Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Quan điểm chủ trương của đảng về phát triển nông nghiệp nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 44 trang )

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
1.1 PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Khái niệm "phát triển bền vững" xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi trường từ
những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ XX. Năm 1987 trong báo cáo "Tương lai
chung của chúng ta" của hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (WCED) của liên
hiệp quốc “phát triển bền vững” được định nghĩa là “sự phát triển đáp ứng được những
yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ
mai sau".
Mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự
giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã
hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài
hoà được ba mặt là phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất
là thưc hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo
vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi
trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên). Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến
trình phát triển của xã hội loài người.
Phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm và chính sách của Đảng và
Nhà nước ta. Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng
cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước nhấn mạnh: "Bảo
vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và
kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo
đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước". Quan điểm phát triển bền vững đã được tái khẳng định trong các văn kiện của Đại
hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 20012010 là: "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện
tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường" và "Phát triển kinh tế-xã hội gắn chặt
với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi
trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học".



Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và thực hiện cam kết quốc tế, Chính
phủ Việt Nam đã ban hành "Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam"
(Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) theo Quyết định 153/QĐ-TTg ngày 17/8/2004
làm cơ sở cho việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển
kinh tế-xã hội của đất nước cũng như của các ngành và địa phương, trong đó có ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Như vậy, phát triển bền vững là thỏa mãn yêu cầu căn bản của con người, cải thiện
cuộc sống, bảo tồn và quản lý hữu hiệu hệ sinh thái, bảo đảm tương lai ổn định. phát triển
bền vững thực hiện và đảm bảo sự liên đới giữa các thế hệ, giữa các quốc gia, giữa hiện
tại với tương lai. phát triển bền vững có tính chất đa diện, thống nhất, toàn bộ. Muốn phát
triển bền vững phải lồng ghép được 3 thành tố quan trọng của sự phát triển với nhau: phát
triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Đây là nguyên lý chung để hướng sự
phát triển bền vững của các lĩnh vực trong nền kinh tế.

1.2 PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
1.2.1 Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững
Cùng với định nghĩa về phát triển bền vững, khái niệm phát triển nông nghiệp bền
vững cũng hình thành. Trong những thập niên cuối của thế kỷ 20, những vấn đề đặt ra
chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp: bảo vệ môi trường đất, nước và khởi xuớng
một số hệ thống canh tác bền vững. Mục đích của nông nghiệp bền vững là kiến tạo một
hệ thống bền vững về sinh thái, có tiềm lực về kinh tế, có khả năng thoả mãn những nhu
cầu của con người mà không huỷ diệt đất đai, không làm ô nhiễm môi trường. Thông tin
về các mô hình canh tác tổng hợp, canh tác bền vững trên đất dốc, phòng trừ sâu bệnh
tổng hợp…được đăng tải trên nhiều tạp chí, ấn phẩm như những minh hoạ cho sự thành
công ban đầu của phát triển bền vững.
Sau khi tổng kết nhiều mô hình và để phát triển toàn diện hơn, năm 1991 khái
niệm ‘Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn Bền vững’ (SARD) được đưa ra ở hội nghị
của tổ chức lương nông thế giới (FAO) về Nông nghiệp và Môi trường, tổ chức ở
Hertogenbosch, tập trung vào những vấn đề bền vững trong tiến trình phát triển nông
nghiệp và nông thôn ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Vấn đề quan trọng là

khái niệm SARD được nhận thức và khẳng định tại Hội nghị thượng đỉnh trái đất Rio


(UNCED) năm 1992 trong chương 14 của chương trình nghị sự 21, với những chương
trình hành động đặc biệt thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững. Đến hội
nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững năm 2002 tại Johannesburg đã khẳng định lại
Chương 14 vẫn giữ nguyên chương trình hoạt động và đã đổi mới cam kết quốc tế để đạt
được mục tiêu phát triển bền vững.
Theo dự báo đến 2025 trong 8,5 tỷ dân toàn cầu sẽ có 83% thuộc các nước đang
phát triển, song tiềm năng tài nguyên, công nghệ để thoả mãn nhu cầu của dân số đang
tăng này về lương thực và các nông sản thiết yếu khác lại không chắc chắn và giới hạn.
Nông nghiệp là ngành phải đáp ứng yêu cầu này trong điều kiện quỹ đất trồng trọt đã
khai thác cạn, và lại phải tránh sử dụng những đất ít hoặc không thích hợp cho sản xuất
nông nghiệp. Hơn nữa, với sự thay đổi của môi trường, thay đổi nhu cầu đời sống của
con người, ‘Mục tiêu phát triển trong thiên niên kỷ mới của Liên hợp quốc’ (MDG) năm
2000 đã có những cam kết về phát triển kinh tế xã hội, trong đó trọng tâm là xoá đói
nghèo và xây dựng mối quan hệ toàn cầu cho phát triển.
Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn Bền vững (SARD) là quá trình đa chiều bao
gồm: tính bền vững của chuỗi lương thực (từ người sản xuất đến tiêu thụ, liên quan trực
tiếp đến cung cấp đầu vào, chế biến và thị trường); tính bền vững trong sử dụng tài
nguyên đất và nước về không gian và thời gian; khả năng tương tác thương mại trong tiến
trình phát triển nông nghiệp và nông thôn để đảm bảo cuộc sống đủ, an ninh lương thực
trong vùng và giữa các vùng.
Như vậy SARD gắn liền với 3 vấn đề: cuộc sống cộng đồng ổn định; Hệ thống sản
xuất nông nghiệp tổng hợp bền vững và quản lý tổng hợp nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Đây cũng chính là 3 điểm cơ bản của trong các chương trình của Chương 14, chương
trình nghị sự 21.
SARD có thể thực hiện được bằng nhiều cách, không chỉ gắn với các quy
trình công nghệ đặc biệt, hay thực hiện chuyển đổi hẳn sang nông nghiệp hữu cơ
hay một phương thức sản xuất nào khác, điều quan trọng là khả năng thích ứng

linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của xã hội.


1.2.2 Những nguyên lý của canh tác bền vững
1.2.2.1 Quản lý đất bền vững
Tài nguyên đất là điều kiện thiết yếu để trồng trọt. Nhu cầu ngày càng tăng của
con người về đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác đang làm nảy sinh những
cạnh tranh và mâu thuẫn. Nếu muốn làm thoả mãn nhu cầu đòi hỏi của con người một
cách lâu bền, chúng ta phải giải quyết những mâu thuẫn đó, và tìm cách sử dụng đất và
các tài nguyên thiên nhiên khác một cách có hiệu quả và hiệu suất hơn.
Mục tiêu là để làm cho đất được sử dụng theo những cách đảm bảo thu được
những lợi ích lâu bền lớn nhất. Cách để làm giảm thiểu các mâu thuẫn và đạt được kết
quả tốt nhất và sự lựa chọn thích hợp nhất là phải liên kết để phát triển kinh tế và xã hội
với vấn đề củng cố và bảo vệ môi trường. Hơn nữa trong hoàn cảnh phải thoả mãn nhu
cầu nuôi sống số dân đang tăng nhanh mà quỹ đất trồng trọt, nguồn nước ngày càng cạn
kiệt và chúng ta không được quyền mở rộng trên những diện tích không phù hợp.
Quản lý đất bền vững tuỳ thuộc vào từng loại đất cụ thể. Ở những nơi đất ổn định,
phì nhiêu thì việc trồng cấy và quản lý canh tác sẽ theo phương thức bền vững, bù đủ
lượng dinh dưỡng trong các sản phẩm thu hoạch và cây trồng mang theo. Còn những
vùng đất xấu cần xác định những phương thức quản lý và sản xuất thích hợp. . Biện pháp
quản lý đất bền vững nhằm tránh sự thoái hoá đất, duy trì độ phì chính dựa vào Quy trình
quản lý tốt nhất (Best Management Practice - BMP). Quy trình này bao gồm :






Bảo vệ cấu trúc đất và hàm lượng hữu cơ của đất.
Quản lý dinh dưỡng.

Bảo vệ đất bằng cây che phủ.
Trồng rừng.
Duy trì độ phì đất.
Sử dụng những phương pháp canh tác tiến bộ (làm đất và sử dụng máy móc, đặc

biệt ở những vùng dễ bị tổn thương) và các quy trình gieo trồng thích hợp.
1.2.2.2 Quản lý sâu bệnh bền vững
Quản lý sâu bệnh bền vững và nông nghiệp bền vững cùng chung mục tiêu là phát
triển hệ thống nông nghiệp hoàn thiện về sinh thái và kinh tế. Quy trình phòng trừ sâu
bệnh tổng hợp (IPM) có thể coi như cấu thành chủ đạo trong hệ thống phát triển nông
nghiệp bền vững.


Quản lý sâu bệnh là vấn đề sinh thái. Quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM)
là phương pháp dựa trên cơ sở sinh thái về mối quan hệ cây trồng/dịch hại để kiểm soát
côn trùng, cỏ dại; xây dựng ngưỡng chấp nhận kinh tế về quần thể gây hại và hệ thống
quan trắc ổn định để phát hiện dự báo dịch hại. Chương trình này gồm nhiều kỹ thuật
như: sử dụng các giống kháng/chống chịu; luân canh; các kỹ thuật trồng trọt; tối ưu việc
sử dụng phòng trừ sinh học; sử dụng hạt giống công nhận; xử lý hạt giống; sử dụng hạt
giống/vật liệu nhân
giống sạch bệnh; điều chỉnh thời vụ gieo trồng; hợp lý về thời gian sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật; làm vệ sinh đồng ruộng khi bị nhiễm sâu bệnh...
Những biểu hiện thay đổi về quy mô dịch bệnh, mức độ gây hại là sự phản ánh
chính xác phương thức thực hiện và quản lý sâu bệnh. Bước đầu tiên trong việc phòng trừ
dịch hại bền vững cần phải xem xét hệ sinh thái nông nghiệp, những điều kiện để áp dụng
phương thức quản lý phù hợp để phòng trừ sâu bệnh hiệu quả nhất, bảo vệ thiên địch,
những động vật ký sinh…Thực tế, côn trùng cỏ dại và sinh vật hoang dã là những thành
phần của tự nhiên của các hệ sinh thái với những vai trò được quy định của chúng.
Những loại hại này có vai trò cần được đánh giá đúng và chỉ nên gọi là gây hỗn loạn khi
chúng tranh chấp thức ăn hoặc gây hại đến mức con người không chấp nhận được.

Nguyên nhân gây hại theo nhiều tài liệu chính là quá trình phá vỡ hệ thống sinh thái tự
nhiên. Một ví dụ thể hiện rõ nhất sự khác nhau giữa phương thức canh tác hiện tại và
nông nghiệp bền vững là hiện tượng mất cân bằng trong hệ thống côn trùng sâu hại mà
hiện nay thế giới đang phải chịu hậu quả nặng nề: như dịch châu chấu, dịch sâu róm,
chuột hại…
Trong hệ thống sản xuất lương thực, việc thường sử dụng các hoá chất tổng hợp
chứng tỏ là dùng lượng đầu vào với năng lượng rất lớn cho hệ nông nghiệp, và kèm theo
cả những chi phí nhìn thấy và chi phí không thấy được của nông dân và xã hội. Khái
niệm phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) truyền thống là quản lý sâu bệnh dựa vào những
tương tác giữa chúng với các cá thể khác và môi trường.
Nếu tất cả đều sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu tổng hợp để bảo vệ cây trồng thì sẽ
gây hậu quả không tốt với môi trường, khả năng hồi phục của công trùng, tính kháng
thuốc, tác động có tính gây chết và nửa chết đối với sinh vật, kể cả tác động đến con
người. Những tác động này đang là mối quan tâm của công chúng, mặt khác với nhu cầu


ngày càng tăng của môi sinh sạch (không khí sạch, nước sạch, các tập tính sống của động
vật hoang dã) và thiên nhiên đẹp. Rõ ràng xu hướng giảm sự phụ thuộc vào hoá chất
trong sản xuất nông nghiệp đang được xem là chiến lược đối với nông dân.
Chiến lược phòng trừ thông qua hệ thống trồng trọt.
Tạo điều kiện cho hoạt tính đất tốt về sinh học và dinh dưỡng (tăng cường sự đa
dạng dưới mặt đất).
Tạo tập tính thuận lợi cho sinh vật có lợi (tăng sự đa dạng trên mặt đất).
Sử dụng các giống cây trồng thích hợp,
Phòng trừ thông qua hệ thống trồng trọt là điều khiển hệ sinh thái ít thuận lợi cho
sự hình thành và phát triển của quần thể côn trùng. Tuy nhiên, vẫn có thể có những tác
động bất lợi có thể do sự phụ thuộc vào biến động của thời tiết và sự không tuân thủ
nghiêm ngặt trong sản xuất.
Duy trì và tăng cường sự đa dạng sinh học của hệ thống canh tác là chiến lược cơ
bản của việc phòng trừ thông qua hệ thống trồng trọt. Nhiều thực tế cho thấy giảm đa

dạng sinh học trong hệ thống đã làm bùng phát sâu bệnh và nhiều vấn đề khác.
Có nhiều cách để quản lý và tăng cường sự đa dạng sinh học trên đồng ruộng, cả
trên và dưới đất.
Những yếu tố tác động đến đa dạng sinh học và độ phì đất bao gồm hàm lượng
chất hữu cơ tổng số, độ pH, sự cân bằng dinh dưỡng, ẩm độ và thành phần đá mẹ của đất.
Những yếu tố này giúp cây trồng đạt năng suất tối đa và duy trì độ phì nhiêu của đất. Kết
quả nghiên cứu cũng cho thấy khi sử dụng quá chất dinh dưỡng (ví dụ như quá nhiều
đạm, hay lượng canxi quá gấp 2 lần Mg so với hàm lượng tổng số cân bằng của chúng)
trong đất sẽ tạo ra những phản ứng của côn trùng đối với cây. Chính sự mất cân bằng
trong đất cũng là những yếu tố hấp dẫn côn trùng, làm cây khó có khả năng hồi phục sau
khi bị hại và tăng sự mẫn cảm đối với các loại côn trùng phụ từ các nguồn khác. Khi đất
ở trạng thái giàu chất dinh dưỡng sẽ có xu hướng ngăn cản nguồn bệnh. Ước tính có
khoảng 75% các loại côn trùng sống trong đất cũng như nhiều loại thiên địch. Nói chung
đất tốt với sự đa dạng sinh học có thể giúp duy trì quần thể côn trùng dưới ngưỡng kinh
tế.


1.2.2.3 Quản lý công nghệ sinh học
Công nghệ sinh học là quá trình sử dụng các kiến thức truyền thống và công nghệ
hiện đại nhằm làm thay đổi vật chất gien trong thực vật, động vật, vi sinh vật và tạo ra
các sản phẩm mới.
Mặc dù nông dân đã tiến hành những kỹ thuật về công nghệ sinh học theo nghĩa
rất rộng (ví dụ như chọn tạo giống cây con để có những sản phẩm theo ý muốn) từ hàng
nghìn năm, và đến gần đây việc mở mã di truyền đã đưa ngành khoa học này sang kỷ
nguyên hoàn toàn mới. Công nghệ di truyền khác đáng kể so với các kỹ thuật công nghệ
sinh học truyền thống vì người ta có thể tổ hợp AND từ một loài khác để tạo ra một cơ
thể mới (gọi là sinh vật biến đổi di truyền – GMO). Liệu rằng công nghệ này có tương
thích với nền nông nghiệp bền vững không? Và nếu tương hợp thì sẽ theo phương thức
nào? liệu có khơi nguồn cho những cuộc tranh luận dài trong tiến trình phát triển nông
nghiệp bền vững. Sự chấp nhận sản phẩm và những rủi ro công nghệ liên quan đến an

toàn thực phẩm (ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, hàm lượng độc tố, ô nhiễm môi
trường di truyền…) Công nghệ sinh học đáp ứng các cơ hội mới cho sự đối tác mang tính
toàn cầu giữa các nước giàu về kiến thức công nghệ này với các nước đang phát triển
giàu về tài nguyên sinh vật nhưng thiếu vốn và kiến thức để sử dụng các tài nguyên đó.
Điều quan trọng là kỹ thuật mới phải không được làm phá vỡ tính tổng hoà về môi
trường hoặc làm tăng thêm các mối đe doạ cho sức
khoẻ. Nhân dân phải nhận thức được những lợi ích và những rủi ro của công nghệ sinh
học. Ðó là một nhu cầu đòi hỏi đối với những nguyên tắc đã được thoả thuận quốc tế về
đánh giá rủi ro và quản lý mọi khía cạnh của công nghệ sinh học.
Công nghệ sinh học cần phải được phát triển nhằm nâng cao năng suất và chất
lượng lương thực thực phẩm và các sản phẩm chăn nuôi. Phát triển các loại vacxin và kỹ
thuật phục vụ cho việc phòng chống sự lan truyền của bệnh tật và chất độc. Nâng cao sức
chống chịu trong các điều kiện bất thuận, áp dụng các kết quả của công nghệ sinh học để
giảm thiểu nhu cầu sử dụng hoá chất trong nông nghiệp. Ðóng góp làm màu mỡ cho đất
và làm tăng thêm hiệu suất cho những loài thực vật sử dụng các chất dinh dưỡng của đất,
để làm sao cho nền sản xuất nông nghiệp không tháo đi mất các chất dinh dưỡng khỏi địa
bàn hoạt động. Cung cấp các nguồn năng lượng tái sinh và các nguyên liệu thô sơ từ các
chất thải hữu cơ và vật chất thực vật. Xử lý các chất thải hoá học hữu cơ theo cách rẻ hơn


và hiệu quả hơn so với các phương pháp truyền thống. Phát triển các giống cây mọc
nhanh có năng suất cao, đặc biệt là cây cho củi đốt.
Khai thác tài nguyên khoáng sản theo cách ít gây ra sự phá huỷ về môi trường.
1.2.2.4 Phát triển nông thôn bền vững
Thực tế là số dân nghèo trên thế giới hiện sống tập trung hầu hết ở vùng nông thôn
và phương kế sinh nhai của họ thường gắn với nông nghiệp. Như đã trình bày ở trên,
nông nghiệp là yếu tố tác động chính đến môi trường, gắn chặt với nguồn nước, sức
khoẻ, dinh dưỡng và giáo dục. Những năm gần đây, vai trò của nông nghiệp đối với sự
phát triển nông thôn và đóng góp vào ‘Mục tiêu phát triển trong thiên niên kỷ mới của
Liên hiệp Quốc’ngày càng được nhận thức rõ và đánh giá cao.

Thúc đẩy sự phát triển nông thôn thông qua nông nghiêp được thể hiện qua chính
sách phát triển của nhiều quốc gia. Nhìn chung, những chính sách đều thể hiện yêu cầu
phải đảm bảo an ninh lương thực cho nông dân, tạo cơ hội cho họ vượt qua đói nghèo và
cân bằng giữa các mục tiêu môi trường, xã hội và kinh tế.
Tuy nhiên, những thách thức vô cùng lớn như những con số thống kê hiện tại:
khoảng 1,2 tỷ người sống thấp hơn 1 đôla mỗi ngày, hơn 800 triệu người trong cảnh đói.
Giảm đói nghèo cả khu vực nông thôn và ven đô tất nhiên sẽ phải dựa cơ bản vào phát
triển nông nghiệp bền vững, và đặc biệt lại trong bối cảnh dân số vẫn tăng nhanh, quỹ đất
trồng trọt giới hạn và khó có khả năng mở rộng diện tích.
Như vậy phát triển nông thôn là lĩnh vực đa ngành, đặt trong mối quan hệ phức tạp
giữa xã hội – tài nguyên thiên nhiên – môi trường bền vững.
Không giải quyết được tận gốc vấn đề an ninh lương thực thì không thể bảo tồn
được tài nguyên đất, bảo vệ được rừng, không thể có những hệ canh tác bền vững vì đó là
những kế sinh nhai của người dân gắn với rừng, với đồng ruộng.
Vì thế, phương thức thực hiện trong phát triển nông thôn của Tổ chức Phát triển
Canada (CIDA) đặt ra theo 2 hướng: bền vững về phương kế sinh sống và sự lành mạnh
của hệ sinh thái.
 Phương kế sinh sống bền vững: Có thể hiểu đây là tập hợp các hoạt động để bảo
tồn sự sống, tạo ra tài sản và những tiềm năng khác của con người.
 Hệ sinh thái lành mạnh: những tiêu chí của hệ sinh thái này tập trung vào vấn đề
sinh thái và xã hội nhằm tạo cho con người hoạt động theo phương thức bền vững.


Chính cách tiếp cận như vậy đã giúp xác định các chính sách nông nghiệp đúng,
thúc đẩy cộng đồng phát triển, bảo tồn hệ sinh thái.
Hai phương thức này là công cụ thúc đẩy phát triển nông thôn bền vững thông qua nông
nghiệp. Chính từ hoạt động của CIDA mà đã rút ra 5 nguyên tắc chính trong phát triển
nông thôn bền vững: (i) tạo ra những cơ hội cho người nghèo; (ii) trao quyền cho các
nước phát triển và dân của họ; (iii) xây dựng và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm; (iv) tăng
cường mối quan hệ liên kết lẫn nhau và (v) phải đạt được sự bình đẳng giới.

Kế sinh nhai của dân cư nông thôn phụ thuộc vào sự giàu có của tài nguyên thiên
nhiên bao gồm nước, đất, đa dạng sinh học. Nếu tỷ lệ đói nghèo tăng lên cũng đồng nghĩa
với sự đe doạ tính bền vững của nguồn tài nguyên thiên nhiên có giới hạn. Tổ chức CIDA
khuyến cáo nên hướng dẫn dân thực hiện phương thức canh tác giảm thoái hoá đất, sử
dụng nguồn nước hiệu quả và ảo vệ đa dạng loài.

1.2.2 Ý nghĩa
Phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn sẽ đem lại một nền nông
nghiệp tăng trưởng nhanh, tốc độ tăng trưởng ở mức cao và ổn định.
Phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn làm tăng thu nhập cho người
nông dân.
Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững còn có ý nghĩa quan trọng đảm
bảo sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, đáp ứng nhu cầu cho thế hệ tương lai.
Phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát
triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.


CHƯƠNG 2 VAI TRÒ CỦA KINH TẾ NÔNG NGHIỆP,
NÔNG THÔN VÀ VÌ SAO PHẢI PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở NƯỚC TA
2.1 VAI TRÒ
Có thể thấy rằng, nông nghiệp và kinh tế nông thôn là bộ phận quan trọng của nền
kinh tế quốc dân:
 Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và
nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên
liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều
chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng còn bao
gồm cả lâm nghiệp, thủy sản. Nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên như
đất đai, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,…

 Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã,
thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã. Xét về văn hóa, nông
thôn là nơi bảo tồn và duy trì các truyền thống dân tộc. Xét về mặt tổ chức xã hội,
làng xã và quốc gia là đối tượng quan trọng nhất đối với người Việt và được tổ
chức chặt chẽ nhất. Chính vì thế mà người Việt thường nói làng với nước đi đôi
với nhau.
 Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn tham gia sản xuất nông
nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn sau đó đến các ngành nghề mà
tư liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời kì lịch sử, người
nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình thành nên giai cấp
nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội. Trong mối liên hệ mật thiết giữa
nông nghiệp, nông thôn và nông dân thì nông dân là chủ thể của quá trình phát
triển, mang ý nghĩa xây dựng.
 Xét một cách chung nhất, nông nghiệp nông thôn và nông dân có vai trò đối với
một quốc gia như sau:
• Tạo ra những vật phẩm thiết yếu cho con người như lương thực, thực phẩm.


• Cung cấp nguồn vốn lớn tạo điều kiện tích lũy ban đầu cho các ngành nghề
khác.
• Cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp nhất là ngành
công nghiệp nhẹ như: chế biến thực phẩm, dệt may…
• Cung cấp nguồn lao động lớn cho xã hội.
• Là thị trường quan trọng để tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp.
Nếu nông nghiệp bị đình đốn sẽ gây ra hậu quả: Không gia tăng sản lượng nông
sản, đáp ứng cho nhu cầu của xã hội và xuất khẩu. Trì trệ trong nông nghiệp khiến thu
nhập của nhân dân thấp, sức mua kém, thu hẹp thị trường tiêu thụ các sản phẩm công
nghiệp.
 Theo học thuyết Mac – Anghen khi nghiên cứu sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
trong nông nghiệp các nước Pháp, Đức cuối thế kỉ XVIII đã chỉ ra rằng: “Về mặt

kinh tế sự phát triển tiến tới cách mạng trong nội bộ ngành nông nghiệp có vai trò
quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tích tụ tư bản, đồng thời hình thành
thị trường trực tiếp chi nhánh các nhà tư bản và cung cấp lao động cho họ”.
 Đối với Việt Nam, nông nghiệp, nông thôn và nông dân cũng chiếm một vị trí hết
sức quan trọng trong các chiến lược phát triển quốc gia. Nông nghiệp, nông dân,
nông thôn chiếm vai trò to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc,
bảo vệ tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hiện nay, có 70% dân sốm 57% lao
động sinh sống và làm việc ở khu vực nông thôn và đóng góp 20% thu nhập quốc
nội. Để có thể hiểu rõ được vai trò quan trọng đó, chúng ta có thể phân tích nền
kinh tế quốc gia và chính sách áp dụng theo các thời kỳ như sau:
• Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công giữa lúc giặc đói, giặc dốt, giặc
ngoại xâm vẫn còn là mối đe dọa lớn đối với đất nước Việt Nam còn non trẻ.
Ngày 2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời nhưng chỉ sau một
thời gian ngắn, cả dân tộc lại phải đứng lên dốc sức người, sức của cho cuộc
kháng chiến chống ngoại xâm kéo dài 9 năm. Nền kinh tế đối mặt với đất nước
bị chia cắt, chiến tranh liên miên chi phối, đất nước rơi vào tình trạng đói
nghèo và đau khổ không dứt. Trong “Bài nói chuyện tại Hội nghị giảm tô và
cải cách ruộng đất”, ngày 31/10/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đề cập việc
tổ chức hợp tác xã nông nghiệp, “rồi khi đã có điều kiện và nông dân yêu cầu


thì tiến tới nông trường tập thể. Thế cũng chưa hết, còn phải làm cho nông
nghiệp xã hội hóa”.
• Từ năm 1957, miền Bắc thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa về kinh tế, hình
thành mô hình phát triển kinh tế tập trung và công hữu hóa tư liệu sản xuất, kế
hoạch hóa nền kinh tế quốc dân từ trung ương. Nhà nước thực hiện chế độ
phân phối sản xuất sản phẩm bằng tiền lương định mức và bao cấp qua tem
phiếu. Với kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), miền Bắc bước vào thời
kỳ xây dựng. Tính ưu việt của chế độ mới được phát huy mạnh mẽ, nông
nghiệp được phục hồi nhanh chóng và nhiều cơ sở công nghiệp nặng đầu tiên

được xây dựng. Xét về chiều rộng, nền nông nghiệp tập trung lúc này đã phần
nào thực hiện được nghĩa vụ của nó, là giúp miền Bắc vượt qua được giai đoạn
khó khăn và chung tay hỗ trợ miền Nam đang kháng chiến. Nhưng sau đó, mô
hình này bộc lộ nhược điểm quan liêu, khiến ngành kinh tế trì trệ, kiềm hãm
năng suất sản xuất và không kích thích được năng lực sáng tạo cá nhân. Việt
Nam hiện tại cơ sở hạ tầng yếu kém, chưa đủ năng lực để phát triển ngành
công nghiệp nặng, trong khi đó, nông nghiệp là ngành chủ chốt có thể cứu đói
và cứu đất nước nhưng lại xác định sai mục tiêu, khiến cho sản xuất đình trệ,
tăng trường chỉ đạt 0,4%/ năm trong khi tỷ lệ tăng dân số hàng năm trên 2,3%
(giai đoạn kế hoạch 5 năm 1976-1980). Tình trạng thiếu lương thực diễn ra gay
gắt, năm 1980 phải nhập 1,576 triệu tấn lương thực. Đất nước rơi vào tình
trạng thiếu hụt hàng tiêu dùng thiết yếu trầm trọng.
• Từ năm 1966, một số tư tưởng tiến bộ nhận thức được tình hình hiện tại, đi
đầu là Bí thư tỉnh ủy Tỉnh Vĩnh Phúc đã lén chia đất cho nông dân để làm
khoán, hay còn gọi là hình thức khoán chui. Từ đây làm tiền đề cho sự thay đổi
tư tưởng của các cán bộ trong nội bộ lãnh đạo đất nước về sau. Đến kế hoạch 5
năm lần thứ III (1981-1985) nền kinh tế đất nước thiếu cân đối và lâm vài
khủng hoảng trầm trọng. Sản xuất đình trệ thể hiện trên tất cả các lĩnh vực.
• Nhờ vào những cải cách tiến bộ và hợp lý, vào những năm cuối thập kỷ 80,
tình hình biến chuyển rõ rệt. Riêng lĩnh vực nông nghiệp có sự tiến bộ đột
biến. Kết quả là từ một nước phải nhập lương thực, Việt Nam đã có thể xuất
khẩu gạo. Các ngành khác cũng có thể phát triển. Điều này càng khẳng định


được vị trí và vai trò của nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong chiến lược
phát triển, đổi mới của quốc gia.

2.2 VÌ SAO PHẢI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG
THÔN Ở NƯỚC TA
Dân số sống bằng nghề nông chiếm 70% dân số cả nước, 57% lực lượng lao động

xã hội làm việc trong nghành nông nhiệp nhưng chỉ tạo ra chưa đầy 20% GDP và do đó,
về cơ bản họ cũng chỉ được hưởng lợi trong khuôn khổ con số đó mà thôi.
Khoảng cách giàu - nghèo và bất bình đẳng xã hội.
Tình trạng thiếu việc làm do nông dân mất đất canh tác cùng với thiếu việc làm có
thu nhập cao tại khu vực nông thôn, nông nghiệp đã làm trầm trọng thêm sự chênh lệch
giàu nghèo giữa các nhóm xã hội.
Di dân tự phát, xung đột xã hội gia tăng; dân trí và quan trí thấp; dịch vụ y tế,
chăm sóc sức khoẻ yếu kém; đời sống văn hoá có nhiều biểu hiện tiêu cực, xuống cấp;
năng lực quản lý xã hội, kết cấu hạ tầng thấp kém.
Tình trạng đa số người vừa thoát nghèo vẫn ở xung quanh cận nghèo tạo ra tính
thiếu bền vững của công cuộc xoá đói, giảm nghèo.
Hiện nay, thiếu hụt nhất ở khu vực này là tri thức và thông tin khoa học hiện đại
được chuyển giao một cách có hệ thống.
Thách thức to lớn của khu vực tam nông là sức ép trong chi tiêu cho giáo dục, áp
lực của tình trạng gia tăng ô nhiễm và suy thoái môi trường đến mức báo động.
Làng nghề và các khu công nghiệp nông thôn gây ô nhiễm đất, nước và không khí
rất nặng; làm suy thoái tài nguyên môi trường do khai thác tự phát, không theo quan điểm
phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Khu vực đô thị - công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm và suy thoái môi trường nặng
nề hơn và cư dân ven đô lại là những người trực tiếp chịu hậu quả. Chẳng hạn, nước thải
độc hại của Nhà máy bột ngọt Vedan đã làm ô nhiễm nước và đồng ruộng ở Đồng Nai,
Bà Rại Vũng Tàu và Hồ Chí Minh.
Khu vực tam nông vốn nghèo, lạc hậu, dễ bị tổn thương và loại trừ ra khỏi dòng
chủ lưu của phát triển kinh tế - xã hội, gia tăng đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá
và toàn cầu hoá.Bằng nội lực, người dân nông thôn chỉ đủ đảm bảo mưu sinh.


Tình trạng lao động nông thôn, chủ yếu là lao động trẻ ở nhiều vùng trong cả nước
bỏ nghề nông ra thành phố tìm kế sinh nhai ngày càng nhiều, đã và tiếp tục làm gia tăng
dân số cơ học, gây quá tải cho các thành phố lớn, góp phần nảy sinh không ít những phức

tạp, như ùn tắc giao thông, ô nhiễm không khí, mất trật tự, an toàn xã hội.
Diện tích đất đai dành cho nông nghiệp ngày càng tăng, đi đôi với việc chặt phá và
thu hẹp diện tích rừng. Nhiều hệ sinh thái tự nhiên bị thoái hóa.Nhiều loài sinh vật bị tiêu
diệt. Nơi cư trú và môi trường sống của các loài sinh vật hoang dã bị thu nhỏ. Đi đôi với
quá trình này, đất đai bị rửa trôi, xói mòn, bị bạc màu, bị đá ong hóa ngày càng tăng. Độ
phì nhiêu của đất đai, sau một quá trình trồng trọt lâu dài ở một nền sản xuất nông nghiệp
với trình độ canh tác thô sơ, giảm dần. Nhiều vùng đất đai trở thành hoang mạc, nhiều
nơi bị sa mạc hóa.
Các thành tựu của khoa học và công nghệ tạo điều kiện cho con người tác động
mạnh mẽ lên thiên nhiên. Các tác động của con người lên thiên nhiên đa dạng hơn, rộng
lớn hơn, sâu sắc hơn và gây nên nhiều hậu quả to lớn và nghiêm trọng. Trước đây, trong
thời kỳ con người tiến hành sản xuất nông nghiệp dựa chủ yếu vào lao động chân tay, vào
sức khỏe của cơ bắp và sức kéo của súc vật, những hậu quả gây ra cho thiên nhiên phần
lớn được khôi phục do những khả năng tự bù đắp của thiên nhiên. Vì vậy, con người
sống trong môi trường tương đối an toàn. Vào cuối thế kỷ XX, do những tác động mạnh
mẽ và sâu sắc của con người lên thiên nhiên, trong đó rất nhiều trường hợp hậu quả các
tác động do con người, vươt quá sức chịu đựng, khả năng hồi phục của thiên nhiên, gây
nên những đảo lộn, những huỷ hoại cho thiên nhiên ở những vùng rộng lớn.
Rừng bị chặt, phá lấy đất làm nông nghiệp là nguyên nhân của những trận lũ lụt
lớn bất thường, là lý do của những đợt hạn hán kéo dài, nguyên nhân của tình trạng rửa
trôi, xói mòn đất ở những vùng đất dốc v.v...
Sử dụng nhiều lần với lượng lớn các loại phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực
vật là nguyên nhân của ô nhiễm môi trường, của tình trạng tích luỹ các chất độc hại trong
nông sản gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng, gây ngộ độc cho người tiêu
dùng.
Chế độ canh tác thiếu hợp lý, một chiều, là nguyên nhân của những trận dịch sâu
bệnh bùng phát gây hại nghiêm trọng, dẫn đến phải sử dụng một lượng chất hóa học bảo
vệ thực vật lớn và hậu quả là gây ô nhiễm môi trường.



Dư lượng các chất độc hại trong nông sản không những gây hại trực tiếp tức thời
đối với người sử dụng, mà còn có thể gây ra những tác động có hại lâu dài về sau đối với
cơ thể người bị ngộ độc, kể cả những những tác động di truyền gây hại cho con cái ở thế
hệ tiếp theo.

2.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở NƯỚC TA
2.3.1 Các nhân tố tự nhiên
2.3.1.1 Tài nguyên đất
Là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu không thể thay thế được của ngành nông nghiệp
Tài nguyên đất ở nước ta khá đa dạng với 14 nhóm đất khác nhau, trong đó có 2 nhóm đất chiếm
tích lớn nhất là đất feralit và đất phù sa đất phù sa:khoảng 3 triệu ha tập trung tại các đồng bằng
thích hợp nhất với cây lúa nước và các cây ngắn ngày khác đất feralit:chiếm diện tích trên 16
triệu ha chủ yếu ở trung du,miền núi thich hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm như
chè,cà phê, cao su..cây ăn quả và một số cây ngắn ngày như sắn,ngô,khoai,đậu.
Theo Tổng cục Thống kê, tổng diện tích đất nông nghiệp thời điểm 1-1-2011 gần 26,21
triệu ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp gần 10,13 triệu ha (hơn 38,64%), đất lâm
nghiệp gần 15,4 triệu ha (hơn 58,6%)… Tại thời điểm trên, đất trồng lúa hơn 4,12 triệu ha, giảm
khoảng 32 nghìn ha so 5 năm trước.
Do đó việc sử dụng hợp lý các tài nguyên đất là rất quan trọng đối với phát triển nông
nghiệp của nước ta.
Khó khăn: còn nhiều diện tích đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, xói mòn, bạc màu, cần
phải cải tạo.

2.3.1.2 Tài nguyên khí hậu
Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, do đo cây cối xanh tươi quanh năm sinh trưởng
nhanh,sản xuất nhiều vụ trong năm. Khí hậu thích hợp cho nhiều loại cây CN, cây ăn quả.
Sự phân hoá đa dạng của khí hậu nước ta theo mùa và theo không gian lãnh thổ tạo cho
cơ cấu cây trồng đa dạng có thể trồng được các loại cây nhiệt đới, ôn đới, cận nhiệt đới. Ví dụ:
miền Bắc có mùa đông lạnh, miền núi và cao nguyên có khí hậu mát mẻ nên trồng được rất nhiều

loại cây ôn đới, cận nhiệt đới : khoai tây, cải bắp, su hào, táo, lê, mận, chè…
Ngoài ra cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng còn có sự khác nhau giữa các vùng.
Những tai biến thiên nhiên thường gây khó khăn lớn cho sản xuất nông nghiệp như bão,
gió tây khô nóng, sương muối, rét hại... Khí hậu nóng ẩm còn là môi trường thuận lợi cho các


loại nấm mốc, sâu bệnh có hại phát triển… Tất cả các khó khăn đó làm ảnh hưởng lớn đến năng
xuất và sản lượng cây trồng,vật nuôi.

2.3.1.3 Tài nguyên nước:
Nước ta có hệ thống sông ngòi ,hồ ao dày dặc với lượng nước dồi dào, phong phú có giá
trị lớn cho sản xuất nông nghiệp.
Nguồn nước ngầm cũng rất dồi dào để giải quyết nước tưới nhất là mùa khô.
Khó khăn: lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô do đó thuỷ lợi là biện pháp hàng
đầu trong sản xuất nông nghiệp nước ta, vì:
 Cung cấp nước tưới vào mùa khô.
 Cải tạo đất mởi rộng diện tích đất canh tác.
 Tăng vụ,thay đổi cơ cấu mùa vụ và cây trồng tạo ra năng xuất và sản lượng cây trồng cao
Khí hậu, nước: Ảnh hưởng đến thời vụ, cơ cấu, khả năng xen canh tăng vụ, mức ổn định
cuẩ sản xuất nông nghiệp.

2.3.1.4 Tài nguyên sinh vật
Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng và hê sinh thái, giàu có về thành phần loài,
đó là cơ sở để thuần dưỡng lai tạo nên các giống cây trồng vật nuôi có chất lượng tốt thích nghi
cao với điều kiện sinh thái nước ta
Khó khăn:
 Tài nguyên sinh vật đang dần cạn kiệt.
 Ô nhiễm môi trường
Sinh vật: Ảnh hưởng mức độ phong phú của giống cây trồng vật nuôi, khả năng cung
cấp thức ăn cho chăn nuôi.

Điều kiện này bao gồm vị trí địa lý, địa hình thổ nhượng, khí hậu, thời tiết, hệ sinh thái,
tài nguyên đất, nước, rừng,… Các điều kiện này có ảnh hưởng quan trọng đối với nông nghiệp
hàng hóa. Quá trình sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp gắn liền với quá trình sinh học và gắn bó chặt
chẽ với nhân tố tự nhiên. Trong quá trình sản xuất, người lao động không thể ngăn cản quy luật
sinh vật và không được can thiệp thô bạo vào trong quá trình sinh vật, trái lại phải nghiên cứu và
nhận thức được các quy luật của sinh vật đó để bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với
vùng sinh thái. Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa các vùng lãnh thổ đã hình thành nên các
vùng thổ nhưỡng, vùng khí hậu, vùng sinh thái và vùng sinh vật, đây là cơ sở tự nhiên tạo nên lợi
thế giữa các vùng sản xuất cho từng loại cây, vật nuôi; hình thành những người lao động chuyên
môn hóa, ngành chuyên môn hóa, doanh nghiệp chuyên môn hóa,…
Chính vì thế, sản xuất hàng hóa chỉ thực sự có hiệu quả khi thích ứng với các nhân tố tự
nhiên. Điều này đòi hỏi nhà nước phải lựa chọn một tập đoàn cây trồng, vật nuôi thích ứng với


nhân tố tự nhiên của từng vùng, từng nơi và phải khai thác lợi thế so sánh của từng nơi để đáp
ứng nhu cầu của thị trường, nâng cao trình độ chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp, trước hết
gắn sản xuất với chế biến và hướng tới xuất khẩu.

2.3.2 Các nhân tố kinh tế – xã hội
2.3.2.1 Dân cư lao động
Ngày 25-10, Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT) công bố kết quả thống kê cho thấy, hiện
gần 9,3 triệu hộ, đơn vị có sử dụng đất trồng lúa, chiếm 77,6% tổng số hộ có sử dụng đất sản
xuất nông nghiệp. Hiện, có tới 85% tổng số hộ có sử dụng đất trồng lúa có diện tích dưới 0,5%
ha, trong đó có 50% chỉ sử dụng dưới 0,2 ha, cho thấy nền nông nghiệp vẫn sản xuất nhỏ lẻ
Nông dân VN cần cù , sáng tạo, nhiều kinh nghiệm sản xuất.
Dân cư lao động ảnh hưởng đến cơ cấu, sự phân bố cây trồng, vật nuôi (là lực lượng lao
động, tiêu thụ, quan trọng để phát triển nông nghiệp).
Ngày nay, kinh tế thị trường đã phát triển đến sự thống nhất khu vực và thế giới, người
lao động trong nông nghiệp muốn là chủ thể sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa thì
không thể chỉ rừng lại ở sản xuất hàng hóa giản đơn mà phải là những người có trình độ kinh

doanh hàng hóa phát triển, phải có tri thức làm giàu.
Khó khăn: thiếu việc làm trong điều kiện sản xuất nông nghiệp ngày càng được cơ giới
hoá.

2.3.2.2 Cơ sở vật chất- kĩ thuật
Cơ sở vật chất- kĩ thuật như: hệ thống thuỷ lợi, các dịch vụ trồng trọt chăn nuôi và nhiều
cơ sở vật chất kĩ thuật khác hiện nay đang ngày càng được hoàn thiện và phát triển.
Công nghiệp chế biến nông sản phát triển và phân bố rộng khắp cả nước làm tăng giá trị
và khả năng cạnh tranh của hàng nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định và phát triển
các vùng chuyên canh.
Tiến bộ khoa học kĩ thuật ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, sản lượng.
Khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp được biểu hiện ở một số mặt cơ bản như là: ứng
dụng tiến bộ công nghệ sinh học vào sản xuất; hoàn thiện hệ thống quy trình công nghệ bảo quản
và chế biến sản phẩm; kỹ thuật trong việc sử dụng và cải tạo đất, sử dụng nguồn nước phục vụ
nông nghiệp, nông thôn và bảo vệ môi trường; kỹ thuật trong việc sử dụng các phương tiện hóa
học như phân bón, thuốc bảo vệ cây trồng vật nuôi, thuốc kích thích tăng trưởng, vật liệu hóa
học xây dựng; những tiến bộ liên quan đến người lao động nông nghiệp bao gồm: trình độ văn
hóa, trình độ quản lý, kỹ năng, kỹ xảo, trình độ lành nghề, trình độ tiếp thị; tiến bộ kỹ thuật trong
trang bị và sử dụng các phương tiện cơ khí như: Máy công tác hay là công cụ lao động nói


chung; hệ thống các công trình thụy lợi; các yếu tố thuộc kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất như
đường sá, phương tiện giao thông, thông tin liên lạc, nhà xưởng, kho bãi,… Các yếu tố này được
coi là: Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, chính là “giá đỡ vật chất”, là bộ xương sống của sản
xuất, là nhân tố trực tiếp làm thay đổi trạng thái của sản xuất, nâng cao năng xuất, chất lượng,
hiệu quả của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông sản.
Phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn liền với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại
mà trước hết là công nghệ sinh học, tiến bộ kỹ thuật gen, nuôi cây tế bào. Những thành tựu này,
một mặt mở ra khả năng, hướng đi mới, từ ứng dụng và chuyển giao công nghệ tạo ra những
giống cây, con có năng suất, chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh; mặt khác đòi hỏi chúng ta

phải cân nhắc, lựa chọn, quy hoạch ứng dựng các công nghệ mới đó một cách hợp lý với điều
kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội trong nước.
Khó khăn: thiếu vốn đầu tư, cơ sở vật chất kĩ thuật và trình độ khoa học kĩ thuật còn hạn
chế.

2.3.2.3 Chính sách phát triển nông nghiệp
Phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, nông nghiệp hướng ra xuất khẩu.
Vai trò của các chính sách đó là cơ sở động viên nông dân làm giàu. Khuyến khích sản
xuất, khơi dậy và phát huy mặt mạnh hàng nông nghiệp. Tạo nhiều việc làm, ổn định đời sống
nông dân.
Tạo mô hình phát triển nông nghiệp thích hợp, khai thác mọi tiềm năng sẵn có
Sở hữu ruộng đất ảnh hưởng đến đường lối phát triển, các hình thức tổ chức lãnh thổ nông
nghiệp.
Chính sách nông nghiệp đúng đắn, thích hợp nó sẽ phát huy được tính năng động của các
chủ thể sản xuất - kinh doanh, khai thác tốt nhất mọi tiềm năng thế mạnh của đất nước, thúc đẩy
sự phát triển nông nghiệp hàng hóa và ngược lại nếu các chính sách nông nghiệp của Nhà nước
không đúng đắn, không thích hợp nó sẽ trở thành yếu tố kìm hãm sự phát triển nông nghiệp hàng
hóa. Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước thông qua các chính sách để khắc phục những
khuyết tật của thị trường, cụ thể như: chính sách đất đai, chính sách đầu tư và tín dụng, chính
sách khoa học - công nghiệp, chính sách tiêu thụ nông sản… các chính sách này vừa tạo phân
công lao động xã hội, vừa tạo điều kiện môi trường để thúc đẩy sự hình thành và phát triển nông
nghiệp hàng hóa.
Thực tiến cho thấy ở nhiều nước trên thế giới, mặc dù điều kiện tự nhiên không được
thuận lợi nhưng nông nghiệp hàng hóa đạt được tốc độ phát triển cao, là do các nước đó có được
các chính sách nông nghiệp đứng đắn, Nhà nước đã tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi
cho các chủ thể kinh tế hoạt động như: phát triển khoa học - công nghệ, cung cấp dịch vụ thông


tin, cung cấp các loại hàng hóa công cộng (hệ thống đường giao thông, điện, thủy lợi, hệ thống
thông tin liên lạc…), cung cấp vốn, tín dụng, điều chỉnh lãi xuất hợp lý có lợi cho người sản xuất

nông nghiệp… những vấn đề này thể hiện sự can thiệp và trợ giúp của Nhà nước có vai trò hết
sức quan trọng và là nhân tố không thể thiếu được trong phát triển nông nghiệp hàng hóa.

2.3.2.4 Thị trường trong và ngoài nước
Thị trường trong và ngoài nước ngày càng được mở rộng thúc đẩy sản xuất, đa dạng hoá
sản phẩm nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Thị trường tiêu thụ: Ảnh hưởng đến giá cả, điều tiết sản xuất, hướng chuyên môn hóa.
Thị trường nông sản có vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là điều kiện, vừa là môi trường
của nông nghiệp hàng hóa; nó vừa thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng, khối nông sản hàng hóa
tiêu thụ trên thị trường, nó điều tiết các mối quan hệ kinh tế của cả người sản xuất, người tiêu
dùng và nhà quản lý, thông qua tín hiệu giá cả nông sản trên thị trường. Thị trường nông sản
phản ánh nhịp độ, tình trạng của sự phát triển nông nghiệp hàng hóa. Thị trường nông sản ngày
càng phát triển góp phần làm cho sản phẩm nông sản hàng hóa cũng ngày càng đa dạng, phong
phú cả về số lượng, chất lượng và chủng loại nông sản hàng hóa.
Khó khăn: Sự biến động của thị trường, giá cả không ổn định cũng ảnh hưởng lớn đến
sản xuất một số cây trồng, vật nuôi quan trọng.

CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG
VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
3.1 QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC


Ngay những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chỉ rõ: Đặc điểm to lớn nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông
nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư
bản chủ nghĩa. Sau này các Đại hội của Đảng đã từng bước làm rõ thêm đặc điểm to lớn
này, lấy đó làm cơ sở để xây dựng đường lối chiến lược, các mục tiêu kinh tế xã hội của
Đảng.
Đại hội lần thứ III của Đảng khẳng định ra sức phát triển nông nghiệp, vì muốn
phát triển công nghiệp, muốn tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa phải có những

điều kiện tiên quyết như lương thực, thực phẩm, lao động, v..v mà những điều kiện đó
phụ thuộc vào sự phát triển của nông nghiệp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Vì nước
ta là một nước nông nghiệp, mọi việc đều dựa vào nông nghiệp” cho nên “các cơ quan
Nhà nước phải quan tâm hơn nữa đến nông nghiệp, phát huy nhiều hơn nữa tác dụng
của ngành mình trong sản xuất nông nghiệp”.
Hội nghị Trung ương V khóa III năm 1961 đã ra nghị quyết về vấn đề phát triển
nông nghiệp, trong đó nêu lên phương hướng cải tiến công cụ và cơ giới hóa nông nghiệp
trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965).
Đến Đại hội lần thứ IV, Đảng xác định lấy việc phát triển nông nghiệp và công
nghiệp nhẹ làm cơ sở để ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, nêu ra vấn
đề kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu công - nông
nghiệp. Đại hội chỉ rõ nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm (1976-1980) là tập trung cao
độ lực lượng của cả nước, của các ngành, các cấp, tạo ra một bước phát triển vượt bậc về
nông nghiệp, nhằm giải quyết vững chắc nhu cầu của cả nước về lương thực, thực phẩm
và một phần hàng tiêu dùng thông thường.
Như vậy, đến Đại hội IV vai trò của nông nghiệp được xác định rõ hơn, là cơ sở
để phát triển công nghiệp. Để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, trong giai đoạn này, Đảng
và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách lớn như đầu tư để làm thủy lợi, thực
hiện cơ giới hóa nông nghiệp, làm đường giao thông nông thôn, xây dựng trường học,
trạm xá, đặc biệt là thủy lợi và cơ giới hóa nông nghiệp. Tuy nhiên đường lối công
nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa do Đại hội IV đề ra vẫn thiên về xây dựng công nghiệp
nặng, chưa tập trung sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ một cách đúng mức.


Đại hội V của Đảng khẳng định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Thực tế ở nước
ta đã chỉ rõ khi mà nông nghiệp còn ở trong tình trạng lạc hậu, tự cấp tự túc, năng suất
thấp thì sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa chưa thể triển khai mạnh mẽ được.
Trình độ thấp kém của sản xuất nông nghiệp, không những ảnh hưởng và gây khó khăn
đến đời sống nhân dân, sự phát triển của công nghiệp, mà còn ảnh hưởng xấu đến chu
trình sản xuất xã hội. Điều quan trọng là Đại hội V đã chỉ rõ quan điểm và nội dung của

công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên.
Đại hội VI là bước ngoặc trong đổi mới tư duy của Đảng về chủ nghĩa xã hội nói
chung, về nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Đại hội chỉ rõ trong những năm còn lại của
chặng đường đầu tiên, trước mắt là trong kế hoạch 5 năm 1986-1990, phải thật sự tập
trung sức người, sức của vào việc thực hiện cho được ba chương trình mục tiêu về lương
thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Trong toàn bộ quá trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội không được tách rời nông nghiệp với công nghiệp, không thể chỉ coi
trọng nông nghiệp hoặc công nghiệp. Nhưng ở mỗi giai đoạn, trong từng chặng đường, vị
trí của nông nghiệp và công nghiệp có khác nhau; trong chặng đường hiện nay phải tập
trung sức phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp
một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được
thông qua Đại hội VII và các nghị quyết của Trung ương khóa VII, tiếp tục khẳng định,
làm rõ quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và kinh tế nông thôn, theo
hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung
tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không
ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Hội nghị lần
thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã ra nghị quyết về: “Tiếp tục đổi mới
và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn”. Nghị quyết đã khẳng định: trãi qua các thời kỳ
cách mạng từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn luôn khẳng định tầm quan trọng của
vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn…lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu và
là khâu đột phá. Những quan điểm trên đây, phản ánh nhận thức mới, là bước phát triển
tư duy lãnh đạo của Đảng trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta.


Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI: phát triển nông - lâm - ngư nghiệp toàn
diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân,
nông thôn.
Nông nghiệp, nông dân và nông thôn là những vấn đề mang tầm cỡ chiến lược của
cách mạng Việt Nam, có tầm quan trọng đặc biệt trong công cuộc giải phóng, xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc. Trong tư duy của Đảng nông nghiệp, nông dân, nông thôn là sự phát
triển về lý luận, tổng kết sâu sắc thực tiễn tiến trình cách mạng Việt Nam, đặc biệt là
trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước; có giá trị soi sáng cho những chặng đường
cách mạng tiếp theo.
Như vậy, từ thực tiễn và yêu cầu phát triển của đất nước, nhận thức của Đảng và
Nhà nước là ngày càng quan tâm chú ý tới phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn
trong tổng thể sự phát triển chung của đất nước. Vì sao vậy? điều đó không chỉ bởi nông
dân là một lực lượng quan trọng của cách mạng và hiện còn đang chiếm tỷ lệ lớn trong
dân số, mà chính nông nghiệp, nông dân Việt Nam luôn khẳng định vai trò đóng góp hết
sức to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Nông nghiệp đã mở đường
trong quá trình đổi mới, tạo nền tảng, động lực cho tăng trưởng kinh tế và là nhân tố quan
trọng bảo đảm sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.Đến nay mặc dù sau gần
30 đổi mới, kinh tế nước ta đã phát triển khá toàn diện, song sản phẩm nông nghiệp vẫn
là những sản phẩm chủ yếu thể hiện sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với thế giới.

3.2 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG
THÔN
Trong Nghị quyết số 06 của Bộ Chính trị Khóa VIII về một số vấn đề phát triển
nông nghiệp và nông thôn đã khẳng định 4 quan điểm:
 Phát triển nông nghiệp - nông
thôn đóng vai trò chiến lược
trong sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, xây dựng và
bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực
lượng quan trọng để phát triển


kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng, phát huy
bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái đất nước.
 Các vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn phải giải quyết đồng bộ gắn với công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước. Nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông
thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp dịch vụ và phát triển đô thị theo
quy hoạch là căn bản. Phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt.
 Phát triển nông nghiệp, nông thôn phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để
giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất
đai, rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc
tế; phát huy cao nội lực, đồng thời tăng mạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội; ứng
dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, phát triển nguồn nhân
lực, nâng cao dân trí nông dân.
 Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống
chính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực
tự cường vươn lên của nông dân. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận,
dân chủ, có đời sống văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho
phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân.
Nghị quyết ĐH Đảng toàn quốc lần thứ XI với những nội dung sau:
 Một là, phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả bền vững
trên cơ sở phát huy những lợi thế của nên nông nghiệp nhiệt đới gắn với giải quyết
tốt các vấn đề nông dân, nông thôn.
Đảng chỉ rõ: Khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để phát triển sản xuất
hàng hóa lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao.
 Hai là, xây dựng, phát huy vai trò của giai cấp nông dân, chủ thể của quá trình
phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Đảng nêu rõ: nâng cao trình độ giác ngộ của giai cấp nông dân, tạo điều kiện để
nông dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Hỗ trợ, khuyến khích nông dân học nghề, chuyển dịch
cơ cấu lao động, tiếp nhận và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, tạo điều kiện
thuận lợi để nông dân chuyển sang làm công nghiệp và dịch vụ. Nâng cao chất



lượng cuộc sống của dân cư nông thôn, thực hiện có hiệu quả bền vững công cuộc
xóa đói, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp.
 Ba là, xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, giàu đẹp, nâng cao đời sống
vật chất và tinh thân của nông dân
Đảng nêu rõ: quy hoạch phát triển nông thôn và phát triển đô thị và bố trí các điểm
dân cư. Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi
trường.

3.2.1 Nông Nghiệp
3.2.1.1 Trồng trọt
Sản xuất kinh doanh nông nghiệp phát triển hiệu quả và bền vững theo hướng phát
huy lợi thế so sánh, tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng giá trị gia tăng, đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, đảm
bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng của nhân dân.
Duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành
trồng trọt khoảng từ 2,5 - 3%/năm, trong đó
giai đoạn 2011 - 2015 là khoảng 2,7%/năm và
giai đoạn 2016 - 2020 là khoảng 2,6%/năm
bằng các giải pháp tăng năng suất, tăng chất
lượng, giảm giá thành, điều chỉnh cơ cấu phù hợp xu hướng biến đổi nhu cầu tiêu dùng
theo mức tăng thu nhập của nhân dân (giảm tỷ lệ tiêu thụ lương thực, tăng rau hoa quả,
tăng nông sản tiêu dùng từ cây công nghiệp, tăng cây trồng làm nguyên liệu thức ăn chăn
nuôi, cây trồng làm nhiên liệu sinh học, nguyên liệu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp,
dược liệu...), duy trì quy mô sản xuất lương thực hợp lý, đảm bảo nhu cầu an ninh lương
thực cho mức dân số ổn định tương lai. Tập trung phát triển các cây trồng nhiệt đới mà
Việt Nam có lợi thế và thị trường thế giới phát triển trong tương lai có nhu cầu (lúa, cà
phê, cao su, điều, tiêu, chè, rau hoa quả nhiệt đới,…), giảm thiểu những cây trồng kém

lợi thế, chấp nhận nhập khẩu với quy mô hợp lý phục vụ chế biến và nhu cầu tiêu dùng
trong nước (bông, thuốc lá, rau hoa quả ôn đới, đỗ tương…).
3.2.1.2 Chăn nuôi


Phát triển chăn nuôi theo lợi thế
của từng vùng sinh thái nhằm đáp ứng
nhu cầu thị trường trong nước theo
hướng sản xuất tập trung công nghiệp,
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,
phòng chống dịch bệnh và bảo vệ môi
trường. Đẩy mạnh mức tăng trưởng của
ngành chăn nuôi đạt khoảng 6 - 7%
trong giai đoạn 2011 - 2015 và khoảng 5 - 6% trong giai đoạn 2016 - 2020 đáp ứng nhu
cầu trong nước với mức thu nhập ngày càng tăng (tăng thịt đỏ, tăng gia cầm, tăng trứng
sữa, tăng sản phẩm đặc sản,…), theo hướng phát triển sản xuất thâm canh công nghiệp
quy mô lớn, tăng nhanh hiệu quả sản xuất, giảm giá thành thức ăn chăn nuôi phòng
chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, làm tốt công tác vệ sinh an toàn và kiểm dịch động vật.
Tập trung phát triển những ngành hàng có lợi thế ở từng địa phương. Xác định rõ quy mô
tự túc tối ưu và mức độ nhập khẩu cần thiết những sản phẩm mà nước ngoài có lợi thế
hơn (sữa, bò, gà, sản phẩm chăn nuôi ôn đới,…) để tập trung đầu tư và phát triển công
nghiệp chế biến.
3.2.1.3 Thủy sản
Tạo bước phát triển đột
phá, tăng tỷ trọng của ngành thủy
sản trong cơ cấu ngành. Tập trung
phát triển nuôi trồng, nhất là nuôi
thủy sản nước lợ và sau đó là
nước ngọt, mở rộng nuôi trồng
trên biển theo hướng đầu tư thâm

canh tăng năng suất, tăng hiệu
quả, đảm bảo vệ sinh an toàn và
duy trì cân bằng sinh thái môi
trường. Chuyển sang đánh bắt biển xa theo hướng khai thác bền vững, kết hợp kinh tế quốc phòng. Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành Thủy sản đạt khoảng 10,5%/năm trong
giai đoạn 2011 - 2015 và 11-12%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Đẩy mạnh nuôi trồng thủy


×