Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

QUAN ĐIỂM CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA THỜI KỲ MỚI VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.19 KB, 7 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG
Chủ đề: QUAN ĐIỂM CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG
VỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA THỜI KỲ MỚI VÀ
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Mục lục
Lời mở đầu
I.Quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng văn hóa thời kỳ đổi mới: Tr1
Tiểu kết 1: Tr2
II.Đánh giá việc thực hiện đường lối: Tr2
1,Thành tựu: Tr3
2,Hạn chế : Tr3
KẾT LUẬN Tr4
Lời mở đầu
Đi suốt chiều dài lịch sử, dân tộc Việt Nam ta đã trải qua biết bao thăng trầm: Đấu tranh bảo vệ độc lập chủ
quyền và dựng xây đất nước. Bao ách đô hộ thống trị tàn ác đã phá hoại những giá trị vật chất, tinh thần văn hóa cơ
bản nhất của ta nhưng nhân dân vẫn kiên cường giữ vững, thậm trí trước âm mưu đồng hóa ấy, bản sắc văn hóa dân
tộc ngày càng được phát huy tiến bộ và đậm đà. Một minh chứng tiêu biểu cho niền tự hào này là: sau năm 1975, cả
thế giới khâm phục chiến thắng của Việt Nam, những người có lương tri đều muốn biết sự thật ở Việt Nam. Nhân
dân tiến bộ trên thế giới, kể cả các nhà quân sự Mỹ đều cho rằng “ Chiến thắng ở Việt Nam là chiến thắng của một
nền văn hóa”. Điều đó quả không sai. Văn hóa người Việt tốt đẹp và bền bỉ sống mãi cùng thời gian, là điều mà
chúng ta luôn tự tôn mãi khi nhắc đến. Bởi nó cũng chính là nguồn cội, gốc rễ tạo nên sức mạnh chiến thắng mọi
âm mưu, tội ác của quân xâm lược. Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh cũng đã sáng suốt nhận thức và đưa ra
quan điểm chủ trương về xây dựng văn hóa thời kỳ mới một cách đúng đắn và kịp thời, đưa đất nước tiến theo và
phát triển trên con đường đi lên XHCN, hòa nhập kinh tế toàn cầu nhanh chóng, hữu hiệu.
3
I.Quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng văn hóa thời kỳ đổi mới:
_ “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã
hội và hội nhập quốc tế”. Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người
và xây dựng xã hội mới.
_“Nền văn hóa chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. “Tiên tiến” là yêu


nước và tiến bộ mà nội dung cốt lỗi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác- lê nin và tư
tưởng HCM nhằm mục tiêu tất cả vì con người. “Bản sắc dân tộc” của văn hóa Việt Nam là những giá trị gốc, căn
bản, cốt lõi, những giá trị hạt nhân biểu hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống con người: Văn học nghệ thuật, kiến
trúc, giao tiếp, sinh hoạt, ứng sử hàng ngày…
_ “Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng dân tộc Việt Nam”. Hơn 50
dân tộc anh em đều đóng góp những giá trị bản sắc văn hóa riêng. Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm
phong phú nền văn hóa Việt Nam thống nhất và củng cố sự thống nhất dân tộc.
_“Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp chung của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó có đội ngũ trí
thức giữ vai trò quan trọng”. Mọi công dân Việt Nam phấn đấu và hợp sức, đoàn kết lại, là nền tảng cho dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
_ “ Giáo dục và đào tạo, cùng với khoa học công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu”. Truyền thống hiếu học,
thi cử chọn hiền tài ra giúp dân, giúp nước đã có từ xa xưa. Khoa học công nghệ là nội dung then chốt trong mọi
hoạt động của tất cả các nghành, các cấp, là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng cố quốc phòng-
an ninh.
_ “ Văn hóa là mặt trận; xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý
trí cách mạng và sự nghiệp kiên trì, thận trọng”. Bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tạo
nên những giá trị văn hóa mới là một qua trình cách mạng đầy khó khăn, phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian. Bên
cạnh việc tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, sáng tạo, vun đắp nên những giá trị mới, phải kiên trì đấu tranh bài trừ
các thủ tục, tật xấu, nâng cao tính chiến đấu chống âm mưu lợi dụng văn hóa để thực hiện “ diễn biến hòa bình”.
_Ngay từ rất sớm, Hồ chủ tịch đã quan tâm đến văn hóa, đã thấy rõ vai trò, vị trí của văn hóa trong đời sống xã
hội. Người đã đưa ra năm điểm lớn định hướng cho việc xây dựng nền văn hóa dân tộc:
+ “ Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường”
+ “ Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng”.
+ “ Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi cỉa nhân dân trong xã hội”.
4
+ “ xây dựng chính trị: dân quyền”.
+ “ Xây dựng kinh tế”.
Tiểu kết 1:Điều này cắt nghĩa vì sao ngay sau khi giành được độc lập, Hồ Chí Minh đã bắt tay vào việc xây dựng,
kiến tọa một nền văn hóa mới ở Việt Nam trên tất cả mọi lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức đến tâm lý
con người, đã sớm đưa văn hóa vào chiến lược phát triển đất nước.Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng đã trở thành một bộ

phận của nền văn hóa dân tộc và là ngọn đèn pha soi đường cho công cuộc xây dựng một nền văn hóa và đạo đức
mới ở Việt Nam. Đảng đã ngiên cứu và dẫn dắt chúng ta học tập tư tưởng của Người, noi theo tấm gương sáng ngời
ấy không đơn thuần chỉ là vấn đền nhận thức mà con là tránh nhiệm chính trị của cả dân tộc, nhằm xây dựng nước
nhà thành một quốc gia văn minh trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
II.Đánh giá việc thực hiện đường lối:
1,Thành tựu:
Trong những năm qua, việc thực hiện đường lối đổi mới đã ghi nhận nhiều dấu hiệu đáng mừng.
+Cơ sở vật chất, kĩ thuật của nền văn hóa mới đã bước đầu được tạo dựng
+ Quá trình đổi mới tư duy về văn hóa, xây dựng con người và nguồn nhân lực có bước phát triển rõ rệt; môi trường
văn hóa có những chuyển biến tích cực, hợp tác quốc tế về văn hóa được mở rộng.
+ Bên cạnh đó Giáo dục và đào tạo có bước phát triển mới, dân trí ngày càng được nâng cao. Khoa học và công
nghệ có bước phát triển, phục vụ thiết thực hơn nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã
2,Hạn chế:
Song song với nó còn có những hạn chế bởi nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
_ Những tiến bộ, thành tựu đạt được vẫn chưa đr vững chắc để ăn sâu vào tư tưởng. Đạo đức, lối sống diễn biến
phức tạp, tổn hại không nhỏ đến uy tind của Đảng và Nhà nước, niềm tin của nhân dân.
_ Sự phát triển văn hóa chưa đồng bộ và tương xứng với tăng trưởng kinh tế; môi trường văn hóa còn bị ô nhiễm
bởi các tệ nạn xã hội, sự lan tràn các sản phẩn và dịch vụ văn hóa mê tín, dị đoan, độc hại…,chưa có nhiều tác phẩm
văn học- nghệ thuật có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật, có ảnh hươnge tích cực và sâu sắc cho đời sống.
_ Việc xây dựng thể chế văn hóa con chậm, chưa đổi mới, thiếu đồng bộ, làm hạn chế tác dụng của văn hóa đời
sống các lĩnh vực quan trọng dời sống đất nước.
_ Tình trạng nghèo nàn, thiếu thốn, lạc hậu về đời sống văn hóa- tinh thần ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa chưa
được khắc phục hiệu quả.
Tiểu kết 2:Chúng ta cần nhấn mạnh các nguyên nhân chủ quan là: các quan điểm chỉ đạo về phát triển văn hóa
chưa được quán triệt đầy đủ và cũng chưa được thực hiện nghiêm túc. Bệnh chủ quan, duy ý chí trong quản lý kinh
tế- xã hội cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội kéo dài 20 năm đã tác động tiêu cực đến việc triển khai đường
lối phát triển văn hóa. Chưa được xây dựng cơ chế, chính sách và giải pháp phù hợp để phát triển văn hóa trong cơ
chế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Một bộ phận những người hoạt động trên lĩnh vực văn hóa
5
có biểu hiện xa rời đời sống, chạy theo chủ nghĩa thực dụng, thị hiếu thấp kém.Chính sách văn hóa là một thực thể

động. Làm thế nào để xác định những gì là “ Cần” và “ Đủ” cho hoạt động văn hóa thời hội nhập? cần tính đến
điểm xuất phát, tính bền vững của các giá trị, đồng thời có tầm nhìn văn hóa khoáng đạt, cởi mở để giao lưu và hội
nhập, luôn phải hướng tới mục tiêu định hướng “ chân- thiện- mỹ”
KẾT LUẬN
Văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc không phải tự nhiên mà có, mà nó được hình thành dần dần và được
khẳng định trong quá trình lịch sử phát triển của nước nhà. Có những giá trị cũ, lỗi thời bị xóa đi, và có những giá
trị mới, tiến bộ được bổ sung vào có những giá trị tiếp tục phát huy tác dụng dưới những hình thức mới. Dân tộc
Việt Nam, với tư cách là chủ thể sáng tạo, thường xuyên kiểm nghiệm những giá trị hạt nhân đó, quy định những
thay đổi và bổ sung cần thiết, tái tạo những giá trị đó từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay
cần tiếp thu những tinh hoa vô giá ấy và linh hoạt sáng tạo, thêm hiểu, thêm yêu và trân trọng quá khứ, hướng tới
tương lai. Nên chiêm nghiệm câu nói nổi tiếng của Thomas L. Friedman rằng: “ Một đất nước không có rặng cây
ooliu khỏe khoắn (biểu trưng gốc rễ dân tộc) sẽ không bao giờ có được cảm giác nguồn gốc được duy trì hay an tâm
để hội nhập với thế giới. Nhưng một đất nước chỉ có rặng cây ooliu không thôi, chỉ lo cội rễ mà không có xe Lexus
(biểu trưng cho tính hiện đại) thì sẽ không bao giờ tiến xa được. Giữ cân bằng hai yếu tố trên là cuộc vật lộn triền
miên”. Vấn đề chính là bản sắc, bản lĩnh và đạo lý dân tộc.Người ta nói toàn cầu hóa là con dao hai lưỡi, bởi vậy
cần phải có những chính sách và hành động đúng đắn để “hòa nhập mà không hòa tan”, giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc truyền thống đậm đà.

PHẦN CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bài tiểu luận do chính em tự tìm tài liệu, tự thiết lập bố cục và viết
ra. Không sao chép một nguồn khác không sao chép bài của bạn khác, không nhờ viết hộ,
không thuê viết hộ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giao lưu văn hóa thời kì hội nhập- Hồ Sĩ Vinh
6
7

×