn.
Và giải quyết các tranh chấp quốc tế sao cho lợi ích quốc gia đảm bảo khơng bị xâm
phạm đồng thời bình thường hóa được các mối quan hệ với các bên liên quan, giữ được
khơng khí ơn hịa chung, hạn chế đến mức thấp nhất có thể các tổn thất cho các bên.
Gắn liền với nó là những phương pháp mang đậm tính văn minh, nhân đạo của loài
người, dựa trên cơ sở của Luật pháp Quốc tế, Hiến chương Liên Hiệp Quốc, sử dụng
các biện pháp pháp lý để bảo vệ lợi ích chính đáng của chính quốc, là tôn trọng độc lập,
chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ và đơi bên cùng có lợi, sử dụng đối thoại, thương lượng,
trực tiếp đàm phám hoặc thơng qua cơ quan trung gian hịa giải để truyền đạt đến nhau
ý kiến, quan điểm riêng của mỗi bên nhầm tìm ra nguyên nhân và đề đạt giải pháp xử lý
chung mà mỗi bên vẫn đảm bảo được lợi ích.
Việt Nam cũng khơng ngoại lệ với rất nhiều những tranh chấp mà Đảng, Nhà
nước phải đối mặt, phải giải quyết hợp lý. Nhưng nhờ sự nhìn nhận, đề đạt và vận dụng
đúng đắng, sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng trong giải quyết các tranh chấp
quốc tế, kết hợp truyền thống nhân nghĩa, yêu chuộng hòa bình lâu đời của dân tộc và
bầu khơng khí chung của loài người tiến bộ, chúng ta đã vượt qua được những “thử
thách” lớn về vấn đề đối ngoại của đất nước. Thực tiễn cho thấy trên trường quốc tế Việt
Nam luôn là người bạn tốt, đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng
quốc tế.
Đặc biệt, trong thời kỳ tồn cầu hóa như hiện nay thì vấn đề giải quyết tranh chấp
cần được quan tâm một cách bức thiết và nhiều hơn nữa để đất nước có thể hội nhập
cùng thế giới, đồng thời bảo vệ chủ quyền, quyền lợi, lợi ích hợp pháp của đất nước.
Cũng có thể khẳng định rằng, Đảng và Nhà nước ta đã đang và sẽ tiếp tục quan tâm hơn
nữa đến việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. Đồng thời, những khuyết điểm bất cập

sẽ được khắc phục, những chủ trương, chính sách hợp lí, đúng đắn và tiến bộ sẽ được
áp dụng để để giữ gìn và bảo vệ đất nước phát triển giàu mạnh một cách toàn diện.
19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị

quốc gia, Hà Nội – 2012.
2. Đề tài Đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới và ý nghĩa của nó đối với nước ta
hiện nay, - Ngày truy cập: 11/5/2016.
3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, - Ngày truy cập: 24/4/2015
4. Đường lối đối ngoại của Việt Nam, - Ngày truy cập: 25/4/2015.

5. Phân tích Đường lối đối ngoại của Đảng và nhà nước ta hiện nay,
- Ngày truy cập: 28/5/2016.
6. Bài giảng chính sách đối ngoại, - Ngày truy cập: 5/5/2016.

20


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
STT

NỘI DUNG

NGƯỜI LÀM

Kiến thức cơ bản.
1.


2.

3.

4.

Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo của Đảng Cộng Sản
Việt Nam.
Một số chủ trương chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối
ngoại
Giải quyết tranh chấp quốc tế trên cơ sở tôn trọng Luật pháp
quốc tế
Giải quyết tranh chấp quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập,
chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ và đơi bên cùng có lợi

Kiều Minh Thiện

Phạm Thanh Tuấn
Võ Thanh Cương

Lâm Thanh Sang

Giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua đối thoại, thương
5.

lượng, tuyệt đối không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ

Nguyễn Đức Dũy


lực.
6.

Giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua các biện pháp biện

Võ Phương Duy


Kiến thức vận dụng.

7.
8.

Liên hệ thực tế và căn cứ vào kiến thức cơ bản để vận dụng
vào thực tiễn
Tổng hợp, kết luận, chỉnh sửa bổ sung hồn thiện tiểu luận

Cả nhóm
Lâm Thanh Sang



×