Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

HỆ THỐNG nội DUNG KIẾN THỨC bộ môn âm NHẠC THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.56 KB, 11 trang )

Nguyễn Đình Cơ-0915419811

HỆ THỐNG NỘI DUNG ÔN TẬP KIẾN THỨC BỘ MÔN ÂM NHẠC
1. Nêu tóm tắt nội dung dạy học môn học âm nhac khối THCS ?
Trong chương trình âm nhạc khối THCS có 4 khối lớp gồm khối 6,7,8,9 trong đó
học sinh được học 3 phân môn chính gồm phân môn học hát, phân môn nhạc lý và TĐN,
phân môn AANTT các chương trình chia ra các khôi lớp cụ thể như sau:
a) Phân môn hát:
khối 6,7,8 dạy 8 bài hát trong đó kỳ I 4 bài và kỳ II 4 bài.
Khối 9 chỉ học 1 kỳ và có 4 bài hát.
Các bài hát của khối THCS phần lớn đều viết về chủ đề học tập vui chơi giả trí, mái
trường, thầy cô và lao đông. Trong đó còn có 1 số bài dân ca và 1 số bài hát nước ngoài.
Thông qua việc học hát các em được làm quen với cách thể hiện và cảm hụ âm nhạc.
b) Phân môn Nhạc lý và tập đọc nhạc:
khối 7 gồm 9 bài TĐN trong đó kì I gồm 5 bài TĐN, kì II 4 bài.
khối 6 gồm 10 bài TĐN và chia làm 2 kì mõi kì 5 bài
Khối 8 gồm 8 bài TĐN chia làm 2 kĩ mỗi kì 4 bài.
khối 9 học 4 bài và học 1 kì.
Nhạc lí: HS được học những ký hiệu âm nhạc thông thường để ứng dụng vào việc
học hát, học đàn.
TĐN: Tập thể hiện các kí hiệu âm nhạc và bước đầu làm quen với cách đọc nhạc.
c) Phân môn AANTT:
Qua phân môn này các em sẽ có thêm những hiểu biết về 1 số danh dân âm nhạc thế
giới, 1 số nhạc sĩ Việt Nam có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc cách mạng. Đồng thời các
em cũng được giới thiệu về dân ca và những sinh hoạt văn hóa âm nhạc của Việt Nam.
2. Hãy cho biết âm nhạc là gì nêu tác dụng của âm nhạc?
Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh, có tính truyền cảm trực tiếp, gồm âm thanh của
giọng hát và âm thanh của các loại nhạc cụ. Âm nhạc xuất hiện từ rất lâu đời và gắn bó mật
thiết với con người từ khi còn nhỏ đến suốt cuộc đời. Loài người đã sử dụng âm nhạc như
1 phương tiện để làm cho đời sống tinh thần phong phú, góp phần cải thiện và nâng cao
chất lượng cuộc sống.


Tác dụng: Âm nhạc mang đến cho con người những cảm xúc thẩm mĩ chính vì vây
người ta thường chú ý đến tính hấp dẫn, tính tập hợp, tính cổ vũ động viên, tính lien tưởng,
sự hòa nhập cộng đồng và phát huy óc tưởng tượng sang tạo….
Muốn nghe và hiểu âm nhạc người học cần học tập và tiếp xúc thường xuyên với loại hình
nghệ thuật này.
3. Nêu những thuộc tính của âm thanh?
Âm thanh được chia ra làm 2 loại: loại thứ nhất – Những âm thanh không có độ cao
thấp ( trầm bổng) rõ rệt gọi là tiếng động như tiếng kẹt cửa, đá lăn, ….
Loại thứ 2: Những âm thanh có 4 thuộc tính rõ rệt ( cao độ, trường độ, cường độ ,
âm sắc)là âm thanh dùng trong âm nhạc.
Bốn thuộc tính của âm thanh gồm:
Cao độ:
Là độ trầm bổng, cao thấp
Trường
Là độ ngân dài, ngăn
độ:
Là độ mạnh nhẹ.
1


Nguyễn Đình Cơ-0915419811

Cường độ: Là chỉ sắc thái khác nhau của âm thanh
Âm sắc:
4. Nêu các loại kí hiệu của âm nhạc:
a) Kí hiệu ghi cao độ của âm thanh:
ĐỒ, RÊ, MI , PHA, SON ,LA, SI.
b) Khuông nhạc:
Gồm 5 dòng kẻ song song và cách đều nhau. Năm dòng kẻ này tạo lên 4 khe. Các dong,
khe được tính theo thứ tự từ dưới lên trên.

Ngoài những dòng và khe chính còn có những dòng và khe phụ ở phía dưới và phía trên
khuông nhạc.

c) Khóa:
Là kí hiệu để xác định tên nốt trên khuông nhạc. Có 3 loại khóa nhạc là khóa Son, khóa
Pha, khóa Đô. Trong đó thông dụng nhất là khóa son, khóa son được viết bắt đầu từ dòng 2
( dòng 2 chính là vị trí của nốt son). Từ nốt son chúng ta có thể tìm được vị trí của các nốt
khác theo thứ tự lền bậc ở khe, dòng, đi lên hoặc đi xuống.

d) Hình nốt:
Hình nốt là kí hiệu ghi độ ngân ngắn dài của âm thanh.
Hình nốt tròn: O
( có độ ngân dài nhất trong hệ thống hình nốt)
Hình nốt trắng:
( có độ ngân bằng nửa nốt tròn)
Hình nốt đen:
( có độ ngân bằng nửa nốt trắng)
Hình nốt đơn:
( có độ ngân bằng nửa nốt đen)
Hình nốt móc kép:
( có độ ngân bằng nửa nốt móc đơn)
e) Cách viết hình nốt trên khuông nhạc:
Nốt nhạc có hình bầu dục nằm nghiêng về phía tay phải.
Các nốt nhạc nằm ở dòng thứ 3 đuôi nốt có thể quay lên hoặc quay xuống.
Các nốt từ khe thứ 3 trở lên đuôi nốt thường quay xuống.
Các nốt nằm ở khe thứ 2 trở xuống đuôi nốt thường quay lên.
2


Nguyễn Đình Cơ-0915419811


Các nốt móc đứng cạnh nhau có thể nối với nhau bằng 1 vạch đối với 2 móc đơn và
bằng 2 vạch đối với 2 móc kép.
g) Dấu lặng:
Là kí hiệu chỉ thời gian tạm ngừng nghỉ của âm thanh. Mỗi hình nốt có dấu lặng
tương ứng. ví dụ dấu lặng đen có thời gian ngừng nghỉ bằng nốt đen, dấu lặng đơn có thời
gian ngừng nghỉ bằng nốt móc đơn.
h) Dấu nối: Dùng để liên kết trường độ 2 hay nhiều nốt nhạc cùng cao độ.

J) Dấu luyến:
Dùng để liên kết 2 hay nhiều nốt nhạc có cao độ khác nhau

K) Dấu nhắc lại: Dùng để đánh dấu đoạn nhạc cần nhắc lại

L) Dấu quay lại: Dùng khi nhắc lại một đoạn nhạc dài hoặc cả bản nhạc

T) Khung thay đổi:

5) Các loại nhịp:
a). Nhịp : Là những phần nhỏ có giá trị thời gian bằng nhau được lặp đi lặp lại đều
dặn trong 1 bản nhạc, bài hát. Giữa các nhịp có 1 vạch đứng để phân cách gọi là vạch nhịp.
Nhịp

Phách
3


Nguyễn Đình Cơ-0915419811

Mỗi nhịp lại chia thành những phần nhỏ hơn đều nhau vê thời gian gọi là phách.

b) Số chỉ nhịp: Là 2 chữ số đặt ở đầu bản nhạc để chỉ loại nhịp, số phách trong
nhịp và độ dài của phách. Số đặt ở trên chỉ số lượng phách trong mỗi nhịp. Số đặt ở dưới
chỉ độ dài của phách. Độ dài của phách bằng độ dài của nốt tròn chia cho chính nó.
c).Nhịp 2/4: là nhịp gồm 2 phách trong 1 ô nhịp, giá trị mỗi phách bằng 1 nôt
đen, phách 1 mạnh, phách 2 nhẹ.
Sơ đồ đánh tay theo nhịp 2/4
Ứng dụng của nhịp 2/4: là loại nhịp thông dụng,
2
thường được dùng cho các bài hát tập thể, hành
khúc, bài hát trẻ em, nhạc múa và các điệu dân
1
ca…..
d) Nhịp ¾: là nhịp gồm 3 phách trong 1 ô nhịp, giá trị mỗi phách bằng 1 nôt đen,
phách 1 mạnh, 2 phách sau nhẹ.
Sơ đồ đánh tay theo nhịp 3/4
Ứng dụng của nhịp 3/4: Những bài hát viết ở nhịp ¾
3
thường có giai điệu uyển chuyển, nhịp nhàng…
1

2

e). Nhịp 4/4: còn có kí hiệu là nhịp C. Là nhịp gồm 4 phách trong 1 ô nhịp, giá trị
mỗi phách bằng 1 nôt đen, phách 1 mạnh, phách 2 nhẹ, phách 3 mạnh vừa, phách 4 nhẹ.
Nốt tròn(O) có trường độ bằng 4 nốt đen.
Sơ đồ đánh tay theo nhịp 4/4
Ứng dụng của nhịp 4/4:
4
Nhịp 4/4 thường được dùng trong các hành khúc,
các bài hát nghiêm trang hoặc bài hát trữ tình.

3

2
1

g) Nhịp 6/8: Là nhịp gồm 6 phách trong 1 ô nhịp giá trị mỗi phách bằng 1 nốt móc
đơn. Nhịp 6/8 có 2 trọng âm trọng âm thứ 1 nhấn vào phách 1 trọng âm thứ 2 nhấn vào
phách 4
g) Nhịp lấy đà: Nhịp lấy đà hay còn gọi là nhịp thiếu (không đủ)và chỉ xảy ra ở ô
nhịp đầu tiên của bản nhạc hay bài hát. Ví dụ:

4


Nguyễn Đình Cơ-0915419811

6. Cung và nửa cung, dấu hóa:
a) Cung và nửa cung là đơn vị dùng để chỉ khoảng cách về độ cao giữa 2 âm thanh
đi liền bậc. Một cung bằng 2 nửa cung. Ví dụ

Đồ - Rê = 1 cung
Son – La = 1 cung
Rê – Mi = 1 cung
La – Si = 1 cung
Mi – Pha = ½ cung
Si – Đô = ½ cung
Pha – son = 1 cung
Kí hiệu :
b) Dấu hóa: Là kí hiệu dùng để thay đổi độ cao của các nốt nhạc. Có 3 loại
dấu hóa thường được dùng là; Dấu thăng ( ); Dấu giáng ( ); Dấu bình( ).

- Dấu thăng: có tác dụng nâng cao nốt nhạc lên nửa cung
- Dấu giáng có tác dụng hạ thấp nốt nhạc xuống nửa cung.
- Dấu bình có tác dụng chỉ sự hủy bỏ hiệu lực của dấu thăng hoặc dấu giáng
- Dấu hóa thường đặt sau khóa nhạc hoặc trước nốt nhạc.
* Dấu hóa suốt: đặt ở đầu khuông nhạc ( sau khóa nhạc) gọi là hóa biểu. Các dấu hóa
trong hóa biểu được ghi cùng 1 loại, nó co hiệu lực với tát cả các nốt cùng tên trong bản
nhạc. Trên hóa biểu có thể ghi tư 1 đến 7 dấu hóa.
. Ví dụ:

* Dấu hóa bất thường: Đặt ở trước nốt nhạc chỉ có ảnh hưởng tới nốt nhạc cùng
tên đứng sau nó trong phạm vi 1 nhịp. . Ví dụ:

7). QUÃNG
Quãng là khoảng cách về cao độ giữa 2 âm vang lên lần lượt hoặc cùng 1 lúc. Mỗi
quãng mang 1 tính chất riêng, tùy theo số lượng cung hoặc nửa cung chứa trong quãng đó
mà xác định tên gọi và tính chất các quãng là trưởng,thứ, đúng, tăng giảm….
• Quãng có 2 âm vang lên lần lượt gọi là quãng giai điệu
5


Nguyễn Đình Cơ-0915419811

• Quãng có 2 âm vang lên cùng 1 lúc gọi là quãng hòa âm.

ĐÔ – ĐÔ = 1 ĐÚNG
ĐỒ - PHA = 4 ĐÚNG
ĐỒ - LA = 6 TRƯỞNG
ĐÔ-RÊ = 2 TRƯỞNG
PHA- SI = 4 TĂNG
MÌ – ĐỐ = 6 THỨ

MI – PHA = 2 THỨ
ĐỒ - SON = 5 ĐÚNG
ĐỒ - SI = 7 TRƯỞNG
ĐỒ - MI = 3 TRƯỞNG
SI – PHÁ = 5 GIẢM
MÌ – RẾ = 7 THỨ
RÊ – PHA =3 THỨ
ĐỒ - ĐỐ = 8 ĐÚNG
8) Gam trưởng, giọng trưởng- Gam thứ , giọng thứ, giọng song song, giọng
cùng tên
a) Gam trưởng:
Là hệ thống 7 bậc âm được sắp xếp liền bậc hình thành dựa trên công thức cung và nửa
cung, âm ổn định nhất trong gam gọi là âm chủ ( bậc I) I II III IV V VI VII I
b) Giọng trưởng:
Các bậc âm trong gam trưởng được sử dụng để xây dựng giai điệu một bài hát( hoặc 1
bản nhạc) người ta gọi là giọng trưởng kèm theo tên âm chủ.
c) Gam thứ:
Là hệ thống 7 bậc âm được sắp xếp liền bậc hình thành dựa trên công thức cung và nửa
cung, âm ổn định nhất trong gam gọi là âm chủ ( bậc I) I II III IV V VI VII I
d) Giọng thứ: Các bậc âm trong gam thứ được sử dụng để xây dựng giai điệu một
bài hát ( hoặc 1 bản nhạc) người ta gọi là giọng thứ kèm theo tên âm chủ.
g) Giọng song song: Là 1 giọng trưởng và 1 giọng thứ có hóa biểu giống nhau.
h) Giọng cùng tên: Là 1 giọng trưởng và 1 giọng thứ có cùng âm chủ nhưng khác
hóa biểu
9) Thứ tự các dấu thăng giáng và xác định giọng:
a) Thứ tự dấu thăng:
Một dấu thăng ( Pha )= Son trưởng, Mi thứ
Hai dấu thăng ( Pha ,Đô) = Rê trưởng, Si thứ
Ba dấu thăng( Pha , Đô, Són)= La trưởng, Pha thăng thứ
Bốn dấu thăng ( Pha, Đô , Són, Rế)= Mi trưởng, Đô thăng thứ

b) Thứ tự dấu giáng:
Một dấu giáng( Si )= Pha trưởng, Rê thứ
Hai dấu giáng( Si, Mí)= Si giáng trưởng, Son thứ
Ba dấu giáng( Si, Mí, La) = Mi giáng trưởng, Đô thứ
Bốn dấu giáng ( Si, Mí,La, Rế) = La giáng trưởng, Pha thứ
10) Hợp âm là gì? Nêu 1 số loại hợp âm? Giới thiệu về dịch giọng?
a) Hợp âm là sư vang lên đồng thời của 3,4 hoặc 5 âm cách nhau1 quãng 3. ví dụ
Đồ-Mi_son
6


Nguyễn Đình Cơ-0915419811

Hợp âm là 1 trong những phoungw tiện diễn tả âm nhạc. Các nhạc sĩ sử dụng hợp âmđể
thể hiện những ý tưởng, cảm xúc, nội dung âm nhạc ở các tác phẩm nhạc đàn và nhạc hát
b) Hợp âm 3: gồm có 3 âm, các âm cách nhau quãng 3. Hai âm ngoài cùng tao
thành quãng 5.
Tùy theo cách sắp xếp các quãng 3 trưởng, ba thứ mà tạo thành các hợp âm trưởng, hợp
âm thứ và các hợp âm khác.
c) Hợp âm 7: gồm có 4 âm, các âm cách nhau theo quãng 3. Hai âm ngoài cùng tạo
thành quãng 7.
d) Dịch giọng: Là sự chuyển dịch độ cao- thaapscuar 1 bài hát cho phù hợp với tầm
cữ giọng của người hát được gọi là dịch giọng.
Khi dịch giọng trên bản nhạc sẽ có sự thay đổi hóa biểu và tên nốt nhạc nhunngw mối
quan hệ về cao độ, trường độ của các âm không thay đổi. Người ta chỉ đàn hoặc hát cao lên
hoặc thấp xuống tùy thuộc vào độ cao muốn xê dịch được xác định bằng âm chủ.
Khi dich giongj1 bài hát hoặc 1 bản nhạc tính chất trưởng hoặc thứ không thay đổi.
11) Nêu các bước và quy trình soạn giảng 1 tiêt với phân môn dạy hát
I) Mục tiêu:
1) Kiến thức:

HS có những kiến thức âm nhạc phù hợp với lứa tuổi về học hát.
2 Kĩ năng:
- Luyện tập 1 số kỹ năng ban đầu để hát đúng, hòa giọng, diễn cảm và có thể kết hợp 1
số hoạt động khi tập hát.
- Biết cách lấy hơi thể hiện câu hát, phát âm rõ lời
- Luyện tập nghe và cảm nhận âm nhạc, hát kết hợp với gõ đệm hoặc vận động
3) Thái độ:
- Bồi dưỡng tình cảm trong sang, long yêu nghê thuật âm nhạc nhằm phát triển hài hòa
nhân cách.
- Thông qua các hoaatj đọng âm nhạc làm cho đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh,
đem đến cho HS niềm vui, tinh tần lạc quan, sự mạnh dạn và tự tin.
- HS có thêm tinh thần nhiệt tình tham gia các hoạt động âm nhạc trong và ngoài trường
học.
II) Chuẩn Bị: 1) Chuẩn bị của GV:
- các loại phương tiện cần trong 1 tiết dạy và phù hợp với kiểu bài như tiết dạy hát thì
cần cbi đàn oocs gan, đài đĩa có hát mẫu bài hát, tranh nhạc, tranh tác giả. Phách…
2) Chuẩn bị của HS: Học bài chuẩn bị bài mới và các đồ dùng có lien quan đến tiết
học như thanh phách..v.v.
III) Bài mới:
1Ổn định tổ chức: GV kiểm tra sĩ số và giới thiệu người về dự tiết (nếu có)
2Kiểm tra bài cũ : Gv chỉ định HS (hoặc lấy tinh thần xung phong) lên bảng kiểm tra
nội dung đã học ở bài trước
3Bài mới: GV đặt vấn đề vào bài.
HĐ Của GV
ND
HĐ Của HS
GHi bảng
1: Giới thiệu bài.
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm,
7



Nguyễn Đình Cơ-0915419811

nội dung bài và 1 số nội dung bở
trợ.
2. Tìm hiểu bài.
Phân tích các kí hiệu, nhịp, từ khó
3. Nghe hát mẫu: GV có thể vừa
đàn vừa hát hoặc cho HS nghe
băng đài…
4 Khởi động giọng: GV đàn đi lên
và xuống mục đích cho HS được
sự chuẩn bị về giọng trc khi tập
hát.
5. Tập hát từng câu. GV hát mẫu
1-2 lân sau đó đàn giai điệu cho
HS nhẩm theo rồi bắt điệu cho hs
hát( chỉnh sủa sai nếu co)
6. Hát cả bài. Sauk hi ghép các câu
GV cho Hs hát toàn bài
7. Củng cố kiểm tra: HS luyện tập
theo tổ nhóm và GV tranh thủ
kiểm tra.
• Đối với phân môn TĐN có 8 bước soan giảng:
- Giới thiệu bài TĐN
- Tìm hiểu bài TĐN
- Luyện tập cao độ
- Luyện tập tiết tấu.
- Tập đọc từng câu

- Tập đọc cả bài
- Ghép lời
- Củng cố kiểm tra
Các từ viết tắt từ tiếng ý sang Việt
Lento
Rất chậm
Andante
Chậm
Moderato
Vừa phải
Nhanh
Allegro
Chậm dần lại
Rallentando
Trở lại tốc độ cũ
A tempo
Piano
Mezzo piano
Pianissimo
Forte

P
mp
pp
f

Nhỏ
Nhỏ vừa
Rất nhỏ
To

8


Nguyễn Đình Cơ-0915419811

Mezzo forte
Fortissimo
Decrescendo
Crecendo

mf
ff

To vừa
Rất to
nhỏ dần
To dần

TIM HIỂU VỀ CÁC TÁC GIẢ
1) PHẠM TUYÊN:

Ông sinh ngày 12 tháng 1 năm 1930, quê ở thôn Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, huyện Bình
Giang, Hải Hưng (nay là Hải Dương). Ông là con thứ 9 của nhà báo Phạm Quỳnh (18921945).
Năm 1949, ông công tác tại Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, khóa V. Năm 1950, là Đại
đội trưởng tại Trường Thiếu sinh quân Việt Nam. Trong thời gian này, ông đã có những
chùm ca khúc về Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, về Thiếu sinh quân Việt Nam.
Năm 1954, ông được cử làm cán bộ phụ trách Văn-Thể-Mỹ tại Khu học xá Trung ương
(Nam Ninh, Trung Quốc). Từ năm 1958, ông về nước, công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam,
đảm nhiệm nhiều chức vụ chỉ đạo về biên tập âm nhạc. Từ đó cho đến năm 1975, ông đã
sáng tác nhiều bài hát được nhiều người biết như Bài ca người thợ rừng, Bài ca người thợ

mỏ, hợp xướng Miền Nam anh dũng và bất khuất, Bám biển quê hương, Yêu biết mấy
những con đường, Chiếc gậy Trường Sơn, Gảy đàn lên hỡi người bạn Mỹ, Từ làng Sen,
Đêm trên Cha Lo, Từ một ngã tư đường phố. Như có Bác trong ngày đại thắng
Sau 1975, ông có những ca khúc phổ biến như: Gửi nắng cho em, Con kênh ta đào, Màu
cờ tôi yêu (thơ Diệp Minh Tuyền), Thành phố mười mùa hoa (1985, thơ Lệ Bình,...).
Ông có sáng tác nhiều cho lớp trẻ. Nhiều bài hát thiếu nhi đã trở thành bài truyền thống
qua nhiều thế hệ như: Tiến lên đoàn viên, Chiếc đèn ông sao, Hành khúc Đội thiếu niên
Tiền phong Hồ Chí Minh, Hát dưới cờ Hà Nội, Gặp nhau giữa trời thu Hà Nội, Đêm pháo
hoa, Cô và mẹ,...
Ông là Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Hội nhạc sĩ Việt Nam từ năm 1963 đến năm
1983.
Ông hiện đã nghỉ hưu và sống tại Hà Nội. Ngày 18 tháng 8 năm 2011 ban liên lạc họ Phạm
tại Tp Hồ Chí Minh và công ty TNHH họ Phạm Phương Nam tổ chức đêm nhạc Họ Phạm
với chủ đề: "Mọi trái tim - một tấm lòng" cũng mời ông và nhạc sỹ Phạm Duy tới dự.
Năm 2012, ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt IV về
văn học nghệ thuật cho các tác phẩm Những ngôi sao ca đêm, Từ Làng Sen, Đêm trên Cha
Lo, Tiến lên Đoàn viên, Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng.
2 ). NGUYỄN HOÀNG LÂN- HOÀNG LONG
Nhạc sĩ Hoàng Long - Hoàng Lân là anh em sinh đôi, sinh ngày 18/6/1942 tại thị xã Vĩnh
Yên (Vĩnh Phúc), Sinh tại Vĩnh Yên nhưng từ nhỏ đến lớn, họ sống ở thị xã Sơn Tây (Hà
Nội) trong hoàn cảnh gia đình khá đặc biệt: bố mất sớm từ khi Hoàng Long - Hoàng Lân
mới 10 tháng tuổi; mẹ dạy học, rồi đi bước nữa, 2 anh em ở với bà nội cho đến khi khôn
lớn.
Từ những ca khúc thành công đầu tiên khi họ mới 17 tuổi, đang ngồi trên ghế nhà trường
phổ thông, đến những sáng tác gần đây nhất, đã nói lên một chặng đường lao động nghệ
9


Nguyễn Đình Cơ-0915419811


thuật liên tục, bền bỉ của hai anh em, một ý chí và nghị lực vươn lên trong điều kiện khó
khăn riêng tư hiếm có của họ.
Từ năm 1959, trên làn sóng Đài phát thanh TNVN đã đều đặn giới thiệu những ca khúc của
Hoàng Long - Hoàng Lân. Một trong những sáng tác đầu tiên khá thành công là bài "Em đi
thăm miền Nam" (1959). Bài hát gây được tiếng vang lớn và phổ biến rộng rãi trong nhiều
thế hệ thiếu nhi Việt Nam.
Từ khi còn là học sinh phổ thông, Hoàng Long - Hoàng Lân đã tìm đến âm nhạc với niềm
say mê và tinh thần cần cù tự học. Những năm đầu tiên, 2 nhạc sĩ đã sáng tác một số ca
khúc dành cho thanh niên như: Ngọn lửa nhiệt tình lao động, Nếu bạn muốn tìm tôi, Cô
giáo vùng cao... Sau này, càng ngày hai nhạc sĩ càng bộc lộ rõ thiên hướng sáng tác cho
tuổi thơ.Một số sáng tác tiêu biểu của 2 ông: - Nếu bạn muốn tìm tôi - Cô gái vùng cao Em đi thăm miền Nam (1959) - Đi học về (1961) - Lái xe hơi (1961) - Bác Hồ - người cho
em tất cả (1975) - Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác (1978) - Mèo con đi học (1982) Thật là hay (1982) - Mùa hè ước mong (1982) - Bác đưa thư vui tính - Cùng múa hát dưới
trăng - Đàn cá dưới chân nhà sàn(1983) - Hát ở trại hè quốc tế (1983) ....Khán giả biết đến
2 anh em sinh đôi Hoàng Lân – Hoàng Long qua các ca khúc viết cho thiếu nhi như: Em đi
thăm miền Nam, Bác Hồ người cho em tất cả, từ rừng xanh cháu về thăm Bác, đi học về, vì
sao con mèo rửa mặt, quà mùng 8 tháng …Suốt cuộc đời 50 năm qua, 2 nhạc sĩ Hoàng Lân
– Hoàng Long chủ yếu làm công tác nghiên cứu sáng tác âm nhạc góp phần đào tạo nhiều
thế hệ học sinh, sinh viên, đóng góp đào tạo và phổ cập âm nhạc trên toàn quốc.
Hai ông cũng là những người xây dựng những cuốn sách âm nhạc đầu tiên trong nhà
trường, làm cho môn học âm nhạc trở thành một trong những môn học chính thức góp
phần cùng với các môn học khác giáo dục thế hệ trẻ.
Các tác phẩm đã xuất bản: 10 ca khúc Hoàng Long – Hoàng Lân (Nhà xuất bản Âm nhạc,
1984), tuyển chọn ca khúc Hoàng Lân (Hội Nhạc sĩ Việt Nam – Nhà xuất bản Âm nhạc,
1994)
3) VĂN CAO
Văn Cao (15 tháng 11, 1923 – 10 tháng 7, 1995) là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng. Ông là
tác giả của Tiến quân ca, quốc ca của Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những gương
mặt quan trọng nhất của tân nhạc. Văn Cao còn là một họa sĩ, nhà thơ với nhiều tác phẩm
giá trị.
Thuộc thế hệ nhạc sĩ tiên phong, Văn Cao tham gia nhóm Đồng Vọng, sáng tác các ca

khúc lãng mạn Bến xuân, Suối mơ, Thiên Thai, Trương Chi... ghi dấu ấn trong lịch sử tân
nhạc Việt Nam. Sau khi gia nhập Việt Minh, Văn Cao viết Tiến quân ca, Trường ca Sông
Lô, Tiến về Hà Nội... trở thành nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc kháng chiến. Sau vụ việc
Nhân Văn - Giai Phẩm, Văn Cao phải đi học tập chính trị. Trừ Tiến quân ca, ca khúc của
ông cũng giống như các nhạc phẩm tiền chiến khác, không được lưu hành ở miền Bắc. Đến
cuối thập niên 1980, những nhạc phẩm này mới được biểu diễn trở lại. Năm 1996, một
năm sau khi mất, Văn Cao được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh trong đợt trao giải đầu
tiên. Ông cũng đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Kháng chiến hạng
nhất, Huân chương Độc lập hạng ba, Huân chương Độc lập hạng nhất
Tên ông cũng được đặt cho nhiều con phố đẹp ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải
Phòng, Huế, Đà Nẵng và Nam Định
10


Nguyễn Đình Cơ-0915419811
4.) LƯU HỮU PHƯỚC

Lưu Hữu Phước (1921-1989) là một Nhạc sỹ lớn, tác giả của những bản hùng ca, giải
phóng; tác phẩm của ông luôn gắn với những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Ông là
Giáo sư, Viện sỹ, Nhà lý luận âm nhạc; nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin Văn hóa của
Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; nguyên Đại biểu Quốc
hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Giáo dục của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam.
Lưu Hữu Phước còn có những bút danh khác: Huỳnh Minh Siêng, Long Hưng, Anh Lưu,
Hồng Chí. Ông sinh ngày 12 tháng 9 năm 1921 tại Ô Môn, tỉnh Hậu Giang (nay là thành
phố Cần Thơ). Thuở nhỏ được cha cho học đàn kìm, về sau có chơi cả mandoline, guitare
và tự học lý thuyết âm nhạc
Lưu Hữu Phước được xem là một trong những nhạc sĩ đầu đàn của giới nhạc sĩ Việt Nam,
đại diện cho phái âm nhạc Nam Bộ trong thời điểm khởi đầu của nền tân nhạc. Ông là một
tên tuổi lớn trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam, một danh nhân văn hóa Việt Nam; là

một trong những người đầu tiên sử dụng rất thành công thể loại hành khúc - một thể loại từ
Âm nhạc phương Tây - để thức tỉnh, động viên lớp trẻ tham gia phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc; tính thôi thúc, cổ vũ, hiệu triệu luôn nổi rõ trong tác phẩm. Ông đã trở
thành tác giả của những chính ca xuất sắc, có tầm tư tưởng lớn, giá trị nghệ thuật rất cao và
có giá trị lịch sử như: Tiếng gọi thanh niên, Len đàng, KhẢI hoàn ca, ca ngợi Hồ Chủ Tịch,
Hồn tử sĩ, Giải phóng miền nam, Tiến về sài gòn …….Lên đàng: Bài hát chính thức của
HLHThanh niên
Tiếng gọi Thanh niên: Bài hát chính thức của tổ chức Thanh niên Tiền phong, sau này
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa sửa lời và chọn làm Quốc ca với tên Tiếng gọi công dân.
Ông mất ngày 12/6/1089 tại TPHCM..ở cần thơ có 1 công viên mang tên ông, ở hoos môn
có 1truongwf THPT mang tên ông.
Ông dc nhà nc truy tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuất.
4) PHONG NHÃ:
Sn 4/4/1924 quê ở

11



×