Tải bản đầy đủ (.ppt) (29 trang)

Chuyên Đề Khuynh Hướng Cứu Nước Ở Việt Nam Từ Cuối Thế Kỷ XĨ Đến Những Năm Đầu Thế Kỷ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.94 KB, 29 trang )

CHUYÊN ĐỀ:
KHUYNH HƯỚNG CỨU NƯỚC Ở VIỆT
NAM TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NHỮNG
NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX
(3 tiết)


A.NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
Thực dân pháp xâm lược Việt Nam. Các phong trào yêu
nước, chống xâm lược ở diễn ra mạnh mẽ, với nhiều khuynh
hướng chính trị khác nhau. Song những phong trào đó cuối
cùng đều bị thất bại, nhưng thể hiện tinh thần yêu nước của
nhân dân ta và để lại nhiều bài học quý báu cho CM VN.
I. KHUYNH HƯỚNG CỨU NƯỚC THEO TƯ TƯỞNG
PHONG KIẾN.
1. Phong trào Cần Vương.
Sau khi ký hiệp ước bất bình đẳng, phe chủ chiến do
vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết tấn công thực dân
Pháp nhưng thất bại. Tôn thất thuyết đưa vua Hàm Nghi
chạy ra QuảngTrị xuống chiếu Cần Vương phát động
phong trào kháng chiến chống Pháp.


Hưởng ứng chiếu Cần Vương nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra
như khởi nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa Hương Khê... Phong trào
tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh của quan quân triều Nguyễn
chống thực dân Pháp.
2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của phong trào Cần Vương.
Khởi nghĩa Bãi Sậy, khởi nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa Hương Khê.
3. Kết quả
Thực dân Pháp ra sức càn quét, truy lùng nghĩa quân, sau đó


những thủ lĩnh cuối cùng của cuộc khởi nghĩa lần lượt bị bắt.
Khởi nghĩa kết thúc.


II. KHUYNH HƯỚNG CỨU NƯỚC THEO TƯ
TƯỞNG DÂN CHỦ TƯ SẢN
1. Hoàn cảnh : Thế giới
Trong nước
2. Khuynh hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan
Châu Trinh.
a. Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu.
Chủ trương đánh Pháp giành độc lập dân tộc, thành lập
thể chế quân chủ lập hiến ở Việt Nam.Thành lập Hội Duy
tân, tổ chức phong trào Đông Du.
Sau thất bại của phong trào Đông du, Phan Bội Châu
chịu ảnh hưởng của cách mạng Tân Hợi, Ông chủ trương
thành lập tổ chức Việt Nam Quang phục hội, với tôn chỉ
“Đánh đuổi giặc Pháp, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc
Việt Nam”.


II. KHUYNH HƯỚNG CỨU NƯỚC THEO TƯ TƯỞNG
DÂN CHỦ TƯ SẢN
b. Chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh.
Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách.
Dựa vào Pháp đánh đổ ngôi vua và chế độ PK để giành độc lập.Tổ
chức cuộc vận động Duy tân thực hiện phương châm “Khai dân trí,
chấn dân khí, hậu dân sinh”.



B. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong chuyên đề học sinh cần có

1. Kiến thức
- Trình bày được nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần Vương.
- Biết được diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, Ba Đình,
Hương Khê.
- Đánh giá chiếu Cần Vương và ý nghĩa của phong trào.
- Trình bày được bối cảnh và chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu
và Phan Châu Trinh.
- So sánh và nhận định chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và
Phan Châu Trinh.


B. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử
- Phát triển kỹ năng phân tích, so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử
3. Thái độ
-

Lên án những tội ác của thực dân Pháp.

- Biết trân trọng những anh hùng, chí sĩ đã chiến đấu, hi sinh vì độc lập
dân tộc.
- Nhận thức được vai trò của nhân dân trong cuộc đấu tranh chống Pháp
cuối thế kỉ XIX đến những năm đầu thế kỉ XX



B. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
4. Định hướng các năng lực hình thành
Năng lực chung: Năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề,
năng lực hợp tác và sử dụng ngôn ngữ.
Năng lực chuyên biệt:
-

Khai thác và sử dụng tư liệu, tranh ảnh, lược đồ lịch sử

-

So sánh các khuynh hướng chống Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ
XX

-

Liên hệ thông tin thực tiễn về các nhân vật lịch sử gắn với địa
phương


II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
-

Tranh, ảnh lịch sử theo chuyên đề

-

Phiếu học tập


2. Học sinh
-

Tìm hiểu nội dung chuyên đề

-

Tư liệu liên quan


III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1. Giới thiệu của giáo viên.
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt nam phong trào
đấu tranh diễn ra mạnh mẽ, tiêu biểu là phong trào Cần Vương,
phong trào của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. Chúng ta cùng
tìm hiểu chuyên đề này để hiểu rõ những nét cơ bản nhất của
khuynh hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

2. Tổ chức hoạt động học tập
Hoạt động 1: Tìm hiểu phong trào Cần Vương
* Hoạt động/ Nhóm- toàn lớp: Tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ phong
trào Cần Vương
a. Yêu cầu: Giáo viên giới thiệu sơ lược bối cảnh Việt Nam cuối thế kỉ
XIX, phong trào đấu tranh diễn ra khắp cả nước…


2. Tổ chức hoạt động học tập
- Chia nhóm: Nghiên cứu tư liệu lịch sử, chiếu Cần Vương
để làm rõ các vấn đề sau:
1. Vì sao vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương?

2. Nội dung cơ bản (mục tiêu, đối tượng tham gia phong trào).
3. Đánh giá về chiếu Cần Vương.
4. Đặt trường hợp bản thân trong hoàn cảnh đó, em có hưởng
ứng chiếu Cần Vương không? Vì sao?
5. Tac gia chieu can vuong?
6. So sanh voi cac van kien khac…


b. Học sinh thực hiện nhiệm vụ báo cáo sản phẩm trước
lớp, giáo viên tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức
của học sinh.
Chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước
vì vua mà kháng chiến, đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước, tạo thành
một phong trào đấu tranh sôi nổi của nhân dân ta trong một thời gian
dài.


* Hoạt động/cá nhân: Tìm hiểu các giai đoạn của phong trào

Cần Vương
a. Yêu cầu: Học sinh đọc văn bản, quan sát lược đồ và trả
lời câu hỏi.
- Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương.
- Tên người lãnh đạo, thời gian, địa bàn.
- Đánh giá về ý nghĩa lịch sử của phong trào.


Hoạt động 2: Hoạt động của Phan Bội Châu và Phan Châu
Trinh, chia lớp thành 2 nhóm.
a. Yêu cầu: Học sinh đọc văn bản, quan sát tư liệu và giới

thiệu về Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh cùng với
khuynh hướng cứu nước của họ.
- Nhóm 1: Phan Bội Châu
- Nhóm 2: Phan Châu Trinh
b. Học sinh thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả học tập
trước lớp, giáo viên nhận xét đánh giá, bổ sung kiến thức.


* Giáo viên đặt câu hỏi:
- Hoàn cảnh lịch sử tác động đến khuynh hướng cứu nước của
Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
- So sánh chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan
Châu Trinh
- Nguyên nhân dẫn đến thất bại của phong trào.
- Bài học kinh nghiệm cho cách mạng Việt Nam.


3. Củng cố bài học.
-

Khái quát khuynh hướng cứu nước theo tư tưởng phong kiến

-

Khái quát khuynh hướng cứu nước của PBC, PCT (dân chủ tư sản).

4. Bài tập về nhà:
Yêu cầu học sinh tìm hiểu tên một số địa danh/ trường học,
đường phố nơi em sinh sống gắn với phong trào yêu nước chống
Pháp cuối thể kỉ XIX đầu thế kỉ XX.



C. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ VÀ BIÊN SOẠN CÁC CÂU HỎI
CỦA CHUYÊN ĐỀ
1. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi
Nội dung Nhận biết
Thông
Vận dụng
Vận dụng cao
hiểu
thấp
Khuynh -Trình bày
Hiểu
-Chứng
-Nhận xét được tính
hướng
được các giai
được
minh được chất, ý nghĩa của
cứu
đoạn phát
nguyên cuộc khởi
phong trào Cần
nước
triển của
nhân
nghĩa
Vương.
theo tư phong trào Cần phong
Hương Khê - Giới thiệu được

tưởng
Vương.
trào Cần tiêu biểu
tên đường/ trường/
phong
nhất trong phố nơi em sinh
-Nêu được tên Vương
kiến
các cuộc khởi bùng nổ. phong trào sống, học tập là lãnh
Cần Vương. đạo của phong trào
nghĩa và lãnh
đạo của các
Cần Vương.
cuộc khởi
nghĩa.


Nội dung

Nhận biết

Thông
hiểu

Vận dụng
thấp

Vận dụng cao

Khuynh

hướng
cứu nước
theo tư
tưởng dân
chủ tư sản

-Trình bày
được
những hoạt
động yêu
nước của
Phan Bội
Châu, Phan
Châu Trinh

Lý giải
được
Phan Bội
Châu chủ
trương
bạo động.
Phan
Châu
Trinh chủ
trương cải
cách.

- So sánh
được chủ
trương cứu

nước của
Phan Bội
châu và
Phan Châu
Trinh.

- Đánh giá được
chủ trương cứu
nước của Phan Bội
Châu và Phan Châu
Trinh.
- Rút ra được yêu
cầu đặt ra với lịch
sử dân tộc.


3. Hệ thống các câu hỏi đánh giá theo các mức mô tả.
Câu 1. Tại sao phong trào Cần Vương bùng nổ?
Câu 2. Trình bày các giai đoạn phát triển của phong trào
Cần Vương. Nêu tên và lãnh đạo của các cuộc khởi nghĩa
tiêu biểu trong phong trào Cần Vương.
Câu 3. Chứng minh được cuộc khởi nghĩa Hương Khê tiêu biểu
nhất trong phong trào Cần Vương.
Câu 4. Nhận xét tính chất, ý nghĩa của phong trào Cần Vương.
Câu 5. Giới thiệu tên đường, tên trường, tên phố nơi em sinh
sống, học tập là lãnh đạo của phong trào Cần Vương.


3. Hệ thống các câu hỏi đánh giá theo các mức mô tả.
Câu 6. Trình bày những hoạt động yêu nước của Phan

Bội Châu, Phan Châu Trinh.
Câu 7. Tại sao Phan Bội Châu chủ trương bạo động?
Câu 8. So sánh chủ trương cứu nước của Phan Bội châu và
Phan Châu Trinh?
Câu 9. Đánh giá chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu
và Phan Châu Trinh. Từ đó yêu cầu đặt ra với lịch sử dân
tộc là gì?



CHIẾU CẦN VƯƠNG CỦA VUA HÀM NGHI
Từ xưa kế sách chống giặc không ngoài ba điều: đánh, giữ, hòa. Đánh thì chưa có cơ hội, giữ thì
khó định hẹn được sức, hòa thì họ đòi hỏi không biết chán. Đang lúc thế sự muôn vàn khó khăn
như vậy, bất đắc dĩ phải dùng quyền. Thái vương dời sang đất Kỳ, Huyền Tông sang chơi đất Thục,
người xưa cũng đều đã có làm.
Nước ta gần đây ngẫu nhiên gặp nhiều việc. Trẫm tuổi trẻ nối ngôi, không lúc nào không nghĩ đến
tự cường tự trị. Kẻ phái của Tây ngang bức, hiện tình hình mỗi ngày một quá thêm. Hôm trước
chúng tăng thêm binh thuyền đến, buộc theo những điều mình không thể nào làm được, ta chiếu lệ
thường tiếp đãi ân cần, chúng không chịu nhận một thứ gì. Người kinh đô náo sợ, sự nguy biến
ngay trong chốc lát. Kẻ đại thần lo việc nước chỉ nghĩ đến kế làm cho nước nhà được yên, triều
đình được trọng; cúi đầu tuân mệnh hay ngồi để mất cơ hội, sao bằng nhìn thấy chỗ âm mưu biến
động của địch mà đối phó trước. Ví bằng việc xảy ra không thể tránh được thì cũng còn có cái việc
như ngày nay để lo cho tốt cái lợi sau này, ấy là do thời thế xui nên vậy. Phàm những người đã
cùng dự chia mối lo này, tưởng cũng đã dự biết. Biết thì phải dự vào công việc, nghiến răng dựng
tóc thề giết hết giặc, nào ai là không có cái lòng như thế? Lẽ nào không có những người gối gươm,
đánh chèo, cướp giáo, lăn chum ư? Vả lại bầy tôi đứng ở triều chỉ có theo nghĩa mà thôi, nghĩa đã
ở đâu là sống chết ở đấy. Hồ Yển, Triệu Thôi nước Tấn, Quách Tử Nghi, Lý Quang Bật nhà Đường
là người thế nào đời xưa vậy?
Trẫm đức mỏng, gặp biến cố này không thể hết sức giữ được, để đô thành bị hãm, xe từ giá phải
dời xa, tội ở mình trẫm cả, thật xấu hổ vô cùng. Nhưng chỉ có luân thường quan hệ với nhau, trăm

quan khanh sĩ không kể lớn nhỏ, tất không bỏ trẫm, kẻ trí hiến mưu, người dũng hiến sức, kẻ giàu
bỏ của ra giúp quân nhu, đồng bào đồng trạch chẳng từ gian hiểm, như thế mới phải chứ? Cứu
nguy chống đỡ, mở chỗ nguy khốn, giúp nơi bức bách đều không tiếc gì tâm lực, ngõ hầu lòng trời
giúp thuận, chuyển loạn thành trị, chuyển nguy thành yên, thu lại được bờ cõi chính là cơ hội này,
phúc của tôn xã tức là phúc của thần dân, cùng lo với nhau thì cùng nghỉ với nhau, há chẳng phải
tốt lắm ư? Bằng lòng sợ chết nặng hơn lòng yêu vua, nghĩ lo cho nhà hơn lo cho nước, làm quan
thì mượn cớ tránh xa, đi lính thì đào ngũ trốn lẩn, người dân không biết trọng nghĩa cứu gấp việc
công, kẻ sĩ thì cam bỏ chỗ sáng đi theo vào nơi tối, ví không phải sống thừa ở trên đời thì áo mũ
mà là ngựa trâu, ai lỡ làm như thế? Thưởng cũng hậu mà phạt cũng nặng, triều đình sẽ có phép tắc
hẳn hoi, chớ để sau này phải hối! Phải nghiêm sợ mà tuân theo!
(Theo: Thơ văn Nguyễn Quang Bích)




Lược đồ khởi nghĩa Bãi Sậy

Lược đồ căn cứ Ba Đình


×